1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

dạy học mĩ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩthuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ,phân tích và đánh giá th

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THI

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ

DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤTNĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 20181 Mục đích

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnhvực giáo dục nghệ thuật Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triểnnăng lực mĩ thuật biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩthuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản vănhoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống Đặc biệtlà giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc phù hợp sự phát triển thờiđại.

Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuậtthông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giớixung quanh Từ đó, hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật,hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhânái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Năm học 2023-2024 thực hiện chuyên đề “Dạy học môn Mĩ thuật theo định hướngphát triển phẩm chất - năng lực cho học sinh” Giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu các phươngpháp và kĩ thuật dạy học sao cho hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu chương trìnhmôn học theo TT27/TT-BGDĐT-GDTH.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực

2.1 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Chương trình môn Mĩ thuật góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủyếu và các năng lực chung với các mức độ cụ thể được quy định cho từng cấp học trongChương trình tổng thể.

2.2 Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Trang 3

Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩthuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ,phân tích và đánh giá thẩm mĩ thông qua các biểu hiện sau:

Thànhphần năng

Cấp tiểu học

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC THẨM MĨ

Quan sát thẩm mĩ

- Nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Nhận biết được một số yếu tố tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.

- Nhận biết được dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

Nhận thức thẩm mĩ

- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.- Nhận biết được chủ đề của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Bước đầu nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.

- Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo.

SÁNG TẠO VÀ ỨNG DỤNG THẨM MĨ

Sáng tạo thẩm mĩ

- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản.- Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.

- Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản.

Trang 4

- Sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo.

Ứng dụng thẩm mĩ

- Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản.

- Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập.

- Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đờisống.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THẨM MĨ

Phân tích thẩm mĩ

- Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản.- Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.

Đánh giá thẩm mĩ

- Bước đầu đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố và nguyên lí tạo hình.

- Bước đầu học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.

2.3 Thực trạng dạy học Mĩ thuật ở khối 4 trường Tiểu học Nguyễn Thi – Quận 11

Khảo sát mức độ yêu thích môn học của học sinh tiểu học (lớp 4), qua việc khảosát ý kiến của giáo viên và việc dự giờ Mĩ thuật vào năm học 2023-2024 cho thấy, đa sốhọc sinh rất yêu thích môn học Trong đó thể loại Hội họa được yêu thích nhất.

Thực trạng vận dụng các phương pháp và kiểm tra-đánh giá quá trình đối với mônMĩ thuật nói chung, thể loại Hội họa được đánh giá ở mức độ Khá Một số phương phápđặc thù bộ môn được giáo viên sử dụng thường xuyên nhưng chủ yếu diễn ra trong lớphọc Giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp các kỹthuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh giúp họcsinh trải nghiệm sáng tạo trong sản phẩm của mình.

Trang 5

Năng lực mĩ thuật của học sinh tiểu học khối 4 được thể hiện rõ nét về màu sắc,đường nét, hình mảng và ý tưởng Tuy nhiên, tính kết cấu, bố cục, không gian, độ sắc nétcòn hạn chế Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng vận dụng phương pháp dạyhọc mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực được đánh giá ở mức Hoàn thành và Hoànthành Tốt.

3 Nội dung thực hiện

3.1 Chủ động bồi dưỡng năng lực chuyên môn qua việc tự bồi dưỡng

Trong các năm học trước, giáo viên thường xuyên tham dự các tiết dạy của giáoviên trong khối cũng như dự chuyên đề của trường bạn, lên tiết dạy cùng các giáo viên lớp1, 2, 3 để thực tế về chương trình, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, cách đánh giáhọc sinh, từng bước tiếp cận Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giáo viên đã tự bồidưỡng thường xuyên, trau dồi kiến thức thông qua các bài học mô - đun từ 1 đến 9.

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, để giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông2018 hiệu quả, giáo viên chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng sưphạm thông qua các buổi tập huấn, chuyên đề, hội thảo do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT,cũng như trường tổ chức hoặc qua các buổi sinh hoạt chuyên môn để nghiên cứu phươngpháp dạy học phát triển năng lực của học sinh phù hợp với từng môn học, trong đó chủđộng nghiên cứu kĩ về mục tiêu chương trình, nội dung cụ thể, yêu cầu cần đạt của mônmĩ thuật Từ đó, giáo viên thực hiện phân phối chương trình, yêu cầu cần đạt ở mỗi giaiđoạn, ở từng bài phù hợp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh như: + Năng lực trải nghiệm: Học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận,cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt.

+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật: Giáo dục Mĩ thuật giúp học sinh phát triển ngôn ngữkhông gian thị giác, học sinh học các ngôn ngữ Mĩ thuật khi các em thực hành và hiểucách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc.

+ Năng lực biểu đạt: Giáo dục Mĩ thuật giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lựccủa mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vuithích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình.+ Năng lực phân tích và diễn giải: giáo dục Mĩ thuật mang lại cho học sinh “con mắt” tòmò để tìm hiểu và phân tích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo Qua đó các emphát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, cáctác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình hoặc các buổi triển lãm.

