Qua việc đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về TĐC tại thành phố Thủ Đức; Đề án sử dụng phương pháp phân tích, soPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhPháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Tính cấp thiết của đề án
Đất đai là là sản phẩm của tự nhiên, là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi con người Đất đai giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Với giá trị cốt lõi đó, Chính phủ đã ban hành Luật để cụ thể hóa các quy định về đất đai, cũng như thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này Có thể thấy, Luật Đất đai (LĐĐ) - đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật đã có những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…có mối quan hệ ảnh hưởng đến nhiều các quy định khác của pháp luật Tuy nhiên, khi pháp luật – công cụ quản lý cốt lõi thay đổi thì hoạt động quản lý của Nhà nước cũng cần thay đổi nhằm đảm bảo tính tương thích Nhưng xét từ thực tiễn những năm qua ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức nói riêng cho chúng ta thấy, trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai đặc biệt là chính sách tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải xem xét, điều chỉnh
Thành phố Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập 03 quận của TPHCM đó là Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức theo Nghị quyết số 1111/NQ- UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM Với lợi thế “Thành phố” trong “Thành phố”, thành phố Thủ Đức đang gần trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn, năng động của cả nước, là nơi có vị trí cửa ngõ phía Đông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh, có tiềm lực về con người, về tài chính và đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ Từ đó, hàng trăm dự án đã và đang được triển khai trên địa thành phố Thủ Đức với kế hoạch dự kiến thu hồi hàng chục ngàn ha đất, nhà ở, công trình, vật kiến trúc trên đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, chuyển đổi nghề, bố trí công ăn việc làm đặc biệt là giải quyết chính sách TĐC để người dân "an cư lập nghiệp" đang là những thách thức không nhỏ cho chính quyền thành phố Thủ Đức
Thực tế, để giải quyết được vấn đề trên là công việc khó khăn, phức tạp, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người có đất bị thu hồi nên dễ phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện từ đó cũng dễ hình thành những điểm nóng gây mất ổn định về an ninh, chính trị Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của công tác bồi thường giải phòng mặt bằng, thu hồi đất nhất là công tác bố trí TĐC cho người dân có đất bị thu hồi; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã ban hành nhiều chủ trương nhằm thực thi có hiệu quả của pháp luật về bồi thường, hồi trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của thành phố dựa trên cơ sở quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thủ Đức vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khiểm khuyết cần được nghiên cứu để chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết chính sách TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề án nghiên cứu "Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh" để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế Với hy vọng đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình vào việc hoàn thiện các quy định về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở Thành phố Hồ Chí Minh nói cung cũng như thành phố Thủ Đức nói riêng Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề án này, với mong muốn thông qua việc nghiên cứu sẽ làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về việc áp dụng pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, tìm ra những bất cập của việc áp dụng, thực thi các quy định về TĐC trong thực tiễn Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để đánh giá tác động của pháp luật đến chính sách thu hồi đất khi nhà nước thu hồi đất tại các dự án đang triển khai sau khi thành lập thành phố Thủ Đức:
- Phương pháp phân tích: Áp dụng khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật TĐC khi Nhà nước thu hồi đất
- Phương pháp so sánh và đối chiếu: Sử dụng khi nghiên cứu pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Phương pháp bình luận và quy nạp : Được sử dụng khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức.
Bố cục của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 02 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Pháp luật về TĐC và thực tiễn thực hiện pháp luật về TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức
Chương 2: Một số bất cập trong quy định của pháp luật về TĐC, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TĐC và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức.
PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Khái quát pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1 Khái niệm về tái định cư:
Luật Đất đai (LĐĐ) qua các thời kỳ từ LĐĐ năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001, LĐĐ năm 2003, LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này cũng chưa có một quy định cụ thể như thế nào về “tái định cư” khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ)
Theo Từ điển tiếng Việt: "tái" là lần thứ hai, lại một lần nữa, "định cư" là ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn 1 Căn cứ các quy định điều chỉnh về vấn đề tái định cư (TĐC) khi Nhà nước THĐ, có thể hiểu: "Tái định cư khi Nhà nước THĐ được áp dụng khi hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị THĐ ở hợp pháp mà phải di chuyển chỗ ở và không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất ở bị thu hồi thì được bố trí tái định cư bằng việc giao đất ở, nhà ở hoặc bằng tiền" Đến Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024 tại Khoản 39, Điều 3 có giải thích từ ngữ về tái định cư như sau: “Tái định cư là việc Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người có đất thu hồi hoặc hỗ trợ bằng giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở theo quy định của Luật này nhưng không còn chỗ ở nào khác”
Chính sách TĐC của Nhà nước nhằm giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi theo quy định Người có nhà, đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau như bằng tiền, bằng nhà TĐC (căn hộ chung cư), bằng nền đất với mục đích để giúp cho người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống trở
1 Ngọc Lương (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, tr.581,206 lại sau khi di dời giải tỏa Về mặt pháp lý, nhà và đất TĐC cho người có nhà, đất bị thu hồi có đầy đủ quyền sử dụng hợp pháp như mọi loại đất thông thường
1.1.2 Đặc điểm pháp luật về tái định cư:
Tái định cư (TĐC) có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đối tượng TĐC chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất ở bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở
Thứ hai, mục đích của TĐC là nhằm giải quyết chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và sinh hoạt
Thứ ba, Nhà nước chỉ thực hiện TĐC khi thực hiện thu hồi đất ở, mục đích thu hồi phải để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội đem lại lợi ích quốc gia, công cộng và người bị thu hồi đất phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Cơ sở pháp luật quy định về tái định cư:
Các quy định pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ Sự bảo hộ của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của công dân được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 186, Điều 189 và Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015
Thứ hai, Thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra
Thứ ba, Vấn đề TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên chế định sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Thực hiện pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.2.1 Đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách tái định cư:
Theo LĐĐ năm 2013 quy định về đối tượng, điều kiện hưởng chính sách tái định cư như sau:
"1 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền" 2
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định để điều chỉnh về đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách TĐC như sau:
"1 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau: a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở" 3 Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất có nội dung xác định: "4 Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ
2 Điểm a Khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai năm 2013
3 Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định"
Việc bố trí nhà ở, đất ở là nền đất hoặc căn hộ chung cư trong Khu TĐC của dự án; quy định này được cụ thể hóa trong từng Chính sách của mỗi dự án do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC dự án lập và được UBND quận, huyện phê duyệt theo quy định của pháp luật
1.2.2 Nguyên tắc bố trí tái định cư:
Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng bố trí TĐC thì được lựa chọn TĐC bằng căn hộ chung cư "nhà ở" hoặc nền đất "đất ở" trong các Khu TĐC của dự án theo tiêu chuẩn tái định cư nhà ở, đất ở mà họ được hưởng
Khu tái định cư (Khu TĐC) được hình thành từ quỹ đất do Nhà nước cấp nhằm mục đích bồi thường nơi ở cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở Nhờ đó, người dân có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm an cư tại nơi ở mới.
Diện tích nhà ở, đất ở để bố trí TĐC là diện tích theo quy hoạch nhà ở, đất ở tại Khu TĐC của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt Hạn mức bố trí TĐC không vượt quá 200m 2 đối với địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức nay là thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 4
Các trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án họp bàn, xem xét và giải quyết (Ví dụ: Trường hợp hộ dân có diện tích đất ở đã được cấp
Chứng nhận QSDĐ sẽ bị thu hồi toàn bộ đối với những trường hợp diện tích lớn hơn 200m2 Trong trường hợp quỹ đất tái định cư (TĐC) có diện tích lớn hơn hạn mức, nếu bố trí vượt quá hạn mức 200m2, UBND quận, huyện và Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án sẽ xem xét và giải quyết Nội dung này được quy định riêng trong từng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng dự án.
