1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích và chứng minh đặc điểm của các nhóm thể loại báo chí thông tấn chính luận chính luận và nghệ thuật xu hướng vận động của các nhóm và các thể loại báo chí hiện nay

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và chứng minh đặc điểm của các nhóm thể loại báo chí: Thông Tấn, Chính luận, Chính luận và nghệ thuật. Xu hướng vận động của các nhóm và các thể loại báo chí hiện nay
Tác giả Nguyễn Lê Minh Khuê
Người hướng dẫn PGS.TS.NGƯT Đinh Văn Hường
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Lý luận và các thể loại báo chí truyền thông
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 120,54 KB

Nội dung

như thế nào?, hoặc trong phỏng vấn đã xuất hiện vai trò cái “tôi” của nhà báo khá đậm nét bên cạnh vai trò của nhân vật hay nhóm nhân vật được phỏng vấn, tiêu biểu cho ý kiến này

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Học phần: Lý luận và các thể loại báo chí truyền thông Giảng viên: PGS.TS.NGƯT Đinh Văn Hường

Họ tên SV: Nguyễn Lê Minh Khuê

MSSV: 19040891

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Câu 1: Phân tích và chứng minh đặc điểm của các nhóm thể loại báo chí: Thông Tấn, Chính luận,

Chính luận và nghệ thuật Xu hướng vận động của các nhóm và các thể loại báo chí hiện nay 2

I Định nghĩa thể loại báo chí và tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí 2

II Đặc điểm của các thể loại báo chí 2

1 Nhóm các thể loại báo chí thông tấn 3

2 Nhóm các thể loại báo chí chính luận 3

3 Nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật 4

III Xu hướng phát triển chung của thể loại báo chí 5

1 Xu hướng mở 5

2 Xu hướng đóng 5

3 Xu hướng sự đan xen, hoà quyện và chuyển hoá giữa các nhóm và các thể loại 5

4 Xu hướng viết tự do 6

Câu 2: Trình bày hiểu biết về các thể loại báo chí: bình luận và phóng sự 6

I Bình luận 6

1 Đặc điểm thể loại bình luận 6

2 Các dạng bình luận 7

3 Các nhà báo tiêu biểu trong thể loại bình luận 10

II Phóng sự 10

1 Đặc điểm thể loại phóng sự báo chí 10

2 Các dạng phóng sự báo chí 12

3 Các nhà báo tiêu biểu trong thể loại phóng sự 14

Câu 3: Qua nghiên cứu, lí luận về thể loại báo chí và kỹ năng thực hành đã học ở các phần trước, anh/chị tự cho mình mạnh về nhóm và thể loại nào? Vì sao? 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

Câu 1: Phân tích và chứng minh đặc điểm của các nhóm thể loại báo chí: Thông Tấn, Chính luận, Chính luận và nghệ thuật Xu hướng vận động của các nhóm và các thể loại báo chí hiện nay

I Định nghĩa thể loại báo chí và tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí

Về định nghĩa, có thể hiểu thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi

nhanh, tưởng thuật, tin, phóng sự, điều tra được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay

Về tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí, vấn đề này cũng còn phức tạp

bởi chưa có sự phân giải rõ ràng và thấu đáo Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí như sau:

- Thứ nhất là khả năng nắm bắt hiện thực đời sống xã hội (chọn sự kiện, vấn đề,

nhân vật nào, để phản ánh, hay nói cách khác là phản ánh cái gì trong thời điểm đó)

- Thứ hai là mức độ phản ánh, phân tích, lý giải vấn đề của người viết (độ nông –

sâu, trước mắt – lâu dài, ; chẳng hạn mức độ thể hiện loại tin sẽ khác với bình luận, xã luận, phóng sự, )

- Thứ ba là năng lực trình bày, triển khai tác phẩm về vấn đề mà người viết lựa

chọn (năng lực về tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc và các công cụ khác, hay còn gọi là phong cách cá nhân)

- Thứ tư là mức độ ảnh hưởng và tác động của tác phẩm đối với công chúng, đối

với xã hội trong thời điểm đó hoặc lâu dài, hay còn gọi là hiệu quả tác động Điều này rất quan trọng, vì suy cho cùng vẫn là hiệu quả cuối cùng của tác phẩm và báo chí nói chung đối với cả nhân, tổ chức hay toàn xã hội theo định hướng và mục đích nhất định

