Mục tiêu của đề tài là khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của 8 dòng dưa leo đơn tính cái đời Ss trồng trong nhà màng tại TP.HCM, xác định khả năng đậu quả và tạo hạt lai của cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
3k 3k SS 3k 8 3 3k 3€ 3k 2S 3 8 3K 8 3K 3 3K 3 3K 3s 3K 2 3É 3 2 3K
NGUYEN THI TRINH NUONG
ĐÁNH GIA UU THE LAI CUA 8 DONG DUA LEO
(Cucumis sativus L.) BON TINH CAI ĐỜI Ss VÀ XÁC
ĐỊNH TO HOP LAI UU TU THÍCH NGHỊ VỚI
CANH TAC TRONG NHA MANG TAI
THANH PHO HO CHi MINH
DE AN THAC SĨ KHOA HOC NONG NGHIỆP
Thanh pho Hồ Chí Minh, thang 02 năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
NGUYEN THI TRINH NUONG
DANH GIA UU THE LAI CUA 8 DONG DUA LEO
(Cucumis sativus L.) BON TINH CAI ĐỜI Ss VÀ XÁC
ĐỊNH TO HỢP LAI UU TÚ THÍCH NGHI VỚI
CANH TÁC TRONG NHÀ MÀNG TẠI
Trang 3ĐÁNH GIA UU THE LAI CUA 8 DONG DUA LEO(Cucumis sativus L.) BON TÍNH CAI ĐỜI Ss VÀ XÁCĐỊNH TO HOP LAI UU TU THÍCH NGHI VỚICANH TAC TRONG NHA MANG TAITHANH PHO HO CHi MINH
NGUYEN THI TRINH NUONG
Hội đồng cham đề án:
1 Chủ tịch: TS NGUYÊN DUY NĂNG
Trường Đại học Nông lâm TP HCM
2 Thư ký: TS TRÀN VĂN THỊNH
Trường Đại học Nông lâm TP HCM
3 Phản biện: TS LÊ CÔNG NÔNG
Viện Nghiên cứu dâu và Cây có dâu
Trang 4Từ tháng 01 năm 2020 đến nay làm việc tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tinh Tay Ninh
Từ tháng 12 năm 2021 theo học Cao học ngành Khoa học cây trồng tại TrườngĐại hoc Nông Lâm Thành phó Hồ Chi Minh
Dia chỉ liên lạc: 527 Pham Hùng, ấp Long Bình, xã Long Thành Nam, thị xã
Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Điện thoại: 0934062812
Email: trinhnuong021189@gmail.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bồ trong đề án này là trung thực và là một phầntrong đề tài “Lai tạo và đánh giá tổ hợp lai dưa leo (Cucumis sativus L.) đơn tính caithích nghỉ với canh tác trong nhà màng tại thành phố Hồ Chí Minh” do ThS Doan
Hữu Cường làm chủ nhiệm Những số liệu trong đề án được phép công bố với sự
đồng ý của chủ nhiệm đề tài
Chủ nhiệm đề tài Học viên thực hiện
Đoàn Hữu Cường Nguyễn Thị Trinh Nương
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành quá trình học tập và đề án tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của chính
bản thân tôi còn có những người thân yêu luôn sát cánh bên cạnh.
Chân thành cảm on Ban lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Nông học và Quý thầy cô đã truyền đạtkiến thức và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập tại trường
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Huỳnh Văn Biết, ngườiluôn tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu, có những lời khuyên,động viên thiết thực dé giúp em hoàn thành dé án tốt nghiệp
Em xin cảm ơn TS Hà Thị Loan, phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học
Hồ Chí Minh và ThS Đoàn Hữu Cường, phó trưởng Phòng Thực nghiệm Cây trồng
đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề
án.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh đãtạo điều kiện cho em tham gia khóa học và hoàn thành đề án
Xin được cảm ơn gia đình luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ và đồng hành cùng
em trong suốt thời gian qua
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 7TOM TAT
Đề tài “ Đánh giá ưu thé lai của 8 dòng dua leo (Cucumis sativus L.) đơn tinh
cái đời Ss và xác định tổ hợp lai ưu tú thích nghỉ với canh tác trong nhà màng tạiThành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện tai Trung tâm Công nghệ Sinh học
TP.HCM từ tháng 11/2022 đến tháng 05/2023 Mục tiêu của đề tài là khảo sát khả
năng sinh trưởng và phát triển của 8 dòng dưa leo đơn tính cái đời Ss trồng trong nhà
màng tại TP.HCM, xác định khả năng đậu quả và tạo hạt lai của các dòng dưa leo
đơn tính cái, chọn được tô hợp lai có những tính trạng tương đương hoặc vượt trội sovới các giỗng dua leo F1 đơn tinh cái được trồng trong nhà màng đang được sản xuất
trên thi trường (Vino 157).
Đề tài gồm 03 thí nghiệm chính:
+ Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 dòng dua
leo đơn tính cái.
Kết quả cho thay dòng dua leo DL06 có năng suất thực thu cao nhất (34,89
tân/ha), dòng DL08 có quả nhiều nhất nhưng độ dài quả và đường kính quả nhỏ nhất.Dong DL0I có chiều dai và khối lượng cao nhất tuy nhiên lại có số quả ít nhất
+ Thí nghiệm 2: “Đánh giá khả năng tạo hạt lai giữa 8 dòng dưa leo đơn tính cái”
Kết quả cho thấy số hạt chắc từ 36 đến 65 hạt/quả; trong đó tô hợp lai DL05
X DLO7 có số hạt chắc cao nhất (65 hạt/quả); số hạt chắc ít nhất ở tổ hợp lai DL06 XDL08 (36 hat/qua).
+ Thí nghiệm 3: “Đánh giá wu thế lai của 8 dòng dưa leo đơn tính cái”
Kết quả cho thay năng suất thực thu của 28 tô hợp lai và giống đối chứng dao
động từ 34,29 — 51,33 tan/ha Trong đó tô hợp lai THL10 có năng suất cao hơn đối
chứng, THL1, THL2 và THL6 có năng suất tương đương giống đối chứng
Khả năng phối hợp (KNPH) về năng suất và chiều dai qua của 8 dòng đượcđánh giá thông qua 28 tổ hợp lai luân giao
Dòng vừa có KNPH chung vừa có KNPH riêng tốt là DL01, DL03, DL05
Trang 8Cuối cùng, các tổ hợp lai THL01, THL03 và THL10 cho thấy là 3 tổ hợp lai
tiềm năng cho năng suất và chất lượng quả phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
tại Việt Nam có thé giới thiệu cho sản xuất
Trang 9The study "Evaluating the hybrid vigor of 8 female cucumber (Cucumis sativus L.) lines Sg and identifying elite hybrid combinations adapted to
greenhouse cultivation in Ho Chi Minh City" was carried out at Ho Chi Minh City
Biotechnology Center from November 2022 to May 2023 The objective of the study was to investigate the growth and development ability of 8 female
monoecious cucumber lines of the S8 generation grown in greenhouses in Ho Chi Minh City, determine the ability of fruiting and hybrid seed production of
monoecious cucumber lines female, select hybrid combinations with traits
equivalent to or superior to female single-sex Fl cucumber varieties grown in greenhouses currently being produced on the market (Vino 157).
The project includes 03 main experiments:
+ The first experiment: “Evaluating the growth and development ability
of 8 female monosexual cucumber lines of the Ss generation” The results showed that cucumber line DL06 had the highest net yield (34.89 tons/ha), line DLO8 had the most fruit but the fruit length and fruit diameter were the smallest Line DLO1 has the highest length and weight but has the least number of fruits.
+ The second experiment: “Evaluating the ability to create hybrid seeds
between 8 female unisexual cucumber lines” The results showed that the number
of firm seeds was from 36 to 65 seeds/fruit; In which the hybrid combination DL05
X DL07 has the highest number of firm seeds (65 seeds/fruit); The number of firm seeds 1s the least in the hybrid combination DL06 X DL08 (36 seeds/fruit).
+ The three experiment: “Evaluating the hybrid vigor of 8 female unisexual cucumber lines".
The results showed that the actual yield of 28 hybrid combinations and
control varieties ranged from 34.29 to 51.33 tons/ha In which the hybrid
Trang 10combination THL10 has a higher yield than the control, THL1, THL2 and THL6
have the same yield as the control.
The ability to combine in term of yield and fruit length of 8 lines was
evaluated through 28 intercross combinations.