Hình thức giải quyết tái định cư: bốc thăm hoặc bằng phiếu kín
4 Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2014 và Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày
16 tháng 5 năm 2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về hạn mức đất ở tại TPHCM
1.2.3 Trình tự, tục thực hiện tái định cư:
1.2.3.1 Lập, thẩm định, phê duyệt phương án tái định cư:
Tại LĐĐ năm 2013 quy định về việc lập và thực hiện dự án TĐC như sau:
"1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất
2 Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền
3 Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư
4 Chính phủ quy định chi tiết điều này" 5 Theo nội dung quy định trên, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC dự án thuộc UBND cấp huyện nơi có dự án triển khai tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát, xác định nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực có đất thu hồi để lập và thực hiện phương án TĐC
Bên cạnh đó, tại Điều 26 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất về lập và thực hiện dự án TĐC theo quy định tại Điều 85 của LĐĐ năm 2013 được thực hiện như sau:
"1 Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất
Thực tiễn tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức:12 1 Tổng quan tình hình thực hiện các dự án
Nhà nước có thẩm quyền thi hành thu hồi đất, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường cho người bị thu hồi đất.
2 Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả
3 Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc Nhà nước" 10
1.3 Thực tiễn công tác tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức:
1.3.1 Tổng quan tình hình thực hiện các dự án:
Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức tháng 12 năm 2024, thì hiện nay Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đang thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 62 dự án 11
- Dự án thực hiện trước LĐĐ năm 2013: 09 dự án
- Dự án thực hiện theo LĐĐ năm 2013: 47 dự án
- Dự án đang đề xuất chủ trương đầu tư: 06 dự án
1.3.2 Tình hình sử dụng, bố trí tái định cư:
Tổng quỹ căn hộ, nền đất phục vụ TĐC cho các dự án trọng điểm, công ích có nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thủ Đức tính đến thời điểm hiện nay là: 10.090 căn hộ và nền đất, trong đó Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã sử dụng 8.645 căn hộ và nền đất để thực hiện bố trí TĐC cho các dự án như:
10 Khoản 1, 2, 3 Điều 93 Luật Đất đai năm 2013
11 Trích Báo cáo số 219/BC-BBT ngày 18/01/2024 của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức về công tác bồi thường, tái định cư các dự án đầu tư công năm 2023 và phương hướng thực hiện năm 2024, tr.2 – tr.3
- Dự án Khu công nghệ cao;
- Khu quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm;
- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa – Quốc lộ 1;
- Dự án nạo vét rạch Cầu Ngang; Dự án đầu tư xây dựng kênh Ba Bò; Dự án Đại học Quốc Gia;
- Dự án Khu TĐC Long Bửu, giai đoạn 2; Dự án chỉnh tranh phát triển đô thị tại phường Long Bình;
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi;
- Dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Thị Thị tại phường Bình Trưng Tây và phường Cát Lái;
- Dự án đầu tư xây dựng nút giao Thông Mỹ Thủy, phường Thạnh Mỹ Lợi;
- Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây;
- Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức…
Hiện còn 1.445 căn hộ, nền đất (gồm 925 căn hộ và 520 nền đất) đang được Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức tiếp tục đưa vào sử dụng để thực hiện bố trí TĐC cho người dân có nhà, đất bị thu hồi thuộc 56 dự án đang thực hiện trên địa bàn thành phố Thủ Đức theo sự phân bổ quỹ nhà, đất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh 12
