Khái niệm thể loại Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học bộ mới, 2004, trang 1840: “+ Truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản á
Trang 1KHOA NGỮ VĂN
HỌC PHẦN DẠY HỌC TIẾP NHẬN VĂN BẢN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC & KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
NHÓM 1
GVHD: ThS NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI
TP HCM, tháng 10, năm 2020
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 1
NHẬN
Xác nhận của nhóm trưởng
Nguyễn Bùi Thiện Nhân
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 1 1
LỚP 6 3
CỔ TÍCH 4
TRUYỀN THUYẾT 5
ĐỒNG THOẠI 6
THƠ LỤC BÁT 7
HỒI KÍ 7
LỚP 7 9
TRUYỆN NGỤ NGÔN 9
TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG 10
TỤC NGỮ 11
THƠ BỐN CHỮ 12
THƠ NĂM CHỮ 13
TÙY BÚT 13
TẢN VĂN 15
LỚP 8 16
TRUYỆN CƯỜI 16
TRUYỆN NGẮN 17
TRUYỆN LỊCH SỬ 17
THƠ TRÀO PHÚNG 18
THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ 19
THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG 20
THƠ TỰ DO (6 chữ, 7 chữ) 21
LỚP 9 22
TRUYỆN TRUYỀN KÌ 22
TRUYỆN TRINH THÁM 23
THƠ SONG THẤT LỤC BÁT 24
TRUYỆN THƠ NÔM 26
THƠ TÁM CHỮ 27
BI KỊCH 28
Trang 4LỚP 10 29
TRUYỆN THƠ DÂN GIAN (Thơ Nôm bình dân) 29
THẦN THOẠI 30
THƠ TRỮ TÌNH (chủ yếu khảo sát thơ trữ tình hiện đại) 32
TRUYỆN NGẮN 34
TIỂU THUYẾT 35
CHÈO 38
TUỒNG 39
LỚP 11 39
SỬ THI 39
TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI 41
TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI 42
THƠ 44
TRUYỆN THƠ NÔM 45
BI KỊCH 47
TRUYỆN KÍ 48
TÙY BÚT 49
LỚP 12 50
TRUYỆN TRUYỀN KÌ 50
TRUYỆN NGẮN 51
TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI 52
THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI 54
HÀI KỊCH 55
PHÓNG SỰ 56
NHẬT KÍ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN 60
Trang 5LỚP 6
CỔ TÍCH
1 Khái niệm thể loại
Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học bộ mới, 2004, trang 1840:
“+ Truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của
nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp
+ Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực
và ước mơ của nhân dân.”
2 Phân loại
Truyện cổ tích chia làm 3 loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện
cổ tích thế sự (Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học bộ mới, 2004, trang 1840 – 1841)
3 Đặc trưng thể loại
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích như:
+ Cốt truyện: phản ánh nếp sống của từng dân tộc, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống Truyện cổ tích thường miêu tả những tương phản giàu và nghèo, tình trạng đối kháng giai cấp
+ Nhân vật: thường là những nhân vật mồ côi, người con riêng, người em út, người lao động nghèo khổ nói chung (nhân vật chính diện) và nhân vật phản diện (người anh cả,
dì ghẻ, địa chủ,…)
+ Lời người kể chuyện và lời nhân vật: truyện cổ tích bao giờ cũng được kể theo một tuyên tính thẳng hay còn gọi là trực tuyến Người ta thường kế cuộc đời nhân vật từ bé đến lớn, sự kiện diễn ra ở địa điểm này rồi mới sang địa điểm khác Mở đầu câu chuyện cổ tích với mootip quen thuộc “ngày xửa ngày xưa”
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật
+ Hình dáng: nhân vật trong truyện cổ tích thường có hình dáng xấu xí (người đội lốt vật), hoặc to lớn có sức khỏe hơn người, đôi khi chỉ là những người nghèo khổ, bất hạnh…
Trang 6+ Cử chỉ, hành động: Nhân vật trong truyện cổ tích thường giúp đỡ người khác, chiến đấu với cái ác phi thường về một lĩnh vực nào đó (bắn cung, bơi lội, võ nghệ…), nhân vật
có thể chết đi sống lại hoặc hóa thân vào loài vật, cây…
+ Ngôn ngữ: hết sức linh hoạt tùy theo người kể qua ngôn ngữ nhân vật dần hiện lên một cách sinh động từ ngoại hình đến đặc điểm tính cách
+ Ý nghĩ nhân vật: phân chia theo hai tuyến thiện ác Nhân vật thiện trong truyện cổ tích luôn có tấm lòng lương thiện, ý nghĩ giúp đỡ người khác mà không cần báo đáp, nhân vật ác luôn suy nghĩ toan tính hãm hại, lừa dối người khác để chuộc lợi cho mình
4 Phát triển thể loại
- Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh
- Yếu tố thần kì đóng vai trò quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, li kì cho truyện cổ tích
5 Tác phẩm tiêu biểu
Thạch Sanh, Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích của A Puskin)
TRUYỀN THUYẾT
1 Khái niệm thể loại
“Khái niệm chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó
có các yếu tố kì diệu, viễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở danh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.” (Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học bộ mới, 2004, trang 1835)
2 Phân loại
Chia thành 2 loại: loại thứ nhất nghiêng về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng, loại thứ hai gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có các yếu tố thần kì
(Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học bộ mới, 2004, trang 1835)
3 Đặc trưng của thể loại
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết:
+ Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết
Trang 7+ Nhân vật: thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kỳ lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kỳ ảo
+ Lời người kể chuyện và lời nhân vật: giản dị, mộc mạc và chứa nhiều yếu tố lịch
sử
4 Phát triển thể loại
- Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu
5 Tác phẩm tiêu biểu
Thánh Gióng, An Dương Vương - Mị Châu - Trọng Thủy…
ĐỒNG THOẠI
1 Khái niệm
Đồng thoại là một thể loại văn học, có nhiều khái niệm về Đồng thoại Theo Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 2001, tr 344: “Đồng thoại: thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa, tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của các em”
2 Đặc trưng thể loại
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại như:
+ Cốt truyện: không theo quy luật thực tế mà theo trí tưởng tượng
+ Nhân vật: Nhân vật chính của truyện là các loài vật và các vật vô tri khác được nhân cách hóa
+ Lời người kể chuyện và lời nhân vật: trong sáng, gần với tình cảm và tâm hồn tuổi thơ
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật
Trang 84 Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phưu lưu kí (Tô Hoài), Bức tranh của em gái tôi (Tạ
Duy Anh), Búp sen xanh (Sơn Tùng), Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh),…
THƠ LỤC BÁT
1 Khái niệm
“Lục bát là thể thơ lâu đời của dân tộc, vốn là hình thức thơ ca truyền miệng dân gian Lục bát có thể dùng để trữ tình hoặc tự sự.” (Trần Đình Sử (chủ biên), Lý luận văn học, tập 2, 1989, tr 278)
2 Đặc trưng thể loại
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát: Gồm một câu 6 tiếng
và một câu 8 tiếng Vần luật: tiếng thứ 6 trong hai câu lục bát phải vần với nhau Nếu cặp câu thơ lục bát phát triển thành nhiều cặp thì tiếng thứ tám của câu bát phải hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo Phối thanh: tiếng thứ 6 của câu 8 là thanh ngang (thanh bổng, âm vực cao) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (thanh trầm, âm vực thấp) và ngược lại Nhịp điệu lục bát cơ bản là mô hình 2/2/2, 2/2/2/2 nhưng có thể những biến hóa bất ngờ với các cách nhịp 3/3, 5/1, 1/5, 4/4,… cho nên hoàn toàn có thể diễn tả tinh vi của đời sống
- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và trữ tình trong thơ: có khả năng chứa đựng không giới hạn mọi phương tiện thể hiện về ngôn ngữ: lời kể, lời bình, lời than, thoại, miêu tả tâm lý Thơ lục bát chỉ cần hai câu cũng có thể diễn tả tâm trạng con người
3 Phát triển thể loại
- Lục bát biến thể:
+ Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo
+ Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc
Trang 9Theo Giáo trình Lý luận văn học (tập 2), “nghĩa gốc của “kí” là ghi chép một sự việc
gì đó để không quên” (Trần Đình Sử, 2014, tr.356)
Theo Từ điển tiếng Việt: kí là “thể văn tự sự viết về người thật, việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất” (Viện Ngôn ngữ học, 2016, tr.657) Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kí là “một là loại hình trung gian nằm giữa báo chí
và văn học gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí
sự, nhật kí, tuỳ bút,…” (Lê Bá Hán…, 2007, tr.162)
Khái niệm hồi kí
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Hồi kí là “một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” (Lê
+ Nội dung cơ bản của kí, ngay ở hình thức sơ khai của nó, là thông tin về ý nghĩa,
về giá trị nhân sinh của sự việc được ghi
3 Phát triển thể loại
- Kí điều chỉnh tối đa khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật
- Kí kết hợp linh hoạt các phuơng thức tự sự, trữ tình, nghị luận với những thao tác
tư duy khoa học
4 Tác phẩm tiêu biểu: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Lòng
yêu nước (I Ehrenburg), Một lít nước mắt (Kito Aya), Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương), Những năm tháng ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê), Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng), Tôi ăn tết ở Côn Lôn (Khương Việt), Trưa tha hương (Trần Cư),…
Trang 10LỚP 7 TRUYỆN NGỤ NGÔN
2 Đặc trưng thể loại
Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, cốt truyện, nhân vật
• Đề tài: thường mượn những sự vật cụ thể như loài vật, loài cây, con người,
để so sánh, ví von, phê phán những thói hư tật xấu của con người hay đả kích giai cấp (thống trị) hay đưa ra những bài học thực tiễn
• Cốt truyện: cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm súc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn
• Nhân vật: nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người, thần linh đến loài vật, loài cỏ, Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng đối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa,
bé nhỏ và to lớn
3 Phát triển thể loại
Kết cấu của truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết thường mỗi truyện chỉ một tình tiết trong khi câu chuyện cổ tích thường có đầu có đuôi Nét đặc biệt trong kết cấu của truyện ngụ ngôn là phần truyện kể nổi lên, còn phần ý nghĩa lắng đọng lại mà người đọc rút ra
Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc Tác giả dân gian còn miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật để biểu trưng cho con người Từng con vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội
4 Tác phẩm tiêu biểu: Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam),
Trang 11TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
1 Khái niệm
“Văn học viễn tưởng là những tác phẩm văn học (chủ yếu là văn xuôi – truyện, tiểu thuyết) lấy viễn tưởng làm phương thức xây dựng hình tượng và tổ chức cốt truyện Viễn tưởng là một phương pháp miêu tả đặc thù, sử dụng những dạng hình tượng (những khách thể, những tình huống, những thế giới), trong đó những yếu tố của thực tại được kết hợp với nhau theo lối siêu tự nhiên, kì lạ, khó tin.” (Lê Bá Hán…, 2007, tr.417)
2 Phân loại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán…, 2007, tr.418), truyện viễn tưởng được
phân loại thành: truyện viễn tưởng tôn giáo, truyện viễn tưởng thần thoại và truyện viễn tượng khoa học
3 Đặc trưng thể loại
Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng
Đề tài: viễn tưởng trở thành một thể loại ước lệ nghệ thuật, trong đó sự hư cấu của tác giả trải rộng từ việc mô tả những hiện tượng lạ lùng, bất thường, đến việc tạo ra một
“thế giới kì diệu”, không có thực
Cốt truyện: kế thừa những yếu tố duy lí của viễn tưởng lãng mạn, tạo ra những hình tượng dựa trên các giả thuyết và quan niệm khoa học, robot biết tư duy, thuật gây đột biến, thần giao cách cảm, sự trùng hợp các bình diện thời gian và không gian,…, mở rộng yếu
tố giả thuyết sang phương diện xã hội tương lai hoặc cảnh cáo những nguy cơ xã hội như những tác phẩm “phản – không tưởng”
Nhân vật: thường là nhân vật không tưởng, được lý tưởng hoá, mang những đặc điểm phi hiện thực, mang tính hư cấu đậm đặc
4 Phát triển thể loại
Hiệu quả nghệ thuật của viễn tưởng có được là nhờ việc đẩy thật xa khỏi cái thực tại kinh nghiệm, bởi vì cơ sở của tác phẩm viễn tưởng là sự đối lập giữa cái “không thể có”
và cái “có thể có”, cái viễn tưởng và cái hiện thực
Bản chất trò chơi nghệ thuật bộc lộ rõ rệt ở viễn tưởng, nhất là tính giả thuyết của những sự vật, tình huống, những thế giới do nó đưa ra (Lê Bá Hán…, 2007, tr.418)
5 Tác phẩm tiêu biểu: Hai vạn dặm dưới đáy biển (J Verne),…
Trang 12TỤC NGỮ
1 Khái niệm
Trong Từ điển văn học, tục ngữ “là những câu nói ngắn gọn,có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hằng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy” (Chu Xuân Diên, 1983 - 1984, tr 473)
Bùi Mạnh Nhị trong Bài giảng cho sinh viên khoa văn các trường đại học, mục “Tục ngữ”, có định nghĩa: “Tục ngữ (tục: thói quen có lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ: lời nói) là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hằng ngày” (Bùi Mạnh Nhị, 2007, tr.151)
2 Phân loại
Tục ngữ có 3 loại:
• Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất
• Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội
• Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian dân tộc
3 Đặc trưng thể loại
Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần
• Số lượng câu, chữ: tục ngữ rất ngắn gọn, hàm súc, mỗi câu tục ngữ có
số lượng từ không nhiều, thường dao động khoảng trên dưới mười từ mỗi câu Có câu rất ngắn chỉ gồm từ 4 - 5 tiếng
• Vần: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần, nhất là vần lưng Là kiểu vần nằm ở giữa câu, nối hai vế câu với nhau tạo ra sự liền mạch
4 Phát triển thể loại
Nhịp là chỗ ngừng để phân đoạn các thành phần trong một câu tục ngữ Nhịp trong tục ngữ đại đa số được thể hiện một cách sáng rõ, có mối quan hệ gắn bó với vần và cấu trúc
Với số tục ngữ có gieo vần, vị trí ngừng của nhịp được thể hiện sóng kèm với vần Ở mỗi cặp vần, vị trí của nhịp được đặt sau chỗ gieo vần đầu tiên
Trang 13Với những câu tục ngữ không gieo vần, thì nhịp của tục ngữ sẽ chịu sự quy định chính của cấu trúc
Vế: các vế trong câu tục ngữ có sự đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung Lời: cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa
5 Tác phẩm tiêu biểu: Tục ngữ Việt Nam,
THƠ BỐN CHỮ
1 Khái niệm
Thơ bốn chữ là loại thơ đơn giản nhất về niêm luật, bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng
có bốn chữ, gieo vần lưng, vần chân xen kẻ, gieo vần liền hoặc cách, hoặc hỗn hợp, nhịp thơ phổ biến là nhịp hai, dễ làm, dài ngắn tự do, phù hợp với văn kể, miêu tả (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, tr.87)
2 Đặc trưng thể loại
Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ
• Từ ngữ: là một nhân tố có những khả năng to lớn tạo nên những giá trị thẩm
mĩ của tác phẩm Nhiều khi chỉ có một từ nhất định cũng có thể cô đúc lại cái “thần” của một bài thơ
• Vần: thường có vần lưng và vần chân xen kẽ nhau, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp Vần lưng: còn gọi là yêu vận, gieo vào giữa dòng thơ; Vần chân: còn gọi là cước vận được gieo vào cuối dòng thơ có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ; Gieo vần liền: khi các câu thơ có vần liên tiếp; Gieo vần cách: các vần cách dòng không liền nhau; Gieo vần hỗ hợp: gieo vần không theo thứ tự nào
• Nhịp: 2/2 thích hợp với lối kể và tả
3 Phát triển thể loại
Số chữ: mỗi dòng có bốn chữ
