1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thể loại và tác gia tiêu biểu văn học phương tây Đề bài phân tích một tác phẩm của h c andersen dưới góc nhìn thể loại

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Một Tác Phẩm Của H.C.Andersen Dưới Góc Nhìn Thể Loại
Tác giả Phạm Thị Giang Ni, Đinh Hoài Thu, Phan Thu Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Linh Chi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề Bài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 368,54 KB

Nội dung

Đến với thế giới cổ tích của Andersen, ta nếm cảm được sự dũng cảm của Chú lính chì, ta khâm phục cho sự hy sinh vĩ đại của người mẹ trong câu chuyện Một bà mẹ, ta cảm động trước tình yê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Khoa Ngữ văn

-*** -HỌC PHẦN: THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN -*** -HỌC PHƯƠNG TÂY

ĐỀ BÀI Phân tích một tác phẩm của H.C.Andersen dưới góc nhìn thể loại

Giảng viên : PGS TS Nguyễn Linh Chi

Lớp học phần : PHIL304N-K72SP Văn.02_LT

Nhóm sinh viên thực hiện

Phạm Thị Giang Ni : 725601319 (Nhóm trưởng)

Đinh Hoài Thu : 725601373

Phan Thu Thảo : 725601368

Nguyễn Thị Quỳnh Trang : 725601405

Hà Nội - Năm 2024

Trang 2

I KHÁI QUÁT VỀ NHÀ VĂN ANDERSEN 4

2 Đặc trưng nội dung của truyện cổ Andersen 11

2.2 Truyện xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo để thể hiện cái nhìn

2.3 Những nhân vật trong truyện thường chịu những bi kịch, sự bất

2.4 Truyện mang tính giáo huấn, triết lý cao 13

3 Đặc trưng về nghệ thuật của truyện cổ Andersen 14

3.1 Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng 15

3.2 Một số motif nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích

2.1 Đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm 22

2.4 Truyện mang đến những bài học, triết lí sâu sắc: 25

3 Đặc trưng về nghệ thuật của truyện cổ Andersen thể hiện qua tác phẩm

Trang 3

3.3.2 Thời gian nghệ thuật 31

E KÊT QUẢ CHECK TURNITIN 40

A MỞ ĐẦU

Nhà văn kiệt xuất người Nga M.Gorki từng quan niệm: “Truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác” và nhắn gửi rằng: “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích… thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào

Trang 4

vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa…” Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vạn những mảng

màu, từ đẹp đẽ đến xấu xa, từ tháp ngài nguy nga đến túp lều tranh giản dị Thếgiới cổ tích đã mang đến cho một màu sắc tuyệt đẹp, nó trong vắt và chẳng bámchút “bụi” nào Đến với thế giới cổ tích của Andersen, ta nếm cảm được sự dũng

cảm của Chú lính chì, ta khâm phục cho sự hy sinh vĩ đại của người mẹ trong câu chuyện Một bà mẹ, ta cảm động trước tình yêu mãnh liệt của Nàng tiên cá,… Tất

cả thật sự đã làm cho trái tim ta rung lên từng nhịp, xoa dịu những “vết nứt”, an ủitâm hồn của chúng ta – những người đã đặt chân vào một khoảng không kỳ ảo, mộtthế giới thần tiên mà Andersen vẽ nên Bằng ngòi bút lãng mạn của Andersen, từ

Vịt con xấu xí hay Bộ quần áo mới của hoàng đế… không phải câu chuyện nào

cũng kết thúc trong hạnh phúc mà nó là sự đan xen giữa nước mắt, sự thờ ơ củanhững người xung quanh nhưng suy cho cùng, tất cả lại ẩn chứa được giá trị vềlòng nhân ái, của tình yêu thương sâu sắc Andersen vẽ ra thế giới cổ tích nhưng

hơn hết chính ông đã viết nên câu chuyện cuộc đời, ông từng nói: “Trong mỗi câu chuyện cổ tích đều chứa đựng một hạt giống nhỏ bé của sự thật” Truyện cổ tích

của Andersen không chỉ đơn thuần là những câu chuyện giải trí cho trẻ thơ mà cònmang trong mình những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu, về ước mơcủa con người cho người lớn, thức tỉnh những trái tim đang bị đông cứng dần tan

ra, để nhìn người, nhìn đời với ánh mắt rộng mở Trong kho tàng truyện cổ

Andersen, tác phẩm tường minh nhất cho điều này chỉ có thể là Cô bé bán diêm –

một trong những truyện cổ tích hay nhất và thể hiện rõ nhất đặc trưng truyện cổAndersen

B NỘI DUNG CHÍNH

I KHÁI QUÁT VỀ NHÀ VĂN ANDERSEN

1 Tiểu sử và cuộc đời

Nhà văn Andersen tên thật là Hans Christian Andersen Ông sinh ngày2/4/1805 tại Odense, thành phố lớn thứ ba quốc gia Đan Mạch Căn nhà đó nay làviện bảo tàng H.C Andersen

Trang 5

Andersen tuy phải trải qua những ngày tháng tuổi thơ sống trong nghèo khó,nhưng ông đã sớm hình thành tình yêu đối với văn chương.

Cậu bé Andersen mồ côi cha ngay từ nhỏ và phải tự bươn chải để kiếm sống.Ông phải làm nhiều nghề: từ thợ học dệt, đến cả thợ may, hay thậm chí làm côngnhân Năm 14 tuổi, ông viết một lá thư gửi mẹ rồi chuyển tới Copenhagen (tiếngĐan Mạch: København) để theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, tìm việc làm diễn viêntrong các nhà hát Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoànggia Đan Mạch nhưng công việc này cũng không kéo dài

Trong hành trình lăn lộn trên đường đời, người ta thuê gì Andersen cũngnhận làm, rồi đến tối thì chong đèn viết truyện ngắn để gửi các báo May mắn ông

đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạnày và đã gửi ông vào một trường học ở Slagelse Trước khi được nhận vào trường

học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên - The Ghost

at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822.

