1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

minh họa thiết kế chương trình môn hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Minh họa thiết kế chương trình môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
Tác giả Đỗ Thị Trúc Lâm
Người hướng dẫn TS Nguyễn Phương Huyền
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Phát triển chương trình giáo dục; Hóa học
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với mục tiêu học tập nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá và các yếu tố khác nhằm đảm bảo rằng chương trình giáo dục là hiệu quả và ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Họ và tên: Đỗ Thị Trúc Lâm

Khóa: QH2021S – Sư phạm Hóa học

Mã sinh viên: 21010126

Lớp học phần: EDM 2001 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Phương Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: Thiết kế chương trình giáo dục phổ thông 2018 1

I Tổng quan thiết kế chương trình giáo dục 1

II Các yếu tố cần thực hiện khi thiết kế chương trình giáo dục 1

1 Xác định mục tiêu giáo dục 1

2 Lập kế hoạch giảng dạy 1

3 Chọn phương pháp giảng dạy 1

4 Đánh giá và phản hồi 2

5 Điều chỉnh và cập nhật 2

III Minh họa thiết kế chương trình môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 2 1 Xác định mục tiêu giáo dục 2

2 Lập kế hoạch giảng dạy 2

3 Chọn phương pháp giảng dạy 4

4 Đánh giá và phản hồi 5

5 Điều chỉnh và cập nhật 5

Chương II: Phân tích kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của trường THPT 6

I Kế hoạch dạy học 6

II Phân tích kế hoạch dạy học 11

Trang 3

Chương 1: Thiết kế chương trình giáo dục phổ thông 2018

I Tổng quan thiết kế chương trình giáo dục

Thiết kế chương trình giáo dục là quá trình lập kế hoạch và tổ chức và tổ chức các yếu tố khác nhau để tạo ra một khung cơ bản cho việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng trong một môi trường học tập Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với mục tiêu học tập nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá và các yếu tố khác nhằm đảm bảo rằng chương trình giáo dục là hiệu quả và phản ánh đúng mực đích của nó

II Các yếu tố cần thực hiện khi thiết kế chương trình giáo dục

1 Xác định mục tiêu giáo dục

1.1 Phân tích đối tượng học sinh

 Xác định độ tuổi, trình độ và nhu cầu học tập của học sinh

 Hiểu rõ khả năng và dặc điểm cụ thể của học sinh 1.2 Xác định mục tiêu học tập

 Xác định những kĩ năng, kiến thức, giá trị cần phát triển cho học sinh

 Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

2 Lập kế hoạch giảng dạy

1 Chọn nội dung học tập

 Xác định chủ đề và nội dung cần giảng dạy

 Đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu giáo dục và nhu cầu học tập của học sinh

2 Phát triển Giáo Trình:

 Xây dựng các bài giảng, tài liệu, và phương tiện học tập

 Đảm bảo sự linh hoạt để điều chỉnh theo phản hồi từ học sinh

3 Chọn phương pháp giảng dạy

3.1 Chọn phương pháp phù hợp

 Xác định phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh

 Sử dụng phương pháp đa dạng để tạo ra môi trường học tập tích cực 3.2 Tích hợp công nghệ

 Sử dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm học tập

 Chọn các công nghệ phù hợp với môi trường học tập và khả năng của học sinh

Trang 4

4 Đánh giá và phản hồi

3.2 Xác định Tiêu Chí Đánh Giá:

 Xác định cách đánh giá mức độ đạt được mục tiêu học tập

 Sử dụng đánh giá đa dạng như kiểm tra, bài tập thực hành, dự án, và thảo luận

3.3 Tạo Môi Trường Phản Hồi:

 Cung cấp phản hồi xây dựng và khuyến khích sự phát triển của học sinh

 Sử dụng cả phản hồi từ học sinh và từ giáo viên

5 Điều chỉnh và cập nhật

3.4 Theo Dõi Tiến Triển:

 Theo dõi hiệu suất của học sinh và phản hồi từ giáo viên

 Điều chỉnh chương trình giáo dục dựa trên dữ liệu thu thập được

3.5 Cập Nhật Chương Trình:

 Điều chỉnh nội dung, phương pháp, và đánh giá theo thời gian để đảm bảo tính hiện đại và sự phù hợp