The line that has both general and good specific combination ability are
Trang 11MỤC LỤC
Trang ChUan 0 a5 1
Loy lịch: 6á: hath sex z2 561 as seeneuneneserncamiie emmaueneuaeen een! il
1.1 Giới thiệu sơ lược về cây dưa leo -2¿22¿222+222+22+222E22EE22EE2EEEerrrerrree 31.1.1 Nguồn gốc và phân bố S201 2 0010100101000116600 001230006 tuc 3
1 2 AN Ti hoc s:<eokác gu 3ascAG385nn208680-saabsSulingeg6ibis4giulEsSieSabitbzkagilinulidtiEiisoiSdS80404ussi:3i3ã33aguu38aaaul 4
1.1.3 Đặc điểm thực vật học - 2 25222122122122122122121122122111112211111 1116 51.2 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và chất điều hòa sinh trưởng đền giới tính
NYE LOO se eneseerseisoeeoeirsoiatioagigiipEikE294045300030400546/0013155352G21300105159)00013740310011380009000.0990P4 6
1.2.1 Ảnh hưởng của yếu tô môi trường đến giới tính dua leo - - 6
1.2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng -2¿©22z22++22z+2zz+zscez Ỹ1.2.3 Ứng dụng các dang giới tính trong sản xuất hat lai -2- 255255522 81.2.4 Phuong pháp củng có dòng dưa leo đơn tính cái 22 5255255552552 101.3 Cơ sở khoa học của công tác chọn tạo giỐng - -222222++2+z2z++zxee 121.4 Khả năng phối hợp và phương pháp đánh gia khả năng phối hợp trong chọn giống
CAY trOM g1 14
1.4.2 Phương pháp đánh giá khả năng phối hợp - 2 2252222222222: 151.5 Nguồn gốc các dòng dưa leo đơn tinh cai sử dung trong thí nghiém 15
Trang 12Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
Qed NOL QUHE TiBHIGH: COU escasasessxssessassacn SE EHink8050000188339Ạ SHEE812091GSA3SS01380489G08:30883337838448005355E 18
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện 2-5 2 sS£SE2E£EEEEEEEEEEEEEEE 12121121 te 18
2.3 Điều kiện thí nghiệm - 2 2©S222E22E122122112212112212211211221211211 1122 c2 18
DA, WAC TU (HÍ:THEHHỆTHseresenetdesennsirndetetsiietosoagitrilioptltcopxUi24io8rEnSgPS82g0-20740912402101201G08 19
2.5 ai 30): )50)0) (i0 0 20
2.5.1 Nội dung 1: Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh giá khả năng tạo
hat lai giữa 8 dòng dưa leo đơn tính cái -5-<52++2csscssczsceerree 20
2.5.1.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - - 5-5 5+ S2 Sssseererrerrrrrex 222.5.2 Nội dung 2: Đánh giá ưu thế lai của 8 dòng dưa leo đơn tinh cái 24
° V0 N06) 8n 242.5.2.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi tiến
hank tương tự nổi CHGS | seseessssseerssrsossistEiEEEELEASGSSIGĐSXSSGHEEBSISSS551984800835899888 24
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 2-22 222S222222122112212212221271212221 2122 re 25
2.7 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc - 2-22 22 +£+2E+2E+£E+zE+zx+zzzzzzzz 25
"nôn 0n 25
LE, TY ee ee ee ee ee ae 26
2.7.3 TrOMg CAY Ăắi 26DTV EFAS EMEA SOOO et es el se ec Sole a one 26
DD, WU HOB 6 lisss.scmsascenenesenees svemn mess scum camcsanerna ea iesise asaatasas saat a uSReR ARE eaRNAaAURTAARSE 28
Chương 5 KẾT GUÁ VÀ THẢO LUAN sexseseseeeaasasobeasddaesdisolbsGioslisgtee 29
3.1 Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và khả năng tạo hạt lai của 8 dòng dưa
l6: đơn tĩnh: CAL đời SB cá coceronemnssceswe moe sueonmaseaevansunnce sap wemmensemcrenenawnemaeemvennanave 293.1.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 dong dua leo don tính cái thế hệ S8 29
3.1.2 Đánh giá khả năng tao hat lai giữa 8 dong dưa leo đơn tính cái 34
3.2 Đánh giá ưu thé lai của 8 dòng dưa leo đơn tính cái - -z -z- 373.2.1 Thời gian sinh trưởng của các tô hợp lai và giống đối chứng Vinol57 37
3.2.2 Một số đặc điểm hình thái của các tô hợp lai dua leo và giống đối chứng 39
Trang 13Mini HA HA ed BWEDDi RTiaseossiuesocuicidvedbiadridsoeminndiufdifindi/7800SL24Eaoi80in8lkgtdidfSöessuiGxGi0niElirinkdi 39
3.2.2.2 Đường kính gốc thân 2 2 ©2222222E22EE2EE22E1221221222122122112212222 xe 40
° 08.9020: 40
3.2.2.4 Hình thai quả, cảm quan thịt qua và độ cứng quả - - - - 42
3.2.3 Năng suất và các yếu tố cầu thành năng suất - 22 +s+s+2z+2z+zzzzzz 44
3.2.4 Tình hình bệnh hại trên các tổ hợp lai và giống đối chứng tham gia thí nghiệm
lt3800)860080060015034305040180220G1E805004Đ9S0.EDSECGIHLSDLSUGSHBIHGSERNIHIGEERES.SS0/009135.8000130084:8810q01 80xagassi 47
3.2.5 Ưu thé lai chuẩn về tính trạng khối lượng quả, chiều dai quả, đường kính quả,
năng suất thực thu 2-52 5222E22122122121121121212112112112112121212121 xe 493.2.6 Xác định khả năng phối hợp về tính trạng chiều dài quả, khối lượng quả và năng
suất thực thu của 8 dòng đưa leo -2¿22222+22++22++EE++EEE+EErzrxrrrrrre 513.2.6.1 Khả năng phối hợp về tinh trang chiều đài qua -2-5 - 513.2.6.2 Kha năng phối hop về tinh trạng năng suất thực thu . - 32
3.2.7 Một số đặc điểm của tổ hợp lai triển VOID to nnesisiabisz16155591461358139404957394808999828E 53
KET LUẬN VA DE NGHỊ, - 2< cs+steevvsetserrserserxsrrserssrrsrrssre 55
Trang 14DANH SÁCH CHỮ VIET TAT
CS : Cộng sự
ĐC : Đối chứng
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
lương thực và Nông nghiệp liên hiệp quốc)
IAA : 3-Indole acetic acid
GA : Gibberellic acid
GCA : General combining ability (kha năng phối hợp chung)
KNPH : Kha năng phối hợp
KNPHC : Khả năng phối hợp chung
KNPHR : Khả năng phối hợp riêng
Et : Lan lặp lai
NAA : Naptalene Acetic Acid
NSG : Ngay sau gieo
Trang 15leo đơn tình bãi || 29
Bảng 3.2 Màu vỏ quả, mặt cắt ngang, gai quả và độ giòn của các dòng dưa leo ở
Ni HỆ Ö BouuuaoindssirbrattigiSiSA40000G/000000103386087005000g0000019/304160090000000000/0030 30
Bảng 3.3 Số quả, độ dài quả, đường kính quả và khối lượng quả các dòng dưa leo
đơn tính cái ở thế hệ Sa c5c-c5ccsrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrreeeeeuuỞ
Bảng 3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các đòng dưa leo đơn tính cái
l0 33
Bảng 3.5 Tỉ lệ bệnh hại của các dòng dưa leo đơn tính cái ở thế hệ Ss thời điểm
cây được 6Ó HÃY: SAU G160, cscs mecemcmmamneres aes 2ˆ
Bang 3.6 Khả năng tạo hạt của lai giữa 8 dong dưa leo đơn tính cái thé hệ Ss 36Bảng 3.7 Thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch quả đầu và thời gian kết thúc thu
hoạch của các tô hợp lai dua leo và giống đối chứng .38Bảng 3.8 Chiều cao cây, đường kính thân, kích thước lá của các tổ hợp lai dưa
leo và giống đối chứng 2 2©22222E22E22E225223123121221121121222222222 e2 41Bảng 3.9 Chiều dài quả, đường kính quả, màu sắc quả, gai quả, cảm quan thịt
QU4, 00 CONE QUA sessnsoensiannsbssiotsttiSbSdĐENBBIGãSE1834040IĐ248018185.200345385838gi388upgsgaasal 43
Bảng 3.10 Các yếu tố cau thành năng suất của các tô hợp lai và giống đối chứng
Bảng 3.11 Tình hình bệnh hại trên các tổ hợp lai dưa leo và giống đối chứng 48
Trang 16Bảng 3.12 Ưu thế lai chuẩn về tính trạng khối lượng quả, chiều dài quả, đường
kính quả, năng suất thực thu - 2 2¿©22222222222+22E+2EEzzxzzrzzxczes 50
Bảng 3.13 Giá trị khả năng phối hợp chung (GCA) và khả năng phối hợp riêng
(SCA) về tính trạng chiều dai quả của 8 dong dưa leo - 51Bang 3.14 Giá trị khả năng phối hợp chung (GCA) va khả năng phối hợp riêng
(SCA) về tinh trang năng suất thực thu của 8 đòng dưa leo 53
Bảng 3.15 Một số đặc điểm của tô hợp lai dưa leo triển vọng - 54
Trang 17DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANGHình 2.1 Dưa leo trồng trong nhà màng thời điểm 15 NSG và 35 NSG 20Hình 3.1 Hình thái quả của 8 dòng dua leo đơn tính cái thế hệ Ss 33
Hình 3.2 Hình thái quả của tô hợp lai dưa leo triển vọng và giống đối chứng 54
Trang 18MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Dưa leo (Cucumis sativus L.) là loại cây rau ăn quả có giá trị thương mại lớn,
được trồng phô biến làm thực phẩm thông dụng ở nhiều nước trên thế giới Dưa leo
có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên được sử dụng như là sản phẩm rau phổbiến đứng hàng thứ tư sau cà chua, bắp cải và hành tây (Tatlioglu, 1993) Thành phầndinh dưỡng tính cho 100 g trái tươi gồm: protein (0,7 mg); calcium (24 mg); vitamin
A (20 IU); vitamin C (12 mg); vitamin B1 (0,024 mg); vitamin B2 (0,075 mg) và
niacin (0,3 mg) (Tran Thi Ba, 2017)
Trong những năm gan đây, diện tích nhà lưới, nhà màng tăng lên đáng kế Trước
sự gia tăng về diện tích nhà lưới, nhà màng việc nghiên cứu các giống rau trồng trongnhà màng cùng với quy trình công nghệ phù hợp là nhu cầu cấp thiết hiện nay củasản xuất Dưa leo là một trong những đối tượng rau ăn quả được quan tâm nghiêncứu phát triển trong nhà màng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm Đặc biệt khi sử dụng đòng đơn tính hoa cái trong sản xuất hạt laiF1 sẽ góp phần giảm rất nhiều chi phí về công lao động và thời gian cho việc khửđực (bao cách ly hoa cai).
