1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Đánh giá sinh trưởng và khả năng tạo hạt f1 của 2 tổ hợp lai bắp ngọt (Zea mays var. saccharata) tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá sinh trưởng và khả năng tạo hạt f1 của 2 tổ hợp lai bắp ngọt (Zea mays var. saccharata) tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Tác giả Vũ Quốc Trưởng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phương
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 32,95 MB

Nội dung

Đếnnay, chương trình chọn tạo giống bắp ngọt trong nước đã tạo ra được một số giốngbắp ngọt như DL10, DL20, DL668 của Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam phục vụ sảnxuất, song vẫn chưa đáp ứng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

VŨ QUOC TRUONG

ĐÁNH GIA SINH TRUONG VA KHẢ NANG TẠO HAT F1 CUA 2 TO HOP LAI BAP NGOT (Zea mays var saccharata)

TAI HUYEN HAM TAN, TINH BINH THUAN

DE AN THAC SĨ KHOA HOC NÔNG NGHIỆP

KHOA HOC CAY TRONG

Thanh phó Hồ Chi Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

VU QUOC TRUONG

ĐÁNH GIA SINH TRUONG VA KHẢ NANG TẠO HẠT F1

CUA 2 TO HOP LAI BAP NGOT (Zea mays var saccharata)

TAI HUYEN HAM TAN, TINH BINH THUAN

Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng

Trang 3

ĐÁNH GIÁ SINH TRUONG VÀ KHẢ NĂNG TẠO HẠT F1 CUA 2 TO HỢPLAI BAP NGOT (Zea mays var saccharata) TẠI HUYỆN HAM TAN,

TINH BINH THUAN

VU QUOC TRUONG

Hội dong chấm luận văn:

1 Chủ tịch: TS VÕ THÁI DÂN

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS TRAN THANH

Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

3 Ủy viên: TS TRAN VAN LOT

Trường Dai hoc Nông Lâm thành phố Hồ Chi Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của quý thầy cô Khoa Nông học, Trường Đại học NôngLâm Thành phô Hồ Chí Minh, sau hon 8 tháng làm việc, tôi đã hoàn thành đề án tốtnghiệp thạc sỹ.

Dé thực hiện và hoàn thành tốt đề án tốt nghiệp thạc sỹ này, ngoài sự cố gắng

và nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo,

gia đình và bạn bè.

Đầu tiên tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thay Nguyễn Phương — Bộ môn

Di truyền chọn giống cây trồng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thànhphố Hồ Chí Minh, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệmquý báu trong suốt quá trình học tập dé tôi có thé hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sỹnày.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, cùng quý thầy cô

Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh đã giảng day

và truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, đã luôn là chỗdựa vững chắc, là nguồn động viện lớn lao cho tôi trong suốt thời gian học tập vàthực hiện khóa luận Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã khích lệ cỗ vũ tôihoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sỹ này

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng dé hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sỹ,

đảm bảo nội dung khoa học, phản ánh đúng thực tiễn sản xuất tại địa phương Song

do khả năng, kiến thức, thời gian có hạn, đề án không tránh khỏi những khuyết

điểm Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô giáo và bạn đọc

dé luận văn của tôi được hoàn thiện hon

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bình Thuận, ngày tháng năm 2023

Học viên

Vũ Quốc Trưởng

Trang 5

TRÍCH YÊU LÝ LỊCH

Tôi tên là Vũ Quốc Trưởng, sinh ngày 02 tháng 03 năm 1976

Tốt nghiệp Đại học ngành BVTV hệ chính quy tại Trường Đại học Nông

nghiệp 1 Hà Nội, năm 1998.

Làm việc tại Công ty TNHH Hạt Giống Tân Lộc Phát Chức vụ: Phó tổnggiám đốc, giám đốc chi nhánh Bình Thuận Địa chỉ cơ quan: 23 — 25, đường 20,

phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại cơquan: 028.37659166; Fax: 028.37659169.

Từ tháng 2/2022 theo học lớp Cao học Khoa học Cây trồng khóa 2021 —

2023 tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: Số 9, đường 18, khu đô thị Lakeview city, phường An Phú,thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại di động: 0989563936

E-mail: tlp.rd.truong@gmail.com

Mã số học viên: 86201 12.211.005

1H

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Địa điểm nghiên cứu,

số liệu quan trắc và kết quả đúc kết từ thí nghiệm trong đề án là hoàn toàn trungthực Nội dung đề án được thực hiện tại Trung tâm nhân giống Thịnh Phát, huyệnHàm Tân, tỉnh Bình Thuận và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nao.

Tác giả

Vũ Quốc Trưởng

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá sinh trưởng va khả năng tạo hat F1 của 2 tổ hợp lai bắpngọt (Zea mays var saccharata) tại huyện Hàm Tân, tỉnh Binh Thuận” được thựchiện tại Trung tâm nhân giống Thịnh Phát, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận từ

tháng 8/2022 đến tháng 5/2023 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá sinhtrưởng và kha năng tạo hạt F1 của hai tổ hợp lai ở hai thời vụ trồng (vụ Thu Đông

2022 và Xuân Hè 2023) Đồng thời, xác định thời vụ thích hợp để sản xuất hạt lai

Fl có nang suat cao va chat luong hat lai tốt Kết quả đạt được như sau:

Sự sinh trưởng, phát triển của các dòng bắp tham gia thí nghiệm khá tươngđồng nhau, trong cả 2 vụ cây đều ở mức khỏe Tuy nhiên trong vụ Xuân Hè 2023

các dòng bắp thí nghiệm sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với vụ Thu Đông 2022

Trong đó, dòng bố, mẹ ở tô hợp lai N7C x N10 có đặc điểm hình thái tốt hơn (chiềucao cây dòng bố cao hơn dòng mẹ qua các thời điểm 10 — 50 ngày sau gieo, dao

động từ 2,1 — 24,4 cm ở vụ Thu Đông 2022, dao động từ 1,3 — 29,1 cm ở vụ Xuan

Hè 2023) và có thời gian tung phấn và phun râu trùng nhau, trong khi đó dòng bố ở

tổ hợp lai R111 x K60 có chiều cao cây thấp hon so với dòng me và có chênh lệch

không đáng kể về thời gian tung phan và phun râu

Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, khả năng tạo hạt F1 của tổ hợp laiN7C x N10 tốt hơn tô hợp lai R111 x K60, cụ thé như sau:

Trong vụ Thu Đông 2022 tổ hợp lai N7C x N10 có năng suất hạt lai là 1,9tan/ha cao hơn tổ hợp lai R111 x K60 có năng suất hạt lai là 1,5 tan/ha Ty lệ nảymam trên 85% và độ sạch trên 99% ở cả 2 tổ hợp lai

Trong vụ Xuân Hè 2023 tổ hợp lai N7C x N10 có năng suất hat lai là 2,3tan/ha, cao hơn tổ hợp lai R111 x K60 có năng suất hat lai là 1,6 tan/ha Ty lệ naymam trên 90% và độ sạch trên 99% ở cả 2 tổ hợp lai

Trang 8

The study “Evaluate the growth and capability to produce F1 seeds of two

sweet corn test crosses (Zea mays var saccharata) 1m Ham Tan district, Binh Thuan province” was performed at Thinh Phat plant breeding Center in Ham Tan district, Binh Thuan province from August, 2022 to May, 2023 This study was conducted to evaluate the growth and capability to produce F1 seed of two sweet corn test crosses at two growing seasons (Autumn — Winter 2022 and Spring — Summer 2023) At the same time, to determine the appropriate season to produce F1

hybrid seed with high yield and good quality The results as follow:

The growth and development of male and female lines of two sweet corn test crosses were quite similar in both crops which were at strong level However, in the

Spring — Summer crop of 2023, the growth and development of male and female

lines were better than these in the Autumn — Winter of 2022 In particular, the male and female lines in the first test cross had better morphological characteristics than these in the second test cross (the length of male has been higher than these of female through stages of 10 — 50 DAS, fluctuate from 2.1 — 24.4 cm in the Autumn

— Winter of 2022, fluctuate from 1.3 — 29.1 cm in the Spring — Summer of 2023) and had the same time of flowering and silking, while, the length of male line in the second test cross is shorter than these of female and there is no significant difference about the flowering and silking.

In the same experiment condition, the ability to produce F1 seed of the first test cross N7C x N10 was better than these of the second test cross R111 x K60 In detail, in the Autumn — Winter of 2022, the yield (1.9 tons/ha) of the first test cross N7C x N10 was higher than the second test cross R111 x K60 with the yield (1.5 tons/ha) Similarly, in the Spring — Summer of 2023, the yield (2.3 tons/ha) of the first test cross N7C x N10 was also higher than the second test cross with the yield (1.6 tons/ha).

