Mục tiêu hướng tới phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh, giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học, giúp học sinh áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ KIT VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN ĐỂ ỨNG DỤNG CHO VIỆC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ KIT VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN ĐỂ ỨNG DỤNG CHO VIỆC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Lâm Duy
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Các kết quả nghiên cứu và số phân tích trong tiểu luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong tiểu luận do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2023
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Trang 4dù, đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đề tài không tránh khỏi thiếu sót; em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, của quý Thầy Cô, …
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2023
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục ii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
MỞ ĐẦU 1
I Lý do chọn đề tài 1
II Mục đích nghiên cứu 2
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
IV Nhiệm vụ nghiên cứu 2
V Phương pháp nghiên cứu 2
VI Cấu trúc đề tài 2
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
1.1 Cơ sở lí luận 4
1.1.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học ở trường Trung học Cơ sở 4
1.1.2 Vị trí của thí nghiệm hands-on trong xu hướng phát triển các thiết bị thí nghiệm hiện nay trên thế giới và trong nước 4
1.2 Cơ sở thực tiễn 5
1.3 Kết luận chương 1 5
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN THÍ, NGHIỆM HANDS-ON 2.1 Sơ lược về áp suất khí quyển 6
2.1.1 Áp suất 6
2.1.1.1 Khái niệm 6
2.1.1.2 Đơn vị áp suất 6
2.1.1.3 Phân loại 6
2.1.1.4 Giới thiệu về một số áp suất 6
2.1.2 Áp suất khí quyển 7
Trang 62.1.2.1 Lịch sử 8
2.1.2.2 Khái niệm 8
2.2 Thí nghiệm hands-on 9
2.2.1 Giới thiệu chung 9
2.2.2 Ý nghĩa của việc áp dụng thí nghiệm Hands on trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9
2.2.2.1 Về mặt nhận thức 9
2.2.2.2 Về mặt sư phạm 10
2.2.2.3 Về mặt kinh tế 10
2.3 Kết luận chương 2 10
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ KIT VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 12 3.1 Giới thiệu chung 12
3.2 Một số thí nghiệm được thiết kế trong đề tài 12
3.2.1 Bong bóng trong chai 12
3.2.2 Áp suất trong chai 13
3.2.3 Mô hình phổi 13
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ “ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN” SỬ DỤNG BỘ KIT CÓ CÁC THÍ NGHIỆM HANDS-ON 17
4.1 Phân tích mạch nội dung “khối lượng riêng và áp suất” trong chủ đề khoa học “năng lượng và sự biến đổi” trong môn khoa học tự nhiên chương trình giáo dục phổ thông 2018 17
4.1.1 Vị trí và vai trò của mạch nội dung 17
4.1.2 Cấu trúc và mục tiêu của chủ đề 17
4.2.3 Xây dựng kế hoạch bài dạy bài “Áp suất khí quyển” trong mạch nội dung “Khối lượng riêng và áp suất” theo phương pháp dạy học có sử dụng bộ KIT có các thí nghiệm hands on 19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số áp suất 7 Bảng 3.1 Một số thí nghiệm hands on được thiết kế trong đề tài 14 Bảng 4.1 Yêu cầu cần đạt/ mục tiêu của mạch “Khối lượng riêng và áp suất” 17 Bảng 4.2 Rubic đánh giá hoạt động tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển 33 Bảng 4.3 Bảng kiểm đánh giá hoạt động sự tạo thành tiếng động trong tai 33 Bảng 4.4 Thang đánh giá hoạt động tìm hiểu một số ứng dụng áp suất
không khí 34
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Otto von Guericke (1602 – 1686) 7 Hình 2.2 Qủa cầu Magdeburg 8 Hình 2.3 Evangelista Torricelli và thí nghiệm của ông 8