Quá trình thiết kế chương trình giáo dục là một quá trình linh hoạt và đòi hỏi sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu giáo dục và xã hội

III Minh họa thiết kế chương trình môn Hóa học trong chương trình giáo dục

phổ thông 2018

1 Xác định mục tiêu giáo dục

Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân

2 Lập kế hoạch giảng dạy

 Xác định chủ đề và nội dung cần giảng dạy

Nội dung hoá học cốt lõi bao gồm bao gồm 3 mạch nội dung chính là: Kiến thức cơ sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ

Việc đề cao vai trò chủ đạo của lí thuyết trong dạy học được thể hiện ở việc đưa các lí thuyết lên đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung, tăng cường

Trang 5

chức năng giải thích, khái quát hoá và dự đoán Vì vậy phần kiến thức cơ sở hoá học chung được đặt chủ yếu ở lớp 10, đầu chương trình lớp 11 (chủ đề cân bằng hoá học) sẽ trang bị kiến thức nền tảng để HS tiếp cận có bản chất, có quy luật đến những vấn đề thuộc chương trình hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ Kiến thức phần này gồm 2 phần chính:

+ Cấu tạo chất: Cấu tạo nguyên tử, phân tử (liên kết hoá học): Từ cấu tạo sẽ suy luận được tính chất (vật lí, hoá học) của các chất

+ Quá trình hoá học: Xem xét phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng Để đảm bảo tính sư phạm, chương trình đã sắp xếp nhóm VIIA vào cuối lớp 10 nhằm giúp HS vận dụng được kiến thức cơ sở hoá học chung làm cơ sở để vận dụng giải thích được quy luật biến đổi hoá học vào nhóm chất cụ thể Chương trình hiện hành đưa 2 nhóm: Nhóm Halogen

và Nhóm Oxi- Lưu huỳnh Chương trình mới không nghiên cứu nguyên tố oxi, nguyên tố phot pho và gộp thành một chủ đề “Niơ và lưu huỳnh (Nitrogen và Sulfur)” sắp xếp ở lớp 11 sau khi học “Cân bằng hoá học”

Chương trình đảm bảo sự phối hợp logic giữa cấu trúc tuyến tính kết hợp với cấu trúc

“đồng tâm”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Cơ sở kiến thức hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ, từ cấp THCS lên cấp THPT

 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục và nhu cầu học tập của học sinh

Ở môn Khoa học tự nhiên, bậc Trung học cơ sở, học sinh đã làm quen và tích luỹ kiến thức hoá học một cách cơ bản và trải rộng Mức độ cơ bản và sự trải rộng kiến thức ấy giúp học sinh cảm nhận được hoá học gần gũi với cuộc sống Tuy nhiên, các kiến thức dù rộng nhưng chỉ ở mức độ định tính, mô tả trực quan và chưa được giải thích cặn kẽ trên cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học

Vì vậy, theo quy luật của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn thì chương trình Hoá học lớp 10 cần có nhiệm vụ hệ thống hoá các kiến thức hoá học về cấu tạo chất và các quá trình biến đổi; tránh việc tiếp tục cung cấp kiến thức hoá học chỉ ở mức độ mô tả các tính chất

Các chủ đề được sắp xếp trong chương trình như sau (Dành cho đối tượng học sinh lựa chọn trong 3 nhóm ngành; Thời lượng 70 tiết / lớp)

 Xây dựng các bài giảng, tài liệu, và phương tiện học tập

 Đảm bảo sự linh hoạt để điều chỉnh theo phản hồi từ học sinh

Trang 6

3 Chọn phương pháp giảng dạy

Chương trình mới cũng như chương trình hiện hành đều nhấn mạnh học gắn với hành, ứng dụng thực tiễn, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, ngoại khóa, trong phòng thí nghiệm, quan sát ngoài thiên nhiên

Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, ) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá, bằng những kĩ thuật dạy học phù hợp)

Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học được trang bị; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương tiện kho tri thức - đa phương tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, )

TT Ca ́c kiểu/dạng bài học Ca ́c phương pháp dạy học đặc trưng

1

Dạng bài về hình thành

kha ́i niệm hóa học,

thuyết và định

luật hóa học cơ bản

- PPDH giải quyết vấn đề

- PPDH trực quan (Thí nghiệm; Quan sa ́t mẫu vật trong phòng thí nghiệm; tranh, ảnh, mô hình, video clip thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo…)

2

Dạng bài về Chất và

nguyên tố hóa học

- PPDH giải quyết vấn đề;

- PPDH dự a ́n; DH theo góc; DH theo hợp đồng…

- PPDH trực quan (Sử dụng thí nghiệm; Video thí nghiệm; TN mô phỏng, TN ảo; sơ đồ, tranh ảnh…)

3

Dạng bài về Hóa học

hữu cơ

- PPDH giải quyết vấn đề;

- PPDH dự a ́n; DH theo góc; DH theo hợp đồng…

- PPDH trực quan (Thí nghiệm; Video thí nghiệm; TN mô phỏng, TN ảo; sơ đồ, tranh ảnh…)

Trang 7

Thực hành và hoạt động

trải nghiệm

- Thực hành thí nghiệm

- Tham quan thực tế cơ sở sản xuất

- Dự án, đề tài;

- Câu lạc bộ hóa học

- Hoạt động giáo dục STEM

Để tiếp cận tích hợp phát huy hiệu quả trong hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực hóa học, giáo viên cần yêu cầu thiết kế các chủ đề kết nối được nhiều kiến thức với phạm vi càng rộng càng tốt trong việc phát triển năng lực cho học sinh Cùng với các chủ đề đó, giáo viên cần xây dựng các tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức, thực tiễn và công nghệ

4 Đánh giá và phản hồi

 Xác định Tiêu Chí Đánh Giá

Về hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá như đánh giá lớp học, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế Đánh giá lớp học đảm bảo đánh giá toàn diện học sinh kết hợp với đánh giá quá trình được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình

Về phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá: Kết hợp đa dạng các phương pháp đánh giá như: tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; đánh giá tình huống; trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát

Tạo Môi Trường Phản Hồi:

 Cung cấp phản hồi xây dựng và khuyến khích sự phát triển của học sinh

 Sử dụng cả phản hồi từ học sinh và từ giáo viên

5 Điều chỉnh và cập nhật

1 Theo Dõi Tiến Triển:

 Theo dõi hiệu suất của học sinh và phản hồi từ giáo viên

 Điều chỉnh chương trình giáo dục dựa trên dữ liệu thu thập được

2 Cập Nhật Chương Trình:

 Điều chỉnh nội dung, phương pháp, và đánh giá theo thời gian để đảm bảo tính hiện

đại và sự phù hợp

Trang 8

Chương II: Phân tích kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của trường THPT

I Kế hoạch dạy học

Chủ đề : “Hợp chất Carbonyl”

1 Mục tiêu

 Mục tiêu chung của chủ đề

Góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan và sử dụng bài tập hoá học

 Mục tiêu cụ thể:

Năng lực nhận thức hoá học Học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt sau:

 Trình bày được tính chất hoá học của aldehyde, ketone: Phản ứng khử (với NaBH4 hoặc LiAlH4); Phản ứng oxi hoá aldehyde (với nước bromine, thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH-); Phản ứng cộng vào nhóm carbonyl (với HCN); Phản ứng tạo iodoform

(Phản ứng khử của hợp chất carbonyl bằng LiAlH4 hay NaBH4 chỉ viết dưới dạng sơ đồ: R-CO-R + 2[H] R-CH(OH)-R)