Riêng các dự án ngoài ngân sách (không thuộc nguồn vốn ngân sách của Nhà nước) thì việc bố trí TĐC (căn hộ chung cư hoặc nền đất) do đơn vị Chủ đầu tư của dự án đó thực hiện giải quyết cho người dân có đất bị thu hồi (tức chủ thể thực hiện giải quyết tái định cư là Chủ đầu tư của dự án đó)
1.3.3 Cách thức, trình tự bố trí tái định cư:
Căn cứ vào Phương án TĐC đã được phê duyệt, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức tham mưu Kế hoạch bố trí TĐC căn hộ/nền đất trình UBND thành phố Thủ Đức và Hội đồng Bồi thường dự án xem xét, duyệt chấp
12 Trích Báo cáo số 219/BC-BBT ngày 18/01/2024 của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức về công tác bồi thường, tái định cư các dự án đầu tư công năm 2023 và phương hướng thực hiện năm 2024, tr.5 – tr.7 thuận Sau khi Kế hoạch bố trí TĐC được UBND thành phố Thủ Đức và Hội đồng
Bồi thường dự án phê duyệt, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức tiến hành mời các hộ dân đủ điều kiện TĐC đến triển khai Kế hoạch và tổ chức tiếp xúc chọn, bốc thăm căn hộ/nền đất, xử lý chọn trùng căn hộ/nền đất (nếu có) theo quy định
Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân chọn cùng một vị trí căn hộ hoặc nền đất thì việc xử lý chọn trùng được giải quyết theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Ưu tiên 1: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án
- Ưu tiên 2: Có nhà ở, đất ở giải tỏa ở vị trí mặt tiền đường, có diện tích giải tỏa lớn
- Ưu tiên 3: Hộ gia đình chính sách (có Giấy chứng nhận của Sở Lao động và Thương binh xã hội) theo thứ tự: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động; Thương binh, gia đình liệt sỹ (cha, mẹ, vợ, chồng, con là Liệt sỹ), gia đình cán bộ lão thành trước tháng 8/1945; Gia đình có công với cách mạng (theo quy định của pháp luật về Người có công) và các đối tượng hưởng hỗ trợ xã hội thường xuyên quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021của Chính phủ 13
Khi hộ dân đã bốc thăm chọn căn hộ/nền đất, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức tham mưu UBND thành phố Thủ Đức ban hành
Quyết định bố trí TĐC cho người dân có nhà ở, đất bị thu hồi trong đó thể hiện đầy đủ nội dung: đối tượng được giải quyết TĐC, vị trí căn hộ/nền đất, diện tích căn hộ/nền đất, đơn giá bán, tổng số tiền hộ dân phải nộp để mua căn hộ/nền đất, cách thức thực hiện, thậm chí cả vấn đề khiếu nại hoặc khởi kiện trong trường hợp người dân không đồng ý
BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Một số bất cập trong quy định của pháp luật về tái định cư
2.1.1 Tái định cư đối với tổ chức và tình huống cụ thể:
Pháp luật về đất đai qua các thời kỳ và pháp luật đất đai hiện hành không có quy định về vấn đề TĐC (căn hộ chung cư hoặc nền đất) cho tổ chức (công ty) khi có đất bị thu hồi mà chỉ giải quyết bồi thường, hỗ trợ bằng tiền Trong khi số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức bị ảnh hưởng trong các dự án trên địa bàn thành phố Thủ Đức tương đối nhiều, đặc biệt là Công ty (chiếm tỷ lệ từ 2% đến 5% trên tổng hồ sơ di dời trong mỗi dự án) 27
Việc chỉ xem xét, giải quyết bố trí TĐC đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà ở - đất ở mà không giải quyết TĐC cho Công ty là tổ chức nếu có nhà, đất bị thu hồi đã dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp xúc, hiệp thương, vận động bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thực hiện dự án Bởi lẽ, khi không được giải quyết TĐC, tổ chức (công ty) không đồng ý và đã thực hiện quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại hoặc thực hiện quyền khởi kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết
Khi sự việc được Tòa thụ lý, Tòa án xét sử và ra phán quyết buộc Nhà nước giải quyết TĐC cho tổ chức (công ty) Việc buộc phải thực hiện này sẽ dẫn đến khó khăn cho cơ quan Nhà nước khi thực hiện TĐC cư vì Luật không có quy định nhưng bản án có hiệu lực pháp luật buộc phải thi hành Từ đó, làm dắt dây các trường hợp tương tự có đơn yêu cầu phải bố trí TĐC giống như trường hợp đã được Tòa án công nhận giải quyết TĐC
