1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học môn lịch sử lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 - -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁTHƯỜNG XUYÊN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCVÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌCMÔN LỊCH SỬ LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

5 KTĐGTX Kiểm tra đánh giá thường xuyên

Trang 3

DANH MỤC CÁC SKKN CỦA BẢN THÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNHGIÁ XẾP LOẠI

16

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc dạy học nhằm phát huy nănglực và phẩm chất của người học là nhiệm vụ cấp thiết Xuất phát từ thực tế đó,các môn học đã có những thay đổi phương pháp với mục tiêu hướng đến sự pháttriển người học, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

Theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/08/2022 về sửa đổi, bổsung một số nội dung trong Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành kèmtheo Thông tư số 32/2018/TT- BGD&ĐT, môn lịch sử bậc THPT là môn học bắtbuộc, có 52 tiết bắt buộc/năm và chuyên đề học tập dành cho học sinh lựa chọn.Điều này đã khẳng định Lịch sử là bộ môn quan trọng trong hệ thống giáo dục.Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, việc nhận thứclịch sử cần thiết hơn bao giờ hết Bởi lẽ, nếu thiếu đi lịch sử sẽ không có một cáinhìn toàn diện về sự phát triển của nhân loại Do đó, việc dạy và học như thếnào để giúp người học nhận thức được tầm quan trọng của lịch sử là điều rấtđược quan tâm.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử luôn được giới chuyênmôn, các thầy cô giáo giảng dạy quan tâm Nhiều hình thức, phương pháp giảngdạy được đưa ra với mục đích hướng tới sự phát huy năng lực phẩm chất ngườihọc Từ đổi mới phương pháp dạy học đến đổi mới cả phương pháp KTĐG đượctiến hành đồng bộ và thường xuyên với mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu quảmôn học.

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 và Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GD&ĐT về KTĐG có những thay đổi sovới trước đây, đã tạo cơ sở cho các môn học có những giải pháp chuyên môn kịpthời Điều đó đã tạo động lực cho giáo viên có thể tiến hành đa dạng các hìnhthức kiểm tra nhằm phát huy được năng lực, phẩm chất của học sinh, tránh áplực về kiểm tra và điểm số, tạo sự hứng thú và say mê học Lịch sử ở học sinh.

Để góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử, tạo nên sựhứng thú cho học sinh, tôi mạnh dạn nghiên cứu, thực nghiệm và đúc kết thành

đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giáthường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạyhọc môn Lịch sử lớp 10, chương trình GDPT 2018” Với hi vọng chia sẻ

những kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn góp phầnđổi mới phương pháp dạy học và phương pháp KTĐG đáp ứng yêu cầu củachương trình giáo dục phổ thông mới.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Vận dụng các hình thức KTĐGTX nhằm đánh giá kết quả rèn luyện vàhọc tập của học sinh diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theoyêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp2 thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quátrình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận kết quả đạtđược của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

Trang 5

- Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, phát triển phẩm chất, năng lực củahọc sinh.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và KTĐG ở trường THPT.

1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Sử dụng các hình thức KTĐGTX trong quá trình dạy học để phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh qua các bài học lịch sử.

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.- Đối tượng: học sinh THPT.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2024.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công văn hướng dẫn về kiểmtra đánh giá, phương pháp dạy học lịch sử, sách giáo khoa phổ thông, các chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo, cácThông tư về KTĐG…

- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về việc triển khai các hìnhthức KTĐGTX Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựngphiếu chấm, phiếu học tập, phiếu điều tra thực trạng.

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán họcđể xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đềtài.

-Phương pháp phỏng vấn sâu: giúp tác giả có thêm thông tin, tìm hiểu thêmtác động của các yếu tố trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài.

Trang 6

KTĐGTX là được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trìnhdạy học Bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới một tiết, kiểm tra thực hànhdưới một tiết, quan sát hoạt động học tập của HS thông qua các bài học kiếnthức mới, bài thực hành, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, tự học ở nhà… Mục đíchchính của KTĐGTX nhằm sử dụng KTĐG như một phương pháp dạy học tíchcực Đó chính là căn cứ để giáo viên biết rõ hơn về những gì học sinh đang họcvà học như thế nào, phát triển được những năng lực gì, phẩm chất gì Đồng thờilà cơ sở để điều chỉnh việc dạy học của mình.