Khổ thơ: thường chia khổ, mỗi khổ có 4 dòng
4 Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ (Đỗ Trung Lai),
Trang 14THƠ NĂM CHỮ
1 Khái niệm
“Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngụ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3/ Vần thơ thay đổi (vần liên tiếp, vần cách, vần ôm), số câu cũng không hạn định Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi 2 câu hoặc 5, 6 câu, hoặc không chia khổ.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, tr.105)
• Vần lưng: là sự phối hợp vần giữa chữ đứng cuối câu trước với chữ ở giữa câu sau
• Nhịp: cách ngắt nhịp trong câu thông thường là nhịp 3/2 hoặc 2/3 Đôi khi có câu ngắt nhịp 2/1/2 hoặc 1/2/2,
Trang 15kiện Tùy bút nghiêng hẳn về phía trữ tình Điểm tựa của tùy bút là cái tôi của tác giả Tên gọi tự nó đã nói lên đặc điểm thể loại Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phong bút
mà viết, tùy theo cảm hứng của mình, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày, (Lại Nguyên Ân, 2017, tr 381)
2 Đặc trưng thể loại
Nhận biết được chất trữ tình, ngôn ngữ, cái tôi của tùy bút
• Chất trữ tình: “nhà văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng, có thể nói
từ việc này sang việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia… để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét
về con người và cuộc đời… Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí” (Từ điển văn học, bộ mới - 2004)
• Ngôn ngữ: ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh và chất thơ
• Cái tôi: qua tác phẩm, hiện lên một nhân cách lớn, một hình tượng tác giả uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn và trí tuệ
Đề tài của tùy bút hết sức phong phú, đa dạng Có các phương diện trong đời sống xã hội, từ văn hóa, lịch sử đến vấn đề mang tính thế sự, đời tư,
4 Tác phẩm tiêu biểu
Lòng yêu nước (I Ehrenburg), Một lít nước mắt (Kito Aya),
Trang 16TẢN VĂN
1 Khái niệm
Theo 150 thuật ngữ văn học, theo nghĩa rộng “tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn và văn vần”, theo nghĩa hẹp “tản văn là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, giàu khả năng khơi gợi” (Lại Nguyên Ân, 2017, tr 384)
Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tản văn
• Chất trữ tình: sáng tác tản văn là do có “cảm nhận” và “giải bày”, do những gì mà nhà văn nhìn thấy, cảm thấy, cảm xúc, cảm động, hưng phấn, cảm tưởng trong sinh hoạt, công tác học tập, đọc sách, suy nghĩ cho đến tham quan du lịch
• Ngôn ngữ: ngôn ngữ của tản văn bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tươi mới, tự nhiên
• Cái tôi: tản văn đòi hỏi phải có “cảm nhận” mới có “giải bày”, cho nên nó tất yếu viết về những gì nhà văn tự mình trải qua, tự mình cảm thấy, cái có trong nội tâm của mình
4 Phát triển thể loại
Đề tài của tản văn đặc biệt rộng lớn, cơ gì như không có gì nó không nói đến, như: lịch sử, hiện tại, tương lai, tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện, cảnh vật, tình cảm, tinh thần, ngôn luận, thiên văn, địa lý, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học,
Kết cấu của tản văn không chú ý vào “khai, thừa, chuyển, hợp” như thơ ca, không phân cảnh phân hồi như kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau, hiện thực và lịch sử,
tự nhiên và xã hội có sự giao thoa, triết lí sâu sắc có thể biểu hiện ngay trong cuộc sống
Trang 17hằng ngày, tình cảm nồng nàn được thể hiện thông qua tưởng tượng của cá nhân, thậm chí trên trời dưới đất, trần gian biên giới đều có thể liên kết vào một điểm
5 Tác phẩm tiêu biểu
Cõi lá (Đỗ Phấn), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng),
LỚP 8 TRUYỆN CƯỜI
1 Khái niệm
Theo Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học bộ mới, 2004, trang 1842:
“Truyện cười là một trong những thể loại tiêu biểu cho dòng văn hài hước dân gian, bao hàm những loại truyện khác nhau về tính chất của đối tượng phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước Ở truyện cười dân gian Việt Nam đó là các truyện khôi hài, cái hài hước nằm trong hiện tượng những cái tự nhiên.”
2 Phân loại
Truyện cười có thể chia làm hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng, truyện tiếu lâm
3 Đặc trưng thể loại
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười:
+ Cốt truyện, bối cảnh: đơn giản
+ Nhân vật: nhân vật của truyện cười thường được giới thiệu về thành phần, địa vị xã hội, giới tính không có tên; thường là những anh lười, anh ham ăn, anh nói khoác, quan huyện, thầy đề, lý trưởng, nhà sư,…
+ Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân
4 Phát triển thể loại
- Yếu tố tục được đưa vào truyện như một bản năng hồn nhiên, khỏe mạnh của dân gian nhằm phản ứng lại mọi cấm kị khắt khe của lễ giáo
5 Tác phẩm tiêu biểu
Con rắn vuông, Há miệng chờ sung…
Trang 18TRUYỆN NGẮN
1 Khái niệm
Theo Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, 1997, trang 370:
“Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của
nó là ngắn.”
2 Đặc trưng thể loại
Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến: cốt truyện của truyện ngắn thường được diễn ra trong một không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người kết cấu của truyện ngắn không không chia thành nhiều tầng nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng
3 Phát triển thể loại
-Nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý
thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người
- Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đọng có nội dung lớn và lối hành văn nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu
4 Tác phẩm tiêu biểu
Lão Hạc (Nam Cao), Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri), Làng (Kim Lân), Tức nước vỡ
bờ (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)…
TRUYỆN LỊCH SỬ
1 Khái niệm
Theo Từ điểm thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán…, 2007, tr 301):
“Truyện lịch sử là lĩnh vực văn học bao gồm các thể loại văn học khác nhau cùng viết về đề tài lịch sử.”
2 Phân loại
Truyện lịch sử gồm các tác phẩm lịch sử biên niên kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động ban giao và các tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử
Trang 193 Đặc trưng thể loại
Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như:
+ Cốt truyện: tái hiện các tình huống, không khí lịch sử
+ Bối cảnh: dựa trên các sự kiện có thực trong lịch sử
+ Nhân vật: nhân vật chính và sự kiện chính được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trong lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy
+ Ngôn ngữ: trang trọng, hùng hồn, cô động súc tích kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ lịch sử cổ kính và ngôn ngữ mang nhãn quan thế sự
5 Tác phẩm tiêu biểu
Hoàng lê nhất chí (Ngô Gia Văn Phái), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)
Có thể chia thơ trào phúng ra làm hai loại: thơ châm biếm và thơ đả kích (Lê Bá Hán
– Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, 2007, tr.316 - 317)
3 Đặc trưng thể loại
Trang 20Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng: thường sử dụng llois nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát
mẻ sâu cay
4 Phát triển thể loại
Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng
5 Tác phẩm tiêu biểu
Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Thương vợ (Trần Tế
Xương)…
THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ
1 Khái niệm
Theo Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, 1997, trang 276 – 277:
“Thất ngôn bát cú là thể thơ Đường luật hoàn chỉnh nhất, du nhập từ Trung Hoa Về hình thức, một bài thơ một bài thơ Đường luật phải theo đúng các quy định về vần, đối, niêm, luật, bố cục.”