 Giải thích được tính chất hoá học của hợp chất carbonyl và xác định được hợp chất có chứa nhóm CH3CO-

 Thực hiện được (hoặc quan sát qua video, hoặc qua mô tả) các thí nghiệm: phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/OH-, phản ứng tạo iodoform từ acetone; mô tả hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất của aldehyde, ketone

 Trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde bằng cách oxi hoá ethylene, điều chế acetone từ cumene

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, tìm tòi thông tin… để tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức hoá học ở trên

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nhận thấy được mối liên hệ giữa kiến thức với ứng dụng của hợp chất carbonyl trong dược phẩm, phẩm nhuộm, y tế, dung môi…

2 Phương pháp dạy học chủ yếu

Trang 9

 Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, kiểm chứng, đối chứng)

 Phương pháp hợp tác theo nhóm Phương pháp đóng vai

 Kĩ thuật Think - Pair - Share

3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a) Dụng cụ: Ống nghiệm; đèn cồn;

b) Hoá chất: ethanal và acetone; nước bromine; dung dịch AgNO3, NH3; I2, CuSO4 và NaOH

c) Hình ảnh kết quả một số thí nghiệm trong bài

4 Các hoạt động học

Bài “Hợp chất carbonyl” thực hiện trong 3-4 tiết, trước tiên nội dung tìm hiểu về tính chất hóa học và ứng dụng này GV tổ chức cho HS tìm hiểu khái niệm, tính chất vật lí, cấu tạo

và phương pháp điều chế aldehyde và ketone Ở nội dung này GV sẽ tổ chức cho HS tìm hiểu

về tính chất hoá học, ứng dụng của chúng và củng cố

Hoạt động 1: Khởi động Mục đích: Học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng đã học từ nội dung bài học trước

đó, trong thực tiễn, kinh nghiệm của bản thân về cấu tạo và tính chất của alkene, phản ứng hóa học tạo ra aldehyde, ketone; từ đó dự đoán tính chất của hợp chất carbonyl; kích thích

sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới

Thời gian: 10 phút

GV tổ chức hoạt động

Làm việc theo kĩ thuật Think - Pair - Share, thực

hiện hoạt động sau:

 Think (Suy nghĩ cá nhân): Chia lớp thành

2 nửa, HS ở mỗi nửa thực hiện 1 trong 2

nhiệm vụ sau (suy nghĩ và viết ra giấy

nháp):

(1) Nêu các phản ứng đặc trưng với nối đôi C=C

của alkene và nguyên nhân gây ra phản ứng đó

Chỉ ra điểm giống và khác về cấu tạo của 2 nhóm

C=C và nhóm C=O, dự đoán phản ứng hóa học

có thể có với nhóm C=O, giải thích cơ sở đưa ra

dự đoán đó

(2) Viết các PTHH tạo ra aldehyde, ketone từ

alcohol

Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên

tố trong mỗi phản ứng, xác định loại phản ứng và

vai trò của aldehyde, ketone

Dự đoán về tính oxi hóa, khử của aldehyde và

ketone và chỉ ra cơ sở của các dự đoán

đó

Sản phẩm của HS cần đạt được

 Nêu được alkene có liên kết pi kém bền nên có các phản ứng đặc trưng là cộng, trùng hợp, oxi hóa

 Chỉ ra được điểm giống nhau của 2 nhóm C=C và C=O là đều

có liên kết pi kém bền, nhưng khác nhau là liên kết C=C không phân cực còn và liên kết C=O phân cực về phía nguyên

tử O

 Dự đoán C=O có phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa do cũng có liên kết pi kém bền

 Viết được phản ứng oxi hóa alcohol bậc 1, 2 bằng CuO thành aldehyde và ketone, các phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử, xác định aldehyde và ketone là sản phẩm oxi hóa