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

Trang Chuan 0 ma“ 1

TsO CANO Go 60116686130 S440EL12GH608530L63ajgu305:GG5330053311đ8383E460G/140035388EEã83918043408S8305.006)5S884308 383i5338g0 3a ni 1Triển sến E a iti

ILC CAMEL OA xeiensosarcannes onesies smite senaes santa cies vaeanines emanate SRS STEREO ERATE Iv

TOM tat ĂĂ VM0 VIDanh mục chữ viét tắt - 5s S21 E1 E5212212112121121111112112121121111 111211212 ce XIV

Chương! TÔNG QUAN TA LỆ sssssscsscssicstxconsasnsnnsanssvcsaesanseanasnensanenssansbaans 3

1.1 Nguồn gốc, giá trị và phân loại bắp ngọt -2 2-52222++2x+2z++zxerrrzrxees 3

LD Aes LŨ Lan thi gĩbhSE01108140019453133 8455 SGÖNGGEOIENSSAGIS\SSi0164K024843998i4031006383608856-381483305Sigi0980633 86003149388 7 mm; 8

1.3 Yêu cầu ngoại cảnh cây bap NgOte ccccecccceessesseessessesssessesseessessesstetsnsseesseeseeseees 8

VI

Trang 10

II .i:iẻiăắấdáảắấắâẻẻẻŸ£Ÿ® 8

1.3.2 NHỚC ©5-222 2S 21221221221121122112112112112111112111121111211211112112121211 21 ca 8

1.3.3 Điều kiện đất đai va dinh duGmg oo ccc ccccccecc cess esseeesesseessessessteeseesessseesteeeees 9

1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt trên thế giới va Việt Nam 111.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt trên thé giới . - 111.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt tại Việt Nam - 25-552: 111.5 Điều kiện anh hưởng đến chat lượng hạt giống 2- 2¿+2222z+2z222zz>22 13

1.3.1, Ảnh hưởng của viện sử đụng phân bÕNccecesessessiessooSiedkcssotissGtz014E20x06S5E 13

1.5.2 Anh hưởng của việc thu hoạch và xử lý sau thu hoạch - 13

1.5.3 Ảnh hưởng của việc bảo quản 2-2 ©22222+2222EE+EE2EESEEeEEEerxerrerrrrree 14

1.5.4 Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất bắp lai 2- 2 52222z+2zz2zzz>s2 141.6 Ưu thé lai và phương pháp chọn giống ưu thé lai - 2-22 22252252552 14

1.6.2 Những biểu hiện của ưu thé lai ở thực vật - 2-2 s+2s+szz+zz+zzzsez 151.6.3 Các phương pháp tao ưu thé lai -2- 22 ©22222++2E+2£E+2£x+zzxzrxrzrxrrree 15

le in t6 7a á“<‹ Ả 161.8 Dòng thuần, tổ hợp lai thực hiện trong đề tài 22 2 s22z22x+£zz2zzzzxz 17

Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2: 22©22+222E++2E+2EE2EEzEEzExrrxrzrrcres 19

2.2 Điều kiện thời tiết và đặc tính đất khu thí nghiệm -2- 25+: 19

52.1 Yêu 6a tất HE a ea 1933.5 Đĩc tính khu đt Thí ngÌiiŸM:;.accccuseenn ke co Gh HQ 60200354/0300585060 1300/0003 202.3 (I6 0i Tu ÔÒỎ 20

PK Nai a0 00200 21

2.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - - + 22+ 22x S222 rrrerrrrrerrrrrree 23

5.1 'Tìnt Jfiiilhryne 8 ssc nacre ccc etme neta 232.5.2 ThỜI etan sinh ErifỔHĐcs-ss:sczeszsiszevsx:555855596885a3g25880816g93986kð809398.5.0013984080/288:388e 232.5.3 Chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng bố và mẹ 2- 2¿©2z+2zz2z+2zzzz+2 23

2.5.4 Tình hình sâu, bệnh hại - ©2222 E2 222 E322 1E 2282282215255 2xe2 25

Q.SAL SAU Wai coe cccecececessecssesssessseesseesssesssessessssesssessessieesseesitessecseesesstecseeesieeseees 25

Trang 11

2.5.4.2 Bệnh hại 2222 222222222111122211112221 1122112212222 eraee 252.5.5 Yếu tố cầu thành năng suất và năng suất (chi theo dõi trên 2 dòng me) 26

2:6; Quy trình kỹ thuật ấp Gun gsi ecscesnsseesncss sonarus uence anna 27

2.6.1 Chott Va sổ scecccssascovnvcssnvesssseussvsnsenseussotuvsnsnsenveusnsenvesvavenvassnessseuvevesveveeuenee 3ã2.6.2 Hụtgiống bồng và, pÏeo hạt HH2 20101021540 282.6.2.1 Hạt giống bố mẹ , 2-2 2S+SE+SE+EE#EE2EE22E221521221211212121121121221222 2e 282:6:2)2 GiOO Habis Ốc ốc 28 2.6.3 PHAM nh 28 s cỐ ra CC Cố 29

eee 292.6.6 Rut cờ hàng mẹ và thụ phan bổ sung - 2-22 222222222z22Ez2EEzzEzzzzzzez 29

2.6.7 Điều chỉnh thời điểm trổ cờ hoặc phun râu . - 5-55+55Sccsssrxee 3026:8) UNG DO AGB ers punbnh bình E24 G23NECSUERg3RN/2G-40590SEANEEĐBSSSSEEGIINSEREIGĐS138E-NGEDSSSBNSGGHĐIGESS202S08L2S088 30

2.7 Phương pháp xử ly thống kê số liệu -2- 22 22222++22+2EE22EE+22Ezerxrerxrer 30Chương 3 KẾT QUA, VA THÁO LUN ossssessnssnsecsnsonseniosnnnosnsenssonnsindncnnsannecsionanans 31

3.1 Tình hình nảy mầm và thời gian phát triển của các dòng bắp ngọt tham gia thí

TEHIỆPT sswzesgtpestisgiii0406-88121G5008:003.4E8041/1S88010015SAIGGH-GSDDRGUESHEIGHNSEGSSNRIEGSI-NGRSisgide 313.2 Dac điểm hình thái Cay cccccccccccessesseeseesessessessessessessesseseessesseesesseseessessesseeeeess 343.2.1 3.2.1 Chiều cao CAY oeeecccceeccesceesssessessesssssseesssssessssssessesssessessessiesstssessesseesseees 343.2.2 SN nh ẽ 1.<£ŒgE 373.3 Chiều cao thân chính, chiều cao đóng bắp, đường kính thân và diện tích lá,

A Ch annreeeerrrnorntrtesrteererevo9gtc02t5tgsti0nEGVEZEĐEDfSPpirtEoteor, 403.3.1 Chiều cao thân chính - 2© 22222222EE2EE2EE2EE22E122122122212712211221 21.22 41

3.3.2 Chidu cao dOng ma 42

ES ees (007M G0) 00 | & eee ne em eee een eee 42

EE Gy A, ee eee 43 33:5 ADO Bọc kín 1ã Bie can sess ors earyarstersenacs neat accor eneieen acts eee ee 44

3.4 Khả năng chống chịu với điều kiện bat lợi, tình hình sâu bệnh hai 45

BAL Ty c8 a5sö5Ừ 453.4.2 SAU 7 4“ 46

Trang 12

3.4.2.1 Sau keo (Spodoptera frugiperdd) 0 46 3.4.2.2 Sau duc than (Chilo partellus) 0 47 3.4.2.3 Sâu đục trai (Helicoverpa AvMigerd) - 5< <++k**kEskkSkkknrre, 48 3.4.3 Beh n6 493.4.3.1 Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum Pass) - - 493.4.3.2 Bệnh khô van (Rhizoctonia SOLANI) c.cccceccssessesesesvecsesessessesessessesesseesenees 50

3.5 Các yếu tố câu thành năng suất và năng suất 2- 22 2222z++2zzzczzce 51

3.5.1 Các yếu tố cấu thành năng suất -2- 22 ©2++22++2+++2x+zrxrzrxrsrrrer 1

3.5.2 Các yếu tố năng suất - ¿52-2222 122122212212112712211211221211211 11c cre 53

a AS, L, «eeeeecenededcxanheeiergnaebtsdtiatigixmgcgioiigicj2Zgioni40.0Q570010 7g 553.5.2.2.Năng suất thực thu ccceccceccsessessseesesssssessesssesseesseseestesseesessieesessseseess 553.6 Chat lượng hạt cua 2 THL bắp 1G 0 lzxsoitrtoggittiitiSgioigttiattogggbitz80S80A401w88080109 u88 563.7 Giá thành sản xuất của 2 THL bắp ngọt -. -22222222222+2z22z+zxzzzzzzrszes 573.8 Bai báo trên tap chí khoa hoc công nghệ nông nghiệp Việt Nam 58

KT eb | ee 60

KẾ LUA nee c cece ccc cceecccccevesccecsecsessesecssecsncsesscerseesssnsecssesnsecssesrseeseceseesasssseeseeeaeeseeees 60

i LONG 1 neces erence see eee eer eee ee ee ete ee eee 60TÀI LIEU THAM KHAO 0 cceccsesssssssssssessessesscescsncsasssscsasessesasensssacsasesnecacesseenses 61PHU LUỤIC - << << SE 1 In TH HH HH HH ng 0001006048018 020g 64

Trang 13

DANH MỤC BANG

BANG TRANGBang 1.1 Phân nhóm bap theo gen quy định tính ngot 0 00 ccccccecccececseeseeseeseeeees 4Bang 1.2 Màu sắc hạt và lõi của một số dang bắp -2 22©2222222z+2++2zzzzczzcez 5Bang 1.3 Giá trị và số lượng xuất khẩu bắp ngọt ở Việt Nam -2¿- 12Bảng 1.4 Quy định về cách ly không gian -2- 22 ©52222222E+22E222E2EE2rxezrrrre 17Bang 1.5 Quy chuẩn chat lượng hạt giống F1 -2-22-522©2222E22E2Excrxerrrcred 17Bảng 1.6 Tính trạng mục tiêu của 4 dòng bắp ngọt đời S; sử dụng làm thí nghiệm

trong vu Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 -5-+5<2+c+<c+sc+ 17Bảng 1.7 Tính trạng của 2 THL khảo sát tại Trung tâm nhân giống Thịnh Phát,

huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận - - +5 55222 **+2£++££+vezeerreerrrrrerrers 18

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận trong thời gian

thực hiện KHÍ 1g ỆTiseeasiszessssssbsebseiiBS3SS645535003809k850831151508g/099889510SESSHGS05.00G0020:G8 19Bang 2.2 Đặc tính khu đất thí nghiệm 2-2 S+SE£EE+EE£EEEEEEEEE2EE2E 7E re 20Bang 2.3 Nguồn gốc 4 dòng bắp ngọt đời S; sử dụng làm thí nghiệm trong vụ Thu