2 Đặc trưng thể loại
– Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối:
+ Trong bài thơ 8 dòng, có 5 vần gieo ở cuối các dòng 1, 2, 4, 6, 8
+ Đối là đặt hai dòng sóng đôi sao cho ý cân xứng hoặc đối chọi Dòng 3, 4 và 5, 6 bắt buộc phải đối nhau
+ Luật là sắp xếp các thanh bằng trắc cố định trong các dòng, phụ thuộc vào thanh điệu của từ thứ hai trong dòng đầu: Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh
+ Niêm lá sự phối hợp cùng thanh điệu bằng trắc của từ thứ hai trong các cặp câu 1
và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7
+ Bố cục bài thơ thường chia làm các phần: Đề, thực, luận, kết
3 Phát triển thể loại
Trang 21Về nội dung thơ luật là kết quả của cái nhìn cân đối, chặt chẽ, nghiêm trang, mực thước đối vớ cuộc đời Hình ảnh trong thơ Đường luật thường trang nhã, thanh cao, mĩ lệ, cầu kì với nhiều điển cố
4 Tác phẩm tiêu biểu
Muốn làm thằng cuội (Tản Đà), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh), Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương),…
THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG
1 Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, trang 318):
“Thơ tứ tuyệt hay còn gọi là thơ tuyệt cú Nghĩa rộng là những bài thơ bốn câu, mỗi câu có năm chữ hoặc bảy chữ Loại câu năm chữ gọi là “ngũ ngôn tuyệt cú” hay “ngũ tuyệt” Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đường luật, có quy định bằng trắc, niêm, đối Loại này còn gọi là “luật tuyệt” để phân biệt với “cổ tuyệt” là những bài thơ tuyệt cú không làm theo thơ Đường luật.”
2 Đặc trưng thể loại
– Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối:
+ Bố cục: thường có 4 câu ngắn gọn và sử dụng kết cấu đối lập
+ Niêm, luật: để đảm bảo niêm, luật chỉ có 4 cách cắt
* Cắt lấy bốn câu trên: trường hợp này hai câu dưới phải đối nhau
* Cắt lấy bốn câu dưới: trường hợp này hai câu trên phải đối nhau
* Cắt lấy bốn câu ở giữa: trường hợp này cả 4 câu phải đối nhau từng đôi một
* Cắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối: trường hợp này không phải đối Đây là lối được nhiều người sử dụng và ít bị gò bó
+ Nhịp: ít có những chuyển biến bất ngờ, tốc độ lưu chuyển của các sự kiện và hình ảnh chậm
3 Phát triển thể loại
Trang 22- Vần: thường dùng vần bằng (gieo vần ở những chữ có dấu huyền hoặc không dấu)
Ví dụ bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
- Đối là đặt hai dòng sóng đối với nhau cho lời và ý cân xứng Về hình thức, phải xếp sao cho số chữ, loại chữ, vị trí và nhiệm vụ ngữ pháp của các chữ trong hai dòng thơ như nhau Về nội dung, phải đặt sao cho hai dòng có ý tương quan hoặc tương phản
4 Tác phẩm tiêu biểu
Chiều tối (Mộ) (Hồ Chí Minh), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
THƠ TỰ DO (6 chữ, 7 chữ)
1 Khái niệm
Theo Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, 1997, trang 280 – 281:
“Thơ tự do là loại thơ không có quy định bắt buộc về số câu, số chữ trong câu, về vần, bằng tắc và nhịp điệu tất cả các yếu tố hình thức này đều có thể thây đổi tùy thuộc cảm xúc.”
2 Đặc trưng thể loại
Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh,
bố cục, mạch cảm xúc
+ Nhịp thơ và số lượng chữ trong câu biến hóa linh hoạt vần không cố định
+ Bố cục: thường phá khổ không theo khổ 4 dòng hoặc 6 dòng đều đặn ngay ngắn + Mạch cảm xúc: đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm không giới hạn của con nguời, giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ bởi các quy tắt về hình thức, đề cảm yếu tố cảm xúc, yếu tố chữ tình
4 Tác phẩm tiêu biểu
Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Thuốc đắng (Mai Văn Phấn),…
Trang 23LỚP 9 TRUYỆN TRUYỀN KÌ
“Truyện truyền kì là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn
từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các môtip kì quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc.” (Đỗ Đức Hiểu, 2004, tr.1730)
2 Phân loại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, 2007, tr.342-343):
- Truyện truyền kì biến ảo như mộng (Nam Kha Thái thú truyện)
- Truyện truyền kì ca ngợi tình yêu nam nữ (Chương Đài liễu truyện)
- Truyện truyền kì miêu tả hào sĩ hiệp khách (Hồng Nhiễm khách truyện)
Nhân vật chính: nhân vật thường được lấy từ văn học dân gian nhưng khi xây dựng
đã thể hiện được “con người cảm nghĩ” (tính cách, cảm xúc riêng) của nhân vật
Trang 24Lời người kể chuyện: có sự đan xem giữa văn xuôi và thơ Những bài thơ, câu thơ đôi khi tham gia vào chức năng dẫn truyện nhưng phần nhiều là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, thảng hoặc là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
4 Phát triển thể loại
- Nhận diện và phân tích được các yếu tố đặc trưng của truyện truyền kì: cái “kì”, cái
“ảo”, yếu tố kì ảo, yếu tố kì lạ
- Phân tích được mối quan hệ giữa cái kì và cái thực Do người viết lấy cái “kì” đế
nói cái “thực” nên cần phải bóc tách được cái vỏ kì ảo, kì lạ bên ngoài để thấy được cái cốt lõi hiện thực bên trong
- Khi phân tích nhân vật cần chú ý đến “con người cảm nghĩ” của nhân vật bên cạnh những tính cách định hình cảu văn học trung đại
- Ở những truyện có sự đan xen thơ vào văn xuôi, cần phân tích tác dụng của lời thơ
Dù là đối thoại hay độc thoại thì những câu thơ, bài thơ thường có chức năng bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng
5 Tác phẩm tiêu biểu
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Chuyện lạ nhà thuyền chài (trong Thánh Tông di thảo), Chuyện kì ngộ ở trại Tây (Nguyễn Dữ),…
TRUYỆN TRINH THÁM
Theo những khái quát về đặc điểm thể loại của Từ điển thuật ngữ văn học, ta có thế
định nghĩa truyện trinh thám là thể loại tự sự có liên quan đến thám tử, mật thám, thường khám phá những vụ án, tình tiết bí mật và có tính hấp dẫn, li kì, lôi cuốn người đọc
2 Phân loại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán…, 2007, tr.342), truyện trinh thám có
thể được chia thành: truyện hình sự và truyện vụ án
Trang 25Nhân vật chính: có thể là “thám tử”, “mật thám”, hay điều tra viên gì đó, nhưng đều
có nghề nghiệp chung là dò la, điều tra, khám phá cái bí mật, còn nằm trong bóng tối Cốt truyện: giữ đến cùng bí mật của tội phạm để tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn ở trạng thái căng thẳng
4 Phát triển thể loại
- Cần lưu ý một tác phẩm có cốt truyện trinh thám và nhân vật thám tử, chưa hẳn đã
là tác phẩm có thể xếp vào loại tiểu thuyết trinh thám
- Tiểu thuyết trinh thám chỉ trở thành một thể loại độc lập, khi các nhà văn đưa các tình tiết về quá trình điều tra vụ án lên bình diện thứ nhất của nội dung
5 Tác phẩm tiêu biểu: Sherlock Holmes (A Doyle)
THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
1 Khái niệm
Song thất lục bát là “một thể thơ cách luật của Việt Nam, là thể thơ tương đối tự do,
có khả năng dồi dào trong diễn tả tư tưởng, tình cảm Song thất lục bát phát triển rực rỡ
ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII và có sức sống bền vững trong các thời kì văn học sau.”