Điều 6, Chương II của Thông tư số 22 cũng nêu rõ các hình thứcKTĐGTX được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thínghiệm, sản phẩm học tập Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra,đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiếntrình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giávào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánhgiá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

* Vai trò của kiểm tra, đánh giá và kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy họclịch sử.

KTĐG trong dạy học Lịch sử giúp cho giáo viên tự đánh giá việc giảngdạy và học sinh tự đánh giá việc học tập của mình Giáo viên sẽ nhận thấy đượcnhững thành công cũng như rút ra được những kinh nghiệm trong việc giảng dạyđể có những giải pháp kịp thời, phù hợp để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạyhọc Còn học sinh thông qua kết quả KTĐG sẽ biết được năng lực của mình đếnđâu để từ đó đặt ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân.

Tuy nhiên, do nhận thức không đúng về ý nghĩa và nhiệm vụ của việcKTĐG kết quả học tập, trong quá trình tiến hành một số giáo viên đã sử dụngbiện pháp, hình thức quá chặt chẽ, nghiêm khắc, sử dụng lặp đi lặp lại một hìnhthức làm cho học sinh lo sợ, thấy nhàm chán, tìm cách đối phó thậm chí có biểuhiện gian lận Chính điều đó tạo cho học sinh cảm giác thiếu tự tin, học vì điểm,không năng động, sáng tạo và không phát huy được năng lực và phẩm chất.

Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục nước ta hiệnnay, đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là “khâu đột phá” trong đổi mớigiáo dục Một trong những yêu cầu của đổi mới KTĐG đang thực hiện đó là

Trang 7

thay đổi dần cách kiểm tra theo hướng “đóng” (đòi hỏi học sinh nắm vững kiếnthức sách vở, chỉ quan tâm đến kiến thức sách giáo khoa) sang cách thức KTĐGtheo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra, đánh giá năng lực của họcsinh) Với quan điểm đổi mới này đã tạo cơ hội cho người học được bày tỏ chínhkiến, quan điểm, tình cảm và thái độ của mình trước những vấn đề nảy sinhtrong học tập cũng như cuộc sống thực tiễn.

Mặt khác KTĐGTX trong quá trình dạy học, giúp giáo viên có đượcnhiều dạng thông tin về học sinh: điểm kiểm tra, động lực, nguyện vọng, sởthích, mục tiêu học tập, các hành vi năng lực trong bối cảnh thực tiễn

KTĐGTX theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh có vai tròquan trọng trong việc xác định và định hướng nghề nghiệp Trong quá trình thựchiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo các hình thức khác nhau họcsinh sẽ phát huy được các sở trường của mình như thuyết trình, đóng vai, làmvideo, thiết kế powerpoint, biên tập, hợp tác nhóm Đó chính là kênh thông tinđể giáo viên phát hiện được các thế mạnh của học sinh, từ đó có định hướng sựphát triển năng lực và nghề nghiệp tương lai cho các em Đồng thời cũng là điềukiện tiên quyết để giúp học sinh nhận thấy môn sử không đơn thuần chỉ là mônhọc thuộc, mà nó còn đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy và là môn khoa học có vai tròquan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

Từ việc nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của KTĐG nói chung vàKTĐGTX nói riêng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với môn Lịch sử Vớiđặc thù riêng, môn Lịch sử được cho là khó nhớ, khó thuộc đòi hỏi người giáoviên không chỉ linh hoạt trong khâu giảng dạy mà phải có sự đổi mới trong kiểmtra, đánh giá Để từng bước giúp học sinh phát triển được năng lực và phẩmchất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử.

viên tại 3 trường theo (PHỤ LỤC 1)

* Mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáoviên trong dạy học

Để có cơ sở về mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá thườngxuyên trong dạy học lịch sử, tác giả đã tiến hành khảo sát các hình thức