Trong thực tế sản xuất, giống dua leo được đưa vào sử dung chủ yếu là giốngnhập nội với ưu điểm là năng suất cao nhưng giá thành hạt giống cao, dễ bị bệnh.Nhu cầu về giống dưa leo F1 rất lớn nhưng hiện tại chưa có công ty nào ở Việt Nam
sản xuất hạt đưa leo đơn tính cái F1, sản xuất ở nước ta lại lệ thuộc vào giống nhập
nội Vì vậy, việc nghiên cứu chọn tạo giống dưa leo đơn tính cái có năng suất cao, 6nđịnh, phù hợp với điều kiện canh tác trong nhà màng, góp phần chủ động nguồngiống, giảm chỉ phí về công lao động và thời gian cho việc khử đực, tăng hiệu quảkinh tế là rất cần thiết
Trang 19Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, đề tài: “Đánh giá ưu thế lai của 8 dòng dưaleo (Cucumis sativus L.) đơn tính cái đời Ss và xác định tổ hợp lai ưu tú thích nghỉ vớicanh tác trong nhà màng tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
Mục tiêu
Chọn lọc những tô hợp lai đơn tính cái sinh trưởng phát triển tốt, ít bệnh, thíchhợp với điều kiện trồng trong nhà màng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm trong điều kiện nhà màng, theo dõi và thu thập các chỉ tiéu
sinh trưởng, phát triển, năng suất của 8 dòng dưa leo và các tô hợp lai đưa leo trong
thí nghiệm.
- Tiến hành tổng hợp, phân tích va xử lý thống kê số liệu thu thập nhằm tìm ra
tổ hợp lai đưa leo ưu tú
Phạm vi nghiên cứu
Đề án tiến hành qua hai vụ, từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 trong
nhà màng tại Trung tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh
Đề án chỉ thực hiện khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng dưaleo và tô hợp lai dưa leo, chưa thực hiện phân tích các chỉ tiêu chất lượng của quả
dưa leo.
Trang 20Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu sơ lược về cây dưa leo
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Theo Siemonsma và cs (1994) dưa leo thuộc ho bầu bí, là cây rau ăn quả đượctrồng lâu đời nhất, nó được biết đến cách đây khoảng 5000 năm Song, hiện chưa cótài liệu nào xác minh chính xác về nguồn gốc của cây dưa leo và vẫn tồn tại nhiều ýkiến khác nhau về nguồn gốc của loại cây này Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thốngnhất với quan điểm do De Candolle đưa ra năm 1912 là dưa leo có nguồn gốc từ TâyBắc Ấn Độ, nơi tồn tại các loại họ hàng hoang dại với số lượng nhiễm sắc thể 2n =
14 Loài hoang dại C hardwickii là dang dua leo quả nhỏ đắng có gai quả cứng và
thưa được tìm thấy mọc hoang dại ở chân núi Himalaya Cũng có những ý kiến cho
rang dua leo có nguồn gốc tại Nam A và được trồng trọt từ rất lâu, khoảng 3000 năm
Từ những nơi này dưa leo được đưa đến các vùng như Tây Châu Á, các nước Bắc Phi
và Nam Âu (Bose và cs, 1986)
Việc phát hiện ra các dạng cây dưa leo dai, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên ở các vùngĐồng bằng Bắc bộ và các dang quả to, gai trang, mọc tự nhiên ở các vùng núi caophía Bắc Việt Nam, cho thấy có thể khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào
được coi là noi phát sinh cây dưa leo Ở đây dang còn tôn tại các dạng hoang dai của
cây này (Trần Khắc Thi, 1985)
Ở nước ta, dua leo được trồng từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa được rõ Tài
liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa leo là sách “Nam phương thảo mộc trạng” của Kế
Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “ cây dưa leo hoa vàng, quả dải cỡgang tay, ăn mát vào mùa hè” Mô tả kĩ hơn cả là cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý
Đôn đã ghi rõ tên đưa leo và vùng trồng là Đàng trong (từ Quảng Bình đến Hà Tiên)
và Bắc bộ (Nguyễn Văn Hiển, 2000)
Trang 211.1.2 Phần loại
Dưa leo thuộc họ Bau bí Cucurbitaceae, chi Cucumis, loài C sativus L., có bộnhiễm sắc thể 2n=14
Trên cơ sở nghiên cứu sự tiễn hoá sinh thái của loài C sativus, Filov (1940) đã
đưa ra bảng phân loại chính xác hơn Theo bảng này, dạng hoang dại được đưa vào
nhóm phụ ssp Agrosuis Gab Các dạng khác thuộc loài trồng trot và tập trung vào 6loài phụ mang đặc trưng của sự phân hóa sinh thái rõ rệt (Mai Thị Phương Anh và cs,1996; Nguyễn Văn Hiên, 2000) Các loài phụ đó bao gồm:
- Loài sp Europaeo- americanus Fil — Loài phụ Âu- Mỹ là loài phụ lớn nhất
về phân bố
- Loài phụ Tây Á: là loài phụ phân bố chủ yếu tại các vùng khô hạn của Trung
Á, Tiểu Á, Iran, Afganistan và Azerbaizan Loài phụ này có đặc trưng là chịu nóng
và chịu hạn rất cao
- Loài phụ sp.Chinensis Fil- loài phụ Trung Quốc được trồng phố biến tại các
nhà kính ở châu Âu Đặc trưng của loài phụ này là quả ngắn, thụ phan nhờ côn trùng:quả dai, tự tạo quả không qua thụ phan (Parthenocarpic)
- Loài phụ sp Indico-japonicus Fil loài phụ Nhật -An, phé biến tại các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới có lượng mưa lớn Đặc tính của nhóm phụ này là khả năng
chịu ngập, úng cao Tính chống chịu này biểu hiện trên tat cả các cơ quan của cây.Nhóm này gồm 4 nhóm sinh thái:
+ Pr Indicus Fil Nhóm ấn Độ
+ Pr Japonicus Fil Nhóm Nhật Ban.
+ Pr Manshuricus Nhóm Manshuri.
+ Pr Abchansicus Fil Nhóm Abkhazi.
Cac giống dưa leo của Việt Nam đa số thuộc loài phụ này nhưng không hoàntoàn thuộc 1 trong bốn nhóm sinh thái trên
- Loài phụ sp Himalaicus Fil- Nhóm Himalaya
- Loài phụ loài phụ sp Hermaphroditus Fil- Nhóm dưa leo lưỡng tính.
Trang 221.1.3 Đặc điểm thực vật học
Bộ rễ : Rễ dưa leo thuộc loại rễ cọc Khi hạt mới mọc, rễ chính do phôi rễ của
hạt vươn đài ra, sau 5 - 6 ngày mới mọc rễ phụ Rễ chính tương đối phát triển, phân
bố chủ yếu ở tầng canh tác có độ sâu từ 0 - 30 em, rộng 50 - 60 cm, rễ chính có thé
ăn sâu từ 60 - 100 em trong điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dày, nhiều mùn,tơi xốp, thoáng khí) Rễ phụ phân bồ tương đối nông, chủ yếu ở độ sâu 0 - 20cm (Tạ
Thu Cúc, 2005).
Thân : Thân dưa leo thuộc loại thân thảo một năm, có đặc tính leo bò Độ dài
thân chính phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc Chiềucao cây khoảng từ 1,3 - 3,0 m, tuy nhiên thân chính của dua leo cũng có thé phát triển
trên 3,0 m (Lê Thị Khánh, 2009).
Lá : Lá dưa leo gồm lá mầm và lá thật Hai lá mam có hình trứng, tròn dải, mọcđối xứng qua trục thân, làm nhiệm vụ quang hợp, tạo vật chất nuôi cây và ra lá mới.Nách lá là nơi phát sinh ra lá, tua cuốn, hoa đực, hoa cái và rễ bất định (Lê Thị Khánh,2009) Lá thật là những lá đơn có cuống dai, lá có 5 cạnh, chia thùy nhọn hoặc códạng chân vịt, hai mặt phiến lá, cuống lá đều có lông (Lê Thị Khánh, 2009)
Hoa : Hoa dưa leo có 4 - 5 đài, 4 - 5 trang hoa, bầu thượng, có mau vàng,
+Dang cây lưỡng tính (Hermaphrodifus): trên cây chỉ có hoa lưỡng tính
+Dang lưỡng tính đực (Andromonoecious): trên cây có cả hoa đực và hoa lưỡng tính
+Dang lưỡng tính cái (Gynomonoecious): trên cây có hoa cái và hoa lưỡng tinh
+Dạng cây tam tính (7rimonoecious): trên cây có cả hoa đực, hoa cai và hoa lưỡng tính.
+Dang cây đơn tinh cái (Gynoecious):
Dạng cây đơn tính cái là dạng cây mà trên cây chỉ có hoa cái.
Trang 23Cây don tính cái xuất hiện hoa cái sớm (28-30 ngày sau mọc) ngay từ nhữngđốt thứ 3-5 trên thân chính.
Dưa leo đơn tính cái có tỷ lệ đậu quả cao (75-80%) là do nó mang gen đậu quả
không qua thụ phan thụ tinh (Parthenocarpy) Dạng này chủ yếu là các giống dùngtrong nhà lưới - không có tác nhân truyền phan từ hoa đực sang cho hoa cái Quả củacác giống dua leo đơn tinh cái mang gen Parthenocarpy không có hạt, một vài trườnghợp có 1 ít hạt Để quả của dưa leo đơn tính cái phát triển bình thường người ta phải
xử lý hoocmon đậu quả vi dụ như Chlorflurenol nhưng cũng có giống không cần phải
dùng hooc mon đậu quả nhưng vẫn thu được quả bình thường nếu giống đó mang gen
leo đơn tính cái có tiềm năng năng suất cao nhưng khả năng chống chịu với sâu bệnh
hại kém hơn so với cây đơn tính cùng gốc (Sun và cs, 2006) Với đặc điểm chỉ có hoa
cái nên những dòng dưa leo đơn tính cái thường được dùng làm dòng mẹ trong tạo
giống dưa leo lai F1 dé giảm chi phí công khử đực và sử dung ong cho sản xuất hạt
lai.
Qua va hat
Lúc còn non có gai xù xì, khi quả lớn gai từ từ mat đi Qua từ khi hình thànhđến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hoặc không có hoa văn (sọc, vệt,chấm), khi chín quả chuyển sang màu vàng sậm, nâu hoặc trắng xanh
1.2 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và chất điều hòa sinh trưởng đền giới
tính dưa leo
1.2.1 Anh hưởng của yếu tố môi trường đến giới tính dưa leo
Theo nghiên cứu cua Yamasaki va cs (2005) trong điều kiện ngày dải, nhiệt độcao kích thích sự hình thành hoa đực và điều kiện ngược lại ngày ngắn, nhiệt độ thấp
kích thích sự hình thành hoa cái.
Trang 24Ito và cs 1960 cho rằng nhiệt độ ban đêm ảnh hưởng đến việc hình thành giớitính ở dưa chuột mạnh hơn so với độ dài ngày, kết luận này đã được Frankel và cs(1977) kiểm chứng Nhiệt độ ban đêm 99C — 17°C rat phù hợp cho phát triển hình
thành hoa cái Ví dụ như giống dưa chuột Sagami-Hanziro được trồng trong điều kiệnthời gian chiếu sáng 16h nếu nhiệt độ ban đêm là 25°C cây chỉ cho 2 đốt/25 đốt trên
thân chính mang hoa cái nhưng nếu nhiệt độ ban đêm là 15°C thì cây có 9/25 đốtmang hoa cái Trong điều kiện 17°C va 8h chiếu sáng số hoa cái/đốt của giống dưachuột Sagami-Hanziro là 27,2 hoa và trong điều kiện 24°C và 16h chiếu sáng số hoacái/đốt chỉ đạt 4,6 hoa
1.2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
Theo Yin và cs (1995); Perl-Treves (1999); Yamasaki va cs (2005) ethylen là
chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng chủ yếu đến biểu hiện giới tính của dưa leo
Thân hay đỉnh sinh trưởng của dòng dưa leo đơn tính cái sản sinh nhiều ethylen hơndòng đơn tính cùng gốc (Trebitsh và cs, 1987) Dòng đơn tính cùng gốc và dòng
lưỡng tính đực được xử lý ethylen sẽ sản sinh nhiều hoa cái cũng như hoa lưỡng tính
(Shannon và cs, 1969) Mặt khác, xử lý dung dich ức chế sinh tông hợp ethylen sẽlàm dưa leo giảm số lượng hoa cái hay hoa lưỡng tính (Takahashi và cs, 1984) Gầnđây có nhiều ý kiến đưa ra rằng ethylen ảnh hưởng đến gen M và ức chế nhị đực pháttriển (Yin va cs, 1995; Yamasaki và cs, 2001)
Do Ethylen có kha năng làm thay đôi giới tính của dưa leo như đã nêu ở trênnên có một giả thiết rằng vị trí sinh tong hợp ethylen có thé là ở mam hoa (Yamasaki
và cs, 2001) Đặc biệt ở dua leo đơn tinh cùng góc, sinh tổng hợp ethylen có liên quan
đến việc xuất hiện hoa cái Theo Nitsch và cs (1952); Saito và cs (2004) biểu hiện
giới tính ở dưa leo đơn tính cùng gốc đột ngột thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào yếu
tố môi trường như nhiệt độ và quang chu kỳ, kết luận này cũng đã được Frankel và
cs (1977) kiểm tra lại, điều này được đặc biệt chú ý để biết được có hay không yếu
tố ảnh hưởng đến việc sản sinh ethylen ở mỗi mầm hoa trong đỉnh sinh trưởng
Theo Perl-Treves (1999); Yamasaki và cs (2005) so với dưa leo đơn tính cái,
giới tính dưa leo đơn tính cùng gốc rất dé biến đổi do tác động của chất điều tiết sinhtrưởng (Gibberellin, Nitrat bạc hoặc ethylen) và các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ và
Trang 25độ dài ngày) Rất nhiều thí nghiệm được Mark và cs (1986) tiến hành và cho rằngcung cấp auxin như IAA va NAA có thé làm cho cây dưa leo xuất hiện hoa cái sớmhơn Cung cấp GA sẽ ảnh hưởng tới biểu hiện giới tính ở dưa leo theo chiều ngược
lại so với IAA va NAA, kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Pierce và cs (1990)
rằng GA đóng vai trò như một tác nhân biến đổi giới tính cái thành đực Cho đến nay
có nhiều dẫn liệu từ các nghiên cứu cho thấy tác động rõ rệt của các hợp chất sinhhọc tới sự xuất hiện giới tính của dưa leo Chat kích thích ra hoa cái mạnh là Ethrel.Hợp chất này không chỉ làm tăng năng suất cây mà còn có ý nghĩa trong sản xuất hạtlai F1 Gibberellin được xem là chất hữu hiệu để kích thích ra hoa đực (Peterson,
1999) Các nghiên cứu gần đây khang định Nitrat bạc (AgNO3) còn hiệu quả hơn khi
phun lên cây để kích thích sự xuất hiện hoa đực (Tolla và cs, 1979.)
1.2.3 Ứng dụng các dang giới tính trong sản xuất hạt lai
+ Su dụng cap lai giữa dong đơn tính cùng gốc lai với đơn tính cái
Dé sản xuất hạt lai mà dong me chỉ có hoa cái thì phải trồng xen vào đó nhữnggiống đơn tính cùng gốc (monoecious) nhưng phải đánh dấu lá để xác định nguồnphan Bang cách này sẽ làm tăng 30-50% năng suất hạt lai Việc sử dụng dạng don
tính cái để sản xuất hạt lai mà không cần phải khử đực là vấn đề cực kỳ quan trọng
đối với dưa leo Trên thực tế, sử dụng những giống dua leo đơn tính cái (gynoecious)
là một van đề quan trọng dé phát triển ngành sản xuất hạt đưa leo lai trong thời giantới Khi dòng mẹ của giống lai là đơn tính cái (gynoecious) thì sản xuất hạt lai F1 sétheo phương pháp cho thụ phan tự do và như vậy sẽ không cần đến thụ phan bằng tay
và khử hoa đực của dòng mẹ làm cho giá thành sản xuất hạt dưa leo lai F1 giảm đirất nhiều Hạt lai đồng hợp tử đơn tính cái được tạo ra bằng cách thụ phấn bằng tay
từ hai dòng thuần đơn tính cái, thường ở trong nhà kính, sau khi xử lý ra hoa đực bằngchất điều hòa sinh trưởng Tuy nhiên, phương pháp này dùng dé sản xuất hạt thuần là
cực kỳ đắt
Một phương pháp hiệu quả hơn nữa là sử dụng dòng lưỡng tính như dòng bố désản xuất hat lai Dòng bố mẹ được gieo ở những luống cạnh nhau, quá trình thụ phanđược thực hiện bằng ong thay thế bằng tay Hạt lai chỉ thu hoạch từ dòng mẹ thuầncái Giống lai là đồng hợp tử thuần cái vì cả bố và mẹ đều đồng hợp tử allen thuần
Trang 26cái F Nó di hợp tử allen z nên biểu hiện lưỡng tính đực, trên cây chỉ có hoa đực vàhoa lưỡng tính (Andromonoecious), là allen lặn nên nó không ảnh hưởng đến con lai.Nếu giống dưa leo lai đơn tính cái không parthernocarpic (đậu quả mà không qua
thụ phấn, thụ tinh) hạt của nó phải được trộn với 10-15% hạt của giống đơn tính cùng
gốc đề đảm bảo đủ hoa đực cho quá trình thụ phấn
Khi trộn hạt giống bên cạnh việc cung cấp phan b6 sung cho dòng đơn tính cái
thì nó cũng có một số ảnh hưởng không tốt đó là nó ảnh hưởng đến độ đồng đều của
quả - vấn đề quan trọng nhất của giống dưa leo lai trong trường hợp cây đơn tính cùnggốc ra hoa muộn hơn và việc trộn này sẽ không có ý nghĩa với những dòng đơn tínhcái mang gen parthenocarpy (đậu quả không cần thụ phấn) Điều kiện ngoại cảnhcũng rat quan trọng nó tạo ra những hạt lai mà sau này là những cây với biểu hiệnhoa rất khác, More (2001) đã tao ra những dòng tự phối dua leo đơn tính cái với
những biểu hiện giới tinh rất bền vững, ồn định với điều kiện nhiệt độ cao, thời gian
chiếu sáng dài - những điều kiện mà dé tạo hoa đực với rất nhiều dòng đơn tính cái
khác.
+ Cặp lai giữa dòng don tinh cai với dòng don tính cái (gynoecious QX gynoecious ©).
Tổ hợp lai này đồng hợp tử về biểu hiện đơn tính cái là đặc biệt quan trọng
trong việc tạo giống dưa leo trồng trong nhà lưới Sản xuất hạt lai của cặp lai này thìdòng bố phải được xử lý chất điều tiết sinh trưởng để ra hoa đực Sản xuất hạt lai
bằng cách này rất đất nhưng dùng cho sản xuất dưa leo trong nhà lưới thì không thànhvan dé vì năng suất thu được trong nhà kính/lưới rất cao và lượng hạt giỗng dùngtrong nhà lưới không nhiều
+ Cặp lai giữa dòng đơn tính cai với dòng lưỡng tinh (gynoecious 9x
hermaphrodites ©).
Kubicki (1969) đề nghị sử dụng cặp lai giữa dòng don tính cái với dong lưỡngtinh dé sản xuất hạt giống dưa leo lai Dòng lưỡng tính là dòng chỉ có hoa lưỡng tính
và vì có sự tương tác giữa gen F với gen m, nên khi lai 2 dong này sẽ tạo con lai đồng
hợp tử gen F và như vậy sẽ tạo ra giống lai đơn tính cái bền vững Có nhiều nghiên
Trang 27cứu đã phát hiện ra giống dưa leo lai dạng đơn tính cái (dị hợp tử kiểu gen m, và laigiữa giống này với dong lưỡng tính (hermaphrodite) dé tạo ra giông dua leo lai đơntính cái bền vững hon cả mẹ Kubicki (1965) đã tạo ra dòng dưa leo lưỡng tính(hermaphrodite) có khả năng tạo quả không qua thụ phấn Sản xuất hạt lai bang cách
lai dòng đơn tính cái với dòng lưỡng tính, Kubicki (1965) đã định hướng việc sử dụng
dòng lưỡng tính để duy trì đòng đơn tính cái
+ Cặp lai giữa dòng đơn tính cải với dòng đơn tính đực.
Scott va cs (1976) đã phát hiện ra rang lai đơn giữa đơn tính cái và đơn tính đực,con lai cho nhiều hoa cái hơn là lai giữa đơn tính cái với đơn tính cùng gốc, tác giả
cũng đề nghị là để sản xuất giống phục vụ cho chế biến và thu hoạch bằng máy thìnên thay giống bé đơn tính cùng gốc bằng giống đơn tinh đực Đề nghị này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Wehner và cs (2004) cho rằng dòng mẹ đơn tính cái nhận
phan từ dòng đơn tính đực sẽ cho con lai có nhiều hoa cái hơn, năng suất cao hơn sovới phan của dòng đơn tính cùng gốc
1.2.4 Phương pháp củng cố dòng dưa leo don tinh cái
+ Sử dụng hóa chất dé củng có dòng don tinh cái
Để duy trì dong mẹ của dua leo đơn tính cái bằng cách tự thụ thì cần phải sử
dụng một số hormone điều khiến biểu hiện giới tính khác như GA Chỉ với việc sử
dụng hoá chất điều hoà sinh trưởng tạo hoa đực cho dong đơn tính cái thì mới có thé
tự thụ phan cho dòng đơn tính cái và sau đó phát triển dòng thuần toàn hoa cái Cũng
có thé dùng AgNO; hay ethephon dé xử lý ra hoa đực cho dòng don tinh cai dé dang
và không đắt tiền Phun nitrat bạc cho đòng don tính cái theo hàng với hàm lượngvừa đủ sẽ tạo ra hoa đực ở dòng đơn tính cái để sử dụng làm cây bố trong phép laigiữa 2 dòng đơn tính cái với nhau Khả năng ra hoa đực của dòng đơn tính cái phụ
thuộc vào nồng độ AgNO: và số lần phun
Theo Hallidri (2004) xử lý 1 lần với nồng độ 100 ppm sẽ không làm phát sinhhoa đực nhưng sẽ đạt được số hoa cái nhiều với nồng độ 400-500 ppm và xử lý 2-3lần liền Sau khi phun, cây sẽ bị ton thương trong khoảng 7-10 ngày, sau đó cây phụchồi và hình thành hoa đực dé duy trì dòng don tính cái Chiến lược chọn tạo để cải
Trang 28thiện quan thé có thé điều khiển dé dàng sự thay đổi giới tính bằng các chất điều hoasinh trưởng ngoại sinh Cây ban đầu thuộc dòng đơn tính cái có thê xử lý với hợp chấtbạc để tạo ra hoa đực trên cây Nên xử lý vào giai đoạn sớm tức là ở giai đoạn cây có4-5 đốt đầu tiên thì dòng đơn tính cái chắc chắn có hiệu quả cao hơn.
Munger (1979) tiễn hành xử ly AgNO: lên cây dưa leo đơn tính cái cho thay
mức độ phát sinh hoa đực, hoa lưỡng tính trên cây dưa leo đơn tính cái tùy thuộc vào
phụ thuộc vào kiểu gen, giai đoạn của cây trồng khi xử lý AgNO và số lần xịt Tùythuộc vào các kiêu gen, giai đoạn một lá thật và một lần phun 250 ppm AgNO: chothay sự ôn định trong F1 Hai lần áp dụng AgNOs ở giai đoạn hai lá thật sự sản xuất
số lượng tối đa của hoa đực
Xử lý GA cho dòng đơn tính cái (gynoecious) sẽ làm thay đổi dong này thành
dang đơn tính cùng gốc (monoecious) vì có sự thay đôi khác nhau hoặc có sự tích lũy
các gen thứ yếu và tạo ra cây có hoa cái trội hoàn toàn nhưng rất không bền vữngtrong điều kiện môi trường Duy trì dòng thuần là van dé trong sản xuất giống dưa
leo thương mại, nhưng sử dung AgNO; dé tạo hoa đực duy trì dòng mẹ thuần cái là
hướng rat khả quan Yếu tố môi trường có phản ứng rat chặt với biéu hiện giới tínhcủa dưa leo (Galun, 1962) Ngày dài và nhiệt độ cao rất thích hợp cho hoa đực pháttriển và sản xuất hạt giống thương mại nên gieo trồng vào thời vụ có điều kiện như
vậy Dé đảm bảo thụ phan day đủ cho cây đơn tính cái (Gynoecious) sản xuất hạt
giống thương mại, nên trộn 10% hạt giống đơn tính cùng gốc (monoecious) với hạtđơn tính cái (Gynoecious).
Gibberellin đóng vai trò như một tác nhân biến đổi giới tính cái thành đực và
ethylen có tác dụng biến giới tính đực thành cái Theo More (2001) ethylen là chất
điều hòa chính nhằm thay đổi giới tính của dưa leo, GA3 có chức năng ngược vớiEthylen, có thể coi như chất ức chế việc sản xuất Ethylen nội sinh
Tolla và cs (1979) so sánh GA4/GA7 và bac nitrate dé kích thích hoa đực trongdua leo đơn tinh cái Khi xịt bạc nitrate ở mức 100, 200 và 400 ppm đã làm kích thích
ra hoa đực đáng ké hơn so với GA4/GA7 ở nồng độ 50 ppm
Phạm Mỹ Linh và cs (2008), tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
Trang 29dòng mẹ don tính cái (gynoecious) dé sản xuất hạt giống dưa leo lai F1 Kết quanghiên cứu cho thấy dòng dưa leo đơn tính cái D1 do Viện Nghiên cứu Rau quả chọntạo không thể phát sinh hoa đực bằng việc bố trí các thời vụ khác nhau tức là sử dụng
biện pháp thay đổi về điều kiện ngoại cảnh Khi sử dụng AgNO: với nồng độ 100
-200 ppm phun vào nách lá ở giai đoạn 2 lá thật cho số hoa đực cao nhất với chất
lượng hat phan tốt nhất Tiến hành sử dụng GA3 với nồng độ 200 - 500 ppm phun
vào nách lá ở giai đoạn 2 lá thật cho số hoa đực cao nhất với chất lượng hạt phấn tốt
nhất Nghiên cứu cũng chỉ ra sử dụng GA3 tiện dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn so với sử dụng AgNOs.
+ Sử dụng dòng lưỡng tinh dé củng cố dòng don tinh cai
Phương pháp duy trì dòng mẹ đơn tính cái được Kubicki (1969) đề nghị, bằngcách lai dòng đơn tính cái (Gynoecious) với một dòng Andromonoecious từ cặp lainày sau một vài đời lai lại (Backcrossing), dạng Hermaphrodite sẽ trở nên ôn định.Sau đó sẽ lai với dòng don tính cái (Gynoecious) dé sử dụng như dong me trong phép
lai Sử dụng dòng đơn tính cái này cần một chương trình BC (backcross) đều đặn,
định kỳ, những đời sau đó những dòng Gynoecious và dòng Hermaphrodite sẽ đượcphân lập Do vậy mà sau khi lai, sẽ tạo ra 100% cây đơn tính cái (Gynoecious) có thể
sử dụng như hạt của dòng mẹ Hình dạng và màu sắc quả ở thời điểm thu được dùng
dé xác định dang cây, quả của cây lưỡng tính (Hermaphrodite) có nhiều hạt, hạt ngắn
có những vết đốm vì nó mang nhiều tính trạng, ngược lại là hạt của quả trên cây thuầncái (Gynoecious) hạt dai hơn, màu sắc đồng đều
1.3 Cơ sở khoa học của công tác chọn tạo giống
Chọn giống là một tiến trình ở đó một vai cá thé có tính trạng mong muốn được
chọn trong một quan thể do kết quả lai tạo hoặc quan thé pha trộn nhiều kiểu hình
khác nhau, quần thê có mức độ biến dị khá lớn (Bùi Chí Bửu và cs, 2007)
Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều căn cứ trên mức độ biến dị di truyền
để sáng tạo ra dạng hình mới, ưu việt hơn dạng hình cũ, xét theo lợi ích sử dụng củacon người tại một thời điểm nào đó (Bùi Chí Buu va cs, 2007)
Thông qua chọn lọc, con người giữ lại những biến dị có lợi và loại bỏ những
Trang 30biến dị có hại Những biến di du rất nhỏ nhưng có lợi cho con người sẽ được tích lũy
và củng có qua nhiều đời tạo thành giống mới
Đề công tác chọn lọc đạt kết quả tốt, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Mục tiêu, phương hướng rõ ràng và chính xác.
Vật liệu khởi đầu thích hợp, đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến
kết quả chọn lọc
Dựa vào những tính trạng trực tiếp và tinh trạng tông hợp Lúc chọn lọc có thé
dựa vào sự tương quan giữa các tính trạng.
Vật liệu chọn giống được trồng trong điều kiện đồng đều và thích hợp: Nguyêntắc này cần được chú ý thực hiện nghiêm khắc vì trong điều kiện đồng đều mới kiểm
tra được tính di truyền của các cá thể
Ruộng dùng dé chọn giống được tiến hành với các biện pháp kỹ thuật tốt dé
còn có ý nghĩa duy trì đặc tính tốt của giống
Giống thích hợp trong điều kiện nào thì phải chọn trong điều kiện đó
Kết hợp lựa chọn ngoài đồng ruộng và trong phòng theo dõi suốt quá trình sinhtrưởng phát triển của giống
Chọn lọc dựa trên tính biến dị đa dạng và liên tục của cơ chế xuất hiện biến dị
do lai tạo Nhu vậy, tính di hợp của cơ thể lai, những biến đị xảy ra do lai tạo và tácdụng đơn gen hay đa gen đối với các tính trạng, đặc tính của cơ thê là cơ sở cho quátrình chọn lọc (Võ Hùng và cs, 2006).
Hat lai Fi thương pham được sản xuất trên cơ sở quản lý giống bố mẹ tự phối
một cách thận trọng Việc làm thuần về mặt di truyền các dòng bó mẹ là chìa khóa quyết định sự thành công của sản xuất hạt lai có hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao.
Người ta bat đầu chương trình tạo giống ưu thé lai từ chọn lọc quần thé căn bản phùhợp để sản xuất hạt lai phục vụ mục tiêu thương mại Tiến trình có thể được chia ra
làm 4 bước như sau:
- Phát triển các dong tự phối
- Đánh giá các dòng tự phối
Trang 31- Lai và đánh giá tô hợp lai.
- Sản xuất hạt lai Fi
Chương trình phát triển dòng tự phối nhằm mục đích tạo ra dòng đồng hợp tử,tùy thuộc vào tiềm năng di truyền của vật liệu trong quan thé thụ phan tự do ban dau,
hoặc quần thể có nguồn gốc từ lai đơn lai ba, hồi giao, tổng hợp hoặc bất cứ dạng nào
của chọn lọc tái tục (Phan Thanh Kiếm, 2006)
Dé tạo dòng tự phối người ta dùng các giống có nhiều tính trạng tốt thích hợpvới điều kiện địa phương
Chọn lọc những tính trạng số lượng mong muốn như chiều cao cây, thời gian sinhtrưởng, tính chống chịu sâu bệnh, năng suất, chắc chắn sẽ là một kết quả làm gia tăng cơ
hội chấp nhận các dòng tự phối được phát triển từ những cây có nền tảng di truyền như
vậy.
Thực hiện tự phối liên tục tách quần thể thụ phấn tự do thành ra một bộ phậncủa những dong tự phối, trong đó có những vật liệu đầy tiềm năng dé phát triển conlai có cường lực lai ưu việt (Nguyễn Văn Hiển, 2000)
Thông qua lai Diallel, phân tích khả năng phối hợp theo Griffing là một thànhtựu trong di truyền số lượng Phương sai do kha năng phối hợp chung và phương sai
do khả năng phối hợp riêng cần được xác định với những ứng dụng rất đa dạng Theonguyên tắc chung, từ kết quả phân tích phương sai người ta có thể dự đoán tính chất
ưu thé lai của Fi (Bùi Chi Bửu va cs, 2007)
1.4 Khả năng phối hợp và phương pháp đánh giá khả năng phối hợp trong chọngiống cây trồng
1.4.1 Khả năng phối hợp
Theo Vũ Đình Hòa và cs (2005), khả năng phối hợp là khả năng của một dòng
tự phối khi lai voi dong khác (giống khác) tạo ra thé hệ con có năng suất cao
Khả năng phối hợp chung của dòng (hoặc giống) là giá trị hình thành do hiệu ứng
cộng tính của các gen trong dòng (hoặc giống) đó đóng góp vào giá trị trung bình
của toàn bộ các tô hop mà nó tham gia, được tinh bằng hiệu số giữa giá trị trungbình toàn bộ các tổ hợp lai có nó so với trung bình chung của quan thé lai nghiên
Trang 32cứu (Phan Thanh Kiếm, 2006).
Khả năng phối hợp riêng của dòng với một dòng khác là giá trị hình thành
do hiệu ứng phi cộng tính (tính trội và có thể có tương tác gen) của các gen trongE¡ đóng góp vào giá trị của tổ hợp này, được tính bằng giá trị chênh lệch giữa Fivới trung bình chung sau khi đã trừ đi giá trị khả năng phối hợp chung của hai bố
mẹ (Phan Thanh Kiếm, 2006)
Trong chọn giống bằng con đường hữu tính, sử dụng các tô hợp lai vớinhững giống có KNPHC cao nhưng biến động KNPHR thấp rất có ý nghĩa đối với
việc chọn lọc các đời sau nhằm tạo ra giống mới, còn sử dụng các tô hợp lai với
những giống vừa có KNPHC cao vừa có khả năng biến động KNPHR cao rất có ýnghĩa đối với việc tạo ra các tổ hợp có ưu thế lai cao Giá trị KNPHC và KNPHR
thay đôi phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
1.4.2 Phương pháp đánh giá khả năng phối hợp
Mục đích cơ bản trong chương trình tạo giống lai là xác định dòng mới màkhi lai với dòng khác sẽ tạo ra con lai có tính trạng mong muốn vượt trội
Phương pháp phổ biến dé đánh giá KNPH là phương pháp lai đỉnh (topcross),luân giao (diallel-cross) hoặc luân giao từng phan (partial diallel-cross) (PhanThanh Kiếm, 2006) Trong đó, lai luân giao với p dòng bố mẹ theo mô hình phươngpháp 4 của Griffing (1956) được áp dụng rộng rãi đối với dòng tự phối của cây giaophấn
Quá trình dé tìm ra tổ hợp lai tốt nhất là công việc phức tạp và xác suất thành
công rất thấp Có thê nâng cao hiệu quả của quá trình này bằng cách sử dụng nhữngdòng bố mẹ có khả năng phối hợp cao trong lai tạo, do đó việc nghiên cứu vật liệu
ban đầu là giai đoạn quan trọng và rất cần thiết cho quá trình lai tạo giống (Ngô
Hữu Tình và cs, 1996).
1.5 Nguồn gốc các dòng dưa leo đơn tính cái sử dụng trong thí nghiệm
Kết quả đề tài “Nghiên cứu chọn tạo dòng thuần giống dưa leo đơn tính cáiphục vụ sản xuất giống F1” thực hiện tại Trung tâm Công nghệ sinh học (2018-2020)
đã sưu tập và đánh giá 30 dòng/giống dưa leo đơn tính cái Chọn được 5 giống cho
Trang 33năng suất cao, ít bị bệnh sương mai, phan trắng và virus (3 giống ASEF, FADIA vàROMILINO có nguồn gốc từ Hà Lan; 1 giống MAGNUM của Israel và 1 giống
STELLA của Nga).
Cách tao hoa đực dé chọn tạo dong thuần (giữ dòng qua các thé hệ) và lai tạo
các tổ hợp lai: dùng dung dịch AgNO: ở nồng độ 250ppm, xử lý khi cây có 2 lá thật,phun 3 lần, mỗi lần phun cách nhau | ngày thi tạo hoa đực, số hạt phan hữu duc/hoa
và tý lệ hạt chắc/quả tốt nhất Dung dịch GA3 ở nồng độ 500ppm, xử ly khi cây có 2
lá thật, phun 3 lần, cách nhau 1 ngày/lần thì tạo hoa đực, số hạt phần hữu dục/hoa và
tỷ lệ hạt chắc/quả cao nhất Do GA; đắt tiền hon AgNO: nên đề tài sử dụng AgNO3cho toàn thí nghiệm về sau
Chọn được 15 dòng dưa leo đơn tính cái ở thế hệ Ss có kiểu hình ưu tú như màuquả, tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả, năng suất quả, trồng ngoài đồng ruộng Sau khiđánh giá độ đồng đều đề tai chọn 10 dong tốt nhất dé đánh giá độ thuần bằng kỹ thuật
sinh học phân tử SSR.
Kết quả đánh giá độ thuần của 10 dòng dưa leo dựa trên 07 chỉ thị SSR (SSR52,SSR54, SSR57, SSR61, SSR65, SSR67, SSR70) với số mẫu sử dụng là 10 mẫu/dòng
được chọn ngẫu nhiên, dựa trên kết quả phân tích bằng phan mềm NTSYSpc2.1 và
giá trị trung bình của hệ số tương quan là 0 cho thấy độ thuần của từng dòng có sựkhác biệt nhất định và dao động từ 59,6 — 100%: trong đó 02 dòng 4482 va 4671 đạt
độ đồng nhất 100%; dòng 4504 đạt độ đồng nhất 92,3%, dòng 4412 đạt độ đồng nhất
92,5%, dòng 4442 đạt độ đồng nhất 87,8%, dòng 4456 đạt độ đồng nhất 87,9%, dòng
4419 đạt độ đồng nhất 89,2%, dòng 4422 đạt độ đồng nhất 78,5%, dòng 4439 đạt độđồng nhất 78,7% và dòng 4474 đạt độ đồng nhất 59,6%
Qua đánh giá độ thuần bằng chỉ thị SSR, chọn được 8 dòng dưa leo ưu tú nhất
dùng dé tạo các tô hợp lai (4412, 4419, 4422, 4442, 4456, 4482, 4504 và 4671)
Trang 34Bảng 1.1 Một số tính trạng của 8 dòng dưa leo đơn tính cái ở thế hệ S;
Tên Ngayra TG thu Dai Duong Khoi Mau vé Nang dùng hoa hoạch quả kính lượng giả suât
(NSG) (NSG) (cm) (cm) quả (g) ( tân/ ha)
Trang 35Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm 02 nội dung:
- Nội dung 1: Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh giá khả năng
tạo hat lai giữa 8 dòng dua leo đơn tính cái Gồm 2 thí nghiệm:
+Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 dòng dưa leođơn tính cái.
+ Thí nghiệm 2: Đánh gia kha năng tạo hạt lai giữa 8 dòng dưa leo don tính Cái.
- Nội dung 2 gồm 1 thí nghiệm: Đánh giá ưu thé lai của 8 dòng dưa leo đơn tinh
Cái.
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023 tại Trung tâm Côngnghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh
Vụ 1: từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023
Vụ 2: từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 5 năm 2023
2.3 Điều kiện thí nghiệm
Các thí nghiệm được tiến hành trong nhà màng, canh tác trên nền giá thể xơ dừa
đã qua xử lý tanin.
Nha màng có điện tích 1.200 m2, có mái được lợp bằng polyethylene day 200micron, vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng với quy cách 50 mesh.Khoảng cách từ mặt đất đến máng xối 4,5 m, khẩu độ mỗi gian 9,6 m, độ truyền sáng
90%, ánh sáng khuếch tán đồng đều
Hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng ống mềm D21 (ống chính), dây tưới nhỏ giọt cóđường kính 16 mm, khoảng cách giữa các đầu nhỏ giọt trên ống là 0,4 m Bộ điều
Trang 36khiển tưới tự động, cài đặt và theo dõi các thông số qua ứng dụng trên điện thoại diđộng Hệ thống cảm biến nhiệt độ, âm độ đặt giữa nhà màng, cách mặt đất 4,5 m.
Nhiệt độ, âm độ: Do nhiệt độ, âm độ bằng máy đo NMC-Pro Crop Management
Technologies cảm biến sensor của hãng Netafim được đặt giữa nhà màng cách mặt
đất khoảng 4,5 m, theo dõi vào thời điểm 8h00, 12h00, 16h00 hàng ngày, tính trung
bình.