Thế nhưng cuộc sống trường học của Andersen cũng chẳng mấy suôn sẻ.Giấc mơ trở thành nhà văn của ông luôn bị mọi người dè bỉu, chê bai Andersensau này đã miêu tả đây là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khisống trọ tại nhà người thầy và bị các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn bắt nạt

Song cuộc sống không dồn ai đến bước đường cùng, những ngày tháng tămtối ấy cũng kết thúc khi Jonas Collin biết được khó khăn mà Andersen gặp phải.Andersen được đưa về sống ở Copenhagen và được sắp xếp gia sư riêng Chẳngphụ lòng mong mỏi của Jonas, Andersen đã thi vào được Trường Đại họcCopenhagen danh giá Ông vừa học vừa sáng tác Công chúng bắt đầu chú ý đếnnhững truyện cổ tích, truyện cười và thơ vần của ông Đây chính là bước khởi đầucho sự nghiệp lừng lẫy của Andersen

Chàng trai trẻ Andersen tiếp tục sự nghiệp sáng tác văn chương của mình.Cuộc đời của ông là những chuyến đi liên tục khắp xứ sở Châu Âu Ông đã sống,trải nghiệm, tìm hiểu và thu thập thật nhiều mảnh ghép hiện thực để làm “chấtliệu” cho những sáng tác sau này của mình Những ngày cuối đời, ông vẫn sống côđơn và chỉ làm bạn với cây bút viết Ngày 4/8/1875, Andersen từ trần trong ngôinhà tên là Rolighed, gần Copenhagen và để lại tài sản văn học quý giá cho toànnhân loại

Trang 6

Trong cuốn tự truyện Chuyện đời tôi, nhà văn Andersen đã giãi bày: “May mắn và đầy biến cố, đời tôi là một câu chuyện thú vị Nếu như lúc tôi còn nhỏ, bước vào đời trong cảnh nghèo khó và cô đơn mà có một bà tiên hiện ra bảo rằng:

“Bây giờ con hãy chọn đường đời của con, và mục đích con muốn gắng công đạt tới, sau đó, tùy theo sự phát triển trí tuệ của con và khi thấy hợp lý, ta sẽ dẫn dắt

và bảo vệ để con đạt được điều ấy,” thì dẫu như vậy, số phận của tôi cũng không thể nào được định hướng sao cho vui vẻ hơn, thận trọng hơn hay tốt đẹp hơn Câu chuyện đời tôi sẽ cho mọi người biết điều mà tôi luôn được nhắn nhủ: Có một Đấng Chúa Trời đầy lòng yêu thương sẽ dẫn dắt mọi sự theo hướng tốt đẹp nhất”.

Đối với mỗi người lại có những suy nghĩ khác nhau về cuộc đời thăng trầmcủa nhà văn Cuộc sống không phải truyện cổ tích, không có bà tiên xuất hiện,nhưng sự thành công của một cậu bé chịu nhiều đau đớn bất hạnh ngỡ như “phépmàu” giữa trần gian Từ một đứa trẻ chịu nhiều thương đau, Andersen may mắngặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ từ những người tốt bụng – thấu hiểu và thừa nhậnnăng lực của ông, đưa Andersen bước đến bước ngoặt lớn và tiến gần hơn với ước

mơ Đọc những sáng tác của Andersen, độc giả dễ dàng nhận thấy bóng dáng tuổithơ nhà văn len lỏi trong từng trang sách Giữa cuộc đời xám xịt, nhà văn đã tôhồng cho nó bằng trí tưởng tượng bay bổng và tâm hồn nhạy cảm phong phú, bằngđam mê và niềm tin vào tương lai

2 Sự nghiệp văn chương

2.1 Một số tác phẩm

Andersen nổi tiếng toàn thế giới như tác giả của phụ nữ và trẻ em – “Ông vua

kể truyện cổ tích” Nhưng, Andersen còn viết nhiều hơn thế Ông sáng tác kịch,

viết tiểu thuyết và còn là nhà thơ với số lượng tác phẩm khá đồ sộ, thể hiện nhiềukhía cạnh đa dạng đa màu sắc trong thế giới quan và nhân sinh quan của ông, cũngnhư phản ánh hiện thực đời sống châu Âu thế kỷ XIX

Nhắc đến các tác phẩm kịch của ông, Andersen viết vở kịch đầu tiên mang

tên Tình yêu trong Tháp của Nhà thờ Thánh Nicholas Đến năm 1833, Andersen

được nhận trợ cấp của Hoàng gia và bắt đầu du lịch khắp châu Âu, vừa đi vừa sáng

tác Các sáng tác kịch của ông còn có thể kể đến Den nye Barselstue (Phòng sản

Trang 7

phụ mới), kịch phẩm Lykkens Blomst (Đóa hoa hạnh phúc) năm 1845, bản opera Liden Kirsten (Cô bé Kirsten) vào năm 1846.

Tại Italia, ông đã bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết Người ứng khẩu Sau khi

viết xong và cho xuất bản tác phẩm này, Andersen đã trở thành một trong những

nhà văn lừng lẫy nhất châu Âu thời đó Ngoài ra còn có tiểu thuyết O T (1836), tiểu thuyết Kun en Spillemand (Chỉ là người chơi vĩ cầm) năm 1837.

Tập thơ đầu tiên của ông gồm 47 bài xuất bản năm 1830 Bên cạnh đó,

Andersen còn cho ra đời tập du kí En Digters Bazar (Phiên chợ của nhà thơ) vào

năm 1842

Tới năm 1834, Andersen trở về Đan Mạch Và bắt đầu giai đoạn xuất bảnnhững tác phẩm đã giúp ông "lưu danh thiên sử" - những câu chuyện cổ tích dànhcho thiếu nhi Có thể kể đến một số sáng tác như:

· Bà chúa tuyết (Sneedronningen)

· Bộ quần áo mới của hoàng đế (Keiserens nye Klæder)

· Cái bóng (Skyggen)

· Cái chuông (Klokken)

· Câu chuyện của một người mẹ (Historien om en Moder)

· Chim họa mi (truyện thần kỳ) (Nattergalen)

· Chú lính chì dũng cảm (Den standhaftige Tinsoldat)

· Con ngỗng hoang (De vilde Svaner)

· Cô bé bán diêm (Den lille Pige med Svovlstikkerne)

· Cô bé tí hon Thumbelina (Tommelise)

2.2 Phong cách sáng tác

Những sáng tác của H.C.Andersen vừa lãng mạn lại vừa đậm chất hiện thực;vừa trữ tình tha thiết nhưng cũng mang sắc thái trào lộng trong đó Trang văn củaAndersen chứa đựng đầy những điều thần kì bất ngờ, xinh đẹp lộng lẫy Song tất

cả những phép nhiệm màu đều được nhà văn khám phá từ hiện thực cuộc sống,trong những sự vật giản đơn thân thuộc hàng ngày Ấy có thể là đồ vật như “chiếcbật lửa”, “quả chuông”, “chiếc kim sào” hay “đôi giày đỏ”,… Cũng có khi là loàivật như “con cóc”, “đàn cò”, “bầy thiên nga”, “con gián hôi”,… Khi là con người