Trang 262 Phân loại
Trong quá trình phát triển, song thất lục bát có các dạng biến thể sau dây:
- Lục bát gián thất: sự thay đổi trình tự các câu thơ: hai câu 6 và 8 chữ (lục bát) đứng trước hai câu 7 chữ (song thất)
- Bài ca dân gian: số chữ trong mỗi câu tăng lên, câu thơ kéo dài ra Đa số trường hợp này thường rơi vào các bài thơ dân gian Do ảnh hưởng của âm nhạc, các bài ca dân gian
có thêm từ xen vào giữa các câu thơ (Trần Đình Sử , 2007, tr 420)
và câu 4 có vần lưng bắt với nhau
Nhịp: Hai câu bảy thường có nhịp: 3/4 hoặc 3/2/2 Câu sáu có nhịp: 3/3 hoặc 2/2/2 Câu tám có nhịp: 4/4 hoặc 2/2 2/2
Số chữ, số dòng trong một khổ thơ: mỗi khổ thơ gồm 4 câu Hai câu dầu: bảy tiếng, câu thứ ba: sáu tiếng, câu thứ tư: tám tiếng
4 Phát triển thể loại
Cần chú ý mối liên hệ chặt chẽ giữa thể song thất lục bát và thể loại ngâm khúc để khai thác thêm về nhạc điệu của bài thơ
Cần chú ý một số dạng biến thể của song thất lục bát
5, Tác phẩm tiêu biểu
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Văn tế thập loại chúng sinh
(Nguyễn Du),…
Trang 27TRUYỆN THƠ NÔM
1 Khái niệm
“Thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi bằng chữ Nôm nên được gọi
là truyện Nôm.” (Lê Bá Hán…, 2007, tr.372)
“Là thể loại văn học tự sự bằng thơ lục bát của người Việt, thình hành từ thế kỉ XVII – XVIII Truyện Nôm nằm trong mạch truyện thơ thịnh hành ở văn học vùng Đông Nam Á.” (Trần Đình Sử , 2007, tr 435)
2 Phân loại: Có hai loại truyện Nôm (Lê Bá Hán…, 2007, tr.372):
Truyện Nôm bình dân hầu hết không có tác giả, được lưu truyền trong dân gian, ngôn
ngữ bình dị, mộc mạc; chủ yếu dựa vào cốt truyện dân gian như Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh,…
Truyện Nôm bác học có ngôn ngữ trau chuốt, điêu luyện, dùng nhiều từ Hán Việt, điển tích, tiêu biểu cho trình độ diễn đạt của văn học viết của dân tộc Có loại viết trên cơ
sở cốt truyện có sẵn của văn học Trung Quốc như Phan Trần, Hoa Tiên, Nhị độ mai, Truyện Kiều,… Có loại xây dựng theo cốt truyện sáng tạo bằng hư cấu như Hoàng Trừu, Trê Cóc,
Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên,…
3 Đặc trưng thể loại
Nhận biết và phân tích một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại
Cốt truyện: chủ yếu dựa vào cốt truyện dân gian như cổ tích, thần tích, Phật tích nếu
là truyện Nôm bình dân Có loại viết trên cơ sở cốt truyện có sẵn của văn học Trung Quốc nhưng được tác giả sáng tạo lại một cách độc đáo; có loại xây dựng theo cốt truyện sáng tạo bằng sự hư cấu của chính tác giả nếu là truyện Nôm bác học
Nhân vật: thường được phân theo loại chính diện và phản diện, tương ứng với chính
và tà, thiện và ác, tốt và xấu Tuy nhiên, phần này không loại trừ tính chất đa diện, phức
tạp ở một số nhân vật như trong Truyện Kiều
Lời thoại: truyện Nôm thường sử dụng ngôn ngữ gián tiếp Lời đối thoại thường là lời đối thoại nửa trực tiếp Bên cạnh đó, độc thoại nội tâm cũng được sữ dụng khá phổ biến,
tiêu biểu trong Truyện Kiều
Trang 284 Phát triển thể loại
Chú ý những nét đặc trưng và phân biệt giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học
Kết cấu truyện Nôm thường được xây dựng theo mô hình khá ổm định của hệ thống cốt truyện với ba sự kiện cơ bản: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ
Nhân vật truyện Nôm chủ yếu là con người hành động (con người với diện mạo, dáng
vẻ, hành động bên ngoài, với ngôn ngữ đối thoại) hơn là con người cảm nghĩ (con người
cảm xúc, suy tư bên trong, với ngôn ngữ độc thoại)
Cần chú ý thêm về bút pháp xây dựng nhân vật và ngôn ngữ truyện Nôm
5 Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình
tr.150)
2 Đặc trưng thể loại
Nhận xét và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tư từ
Vần: Cứ hai vần bằng rồi đến hai vần trắc, hoặc hai vần trắc rồi đến hai vần bằng: câu
1 vần câu 2, câu 3 vần câu 4, hoặc là câu 2 vần câu 3, câu 4 vần câu 5 (vần liên tiếp) Một vần bằng rồi tới một vần trắc Như vậy, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4 (vần gián cách) Câu 1 vần với câu 4, câu 2 vần câu 3 (vần ôm)
Nhịp: Câu thơ 8 chữ có thể được ngắt nhịp bất kỳ, thường ngắt nhịp 3/5, 3/3/2, 3/2/3, cũng có khi 4/4, 2/2/2/2, 5/3 Chúng ta nên thay phiên cách ngắt nhịp để bài thơ có tiết tấu hay (tiết tấu nghĩa là nhịp nhàng, do cách ngắt nhịp, đoạn dài đoạn ngắn mà thành)
Số chữ: Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ
3 Phát triển thể loại
Trang 29Chú ý và phân tích được tính nhạc của thể loại thơ tám chữ
Phân tích được những cảm xúc và phong cách riêng của tác giả được thể hiện qua bài thơ
Cần lưu ý đây là thể thơ hiện đại được các nhà Thơ mới và các nhà thơ hiện đại sau
1975 sáng tác nên cần chú ý đến tính hiện đại, cảm xúc mới mẻ hơn
4 Tác phẩm tiêu biểu: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa
tr.18)
“Một thể loại dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm
và tác phẩm đầy chất thống thiết (pathétique) Bi kịch là một thể của loại hình kịch (drama), đối lập với thể hài kịch Bi kịch là thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt; nó miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hoà và căng thẳng đến cực hạn, mang y nghĩa tượng trưng nghệ thuật.” (Lại Nguyên Ân, 2017, tr.18)
2 Đặc trưng thể loại
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại
Xung đột: theo Ăngghen, “xung đột kịch nằm ở giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử
và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn” Có thể nói một cách khái quát, bi kịch phản ánh những xung đột gây gắt, quyết liệt, thường kết thúc bằng sự thảm bịa hoặc cái chết của nhân vật
Hành động: hành động (bi kịch) đáng sợ và đáng thương, thường xảy ra giữa những người thân: do cố ý nên hành động xảy ra, do vô ý nên hành động xảy ra và do vô ý nhưng nhận biết kịp thời nên hành động chưa xảy ra
Trang 30Cốt truyện: xoay quanh một hành động hoàn chỉnh: đầu – giữa – cuối Một cốt truyện
cơ bản của bi kịch thường có 3 phần: đột biến, nhận biết, đau khổ Cốt truyện đi từ hạnh phúc đến bất hạnh, theo quan hệ nhân quả
Nhân vật: nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lý tưởng cao quý, nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện
Lời thoại: thường là những lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật Tuy nhiên, hình thức độc thoại nội tâm vẫn được sử dụng Lời thoại của nhân vật trong bi kịch thường chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời và con người
3 Phát triển thể loại
Vì tác phẩm bi kịch theo chuẩn mực ở Việt Nam không có cho nên khi học về một số tác phẩm bi kịch của phương Tây cần chú ý đến việc khái quát một số vấn đề lịch sử, văn háo liên quan đến vở kịch
Có thể cho học sinh đóng vai, diễn kịch khi học về các tác phẩm kịch
4 Tác phẩm tiêu biểu: Romeo và Juliet (W Shakespeare), Bắc Sơn (Nguyễn Huy