KTĐGTX được giáo viên sử dụng Kết quả như sau (PHỤ LỤC 2 – PHIẾUĐIỀU TRA GIÀNH CHO GV):

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng các KTĐGTX của GV trong dạy học LS ở trườngTHPT

Các hình thứcKTĐG TX

Thường xuyênThỉnh thoảngKhông sử dụngSố

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

(GV)Tỉ lệ (%)

Trang 8

Các hình thứcKTĐG TX

Thường xuyênThỉnh thoảngKhông sử dụngSố

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

(GV)Tỉ lệ (%)

3 Khai thác sơ đồ,lược đồ lịch sử 0 0 8 53,3 7 46,74 Sưu tầm, sử dụngcác tư liệu lịch sử 0 0 5 33,3 10 66,7

Báo cáo sản phẩmbáo tường, video,

* Mức độ hứng thú của học sinh đối với các hình thức kiểm tra đánh giáthường xuyên của giáo viên đưa ra

Để kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh đối với các hình thức KTĐGTX

tác giả đã tiến hành khảo sát với 80 HS và thu được kết quả như sau (PHỤ LỤC2 – PHIẾU ĐIỀU TRA GIÀNH CHO HS):

Bảng 1.2 Mức độ hứng thú của HS với các phương pháp mà giáo viên đã sửdụng

TTCác hình thứcKTĐGTX

Hứng thú caoHứng thúBình thườngKhông hứngthúSố

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Trang 9

TTCác hình thứcKTĐGTX

Hứng thú caoHứng thúBình thườngKhông hứngthúSố

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Ở biểu đồ 1.2: qua số liệu khảo sát 15/15 (100%) giáo viên đã nhận thấyviệc sử dụng các hình thức KTĐGTX có tác dụng: tạo hứng thú học tập của họcsinh, phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh, HS được phát triển các nănglực, phẩm chất 12/15 (80%) giáo viên cho rằng KTĐGTX đảm bảo được mụctiêu dạy học.

Về phía học sinh:

hân tích số liệu cho thấy phần lớn các em rất hứng thú khi đượcKTĐGTX theo các hình thức: khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sử; sưu tầm, sử dụngcác tư lịch sử; thuyết trình, đóng vai; thảo luận hợp tác nhóm; báo cáo sản phẩmbáo tường, làm video, thiết kế Powerpoint; chơi trò chơi Đây là điều kiện thuậnlợi để giáo viên có thể thực hiện các hình thức KTĐXTX đa dạng theo hướngphát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Qua quá trình phân tích các số liệu khảo sát, cho thấy số lượng giáo viênsử dụng đa dạng các hình thức KTĐGTX để đánh giá quá trình học tập của họcsinh đang còn ít Nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là:

Thứ nhất, theo nội dung phiếu khảo sát, các giáo viên cho rằng nếu sử dụng đa

dạng các hình thức KTĐGTX phải mất thời gian để chuẩn bị, quá trình chuẩn bịcông phu Cộng thêm tâm lí ngại thay đổi, giữ nguyên cách kiểm tra theo kiểutruyền thống để đảm bảo an toàn.

Thứ hai, một số giáo viên đang lúng túng không biết tiến hành các hình thức

KTĐGTX như thế nào để đạt hiệu quả Do đó chưa mạnh dạn thực hiện để đánhgiá học sinh.

Trang 10

Thứ ba, học sinh thường quen với hình thức KTĐGTX là kiểm tra miệng,

kiểm tra viết dưới 1 tiết, cho nên kỹ năng hợp tác và tính tự giác, chủ động củacác em chưa cao Ngoài ra do tâm lí thi cử, nặng về điểm số tác động không nhỏđến giáo viên khi đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là KTĐG.

Thông tư số 26/2020 và Thông tư số 22/2021 của Bộ GD&ĐT về đổi mới

KTĐG giống như một “đòn bẩy” để giáo viên mạnh dạn thực hiện đa dạng các

hình thức KTĐG Trong đó KTĐGTX là khâu rất quan trọng nhưng trên thực tếviệc thực hiện đang còn nhiều hạn chế, có thể là đã thực hiện với nhiều hìnhthức nhưng cũng mang tính chung chung, chưa có những giải pháp phù hợp.