- Thứ năm là tác phẩm đó có tên gọi cụ thể, có tính lý luận, khoa học, có tiêu chí,

được thực tiễn kiểm nghiệm và tồn tại tương đối ổn định trong đời sống thực tiễn báo chí

Như vậy, các tiêu chí chung là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu và xác cành tùng thể loại báo chỉ cụ thể và mỗi thể loại lại có đặc điểm, tiêu chỉ Tầng, có ưu thế, hạn chế riêng… để phát huy thế mạnh hoặc bổ sung cho athu trong hệ thống thể loại bảo chỉ nói chung

II Đặc điểm của các thể loại báo chí

Ở Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ nhưng đã có tới 5 – 6 quan điểm khác nhau Mỗi quan điểm phân chia hay gọi tên đều có cái ổn và chưa ổn, cần tiếp tục bàn luận, bổ sung và hoàn chỉnh

Ở đây, việc phân nhóm và thể loại báo chí có thể được thể hiện như sau:

Trang 4

1 Nhóm các thể loại báo chí thông tấn

Nhóm này bao gồm tin, phỏng vấn, tường thuật, có thể mạnh mẽ phản ánh, thông báo kịp thời, nhanh chóng các sự kiện, vấn đề vừa xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra trong cuộc sống hằng ngày Các hiện tượng, quá trình, sự kiện hay nhân vật được phản ánh trong các thể loại này thường đơn lẻ, độc lập hoặc tập hợp một số sự kiện tiêu biểu cho cái mới, cái thật, cập nhật của xã hội

Trước đây, một số ý kiến cho rằng, yếu tố thông bảo, phản ánh là chủ yếu nên việc phân tích, đánh giá, lý giải sâu sắc, ti mi vấn đề không cần đặt ra để bảo đảm tính thời sự và khách quan của vấn đề (trả lời các câu hỏi ai? cái gì? ở đâu? lúc nào? là chính); hoặc cái “tôi” của người viết không nên xuất hiện mà để sự kiện, vấn đề tự nói lên cho khách quan Tuy nhiên qua nghiên cứu, cho thấy những quan niệm trên đã thay đổi do sự sáng tạo của người viết và nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thông tin Tuỳ thuộc tình huống và vấn đề cụ thể, người viết đã thể hiện chính kiến, quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề hay nhân vật đó ở mức độ nhất định

Ví dụ, trong tin đã có yếu tố bình luận (tại sao? như thế nào?), hoặc trong phỏng vấn đã xuất hiện vai trò cái “tôi” của nhà báo khá đậm nét bên cạnh vai trò của nhân vật hay nhóm nhân vật được phỏng vấn, tiêu biểu cho ý kiến này là các bài phỏng vấn trên các báo Lao động, An ninh thế giới, Nhà báo và Công luận, Tuổi trẻ, Thanh niên, trong những năm gần đây Đó là sự sáng tạo khá độc đáo của các nhà báo, các báo và báo chí Việt Nam nói chung; hoặc trong tường thuật thì không thể không thể hiện tình cảm, thái

độ, chính kiến nhất định của nhà báo về một phía nào đó cho dù có "khách quan" đến mấy (ví dụ tường thuật trực tiếp bóng đá giữa đội này với đội khác trong nước; đội của nước này với nước khác trên truyền hình, phát thanh chẳng hạn)

Vì vậy, có thể thấy thông tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ là tính trội của nhóm các thể loại báo chí thông tấn

2 Nhóm các thể loại báo chí chính luận

Bao gồm: xã luận, bình luận, chuyên luận, điều tra, bài phê bình, với chất trí tuệ,

tư duy, lý luận, lý lẽ, hùng biện trong tác phẩm

Người viết các thể loại trong nhóm này phải huy động kinh nghiệm, trí tuệ, kiến thức tổng hợp, kết hợp tư duy khoa học và tư duy lôgic, các luận cứ, luận chứng chặt chẽ trong mạch tư duy nhất quản để lý giải vấn đề Nhà báo lão thành Hoàng Tùng – cây bút viết chính luận tên tuổi của báo chí nước ta, cho rằng: “Luận là hướng dẫn tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ, phân tích tình hình, sự kiện trên một dòng biến đổi, phát triển không ngừng Người viết luận phải nắm được đường lối, chính sách, lý luận, am hiểu sâu công việc Mỗi ý kiến khái quát đều dựa trên vốn tri thức được rút ra từ các hoạt động xã hội