Tưởng), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng),…
LỚP 10 TRUYỆN THƠ DÂN GIAN (Thơ Nôm bình dân)
1 Khái niệm: Truyện thơ dân gian hay còn gọi là Thơ tự sự “là loại thơ có cốt truyện
hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh với các nhân vật, sự kiện, diễn biến trong không gian, thời gian… Thơ tự sự phản ánh đời sống qua hệ thống nhân vật và sự kiện, biến cố
của cốt truyện.” (Trần Đình Sử (Chủ biên) 2014 Lí luận văn học - tập 2, NXB Đại học Sư phạm, trang 275)
2 Đặc trưng thể loại
- Từ ngữ trong thơ trữ tình hiện đại là những từ ngữ mang tính hàm xúc cao, việc tổ
chức ngôn từ của mỗi câu thơ mang một ý nghĩa đặc biệt
- Hình ảnh trong thơ trữ tình hiện đại mang tính gợi hình, gợi cảm cao, vô cùng gần
gũi với cuộc sống của con người Theo từ chủ đề mỗi tác giả sẽ sử dụng những hình ảnh phù hợp đối với dụng ý nghệ thuật của mình
Trang 31- Vần: là sự lặp lại những khuôn âm giống nhau hoặc tương tự ở giữa hay cuối dòng
thơ để tăng liên tưởng và sức gợi cảm của câu thơ (Lê Bá Hán (Chủ biên) (1974) Thuật ngữ nghiên cứu văn học, NXB ĐH Sư phạm Vinh, trang 277)
- Nhịp: nhịp thơ còn được gọi là bước thơ, là sự thể hiện tiết tấu trên từng dòng thơ
Không có một sự ràng buộc, một quy định cụ thể nào về việc ngắt nhịp, ngay cả đối với các thể thơ cách luật Nhịp thơ thường được chia làm hai loại nhịp chẵn và nhịp lẻ (Triều Nguyên
(2009) Các thể loại thơ Việt, NXB Giáo dục, trang 39)
- Đối: là sóng nhau, là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng
với nhau Phép đối đòi hỏi hai vế, với số lượng tiếng bằng nhau có thanh và ý đối nhau
(Dương Quảng Hàm (2002) Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn, trang 126)
3 Phát triển thể loại
- Nhân vật: Cũng giống như truyện, ngoại hình, tính cách nhân vật cũng được truyện
thơ dân gian tập trung khai thác
- Cốt truyện thơ: Cũng là một dạng thức của tự sự truyện thơ dân gian cũng mang một
cốt truyện hoàn chỉnh
- Chủ đề: Chủ đề của truyện thơ dân gian thường là tình yêu đôi lứa, số phận con
người, đặc biệt là người phụ nữ
- Yếu tố kì ảo: Trong truyện thơ dân gian thường xuất hiện các yếu tố thuộc về tâm
linh, sùng bái và báo mộng, hoặc có thể là các dấu hiệu của tâm linh
- Điển tích, điển cố: Các truyện thơ dân gian thường sử dụng số lượng khá nhiều các
điển tích điển cố để người đọc có thể liên hệ và vận dụng, liên tưởng dễ dàng mà bề mặt câu thơ không thể hiện rõ được Những điển tích điển cố đó thường được lấy từ các sự tích dân gian
4 Tác phẩm tiêu biểu
- Xống chụ xon xao (Truyện thơ dân tộc Thái)
- Bích câu kì ngộ (Truyện thơ Nôm khuyết danh)
- …
THẦN THOẠI
1 Khái niệm: “Tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh
hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc
Trang 32của thế giới và đời sống con người.” (Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Chu Xuân Diên, 2004, Từ điển Văn học bộ mới, nxb Thế giới, tr 1646)
2 Phân loại
Cũng theo Từ điển văn học bộ mới, có thể dùng tiêu chuẩn nội dung đề tài để phân biệt
thần thoại thời nguyên thủy với các loại truyện cổ tích, truyền thuyết đời sau: theo tiêu chuẩn này thì thần thoại Việt Nam gồm có các nhóm sau đây:
- Nhóm thần thoại suy nguyên luận gồm những truyện nhân cách hóa và giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của các quá trình diễn ra trong giới tự nhiên và cuộc sống muôn loài
(các truyện Thần Trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Nữ thần Mặt trời, các truyện Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển, Sơn Tinh – Thủy Tinh…, các truyện về nguồn gốc của muôn loài…)
- Nhóm thần thoại lịch sử gồm những truyện kể về nguồn gốc dân tộc (các truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, Qủa bầu tiên…), về sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc (các truyện Thần Tản viên, ông Dóng, An Dương Vương…); thuộc nhóm này có thể kể cả những truyện về các nhân vật sáng tạo văn hóa (các truyện Nữ thần nghề mộc…)
3 Đặc trưng thể loại
Theo sách Dẫn luận thi pháp học văn học, Trần Đình Sử nêu lên những đặc trưng của
thần thoại như sau:
- Hệ chủ đề của thần thoại là giải thích thế giới, chinh phục thiên nhiên hoang dã, sáng
tạo các giá trị văn hóa như Prometee đánh cắp lửa trời cho loài người
- Nhân vật: là các thần như thần thoại Hy Lạp, nhưng cũng thường là những con vật
(như con quạ đánh cắp lửa cho con người), những con “người” (như Nữ Oa vá trời, Hậu Nghệ bắn mặt trời.)
- Lời kể chỉ được kể lại bởi người đời sau, các cốt truyện của nó cũng được kể lại qua
các thể loại khác
- Thời gian: trong thần thoại không có thời gian thuần túy nằm ngoài hoặc xuyên qua
sự vật một cách trừu tượng Thời gian thần thoại gắn chặt với sự vật Là các thần linh thể hiện các hiện tượng tự nhiên và chức năng của chúng, thời gian có tính chất tuần hoàn, quay vòng tròn của các sự vật một cách vĩnh viễn như chính sự vĩnh viễn của các thần Thời gian trong thần thoại là thời gian của sự sáng tạo Thời gian nằm ngoài lịch sử, nằm ngoài lịch
sử Không xác định được thứ tự trước sau các sự việc của một người Thời gian thiếu logic
Trang 33-Không gian: Không gian thần thoại được người nguyên thủy cảm nhận từ thân thể
mình, lấy đó làm tọa độ để xác định vị trí mọi vật: trên/dưới, trước/sau, phải/trái, trong/ngoài; lấy mặt trời lặn/mọc, sự thay đổi ngày/đêm mà định vị bốn phương Không gian không tách rời với thời gian Không gian thần thoại chia làm ba giới với các tính chất khác nhau Thượng giới (trên không, trên đỉnh núi cao) là nơi thần thánh, tiên, với những người thánh thiện, cao cả ở Trần thế (hạ giới) là nơi con người và muôn vật ở Âm phủ (âm
ti, địa ngục) là nơi người chết, ma quỷ ở Giữa ba giới có cây vũ trụ cao lớn nối liền Truyện thần thoại, không gian có sự đối lập giữa tính chất nguyên sơ, hoang dã, hỗn độn, nơi xuất phát của các sự kiện (như đất trời chưa phân, trời sụp phía Đông Nam, núi, hồ, hang, nơi ở của thần linh và các thú vật nguy hiểm) và tính chất văn hóa, trật tự do các thần văn hóa xác lập Một tính chất khác là sự đối lập linh phàm, gắn liền với ý thức tôn giáo C.Levi – Strauss cho rằng tôn giáo, thần thoại có cấu trúc cơ bản về thế giới bao gồm hai yếu tố đối lập: yếu
tố tinh khiết, thiêng liêng (đẹp, hạnh phúc) và yếu tố bẩn thỉu (xấu xa, khổ nạn)
4 Phát triển thể loại: Dạy thần thoại theo motip Các motip thường là sáng thế, thay
đổi thế giới, sinh tử, phục sinh, phục thù…
5 Tác phẩm tiêu biểu: Herakles đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)
THƠ TRỮ TÌNH (chủ yếu khảo sát thơ trữ tình hiện đại)
1 Khái niệm: Thơ trữ tình “là hình thức nảy sinh đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ
theo nghĩa đen (tức là không có sự phân giới với thơ ca dân gian).” (Theo Lại Nguyên Ân
(2017) 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học, trang 381.)