27 Số liệu được lấy từ Phương án - Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cụ thể của từng dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Một trong những tình huống thực tế sau sẽ ảnh ánh lên phần nào những khó khăn, vướng mắc mà cơ quan Nhà nước đã và đang gặp phải khi giải quyết tái định cư đối với tổ chức (công ty)
TÌNH HUỐNG THỰC TẾ - Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ của Công ty TNHH
TM-XD-DV Võ Tiến Đạt, địa chỉ 647A Xa lộ Hà Nội, Khu phố 4, phường An
Phú, Quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức thuộc dự án đầu tư xây dựng Đại lộ Đông - Tây) như sau:
Công ty TNHH TM-XD-DV Võ Tiến Đạt có trụ sở tại Khu phố 4, phường An Phú, Quận 2 nay là thành phố Thủ Đức Công ty được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận lần đầu ngày 18 tháng 01 năm 1999, do ông Võ Mậu Quốc Duy đại diện theo pháp luật – chức vụ là Giám đốc Sau này Công ty TNHH TM- XD-DV Võ Tiến Đạt đổi thành Công ty TNHH Võ Tiến Đạt do ông Võ Mậu Quốc
Đại diện theo pháp luật là Giám đốc Tài sản bị thu hồi là căn nhà số 647A Xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Nguồn gốc căn nhà do Uỷ ban nhân dân quận 2 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho ông Lê Minh Phương và bà Trần Thị Thu Loan Ngày 20 tháng 11 năm 2003, ông Lê Minh Phương và bà Trần Thị Thu Loan đã chuyển nhượng căn nhà cho Công ty TNHH Võ Tiến Đạt theo Hợp đồng mua bán số 305/HĐ-MBN.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 3, Điều 26, Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 1999 (có hiệu lực ngày 01/01/2000) và Khoản 27 Điều 4, Khoản 1 Điều 46 và Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực ngày 01-01-2021) quy định về phần vốn góp, về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và việc góp vốn thành lập công ty cũng như quy định về cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, thì nhà đất mua bán, chuyển nhượng nêu trên là tài sản của Công ty TNHH Võ Tiến Đạt được Công ty TNHH Võ Tiến Đạt góp vốn làm tài sản Do đó, khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất trong dự án Đại lộ Đông – Tây, UBND quận 2 (nay là UBND thành phố Thủ Đức) đã ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ cho Công ty TNHH Võ Tiến Đạt đối với nhà, đất giải tỏa nêu trên bằng tiền, không giải quyết TĐC Công ty TNHH Võ Tiến Đạt đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thực hiện dự án
Tuy nhiên, do không được giải quyết TĐC nền đất; Công ty TNHH Võ Tiến Đạt đã làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân TPHCM yêu cầu Tòa án buộc UBND thành phố Thủ Đức phải giải quyết TĐC nền đất cho Công ty
Tại Bản án sơ thẩm số 819/2022/HC-ST ngày 09-6-2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Nhận định: Nhà, đất tại số 647A Xa lộ Hà Nội, Khu phố 4, phường An Phú, Quận 2 do Công ty Võ Tiến Đạt ký Hợp đồng mua bán là tài sản của các thành viên trong cùng một gia đình nhận chuyển nhượng (tức tài sản cá nhân của ông Võ Mậu Quốc Duy và ông Võ Mậu Quốc Triển, không phải tài sản của Công ty)
Tuyên xử: "Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện Công ty TNHH
Võ Tiến Đạt Hủy các quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân quận 2 nay là thành phố Thủ Đức Buộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức thực hiện nghĩa vụ công vụ theo quy định (tức bố trí tái định cư cho Công ty TNHH Võ Tiến Đạt)"
Không đồng ý, UBND thành phố Thủ Đức kháng cáo đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Bản án phúc thẩm số 89/2023/HC-PT ngày 23- 02-2023, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nhận định giống như quan điểm của Tòa cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân TPHCM cho rằng nhà, đất 647A Xa lộ Hà Nội, Khu phố 4, phường An Phú, Quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức) là do các thành viên trong cùng một gia đình nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, sau đó sử dụng để ở và làm trụ sở doanh nghiệp vào trước thời điểm có quyết định thu hồi