Sơ đồ 4.2 Mạch logic dạy học bài “Áp suất khí quyển ” trong mạch nội dung “Khối lượng riêng và áp suất” 19
Trang 8Hiện nay, môn Khoa học Tự nhiên đã được áp dụng giảng dạy đối với lớp 6, 7
và sẽ được áp dụng lần lượt đối với khối 8, 9 cho những năm tiếp theo Đối với các vùng có điều kiện vật chất khác nhau thì nhu cầu về dụng cụ thí nghiệm cũng khác nhau Và hiện nay, sách giáo khoa và đồ dùng dạy học môn Khoa học Tự nhiên lớp
8, lớp 9 chưa được xuất bản và sử dụng
Bộ KIT này cũng là phương tiện triễn khai thí nghiệm Hands-on giúp học sinh thực hành kích khích suy nghĩ và phân tích vấn đề, cho phép học sinh di chuyển, thảo luận, tương tác, làm thí nghiệm và thực sự tham gia vào bài học, thay vì phải chờ đợi thầy cô truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên Mặt khác giáo viên có thể tự chế tạo bộ KIT của riêng mình để làm những thí nghiệm hands-on cho các bài học có liên quan đến thí nghiệm ở những nơi không có phương tiện và thiết bị dạy học
Trang 9Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: Thiết kế và chế tạo bộ kit về áp suất khí quyển để ứng dụng cho việc dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 8 thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối với đề tài này, nghiên cứu nhằm mục đích thiết kế và chế tạo bộ KIT gồm các thí nghiệm hands-on cho phép thực hiện được các thí nghiệm liên quan đến áp suất khí quyển bằng các vật liệu dễ tìm, cách thức chế tạo đơn giản, chi phí thấp, đáp ứng được yêu cầu dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 8 thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bộ học cụ có tác dụng nâng cao khả năng học tập tích cực cho học sinh
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chủ đề: năng lượng và sự biến đổi trong Chương trình lớp 8
Mạch nội dung: Khối lượng riêng và áp suất
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tôi thực hiện các nhiệm vụ sau nhằm hoàn thành mục đích nghiên cứu, yêu cầu của đề tài:
- Thiết kế bộ KIT về áp suất khí quyển nhằm thực hiện được yêu cầu cần đạt
“Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương”
- Xây dựng kế hoạch bài dạy về áp suất khí quyển sử dụng bộ học cụ
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách, báo, bài nghiên cứu về chương trình GDPT năm 2018: chương trình tổng thể và chương trình môn Khoa học tự nhiên; các nội dung liên quan đến đề tài
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu, tìm hiểu thông tin từ các bài báo tạp chí khoa học, trang web tin cậy để phục vụ cho quá trình làm đề tài
Phương pháp thực nghiệm: thu thập thông tin, so sánh các bộ dụng cụ thí nghiệm, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm, cải tiến học cụ được làm ra
VI CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Trang 10Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và mục lục thì nội dung của bài nghiên cứu khoa học được chia làm chương, trong đó:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Sơ lược về áp suất và thí nghiệm hands-on
Chương 3: Thiết kế và chế tạo bộ KIT về áp suất khí quyển
Chương 4: Thiết kế kế hoạch bài dạy chủ đề Áp suất khí quyển sử dụng bộ KIT có các thí nghiệm hands-on
Trang 11Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học ở trường Trung học Cơ sở
Trong dạy học, thí nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy học
và học tập (Trường THCS Tân Định: Thí nghiệm tự làm trong tiết học môn Vật Lý, 2019) Đó là:
Thứ nhất, thí nghiệm được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức học tập một cách vững chắc
Thứ hai, thí nghiệm góp phần phát triển toàn diện học sinh giúp học sinh hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đồng thời góp phần hình thành các