Đông 2022 và Xuân Hè 2023 - - 2 1S v22 1221212121111 1x rkrrree 20Bảng 2.4 Đặc tinh 4 dòng bố, mẹ đời S; - 2-22 22+2E+EE+EE22E22E22E22E2222E22xe2 21Bảng 3.1 Tình hình nảy mầm và thời gian phát triển các dòng bố, mẹ tham gia thí

nghiệm (NSG) ở vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 - 32Bảng 3.2 Chiều cao cây (cm) của các dòng bố, mẹ qua các thời điểm theo dõi ở vụ

Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 - 52222 **++++eEEereereeerreerrerrre 34

Bảng 3.3 Chiều cao thân chính, chiều cao đóng bắp, đường kính thân và diện tích lá

của các đòng bố, mẹ trong cùng THL ở vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 40Bang 3.4 Ty lệ đồ ngã (%) vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 45

Bảng 3.5 Mức độ nhiễm sâu hại (%) vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 46Bảng 3.6 Mức độ nhiễm bệnh hại (%) vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 49

Bảng 3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất THLI và THL2 vụ Thu Đông 2022 và

Xi KẾ THỂT, «-~eeooveihtahotdhotgưdgtkiigH0gtynH0gg6120100g00031206.001300100107021006200870 51

XI

Trang 14

Bang 3.8 Các yếu tô cấu thành năng suất và năng suất THL1 - THL2 vụ Thu

Đông 2022 và Xuân Hè 2023 2© ¿+222EE£2EE22E1122122712221222122212222ee 53

Bảng 3.9 Chất lượng hạt của 2 THL ở vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 56

Bang 3.10 Tiêu chuẩn chất lượng QCVN 01-53: 2011/BNNPTNT 56Bảng 3.11 Giá thành sản xuất của 2 THL bắp ngọt tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình

Thuận ở 2 vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 - -2- 25525222: 57

Trang 15

Hình 2.1.

Hình 2.2.

Hình 2.3.

Hình 3.1.

Hình 3.2.

Hình 3.3.

Hình 3.4.

Hình 3.5.

Hình 3.6.

202

DANH MỤC HÌNH ẢNH

TRANG

Wơ đồ Phí eS tic se sesesoiensdiebdneEUGSS00)N409Su,cN0N8009013000100001003000004010022000008.04 22

Độ bọc kín lá bi theo thang lí thì TÚ Ì Ế —.eciieesbotrteiekerdEie2votgeriveder 24

Cấp độ nhiễm bệnh theo số lá 2-22 222+2E£2EE+2E22EE2EE22Ez22Ez22zze 25

Hình cây bắp lúc 10 NSG 2-©2222222222222122122122112212211221221 22c 35 Hình cây bắp lúc 20 NSG - 2-52-5222 2122122122122122122122122121 2121 xe 35 Hình cây bắp lúc 30 NSG -2-52-52222221221221221221221221221 22121121 xe 36 Hiïnh cấy bu DCL se 36 Hình cây bắp lúc 50 NSG 2-72 22 22221221221221221221271221221221 22121 Xe 37

Số lá (lá/cây) của dòng bố, mẹ qua các thời điểm theo dõi ở vụ Thu Đông

Ö i i i cs ts 38 Hình 3.7 Số lá (lá/cây) của dong bố, mẹ qua các thời điểm theo dõi ở vụ Xuân Hè 2023 39

Hình 3.8 Hình ảnh đường kính thân THLI (N7C x NI0) - - 43

Hình 3.9 Hình ảnh đường kính thân THL2 (R111 x Kó60) - - - 43

Hình 3.10 Hình ảnh trái thời điểm chín sữa THL1 (N7C x NI10) 552 45 Hình 3.11 Hình ảnh trái thời điểm chin sữa THL2 (R111 x K60) 5- 45 Hinh 3.12 Sau keo g0 47

Hình 3.13 Sâu đục thân gay hại - cece cee S2 2121222222221 22 re 49 Hình 3.14 Sâu đực trải GAY DAL ss ccesessssscavacenssversseeuonsveun sen vensesenspsnsanennerecasenvenieanesnoneses 49 Hình 3.15 Bệnh đỗm 1d esseesseesneesssesnessnscsnecsnresnsesnsesnessasennsernsenscennsesnsennsenneennenses 51 Hình 3.16 Bệnh khô văn - 2 2S SE£SE2EEEEEEE2EEEEEE12117111211711171111 111121 re 51 Hình 3.17 Hình ảnh hat THL1 (N7C x N10) oocceccccccscesessessessessessesseseesseseeesesseeseeeeeeeeees 55 Hình 3.18 Hình ảnh hạt THL2 (R111 x N10) occ cece cece cece ceesceeeeceeeceseeeeeeeeenes 55 Hình 3.19 Thử ty lệ nảy mam của hat thời điểm sau khi thu hoạch - §7

Hình 3.20 Hình trái tổ hợp lai 1 (N7C x N10) vụ Thu Đông 2022 - 59

Hình 3.21 Hình trái tô hợp lai 1 (N7C x N10) vụ Xuân Hè 2023 - 59

Hình 3.22 Hình trái tổ hợp lai 2 (R111 x K60) vụ Thu Đông 2022 59

Hình 3.23 Hình trái tổ hợp lai 2 (R111 x K60) vụ Xuân Hè 2023 - 59

XI

Trang 16

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

BNN&PTNTBộ Nông nghiệp và Phát trién Nông thôn

Day after sowing ( Ngay sau gieo)

Ngày sau gieoNăng suất lý thuyếtNăng suất thực thuNhiễm sắc thểQuy chuẩn Việt NamTiêu chuẩn Việt Nam

Tổ hợp laiThí nghiệm chuyên sâu Trách nhiệm hữu hạn United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

Trang 17

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Bap ngọt (Zea mays var saccharata) thuộc ho hòa thảo có thành phần dinh

dưỡng phong phú dùng ăn tươi và chế biến Bap ngọt được coi là loài rau phố biến

nhất ở Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước miền Tây Brazil là nước tiêu thụ bắp ngọtlớn nhất thế giới và cũng có tiềm năng sản xuất lớn nhất (Mahato và cs., 2018)

Bắp ngọt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp Đếnnay, chương trình chọn tạo giống bắp ngọt trong nước đã tạo ra được một số giốngbắp ngọt như DL10, DL20, DL668 của Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam phục vụ sảnxuất, song vẫn chưa đáp ứng đủ về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng ngàycàng cao của thực tiễn sản xuất Phần lớn diện tích sản xuất bắp ngọt hiện nay sử

dụng các giống nhập nội như Hibrix53 (Công ty TNHH Advanta Group), SW1011

(Công ty TNHH xuất nhập khẩu hạt giống Việt Thái), Honey 10 (Công ty TNHH

Mùa bội thu), Golden Cob (Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây) có giá bán cao,

dao động từ 750.000 — 1.000.000 đồng/kg, nguồn cung hạt giống không chủ động

Trước nhu cầu sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt đang dan tăng cao như hiện nay,

việc nghiên cứu và sản xuất hạt giống bắp ngọt ưu thế lai trong nước giúp chủ động

được nguồn giống, không phụ thuộc vào nhập khẩu, giảm giá thành hạt giống (chi phíhạt giống ước tính giảm từ 10 — 30%) góp phần tăng hiệu quả kinh tế Đồng thời, cácgiống nghiên cứu và sản xuất trong nước có kha năng thích nghi tốt hơn với điều kiệnsản xuất của Việt Nam Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, đề án “Đánh giásinh trưởng và khả năng tạo hạt F1 của 2 tổ hợp lai bắp ngọt

(Zea mays var saccharata) tại huyện Ham Tân, tỉnh Bình Thuận” đã được thực hiện.

Mục tiêu đề tài

- Xác định tô hợp lai có khả năng sinh trưởng và tạo hạt F1 cao ở hai thời vụtrồng (vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023)

Trang 18

- Xác định thời vụ thích hợp để sản xuất hạt lai F1 có năng suất cao và chất

lượng hạt lai tốt

Yêu cầu

Thí nghiệm bố trí ngoài đồng với điều kiện đất đai đồng đều, bằng phẳng

Bồ trí thí nghiệm và thu thập đầy đủ số liệu các chỉ tiêu dựa trên các tiêuchuẩn TCVN 12182: 2018 — Quy trình sản xuất hạt bắp lai; TCVN 13381-2: 2021 —Giống cây trồng nông nghiệp — Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng;QCVN 01-53: 2011/BNN&PTNT — Chat lượng hạt giống bắp lai

Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trên 4 dòng thuần bắp ngọt (2 dòng bố và 2 dòng

mẹ) với 2 tô hợp lai đơn

Thí nghiệm được thực hiện hai vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023 tại

Trung tâm nhân giống Thịnh Phát, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Thí nghiệm được tiến hành trên nền cát pha, cùng một lô đất, thời điểm thực

hiện thí nghiệm nhiệt độ dao động từ 24°C — 32°C, am độ từ 80 — 84%, lượng mưa

trung bình 174,0 mm trong vụ Thu Đông 2022 Trong vụ Xuân Hè 2023 nhiệt độ

dao động từ 23°C — 38°C, âm độ từ 73 — 81%, lượng mưa trung bình 21,5 mm

Giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu chỉ được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, do đó kếtquả thí nghiệm chỉ có thể áp dụng cho một phạm vi nhất định hoặc vùng lân cận cóđiều kiện thời tiết và thé nhưỡng tương đồng Kết quả chính của đề tài là để xácđịnh THL có khả năng tạo hạt cao và thời vụ thích hợp để sản xuất, nên một số chỉtiêu như đánh giá chất lượng hạt phấn của dòng bố, đánh giá độ thuần hạt lai F1không được tiến hành

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc, giá trị và phân loại bắp ngọt

1.1.1 Nguồn gốc

Bắp thuộc họ hòa thao Poaceae, tộc Tripsaceae, chi Zea, có tên khoa học là

Zea mays L., có nguồn gốc từ Trung Mỹ, là một trong 3 cây lương thực quan trọng

nhất của con người, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới, bắp ngọt có bộnhiễm sắc thé 2n = 20

Bắp ngọt có độ ngọt cao hơn bắp bình thường, đây là đột biến lặn tại locusquy định tính ngọt của bắp (sul: sugaryl, gen ngọt bình thường) Đột biến tính ngọtcủa bắp tạo cho nội nhũ của hạt tích luỹ lượng đường gấp hai lần so với bắp thường.Gần đây, nhiều đột biến đã được ứng dụng dé nâng chất lượng ngọt của bắp ngọt,

đặc biệt là gen nhăn nheo (sh2: shrunken2, gen siêu ngọt) và tang cường độ ngọt

(se: sugary enhanced) (Vince và cs., 2002) Bap siêu ngọt được nhà khoa học JohnLaughnan của đại học Urbana phát hiện năm 1959 khi thử hạt bắp khô nhận được từtrung tâm dự trữ di truyền cây bắp của trường ở Urbana Đột biến đó được biết làshrunken2 (McGraw và Sachs, 2000).