Tuyên xử: "Giữ nguyên án sơ thẩm; Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện Công ty TNHH Võ Tiến Đạt Hủy các quyết định hành chính của UBND quận 2 nay là thành phố Thủ Đức Buộc UBND thành phố Thủ Đức thực hiện nghĩa vụ công vụ theo quy định (tức bố trí tái định cư cho Công ty TNHH Võ Tiến Đạt)"
UBND thành phố Thủ Đức nhận thấy, việc Hội đồng xét xử nhận định nhà, đất tại số 647A Xa lộ Hà Nội, Khu phố 4, phường An Phú, Quận 2 do Công ty Võ
Tiến Đạt ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng là tài sản của các thành viên trong cùng một gia đình nhận chuyển nhượng (tức tài sản cá nhân của ông Võ Mậu Quốc
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tái định cư
2.2.1 Tái định cư đối với tổ chức:
Pháp luật về đất đai qua các thời lỳ và pháp luật đất đai hiện hành không có quy định về vấn đề TĐC cho tổ chức (công ty) khi có đất bị thu hồi Việc bố trí TĐC chỉ xem xét, giải quyết đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà ở - đất ở Trong khi Công ty là tổ chức nếu có nhà, đất bị thu hồi chỉ được giải quyết bồi thường, hỗ trợ bằng tiền, không giải quyết TĐC (căn hộ chung cư hoặc nền đất) Do đó, Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh về vấn đề này, nên quy định rõ ràng cụ thể là được giải quyết hay không được giải quyết; tránh trường hợp, luật không có quy định nên quan điểm, cách nhận định của mỗi một cơ quan tiếp cận sẽ có cách nhìn nhận khác nhau (không có quy định không có nghĩa là không được giải quyết…)… gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước được giao trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và giải quyết chính sách TĐC
2.2.2 Tái định cư cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam Vì vậy, việc hoàn thiện quy định của pháp luật, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được TĐC là một vấn đề cần thiết nhằm khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đoàn tụ cùng gia đình cũng như đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Do đó, pháp luật cũng cần hoàn thiện các quy định về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng:
Một là , Về điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước THĐ ở cần được sửa đổi theo hướng: hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước THĐ thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi nếu người có đất bị thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất với điều kiện đối tượng này bị THĐ ở hợp pháp (hoặc đủ điều kiện được công nhận đất ở), có nhà ở hợp pháp trên thửa đất ở bị thu hồi và đây là nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ thời điểm có thông báo THĐ Việc bổ sung quy định cụ thể này sẽ giúp:
(i) Giải quyết được tình trạng do yếu tố lịch sử để lại về việc người dân xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở, mà không nhằm mục đích “đón quy hoạch”, “đón dự án”, chẳng hạn như xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà ven các con sông, kênh, rạch…;
(ii) Hạn chế được tình trạng nhận chuyển nhượng đất ở, mua nhà ở trong khu vực có quy hoạch hoặc dự án để hưởng lợi từ sự chưa rõ ràng trong quy định về tái định cư Bên cạnh đó, khi xét điều kiện “không còn đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi”, cần thống nhất căn cứ vào thông tin của người sử dụng đất trên GCNQSDĐ hoặc giấy tờ về QSDĐ khác để thực hiện theo hướng:
- Nếu đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, thì xét tất cả các thành viên trong hộ gia đình;
Đối với trường hợp đất thuộc sở hữu cá nhân, chỉ xét đến cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu nhà Khi người đủ điều kiện tái định cư (TĐC) qua đời sau khi đã được xét duyệt, thì vẫn phải thực hiện giao đất ở hoặc nhà ở TĐC cho người thừa kế hợp pháp của người đó Đây là quyền lợi hợp pháp của họ.