Trang 8

có địa vị cao như Bộ quần áo mới của hoàng đế, khi lại là những mảnh đời cơ nhỡ bất hạnh tựa như Cô bé bán diêm,… Andersen không bỏ qua bất kì một ngóc

ngách nào của bức tranh hiện thực, nhà văn lượm nhặt từng “hạt bụi vàng” mà đờiđem lại, nhào nặn nó qua “lăng kính chủ quan” và gửi vào trong những sáng tácđầy chất thơ của mình Cái tài của Andersen là dẫn đưa bạn đọc vào thế giới thầnthoại, thế giới thần tiên cổ tích đầy phép nhiệm màu từ những điều giản đơn nhất,song vẫn giải quyết chúng phù hợp với quan điểm thẩm mĩ và quan niệm nhân sinhcủa xã hội Điều đó càng khiến truyện của ông thêm đậm đà tính nhân loại

Nét thi vị là một phong cách tiêu biểu và nổi vật trong văn phong Andersen.Đọc truyện Andersen, người đọc sẽ cảm nhận một nỗi buồn man mác về sự dang

dở, về lẽ vô thường của kiếp người, của tạo vật; nhưng đồng thời ông cũng ca ngợi

vẻ đẹp cuộc sống Đó chính là quan điểm chủ đạo trong tác phẩm của Andersen.Ngoài ra ta cũng có thể nhận diện những sắc thái khác, ví như vẻ hài hước nhẹnhàng mà sâu sắc hoặc nét tả thực tinh tế Trong truyện của Andersen ta thấynhững tình yêu vô cùng trong sáng và rất tinh khiết, thanh cao, giúp tâm hồn ngâythơ của những đứa trẻ có thể bước đầu tiếp nhận tình yêu thật đẹp đẽ mà không gâyảnh hưởng đến suy nghĩ non nớt của các em

Đọc truyện của Andersen hẳn ta thấy có sự khác biệt rất nhiều so với chuyện

cổ của hai anh em nhà Grimm Bởi phần gia công của Andersen nhiều hơn hẳn haianh em Grimm H.C.Andersen không dừng lại ở việc thu thập và biên tập lạinhững truyện cổ trong dân gian mà còn dành một phần lớn cho công việc sáng táccủa mình, thậm chí có những truyện là do ông hoàn toàn sáng tác Do đó truyệncủa Andersen mang đậm tính chất văn học

2.3 Tầm ảnh hưởng, vị trí của nhà văn

H.C.Andersen có vị trí và sức ảnh hưởng to lớn đối với quốc gia Đan Mạch.Khi ông mất tại Rolighed ở Copenhagen, cả thành phố như nhuốm màu u buồn,ngày đó được coi là quốc tang của Đan Mạch Bài thơ phúng được đăng lên báo

như một cách bày tỏ: “Hôm nay hoàng đế rời ngôi/ Ngai vàng chẳng thể ai ngồi…” để nói lên vị trí không thể thay thế của ông đối với đất nước Đan Mạch và

cả thế giới

Không chỉ vậy, với sự nghiệp sáng tác của mình, H.C.Andersen trở thànhnhà văn vĩ đại thế kỷ XIX, nổi tiếng thế giới với những câu chuyện viễn tưởng,truyện kể cho tuổi thơ Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 90 ngôn ngữ trênkhắp năm châu bốn biển, từng được hàng triệu người trên thế giới mến yêu đến

Trang 9

ngưỡng mộ, sùng bái Tên tuổi của ông đã đi vào huyền thoại như một người kểchuyện hay nhất hành tinh.

II Đặc trưng truyện cổ Andersen

1 Khái quát về truyện cổ

Theo nghĩa thông thường, truyện cổ là nói tắt của truyện cổ dân gian Truyện

cổ dân gian là một khái niệm có ý nghĩa khái quát, nó bao gồm hết thảy các loại tự

sự dân gian do quần chúng sáng tác và lưu truyền trong dân gian Truyện cổ dângian là khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận nàygồm nhiều thể loại, trong đó có thể loại truyện cổ tích Truyện cổ tích là sáng tácdân gian có từ lâu đời, thuộc loại hình tự sự, sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật kì ảo,chứa đựng những bài học đạo đức quý giá nhằm răn dạy con người ta sống lươngthiện, hướng tới chân thiện mỹ Kết thúc câu chuyện thường là kết thúc có hậu,nghĩa là cái ác bị trừng phạt, người tốt được đền bù và có cuộc sống hạnh phúcviên mãn Truyện cổ tích phân thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kì, truyện cổtích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật

Kho tàng truyện cổ tích thế giới vô cùng phong phú và đa dạng Bước vào thếgiới cổ tích là bước vào thế giới của cái đẹp, niềm tin yêu, khao khát của conngười Một số nhà văn cổ tích nổi tiếng có thể kể đến như: Charles Perrault ngườiPháp, ông đã sưu tầm và viết lại nhiều câu chuyện dân gian truyền miệng, biến

chúng thành những câu chuyện văn học đầy màu sắc và hấp dẫn như Cô bé lọ lem , Cô bé quàng khăn đỏ, Joseph Jacobs người Australia thế kỷ 19, nổi tiếng với B

a chú heo con, Jack và cây đậu thần,… Và trong rất nhiều tên tuổi ấy, nổi bật hơn

cả là nhà văn Andersen

Andersen từ trước đến nay vẫn thường được biết đến như một người kểchuyện cổ tích thiên tài Những tác phẩm của Andersen đã làm rung động trái timcủa biết bao thế hệ, đem đến những bài học giản dị, những ước mơ trong sáng,chân thành,… Đằng sau lớp vỏ cổ tích, sau câu chuyện thần tiên là trăn trở củaAndersen trước cuộc sống hiện đại, là ước mơ vươn tới Chân, Thiện, Mĩ Truyệncủa Andersen dựa dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết, lịch sử, đời sống hàng

ngày và cả cuộc đời riêng của tác giả: “Cuộc đời tôi là một câu chuyện cổ tích đích thực! Nếu như vào lúc tôi, đứa bé con nghèo khổ, yếu ớt, được sinh ra trên đời này

mà có một bà tiên vạn năng gặp tôi trên đường và bảo: “Hãy chọn đường đi và

Trang 10

công việc cho mình, ta sẽ nâng đỡ dẫn đường cho con tùy theo tài năng của con”, thì khi đó cuộc đời tôi cũng không tốt hơn, hạnh phúc hơn, vui sướng hơn…”

Truyện cổ tích của Andersen là thể loại thuộc sáng tác cá nhân, không phải làsáng tác tập thể Mặt khác có sự tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm thẩm mỹ dângian Gia tài truyện cổ tích đồ sộ của ông được lưu truyền bằng văn bản Tác phẩm

có tác giả rõ ràng, văn bản là cố định và không có dị bản Các sáng tác của nhà văn