Bap ngọt có rất nhiều mau sắc khác nhau: Trang, vàng, đỏ, tim va dạng lẫn

tạp Trong đó phô biến là dang có nội nhũ trắng, nội nhũ vàng Sự lẫn tạp phan củacác dạng nội nhũ vàng và nội nhũ trắng tạo ra dạng lẫn tạp vàng — trang (bi — colors)

(gồm 75% vàng và 25% trăng trên cùng 1 bắp) ở bắp ngọt Tuy nhiên, nếu dạng lẫn

vàng — trắng giao phấn với dang màu vàng, màu của nội nhũ sẽ có màu vàng là

chính (Abedon và Tracy, 1996; Stevens và cs., 2003).

1.1.2 Phan loai

Phan loại bap ngọt dựa trên hàm lượng đường và một số đặc điểm khác,Schultheis (1998) chia bắp ngọt thành 3 nhóm:

Trang 20

- Bap ngọt thường — normal sugary (su) là bắp tiêu chuẩn cho tiêu dùng ăn

tươi, hàm lượng đường từ 5 — 11%, nảy mầm được ở nhiệt độ > 15°C

- Bap ngọt đậm — sugary enhanced (se) độ đường khá cao từ 12 — 20% và

thời gian chuyên đường thành tinh bột chậm hơn sau thu hoạch, nội nhũ rất mềm,nảy mầm được ở nhiệt độ > 15°C

- Bap siêu ngọt — supersweet or shrunken — 2 (sh2) bắp có hàm lượngđường cao 21 — 30%, gấp 2 — 3 lần bắp ngọt tiêu chuẩn, bắp cho thị trường ăn tươi,hạt nhỏ và nhẹ hơn hai loại trên, hạt nhăn nheo.

Bảng 1.1 Phân nhóm bắp theo gen quy định tính ngọt

R fag Ham luong v v y R ⁄

Tên loại bap đường (%) Cặp gen lặn Năm trên NST sô

Bap ngọt thông thường 5-11 susu 4

Bap ngọt tăng cường 12-20 sese 4

Bap siéu ngot 21-30 sh2sh2 3

(Schultheis, 1998)Ngoài ra theo Lerner và Dana (1998), bắp ngọt được phân thành 6 nhóm sau:

- Bap ngọt cơ bản (sugary): susu

- Loài bắp ngọt đã bị biến đổi một phan tối thiểu là 25% nội nhũ như sau:

+ Bắp siêu ngọt (su sh2)

+ Bap ngot dam (su se)

- Dạng biến đôi hoàn toàn (su se) biến đôi tat cả nội nhũ

- Chỉ có | gen thay thế gen (su) thông thường là (sh2)

- Có nhiều gen thay thé gen (su — ae), và wx là nhóm thay thé (su)

- Một dang tương đối mới của bắp ngọt được biết như bộ ba gồm hai phầngen tăng cường (se) và một phần gen siêu ngọt (sh2) trong nội nhũ trên một bắp

Khi canh tác cây bắp ngọt nên chú ý, phải trồng cách ly (không gian hoặcthời gian) với các loại bắp khác vì tính ngọt của bắp là do gen lặn quy định, vì thế

cho nên tính ngọt chỉ biểu hiện khi cặp gen su, se hoặc sh2 ở dạng đồng hợp tử Khi

một giống bắp ngọt nào đó mà nhận phấn từ giống bắp khác không có gen se, suhoặc sh2, cặp alen tại vị trí đột biến ở dạng dị hợp tử, như thế bắp sẽ không có tính

Trang 21

ngọt Alen se và su đột biến tại cùng một vi trí trên NST số 4, vì thế hai giống bắp

có gen se và su có thê trồng gần nhau mà bắp vẫn có tính ngọt Riêng giống bắp cógen sh2, tuyệt đối phải trồng cách ly với bất cứ loại bắp nào khác mới duy trì được

tính ngọt (Schultheis, 1998).

> Phân loại theo màu sắc

Màu vàng của nội nhũ là tính trội được kiểm soát bởi gen Y, và màu trắng có

tính lặn được kiểm soát bởi gen y Màu hỗn hợp là kết quả lai giữa dòng nội nhũ

vàng (YY) bởi dòng nội nhũ trắng (yy) (Tracy, 2000) Phần lớn bắp chế biến có nộinhũ vàng, và bắp có nội nhũ vàng chiếm ưu thế hơn ở dạng tươi (màu hỗn hợp đặcbiệt quan trọng ở Bắc Mỹ và Nhật Bản) Nội nhũ trắng được yêu thích hơn ở Đại

Tây Dương và vùng Nam Mỹ Mặc dù alen Y quy định nội nhũ vàng tuy nhiên vẫn

có những biểu hiện khác của gen quy định màu vàng với đạng sáng hơn, vàng bóng

là dạng mong muốn (Tracy, 2000)

Bang 1.2 Màu sắc hạt và lõi của một số dạng bắp

Màu sắc Ä :

Hat Loi Tên thứ

Trắng Trăng var duleis Korn

Trang Do var subduleis Kulesh et Kozhuh

Hồng (đỏ nhạt) Trắng var flavoduleis Korn

Hồng (do nhạt) Trắng var rubentiduleis Kiorn

Do Do var subrubentideis Kulesho et Kzhuh

Tim — var rubroduleis Kron

Xanh — var lilacinoduleis Korn

Den Trắng var cocruleoduleis Korn

Hat trong với vạch đỏ = var atratoduleis Kulesh et Kozhuh

Hạt trên bắp có nhiều màu — var varioduleiss Korn

(Ngô Hữu Tinh, 1997)

Hai tô hợp lai bắp ngọt đang nghiên cứu va đánh giá tại huyện Hàm Tân, tinhBình Thuận thuộc nhóm bắp ngọt tăng cường, với hàm lượng đường từ 13 — 15%.1.1.2 1.1.3 Giá trị của bắp ngọt

Bắp ngọt có thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ nên được dùng rấtnhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày Bap ngọt vừa là món ăn bổ dưỡng vừa cung

cấp nhiều năng lượng và vitamin giúp tăng sức mạnh miễn dịch cho cơ thể, ngăn

5

Trang 22

ngừa các bệnh về tim và tăng cường sức mạnh tổng thé của xương (USDA Nutrient

database, 2011) Bên cạnh đó, bắp ngọt cũng mang lại giá trị kinh tế cao, là nguồn

hàng hóa xuất khẩu quan trọng (Nguyễn Trung Đức và cs., 2023)

- Rễ đốt: Rễ đốt phát triển từ các đốt thấp của thân nằm dưới mặt đất 3 — 4

cm, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu lúc bắp được 3 — 4 lá Rễ đốt làmnhiệm vụ cung cấp nước và chất dinh dưỡng suốt thời ky sinh trưởng và phát triểncủa cây bắp

- Rễ chân kiéng: Ré chân kiéng là loại rễ đốt mọc ở đốt gần sát trên mặt dat

Ré chân kiéng ngoài nhiệm vụ chống đồ ngã còn hút nước và chất dinh dưỡng cho

cây.

1.2.2 Thân

Bap thuộc họ hòa thảo song có thân khá chắc, đường kính khoảng 2 — 3 em

tùy thuộc vào giống, môi trường sản xuất và trình độ thâm canh Thân cây bắp có

thể cao từ 2 — 3 m Chiều dài của các lóng khác nhau và được xem như một đặc

điểm có giá trị trong việc phân loại các giống bắp Thường các giống ngắn ngày có

khoảng 14 — 15 long, các giống trung ngày 18 — 20 lóng và các giống dài ngày cókhoảng 20 — 22 lóng Long mang bắp có chiều dài thích hợp dé bắp có thể định vị

và phát triển Trong điều kiện bình thường, cây bap cao từ 1,8 — 2,0 m có số lóng

thay đổi tùy thuộc vào giống Chiều dài long trên thân không đều nhau Long ở gầngốc thường ngắn, lên cao lóng to và dài dần, phát triển nhất là những lóng mang

bắp Các lóng về phía ngọn lại ngắn và nhỏ dần

Trên các đốt thân, bao gồm các đốt từ đốt mang bắp trở xuống mỗi dét đềumang một mâm nách, do vậy tiệt diện ngang của các dot thân này có hình trăng

Trang 23

khuyết do vết lõm chứa mầm nách Tóm lại, các dòng có đường kính thân lớn vàchiều cao cây tỷ lệ với đường kính thân sẽ giúp cho cây có khả năng sinh trưởng

khỏe, hạn chế d6 ngã và tạo ra năng suất cao Với các dong bố, mẹ tham gia thí

nghiệm đều có đường kính lớn (2,6 — 2,8 em) và chiều dài cây thích hợp (2 - 3 m).1.2.3 Lá

Sau khi bao lá nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo thứ tự thời

gian Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia thành 4 loại lá: Lá mầm, lá

thân, lá ngọn, lá bi.