Trang 5

Viết luận phải sáng tạo, không lặp lại Phải truyền sức sống vào những điều mà mình cho là nguyên lý”") Đó là những lý do cơ bản để lý giải vì sao các bài xã luận, bình luận lại quan trọng, có tiếng vang và hiệu quả như vậy trong những thời điểm lịch sử nhất định của đất nước

Một yêu cầu nữa đối với các thể loại này là, khi xem xét, đánh giá hay bình luận một sự kiện, vấn đề nào đó, nhà báo không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ

ra nguyên nhân và bản chất bên trong của vấn đề Thái độ, quan điểm, chính kiến của người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn đề mình đề cập Với những vấn đề xã hội phức tạp, người viết cần có những đề xuất, gợi mở, hướng dẫn

để giúp tháo gỡ vấn đề Điều này thể hiện tính xây dựng, đạo đức, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, góp phần xây dựng một nền “bảo chỉ có giải pháp” để đóng góp có hữu hiệu cho xã hội

Điều lưu ý nữa là, các thể loại trong nhóm này phải dựa trên cơ sở tư liệu, sự kiện, hiện tượng, quá trình có hệ thống để đánh giá, phân tích, bình luận và lý giải vấn đề theo mục đích và ý đồ nhất định của nhà báo hay cơ quan báo chí Có thể nói, các thể loại này thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ, hay nói cách khác tính trội của nhóm các thể loại báo chí chính luận là thông tin lý lẽ

3 Nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật

Bao gồm: phóng sự báo chí, ký bảo chí, tiểu phẩm báo chí, câu chuyện báo chí, ghi nhanh là những thể loại kết hợp yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân vật có thật, chất lý luận, hùng biện ) với các yếu tố của văn học – nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát, so sánh và các thủ pháp khác) để thể hiện tác phẩm sinh động, sâu sắc, mềm mại và hấp dẫn đối với công chúng

Có thể nói, đây là một trong những nhóm thể loại có sự giao thoa đậm nét nhất

“chất văn” trong báo chí (trừ tính hư cấu của văn học) Chính điều này đã tạo điều kiện cho người viết ngoài thể hiện nội dung thông tin có thật, còn thể hiện được tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của mình, hay chiều sâu của vấn đề một cách nhẹ nhàng, lay động lòng người Vì vậy, thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này

Có thể nói, ba nhóm với các thể loại cơ bản trên đã hợp thành hệ thống thể loại báo chí tương đối hoàn chỉnh Việc phân chia các nhóm và các thể loại nói trên chủ yếu dựa vào đặc điểm và tính trội của từng thể loại và cũng chỉ tương đối Và đây cũng là một trong nhiều cách phân chia nhóm và thể loại báo chí hiện nay

Trang 6

III Xu hướng phát triển chung của thể loại báo chí

C Mác cho rằng, “cũng như cuộc sống, báo chí luôn nằm trong sự vận động, phát triển và không bao giờ có kết thúc” Quan điểm khoa học và biện chứng này đã soi sáng vấn đề xem xét sự vận động và phát triển không ngừng của báo chí và thể loại báo chí Nghiên cứu lịch sử thể loại cũng như hoạt động thực tiễn sôi động của báo chi, có thể nhận thấy thể loại báo chí đang vận động theo bốn xu hướng cơ bản sau đây:

1 Xu hướng mở

Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, của báo chí và nhu cầu khách quan của công chúng, hệ thống thể loại báo chí luôn tiếp nhận những thể loại mới Trong báo chí, không có một thể loại nào tồn tại bất biến Các thể loại đang thay đổi theo cuộc sống, theo thời đại

Thực tiễn báo chí thế giới và báo chí nước ta đã chứng minh điều đó

Ví dụ: Tin là một trong những thể loại ra đời sớm nhất, sau đó là hàng loạt thể loại khác ra đời ở từng thời điểm khác nhau như tường thuật, phỏng vấn, bình luận, xã luận, phóng sự, điều tra và ngay trong mỗi thể loại cũng diễn ra quá trình phân chia các dạng khác nhau để phù hợp với mức độ và quy mô chuyển tải sự kiện, vấn đề Chẳng hạn, trong tin có các dạng tin ngắn, tin bình, tin tổng hợp, tin ảnh…; trong phỏng vấn có phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp, phỏng vấn minh hoạ ; trong tường thuật có tường thuật trực tiếp, tường thuật gián tiếp

2 Xu hướng đóng

Xu hướng thứ hai là xu hướng đóng, đào thải hoặc biến thể Tức là hệ thống thể loại báo chí cũng loại bỏ những thể loại không còn phù hợp hoặc tự các thể loại đó tiêu vong, hoặc sử dụng biến thể Hiện tượng này hoàn toàn biện chứng, khách quan do những biến động và nhu cầu của đời sống xã hội

Ví dụ, thể văn đả kích, văn châm biếm, hay biếm họa chân dung chính trị trên báo chi nước ta phát triển mạnh và được xem như một vũ khí sắc bén và lợi hại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tức là ở giai đoạn đang có những mâu thuẫn đối kháng gay gắt về quyền lợi giai cấp Tuy nhiên, hiện nay, những thể loại đó rất ít sử dụng hoặc có sử dụng thì được biến thể khéo léo, mềm mại hơn để phù hợp với xu thế hoà nhập và hợp tác quốc tế hiện nay

3 Xu hướng sự đan xen, hoà quyện và chuyển hoá giữa các nhóm và các thể loại

Đây là xu hướng chung của thể loại báo chí hiện nay Quá trình này thể hiện rõ ở chỗ trong nhóm thông tấn có các yếu tố của nhóm chính luận, trong nhóm chính luận – nghệ thuật có yếu tố của nhóm chính luận và thông tấn Giữa các thể loại cũng diễn ra

Trang 7

như vậy (ví dụ tường thuật, phóng sự, điều tra, phỏng vấn đều có các yếu tố của các thể loại khác Xu hướng này cũng phù hợp với sự sáng tạo và sử dụng linh hoạt các thể loại của các nhà báo trong giai đoạn mới Tuy nhiên, quá trình này diễn ra có mức độ, do vậy không làm nhòa đi hoặc thay đổi bản chất của từng thể loại, mà góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động của thể loại báo chí nói chung

4 Xu hướng viết tự do

Đây là xu hướng mà các nhà báo viết tự do, không lệ thuộc vào thể loại cụ thể nào, miễn là tác phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng

Nói chung, các xu hướng cơ bản trên vẫn diễn ra theo quy luật của đời sống xã hội và tự thân báo chí; và cùng với lao động sáng tạo của người làm báo sẽ tạo ra diện mạo mới cho báo chí nói chung và thể loại nói riêng Tuy nhiên người làm báo vẫn nên viết tác phẩm một cách chuyên nghiệp

Tóm lại, thể loại báo chí là một hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí Công việc này phải được xem xét, đánh giá thường xuyên dưới góc độ lý luận, khoa học và thực tiễn báo chí để không ngừng đổi mới và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất

Câu 2: Trình bày hiểu biết về các thể loại báo chí: bình luận và phóng sự.

I Bình luận

1 Đặc điểm thể loại bình luận

Một là bài bình luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn cảnh

về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội Cơ sở chính của bài bình luận là các sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan Bài bình luận đòi hỏi phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức và hành động của công chúng Tác giả có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá

để làm nổi bật chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả hay toà soạn

Hai là từng mục, từng phần của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà là

những bộ phận cấu thành tác phẩm

Ba là từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để

làm nổi bật chủ đề chính

Bốn là đối tượng của bài bình luận là toàn bộ những sự kiện, kể cả những tri thức,

những kinh nghiệm về các mặt của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, và tất cả các hình thức của sự kiện (khai mạc triển lãm, khánh thành nhà máy, kết

Trang 8

thúc năm học ), các hiện tượng và quá trình (chiến tranh và hoà bình, phong trào không liên kết, trật tự thông tin thế giới ) bản chất và hành vi của một người hay một nhóm người (sự dũng cảm của một người lính, thành công của nhà khoa học, sự nghiệp của nhà cách mạng, công lao của nhà giáo ) Tất cả những vấn đề nêu trên đều có thể là đối tượng của bài bình luận Tuy nhiên cần chú ý rằng không phải bài bình luận nào cũng viết

về tất cả mọi lĩnh vực Mỗi bài bình luận đều có một chủ đề nhất định

Vì vậy yêu cầu trước hết đối với bài bình luận là tác giả phải có cái nhìn tổng quát và hệ thống các hiện tượng xã hội để thấy được sự vận động của cuộc sống, dõi theo quá trình hình thành và phát triển của các sự kiện, tìm thấy tính độc lập và sự liên kết của các sự kiện riêng rẽ