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục yêu cầu phải thay đổi cách dạy,cách học, hình thức KTĐG nhằm hướng đến sự phát triển năng lực và phẩm chấthọc sinh Với tư cách là một giáo viên dạy lịch sử, tôi nhận thấy mình cần cótrách nhiệm đóng góp công sức của mình dù là nhỏ nhất để thay đổi quan niệmlịch sử là môn “phụ”, môn học thuộc, môn học khó và khô khan Đó là lí do tôithực hiện đa dạng các hình thức KTĐGTX trong quá trình dạy học của mình, đểhọc sinh không còn phải thấy lo sợ, áp lực hay nhàm chán mà tìm thấy niềm vui,phát huy được thế mạnh qua mỗi giờ học Lịch sử.

2.2.Tổ chức thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trongquá trình dạy học lịch sử ở trường THPT

KTĐGTX là kiểm tra đánh giá quá trình của học sinh, có thể tiến hành khithực hiện hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyệntập, hoạt động vận dụng Có thế đánh giá vào cuối bài, cuối chương, bài ôn tập,bài tổng kết, kiểm tra đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ Việc tiến hành các hình thứcKTĐGTX vào thời điểm nào tùy giáo viên khi triển khai các hoạt động dạy học.Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các hình thức KTĐGTX, phải tuân thủ cácnguyên tắc.

2.2.1.Một số nguyên tắc khi sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giáthường xuyên trong dạy học lịch sử

- KTĐGTX của học sinh trong môn Lịch sử cần đảm bảo tính toàn diện,khách quan, chính xác, phân hóa; cần có sự kết hợp giữa đánh giá quá trình vàđánh giá giữa kì, cuối kì, cuối năm.

- Cần kết hợp đánh giá của giáo viên đối với học sinh và việc học sinh đánhgiá lẫn nhau và tự đánh giá, đánh giá hoạt động trên lớp và ngoài lớp…

- Đảm bảo tính khả thi về phương pháp và hình thức đánh giá phải phù hợpvới nội dung bài học, mục tiêu của quá trình dạy học, năng lực và mức độ cầnđạt được.

KTĐGTX theo hướng phát triển năng lực lịch sử cần thông qua những tìnhhuống, vấn đề có giá trị ứng dụng thực tiễn Tuân thủ theo các mức độ: nhậnbiết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao Đáp ứng các yêu cầu về phát triểnnăng lực và phẩm chất của học sinh khi học môn lịch sử.

- Kết quả của quá trình đánh giá nên kết hợp giữa nhận xét bằng lời củagiáo viên và học sinh với cho điểm Đồng thời kết quả phải được lưu giữ vàphân tích để làm cơ sở cho những thay đổi của quá trình dạy học sau này

2.2.2 Cách thức tổ chức thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá thườngxuyên trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT

Trang 11

Sau đây là một số hình thức KTĐGTX có thể tiến hành nhằm đánh giá vàphát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức khai thác sơ đồ, lượcđồ lịch sử

- Đặc điểm của môn học Lịch sử đó là những gì đã diễn ra trong quá khứ,học sinh không được trực tiếp quan sát nên việc sử dụng phương pháp dạy họcnhư thế nào để giúp học sinh nhận thức được đầy đủ bản chất của sự kiện, hiệntượng lịch sử là điều hết sức cần thiết.

- Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử có vai trò quan trong trong việcgiúp học sinh nhận thức và tư duy lịch sử Đó là quá trình đi từ trực quan sinhđộng đến tư duy trừu tương, từ tư duy trừu tượng đến nhận thức thực tiễn Tranhảnh, lược đồ, sơ đồ là những đồ dùng trực quan cần thiết được sử dụng để nângcao chất lượng dạy học lịch sử Đó không chỉ là công cụ phục vụ cho nhiệm vụhọc tập mà còn sử dụng có hiệu quả trong KTĐGTX Các bước để tiến hànhKTĐGTX bằng hình thức sơ đồ, lược đồ lịch sử bao gồm:

- Bước thứ nhất: Giáo viên chuẩn bị nội dung đánh giá (xác định mục tiêuđánh giá, thuộc bài học nào, hoạt động nào trong bài học, đánh giá nội dung nào,năng lực cần đánh giá, công cụ đánh giá) để đưa ra yêu cầu học sinh trình bàytheo sơ đồ hay lược đồ.