Mỗi một lá được cấu tạo bởi bản lá (phiến lá), bẹ lá ôm chặt lấy thân và lưỡi

lá (thìa lá) Các giống khác nhau thay đổi về số lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày,

lông tơ, màu lá va gân lá Số lá là một đặc điểm khá 6n định và quan hệ chặt với sốđốt và thời gian sinh trưởng Dé tính số lá của bắp ở một giai đoạn nào đó, chỉ cầnđếm số lá đã có bẹ lá nhìn thấy bằng mắt

1.2.4 Hoa

Hoa đực: Hay còn gọi là bông cờ nằm ở đỉnh cây, bao gồm các hoa đực sắp

xếp theo kiểu chùm bông, gồm một trục chính, trên trục chính phân làm nhiềunhánh và trên mỗi nhánh hay trục chính có nhiều gié Các gié mọc đối diện nhautrên trục chính hay các nhánh, mỗi gié có 2 chùm hoa một chùm cuống đài và mộtchùm hoa cuống ngắn, mỗi chùm 2 hoa Trên mỗi chùm hoa có 2 vỏ trâu ngoài cóchứa 2 hoa, mỗi hoa có 2 vỏ trau trong, mỏng, màu trang, ở giữa mỗi hoa có 3 nhị

đực, mỗi nhị đực có 1 bao phan Mỗi bao phấn có 2 ô và trong mỗi ô chứa khoảng

1000 — 2500 hat phan Mỗi bông cờ có từ 700 — 1400 hoa như vậy tổng cộng mỗibông cờ cho 10 — 30 triệu hạt phan Trên 1 bông cờ, hoa thường nở theo thứ tự từtrên xuống dưới, từ ngoài vào trong Một bông cờ trong mùa Xuân, mùa Hè đủ ấmthường tung phan trong 5 — 8 ngày, mùa lạnh, khô có thé kéo dai 10 — 12 ngày Hoatung phan rộ vào khoảng 8 — 10 giờ sáng và 14 — 16 giờ chiều Phan bắp thích hợpcho thụ tinh tốt nhất khi thời tiết mát mẻ, nhiệt độ khoảng 18 — 20°C, độ 4m khôngkhí khoảng 80%.

Hoa cái: Hay còn gọi là bắp, được sinh ra từ nách lá phần giữa thân Bắpgồm các bộ phận chính như cuống bắp và lõi bắp Cuống bắp gồm nhiều đốt ngắn,

Trang 24

mỗi đốt trên cuống có 1 lá bi bao bọc nhằm bảo vệ trái bắp, lá bi thường không cóphiến lá Lõi bắp trục chính của hoa tự cái, hoa cái mọc thành từng đôi Mỗi chùmcũng có 2 hoa nhưng hoa thứ hai thoái hóa Tiếp đến là lá mày ngoài và mày trong,

ngay sau mày ngoài quan sát thấy dấu vét của nhị đực và hoa cái thứ hai thoái hóa

chính giữa bầu hoa, trên bầu hoa có núm va vòi nhụy vươn dai thành râu Trên râu

có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào va dé nảy mầm Số hànghạt/bắp thường là số chan

1.2.5 Hạt

Hạt bắp thuộc loại quả dính gồm các bộ phận chính: Vỏ hạt, lớp aleuron,

phôi, nội nhũ và chân hạt Vỏ hạt bao xung quanh hat là một màng nhẫn Lớp

aleuron nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhũ và phôi

1.3 Yêu cầu ngoại cảnh cây bắp ngọt

Theo Ngô Hữu Tình (2003) bắp ngọt sinh trưởng tối ưu khi nhiệt độ trongphạm vi từ 23°C — 30°C Nhiệt độ ban đêm cao gây bat lợi khi tăng ty lệ hô hap vamat các sản phâm quang hợp, nhiệt độ dưới 10°C cây bắp ngọt hạn chế sinh trưởng.1.3.1 Ánh sáng

Bắp là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, thuộc nhóm cây ngắn ngày.Thành phần quang phô ánh sáng khác nhau không những chỉ ảnh hưởng đến sự pháttriển của bông cờ và trái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thân, độ dài đốt

cũng như cấu trúc và kích thước lá

Vào vụ Thu Đông, cường độ ánh sáng giảm dần vào cuối vụ, nhưng vụ Xuân

Hè cường độ ánh sáng tăng mạnh vào cuối vụ

1.3.2 Nước

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây bắp tiêu thụ một lượng nước rat lớn détạo ra chất hữu cơ Nhờ hệ thống rễ phát triển trải rộng trong đất, cây bắp có thểsinh ra một lượng chất hữu cơ lớn ngay cả trong vùng khá khô hạn Nhu cầu nướccủa cây bắp tăng theo từng giai đoạn sinh trưởng:

Giai đoạn nảy mầm: Cây bắp đòi hỏi âm độ thấp hơn các hạt ngũ cốc khác

(ngoại trừ cây lúa miên) đê hạt hút nước và nảy mâm.

Trang 25

Giai đoạn cây con: Cây không cần nhiều nước Tuy nhiên, nếu thiếu nước ở

giai đoạn lá thứ 1 — 7 sẽ làm giảm sinh khối của cây nhưng không ảnh hưởng đếnhạt.

Giai đoạn vươn cao: Nhu cầu nước tăng dan

Giai đoạn trổ cờ, tung phấn và thụ tinh: Nhu cầu nước đạt cực đại, cây bắprất man cảm với sự thiếu nước trong giai đoạn từ trổ cờ ra hoa Ảnh hưởng củathiếu nước trong giai đoạn này làm trái và hạt nhỏ, giai đoạn trổ cờ — tung phanngắn, râu phun chậm, lượng hạt phấn giảm Giai đoạn cây con có khả năng chịu hạntốt nhất (Trần Thị Dạ Thảo, 2009)

Bap là cây ưa nước nhưng không thé chịu được ngập tng trong thời gian dài

Nếu bị ngập úng quá 24 giờ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát sinh pháttriển của cây

Vụ Thu Đông lượng mưa đều cả vụ, cung cấp đủ lượng nước cho cây, tuynhiên, khi sản xuất bắp cần làm hệ thống thoát nước dé tránh tinh trạng bi ngập ung

cho cây Ngược lại, ở vụ Xuân Hè, lượng mưa khá thấp, thấp nhất vào tháng 3 và

tháng 4, vì vậy, sản xuất bắp ngọt vụ này cần chủ động nước tưới

1.3.3 Điều kiện đất đai và dinh dưỡng

Đất đai thích hợp nhất đối với cây bắp là đất có độ phì nhiêu cao, giữ nước

và thoát nước tốt, tang canh tác sâu, có độ 4m 70 — 80%, pH thích hợp là 6 — 7,phạm vi chịu được độ pH của bắp là từ 5 — 8 Bắp là loài cây có khả năng tạo ra sinhkhối lớn, nên thường lay đi nhiều chất dinh dưỡng từ dat Dé bắp đạt năng suất cao,ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước, còn cần phải chú ý đến độ thoángkhí của đất Chế độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của

bộ rễ cây bắp, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bắp Ngoài

ra, chế độ không khí trong đất còn ảnh hưởng nhiều đến cây bắp thông qua hoạtđộng của các vi sinh vật trong đất cũng như quá trình biến đổi các chất trong đất(Trần Văn Minh, 2004)

Đến nay đã có 92 nguyên tố được tìm thấy trong cây qua phân tích, nhưng

chi can 16 nguyên tố dé cây sinh trưởng tốt, gọi là các nguyên tố dinh dưỡng, baogồm: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Zn, Mn, Cu, B, Mo, Cl (Lê Thanh Bồn,

Trang 26

2006) Trong số đó thì các nguyên tô C, H và O có nguồn góc từ không khí và nước,các nguyên tố dinh dưỡng còn lại nguồn cung cấp chủ yếu cho bắp là từ đất, chonên gọi là các nguyên tố dinh duGng trong đất, được chia ra:

Nhóm nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là những nguyên tố có hàm lượngtrong cây từ 2 — 30 g/kg chất khô, gồm 6 nguyên tổ là: Các nguyên tố dinh dưỡngchính: N, P, K; các nguyên tố dinh dưỡng thứ yếu: Ca, Mg, S (Lê Thanh Bồn,2006).

Nhóm nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là những nguyên tố có hàm lượngtrong cây từ 0,3 — 50 mg/kg chất khô, gồm 7 nguyên tố đó là: Fe, Zn, Mn, Cu, Mo,

B, Cl (Lê Thanh Bồn, 2006)

Nhóm nguyên tô dinh dưỡng siêu vi lượng: Là những nguyên tố hàm lượng itđến mức khó phát hiện, nhưng vẫn có vai trò quan trọng đối với cây như: Na, Si,

Co, Al, Ba, Pb, Ti, Ag (Lê Thanh Bồn, 2006)

Theo Phạm Văn Ngọc và cs (2023), lượng phân bón cho 1 ha của cây bắp:

Phân vô cơ: 234 N + 104 P,O; + 130 K;O (kg/ha) (tương đương 510 kg Ure + 650

kg Super lân + 217 kg KCI hoặc 420 kg Ure + 226 kg DAP + 217 kg KCI ) B6

sung 10 tan phân hữu co hoặc 2.500 kg phân vi sinh (nếu có điều kiện)

Đề đạt năng suất cao và ồn định, bắp cần được bón phân cân đối, đặc biệt làcác yếu tổ đa lượng N, P, K Điều này đã được chứng minh rất rõ qua các thínghiệm bón các tô hợp phân cho bắp trong suốt 28 vụ của Viện Kali Quốc tế chothấy chỉ có bón cân đối N, P, K năng suất bắp mới cao và 6n định (Viện Lân - KaliAtlanta, 1996).