Trang 10

 Pair (Trao đổi cặp đôi): Hai HS ngồi cạnh

nhau chia sẻ suy nghĩ của mình theo câu

hỏi ở hoạt động trên với nhau

 Share (chia sẻ ý kiến với cả lớp): GV mời

một số cặp HS đại diện ở mỗi nửa lớp

chia sẻ câu trả lời với cả lớp

GV tổng kết các dự đoán thành sơ đồ (phản ứng

cộng, oxi hóa, khử) Nếu HS không dự đoán

được tính oxi hóa khử, GV có thể gợi ý: nhận xét

số oxi hóa của C trong nhóm carbonyl so với các

số oxi hóa có thể có của carbon để dự đoán

GV giới thiệu bài học: Các hợp chất carbonyl có

phản ứng cộng và có phản ứng oxi hóa, khử như

dự đoán không? Chúng có thể phản ứng với

những tác nhân cộng, oxi hóa, khử nào? Ngoài ra

còn phản ứng nào khác nữa? Tính chất hóa học

của aldehyde và ketone có gì khác nhau?

 Dự đoán: aldehyde và ketone vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (bị khử thành alcohol, bị oxi hóa C nhóm C=O lên số oxi

hóa cao hơn

Hình thức đánh giá: HS trình bày, nhận xét

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của carbonyl Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a (1), (2), (3) HS nêu được các phản ứng hóa

học của hợp chất carbonyl khẳng định các dự đoán ở hoạt động 1, bổ sung tính chất hóa học khác thông qua việc tìm hiểu sách giáo khoa và tiến hành thí nghiệm, giải thích nguyên nhân Chỉ ra được các phản ứng hóa học phân biệt aldehyde và ketone

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phản ứng oxi hóa, khử và phản ứng cộng

Thời gian: 45 phút

GV tổ chức hoạt động

GV chia nhóm, nêu mục đích, nhiệm vụ,

hướng dẫn HS làm việc nhóm (mỗi nhóm

khoảng 6 HS):

 Đọc cách tiến hành thí nghiệm, ghi

dự đoán hiện tượng, sản phẩm và viết

PTHH nếu có vào phiếu học tập (xem

ở phụ lục)

 Tiến hành thí nghiệm theo hướng

dẫn, quan sát hiện tượng, sửa vào

phiếu học tập (dùng bút màu khác khi

viết dự đoán hiện tượng) Đọc sách

giáo khoa/tài liệu về phản ứng cộng,

oxi hóa khử, bổ sung chính xác

PTHH và vai trò các chất

Các nhóm hoàn thành phiếu học tập trên giấy

A0/bảng phụ GV lưu ý HS viết phiếu học

tập bằng 2 màu mực khi viết các dự đoán

trước khi làm thí nghiệm và sau khi làm thí

nghiệm, đọc sách giáo khóa/tài liệu mô tả

hiện tượng và dự đoán và phần bổ sung khi

đọc sách giáo khoa (để có thể đánh giá năng

lực thực nghiệm của HS, chỉnh lí, bổ sung

Sản phẩm của HS cần đạt được

Mô tả được hiện tượng các thí nghiệm và giải thích, kết luận về tính chất hóa học của aldehyde và ketone

 Thí nghiệm 1: Ở ống nghiệm cho dung dịch ethanol, nước bromine mất màu, ở ống nghiệm cho acetone không có hiện tượng gì

PTHH: CH=O + Br2 + H2O → CH3-COOH + 2HBr

Kết luận: aldehyde bị oxi hóa bởi nước bromine, ketone thì không

 Thí nghiệm 2: Ở ống nghiệm cho dung dịch ethanol có một lớp bạc trắng sáng bám ở thành ống nghiệm (trong dung dịch có kết tủa đen), ở ống nghiệm cho acetone không có hiện tượng gì

PTHH: CH3-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O Kết luận: aldehyde bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens, ketone thì không

 Thí nghiệm 3: Ở ống nghiệm cho dung dịch ethanol, kết tủa xanh làm

Ngày đăng: 01/07/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w