Bảng 2.1 Nhiệt độ và ầm độ trong nhà màng của các tháng thực hiện thí nghiệm
Thángnăm 11/2022 12/2022 01/2023 02/2023 3/2023 4/2023 5/2023
Nhiệt độ trung 33,8 32,35 33,1 33,45 35,2 34,7 34,1 bình (°C)
Am độ trung 67,5 68,3 73,9 75,8 67,9 70,2 75,1
binh (%)
2.4 Vật liệu thi nghiệm
- Dòng dưa leo: Kế thừa 8 dòng tự phối được chọn đến thế hệ S; của Trung tâmCông nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục làm thuần và tiến hành thử khảnăng phối hợp Các dòng này bao gồm 4412, 4419, 4422, 4442, 4456, 4482, 4504,
4671 được mã hóa lần lượt là DL01, DL02, DL03, DL04, DL05, DL06, DL07, DL08
- Giống đối chứng: Vino157 (Công ty Việt Nông) là giống dua leo đơn tính cáithích hợp trồng trong nhà màng Cây sinh trưởng khỏe, chiều dài trái 15-17cm, mauxanh đậm, cứng trai, thời gian thu hoạch từ 28-32 ngày sau gieo.
- Giá thé xơ dừa: xử lý chất chát bang cách ngâm và xả nước liên tục trong
7-10 ngày trước khi đóng bầu trồng
- Bau ni lông: Bau ni lông trắng đựng giá thé, kích thước 19x33 cm
- Phân bón và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏgiọt, điều khiến tự động bằng hệ thống NetaJet theo công nghệ của Israel
Trang 372.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Nội dung 1: Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh giá khả
năng tạo hạt lai giữa 8 dòng dưa leo đơn tính cái.
2.5.1.1 B trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự, không lặp lại Diện tích mỗi ô thí
nghiệm 30m” (tương ứng 60 cây/ô), theo đõi 10 cây/ô.
- Thí nghiệm chia làm 2 phần, một phan trồng tiến hành tự thụ dé khảo sát khảnăng sinh trưởng, phát triển của 8 dòng dưa leo đơn tính cái Một phần trồng để laithử khả năng tạo hat lai từ 8 dòng.
- Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm: 04 tháng Thực hiện 1 vụ
Các tổ hợp lai dưa leo được lai tạo bằng phương pháp lai luân giao (diallel cross)theo mô hình 1, phương pháp 4 của Griffing (1956) với p(p—1)/2 Mỗi cặp lai, lai 5
cây Lấy hoa đực của từng dòng lai với dòng khác, mỗi cây lấy 3 quả
Trang 38Sơ đồ lai diallel (lai thuận với 8 dòng làm vật liệu lai):
(2: me (giỗng nhận phan), đ: bố (giống cho phan), x: phép lai)
- Cách xử lý bạc nitrat để tạo hoa đực sử dụng trong chọn lọc dòng và lai tạo
các tô hợp lai: phun AgNO2s nồng độ 250ppm khi cây có 2 lá thật, phun 3 lần, cáchnhau | ngày/lần Cây sẽ cho hoa đực và hạt phân hữu dục nhiều nhất
- Quy trình lai tạo:
* Kỹ thuật kẹp bông.
+ Kẹp vào buổi chiều trong ngày
+ Dùng kẹp màu đỏ kẹp những hoa cái của giống dưa leo mẹ đã chuyên sang
màu vàng rõ (kẹp tránh chạm tay vào nụ hoa), kẹp kín toàn hoa không đề hở
+ Dùng kẹp màu đỏ kẹp hoa đực của dòng dưa leo bố đã chuyên sang màu vàng
rõ, kẹp kín toàn hoa không dé hở
* Kỹ thuật thụ phấn, lai tạo: Gồm các bước cụ thê
+ Bước 1: Kiểm tra bông đực, bông cái kẹp ngày hôm trước có bị hở không.
Bông nao không dam bảo yêu cầu sẽ tiến hành hủy trước khi lai tao
+ Bước 2: Tiến hành hái hoa đực của dòng dưa leo bố dé riêng vào khăn am,
đậy kín khăn.
+ Bước 3: Dùng tay thuận rút nhẹ ống đỏ trên hoa cái ra, 2 tay nhẹ nhàng xé
cánh hoa cái theo 1 đường thang dé lộ nhụy hoa (hạn chế dé rách cánh hoa sẽ khó kẹp
lai).
Trang 39+ Bước 4: Lay hoa đực trong rồ thụ phan xé hết cánh hoa, 1 tay nắm cánh hoa
cái, 1 tay cầm hoa đực quét phần nhị đực vào nhụy cái, quét đều tay để hạt phan dinhđều vào nhụy (quét nhẹ nhàng tránh tôn thương nhụy cái)
+ Bước 5: Dùng tay chúm cánh hoa (bông cái) lại rồi mới được lấy kẹp (tránh
phan hoa khác bay vào), sau đó dùng kẹp màu xanh dé kẹp hoa đã thụ
Lưu ý: Kẹp nhẹ nhàng, thật kĩ, tránh làm rách cánh hoa, tuyệt đối không dé hởnhụy hoa Nếu bông cái to có thé dùng 2 kẹp dé kẹp lại
+ Bước 6: Dùng thẻ ghi tên cặp lai gắn vào cuống dé đánh dấu qua đã được thụphan, (tránh cham tay vào nụ cái)
+ Bước 7: Nếu thụ quả nhánh sẽ ngắt ngọn nhánh chỉ để lại 2 lá
2.5.1.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Thí nghiệm 1: Khao sát kha năng sinh trưởng, phát triển của 8 dòng dua leođơn tính cái thế hệ Ss (theo dõi 10 cây/ô):
+ Thời gian sinh trưởng (ngày):
Tính từ khi trồng đến khi ra hoa: khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm nở hoa.Theo dõi ngày thu quả đầu (ngày có 50% số quả thu thương phẩm)
Kết thúc thu hoạch
+ Chiều cao cây (cm): Theo dõi vào các thời điểm 25 và 40 NSG tương ứng cácgiai đoạn cây có hoa, đậu quả va thu hoạch Do từ vi trí lá sò đến điểm cuối cùng củangọn.
+ Kích thước lá (cm): Chiều dai lá đo từ phần tiếp giáp giữa cuống lá với phiến
lá, chiều rộng lá đo ở vị trí rộng nhất Do lá thật thứ 10 vì lúc này lá đã 6n định kíchthước.
+ Đường kính thân (mm): Dùng thước kẹp đo đường kính thân tại vị trí cách gốc
2 cm (Do ở 50 NST).
+ Mau sac qua.
+ Mat cat ngang qua
+ Gai qua
+ Số quả/cây: Tổng số quả của các lần thu/ 10 cây mau, tinh ra số qua trên/cây
Trang 40+ Khối lượng trung bình quả (g): cân quả sau khi thu hoạch Tính trung bình 10quả thu hoạch lứa 3 đến lứa 5.
+ Kích thước quả (em): đo chiều dài và đường kính quả thu hoạch ở lứa thứ 3
đến lứa 5
+ Độ giòn: Đánh giá bằng cảm quan (Thành lập hội đồng đánh giá chất lượnggồm 10 người theo các thang điểm từ 1(rat giòn), 2 (giòn), 3 (ít giòn), 4 (mềm), 5 (rấtmềm).
+ Năng suất lý thuyết (tắn/ha): (Năng suất cá thé x Tổng số cây/ha)/105 Trong
đó: 10° là hệ số quy đổi từ đơn vị của quả từ gram — tan
+ Năng suất thực thu (tan/ha) = Y(Năng suất của ô / diện tích 6)*10
+ Cảm quan thịt quả: 1 (ngọt), 2 (dang)
+ Thành phần sâu, bệnh hại: Quan sát bằng mắt thường các loại sâu, bệnh hại
có trên cây dưa Điều tra toàn bộ cây trong ô cơ sở tại thời điểm 50 NST
Ty lệ cây bị sâu hại (%) = (tổng số cây bị sâu hại/tổng số cây điều tra) x100
Ty lệ cây bị bệnh hại (%) = (tổng số cây bị bệnh hai/téng số cây điều tra)x100
Mức độ gây hại của sâu ( sâu xanh) và bệnh hại (bệnh phấn trắng, bệnh sương
mai) trên đồng ruộng được đánh giá theo 6 cấp phụ thuộc vào tỷ lệ gây hai
Ty lệ gây hại (%) Đánh giá
=ñ Không xuât hiện
1-#1ã Xuất hiện rat ít16-<25 Xuất hiện ít
26 -< 50 Xuất hiện trung bình51-<75 Xuất hiện nhiều
76 - < 100 Xuât hiện rât nhiêu
Thi nghiệm 2: Đánh giá khả năng tạo hat lai giữa 8 dòng dưa leo đơn tính cai.+ Ty lệ đậu quả (%): Đếm tổng số quả đậu trên cây (tong số quả đậu/tông số
quả được thụ phan)
+ Số hạt chắc/quả (hạt): Đếm tổng số hạt chắc/quả