Tóm lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt được năng suất cao và 6n định,bắp cần được đáp ứng đủ các yếu tố như nhiệt độ, nước, ánh sáng, đất đai, dinhdưỡng Trong đó, chú ý cung cấp đủ và cân đối các yếu tô dinh dưỡng, đặc biệt làcác yếu tố đa lượng N, P, K và phải kiểm soát được các loại sâu bệnh gây hại, hạn

chế sự phá hoại ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển, năng suất và chất

lượng bắp

Trang 27

1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt trên thế giới

Bắp ngọt được tiêu thụ cả tươi và chế biến (chủ yếu đóng hộp hoặc đônglạnh), là một loại rau phổ biến ở Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước sản xuất, tiêu dùng vàxuất khâu bắp ngọt lớn nhất trên toàn cầu Theo báo cáo của cơ quan phát triểnnông nghiệp Hoa Kỳ sản lượng bắp ngọt năm 2007 vượt qua 600 triệu USD với26.250 ha Bắp ngọt chủ yếu sử dụng ăn tươi tiêu thụ 3,87 kg/người/năm, bắp ngọtđông lạnh 4,2 kg/người/năm, bắp ngọt đóng hộp là 3,7 kg/người/năm Tổng số bắpngọt tiêu thụ ở Mỹ bình quân trên đầu người với cả bắp ăn tươi, đông lạnh và đónghộp là 11,7 kg/ngườ/năm (Diane, 2004).

Năm 2020, lượng bắp ngọt chế biến hoặc bảo quản xuất khẩu trên toàn thếgiới tăng lên 799 nghìn tan, tăng +3,1% so với năm 2019 Về mặt giá trị, xuất khẩu

tăng +4,1% so với cùng kỳ lên 1 tỷ USD vào năm 2020 Trong đó, Hungary (228

triệu USD), Thái Lan (216 triệu USD) và Pháp (193 triệu USD) là những quốc gia

có mức xuất khâu cao nhất vào năm 2020, cùng chiếm 61% xuất khâu toàn cầu(IndexBox, 2021).

Năm 2020, Đức (85 nghìn tan), Anh (75 nghìn tan), Nhật Bản (59 nghìn tan)

là những nước nhập khẩu bắp ngọt bảo quản lớn nhất Tiếp theo là Nga, Hàn Quốc,Tây Ban Nha, Bi, Pháp, Mỹ, Ý, Ba Lan và Philippines Các quốc gia này chiếm60% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu Về giá tri, các thị trường nhập khẩu bắp ngọtbảo quản lớn nhất trên toàn thế giới là Đức (117 triệu USD), Anh (107 triệu USD)

và Nhật Bản (97 triệu USD), với tổng cộng 31% thị phần nhập khẩu toàn cầu TâyBan Nha, Bi, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Y, Thụy Dién, Ba Lan, Mỹ và Philippines tụtlại phía sau một chút, cùng nhau chiếm thêm 32% (IndexBox, 2021)

1.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt tại Việt Nam

Trồng bắp ngọt cho thu nhập cao biến động từ 69,2 — 110,8 triệu đồng/vụ/hacao hơn nhiều so với bắp tẻ hoặc lúa, trong khi thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 60 —

70 ngày/vụ (Nguyễn Văn Thu, 2012) Hiện nay, tại khu vực miền Bắc còn có nhiều

nhà máy chế biến bắp ngọt ở Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, với nhu cầu bắpngọt để xuất khẩu hàng chục nghìn tan/nam (Lê Thị Kiều Oanh, 2014) Ở Việt

11

Trang 28

Nam, việc nghiên cứu, chọn tạo giống bắp ngọt trong nhiều năm qua chưa được đầu

tư và quan tâm đúng mức so với yêu cầu Nên hàng năm, nước ta nhập nội khoảng

30 — 40 tấn hạt giống, tương đương 4,000 — 5,000 ha (Nguyễn Văn Thu, 2009)

Hiện nay, nhiều giống bắp ngọt nhập nội như Hibrix53 (Công ty TNHH AdvantaGroup), SW1011 (Công ty TNHH xuất nhập khẩu hạt giống Việt Thai), Honey 10(Công ty TNHH Mùa bội thu), Golden Cob (Công ty liên doanh hạt giống Đông

Tây) có giá bán hạt giống cao, dao động từ 600,000 — 900,000 đồng/kg (Nguyễn

Thị Nhài và cs., 2020).

Trong vài năm trở lại đây giá xuất khâu mỗi kg bắp ngọt của Việt Nam tăng

ổn định Năm 2013, giá là 1,18 USD/kg và năm 2020 là 1,38 USD/kg Điều này théhiện mức tăng 16,9% Giá cao nhất là vào năm 2020, trong khi thấp nhất là vào năm

2016 ở mức 1,19 USD/kg Từ năm 2017 đến năm 2019, xuất khẩu bắp ngọt tăng11,86%, thu về 7,84 triệu USD cho cả nước năm 2019 Tổng gia tri xuất khẩu bắpngọt của Việt Nam lần lượt là 4,115 nghìn USD; 6,778 nghìn USD; 8,785 nghìnUSD và 7,836 nghìn USD tính bằng nghìn USD cho các năm 2016, 2017, 2018 và

2019 (Selina, 2023).

Từ đó cho thấy nhu cầu về hạt giống bắp ngọt F1 phục vụ cho nhu cầu sảnxuất cho cả nước là rất lớn

Bảng 1.3 Giá trị và số lượng xuất khẩu bắp ngọt ở Việt Nam

Năm Số lượng xuất Đơn giá Giá trị xuất khẩu

khâu (tân) (USD/Kg) (nghin USD)

Trang 29

1.5 Điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống

1.5.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón

Việc bón phân không cân đối là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình

trạng bắp bị lép hạt Đặc biệt, nếu bón quá nhiều đạm vào giai đoạn tré cờ, phunrâu, việc kết hạt cũng bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hạt, dé dan đến hiệntượng kết hạt kén (bồ cào, răng cưa) Việc bón phân cân đối, theo đúng bốn nguyên

tắc: Bón đúng loại, bón đúng lượng, bón đúng thời điểm, bón đúng cách giúp hạtchín đồng đều, đúng thời điểm thu hoạch, đạt năng suất (Nguyễn Lân Hùng, 2013)

1.5.2 Ảnh hưởng của việc thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Độ chin của hạt: Rau bắp khô, đen, vỏ bi trái bắp chuyển sang màu vàngcánh gián hoặc vàng nhạt, đầu hạt cứng, đỉnh hạt bắt đầu co (nhăn) lại, chân hạt

có điểm đen Khi thu hoạch nếu hạt không đạt độ chín nhất định sẽ làm ảnhhưởng đến chất lượng hạt, độ nảy mam, nang suat.

Thời gian thu hoạch: Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng thu hoạch bap đã

chín về rải mỏng phơi khô Nếu bắp chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập

bắp chúi xuống dé nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt bắp Đếnkhi nang ráo sẽ thu về phơi Bap hái về không nên đồ đống vì bắp tươi có độ ẩm cao

dé bị thối mốc

Quá trình xử lý, làm khô hạt: Loại bỏ các tạp chất, các bắp không đạt yêucau, dam bảo độ sạch của bắp, có thé phơi ca bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết

cho quá trình bảo quản Trước khi phơi, bắp phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu bắp

Có thé sử dung lá be dé bó nhiều bắp thành từng chùm treo phơi va bảo quảnnguyên bắp Sử dụng thiết bị sấy (máy sấy MS, lò sây thủ công SH - 200) để nhanhchóng làm khô lượng bắp lớn tới độ ẩm cần thiết, bảo toàn được chất lượng sảnphẩm, tránh hiện tượng bốc nóng, men mốc, thối hỏng.

Điều kiện phơi, sấy hạt: Thời tiết nắng nóng sẽ là một lợi thế giúp hạt nhanhkhô, tránh hiện tượng bị thối mốc do âm độ cao Không phơi trực tiếp trên sân haynên bê tông dé tránh làm biến dạng hạt Phơi hạt giống trên sàn dé hạt khô đều vàsạch Hạn chế thấp nhất các ton thất cả về số lượng lẫn chất lượng hạt giống (TrầnVăn Dư và cs., 2011).

Trang 30

1.5.3 Ảnh hưởng của việc bảo quản

Mục đích của việc bảo quản hạt giống chính là đảm bảo sao cho hạt giốngvẫn giữ nguyên độ nảy mầm Bởi nếu công tác bảo quản không tốt, chất lượng hạtgiống không được đảm bảo, khả năng nảy mầm không cao, khiến cho năng suấtgieo mam bị giảm sút và ảnh hưởng đến quá trình trồng Dé hạn chế tỷ lệ tốn thất

trong bảo quản phải có dụng cụ bảo quản và chất lượng bắp đem bảo quản thíchhợp Các kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ và có nắp kín, phải có máiche, khô ráo, thoáng, không bị âm, đột, có biện pháp phòng chống sâu, mọt, chuột,

chim Phải thường xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng bắp dé kịp thời phát hiện và

xử lý các sự cô khi cần thiết (Trần Văn Dư và cs., 201 1)

1.5.4 Ảnh hướng của mùa vụ đến sản xuất bắp lai

Từ các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng mùa vụ ảnhhưởng lớn tới việc sản xuất bắp đặc biệt là năng suất Theo tạp chi Journal of

Applied Life Sciences and Environment Vol LIV, Issue 2 (186)/2021: 183-199.