- Bước thứ hai: Giáo viên tổ chức đánh giá (nghe học sinh trình bày, quansát hoạt động của học sinh, yêu cầu học sinh giải thích sản phẩm, đặt câu hỏi…)

- Bước thứ ba: Phân tích kết quả, đánh giá, nhận xét, kết luận và ra quyếtđịnh.

Việc tiến hành KTĐGTX bằng hình thức khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sửđược tiến hành theo hai cách:

Một là: đánh giá năng lực khai thác các sơ đồ, lược đồ có sẵn do giáo viêncung cấp Hai là: đánh giá năng lực thông qua các sơ đồ, lược đồ do học sinh tựlàm ra.

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức sưu tầm, sử dụng cáctư liệu lịch sử

Khi đề cập đến sưu tầm, biên tập các tư liệu lịch sử, chúng ta thường chorằng đây là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu Quan điểm đó là chưa đúng, vìtrong thực tế khi tiến hành dạy học lịch sử để có hiệu quả ngoài sử dụng cácnguồn sử liệu có sẵn trong sách giáo khoa thì giáo viên và học sinh cần sưu tầmvà sử dụng thêm các nguồn tư liệu khác Giáo viên vừa là người sưu tầm, biênsoạn vừa là người yêu cầu và hướng dẫn học sinh cách thức tiến hành Đây cũnglà biện pháp phát triển năng lực tự học, năng lực tìm hiểu và tư duy lịch sử Cácbước KTĐGTX bằng hình thức sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử được tiến hànhnhư sau:

- Bước thứ nhất: Giáo viên lựa chọn nội dung kiến thức bài học phù hợp,yêu cầu học sinh sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử liên quan (Giáo viên có thểgiới thiệu cho học sinh một số nguồn tài liệu đáng tin cậy để học sinh khai tháctừ sách, báo, tạp chí hoặc các trang mạng…)

Trang 12

- Bước thứ hai: Học sinh nhận nhiệm vụ theo nhóm hoặc cá nhân tiến hànhsưu tầm, sử dụng tư liệu và báo cáo sản phẩm.

- Bước thứ ba: Tiến hành đánh giá kết quả (đánh giá giữa học sinh với họcsinh và đánh giá của giáo viên với học sinh).

Đối với phạm vi học sinh THPT, yêu cầu sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sửđể phụ vụ bài học, khích lệ tinh thần tìm tòi và mở rộng vốn hiểu biết của ngườihọc Qua đó khuyến khích tinh thần tự học, tự khám phá của học sinh để nhậnthức được ý nghĩa, bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử Khi đánh giá khảnăng sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử, giáo viên có thể đánh giá trực tiếp saukhi học sinh trình bày, hoặc đánh giá gián tiếp thông qua bài thu hoạch của họcsinh.

Ví dụ : Khi dạy “Bài 5: Khái niệm văn minh Một số nền văn minh Phương

Đông thời kì cổ - trung đại”, giáo viên đánh giá năng lực sưu tầm và sử dụng tưliệu lịch sử để tìm hiểu những thành tựu của văn minh Trung Hoa như sau: yêucầu học sinh sưu tầm tài liệu và viết một bài (Khoảng 400 từ) về những thànhtựu tiêu biểu văn minh Trung Hoa cổ - trung đại, người Việt Nam đã tiếp thuvăn hóa Trung Hoa như thế nào?

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức thuyết trình.