ít viết lại những câu chuyện dân gian sẵn có và viết mới Nhà văn xây dựng cácnhân vật không chỉ giản đơn một chiều như thường thấy trong cổ tích dân gian mà

đa chiều hơn, sinh động và người hơn Bởi vậy mà ông được mệnh danh là “Ôngvua truyện cổ tích”

2 Đặc trưng về nội dung của truyện cổ Andersen

Với những thể loại khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng Khám phá truyện

cổ của Andersen, chúng ta có thể thấy một số đặc trưng rõ nét về thể loại này

2.1 Truyện viết cho mọi lứa tuổi

Độc giả đón đọc truyện của Andersen không chỉ có độ tuổi trẻ thơ mà còn cónhững độc giả lớn tuổi Mỗi người đều có thể tiếp nhận những câu chuyện ấy theomột cách hiểu, cách cảm nhận khác nhau Nếu như tiếp cận truyện dưới góc nhìntrẻ thơ, người đọc sẽ thật thích thú với những hình ảnh, chi tiết thần kì mang sắcmàu kì ảo gắn liền với những ước mơ của nhân vật Còn nếu tiếp cận dưới góc nhìncủa thế hệ độc giả lớn tuổi, người đọc sẽ không còn chú trọng đến những điều kìdiệu trong cuộc sống Họ nhận ra được cuộc sống sẽ không đi theo quỹ đạo màmình mong muốn, cũng như trước những vấn đề, hoàn cảnh éo le trong đường đờithì sẽ không có ai nâng đỡ mà phải tự mình bước đi Như vậy, chúng ta có thể thấyđược Andersen viết truyện dành cho tất cả mọi người, dành cho những ai đã và sẽcầm cuốn sách của ông để khám phá và tìm hiểu từng nhân vật trong truyện Vớitừng mẩu truyện, nhà văn mang đến những thông điệp, bài học sâu sắc về cáchsống tốt đẹp, sự trân trọng, nâng niu những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời

Trang 11

2.2 Truyện xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo để thể hiện cái nhìn về hiện thực, về cuộc đời.

Trong truyện cổ Andersen, ta có thể thấy được những câu chuyện cổ tíchđược vẽ ra với những màu sắc khác nhau Đó là những câu chuyện do nhà văntưởng tượng, sử dụng lối viết truyện kì ảo để gửi gắm vào đó một thế giới nhân vật

đa dạng và phong phú Nhắc đến truyện cổ Andersen, người đọc nhớ ngay đếnnhững câu chuyện có sự sáng tạo, trí tưởng tượng bay bổng của người viết

Mỗi tình huống, mỗi cốt truyện trong truyện đều không có thực, thời giankhông có thực và không gian cũng kì ảo, mang màu sắc kỉ ảo Từ những yếu tố đó,mỗi câu chuyện được viết ra để gợi lên những số phận được nâng niu, chăm sóc,thể hiện cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống của con người, để họ vẽ ra một thế giớilung linh đẹp đẽ, giúp họ vượt qua những khó khăn, đau khổ của đời thực Thế giớitrong truyện cổ tích của ông là một thế giới đa dạng, nhiệm màu: tòa lâu đài nguynga tráng lệ, biển khơi xa xăm tươi đẹp, con sông Gu - đơ - na xinh đẹp…

Andersen đã từng nói rằng: “Không có câu truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện

do chính cuộc sống viết ra” Nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo nhưng lại lấy chất liệu

từ hiện thực cuộc sống, vai trò của thế giới hư cấu, kì ảo chính là ở sự thể hiệnnhững bài học về luân lí đạo đức, về khát vọng sống và tinh thần lạc quan của conngười Mỗi khi con người vui vẻ, họ cũng có thể tìm đến truyện cổ tích, mỗi khibuồn hay cần đến những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, họ cũng có thể đón đọctruyện cổ tích như một liều thuốc để chữa lành tâm hồn trong sáng, đôn hậu, bình

dị Qua truyện cổ tích, người lao động muốn vẽ nên một thế giới cần có và nên cócho con người chứ không phải là cái thế giới vốn có với những nỗi đau khổ và bấtcông Như vậy, thế giới kì ảo trong truyện cổ tích được xây dựng để lí tưởng hóa

về một xã hội công bằng, nơi không còn có sự bất công ngang trái và con ngườiđều được hưởng hạnh phúc, tự do

2.3 Những nhân vật trong truyện thường chịu những bi kịch, sự bất hạnh trong cuộc sống.

Khám phá truyện cổ Andersen, ta thấy được những câu chuyện của các nhânvật gắn với những thử thách, khó khăn Đó có thể là bi kịch trong tình yêu, bấthạnh trong hoàn cảnh sống, bi kịch của người mẹ mất con Họ phải chịu những ràocản, sau cùng vẫn không thể đạt đến hạnh phúc Trong quá trình đối mặt với những

Trang 12

khó khăn, thử thách mà cuộc sống đặt ra, mỗi nhân vật đều phải đặt bản thân vàonhững lựa chọn để đổi lấy một điều gì đó.

Người mẹ trong câu chuyện Một người mẹ phải chấp nhận nhiều lần lựa chọn

để có thể tìm thấy người con do thần chết bắt đi Gặp được con rồi, bà lại quyếtđịnh rời xa đứa con thân yêu Bởi bà không biết được rằng cuộc đời thật sự của con

có được sống hạnh phúc hay không, và nếu con mình sống lại thì có thể sẽ làmngười khác mất đi đứa con Đến cuối cùng, dù phải đánh đổi, dù phải lựa chọn biếtbao nhiêu lần để gặp con, bà mẹ vẫn không thể sống hạnh phúc với con được nữa.Bên cạnh sự lựa chọn đầy bi kịch của người mẹ, chúng ta cũng đã bắt gặp bi kịch

trong tình yêu của nàng tiên cá trong câu chuyện Nàng tiên cá Nhân vật ấy được

đặt trong hai lần lựa chọn Lần thứ nhất, nàng phải đánh đổi tiếng hát trong sángcủa mình, đánh đổi số phận và thời gian tồn tại cho mụ phù thủy để nàng có thể gặpđược chàng hoàng tử và có được một linh hồn bất diệt Lần thứ hai, khi nhữngngười chị của nàng đưa cho nàng con dao để giết chàng hoàng tử, khi ấy nàng sẽđược sống ba trăm năm nữa Những lựa chọn, đánh đổi ấy của nàng đều đẩy nàngvào bi kịch Nàng đã không có được tình yêu của hoàng tử, đồng thời vì tình yêuchàng nên nàng cũng không thể giết người mình yêu Cuối cùng, nàng tiên cá đãtan thành bọt biển, để lại sự đau đớn trong trái tim và số phận của nàng

Có thể thấy rằng, Andersen đã cho nhân vật chìm sâu vào những lựa chọn đầy

bi kịch Kết thúc câu chuyện không phải là một niềm vui trọn vẹn, nỗi vui buồntrong truyện cứ xen kẽ nhau, lấp lửng dù cho nhân vật ấy đã đạt được ước mơ củamình Có thể thấy được, sau khi kết thúc câu chuyện, người đọc vẫn sẽ luôn có mộtcâu hỏi hoặc những băn khoăn về cuộc đời, về số phận của con người

2.4 Truyện mang tính giáo huấn, triết lý cao

Có nhà văn từng nói rằng: “Văn học là cách để bạn sống nhiều cuộc đời”.