kĩ năng (quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tính cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại) Thứ ba, thí nghiệm là phương tiện kích thích sự hứng thú học tập của học sinh như tính tò mò, giúp học sinh năng động, sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức và giúp học sinh kết nối với cuộc sống thực tiễn, rèn luyện tính thích ứng cho học sinh
1.1.2 Vị trí của thí nghiệm hands-on trong xu hướng phát triển các thiết bị thí nghiệm hiện nay trên thế giới và trong nước
Sự đầu tư các phương tiện hiện đại này làm cho: thiết bị và phương tiện dạy học bắt kịp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, giúp cho học sinh làm quen với các phương tiện hiện đại để thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển Xu hướng khai thác các thí nghiệm tự tạo, rẻ tiền, dễ kiếm là một xu hướng phù hợp với tình hình nước ta hiện nay, đồng thời giải quyết những vấn đề sư phạm mà các phương tiện hiện đại không có ưu thế
Đặc điểm của thí nghiệm hands-on: đơn giản, gọn nhẹ, giáo viên dễ dàng chế tạo và lắp ráp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu Nguyên vật liệu dễ kiếm nên có thể triển khai rộng rãi cho phép nhiều học sinh tham gia
Tác dụng nổi bật của thí nghiệm hands-on: Rèn cho học sinh tính tự lực, ham học hỏi, tính thích ứng với hoàn cảnh, tính sáng tạo Đồng thời tăng cường mối liên
hệ giữa lý thuyết và thực hành, bằng cách kết hợp kiến thức sách vở với kiến thức
Trang 12thực tế Sự kết hợp giữa thí nghiệm hiện đại với thí nghiệm tự làm sẽ đưa việc giảng dạy lên một vị thế mới Nó cũng phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực trạng hiện nay cho thấy, các phòng thí nghiệm có rất nhiều trang thiết bị, nhưng để đảm bảo việc dạy và học hiệu quả thì phải có thêm những đồ dùng tự làm của giáo viên Mặt khác, ở khu vực nông thôn, thiết bị giáo dục còn thiếu hoặc chưa
có đáp ứng nhu cầu dạy học, tạo ra nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên: một số khó khăn như dụng cụ chưa đầy đủ, chất lượng thiết
bị chưa cao nên kết quả thí nghiệm thiếu chính xác Một số đồ dùng thí nghiệm không có nên gây khó khăn cho việc giảng dạy
Đối với học sinh: một số dụng cụ thí nghiệm còn phức tạp, học sinh chưa biết cách sử dụng trong quá trình làm thí nghiệm Thực trạng chung hiện nay là học sinh ngại sử dụng thí nghiệm và chưa tích cực khi thực hiện thí nghiệm
1.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương này, tôi đã tìm hiểu về cơ sở lí luận (vai trò và vị trí của thí nghiệm trong dạy học ở trung học cơ ở) và cơ sở thực tiễn (tình trạng việc sử dụng thí nghiệm để dạy học hiện nay) Đồng thời, sau quá trình nghiên cứu tổng quan trên, tôi nhận định rằng việc thiết kế và chế tạo bộ kit để đáp ứng cho việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là rất cần thiết đối với những trường chưa có trang thiết bị dạy học
Do đó, ở đề tài “Thiết kế và chế tạo bộ kit về áp suất khí quyển để ứng dụng
cho việc dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 8 thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở lí luận và vấn đề cần giải quyết ở
tiểu luận đó là:
- Vấn đề 1: Tổng quan về áp suất và thí nghiệm hands-on
- Vấn đề 2: Thiết kế và chế tạo bộ KIT về áp suất khí quyển
- Vấn đề 3: Thiết kế kế hoạch bài dạy Áp suất khí quyển sử dụng bộ KIT có các thí nghiệm Hands-on
Trang 13CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
THÍ NGHIỆM HANDS-ON 2.1 SƠ LƯỢC VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
2.1.1 Áp suất
2.1.1.1 Khái niệm
Áp lực chính là lực ép có phương vuông góc với bề mặt Áp suất chính là độ lớn của áp lực trên một diện tích nhất định Nói một cách đơn giản, áp suất được sinh ra khi có một lực tác dụng vuông góc lên bề mặt tiếp xúc Đơn vị để đo áp suất theo hệ đo lường quốc tế là N/m2
Trang 14Bảng 2.1 Một số áp suất (Bộ giáo dục vào Đào tạo, 2014)