Trong cuốn “Tư duy của học sinh” của tác giả N.N Sácđacôp, doPhan Ngọc Liên và Phạm Hồng Việt dịch đã đề cập “khi phát triển ngôn ngữ rõràng, khúc chiết và chính xác ở học sinh, giáo viên đồng thời cũng phát triển tưduy chính xác và đúng đắn ở học sinh Trong quá trình bồi dưỡng tư duy thì ngônngữ cũng phát triển và nhờ đó mà những ý nghĩ rõ ràng cũng được thể hiện trongnhững hình thức ngôn ngữ khúc chiết” đã cho thấy tầm quan trọng của phát triểnngôn ngữ cho học sinh Thuyết trình là một dịp để giáo viên kiểm tra củng cố kiếnthức đã học, phát triển tư duy và rèn luyện ngôn ngữ

Tuy nhiên trên thực tế, một số giáo viên chưa chú trọng đến năng lựcthuyết trình của học sinh, nếu có thì cũng chỉ xem nội dung mà học sinh trìnhbày có đúng không, lớp có nghe rõ không Điều đó đã vô tình quên đi việc pháttriển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, một trong những yêu cầu cần thiết đối vớisự phát triển toàn diện của người học Bởi tư duy của học sinh diễn ra dưới hìnhthức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong quá trình trao đổi, thuyết trình và ngượclại ngôn ngữ được hình thành và hoàn thiện trong quá trình phát triển tư duy.

KTĐGTX bằng hình thức thuyết trình là phương pháp nhằm phát triểnnăng lực ngôn ngữ cho học sinh tốt nhất

Ví dụ: Khi dạy “Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh

Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại”, GV có thể nêu yêu cầu học sinh thuyếttrình nội dung sau: Văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại là sự kết hợp độc đáogiữa văn hóa bản địa với sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minhẤn Độ và văn minh Trung Hoa Các nhóm có thể thiết kết hợp nội dung thuyếttrình với trình chiếu powpoint hoặc làm thành video để trình bày.

Để tăng tính hấp dẫn của bài học và hiệu quả KTĐGTX bằng hình thứcthuyết trình, giáo viên nên đặt câu hỏi và tạo tình huống có vấn đề, yêu cầu họcsinh giải quyết vấn đề Với hình thức này, giáo viên vừa kiểm tra được khả năng

Trang 13

lĩnh hội kiến thức, vừa phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và vận dụng thực tiễncủa học sinh.

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức đóng vai

Phương pháp đóng vai là một trong những PPDH tích cực, nhằm phát huycao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học Phương pháp đóng vai cókhả năng kích thích tư duy sáng tạo của người học (sáng tạo trong giải quyết tìnhhuống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thể hiện hình tượng nhân vật…) Dovậy phương pháp đóng vai có thể kết hợp với phương pháp thuyết trình để làmcho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm củaphương pháp dạy học truyền thống.

KTĐGTX bằng hình thức đóng vai có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú vàđộng cơ học tập cho học sinh Sử dụng phương pháp đóng vai mang lại hứng thúhọc tập cho học sinh vì trong quá trình đóng vai, học sinh được thể hiện năngkhiếu, hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn.Qua đó nếu được đánh giá, học sinh sẽ thấy rất hài lòng về kết quả của mình, sựhứng thú trong giờ học tăng lên, không còn cảm giác lo sợ hay nhàm chán khiđược KTĐG Với hình thức này, chọc sinh sẽ yêu lịch sử hơn vì chính các emđược đặt mình vào bối cảnh lịch sử, nhân vật vật lịch sử.

GV có thể KTĐGTX học sinh bằng các hình thức đóng vai khác nhau nhưđóng vai nhân vật lịch sử, đóng vai nhân vật tưởng tượng, đóng vai nhân vật tìnhhuống Quá trình KTĐGTX bằng hình thức đóng vai được tiến hành ở hoạt độngkhởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động vận dụng, hoạt độngtìm tòi mở rộng.

Ví dụ : Khi dạy “Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghệ hiện đại”,

mục 1 Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sảnthiên nhiên GV có thể KTĐTX bằng cách cho HS đóng vai là một hướng dẫn

viên du lịch giới thiệu một di sản văn hóa tiêu biểu.

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức thảo luận, hợp tácnhóm

PPDH theo nhóm được các nhà nghiênn cứu xem là PPDH hiện đại và tíchcực Bởi hiệu quả giáo dục mà phương pháp đem lại không chỉ là những kiếnthức hàn lâm sách vở mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của chính cá nhânngười học PPDH theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chứccho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ cùng giáo viên nghiên cứu, traođổi ý tưởng và giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra KTĐGTX bằng hìnhthức thảo luận nhóm là biện pháp nhằm tạo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các họcsinh một cách tích cực, hình thành trách nhiệm cá nhân của người học, có tácdụng khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời rènluyện và phát triển các kĩ năng xã hội Nếu hình thức KTĐGTX truyền thống tạora sự cạnh tranh giữa các học sinh về điểm số nên học sinh thường ít chia sẻ kiếnthức, kinh nghiệm cho nhau thì KTĐGTX bằng hình thức thảo luận hợp tácnhóm lại tạo tra một không khí học tập hợp tác, cởi mở cùng phát triển.

Trang 14

Ví dụ : Khi dạy “Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại”.

Mục 2 “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” GV chia HS làm 6 nhóm thực hiệnnhiệm vụ

Các thành viên của nhóm sẽ trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến chung Sau đó1 HS đại diện nhóm sẽ trả lời, các nhóm khác đưa ra câu hỏi thắc mắc hoặc bổsung GV sẽ nhận xét đánh giá bổ sung phần trình bày của từng nhóm.

Giáo viên sử dụng kĩ thuật “tranh luận ủng hộ – phản đối” để tiến hành hoạtđộng nhóm.

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức báo cáo sản phẩmbáo tường, làm video, thiết kế Powerpoint.

Để góp phần đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá và tạo hứng thú họctập môn lịch sử, việc sử dụng hình thức đánh giá sản phẩm báo tường, làmvideo, thiết kế Powerpoint là cách đánh giá rất hiệu quả Xuất phát từ những lído sau đây:

- Thứ nhất: Tạo hứng thú và động cơ học tập của học sinh.

- Thứ hai: Phát huy được các năng lực của học sinh: năng lực hợp tác, nănglực tìm tòi, năng lực tư duy lịch sử, hình thành phẩm chất trách nhiệm ngườihọc.

- Thứ ba: Sản phẩm học tập phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

- Thứ tư: Học sinh được đánh giá, nhận xét công khai trên sản phẩm củamình nên rất hài lòng và tích cực hợp tác.

- Thứ năm: Qua các sản phẩm học tập giáo viên sẽ phát hiện được các thếmạnh của học sinh như: hội họa, thuyết trình, kĩ năng xử lí video, kĩ năng thiếtkế… đó là kênh thông tin bổ ích để góp phần định hướng nghề nghiệp tương laicho các em.

Ví dụ : Khi dạy xong Bài 5, Bài 6 chuyển sang tiết thực hành, Giáo viên

yêu cầu học sinh làm sản phẩm với hình thức trình chiếu powerpoint và thuyếttrình về các thành tựu văn hóa ở phương Đông và phương Tây cổ - trung đại(Giáo viên chia theo nhóm mỗi nhóm một lĩnh vực như: Lịch pháp- thiên văn,chữ viết, toán học, kiến trúc…).

Với hình thức KTĐTTX này, GV cũng có thể phát hiện ra năng khiếu hộihọa, mỹ thuật hay khả năng về công nghệ thông tin của các em học sinh

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức tổ chức trò chơi

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là yêu cầu cấp thiết đối với giáodục hiện nay Vì vậy, sử dụng trò chơi vào giờ học là cách để lôi cuốn và thu hútsự tập trung chú ý của các em.

Ví dụ 1: Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ có thể thực hiện để củng có kiến

thức bài cũ, khởi động vào bài mới hoặc củng cố kiến thức sau mỗi bài học hoặcphần học.

Ví dụ 2: Trò chơi “Tập làm ca sĩ” Trò chơi này được áp dụng khi dạy về

các bài có nội dung liên quan văn hóa, nghệ thuật GV cho HS thi hát theo các

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w