Trang 6

+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớphọc Trong suốt quá trình, giáo viên và học sinh có thể thảo luận mục đích và kết quả quatừng bước sáng tạo từ đầu cho đến khi có sản phẩm cuối cùng Sau mỗi quy trình, giáoviên và học sinh sẽ đánh giá chất lượng của mỗi sản phẩm được tạo ra cũng như hiệu quảxuyên suốt quá trình học tập.

3.2 Nghiên cứu và xây dựng Kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩmchất năng lực cho học sinh trong môn Mĩ thuật

Kế hoạch bài dạy có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chấtlượng và hiệu quả giờ dạy học nên kế hoạch bài dạy cần thể hiện rõ yêu cầu cần đạt, nộidung, cách vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng thiết bịdạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh

Giáo viên Mĩ thuật và các thành viên tổ Bộ môn đã mạnh dạn trình bày và cùngnhau chia sẻ các kế hoạch bài dạy ở các môn học, trong đó có môn Mĩ thuật qua cácbuổi họp khối chuyên môn Qua đó, giáo viên nắm rõ hơn các bước khi xây dựng kếhoạch bài dạy đa dạng theo tính chất bài học, đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục vàphù hợp đối tượng học sinh Cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo địnhhướng phát triển phẩm chất năng lực người học, như:

- Mở đầu (khởi động, kết nối)

- Hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiếnthức)

- Hoạt động luyện tập, thực hành - Hoạt động chia sẻ cảm nhận

- Hoạt động vận dụng, ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trongthực tế cuộc sống (nếu có)…

Nghiên cứu kĩ các bước trong quá trình xây dựng Kế hoạch bài dạy, giúp giáo viêncảm thấy, tự tin, dễ dàng hơn khi tổ chức các hoạt động theo định hướng phát triển phẩmchất, năng lực cho học sinh vào thực tế giảng dạy.

3.3 Khai thác hiệu quả học liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bàigiảng, vở bài tập và các nguồn tài nguyên số sẵn có

- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4 – Tác giả: Hoàng Minh Phúc (Tổng Chủ biên),

Trang 7

Nguyễn Thị May (Chủ biên), Vũ Đức Long, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Trần Thị TuyếtNhung được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.Chính vì vậy, giáo viên nghiên cứu kĩ từng hoạt động trong mỗi bài học - chủ đề, khaithác triệt để những ưu điểm của sách để dẫn dắt, khơi gợi sự tò mò, kích thích học sinhtư duy, khám phá.

- Khi tham gia và thực hiện các hoạt động học tập trong vở Mĩ thuật, các em có thểsáng tạo, làm ra được những sản phẩm học tập của riêng mình và tự đánh giá được quátrình học tập của bản thân Việc sử dụng vở Mĩ thuật có thể được thực hiện trong tiết dạynhằm phân hóa học sinh hoặc sử dụng như phần chuẩn bị bài ở nhà, dùng để kiểm trađánh giá.

3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Mĩ thuật

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học đã và đang trở thành một xuthế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học

- Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên chủ động hơn trongkế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài giảng, tạomạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn Giáo viên kết nối học sinh,phụ huynh học sinh qua group Zalo, EnetViet,

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã giúp học sinh được tiếp cậnphương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúphọc sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khảnăng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em

3.5 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triểnphẩm chất năng lực của học sinh trong môn Mĩ thuật

Điểm nổi bật của phương pháp dạy học mới môn Mĩ thuật là giáo viên có thể chủđộng theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽbiểu cảm - Vẽ cùng nhau - Vẽ theo nhạc - Xây dựng cốt truyện - Xây dựng câu chuyệnv.v… So với phương pháp truyền thống, phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạocao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn Trong mỗi tiết học, học sinh được tựdo sáng tạo, khám phá ra những điều mới mẻ hơn, phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năngtrình bày sản phẩm của mình trước đám đông, đưa hoạt động STEM vào bài học Qua đótinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và tích hợp các môn học khác được nâng cao,tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống.

Trang 8

Dạy học Mĩ thuật theo chương trình GDPT 2018 hướng tới mục tiêu: lấy học sinhlàm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp họcsinh có được các khả năng:

+ Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh;

+ Khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác;+ Hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật;

+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày.

Để tổ chức các hoạt động dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển phẩmchất năng lực người học, giáo viên phải nắm rõ các phương pháp dạy học đặc trưng củamôn học như:

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này giúp hình thành, phát triển năng lực

tìm hiểu tự nhiên và góp phần phát triển năng lực tự học (khi học sinh được quan sát, tìmtòi kiến thức), khi học sinh từ quan sát phát hiện vấn đề hoặc từ quan sát thu thập thôngtin để giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm: Đây là phương pháp quan trọng giúp hình

thành và phát triển năng lực cho học sinh vì hoạt động nhóm giúp tạo nên một môitrường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, trong đó học sinh được tham gia một cách chủ độngvào quá trình học tập, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến của bản thân để giảiquyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; các em được giao lưu, học hỏi lẫnnhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung

- Phương pháp trò chơi: Kích thích hứng thú, nhu cầu tham gia các hoạt động

học tập Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính tự lập, sáng tạo,nhanh trí, tinh thần tập thể Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt độngbằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài.