Áp suất lớn nhất tạo được trong phòng thí nghiệm 1,5.1010 Pa
Áp suất dưới đáy biển ở chỗ sâu nhất 1,1.108 Pa
Áp suất của không khí trong lốp ô tô 4.105 Pa
Áp suất khí quyển ở mức mặt biển 1.105 Pa
2.1.2 Áp suất khí quyển
2.1.2.1 Lịch sử
Hình 2.1 Otto von Guericke (1602 – 1686)
Otto von Guericke (1602 – 1686) là một nhà người Đức, ông là một thị trưởng thành phố Magdeburg ở miền Trung nước Đức Năm 15 tuổi, ông vào Khoa Nghệ thuật tại Đại học Lipsia Sau đó, ông học ở Helmstedt và Jena, Ông đã chế tạo máy bơm không khí đầu tiên Sau đó, Von Guericke đã làm thí nghiệm chứng minh áp suất khí quyển như sau: chế tạo hai bán cầu bằng đồng khớp với nhau sao cho vừa khít Khi Von Guericke bơm không khí ra khỏi bán cầu có đường kính 50 cm, và dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con không thể kéo các quả cầu ra xa nhau Chứng
tỏ lực tác dụng bởi áp suất của không khí lớn (Harsch, V, 2007)
Trang 15Hình 2.2 Qủa cầu Magdeburg
Sau đó Evangelista Torricelli (1608 - 1647), là một nhà toán học và vật lý Nhà bác học Evangelista Torricelli đã dùng một ống thủy tinh dài 1m một đầu bịt kín rồi đổ thủy ngân vào ống, sau đó ông đặt một ngón tay lên đầu ống và đảo ngược ống vào một chậu có chứa thủy ngân Ông thấy rằng thủy ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng 76 cm tính từ mặt thoáng thủy ngân trong chậu Như vậy, có thể biết được áp suất không khí tại thời điểm làm thí nghiệm thì áp suất không khí
Trang 16dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển (Bộ giáo dục vào Đào tạo, 2014)
2.2 THÍ NGHIỆM HANDS-ON
2.2.1 Giới thiệu chung
Thí nghiệm Hands-on là loại thí nghiệm khá đơn giản, học sinh hay giáo viên
có thể tiến hành thí này bằng các dụng cụ, vật liệu dễ tìm kiếm, rẻ tiền, gần gũi với cuộc sống hàng ngày
Thí nghiệm đơn giản gồm hai loại: Loại thí nghiệm được tiến hành với những dụng cụ (vật liệu) có sẵn, dễ kiếm, rẻ tiền do giáo viên và HS tận dụng từ một số vật liệu, vật dụng sẵn có không phải chế tạo Thí dụ: thí nghiệm thả rơi hòn đá (phương, chiều của trọng lực, ) Loại thí nghiệm thứ hai được tiến hành với những dụng cụ được giáo viên, HS thiết kế và tự tay chế tạo từ những dụng cụ (vật liệu) dễ kiếm, rẻ tiền Thí dụ: tên lửa nước (chuyển động bằng phản lực), (Lầu Hà Sâm Quý, 2020)
2.2.2 Ý nghĩa của việc áp dụng thí nghiệm Hands-on trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
mà học sinh thường cho là khó và chán
Việc thực hiện các thí nghiệm các thí nghiệm Hands-on trong quá trình học là
vô cùng cần thiết, bởi vì các môn khoa học tự nhiên là một môn thực nghiệm, phải tìm tòi, khám phá để phát triển năng lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên Mặc dù,
ở các trường trung học cơ sở hay trung học phổ thông đều có các phòng thí nghiệm
bộ môn nhưng học sinh khó có thể tiếp cận các dụng cụ hơn so với các thí nghiệm
do học sinh làm
Trang 172.2.2.2 Về mặt sư phạm
Giáo viên khi thiết kế các thí nghiệm Hands-on trong quá trình giảng dạy sẽ giúp cho việc giảng dạy trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn, tạo nên sự kích thích, kết nối giữa thầy/cô và trò Điều này sẽ giúp giáo viên phát huy năng lực cũng như
kỹ năng giảng dạy của mình Đây cũng là cơ hội để giáo viên sáng tạo đồ dùng dạy học, và đáp ứng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với từng đối tượng học sinh các học lực học tập khác nhau
2.2.2.3 Về mặt kinh tế