Khi người đọc được khám phá, được đắm mình vào những câu chuyện cổAndersen, chúng ta sẽ thấy được cuộc sống sẽ không thể trọn vẹn đến cuối cùng,

sẽ có những lúc không như ta mong muốn Truyện cổ Andersen có thể chia làmkiểu kết thúc khác nhau Thứ nhất là những truyện có kết thúc có hậu Trong

truyện Vịt con xấu xí, chú vịt sau nhiều lần gặp khó khăn đã nhận ra được giá trị

của mình Vịt con xấu xí ngày xưa có thể giang rộng đôi cánh lớn xinh đẹp của

mình và cùng bay với các thành viên khác trong gia đình mới Hay đọc truyện Bé

Trang 13

tí hon, nhân vật cuối cùng cũng đã tìm được hạnh phúc của mình, kết hôn cùng

chàng hoàng tử tiên hoa cũng nhỏ bé như mình Bên cạnh những câu chuyện có kếtthúc có hậu, Andersen cũng mang đến những truyện có kết thúc không trọn vẹn dùcho nhân vật đã thực hiện được những ước mơ của mình Cuộc sống đôi khi sẽkhông đi theo quỹ đạo mà chúng ta mong đợi, vì vậy phải biết cách chấp nhận nó.Khám phá truyện cổ Andersen, người đọc thấy được mỗi con người, mỗinhân vật đều chứa đựng một giá trị riêng, không ai giống nhau Vẻ đẹp của họ luôntỏa sáng, nhà văn đề cao những vẻ đẹp bên trong nhân vật, qua đó nâng niu, trântrọng những giá trị đó Nhân vật nàng tiên cá mang một vẻ đẹp vừa trong sáng, vừachân thành, một vẻ đẹp tình yêu đáng để ngợi ca, trân trọng Nhân vật chú vịt trong

Vịt con xấu xí cũng hiện lên với sự tự tin khi dám vượt qua sự tự ti của mình để có

thể khám phá bản thân, khám phá giá trị đích thực của mình

Mỗi con người chúng ta ngoài những giá trị tốt đẹp, những vẻ đẹp bên trongcòn có những thói xấu tiềm ẩn, buộc chúng ta phải khám phá để có thể loại bỏ nó.Truyện Andersen đã cho người đọc thấy được con người cũng có những thói xấu,những điều xấu xa buộc chúng ta phải tìm ra để phê phán, để dần loại bỏ Câu

chuyện Bộ quần áo mới của hoàng đế mang đến cái nhìn cho người đọc về một

thói xấu của con người: tin vào tính phù phiếm xa hoa cùng sự cả tin, dẫn đến tìnhhuống dở khóc dở cười của nhân vật Chúng ta cũng bắt gặp lối viết châm biếm

này ở câu chuyện Chiếc kim thô Câu chuyện kể về một chiếc kim thô quá ảo tưởng

về giá trị của mình, không biết khiêm tốn để rồi phải nhận lấy những hậu quảkhông mong muốn Như vậy, người đọc có thể thấy được màu sắc châm biếm củatruyện ngụ ngôn Đằng sau những cốt truyện ẩn dụ, truyện nêu lên những bài học

về triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc Truyện dẫn dắt người đọc từ ngụy líđến chân lí, tác động trực tiếp vào quá trình nhận thức của người đọc

Truyện giúp chúng ta biết cảm thông, thương yêu những con người bất hạnh,

từ đó hiểu thêm về chính mình để dần hoàn thiện bản thân “Văn học không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới, mà còn giúp chúng ta hiểu thêm về chính mình” (Andre Aciman) Từ những câu chuyện cổ, người đọc cũng rút ra cho mình

những bài học, triết lí làm người, để từ đó dần hoàn thiện bản thân

Trang 14

3 Đặc trưng về nghệ thuật của truyện cổ Andersen

3.1 Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng

Thế giới nhân vật trong truyện cổ Andersen vô cùng phong phú, đa dạng vànhiều màu sắc Bên cạnh nhân vật là những con người trong cuộc sống đời thườngthì vạn vật thiên nhiên, từ cỏ cây hoa lá cho tới những đồ vật vô tri vô giác như câykim, chiếc bút, đôi giày,… tất cả mọi thứ đều có thể trở thành “nhân vật chính”trong thế giới truyện cổ tích của Andersen Ta từng ấn tượng với lòng can đảm của

Chú lính chì dũng cảm, đôi lần ta say mê câu chuyện và ý nghĩa thâm thuý đằng sau Chiếc kim thô Và cũng đã có những phút giây đắm mình trong thế giới đặc sắc của Chim hoạ mi, Chiếc hòm bay và vô số những câu chuyện khác Nhà văn luôn

nhìn thấy những sức sống mạnh mẽ, những nội tâm rạo rực xúc cảm của vạn vậttrong tự nhiên Andersen đã thổi vào những sự vật tưởng chừng chẳng có tri giác

ấy một tiếng nói riêng, một tâm hồn đặc sắc

Tác giả còn khéo léo đặt vạn vật tồn tại chung trong cùng một thế giới với conngười, khám phá và miêu tả những “nhân vật đặc biệt” này giống như con người.Chúng đều có xúc cảm, đều có suy nghĩ của riêng mình Hơn thế, sự đa dạng cònbiểu hiện ở việc nhà văn không chỉ khai thác nhân vật trong mối quan hệ thuần tuýgiữa người – người mà còn hướng đến xây dựng nhân vật trong nhiều mối quan hệ

khác như: con người – vật vô tri (Nàng công chúa và hạt đậu), con người – con vật (Con rận và vị giáo sư), con vật – vật vô tri (Ốc sên và cây hồng), vật vô tri – vật vô tri (Chàng quay và nàng bóng),… Phải khẳng định rằng, Andersen thực sự là một

nhà văn có trái tim nhạy cảm với đời sống, có thế giới tâm hồn rộng mở và phongphú biết bao Chính yếu tố này đã góp phần tạo nên màu sắc mới mẻ, đặc biệt cùng

sự đa dạng, phong phú trong thế giới nhân vật của truyện cổ tích Andersen

3.2 Một số motif nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích Andersen

a Nhân vật bất hạnh

Khám phá thế giới truyện cổ tích của Andersen, kiểu nhân vật bất hạnh nàyđược tác giả khai thác, khám phá và xây dựng cũng có những nét độc đáo, đặc sắcriêng Nhân vật bất hạnh trong các tác phẩm của Andersen dù phải đối mặt vớinhiều thách thức của cuộc sống nhưng chưa chắc hạnh phúc đã mỉm cười với họ.Nhà văn không vẽ ra những cái kết nhiệm màu, đẹp đẽ dành cho họ Thậm chí,trong một số tác phẩm, Andersen xây dựng kết thúc không có hậu, để lại nhiều đau