2 Đặc trưng thể loại
- Từ ngữ trong thơ trữ tình hiện đại là những từ ngữ mang tính hàm xúc cao, việc tổ
chức ngôn từ của mỗi câu thơ mang một ý nghĩa đặc biệt
- Hình ảnh trong thơ trữ tình hiện đại mang tính gợi hình, gợi cảm cao, vô cùng gần
gũi với cuộc sống của con người Theo từ chủ đề mỗi tác giả sẽ sử dụng những hình ảnh phù hợp đối với dụng ý nghệ thuật của mình
Ví dụ: Với chủ đề tình yêu trong thơ Xuân Diệu thường xuất hiện các hình ảnh như:
ong, bướm, hoa, lá non, yến, anh…
Vần: là sự lặp lại những khuôn âm giống nhau hoặc tương tự ở giữa hay cuối dòng
thơ để tăng liên tưởng và sức gợi cảm của câu thơ (Lê Bá Hán (Chủ biên) (1974) Thuật
Trang 34ngữ nghiên cứu văn học, NXB ĐH Sư phạm Vinh, trang 277) Cách gieo vần của thơ trữ
tình hiện đại vô cùng linh hoạt, không bị gò bó trong một khuôn khổ như thơ ca trung đại, tùy vào dụng ý nghệ thuật của tác giả sẽ có cách gieo vần phù hợp Tuy nhiên, vẫn có một
số nhà thơ vẫn giữ được phong vị của thơ ca dân tộc điển hình là Tố Hữu
Ví dụ:
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
(Việt Bắc - Tố Hữu)
- Nhịp: nhịp thơ còn được gọi là bước thơ, là sự thể hiện tiết tấu trên từng dòng thơ
Không có một sự ràng buộc, một quy định cụ thể nào về việc ngắt nhịp, ngay cả đối với các thể thơ cách luật Nhịp thơ thường được chia làm hai loại nhịp chẵn và nhịp lẻ (Triều Nguyên
(2009) Các thể loại thơ Việt, NXB Giáo dục, trang 39)
- Đối: là sóng nhau, là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng
với nhau Phép đối đòi hỏi hai vế, với số lượng tiếng bằng nhau có thanh và ý đối nhau
(Dương Quảng Hàm (2002) Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn, trang 126)
- Chủ thể trữ tình: thể trữ tình là điểm tựa cho những phương thức biểu hiện của thơ
trữ tình - Chân dung nhà thơ với toàn bộ thế giới tinh thần, cảm xúc biểu hiện trong nhà thơ
- Nhân vật trữ tình: là sự thể hiện cụ thể của chủ thể trữ tình, có khi đồng nhất, có khi
phân thân, hiện lên như một con người sống động, một gương mặt có tính xác định về số phận, tâm lí
3 Phát triển thể loại
Cái tôi trữ tình: là sự cảm nhận cuộc sống có chiều sâu và bản sắc độc đáo với giọng
điệu thi ca riêng - gần với phong cách thơ
4 Tác phẩm tiêu biểu
- Vội vàng (Xuân Diệu)
- Tây tiến (Quang Dũng)
- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Việt Bắc (Tố Hữu)
- Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
Trang 35- Sóng, Tự hát (Xuân Quỳnh)
- …
TRUYỆN NGẮN
1 Khái niệm: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu
hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượn; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ.” (Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển Văn học bộ mới, nxb Thế giới, tr 1846)
2 Đặc trưng thể loại
- Truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong
quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người Truyện ngắn thường ít nhân vật,
ít sự kiện chồng chéo
- Nhân vật: nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính
cách trọn vẹn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người
- Cốt truyện: cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian;
nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người
- Người kể chuyện: có thể kể bằng ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ 3 Việc lựa chọn
ngôi kể và vai kể có vai trò quan trọng trong việc tạo thành giọng điệu văn bản
- Điểm nhìn: điểm nhìn trong truyện ngắn được sử dụng đa dạng: điểm nhìn bên ngoài,
điểm nhìn bên trong, điểm nhìn không gian, điểm nhìn di động, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn của nhân vật Có khi trong 1 văn bản tác giả kết hợp sử dụng nhiều điểm nhìn như điểm nhìn người trần thuật đan xen với điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn nhân vật này xen điểm nhìn nhân vật khác
- Lời kể và cách kể chuyện là những điều mà người viết truyện ngắn đặc biệt chú ý
khai thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn
3 Phát triển thể loại
- Cần chú ý tình tiết và chi tiết trong truyện ngắn Chi tiết và lời văn là những yếu tố
quan trọng cho nghệ thuật viết truyện ngắn
- Lưu ý kết cấu truyện ngắn: kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng nhiều
tuyến mà được dụng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng Nhận biết và phân tích kết cấu
Trang 36truyện để hiểu được nghệ thuật tổ chức và sắp xếp tình tiết tác phẩm Văn bản thuộc kết cấu tuyến tính, hồi cố, vòng tròn, tâm lý hay “truyện lồng trong truyện”
- Lưu ý tình huống truyện: tình huống giữ vai trò trung tâm của cấu trúc truyện ngắn,
nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng tác phẩm cũng được bộc lộ rõ nét nhất (Đáp
án của Bộ GD, 2009) Có những loại tình huống: tình huống nhận thức, tình huống hành động, tình huống tâm trạng
4 Tác phẩm tiêu biểu
- Chí Phèo, Đời Thừa (Nam Cao)
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
- AQ chính truyện hoặc Thuốc, Cố hương (Lỗ Tấn)
- Người thầy đầu tiên (C Aitmatov)
- …
TIỂU THUYẾT
1 Khái niệm: “Thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung
vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách.” (Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Lại Nguyên Ân – Nguyễn Huệ Chi, 2004,
Từ điển Văn học bộ mới, nxb Thế giới, tr 1716)
2 Phân loại
Theo sách Lý luận văn học tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên)
Theo hình thức và dung lượng:
-Theo hình thức: tiểu thuyết thể nhật kí, tiểu thuyết thể thư tín, tiểu thuyết bằng thơ,
tiểu thuyết chương hồi…
-Theo dung lượng: tiểu thuyết trường thiên, truyện vừa và truyện ngắn
-Theo nội dung, đề tài:
- Tiểu thuyết với tư cách là một thể loại văn học châu Âu, phương Tây: Tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung đại, tiểu thuyết du đãng, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết giáo dục, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa
Trang 37- Ở phương Đông: Tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết chí nhân, tiểu thuyết truyện kể (thoại bản), tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết thần ma, tiểu thuyết
3 Đặc trưng thể loại
Theo sách Lý luận văn học, tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên) thì tiểu thuyết có những
đặc trưng sau:
Đặc trưng về nội dung:
- Thứ nhất, truyền thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân Đối tượng là con người của hiện tại Xóa bỏ khoảng
cách giữa người kể và nhân vật, cho phép nhà văn dùng kinh nghiệm cá nhân để lí giải nhân vật, nhìn ngắm nhân vật một cách gần gũi, suồng sã