Tùy yêu cầu, mục tiêu cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy họcphù hợp với thực tế giảng dạy Sau mỗi tiết dạy, giáo viên ghi nhận lại những điểm cầnđiều chỉnh sau bài dạy (nếu có) khi tổ chức thực hiện, vận dụng các phương pháp đểhoàn thiện phương án dạy học cho bài học Không có phương pháp nào là vạn năng, mỗiphương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định nên giáo viên cần linh hoạt tronggiảng dạy thực tiễn.

Trang 9

4 Giải pháp lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật theo hướng phát

triển năng lực học sinh tại đơn vị

Để áp dụng các phương dạy học Mĩ thuật nói chung và thể loại Hội họa nói riêng theohướng phát triển năng lực học sinh tại đơn vị, Tổ bộ môn đề xuất một số biện pháp sau: 1) Tổ chức dạy học mĩ thuật tích hợp với các môn học khác;

2) Vận dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp với các phương pháp và kỹ thuậtdạy học tích cực;

3) Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề một cách linh hoạt;

4) Vận dụng phương pháp dạy học thực hành kết hợp với kích thích hứng thú học tập củahọc sinh;

5) Tăng cường dạy học cá nhân kết hợp với dạy học hợp tác;

6) Tổ chức dạy học theo chủ đề dưới hình thức dự án học tập, chủ đề STEM và trảinghiệm sáng tạo;

7) Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề trong phạm vi lớp học, trường học.

5 Hiệu quả

Đối tượng học sinh khối lớp 4 tại trường Tiểu học Nguyễn Thi:

- Nề nếp lớp học ổn định do các em đã hình thành được thói quen thực hiện làm việc theo

- Học sinh thích thú và tích cực tham gia các hoạt động chung, không còn tình trạng ỷ lạihoặc làm việc riêng trong giờ học, biết hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong nhóm.- Học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, được bổsung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau.

- Trong thời gian học tập từ tuần 1 đến nay, học sinh được đánh giá theo TT 27 đạt đượckết quả như sau:

+ 98,75% học sinh yêu thích tiết học Mĩ thuật Tích cực tham gia các hoạt động họctập phong trào do nhà trường tổ chức như: ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ ViệtNam 20/10, Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kỉ niệm ngày Quân đội Nhân

Trang 10

dân 22/12, ngày Tết Nguyên đán

+ 96,3% học sinh hình thành và phát triển được phẩm chất và năng lực nhận thứcMĩ thuật qua các chủ đề Các em nhận biết được ở mức độ đơn giản một số chủ đề.

*Với các chủ đề chương trình Mĩ thuật 4 như:

+ Chấm, nét và sự biến thể: học sinh cảm nhận thiên nhiên, có tình yêu thiên nhiênvà bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường hình thành phẩm chất yêu nước Thiên nhiênmuôn hình: các em biết cắt dán hình ảnh, các con vật sống dưới nước và trên cạn Nănglực mĩ thuật là hình thành kĩ năng vẽ, cắt dán về biển là các loài vật dưới đại dương, haymô hình về rừng cây vv

+ Với chủ đề về gia đình, về giao thông, làm các đồ vật học sinh xác định đượcgiá trị của đồ dùng cá nhân Có văn hóa khi tham gia giao thông công cộng, bước đầuhình thành phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm Năng lực mĩ thuật là cảm nhận được vẻđẹp hài hòa của chủ đề đến trường cũng như tạo được các sản phẩm mĩ thuật liên quanđến tình yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè.

+ Các chủ đề gia đình nhỏ: Học sinh phát triển tình yêu thương gia đình, động vậtnuôi, bước đầu hình thành phẩm chất nhân ái Năng lực mĩ thuật các em cảm nhận vẻ đẹphình, màu, khối cơ bản để tạo sản phẩm mĩ thuật Phát triển kĩ năng vẽ , nặn 3D… đadạng trong tạo hình mĩ thuật và ứng dụng vào đời sống Ngoài ra các em còn phát triểnnăng lực chung như tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, thực hành sáng tạo.”

- Sản phẩm mĩ thuật của học sinh phong phú, đa dạng và có nhiều sáng tạo, ý tưởng, kếtcấu và bố cục rõ ràng; màu sắc, đường nét sắc sảo; hình khối không gian và chất cảm khárõ nét; tỉ lệ hài hòa, cân đối;… Các hình mảng, chấm, nét, sự cân bằng, tương phản, nhịpđiệu, nhấn mạnh và chuyển động có sự tiến bộ rõ rệt; tạo được sự biểu đạt hình động chosản phẩm; thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm; thể hiện được cảmxúc của bản thân với tác phẩm bằng các màu sắc tươi vui, phù hợp tâm lý lứa tuổi thôngqua một số sản phẩm của học sinh.

Ngày đăng: 09/07/2024, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w