Trang 15

đớn, nhức nhối trong trái tim của biết bao thế hệ độc giả về số phận bi kịch, đángthương của kiểu nhân vật này Đây chính là nét khác biệt nổi bật trong việc xâydựng nhân vật bất hạnh trong thế giới truyện cổ của riêng Andersen so với truyện

cổ tích dân gian Nhà văn muốn người đọc hiểu rằng, thực tế cuộc sống này vốn dĩkhông phải lúc nào cũng diệu kì và nhiệm màu như thế giới mộng tưởng Khôngphải dù có khổ đau, bất hạnh thì đến cuối cùng con người cũng được nếm trọn mùi

vị của hạnh phúc, sung sướng Cuộc sống hiện thực nghiệt ngã và trái ngang hơnnhiều Và việc tạo dựng nên những kết thúc buồn ở cuối truyện một phần đã giúpnhà văn bóc trần, phơi bày những góc khuất của xã hội, lên án những mặt trái, mặttối của cuộc sống Đồng thời, chính cách xây dựng nhân vật mới mẻ này đã gópphần giúp nhà văn thoát khỏi vòng lặp của truyện cổ tích thông thường, đó là kếtthúc bằng những điều tốt đẹp, mơ mộng

Đọc Mụ ấy hư hỏng, ta dễ dàng nhận ra người mẹ trong tác phẩm thuộc motif

nhân vật bất hạnh Người phụ nữ ấy đã có một cuộc đời với thật nhiều những đắngcay và gian khổ Từ mối tình sâu đậm phải chia ly vì khoảng cách giàu nghèo, chấpnhận lấy một người mà mình chẳng hề yêu và rồi không bao lâu thì người phụ nữ

ấy lại trở thành góa phụ, một mình nuôi nấng con cái Chẳng có phút giây nàođược hạnh phúc, thế mà oan trái hơn vì lao động quá vất vả, bà kiệt sức và ra đi Sốphận của một con người cứ thế đi qua hết nấc thang bất hạnh này cho tới bất hạnhkhác Và cái chết chính là đỉnh cao của sự bi kịch Andersen không vẽ ra bất kỳmột phép màu nào cho người đàn bà đáng thương ấy Và hẳn với những người đọc

say mê trong thế giới kì ảo của Nàng tiên cá cũng đã có những bồi hồi, nhức nhối

khi nhận ra kết cục bất hạnh của nàng Vì tình yêu, nàng tiên cá có thể đánh đổimọi thứ, đó là giọng hát, là cuộc sống ấm êm, sung túc ở chốn đại dương, là tìnhcảm yêu thương, gắn bó của gia đình Những gì quý báu nhất của mình, nàng đềuchấp nhận hi sinh tất cả để đổi lấy tình yêu Nhưng thật đáng tiếc, khao khát đángtrân quý ấy lại chẳng trở thành hiện thực Nàng đánh mất tất cả và tan thành bọtbiển ngoài đại dương

b Nhân vật mang nhân cách cao đẹp

Ở truyện cổ tích của Andersen, kiểu nhân vật mang nhân cách cao đẹp xuấthiện khá thường xuyên Đáng chú ý, motif nhân vật này luôn được nhà văn miêu tả

và khám phá trong sự vận động và phát triển tính cách Những con người mangphẩm giá tốt đẹp dù phải trải qua biết bao gian nan, thách thức của cuộc sống thì

Trang 16

đến cuối cùng họ vẫn giữ vững những giá trị cao quý đó, không bị biến đổi Người

đàn bà trong Mụ ấy hư hỏng dù phải đối diện với vô vàn những nghiệt ngã do cuộc

sống mang đến nhưng bà vẫn là một một người mẹ hết lòng yêu thương con, chấpnhận hy sinh để có thể đổi lấy cuộc sống no đủ cho con cái Hay như chú chim

trong Chim hoạ mi cũng khiến người đọc vô cùng ấn tượng về sự vị tha, tấm lòng

rộng lượng của chính mình đối với nhà vua Dù bị đối xử rất tệ, thậm chí bị xuađuổi và phải trở về rừng sâu, nhưng khi biết nhà vua lâm bệnh, chú đã gạt bỏ tất cảgiận hờn, oán trách để trở về bên nhà vua, dùng tiếng hót của mình để cứu mạng vịvua đó

Có thể nhận thấy rằng, những nhân vật trên không phải được đặt trong môitrường thuần tuý cái đẹp, chỉ có sự tồn tại của những điều tích cực Dù là người đàn

bà trong Mụ ấy hư hỏng hay là chú chim trong Chim hoạ mi đều được đặt trong

những hoàn cảnh chứa đựng nhiều thử thách về phẩm cách của chính mình Vượtqua những cạm bẫy của cái xấu, họ vẫn gìn giữ và hướng đến những điều tốt đẹp,chân chính của cuộc sống Bằng cách xây dựng motif nhân vật mang nhân cách tốtđẹp, Andersen muốn gửi gắm đến người đọc, đặc biệt là lứa tuổi trẻ thơ khát khaohướng thiện, mong muốn vươn tới những giá trị tích cực, tốt đẹp trong cuộc đờinày

c Nhân vật đổi đời

Ở motif nhân vật đổi đời, nhà văn đã khắc hoạ, xây dựng rất nhiều loại nhân vật có

số phận bất hạnh hoặc gian khổ nhưng đến cuối cùng họ đã được đền đáp xứngđáng, có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn Đáng chú ý hơn rằng, ở nhân vật đổiđời trong thế giới cổ tích của Andersen luôn được nhà văn khám phá và xây dựngthật mới mẻ và hấp dẫn Có những nhân vật được đổi đời bằng chính năng lực, sự

cố gắng của bản thân Giống như Giooc trong Con trai người gác cổng, bằng tất cả

sự nỗ lực của mình, anh trở thành một kiến trúc sư thiên tài, cố vấn thân cận củanhà vua và sau đó đã chính thức có thể cưới được người con gái mà mình yêu làÊmily – con gái của chủ nhà Lại có nhân vật được đổi đời nhờ vào yếu tố may mắn

bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống giống như chàng Giăng trong Giăng bị thịt Độc

giả cũng vô cùng ấn tượng với kiểu nhân vật được đổi đời do thế lực thần tiên giúp