- Thứ hai, tiểu thuyết mang chất văn xuôi, tức là sự tái hiện cuộc sống với những chi
tiết giống như thật, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa
- Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải
- Thứ tư, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật Mọi yếu tố của tác phẩm
đều được tổ chức sít sao với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu như không có gì
“thừa”, tất cả nằm trọn trong các liên hệ nhân quả Những chi tiết không gắn với cốt truyện
mà gắn với suy nghĩ triết lý về cuộc đời
-Thứ 5, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật
Đặc trưng về hình thức:
- Nhân vật: nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người
sống Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lý, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh học… Nhân vật có thể là con người khách thể đầy đặn, có thể chỉ là một dòng nội tâm, có thể chỉ
là một tượng trưng, kí hiệu như K trong Lâu đài hay Grégoa Samsa trong tác phẩm Biến hình của F Kafka
- Hoàn cảnh: hoàn cảnh được phân tích khắc họa rất chi tiết Đó có thể là hoàn cảnh
xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, môi trường phong tục, văn hóa, thậm chí
là môi trường tưởng tượng… Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật hoạt động, hoàn cảnh còn có tác dụng thúc đẩy nhân vật hành động, làm phương tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lý, phân tích xã hội, tạo không khí chung của tác phẩm
Trang 38- Cốt truyện: cốt truyện tiểu thuyết rất phức tạp Có thế đơn tuyến hay đa tuyến , đan
bện nhiều quãng thời gian Cốt truyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyết của Dostoevski, cốt truyện cũng có thể pha loãng để thể hiện chất triết lí hoặc chất trữ tình như tiểu thuyết của L tolstoi
- Cách trần thuật: đa dạng, có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba Có thể sử
dụng nhiều loại điểm nhìn để khắc họa nhân vật từ nhiều góc độ
- Ngôn từ: lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình
thức đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Nhà văn miêu
tả ngôn từ của nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật
4 Phát triển thể loại
- Chú ý kết cấu: Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và người đọc
- Không gian trong tiểu thuyết: Tiểu thuyết đào sâu vào tâm tư nhân vật, vào dòng ý thức, yếu tố kể giảm bớt, yếu tố tả gia tăng, thế là hình thức không gian xuất hiện Tác phẩm chỉ là sự lắp ghép các mảng, khối hồi ức không theo thứ tự thời gian, mảng này bên cạnh mảng kia, tạo thành trật tự không gian của kết cấu Không gian đa dạng biến đổi theo thời gian, có khi là hình thức lồng hộp, truyện lồng trong truyện, không gian này lồng không gian kia, có khi không gian theo hình thức kết cấu vòng tròn Không gian và thời gian trong tiểu thuyết không tách rời nhau Hình thức không gian làm cho văn bản nghệ thuật trở nên
cuộc sống được sâu sắc, giàu nội dung triết lí
5 Tác phẩm tiêu biểu
- Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)
- Trăm năm cô đơn (G.Marquez)
- Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)
- Ông già và biển cả (E Hemingway)
Trang 39CHÈO
1 Khái niệm
“Chèo là loại hình sân khấu tự sự (kể chuyện), nảy sinh trong môi trường điểu kiện, hoàn cảnh tự nhiên, lao động xã hội, văn hóa của người Việt ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ.” (Nguyễn Tiến Dũng (chủ biên) Văn hóa Việt Nam thường thức, NXB Văn hóa dân tộc,
trang 757)
2 Phân loại: chèo thường được chia thành 2 loại: chèo sân đình và chèo cải lương
3 Đặc điểm thể loại
- Đề tài: Nghệ thuật chèo thường lấy đề tài từ truyện cổ, những truyền thuyết
- Tính vô danh: Do lưu truyền bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác nên chèo
thường không có tác giả rõ ràng mà những kịch bản chèo thường là được sưu tầm và ghi chép lại
- Tích truyện: Thường chèo lấy những tích Phật, đặc biệt là các mẫu chuyện tiếu lâm
được lưu truyền trong dân gian
- Nhân vật: Ngoài những vai như đào, kép như các thể loại thuộc các loại hình sân
khấu khác Hề là một vai không thể thiếu trong chèo, đó là đại diện cho những tầng lớp lao đọng, hề chèo thường có hai loại: đi hầu và phù thủy
- Lời thoại: Lời ca chèo là những câu văn có vần điệu, tùy theo diễn biến của tích
truyện mà những câu văn ấy có những hình thức linh hoạt, phù hợp Lời ca của chèo được lấy từ dân ca, tục ngữ, ca dao, thơ Nôm
- Phương thức lưu truyền: Kịch bản chèo thường được lưu truyền miệng qua nhiều
thế hệ cho đến khi có chữ viết thì mới được ghi chép lại Chính vì thế, cũng như những loại hình dân gian khác chèo cũng có rất nhiều dị bản
- Tính hiện thực sâu sắc: Dưới xã hội phong kiến, chèo là vũ khí đấu tranh sắc bén
của con người Chèo là tâm tư, nguyện vọng và phản ánh cuộc sống của người dân
Trang 40- Tính tượng trưng ước lệ: Kịch bản chèo mang đậm tính ước lệ tượng trưng, từ những
hình ảnh trong chèo và cả những chi tiết thường là song, núi, trời đất
5 Tác phẩm tiêu biểu
- Quan âm Thị Kính
- Kim Nham
TUỒNG
1 Khái niệm: “Tuổng là kết quả của sự phát triển liên tục từ nền ca múa thô sơ cổ
xưa của ta đến hình thức sân khấu.” (Trần Quốc Vượng (2013) Văn hóa Việt Nam, NXB
Thời đại và tạp chí văn hóa nghệ thuật, trang 329.)
2 Phân loại
Tuồng có 2 loại là Tuồng cung đình và Tuồng dân gian
3 Đặc trưng thể loại
- Đề tài: Nghệ thuật tuồng đưa đến cho người đọc xem những hình ảnh về triều đình
và quan lại cùng với những mâu thuẫn bên trong của nó
- Tích truyện: Do ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu Trung Quốc mà tuồng Việt
Nam cũng hay xuất hiện những nhân vật lịch sử và nhiều tích truyện Trung Hoa
- Nhân vật: Người diễn viên sắm vai vào các nhân vật trong tuồng để ca và múa, chúng
thể hiện tính cách của các nhân vật và mối quan hệ xã hội trong một vở tuồng
- Phương thức lưu truyền: cũng giống như chèo, tuồng thường được lưu truyền miệng
qua nhiều thế hệ, thông qua việc truyền dạy của các thế hệ nghệ sĩ hát tuồng
4 Phát triển thể loại
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong tuồng mang đậm tính giáo dục và giá trị nghệ thuật rất
cao, chủ yếu được thể hiện qua việc trang điểm, trang phục của diễn viên
- Nội dung tuồng: nội dung tuồng phản ánh những giá trị thẩm mĩ và đạo đức của con
người Đem đến cho người đọc (người xem) sự cảm nhận từ nhiều chiều
5 Tác phẩm tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến (Tuồng dân gian Việt Nam)