Thí nghiệm Hands-on là các thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền, nên có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của cả giáo viên và học sinh Mặc dù sản phẩm tự làm có thể kém hơn sản phẩm công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được tính hữu dụng và giúp học sinh có thể tự làm ở nhà Những thí nghiệm Hands-on đó đều thể hiện rõ được các quá trình/hiện tượng vật lí, hóa học, sinh học Hơn thế nữa, các phòng thí nghiệm ở các trường phổ thông ở nước ta hiện nay còn hạn chế về số lượng cũng như số lượng trang thiết bị Bên cạnh đó, kinh phí để trang bị các dụng cụ thí nghiệm để đáp ứng cho việc học cũng là một vấn đề lớn đối với những vùng khó khăn Tuy nhiên, các thí nghiệm Hands-on có thể là một giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh có thể thực hành tại lớp một cách dễ dàng, ít tốn kém Học sinh có thể trải nghiệm các hiện tượng khoa học trực tiếp tại lớp thay vì chỉ được học ở các phòng thí nghiệm như hiện nay
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tôi đã thực hiện được các công việc sau:
- Nghiên cứu về sơ lược áp suất khí quyển
+ Sơ lược về áp suất: khái niệm, đơn vị áp suất, phân loại và giới thiệu về một
số áp suất
+ Sơ lược về áp suất khí quyển: lịch sử và khái niệm về áp suất khí quyển
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thí nghiệm Hands-on
+ Giới thiệu chung về thí nghiệm Hands-on
Trang 18+ Ý nghĩa của việc áp dụng thí nghiệm Hands-on trong dạy học môn Khoa học
tự nhiên: Về mặt nhận thức, về mặt sư phạm, về mặt kinh tế
Trang 19CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ KIT VỀ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Bộ KIT cho phép thực hiện các thí nghiệm Hands-on về áp suất khí quyển, được làm từ những vật liệu dễ tìm, tiết kiệm và phù hợp với nhiều điều kiện dạy và học khác nhau Đây là bộ thí nghiệm được dùng để phục vụ cho quá trình dạy học bài áp suất khí quyển lớp 8 thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt: “ Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương” Mặt khác, bộ KIT được tạo ra để đáp ứng cho những trường không có đủ kinh phí để trang bị thiết bị thực hành cho học sinh trong quá trình học Tuy chất lượng có thể không tốt bằng thiết bị công nghiệp nhưng có thể đáp ứng nhu cầu học tập ở những nơi như vùng sâu, vùng xa nơi công nghệ chưa tiên tiến Bộ KIT này cho phép thực hiện 3 thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Bong bóng trong chai
Thí nghiệm 2: Áp suất trong chai
Thí nghiệm 3: Mô hình phổi
3.2 MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƯỢC THIẾT KẾ TRONG ĐỀ TÀI
3.2.1 Bong bóng trong chai
Trang 203.2.2 Áp suất trong chai
3.2.3 Mô hình phổi
Trang 21Bảng 3.1 Một số thí nghiệm hands on được thiết kế trong đề tài
cần đạt
Nguyên vật liệu
Các bước tiến hành Hình ảnh minh hoạ
Thực hiện được thí nghiệm để chứng
tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương
1 Chai (2 cái chai: 1 chai
có lỗ và 1 chai không lỗ)
2 Bong bóng
3 Giấy vụn
4 Đinh bấm
Bước 1: Chuẩn bị chai
và tạo một lỗ nhỏ ở đáy của một trong các chai
Bước 2: Để quả bóng đặt bên trong cổ chai, kéo căng đầu bóng bay qua miệng chai để bịt kín
Bước 3: Tiếp theo, thổi quả bóng trong chai có
lỗ nhỏ và quả bong bóng trong chai còn lại ở một mức độ nào đó So sánh kết quả và rút ra kết luận
Trang 222 Áp suất
trong chai
Chứng minh
áp suất tác dụng theo mọi phương
Thực hiện được thí nghiệm để chứng
tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương
1 Chai (mềm và nhẹ)
2 ống hút
Bước 1: Chuẩn bị chai
và tạo một lỗ nhỏ ở nắp chai
Bước 2: Gắn ống hút vào lỗ nhỏ ở nắp chai
Bước 3: Hút hết không khí bên trong chai
Bước 4: So sánh kết quả chai lúc ban đầu và sau khi hút hết không khí
3 Mô hình
phổi
Chứng minh
sự tồn tại áp suất khí quyển
và áp suất tác dụng theo mọi phương
Thực hiện được thí nghiệm để chứng
tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương
1 Chai
2 Bong bóng (3 cái)
3 Ống hút (3 cái)
4 Băng keo
5 Dây thun
Bước 1: Cắt chính giữa hai cái ống hút
Bước 2: Gộp đầu của 2 ống hút đã cắt vào đầu ống hút còn lại và cố định, bịt kín bằng băng keo
Bước 3: Gắn 2 cái bóng bay vào phần đầu có 2