2 Các dạng bình luận

Các dạng của bình luận có liên quan đến cả nội dung và hình thức của từng tác phẩm

Về nội dung có thể phân chia thành các dạng sau:

- Bình luận chung, trong đó tuỳ thuộc và quy mô của tờ báo để xem xét tình hình

chung của thế giới, quốc gia, tỉnh… trong một thời gian nhất định như năm, quý, tháng, tuần

- Bình luận theo chủ đề được sử dụng để xem xét những vấn đề nhất định trong đời

sống xã hội (kinh tế, văn hoá, giáo dục ) trong một khoảng thời gian nào đó

- Bình luận quốc tế là để tái hiện bức tranh tổng thể của thế giới trong một khoảng

thời gian nhất định, như chương trình “Thế giới trong tuần” của Đài Truyền hình Việt Nam chẳng hạn

- Điểm thư là loại bài dùng để tập hợp ý kiến công chúng khi Đảng và Nhà nước

cần hỏi ý kiến nhân dân

Về hình thức, bình luận rất phong phú: bình luận dạng thông tin, lưu trữ, phóng

sự, tường thuật Bình luận dạng nghị luận, trong đó từng phần riêng lẻ có mang dấu ấn của bài tiểu luận, phê bình, phản ánh Bình luận dạng chính luận văn nghệ như ký -bình luận (mà nhiều tác giả xếp vào dạng ký chính luận) hay -bình luận châm biếm (nhiều người xếp vào thể loại tiểu phẩm)

a Bình luận chung

Loại bài này thường bao quát tất cả các sự kiện tiêu biểu của một thời gian dài trong phạm vi của một nước hay trên toàn thế giới (hoặc khu vực, châu lục ) Mức độ của bài bình luận còn phụ thuộc vào tính chất và nhiệm vụ của tờ báo Ở các báo trung

Trang 9

ương thường có bài bình luận ở mức độ rộng, còn ở các báo địa phương phạm vi bình luận thường hẹp hơn Bình luận chung có thể thường xuyên (tháng, tuần) hoặc không thường xuyên Bài bình luận không thường xuyên thường bị hạn chế trong một mức độ nhất định, chỉ đưa ra từng phần khác nhau của đời sống xã hội, tạo cho bạn đọc có ấn tượng đầy đủ về vấn đề được nêu

Dạng bình luận chung hay xuất hiện trong các số báo kỷ niệm những ngày lễ lớn Các báo đăng loại bài này là để đánh giá một giai đoạn đã qua và thảo luận công việc cho giai đoạn tới Có thể lấy bài “Một sự nối tiếp, một sự khởi đầu” đăng trên báo “Nhân Dân” nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng Sài Gòn làm ví dụ điển hình cho loại bài này Các số báo cuối năm cũng thường sử dụng nhiều dạng bình luận này

b Bình luận theo chủ đề

Không đề cập đến tất cả mọi vấn đề trong đời sống xã hội mà chỉ xem xét một cách

tỉ mỉ một lĩnh vực nhất định nào đó như chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội Việc lựa chọn, phân nhóm, đối chiếu, so sánh và đánh giá các sự kiện đã nêu là những bộ phận cấu thành bài bình luận theo chủ đề Cách xử lý tư liệu trong loại bài này đã tạo nên tính đa dạng đặc biệt của thể loại như bình luận kinh tế, bình luận chính trị, bình luận thể thao, điện ảnh Trên báo chí chúng ta thường gặp các bài đăng dưới các đề mục như “Sổ iay kinh tế”, “Tư liệu, nhân vật, nhận định” mà dưới các đề mục đó thường đăng các bài bình luận theo chủ đề Trong chuyên mục “Sổ tay kinh tế ” báo “Lao Động” đã đăng rất nhiều bài bình luận thuộc dạng này

Tập trung sự chú ý vào một mặt nào đó của đời sống xã hội (của thành phố, vùng, miền, tỉnh ), người bình luận có thể tái hiện bức tranh khá chi tiết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học của đất nước

Bình luận theo chủ đề có thể coi là loại bài có tính chất độc đáo, giúp cho người viết có điều kiện để khai thác một cách triệt để các đề tài của báo chí Một số báo địa phương thường sử dụng loại bình luận này trong việc tổng hợp những điển hình trong hoạt động thực tiễn thuộc mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế

Điều quan trọng trong các bài bình luận dạng này là phải rút ra những kết luận thực tiễn để từ đó chỉ ra phương hướng phát triển tiếp theo của các sự kiện và hiện tượng