Hai là , cần quy định riêng điều kiện bồi thường đất ở và điều kiện bố trí TĐC cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị THĐ ở gắn với nhà ở hợp pháp
Cụ thể, chỉ thực hiện việc bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở TĐC và xét TĐC cho những người Việt Nam định cư ở nước ngoài nào đã hồi hương và đang thường trú tại Việt Nam, địa chỉ thường trú là căn nhà đang bị THĐ, điều kiện xét giống với hộ gia đình, cá nhân trong nước như đề xuất ở trên
Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị THĐ đất ở hoặc nhà ở nhưng họ không thường trú ở Việt Nam thì sẽ không được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở TĐC mà sẽ nhận bồi thường bằng tiền, vì trong trường hợp này họ không được xem là "phải di chuyển chỗ ở" và cũng không gặp khó khăn hoặc có nhu cầu cấp thiết về chỗ ở
2.2.3 Về điều kiện "không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi":
Việc quy định về điều kiện "không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi" rất khó khăn cho chính quyền địa phương khi thực hiện bố trí TĐC khi phải đi xác minh điều kiện không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác để bố trí Trong khi cơ sở dữ liệu về đất đai qua các thời kỳ ở các địa phương chưa được đảm bảo, thậm chí có những nơi không có hoặc có thì cũng chỉ ở một vài giai đoạn nhất định chứ không xiên suốt, dẫn đến hiệu quả xác minh không chính xác, không đảm bảo quy định, kéo dài thời gian giải quyết, tốn kém công sức và nhân lực thực hiện 32 Đây là một thực tế rất khó khăn mà không ít địa phương đang vướng phải đặc biệt là thành phố Thủ Đức
Vấn đề trên, Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ 01/8/2024 đã sửa đổi, bỏ một phần; tuy nhiên Luật chỉ bỏ quy định về điều kiện "không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi" đối với trường hợp đủ điều kiện bồi thường đất ở, tỷ lệ bồi thường 100% (Theo Điều 95 của Luật Đất đai năm 2024); còn trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất ở; giải quyết hỗ trợ về đất ở (Ví dụ như: Nhà thuộc sở hữu Nhà nước) thì vẫn áp dụng quy định về điều kiện "không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi" Cụ thể: “Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, thị trấn tại khu vực nông thôn hoặc trong địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc trong địa bàn quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất thu hồi thì được Nhà nước giao đất ở có thu tiền sử dụng đất hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở” 33 Đồng thời, Chính phủ cũng quy định như sau: “Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ nhà mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn cấp huyện nơi có đất thu hồi thì được hỗ trợ thuê nhà ở tại nơi
32 Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức đang giải quyết bố trí TĐC cho 62 dự án đang thực hiện với trên 1.000 quỹ nền đất, chung cư Để giải quyết được thì phải gửi văn bản tới 24 quận huyện trên địa bàn TPHCM xác minh hộ gia đình, cá nhân có nhà ở, đất ở bị thu hồi có nhà ở, đất ở trên địa bàn các quận huyện khác không để làm cơ sở giải quyết TĐC
33 Khoản 5 Điều 111 Luật Đát đai năm 2024 tái định cư; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp người đang sử dụng nhà ở bị thu hồi có nhu cầu và địa phương có quỹ đất ở, quỹ nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội thì được xem xét giao đất ở có thu tiền sử dụng đất, bán nhà ở; trường hợp tự lo chỗ ở mới thì được hỗ trợ bằng tiền” 34
Trong trường hợp người dân không đủ điều kiện để hưởng bồi thường về đất theo quy định, Nhà nước cần cân nhắc lại điều kiện "không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi" để đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện bố trí tái định cư.