Anh hưởng của thời vụ gieo sa đến năng suất, chất lượng ngô ngọt được khảo sátbang cách gieo 3 giống ngô ngọt (Zea mays L.) các giống lai có độ trưởng thànhkhác nhau trong khoảng thời gian khoảng hai tuần một lần từ ngày 21 tháng 9 năm

Từ dan chứng trên cho thay vụ Thu Đông 2022 va Xuân Hè 2023 thích hợp

để sản xuất hạt lai bắp ngọt ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

1.6 Ưu thế lai và phương pháp chọn giống ưu thế lai

Trang 31

nhiều đặc tính chống chịu khác hơn hắn bố mẹ như tính chống nóng, chống lạnh,chống đồ, chống sâu bệnh (Vũ Đình Hòa và cs., 2005).

Giống lai có tiềm năng năng suất cao: Năng suất của giống lai ở cây giao

phan thường có năng suất cao hơn nhiều so với các giống tự do tốt nhất, giống lai ởcây tự thụ phan có năng suất cao hơn so với các giống thường từ 25 — 30% Ngoài

ra, những tính trạng mới mong muốn có thé dé dàng đưa vào giống lai, chẳng hạntính kháng bệnh, chất lượng sản phẩm

Bản thân giống lai có cơ chế bảo hộ di truyền, hạt giống của giống thụ phấn

tự do cho năng suất tương đương như bố mẹ, nhưng năng suất gieo trồng bằng hạtthu từ cây lai F1 thấp hơn nhiều so với năng suất của Fl (Vũ Đình Hòa và cs.,2005).

1.6.2 Những biểu hiện của ưu thé lai ở thực vật

Dé tiện lợi cho việc sử dụng ưu thé lai và tạo ra giống ưu thế lai phục vụ sảnxuất, người ta chia ưu thế lai theo sự biểu hiện và theo quan điểm sử dụng:

Ưu thế lai sinh sản là loại ưu thé lai quan trọng hàng dau

Ưu thé lai sinh dưỡng

Ưu thế lai thích ứng

Ưu thể lai tích lũy (Vũ Đình Hòa và cs., 2005)

1.6.3 Các phương pháp tạo ưu thế lai

Lai khác dòng: Tạo ra các dòng thuần bằng cách cho thụ phấn đối với các cây

giao phan qua nhiều thế hệ Có thé tiến hành các phép lai:

Lai khác dòng đơn: Tạo hai dòng thuần rồi cho chúng giao phan với nhau

Dòng A x Dòng B => Con lai C (dùng trong sản xuất)

Lai khác dòng kép: Trong một số trường hợp, con lai khác dòng không có

ưu thế lai nhưng nếu đem con lai này lai với con lai của hai dòng thuần khác sẽ tạo

ra giống lai mới có đặc tính tốt của nhiều dòng thuần

Dòng A x Dòng B => Con lai C Dòng D x Dòng E => Con lai FCon lai C x Con lai F => Con lai kép G (dùng trong sản xuất)

15

Trang 32

Lai thuận nghịch: Cho kết quả lai không giống nhau khi đối vị trí dòng bố

mẹ Ở phép lai thứ nhất kiểu gen này được dùng làm mẹ, ở phép lai thứ hai sẽ đượcdùng làm bố

Lai khác thứ: Lai hai hay nhiều thứ có nguồn gốc gen khác nhau dé tạo giốngmới, thông thường có ưu thé lai rõ ràng (Vũ Dinh Hòa và cs., 2005)

1.7 Quy chuẩn sản xuất

Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống bắp lai F1 áp dụng theo quy địnhTCVN 12182:2018

* Yêu cầu ruộng giống áp dụng theo (TCVN 8550:2011) Giống cây trồng —phương pháp kiểm định ruộng giống

- Yêu cầu về đất: Ruộng nhân giống bố me và sản xuất hạt giống bắp laitrước khi gieo trồng phải không có cỏ dại và các cây trồng khác

- Số lần kiểm định: Ruộng nhân giống bố mẹ và sản xuất hạt giống bắp lai

phải được kiểm định ít nhất 4 lần:

+ Lần 1: Khi bap có 5 — 7 lá (kiểm tra nguồn gốc giống bố me, cách ly,

cây khác dạng, cỏ dai).

+ Lần 2: Khi có 1 — 5% số cây mẹ phun râu (kiểm tra, cách ly, cây bố khác

dạng đã hoặc đang tung phan, cây mẹ chưa khử hết bao phan, sâu bệnh)

+ Lần 3: Khi có 70% số cây mẹ phun râu (kiểm tra, cách ly, cây bố khácdạng đã hoặc đang tung phấn, cây mẹ chưa khử hết bao phan, cây mẹ khác dạng,

sâu bệnh).

+ Lần 4: Trước thu hoạch 5 — 10 ngày (kiểm tra hủy bó, sâu bệnh, dự kiếnnăng suất).

Trong đó, ít nhất 2 lần kiểm định thứ 3 và thứ 4 phải do người kiểm định

đồng ruộng được công nhận thực hiện

* Tiêu chuẩn ruộng giống

- Cách ly: Ruộng sản xuất hat lai F1 phải cách ly với các ruộng bắp khác ởxung quanh bang 1 trong các phương pháp như Bảng 1.4

Trang 33

Bảng 1.4 Quy định về cách ly không gian

Phương pháp Ruộng sản xuất hạt lai

1 Cách ly không gian (m)

- Giữa ruộng giống với các ruộng bắp khác 300

- Ruộng có trồng ít nhất 3 hàng bố bảo vệ 200

xung quanh hoặc có vật cản tự nhiên như: tường

rào cao, hàng cây.

- GIữa các ruộng sản xuất hat lai Fl có 5

chung 1 bố

Thời diém tré cờ — phun râu

của ruộng giống phải chênh

„ " Ộ lệch so với thời điểm trỗ cờ —

2 ĐEN fp HUÔI BIỂN NHÀ Y) tung phấn của các ruộng bắp

khác trong phạm vi cach lykhông gian ít nhất 10 ngày.Bảng 1.5 Quy chuẩn chất lượng hạt giống F1

Chỉ tiêu Dòng bố, mẹ Hat lai F1

Độ sạch, không nhỏ hơn (%) 99,0 99,0

Ty lệ nay mam, không nhỏ hơn (%) 85,0 85,0

Độ am, không lớn hơn (%) 115 115

Ghi chú: Đối với bắp ngot, tỷ lệ nay mam không nhỏ hơn 80%

1.8 Dòng thuần, tổ hợp lai thực hiện trong đề tài

Bảng 1.6 Tính trạng mục tiêu của 4 dong bắp ngọt đời S; sử dung làm thí nghiệmtrong vụ Thu Đông 2022 và Xuân Hè 2023

N7C Sài AST-5/NAG411-bk-15-2-1-3-2-2-2

NI0 a1 Hibrix-3/NAG422-1-1-6-4-4-7-1

R111 92 (NAG420/Hibrix49)//(28B 1 sh2R/Ki43639Y Ssh2)-3-2-2-1-2-4-2

K60 32 (NAG420/Bright Gene)//(NAG420/Hibrix49)-1-2-1-3-1-5-7Dòng mẹ N7C của THL1 (N7C x N10) được phân ly, lam thuần từ nguồnAST-5/NAG411-bk qua 7 đời bằng phương pháp pha hệ Dòng có đóng bắp thấp,dang trái to, dai, hạt to, màu vàng nhạt, múp đầu.

Dòng bố N10 của THLI (N7C x N10) được phân ly, làm thuần từ nguồnHibrix-3/NAG422 qua 7 đời bằng phương pháp phả hệ Dòng có sức sinh trưởng

17

Trang 34

khỏe, kháng bệnh đốm lá ở mức trung bình, khả năng tung phấn tốt, hạt màu vàng

nhạt, bóng, ăn ngọt, ít xơ.

Dong mẹ R111 của THL2 (R111 x K60) được phân ly làm thuần từ nguồn(NAG420/Hibrix49)//(28B 1sh2R/Ki43639YSsh2) qua 7 đời bằng phương pháp pha

hệ Dòng có sức sinh trưởng khỏe, bắp thon, dài, hạt to, múp đầu, màu vàng nhạt

Dòng bồ K60 của của THL2 (R111 x K60) được phân ly làm thuần từ nguồn(NAG420/Bright Gene)//(NAG420/Hibrix49) qua 7 đời bằng phương pháp pha hệ.Dòng có khả năng kháng bệnh khô vằn ở mức khá, hạt to, ăn ngọt

Bảng 1.7 Tính trạng của 2 THL khảo sát tại Trung tâm nhân giống Thịnh Phát,huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Thời gian khảo sát Tính trạng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trang 35

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 8/2022 đến thang 5/2023 tại Trung tâmnhân giống Thịnh Phát, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

2.2 Điều kiện thời tiết và đặc tính đất khu thí nghiệm

2.2.1 Điều kiện thời tiết

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận trong thời gianthực hiện thí nghiệm

Nhiệt độ Tổng sỐ Lượng mưa Độ âmTháng trung bình giờ nang trung binh trung binh

Trong vụ Thu Đông 2022 (từ tháng 8 — 11/2022) nhiệt độ dao động từ 24°C —

32°C, gió trung bình, âm độ từ 80 — 84%, lượng mưa trung bình khá cao 174,0 mm,

trung bình tổng số giờ nắng trong tháng là 193,5 giờ

Trong vụ Xuân Hè 2023 (từ tháng 02 — 5/2023) nhiệt độ dao động từ 23°C —

38°C, gió nhẹ, âm độ từ 73 — 81%, lượng mưa trung bình thấp 21,5 mm, trung bìnhtổng số giờ nắng trong tháng là 229,3 giờ

19

Trang 36

Đây là điều kiện thuận lợi đề tiến hành sản xuất hạt giống bắp ngọt tại tỉnh

Bình Thuận.