đỡ và phù trợ trong một số tác phẩm của Andersen như: Chiếc bật lửa (nhân vật anh lính giải ngũ), Ip và cô bé Crixtin (nhân vật Ip), Người bạn đồng hành (nhân

vật Giăng),…

Có thể thấy dù kế thừa motif nhân vật đổi đời quen thuộc trong truyện cổ tích dângian nhưng Andersen đã mang đến cho người đọc những góc nhìn mới mẻ, ấn

Trang 17

tượng hơn Những con người có số phận cơ cực, gian khó đến cuối cùng đượchưởng hạnh phúc, sung sướng không phải chỉ dựa vào yếu tố may mắn hay nhờcậy đến sự giúp đỡ của các thế lực thần tiên Đôi khi, để thay đổi số phận của chínhmình, con người phải dựa vào chính sức lực, khả năng của bản thân Sự may mắnhay hỗ trợ từ người khác chỉ là yếu tố thúc đẩy không phải điều quyết định đượcvận mệnh của chúng ta Đó có lẽ là một thông điệp sâu sắc mà Andersen muốnchuyển tải đến người đọc thông qua hệ thống nhân vật của mình.

d Đồ vật, loài vật thần kì

Xuất hiện trong thế giới nhân vật của truyện cổ tích Andersen không chỉ cócon người mà ngay cả những nhành cây, ngọn cỏ, những vật dụng trong cuộc sốngthường ngày như cây chim, chiếc bút,… tất cả đều có thể trở nhân vật trong các tácphẩm của ông Tuy nhiên điều đặc biệt chính là dù viết về đồ vật hay loài vật thìmục đích cuối cùng vẫn là hướng đến con người, bàn luận đến những vấn đề xoayquanh cuộc sống của con người Đặc biệt, thông qua việc nói về loài vật, nhân hoáchúng giống như những thực thế sống động, có cảm xúc và nội tâm thì đích đếncuối cùng của Andersen vẫn là để giáo dục nhận thức con người, gửi gắm nhữngtriết lí, tư tưởng nhân văn sâu sắc tới độc giả Điều này khiến cho không ít truyện

cổ tích của Andersen mang dáng dấp hoặc màu sắc của truyện ngụ ngôn

Trong truyện Gã cổ cồn, nhân vật chính chỉ là một chiếc cổ áo sơ mi được tác

giả miêu tả trong mối quan hệ với các đồ vật khác: cái nịt tất, cây kéo, chiếc lược.Đáng nói, nhà văn tập trung xây dựng tính cách ba hoa, khoác lác của nhân vậtthông qua lời thoại rất nhiều Bằng biện pháp nhân hoá, hình ảnh chiếc cổ cồn trởnên thật ấn tượng trong mắt người đọc Nó đại diện, biểu trưng cho những người

có thói khoác lác, ba hoa, thiếu chuẩn mực trong cách cư xử với người khác trong

xã hội Viết về một vật vốn dĩ vô tri nhưng Andersen đã thành công mang đếnngười đọc một cách khám phá mới về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích củamình Đồng thời, thông qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp, tư tưởng sâu sắc về lốisống, thái độ ứng xử trong xã hội Điều này, ngoài việc được biểu lộ rõ nét qua

nhân vật còn được nhà văn thể hiện ở những câu văn cuối truyện: “Vậy thì chúng

ta hãy giữ mình đừng có xử sự như gã cuồng dại ấy, vì chúng ta chẳng thể biết rồi đây liệu chúng ta có chung số phận với đám giẻ rách ấy hay không, liệu chúng ta

có trở thành giấy trắng, trên đó cuộc đời chúng ta sẽ được viết lại hay không Liệu chúng ta có trở thành những người kể lại chuyện đời của chính mình hay không?”

Trang 18

Hơn thế, với motif nhân vật là đồ vật, loài vật thần kì, Andersen đã rất thành

công trong việc chuyển tải nội dung giáo dục sâu sắc và đồng thời khơi gợi ở trẻthơ trí tưởng tượng phong phú cùng niềm say mê, yêu thích văn học Chính motifnhân vật đặc sắc này đã góp phần giúp tác giả xây dựng nên nhiều tác phẩm cố tích

hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc như: Chiếc kim thô, Truyện cây hoa gai, Con quỷ sứ của ông hàng tạp hoá,…

3.3 Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện cổ tích Andersen

3.3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Nét đặc sắc đầu tiên trong nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện cổ tích củaAndersen chính là nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Trong truyện cổ tíchdân gian, nhân vật không được chú trọng miêu tả quá nhiều về ngoại hình mà chỉđược giới thiệu thông qua một vài câu văn ngắn gọn hoặc miêu tả chung chung.Ngược lại, khi khám phá thế giới truyện cổ tích của Andersen, ta nhận ra nhữngmàu sắc mới mẻ, ấn tượng ở nhân vật thông qua bút pháp miêu tả ngoại hình chi

tiết, cụ thể của nhà văn Chẳng hạn, trong tác phẩm Bầy chim thiên nga, Andersen

đã có nhiều câu văn miêu tả chi tiết, cụ thể về hình ảnh các hoàng tử và nàng công

chúa như sau: “…Mười một chàng trai trẻ tuổi ấy đều đeo thánh giá bên ngực và gươm bên mình Ở trường, họ viết trên những tấm bảng bằng vàng với những con dao nhọn bằng kim cương; họ đọc thông và rất thuộc bài Họ thật xứng đáng là những hoàng tử Cô em út, nàng Lidơ, thường ngồi trên một chiếc ghế bằng thuỷ tinh… Trên tay nàng cầm một cuốn sách có nhiều tranh vẽ, riêng cuốn sách ấy cũng đáng giá bằng một nửa giang sơn của bất cứ một vị vua chúa nào.” Không

còn là những lời giới thiệu sơ qua, ngắn gọn về sự xuất hiện của các nhân vật trongtác phẩm Andersen đã miêu tả rất kĩ càng, chi tiết về sự xuất hiện của nhữngchàng hoàng tử cùng nàng công chúa Lidơ Từ đây ta được dịp tưởng tượng, hìnhdung về các nhân vật Bằng cách miêu tả ngoại hình chi tiết, cụ thể, Andersen đãphần nào gây được sự chú ý ở người đọc về sự xuất hiện của các nhân vật trong tácphẩm của mình

3.3.2 Nghệ thuật miêu tả tính cách, tâm lí nhân vật

Trong thế giới cổ tích dân gian, nhân vật thường chỉ được chú trọng khai thác

ở khía cạnh bên ngoài như: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói Thế giới nội tâmphức tạp hay những diễn biến tâm lí, cảm xúc bên trong nhân vật gần như khôngđược chú trọng khai thác, đào sâu Trong khi đó, ở nhiều tác phẩm truyện cổ tíchcủa mình, nhà văn Andersen đã rất quan tâm, hướng đến khắc hoạ, miêu tả nhữngdiễn biến trong thế giới tâm hồn của nhân vật Thậm chí, nhà văn còn phát hiện và

Trang 19

khám phá bên trong nhân vật không chỉ tồn tại một nét tính cách thuần tuý mà luôn

có sự đan xen, hoà trộn của nhiều nét tính cách phức tạp Đó là đôi khi ở một nhân

vật xấu vẫn có chút le lói của ánh sáng lương tri và nhân vật tốt đẹp cũng chưa hẳn

là những người hoàn hảo, trọn vẹn Ở nhân vật của mình, Andersen luôn khai thác

họ giống như những con người trong cuộc sống hiện đại Họ có ước mơ, khátvọng, họ biết yêu thương, dám đấu tranh và hi sinh để bảo vệ tình yêu của mình.Đồng thời họ cũng thể hiện rất rõ những ghen ghét, đố kỵ, những thói xấu tầmthường của con người trong đời sống Đó là bên trong con quỷ vốn là hiện thân chonhững điều gớm ghiếc, xấu xa nhất lại sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu lấy tập thơ

cho chàng sinh viên trong câu chuyện Con quỷ sứ của ông hàng tạp hoá Đó còn là

nàng tiên cá trong tác phẩm cùng tên vì hành động dám yêu, dám hi sinh để bảo vệtình yêu và cuối cùng đến lúc tan thành bọt biển, tình yêu trong nàng vẫn còn rấtmãnh liệt và tha thiết biết bao Càng đi sâu vào khám phá nhân vật với những néttính cách phức tạp, Andersen lại khiến người đọc thêm ấn tượng và yêu thích hơnthế giới truyện cổ tích của ông

So với việc giới thiệu tính cách nhân vật ngay đầu tác phẩm giống như truyện

cổ tích thông thường thì Andersen lại khiến người đọc dần nhận ra, giải mã nhữngnét tính cách của nhân vật thông qua chuỗi các hành động Nhà văn không giớithiệu nàng tiên cá là một người con gái mạnh mẽ, mang trong mình tình yêu lớnlao, mãnh liệt ngay từ đầu tác phẩm Ông để nhân vật trải qua biết bao nhiêu sựkiện, để nhân vật tự hành động, cho phép nhân vật bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc củamình Từ đó, khi người đọc thâm nhập vào tác phẩm, sống cùng nhân vật thì mới

có thể nhận ra nét tính cách ẩn giấu bên trong con người nhân vật là gì Điều nàyhoàn toàn trái ngược với truyện cổ tích dân gian và được nhận định là mang dángdấp của truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại Bên cạnh đó, xây dựng lời độc thoạinội tâm cũng chính là một trong những cách thức giúp Andersen thể hiện rõ néthơn những tính cách, thế giới nội tâm của nhân vật trong các tác phẩm của mình

3.4 Lối kết cấu

Về phần mở đầu, truyện cổ tích Andersen vừa có sự kết thừa lối kết cấu

truyền thống, thường bắt đầu bằng cụm từ Ngày xửa ngày xưa, Ngày xưa trong một số tác phẩm như: Chú lính chì dũng cảm, Chuyện đồng xu bạc, Đôi giày đỏ,

Cô bé tí hon,… Bên cạnh đó ở một số tác phẩm khác của Andersen, ta lại thấy

Trang 20

những cách tân, mới mẻ trong lối kết cấu mở đầu Cụ thể, ở một số truyện, nhà văndẫn dắt và mở đầu bằng lối kể hiện đại, dùng chính lời văn của mình để trực tiếp đi

thẳng vào vấn đề được đề cập đến trong câu chuyện Chẳng hạn như, ở truyện Cô

bé chăn cừu và anh chàng quét ống khói, tác giả đã dẫn dắt tự nhiên rằng: Có bao giờ bạn nhìn thấy một cái tủ chạn bằng gỗ cũ kỹ, đen đi cùng thời gian được trang trí bằng những hình lá và những hình thù kỳ quái không?” Dường như, nhà văn

đã thoát khỏi motif mở đầu ngày xửa ngày xưa trong truyện cổ tích dân gian truyền

thống ở tác phẩm này Cách mở đầu bằng việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên còn

được tác giả vận dụng trong một số tác phẩm như Nữ thần băng giá, Chim hoạ mi

,…Có thể thấy, ngay cả trong cách mở đầu câu chuyện, bên cạnh những kế thừa từkết cấu mở đầu truyền thống, Andersen đã sáng tạo nên những kết cấu đặc sắc vàhấp dẫn người đọc hơn

Trong cách kết thúc câu chuyện, Andersen vừa tuân theo cách kết thúc có hậugiống như các truyện cổ tích khác Những nhân vật vốn dĩ mang số phận bất hạnh,

cơ cực, trái ngang đến cuối cùng đều tìm thấy được hạnh phúc cho riêng mình

Điều này dễ dàng nhận ra ở một số tác phẩm như: Chiếc bật lửa, Con trai người gác cổng, Bầy chim thiên nga,… Tuy nhiên, dẫu tuân theo lối kết cấu đóng ở phần

kết thúc truyện nhưng Andersen vẫn tạo ra những kết thúc buồn, không có hậu ởnhiều tác phẩm của mình Cách kết thúc này vừa tạo nên sự mới mẻ, độc đáo hơn

so với motif kết thúc truyền thống, đồng thời góp phần giúp nhà văn thể hiện tưtưởng của mình một cách ấn tượng hơn đến độc giả Thông qua những kết thúc

buồn như Cô bé bán diêm, Chú lính chì dũng cảm, Nữ thần băng giá,… nhà văn

muốn độc giả nhận thức rõ nét về sự nghiệt ngã của hiện thực, những góc khuất,bóng tối của xã hội

III Đặc trưng truyện Cô bé bán diêm

1 Xuất xứ, tóm tắt

Cô bé bán diêm là truyện cổ tích được sáng tác bởi Hans Christian Andersen

Truyện được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1848 trong phần năm của cuốn Nye Eventyr (Những truyện cổ tích mới) với nhan đề Den Lile Pige Med

Svovlstikkerne (Cô gái bé nhỏ với những que diêm)

Ngày đăng: 27/12/2024, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w