Mặc dù không xuất hiện thường xuyên trên báo, nhưng thỉnh thoảng có những bài

có ý nghĩa rất quan trọng về những vấn đề mới như sự bàn luận, đánh giá về văn học, điện ảnh, nhà hát v.v Trong những bài bình luận như thế thường có sự so sánh, đánh giá về các hiện tượng và các trào lưu mới trong từng lĩnh vực, đưa ra những dự báo về triển vọng và khuynh hướng phát triển của chúng Mặt khác, với việc điểm qua những hiện tượng mới xuất hiện trong năm (hay trong một mùa) về các vở diễn sân khấu, các triển lãm nghệ thuật, những chương trình ca nhạc mới báo chí sẽ giúp cho độc giả khả năng nhận thức

về những thay đổi trong lĩnh vực nghệ thuật của đất nước Báo chí cũng có thể sử dụng

Trang 10

loại bình luận này để cảnh báo cho công chúng về những trào lưu nghệ thuật không lành mạnh mới xuất hiện, giúp họ có sự định hướng đúng trong việc cảm thụ nghệ thuật

c Bình luận quốc tế

Ý nghĩa quan trọng nhất của loại bài bình luận quốc tế là giúp công chúng hiểu biết, nhìn nhận và đánh giá đúng đắn các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời sống chính trị-xã hội của các nước trên toàn thế giới hay trong một khu vực (các châu lục, vùng, miền ) hoặc trong một nước Nói cách khác, bài bình luận dạng này có tác dụng định hướng cho công chúng về các vấn đề quốc tế mà mọi người đang quan tâm

Có thể xây dựng dạng bài này theo cách của bình luận theo chủ đề hoặc bình luận chung Yêu cầu đối với bình luận quốc tế là các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra trên thế giới vào thời gian nào đó phải được thông báo chính xác, chi tiết, đầy đủ, có sức thuyết phục cao Người bình luận cần có kiến thức sâu rộng về các vấn đề quốc tế, nghiệp

vụ giỏi, lập trường chính trị vững vàng, ngoại ngữ giỏi, khả năng nắm bắt và xử lý sự kiện nhanh nhạy, chính xác

d Điểm thư

Ngoài những dạng bình luận như đã trình bày ở trên, hiện nay trên báo chí thường xuất hiện loại bài viết của công chúng khi Đảng và Nhà nước có chủ trương hỏi ý kiến nhân dân về những quốc sách quan trọng nào đó Ví dụ như, Đảng và Chính phủ đem công bố trên báo chí dự án sửa đổi hiến pháp, dự thảo văn bản pháp luật, cương lĩnh xây dựng đất nước Trong thư gửi đến các cơ quan báo chí, công chúng bày tỏ quan điểm, ý kiến, đề nghị bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong dự thảo, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có đủ thông tin để ban hành những quốc sách đúng đắn, hợp lòng dân Điều đó thể hiện tính chất dân chủ và công khai của chế độ, nhân dân được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, đồng thời tranh thủ được trí tuệ quần chúng, giúp cho các nhà lãnh đạo trong viẹc hoạch định đường lối, chính sách

Trên các báo chúng ta thường gặp các chuyên mục như “Cùng trao đổi”, “Ý kiến bạn đọc”, “Ý kiến chiến sĩ” Trong những chuyên mục đó thường đăng những ý kiến của công dân do toà soạn đã chọn lọc hoặc là sự tổng kết của cơ quan báo chí về những ý kiến điển hình nhất Trong giai đoạn hiện nay, dạng bài này ngày càng được sử dụng nhiều hơn, làm cho báo chí phong phú hơn và đa dạng hơn, nâng cao giá trị và sự hấp dẫn của phương tiện truyền thông trong đời sống xã hội

Dạng bình luận thư bạn đọc có thể thực hiện theo phương pháp của bình luận chung hoặc bình luận theo chủ đề Vì đây là dạng bài thu thập ý kiến của công chúng, cho nên nhà báo cần tập hợp, xem xét, phân tích, đánh giá để có một tầm nhìn tổng quát về vấn đề mà toà soạn đưa ra Nhà báo cần hiểu được một cách chính xác ý nghĩa của vấn đề, cách đánh giá của công chúng về vấn đề đó, đặc biệt là biết được tình cảm, tâm trạng của

Ngày đăng: 02/07/2024, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w