2.2.2 Đặc tính khu dat thí nghiệm

Bảng 2.2 Đặc tính khu đất thí nghiệm

Đạm Lân Kali Lân Kali

Thành phan cơ giới ? š : # n

pH CHC CEC tông tông tông đê dê

(%) K A K +A tA

_ (%) (meq/100g) sô sô sô tiêu tiêu

HO KCI Cát Thị Sét (%) (%) (%) (mg/100g) 6,81 6,10 70,6 20,3 9,1 0/78 1,9 0,06 0,1 0,86 0,03 0,34

(Nguồn: Viện nghiên cứu công nghệ sinh hoc và môi trường,2021)Kết quả phân tích đất ở Bảng 2.2 cho thấy khu đất thí nghiệm là đất cát phahàm lượng dinh dưỡng có trong dat ở mức trung bình Vì vậy trong quá trình thựchiện thí nghiệm đã tiến hành bón thêm các loại phân chuồng, phân hóa học vàotrong dat dé cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất tạo hat cao

2.3 Vật liệu nghiên cứu

Bốn dòng bắp ngọt đời S; được khảo sát tại Trung tâm nhân giống ThịnhPhát, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, được kí hiệu lần lượt là: N10 (dòng làm bố1), N7C (dòng làm mẹ 1), K60 (dòng làm bố 2), R111 (dòng làm me 2) Cả bốn

dòng được sử dụng cho cả hai thí nghiệm.

Bang 2.3 Nguồn gốc 4 dòng bắp ngọt đời S; sử dụng làm thí nghiệm trong vụ Thu

Trang 37

Bang 2.4 Đặc tinh 4 dòng bó, mẹ đời S;

Tên Vai CCC CCDB NIE s CDT DKT Ngọt

n a MDST 50% 50% Ậ dòng trò (cm) (cm) SG SG (cm) (cm) (brix)

N7C Q Khoe 1953 80,0 51 50 14,5 5,0 11,8 N10 3 Khoe 245,0 82,5 51 52 180 5,2 12,0 R111 Q Khoe 200.2 98,5 48 48 153 4,1 12,0

K60 6 Rấtkhỏe 210,1 75,4 50 49 166 43 12,5(Nguôn: Trung tâm nhân giống Thịnh Phat, 2018)

Ghi chủ: MĐST: Mức độ sinh trưởng; CCC: Chiểu cao cây; CCĐB: Chiêu caođóng bắp; NTP: Ngày tung phan; SG: Sau gieo; NPR: Ngày phun râu; CDT: Chiêudai trai; ĐKT: Đường kính trai.

Dòng N7C: Sinh trưởng khỏe, kháng bệnh gi sắt và bệnh đốm lá tốt, đóngbắp thấp, lá to, màu xanh nhạt, dạng lá đứng, khả năng phun râu ở mức tốt Trái to,đài trung bình, bao bị tốt, hạt to và đài trung bình, màu vàng đậm

Dòng N10: Sinh trưởng khỏe, kháng bệnh gi sắt và bệnh đốm lá tốt, đóngbắp thấp, lá to trung bình, màu xanh đậm, dang lá đứng Trái thon, dai, bao bi tốt,hạt to trung bình, dài, màu vàng đậm, cờ chùm, nhiều nhánh, nhánh nhỏ, dài, mật độ

bông cờ nhiều Khả năng tung phấn và phun râu ở mức tốt

Dòng R111: Sinh trưởng khỏe, kháng bệnh gi sắt và bệnh đốm lá tốt nhưngkháng bệnh sọc lá kém, đóng bắp thấp, lá to trung bình, màu xanh nhạt, dạng lá

đứng, khả năng phun râu ở mức tốt Trái to và dài trung bình, bao bi tốt, hạt hơi

nhỏ, dài, màu vàng đậm.

Dòng K60: Sinh trưởng rất khỏe, kháng bệnh gi sắt và bệnh đốm lá tốt, đóngbắp cao trung bình, lá to, màu xanh nhạt, dạng lá đứng Trái to, dài, bao bi tốt, hạt

to, dai, màu vàng dam, cờ xòe, nhiều nhánh, nhánh to, dài, mật độ bông cờ nhiều

Kha năng tung phan và phun râu ở mức tốt

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Cả hai thí nghiệm đều được bé trí như nhau, các chỉ tiêu theo dõi tương tựnhau Trong đó, thí nghiệm 1: Trồng vụ Thu Đông (tháng 8 — 11/2022), thí nghiệm2: Trồng vụ Xuân Hè (tháng 02/2023 — 5/2023)

Thí nghiệm được bồ trí không lặp lại trong đó các dòng bố mẹ được trồngtuần tự 1 hàng bố, 4 hàng mẹ Thời gian thụ phấn của bắp ngọt kéo dai trong

21

Trang 38

khoảng 3 — 5 ngày, trong đó THL1 (N7C x N10) dong mẹ trồng cùng ngày với dòng

bố, có ngày phun râu 50% sau gieo là 50 ngày, THL2 (R111 x K60) dòng me trồngsau dong bé 2 ngày, có ngày phun râu sau gieo là 48 ngày

Tổng số ô thí nghiệm cho một tổ hợp lai là 1 ô

Diện tích 6 thí nghiệm: 10 mx 10,5 m= 105 m’

Khoảng cach trồng: Hang cách hàng 0,7 m, cây cách cây 0,25 m

Khoảng cách giữa 2 ô thí nghiệm: 2 m.

Số cây trên mỗi 6 thí nghiệm: 600 cây (480 cây me, 120 cây bồ)

Hàng bảo vệ của THL1 (N7C x N10) sẽ trồng dòng bố 1, hang bảo vệ củaTHL2 (R111 x K60) sẽ trồng dong bồ 2

Trang 39

2.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy số liệu tuân theo Quy chuẩn kỹthuật Quốc Gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của tổ hợp lai bắpTCVN 13381-2:2021 Chỉ tiêu về chất lượng hạt giống bắp ngọt lai theo QCVN 01-53: 2011/BNNPTNT.

Theo dõi số liệu: Các số liệu được theo dõi trên 30 cây mẫu Theo dõi định kì

10 ngày/1 lần, bắt đầu từ thời điểm 10 NSG Dòng bố chỉ theo dõi các chỉ tiêu đếngiai đoạn tung phân Dòng mẹ theo dõi cả 2 giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và

sinh trưởng sinh thực.

2.5.1 Tình hình mọc mầm

- Ngày mọc mam (NSG): Từ ngày gieo đến ngày có trên 50% số cây có bao

lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông) Quan sát toàn bộ cây/ô

- Tỷ lệ mọc mam (%) = (Số cây mọc mằầm/tổng số cây trồng) x 100 Theo

dõi lúc 7 ngày sau g1eo.

2.5.2 Thời gian sinh trưởng

- Ngày tung phấn (NSG): Tinh từ ngày gieo đến ngày có hon 50% số câytrên 6 tung phan được 1/3 trục chính Chỉ theo dõi dòng bó

- Ngày phun râu (NSG): Từ lúc gieo đến lúc có hơn 50% số cây trên ô có

râu dai từ 1 — 2 em (Chi theo dõi dòng mẹ).

- Ngày thu hoạch (NSG): Theo dõi dong me từ ngày gieo đến giai đoạn thuhạt khô.

2.5.3 Chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng bố và mẹ

- Chiều cao cây (cm): Do theo phương pháp vuốt lá, tính từ mặt đất đếnngọn lá dài nhất Do 5 lần, các lần đo cách nhau 10 ngày bat đầu từ thời điểm 10NSG.

- Chiều cao thân chính (cm): Đối với dòng bố, đo từ mat đất đến đỉnh cờ lúcgiai đoạn chín sữa Còn đối với dòng mẹ, đo từ mặt đất đến lá cuối cùng

- Chiều cao đóng bắp (cm): Do từ gốc sát mặt đất đến đốt mang trái hữuhiệu trên cùng (chỉ theo dõi dòng mẹ).

- Đường kính thân (cm): Do cách gốc 20 em ở thời điểm 2 tuần sau trổ cờ

23

Trang 40

- Số lá (lá/cây): Đếm số lá định kỳ khoảng cách các lần đếm là 10 ngày Lá

được tính khi có lưỡi lá và cô lá Mỗi lần đếm có đánh dấu bằng cách chấm sơn đỏ

lên lá để tiện cho việc đo đếm lần sau

- Diện tích lá (dm’/cay) đo 1 lần ở thời kỳ tung phan và phun râu Phươngpháp đo:

+ Do tat cả số lá xanh của 30 cây mẫu vào thời ky tung phan và phun râu.+ Chiều dai lá: Tính từ gốc đến ngọn của phiến lá

+ Chiều rộng lá: Do ở phan rộng nhất của phiến lá

+ Diện tích lá (S) được tính theo công thức: S (dm’) = š (D x R x 0,7)

Trong đó: D là chiều dài của các lá trên cây (dim)

R là chiều rộng của tất cả các lá trên cây (dm)

0,7 là hệ số hiệu chỉnh

>: Là tổng số lá xanh có trên cây vào thời gian theo dõi

- Độ bọc kín lá bi: Chia theo thang điểm 5 trong đó điểm 1 là bọc kin đầutrái, điểm 5 là hở đầu trái nặng nhất, đánh giá toàn bộ cây/ô

+ Phương pháp đánh giá:

3Hình 2.2 Độ bọc kín lá bi theo thang điểm từ 1 — 5Điểm 1 Rat kin: Lá bi kin đầu bắp và vượt khỏi bap

Điểm 2 Kin: Lá bi bao kín đầu bắp

Điểm 3 Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp

Điểm 4 Ho: Lá bi không che kín bắp dé hở đầu bắp

Điểm 5 Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN