1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu bốn thể loại văn học trung đại việt nam học phần hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học trung đại việt nam

57 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu bốn thể loại văn học trung đại Việt Nam
Tác giả Phạm Hoàng Thanh Duyên
Người hướng dẫn Nguyễn Quang Huy
Trường học Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 552,66 KB

Nội dung

Diện mạo của phú qua các thời kìTheo Trần Đình Sử trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” trang.225 nhận định rằng: “Phú là một thể loại tiếp nhận từ truyền thống văn học Trung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

TÌM HIỂU BỐN THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Học phần: Hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam

Họ và tên: Phạm Hoàng Thanh Duyên Lớp: 22CVH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Huy

Đà Nẵng, tháng 5/2023

Trang 2

TÌM HIỂU THỂ PHÚ 1 Khái niệm về thể loại Phú

Theo Phong Châu trong cuốn “Phú Việt Nam cổ và kim” nhận định rằng: “Phú là một loại văn có vần, bắc cầu giữa thơ và văn xuôi, một hình thức văn học tiêu biểu và rất thịnh hành thời Hán Phú bắt nguồn từ dân ca vì trong lời ca điệu hát dân gian gọi là thể "phong" đã có cái mầm của "phú."”

Trong “Việt Nam văn học sử yếu”, trang 77, Dương Quảng Hàm nhận định: “Phú là một thể văn có vần dung để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình”.

Còn đối với Ưu Thiên Bùi Kỷ đã từng khẳng định trong cuốn sách “Quốc văn cụ thể”, trang 68, rằng: “Phú là lối văn vần cùng phát-nguyên tự cổ-thi Chữ phú cũng lấy ở trong ba chữ “phú, tỉ, hứng”, cho nên Ban-Cố đời Hán cắt nghĩa phú có nói rằng: “Cổ thi chi lưu: một dòng của cổ thi” Song vì cách đặt câu khác hắn với thơ, cho nên thành ra một lối văn khác”.

Với Trần Đình Sử trong sách “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” trang 225, ông viết: “Phú là một thể loại tiếp nhận từ truyền thống văn học Trung Quốc và được phát triển, Việt hoá suốt thời kì văn học trung đại Việt Nam”.

2 Tìm hiểu về thể loại phú

Phú lúc đầu là một thủ pháp trong thủ pháp “Lục nghĩa” (tức: phong, nhã, tụng, phú, tỷ, hứng,” trong văn chương nhà Nho.

Theo từ điển văn học: “Phú, tỷ, hứng là nhóm khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa tình ý và hình tượng trong sáng tác thơ ca, xuất hiện từ thời Xuân thu Chiến quốc”

Còn “Phong, nhã, tụng” dựa theo tính chất âm nhạc mà phân “Phong” tức là thứ âm nhạc mang màu sắc của địa phương “Nhã” là một thứ âm nhạc trên vùng đất cho vương triều nhà Chu trực tiếp cai quản Tụng có nghãi là “hình dung”, là một thứ âm nhạc sử dụng khi cúng tế cung thất.

Ví dụ: Các bài thơ về Phong trong “Phong, nhã, tụng” Quan thư

Quan quan thư cưu Tại hà chi châu Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu.

Trang 3

Ví dụ: Các bài Nhã trong “Phong, nhã, tụng” Bài thơ “Tứ mẫu”

Tứ mẫu tri phi,

Trang 4

Biên biên giả chuy Tải phi tải hạ Tập vu bao hứa Vương sự mỹ cổ Bất hoàng tương phụ Biên biên giả chuy Tải phi tải chì Tập vu bao kỉ Vương sự mỹ cổ Bất hoàng tương mỹ Giá bỉ tứ lạc

Tải hậu sâm sâm Khởi bất hoài quy Thị dụng tác ca Tương mẫu lai thâm.

“Tụng” ví dụ như “Vỗ tụng” và “Thương tụng” đều là tác pẩm của các nhà thơ quý tộc thời Xuân Thu.

“Phú , tỷ, hứng là ba phương thức biểu đạt cơ bản của thi ca “Phú” có nghĩa là phô bày, tức là đem kể trực tiếp những sự vật muốn kể và tả “Tỷ” có nghĩa là ví von , tức là mượn một sự vật, đem kể nó ra để thay thế cho sự vật mà mình muốn kể và tả “Hứng” có nghĩa là cảm thấy có hứng, nẩy hứng, tức là nhận một sự vật gợi hứng mà đem nói ra cái sự vật mà mình muốn nói” Phú, tỷ, hứng đã được giải nghĩa như vậy trong cuốn “Từ điển văn học bộ mới”.

Thủ pháp tỉ hứng trong Kinh Thi rất linh hoạt và đa dạng Đối tượng để tỉ hứng cũng rất nhiều Phàm các hiện tượng tự nhiên như cây cỏ, chim muông, cầm thú, côn trùng, tôm cá không có cái gì không nằm trong phạm vi sử dụng của nhà thơ, thật không thể nào nêu hết được, nhất là ở phần dân ca trong Quốc phong Ví dụ bài Khải phong ở Bội phong:

"Khải phong tự nam Xuy bỉ cức tâm Cức tâm yêu yêu Mẫu thị cù lao."

Trang 5

“Khải phong” là gió nam, có thể làm cho vạn vật sinh trưởng Ở đây tác giả đã ví làn gió nam ấm áp với tình yêu con của người mẹ.

3 Lịch sử hình thành và phát triển thể loại phú ở Việt Nam

Theo Phong Châu và Nguyễn Văn Phú trong cuốn “Phú Việt Nam cổ và kim” viết rằng: “Phú Việt Nam gồm có phú chữ Hán và phú tiếng Việt Muốn nhận xét đúng đắn về giá trị phú Việt Nam, cần phải tìm hiểu trước hết quá trình hình thành và phát triển của thể loại phú ở nước ta.”

3.1 Lịch sử hình thành

Trong “Phú Việt Nam cổ và kim” Phong Châu và Nguyễn Văn Phú đã nhận định rằng: “Ở Trung Quốc phú thịnh hành nhất ở đời Hán, Đường, Tống Cũng trong những đời này, nước ta lại nằm trong thời kì Bắc thuộc Vì vậy, không lạ gì khi bọn quý tộc, hào trưởng Việt Nam được hấp thụ nền văn hoá của phong kiến Trung Quốc lại dễ dàng tiếp thu cái phần tinh hoa của phú ngay từ lúc bắt đầu”

Trong “Phú Việt Nam cổ và kim” Phong Châu và Nguyễn Văn Phú đã nhận định rằng: “Văn chương chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII thì phú tiếng Việt cũng bắt đầu hình thành Những bài đầu tiên là của Nguyễn Sĩ Cố đến nay đều thất lạc hết thảy”

3.2 Lịch sử phát triển

Phú là thể loại giao biên giữa thơ và văn xuôi Đồng thời, thể loại này cũng bắt nguồn từ dân ca Những tác phẩm Phú đầu tiên là của Khuất Nguyên thời chiến Quốc và thịnh hành nhất vào đời Hán Chế độ khoa cử đã tạo điều kiện cho Phú phát triển Cũng như thơ, Phú làm theo luật ban đầu của nhà Đường Đến thời Tống, phần trữ tình trong Phú càng trở nên sâu sắc

Đến thế kỉ thứ 13, dưới đời Trần, Phú chữ Hán mới rõ nét và thịnh hành Hiện nay

chỉ còn thấy hai bài Phú chữ hán đời Trần được ghi chép lại trong cuốn Quần hiền phú

tập của Hoàng Sằn Phu: Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh chi và Bạch Đằng giang phú

của Trương Hán siêu Phú chữ Hán của Việt Nam cũng tiếp tục mang theo hai tính chất:

“phô bày và phô trương” của Phú Trung Quốc về các đời Hán, Đường, Tống nhưng phần chủ yếu vẫn là phần phô trương mà nhẹ về phần phô bày sự thực.

Phú chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ thứ 13, từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 19, Phú chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh mẽ cùng với sự phồn thịnh chung của văn chương Tiếng Việt Phú trữ tình cũng phát triển tới cao độ Tính chất trữ tình trong những bài văn tế làm theo lối Phú của Phạm Thái và Lê Ngọc Hân bao hàm những nét thực sâu sắc.

4 Các lối phú4.1 Phú chữ Hán

Trong “Phú Việt Nam cổ và kim” Phong Châu và Nguyễn Văn Phú đã nhận định rằng: “Theo “Việt Nam cổ văn học sử” của Nguyễn Đổng Chi bài phú chữ Hán cổ nhất còn truyền lại là bài “Bạch vân chiếu xuân hải phú” của Khương Công Phụ Phú chữ Hán của Khương Công Phụ thiên về tả cảnh, tả tình, lời lẽ hoa mĩ, bóng bẩy và phô trương”

Trang 6

Mây trắng dọi biển xuân phú

Mây trắng ùn ùn, kéo la đã ở trên mặt biển xuân Khoảng không sách bạch, tầng biếc trải trăng Bóng sắp so le bao bọc chung quanh cõi nhật; Vẻ lồng lộng chập, rẽ chia cách nẻo cung trăng Lúc ban đầu:

Cửa trời mở; yên quang chứa.

Bèn phơi phới mà theo rồng; rồi nhẹ nhàng mà phất đá Ra hang cùng mà ca bay; vượt sông ngang mà xa bủa Cho nên:

Biển in máy mà thêm xuân; mây soi biển mà sinh trắng Khi hây hây mà sáng ngời; lúc trầm trầm mà biếc hẳn

Bầu không mới nổi, đồng vẻ đẹp mà đều trôi, khi biển vừa thâu, với ảnh trong mà chiếu bắn

Mây vốn vô tâm mà trăng cuốn; biển hà có ý gì mà đầy vơi Bên thì chứa chan tràn đất; bên thì buông thả đầy trời Bóng rợn nước mà rung động; hình theo gió mà đổi đời Soi sáng hồng mà cùng rạng; ngang nước lục mà đều tươi Khi bấy giờ:

Trên đảo giả tan; bên bờ tuyết sạch

Cũng đều về cảnh bồng lai; hoa cỏ ngỡ gương thủy mạc Cây quỳnh bóng gác thêm xinh; đài diệu mây che càng rực

Chim cùng bay cao thấp tầng không cả đua lội thành thời dưới vực Thảy đều:

Thích ý muôn loài, phủ tỉnh mỗi vật Trèo lên đầu ghềnh; trông mây trông bê

Mây thì he gấm phơi màu; bể thì văn khôi rạng vẻ Sắc chỉ bằng sắc trắng tỉnh; mùa nào bằng mùa xuân trẻ

Đẹp thay sắc xuân rực rỡ biết bao xinh thay mây trắng trong ngần xiết kể Đến dòng xanh ngày hôm ấy; ngắm cảnh lạ lúc bấy giờ,

Kìa ai tốt đẹp; mắt ngô sững sở Buông chén quế, phát buồm hoa

Trang 7

Lòng với với nơi đầu bãi; mắt vòi vọi bên cùng bờ Hơi máy, người ngọc thiết tha.

Cũng theo “Phú Việt Nam cổ và kim” Phong Châu và Nguyễn Văn Phú: “Phải nói là đến thế kỉ thứ XIII, dưới đời Trần, phú chữ Hán mới và bắt đầu thịnh hành Phú chữ Hán của Việt Nam cũng tiếp tục mang theo hai tính chất “phô bày và phô trương” của phú Trung Quốc về các đời Hán, Đường, Tống, nhưng phần chủ yếu vẫn là phần phô trương mà nhẹ về phần phô bày sự thật”

4.2 Phú chữ Nôm

Theo Phong Châu và Nguyễn Văn Phú trong “Phú Việt Nam cổ và kim”: “Phú chữ tiếng Việt đương thời đã phản ánh rõ ràng những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam và cho ta thấy rõ tâm lý của lớp người nho sĩ bị phân hoá biểu hiện ở nhiều mặt khác nhau Có người ca tụng cuộc khởi nghĩa to lớn Có người đau xót , lưu luyến thương tiếc, chiếc ngai vàn cũ Có người đem long oán trách nhà vua Có người tỏ ý chí của mình trong việc xây dựng sự nghiệp trước thời cuộc Có người bất bình vùng lên Có người chống đối lại chính quyền Tây Sơn Có người chịu cảnh nghèo khó chờ đợi thời thế”

Theo “Từ điển văn học” thì: “So với phú chữ Hán, phú Nôm và phú quốc ngữ có những ưu thế rõ rệt bởi nó gắn với ngôn ngữ dân tộc Càng về những giai đoạn sau, phú Nôm và phú quốc ngữ càng tiếp thu nhiều yếu tố của ngôn ngữ đời sống, sử dụng các chất liệu từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao, do đó từ một thể loại mang tính bác học, điển nhã, trang trọng, phú Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng thể hiện rõ ở tính bình dân hoá và tông tục hoá.”

Có thể lấy ví dụ bài Đắc thú lâm tuyền thanh đạo ca của Trần Nhân Tông Sinh có nhân thân, Kiếm chốn dưỡng thân; Khuất tịch non cao,

Trang 8

Cho được viên thành; Xướng khúc vô sinh An thiền tiêu sá Ai ai xá cốc,

Bằng huyễn chiêm bao; Xẩy tỉnh giấc hoè, Thân này chẳng quản Bữa đói bữa no;

Trang 9

Địa thuỷ hoả phong, Dầu là biến hoá Phô người học đạo, Vô số nhiều thay;

Cảnh tịch an cư tự tại tâm,

Lương phong xuy đệ nhập tùng âm Thiền sàng thọ hạ nhất kinh quyển, Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm.

Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca: Bài ca được thú lâm tuyền thành đạo.

Bốn câu kệ cuối bài nghĩa là: Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại, Gió mát thổi đến dưới bóng cây thông.

Giường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyển, Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng Dịch thơ:

Sống yên giữa cảnh lặng lòng không, Gió mát hiu hiu lọt bóng thông.

Dưới gốc, giường thiền, kinh một quyển, Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng.

5 Các loại phú

Theo Trần Đình Sử trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” trang 225, khẳng định rằng: “Phú thường chia làm bốn loại: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú xét theo hình thức lời văn”.

Trang 10

5.1 Cổ phú

Theo “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của Trần Đình Sử: “Cổ phú, tức là Hán phú có thể chia làm ba loại: tản thể đại phú (phú lớn bằng văn xuôi), tao thể phú (lời thơ kiểu Nhạc phủ), tiểu phú (có tính chất trữ tình).

5.2 Bài phú

Theo “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của Trần Đình Sử: “Bài phú là phú biền ngẫu, đối tượng bắt đầu có từ thời Nguỵ Tấn”

5.3 Luật phú

Theo “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của Trần Đình Sử: “Luật phú là thể dùng để thi cử, có từ thời Đường, Tống”

5.4 Văn phú

Theo “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của Trần Đình Sử: “Văn phú có xu hướng văn xuôi, chống biền ngẫu, hạn vật, xuất hiện cùng với phong trào cổ văn đời Đường”.

Theo “Từ điển văn học”: “Văn phú là loại phú ra đời dưới sự ảnh hưởng của cuộc vận động cổ văn đời Đường”

6 Diện mạo của phú qua các thời kì

Theo Trần Đình Sử trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” (trang.225) nhận định rằng: “Phú là một thể loại tiếp nhận từ truyền thống văn học Trung Quốc và được phát triển, Việt hoá suốt thời kì văn học trung đại Việt Nam Phú phát đạt ở đời Trần, đời Lê và sau đời nào cũng có Phú Nôm có rất sớm từ đời Trần và tới cuối thời Lê trở đi đạt tới mức điêu luyện, tinh xảo và có đời sống lịch sử của nó”

6.1 Phú thời Lý-Trần

6.1.1 Phú chữ Hán ở thời Lý-Trần

Phú thuộc vào hàng những thể loại khó viết nhất của văn học thời trung đại Song dưới thời Lý - Trần, việc đưa phú vào trong khoa cử đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thể loại Sau nữa, sự phát triển đến mức điển nhã như đánh giá của Lê Quý Đôn: “văn thể phú về triều nhà Trần lưu loát chỉnh tề, âm vận và cách điệu giống thể văn đời Tống” cũng nói nên những thành tựu rất đáng kể của thể phú thời kỳ này Bởi theo quy luật thông thường, chỉ khi nào xây dựng một nền móng vững chắc, phát triển được đời sống sáng tác với mật độ tác phẩm dày dặn thì khi ấy mới có đủ điều kiện kết tinh những vẻ đẹp tiêu biểu của thể loại Từ đó, có thể đoán định rằng, ở thời Lý - Trần thể phú đã phát triển khá rực rỡ

Tiếc rằng trải qua thời gian số lượng tác phẩm còn lưu lại đến ngày nay không nhiều, đáng tiếc nhất là không còn tác phẩm phú thời Lý nào nữa Phú đã đi vào trong văn học Phật giáo ra sao để rồi sau đó nhanh chóng trở lại dòng mạch truyền thống tô điểm cho văn học Nho giáo giai đoạn Vãn Trần, tính chất “nhập cuộc” ấy đã biểu hiện sự chuyển động thế nào của đời sống văn học đương thời

Trang 11

Vào giai đoạn này, các bài phú của thời Trần nổi bật lên là Trần Anh Tông (1293-1314), phú Hán trở thành một môn thi bắt buộc trong các kỳ thi cử tuyển chọn nhân tài Trong cuốn sách “Lịch triều hiến chương” của Phan Huy Chú ở phần Khoa mục chí còn ghi lại: “Anh Tông năm Hưng Long thứ 12 (1305) tháng 3 thi học trò trong nước, lấy Tam khôi, Hoàng giáp và Thái học sinh 44 người Phép thi, trước thi ám tả… kinh nghĩa, thơ dùng thể cổ thi ngũ ngôn trường thiên, lấy 4 chữ “tài, nan, xạ, trì” làm vần, phú dùng thể 8 vần” Thể loại phú với đặc điểm cho phép thể hiện được những tư tưởng, tình cảm lớn lao hào hùng, những sự kiện vĩ đại, và phú đã trở thành một trong những loại thể được các tác gia thời đó dùng để sáng tác Các bài phú viết bằng chữ Hán thuộc thời Trần phần nào phản ánh được khí thế của thời đại chống giặc ngoại xâm, sức sống lớn lao và ý thức tự cường dân tộc.

Bài phú “Ngọc tỉnh liên phú” Mạc Đĩnh Chi Khác hữu:

Ẩn kỷ cao trai; hạ nhật chính ngọ.

Lâm bích thủy chi thanh trì ; vịnh phù dung chi Nhạc phủ Hốt hữu nhân yên:

Dã kỳ phục; hoàng kỳ quan.

Quýnh xuất trần chi tiên cốt; lẫm tịch cốc chi cù nhan Vấn chi hà lai; viết: tòng Họa-san.

Nãi thụ chi kỷ; nãi sử chi tọa.

Phá Đông-lăng chi qua; tiến Dao-trì chi quả Tái ngôn chi lang; tái tiếu chi thả,

Ký nhi mục khách viết: tử phi ái liêu chi quân tử da? Ngã hữu dị chủng, tàn chi tụ giang;

Phi đào lý chi thô tục; phi mai trúc chi cô hàn, Phi tăng phòng chi câu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đan.

Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi Linh Quân cửu uyển chi lan Nãi Thái-họa phong đầu Ngọc tỉnh chi liên.

Khách viết:

Dị tai! Khởi sở vị ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng; lãnh tỷ sương hề cam tỉ mật giả da?

Tích văn lỳ danh; kim đắc kỳ thực Đạo sĩ hân nhiên; nãi tụ trung xuất, Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất,

Nãi phất thập dạng chi tiên, tỉ ngũ sắc chi bút Dĩ vi ca viết:

Trang 12

Giá thủy cung hề vi cung; tạc lưu ly hề vi hộ Toái pha lê hề vi nê; sái minh châu hề vi lộ.

Hương phức úc hề tằng tiêu; đế văn phong hề nhữ mộ Quế tử lãnh hề vô hương; Tố Nga phân hề nhữ đố.

Thái dao thảo hề Phương châu; vọng mỹ nhân hề Tương phố Kiển hà vi hề trung lưu; hạp tương phản hề cố vũ.

Khởi hộ lạc hề vô dung, thán thuyền quyên hề đa ngộ Cẩu dư bính chi bất a; quả hà thương hồ phong vũ Khủng phương hồng hề giao lạc; mỹ nhân lai hề tuế mộ Đạo sĩ văn nhi thán viết: Tử hà vi ai thả oán dã?

Độc bất kiến Phượng-hoàng trì thượng chi tử vi, Bạch-ngọc đường tiền chi hồng dược?

Quýnh địa vị chi thanh cao; ái thanh danh chi chiêu chước.

Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều; tử độc hà chi hồ tao nhân chi quốc? Ư thị hữu cảm tư ngôn, khởi kính khởi mộ.

Nga Thành Trai đình thượng chi thi; canh Xương Lê phong đầu chi cú Khiếu xương hạp dĩ phi tâm, kính hiến Ngọc tỉnh liên chi phú

Đây là bài phú chữ Hán đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam, hình thức cổ kính, thuộc loại tụng hay phú ca ngợi Các bài phú chữ Hán ở đời Trần, thường là ngợi ca danh thắng, võ công, ngầm ý khuyên vua Ngọc tỉnh liên phú "Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc" Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá, không muốn cho đỗ Ông liền làm bài phú "Ngọc tỉnh liên" để tự ví mình Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao

6.1.2 Phú chữ Nôm ở thời Lý-Trần

Phú chữ Nôm, từ thời Trần đã được sử sách ghi nhận về thời điểm xuất hiện, Đại

Việt sử ký toàn thư (Q.IV) chép rằng: “[Nguyễn] Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm.

Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm thực bắt đầu từ đấy” Phần sau lại chép rằng: “[Nguyễn] Sĩ Cố… giỏi khôi hài, hay làm thơ phú quốc ngữ Nước ta làm thơ phú bằng quốc ngữ bắt đầu từ đấy” Nhưng đáng tiếc những sáng tác thơ phú của Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố hiện nay không còn lại một bài nào.

Theo các nhà nghiên cứu, dấu tích xưa nhất về chữ Nôm xuất hiện trong khoảng đầu thế kỷ XI Còn chữ Nôm, nhiều thế hệ người Việt từ thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX đã sử dụng để sáng tác, tạo nên những tác phẩm có giá trị trong nền văn hóa dân tộc.

Ở phú thời Lý - Trần, bên cạnh những bài phú mang âm hưởng chính ca thể hiện mối quan hệ với đất nước, vương triều; thời này còn xuất hiện những bài phú "nôm na" dưới những mái chùa Sự hiện diện này đã đóng góp cho thể phú trên cả ba phương diện

Trang 13

tư tưởng (Phật giáo), thể loại (phú Nôm) và ngôn ngữ (tiếng Việt) Hơn nữa, chính bộ phận phú chữ Nôm này lại đánh dấu một vài dấu ấn phóng túng của người cầm bút Nó thể hiện niềm khát khao tự do thích thảng, vượt ra ngoài sự gò bó chặt chẽ của tính quy phạm trong sáng tác thời trung đại, đặc biệt là trường hợp Trần Nhân Tông

Có thể chia các bài phú mang cảm hứng này thành hai bộ phận nhỏ Một là mong muốn được sử dụng tài năng, thể hiện khát vọng của những kẻ sĩ có tài mà chưa được nhà vua biết đến Ở họ có cái hăm hở của chí trai hồ thỉ, cái khát vọng được đem tài chí của mình phục vụ giang sơn xã tắc Hai là khát vọng "phò nghiêng đỡ lệch", giúp vua sửa đức trau mình ở những người đã được trọng dụng Họ may mắn hơn những tác giả thuộc loại trên là được trọng dụng nhưng lại gặp trở ngại là phải phò những ông vua "xoàng" Có lẽ vì thế mà truyền thống phúng gián trong phú chính quốc đã được họ tiếp tục duy trì và phát triển Tuy nhiên, bên cạnh việc chia thành hai nhánh nhỏ này, cần phải nói thêm rằng truyền thống ngợi ca tỏ chí như một dòng huyết mạch vẫn thấm đượm trong nhiều bài phú.

Theo Trần Đình Sử trong “Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam”, trang 228 nhận định rằng: “Phú Việt Nam được mở đầu với các bài phú Nôm của Trần Nhân Tông, Lý Đạo Tái, Mạc Đĩnh Chi vào cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV Phú của Trần Nhân Tông có đối tượng, biền ngẫu, làm theo lối trữ tình ngôi thứ nhất lại chia làm mười “hội” tạo thành cụm bài dài ngắn không đều, kết lại bằng bài kệ”.

Phú viết bằng chữ Nôm trở thành thi thố tài năng Tiếng Việt với những từ hàng ngày, từ láy, từ điệp, chơi chữ qua đó nó chứng tỏ được sự giàu có của tiếng Việt Ở thời nhà Trần nổi tiếng với ba bài phú “Cư Trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông, “Vịnh Vân Yên tự phú” của Lý Đạo Tái, “Giáo tử phú” của Mạc Đĩnh Chi, ba bài phú này đều có nội dung độc đáo.

Bài phú: Cư trần lạc đạo phú

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,Cơ tắc san hề khốn tắc miên.Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Bản dịch:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.

Bài phú Cư trần lạc đạo không hoàn toàn làm theo hình thức phú giống nhưđương thời, vốn có cấu trúc chặt chẽ, khuôn phép, mà tương đối cởi mở Mỗi hội của bài

phú là một phần tương đối độc lập về hình thức và nội dung, giữa các hội lại có sự lặp lại nhất định về hình thể và ngữ điệu Với cách trình bày này, bài phú có thể thu hẹp hay mở rộng phạm vi tùy thuộc vào nhu cầu phô diễn (thuyết lý, giảng giải) tư tưởng của tác giả.

Trang 14

Về ngôn từ, rõ ràng đây là một dấu mốc quan trọng của văn học chữ Nôm trong lịch sử Bên cạnh một số lượng ít ỏi những tác phẩm Nôm phản ánh đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần con người ở thời Trần còn lại đến nay, bài phú này lại đi vào một chủ đề rất phức tạp là giáo lý và triết lý Phật giáo, nhưng lại được trình bày rất lưu loát và hấp dẫn Trong bối cảnh ngôn ngữ văn học bằng chữ Hán đang hoàn toàn độc bá trên văn đàn, thì bài phú đã cho ta thấy được khả năng sử dụng tiếng Việt thành thục và điêu luyện của Trần Nhân Tông Ông là một trong những người đặt nền đắp móng cho nền văn học bằng chữ Nôm rực rỡ sau này.

6.2 Phú thời kì Lê Sơ

Văn học đời Lê Sơ là một giai đoạn văn học Việt Nam dưới thời kỳ đầu nhà Hậu Lê nước Đại Việt từ năm 1428 đến năm 1527.

Các thể loại văn học chính thời kỳ này gồm thơ, phú, chiếu, biểu, văn bia, truyện ký, cáo, chính luận Lực lượng sáng tác thời Lê sơ khá hùng hậu và thành tựu sáng tác cũng rất lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học thời phong kiến của Việt Nam (Việt Sử học, trang 356).

Nội dung văn học thời kỳ này khá phong phú, phản ánh đa dạng đời sống chính trị, xã hội, tinh thần.

Lý Tử Tấn, ông có hai bài phú nổi tiếng là Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) và Xương Giang phú (Đại ý: Ca ngợi chiến thắng Xương Giang)

Bài phú “Xương Giang phú” mở đầu bài phú là trời, đất, non sông và những chiến công để lại

Trời đất khéo đặt Non sông vốn thiêng

Nơi đây vũ công lừng lẫy…

Và sông Thương đẹp đẽ, gần gũi, gắn bó với con người và cuộc sống: Lạch thiên nhiên của trời Nam sẵn có…

Ấy Xương Giang một sông hình đẹp…

Cảnh sinh thái một thời của sông Thương là vậy Thiên nhiên ưu đãi Con người cần cù Cuộc sống yên bình trong lao động và yêu thương, khát vọng về dòng sông nghĩa tình

Trang 15

“sông này dài như dải áo, muôn thủa thanh bình” Rồi, không chỉ dòng sông mà vùng đất Xương Giang này:

Gắn bó với Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn từ những năm đầu, là một nghĩa sĩ, một trí thức- Lý Tử Tấn viết Xương Giang phú với tư thế của người trong cuộc, mà ở đó trời - đất - vua - tôi, lòng người hoà hợp, ở một đức lớn - chính nghĩa - “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy trí nhân thay cường bạo”, nên Xương Giang phú thực sự là bài ca hào hùng chiến thắng, xứng đáng là tác phẩm văn chương yêu nước tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời kỳ phong kiến tự chủ Dòng sông và vùng đất Xương Giang mãi trường tồn cùng những vần thơ bất hủ ấy.

6.3 Phú thời Mạc

Sang thế kỉ XIII phú Nôm tiếp tục phát triển với hai hướng: ca ngợi, tỏ chí như Ngã ba Hạc phủ, Tụng tây hồ phú, Tài tử đa cùng phú, Trương lưu hầu phú…(Trần Đình

Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam) Phú Nôm cũng là một thể loại nở rộ và mang

một sắc thái khác trước Phú Nôm hầu như không còn giọng khoa trương, trang trọng, ca ngợi đấng chí tôn, trái lại chuyển xuống cung bậc bình dân, giọng trào lộng len lỏi dần vào ngôn từ mực thước, lời lẽ thông tục được bác học hóa Có thể nói phú Nôm thời Mạc đánh dấu bước đặt nền móng khá căn bản của ngôn từ tiếng Việt trong thể phú Việt Ngoài phú Nôm, còn có những tập truyện dài, truyện Nôm đã bắt đầu xuất hiện mà Tô công phụng sứ là một trong những tác phẩm có khả năng ra đời vào thời Mạc, bởi nó gắn bó với câu chuyện Lê Quang Bí đi sứ đến 18 năm.

Ở thời Mạc nổi tiếng với bài phú Đại Đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hãng “Chưng xem:

Đặc khí thiêng liêng; Nhiều nơi thanh lạ.

Non Xuân Sơn cao thấp triều tây; Sông Lôi thủy quanh co nhiễu tả.

Ngàn tây chìa cánh phượng, dựng thửa hư không; Thành nước uốn hình rồng, dài cùng dãy đá.

Đùn đùn non yên ngựa; mấy trượng khỏe thế kim thang; Cuồn cuộn thế Con Voi, chín khúc bền hình quan toả Thêm có:

Lâu đài kề nước; Hoa cỏ hướng dương

Thược dược khéo mười phần tươi tốt,

Trang 16

Mẫu đơn khoe hết bực giàu sang.

Hây hây ngõ hạnh, tường đào, quanh nhà Thái tổ Thay thảy đường hòe, dặm liễu, hóng gió thiều quang.

Má hồng điểm thức yên chi, đầy vườn hạnh, xem bằng quốc sắc; Quần lục đượm mùi long não, dãy tường lan, nức những thiên hương.

Lại có nơi:

Tiện nẻo vãng lai; Ra nơi thành thị.

Tán đầu khăn hợp khách bốn phương; Xe dù ngựa dong đường thiên lý

Đủng đỉnh túi thơ, bầu rượu, nặng cổ thằng hề Dập dìu quần sả, áo nghê, dầu lòng con tí.

Diên đồi mồi, châu châu, ngọc ngọc, nhiều chốn phồn hoa; Viện thu thiên, ỷ ỷ la la, mười phần phú quí.

Xem phong cảnh chỉn đã khác thường; Gẫm tạo vật thật đà có ý.

Thửa mắc

Trời sinh chúa thánh; Đất có tôi lành.

Xem ngôi kiền đòi thời mở vận; Phép hào sư lấy luật dụng binh.

Đất tam phân có thửa hai, chốn chốn đều về thanh giáo; Nhà bốn bể vầy làm một, đâu đâu ca xướng thái bình Chín lần nhật nguyệt làu làu, cao đường hoàng đạo Nghìn dặm sơn hà chễm chễm, khoe thế vươn thành hình thế ấy khen nào còn xiết;

Trang 17

Phong cảnh này thực đã nên danh!”

7 Đặc trưng của thể Phú7.1 Đặc trưng về hình thức7.1.1 Tính song ngữ

Tính song ngữ vừa là đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam đồng thời vừa là đặc trưng về hình thức của nhiều thể loại văn học trong đó có Phú Trong văn học Việt Nam (cũng trong như ở Trung Hoa), phú là một thế văn có từ rất rất sớm, có phủ chữ Hán và phủ chữ Nôm Hiện tượng song ngữ trở thành một đặc trưng của văn học Việt Nam thời trung đại nói chung và ở một số thể loại nói riêng trong đó có thể loại phú.

Phú Việt Nam có hai bộ phận rõ rệt phủ chữ Hán và phú Nôm Hai bộ phận này không song hành tương xứng mà hoặc phú chữ lần hoặc phủ Nôm chiếm ưu thắng Sự khác biệt giữa hai bộ phận do sự ưu ái đối với chữ Hán và thành kiến với chữ Nôm Ngoài ra còn do tính chất của hai loại ngôn ngữ này Chữ Hán ngoài tính chất của một văn ngôn, đối với người Việt Nam còn là một ngoại ngữ, một từ ngữ Trái lại, chữ Nôm là ngôn ngữ bản địa, ngày càng gần gũi với ngôn ngữ đời sống nên càng giàu có, sinh động, nhuần nhị Sự khác biệt còn thấy ở cấu trúc chức năng, nội dung của từng chức năng Ngoài ra còn có sự khác biệt ở cảm hứng thẩm mỹ và ở việc tiếp thu chất liệu văn học Trung Hoa Cũng thuộc thể phủ nghĩa là cùng có những đặc tính cơ bản, bên cạnh đó sự khác biệt giữa phú chữ Hán và phủ Nôm đáng kể đến mức như đây là hai hệ thống thẩm mỹ có sự giao thoa Những sự tương đồng và khác biệt giữa hai bộ phận này điển hình nhất cho sự tương đồng và khác biệt ở những thể tài văn chương hình tượng sử dụng hình thức thể loại của Trung Quốc và viết bằng song ngữ.

7.1.2 Miêu tả

Miêu tả là thủ pháp biểu hiện cơ bản được dùng nhiều nhất trong sáng tác văn học Thủ pháp miêu tả được dùng trong phú Trung Quốc có phần khác biệt hơn những thể loại khác, được tổng kết trong « Hán phú : duy mỹ văn học chi triều » (Hán phú : trào lưu văn học duy mỹ) của Lưu Tư Hàn dưới bốn dạng: tính tu từ, tính tự thuật, tính liệt kê và tính chủ quan Những thủ pháp nghệ thuật được hình thành từ đời Hán này đã có ảnh hưởng sâu rộng và liên tục đối với thể loại phú về sau, bao gồm cả phú chữ Hán Việt Nam.

Thủ pháp miêu tả mang tính tu từ là sự vận dụng các biện pháp tu từ như tán dương, hình dung, liên tưởng khi tác giả tái hiện sự vật hiện tượng khách quan, khiến đối tượng được miêu tả trở thành một phần ý thức thẩm mỹ của tác giả, trở nên biểu cảm và hoàn mỹ Trong phú Việt Nam, nhờ thủ pháp nghệ thuật này, nhiều sự vật hiện tượng đã trở nên sống động, rực rỡ hơn nhiều lần so với chính nó trong thực tế, hoặc trong nguyên mẫu: đó là hoa sen giếng ngọc dưới ngòi bút Mạc Đỉnh Chi, đó là con bọ ngựa dưới ngòi bút Nguyễn Phi Khanh, đó là sông núi quê hương dưới ngòi bút của Lê Thánh

Trang 18

Thập hạo đãng chi hải nguyệt Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,

Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách nhi, Tứ phương tráng chí do khuyết như dã Nãi cử tiếp hề trung lưu,

Túng Tử Trường chi viễn du Thiệp Đại Than khẩu,

Tố Đông Triều đầu.

Niệm hào kiệt chi dĩ vãng, Thán tung tích chi không lưu Giang biên phụ lão,

Vị ngã hà cầu Hoặc phù lê trượng, Hoặc trạo cô châu Ấp dư nhi ngôn viết:

“Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa, Dữ tích thời Ngô thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã.” Nam Bắc đối luỹ.

Nhật nguyệt hôn hề vô quang, Thiên địa lẫm hề tương huỷ.

Trang 19

Tất Liệt chi thế cường, Lưu Cung chi kế quỷ Cố hữu giang san.

Tín thiên tạm chi thiết hiểm, Lại nhân kiệt dĩ điện an.

Mạnh Tân chi hội ưng dương nhược Lã, Duy Thuỷ chi chiến quốc sĩ như Hàn Duy thử giang chi đại tiệp,

Do đại vương chi tặc nhàn Anh phong khả tưởng,

Hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận Nhân nhân hề văn danh, Tín tri: bất tại quan hà chi hiểm hề,

Duy tại ý đức chi mạc kinh.”

7.1.3 Cách đặt câu

Theo Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử-yếu”, câu đối phú là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú:

Trang 20

Lối câu song quan (hai cửa) là những câu có tự 5 chữ trở lên, 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền

Lối câu cách cú (cách: ngăn ra; cú: câu) mỗi vế có hai câu: một câu ngắn, một câu dài, thành ra hai câu đối nhau có một câu xen vào giữa làm cách nhau ra

Lối câu gối hạc hoặc hạc tất là những câu mỗi vế có tự ba đoạn trở lên, đoạn giữa thường ngắn xen vào hai đoạn kia như cái đầu gối ở giữa hai ống chân con hạc

Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn (gọi là chữ đậu câu) Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng Nếu mỗi vế có tự hai đoạn trở lên (như lối cách cụ, gối hạc), Hể chữ cuối vế là bằng thì các chữ đậu câu phải là trắc; trái lại, hể chữ cuối vế là trắc thì các chữ đậu câu phải là bằng Thí dụ:

Song quan – Cách cú Con ruồi đậu mâm xôi đậu; Cái kiến bò dĩa thịt bò (b)

Ngói đỏ lợp nghè (b) lớp trên đè lớp dưới (t) Đá xanh xây cống (t) hòn dưới nống hòn trên (b) Gối hạc

Quan chẳng quan thì dân (b) / chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b)/nào lính, nào cả, nào bàn ba (b)/ xôi làm sao, thịt làm sao, đóng góp làm sao (b); thủ lợn nhìn lâu trở cả mắt (t)

Già chẳng già thì trẻ (t) / đàn tiểu tử nháp nhô đứng trước (t); này phú, này thơ, này đoạn một (t) / bằng là thế, trắc là thế, lề lối là thế (t) mắt (t) gà đem mãi mỏi bên tai (b)

7.2 Đặc trưng về nội dung

Theo quan điểm của Trần Đình Sử trong “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” thì: “ Tính nội dung của thể phú thể hiện ở cách sử dụng Tính chất chung của phú là ca ngợi Có hai loại phú là phú phúng gián và phú tỏ chí Trong các tác phẩm phú cổ và phú đời Hán, phú phúng gián là thể loại viết cho vua, ngợi ca cuộc sống vươn giả, để ngụ ý khen chê kín đáo Tính chất tán tụng đã làm cho bài phú dễ dàng trở thành phù phiếm Nhưng phú còn là lối văn thể hiện tài tử dồi dào, hào hoa của người làm, tú khẩu, cẩm tâm, phun châu nhả ngọc, cho nên, dù có phù phiếm cũng tỏ ra hứng thú thẩm mỹ một thời”

7.2.1 Phúng gián

Phúng gián luôn là nội dung xuyên suốt trong các tác phẩm phú chữ Hán Việt Nam qua từng thời kỳ Trong mười sáu bài phú đời Trần và đời Hồ, đã có mười bài mang tư tưởng phúng gián với nội dung khác nhau: nói lên tâm tư nguyện vọng của thần dân

Trang 21

với ẩn ý phúng gián (Bạch Đằng Giang phú), khuyên nhà vua tu dưỡng đạo đức để xứngdanh thiên tử (Thang Bàn phú, Thiên thu giám phú), khuyên bậc đế vương xa lánh nữ sắc,cần kiệm liêm chính, trọng dụng nhân tài (Cần Chính Lâu phú, Ngọc tỉnh liên phú, Quan

Chu nhạc phú, hai bài Diệp mã nhi phú) , khuyên dùng đức trị nước (Cảnh tinhphú, Trảm xà kiếm phú).

Ví dụ về bài phú Thàn Bàn phú thể hiện được tư tưởng phúng gián: Y dư Thành Thang, tuấn triết ôn lương.

Nhân phong táp đạp hề cửu hữu; nghĩa võ hiển hách hề tứ phương Nãi trượng đại thuận; cách Hạ vi Thương.

Tam thiên địa dĩ lập cực; chính vạn quốc chi kỷ cương Tảo phân ai ư tuyệt vực; đào nguyên khí ư hà hoang.

Nhiên do tàm di đức chi vị nhất; khủng đại đạo chi mị thường Nãi mậu chiêu kỳ đại đức; tư dư nhật nhi tề quang.

Viên tác bàn dĩ nhật dục; thứ táo tuyết nhi chiêu chương Thị bàn dã:

Hình mô kiên phác; khí lượng khôi hồng Viên quy tượng nhật; thụ phù hàm không.

Trạm trạm hồ ba quang chi đãng dạng; uyên uyên hồ thuỷ sắc chi linh lung Trĩ Liêm Tuyền nhi trần Thái Trạch; nô Thừa Lộ nhi trĩ Kim Đồng.

Thử ngô tri kỳ phi đồ sự ư tẩy địch; nhi tất thuỳ huấn ư vô cùng giả dã Cái nhật giả, quân chi tượng; bản giả, nguyệt chi hình.

Tuy viên phách bất dịch kỳ cựu thể; nhi linh diệu thường đổ kỳ tân minh Niệm thánh nhân chi thể đạo; cố ư tư nhi hữu đắc.

Nguyên giáng trung chi hằng tính; nhược nhật nguyệt chi hách dịch Khủng tự dục chi nhất manh; như vân vụ chi tứ tắc.

Luỵ chí tính chi hư minh; thất bản tâm chi động triệt Nãi tác minh ư tư bàn; ngụ chí thành vu bất tức Ký táo tuyết kỳ hôn ai; hựu khắc minh ư tuấn đức.

Vu dĩ tồn tỉnh sát chi công; vu dĩ cực hàm dưỡng chi lực Vu dĩ chiêu trạc trạc chi linh; vu dĩ trứ hoàng hoàng chi thực Vu dĩ tiêu chí thiện ư tư dân; vu dĩ tẩy cựu ô chi vạn quốc.

Vu dĩ thích tiền nhật chi tàm tâm, vu dĩ thuỳ hậu vương chi phi tắc Thử kỳ công dụng khả dĩ phối ư càn khôn; tính tình khả dĩ đồng ư nhật nguyệt.

Khởi chỉ sơ dược kỳ bì phu, nhi vọng nhất thân chi quyên khiết dã tai Tưởng kỳ:

Trường mộc tắc hưu tường trường phát; nhật dục tắc thánh kính nhật tê Lẫm lẫm hồ nhược lâm uyên chi khủng truỵ; lãnh lãnh hồ nhược khải ốc chi dĩ thuỳ.

Trang 22

Ký tiễn phất ư Tang Lâm chi đảo vũ; hựu trai túc ư Sằn Dã chi tệ nghi Ác phát vị hy, tư thi trạch ư bách tính; tảo thân nhi tịnh, chiêu tuấn khiết ư

Thể càn khôn chi phúc tái, dữ vạn vật nhi vi xuân Duẫn đức hiệp hạ, vạn bang duy tân.

Vô tệ khả trừ, chính sự nhật thuần.

Vật thái dĩ chi nhi dung tiết, dân phong dĩ chi chân thuần Diệc mạc bất do ư tư bàn, dĩ thành hoà khí chi nhân uẩn giả dã! Ta phù!

Đạo bất tự hiện, dĩ khí nhi hiện; khí bất tự thọ, dĩ minh nhi thọ Kỳ Dương chi cổ thập; Đại Vũ chi đỉnh cửu.

Bỉ chí bảo chi thượng nhân; huống minh bàn nhi bất hủ Cẩu nhật tân chi vô văn; tín ư nhĩ hồ hà hữu.

Thử dư sinh chi trường cần; xí tiền tu nhi kỷ hậu Liêu tác ca dĩ tự miễn; nguyện trì thành ư vĩnh cửu Ca viết:

Thang bàn hề hách hi, Tượng nhật hề viên quy Quần sinh hề nhuận trạch,

Theo Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam: “Tính chất tán tụng đã làm cho bài phú dễ trở thành phù phiếm Nhưng phú còn là lối văn thể hiện tài tử dồi dào, hào hoa của người làm, tú khẩu, cẩm tâm, phun châu nhả ngọc, cho nên, dù có phù phiếm, cũng tỏ ra hứng thú thẩm mỹ một thời Người ta nói phú là thể loại “duy mỹ” hẵn cũng có cơ sở”.

Trang 23

Ôi, thánh triều ta, sung thượng văn học Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị Nếu có kiếm ni, dung đến làm chi.

(Trảm xà kiếm phú – Sử Hy Nhan, bản dịch) hay:

Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

(Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu, bản dịch)

7.2.3 Tính triết lý, nghị luận

Đặc trưng thứ hai về nội dung của thể loại Phú là tính chất triết lý, nghị luận Không có thể loại văn chương hình tượng nào mà phần triết lý nghị luận lại quan trọng như thể loại phú Có thể nói tất cả nội dung mô tả và tự sự ở bài phú đều nhằm phục vụ cho nội dung nghị luận Chẳng hạn trong đoạn cuối Bạch Đằng giang phú, tác giả thể hiện triết lý về lòng nhân.

Nhân nhân hề văn danh Phỉ nhân hề câu dẫn và đức cao:

Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao

7.2.4 Tính chất tự trào, tự thuật

Đặc trưng thứ ba về nội dung của thể loại Phủ là tính chất tự trào, tự thuật Đặc biệt là trong phú Nôm Tiếng cười tự trào thường xuyên hiện diện, hình thành nên một mảng sáng tác độc đáo của phú Nôm trung đại Cũng là nói về kẻ sĩ nhưng nếu phú chữ Hán chủ yếu đề cao nét đẹp chuẩn mực của người trí thức thì phú quốc âm nhìn ngắm, trêu ghẹo, cười cợt họ ở khuôn mặt đời thường.

Ý hẳn thầy gàn gàn dở dở,

Cho nên thầy luẩn quẩn loanh quanh (Trích Phú Thầy Đồ- Trần Tế Xương)

Trang 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Đình Sử (2005), “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia

[4] Dương Quảng Hàm(1950), “Quốc văn trích diễm”,tr.159 [5] Dương Quảng Hàm (1968), “Việt Nam văn học sử-yếu”, tr.75 [6] Ưu Thiên Bùi Kỷ (1950), “Quốc văn cụ thể”, tr.68

[7] “Từ điển văn học Bộ mới”, tr.1425, tr.1426, tr.1429

[8] Quyền Thượng, “Thơ văn Lý-Trần” tập 2, tr.467

[9] Hoàng Xuân Hãn, Thi văn Việt Nam, Nhà in Sông Nhị, Hà Nội, 1951[10] Nam Phong tạp chí, số 93, tháng 3-1925

[11] Nông Văn Ngoan (2015), “Đặc trưng thi pháp thể loại phú trong văn học Việt Nam

thời trung đại”, nguồn:

https://123docz.net/document/2863532-dac-trung-thi-phap-the-loai-phu-trong-van-hoc-viet-nam-thoi-trung-dai.htm, (tr.1, tr.2)

[12] Đoàn Ánh Dương (2010), “Cảm hứng quan phương và vị thế của nho sĩ qua (và

trong) văn phú thời Lý - Trần”, nguồn: http://www.hannom.org.vn/detail.asp?

[13] PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, “Sự nhất thể của Thiền lạc và thi hứng hay tiếng hoan hỉ

của tâm không-luận về ba bài thơ cảnh chiều tà của Trần Nhân Tông”, nguồn:

http://tnti.vnu.edu.vn/su-nhat-the-cua-thien-lac-va-thi-hung-hay-tieng-hoan-hy-cua-tam-khong-luan-ve-ba-bai-tho-canh-chieu-ta-cua-tran-nhan-tong-2/

[14] PSG.TS Nguyễn Phạm Hùng, “Phật giáo Trúc Lâm qua mắt nhìn nghệ thuật của

Trần Nhân Tông và Huyền Quang”, nguồn:

http://tnti.vnu.edu.vn/phat-giao-truc-lam-qua-mat-nhin-nghe-thuat-cua-tran-nhan-tong-va-huyen-quang-2/,

[15] Trần Quốc Việt (2013), “Chí Linh sơn phú”, nguồn:

http://bank5troi.blogspot.com/2013/04/chi-linh-son-phu.html

Trang 25

[16] Nguyễn Huệ Chi (2011), “Bước đầu suy nghĩ về văn học thời Mạc”, nguồn:

http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p7/c98/n9444/Buoc-dau-suy-nghi-ve-van-hoc-thoi-Mac.html

TÌM HIỂU THỂ LOẠI NGÂM KHÚC 1 Khái niệm về thể loại ngâm khúc

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì: “Ngâm khúc là bài văn vần theo lối cũ, diễn tả nỗi buồn, thường theo thể song thất lục bát”.

Theo “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm ,tr.139, nhận định rằng: “Ngâm là một bài văn vần tả những tình cảm trong long, thứ nhất là tình buồn, sầu, đau, thương.”

Ngâm khúc là một thể loại cơ bản có vị trí quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình dài hơi thể phản ánh những bi kịch trong đời sống nội tâm của con người khi đối diện với hiện thực cuộc sống trong một giai đoạn lịch sử nhất định, được viết bằng thể Song thất lục bát và bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm).

Theo từ điển thuật ngữ văn học: “ Ngâm khúc là thể thơ trữ tình, dài hơi, thườn được làm theo thể Song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt” Vì thế ngâm khúc còn được gọi là khúc vãn hay thán.

Theo văn học Trần Đình Sử trong “Giáo trình văn học Trung đại Việt Nam” (tập 2), tr.10, thì: “Ngâm khúc là một thể loại thơ trữ tình có quý mô tương đối lớn Tác phẩm ngắn nhất cũng đến hàng trăm câu thơ, dài thì vài trăm câu Ngâm khúc là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng

Trần Đình Sử trong “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam” xác định ngâm khúc “là một thể loại văn học trung đại Việt Nam, tinh thần bi kịch thể hiện ở chỗ tìm lại giá trị nhân sinh mà không được, không cam chịu mất mát giá trị mà đành bất lực và do bất lực mà mà lòng bất lực ngày càng mạnh thêm, day dứt hơn và nhấn mạnh chức năng của thể loại này như sau: “Có thể nói khúc ngâm có nhiệm vụ phơi trải lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình”

2 Sự phát triển và hình thành của thể loại ngâm khúc2.1 Sự phát triển của thể loại ngâm khúc

Nêu quá trình vận động phát triển của thể loại Ngâm khúc trong trường hợp này có nghĩa là nêu lên quá trình vận động biến đổi về cả hai phương tiện nội dung và hình thức

Trang 26

từ chinh phụ ngâm khúc đến các đỉnh cao là Cung oán ngâm khúc (về mặt nghệ thuật thơ ) và Văn chiêu hồn ( về mặt nội dung cảnh xúc ) tiếp đến các tác phẩm Ai tư vãn, Tự tình khúc, Thụ da lữ hoài ngâm để dần dần nhận thức khả năng bị thay thế của thể loại vào cuối thế kỷ thứ XIX.

Theo quan điểm của Ngô Văn Đức trong “Ngâm khúc-Quá trình hình thành phát triển và đặc trưng thể loại” (1996) ông nhận định rằng: “Sự vân động và phát triển về mặt nội dung từ Chinh phụ ngâm đến Văn chiêu hồn, khẳng định tâm trạng bi kịch của con người thời đại được thể hiện ngày càng đậm nét qua tiến trình các tác phẩm đã nêu trên.”

Ngâm khúc ra đời gắn liền với quá trình hình thành và hoàn thiện của thơ STLB trong văn học viết Trên bước đường tìm về những yếu tố, phương diện hình thức dân tộc để phản ánh hiện thực, thơ STLB đã được nhiều tác giả vận dụng trong sáng tác qua nhiều thế kỷ

Vào nửa đầu thế kỉ XVIII, Ngâm khúc chính thức ra đời với tác phẩm của Đặng Trần Côn và bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc Sau đó, hàng loạt tác phẩm thơ Nôm trường thiên viết theo thể STLB xuất hiện Khác với những thế kỷ trước, các tác phẩm này đều viết về nỗi đau buồn, sầu hận triền miên của con người trước vấn đề của số phận và quyền sống

2.2.Sự hình thành của thể loại ngâm khúc

Theo quan điểm của Ngô Văn Đức trong “Ngâm khúc-Quá trình hình thành phát triển và đặc trưng thể loại” (1996): “Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Phong trào quần chúng nổ ra rầm rộ Xã hội khép lại bằng một tấn bị kịch diễn ra vào đầu thế kỷ thứ XIX Cùng với sự khủng hoảng của cơ cấu xã của ý thức hệ phong kiến Điều đó tạo nên tâm trạng hoang mang, bị quan, bế tắc trong con người trí thức phong kiến Bên cạnh sự khủng hoảng ý thức hệ phong kiến, trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa mảnh nha từ những thế kỷ trước nay có dịp phát triển tới đỉnh cao Tư tưởng này thức tỉnh con người ý thức về quyền sống của cá nhân Bởi thế vấn đề thân phận con người, hạnh phúc của nó được thời đại đặt ra một cách cấp thiết Tuy nhiên hiện thực xã hội đã không đáp ứng được khát vọng sống chân chính của con người thời đại và thể là bị kịch tâm trạng xảy ra Đó chính là nội dụng cơ bản của thời đại và cũng là tâm trạng điển hình của thời đại Nội dung ấy đòi hỏi văn học phải có những kiểu mẫu mới thích ứng, vì thế thể loại văn học dân tộc lớn đã ra đời như Truyện Nôm Tuy nhiên khi con người ta muốn bộc lộ tâm trạng mình một cách trực tiếp, liên tục, toàn vẹn tất phải tìm đến phương thức trữ tình Và phương thức trữ tình của Việt Nam thời Trung đại có thể mạnh là thơ Nhưng những chiếc bình thơ trữ tình cũ nhỏ nhoi không còn đủ sức để chứa một khối lượng tình cảm mẻ và đồ sộ Người ta phải tìm kiếm một hình thức thơ mới Thể loại thơ trữ tình Ngâm khúc ra đời là để đáp ứng nhu cầu bức thiết ấy.”

3 Diện mạo của ngâm khúc

3.1 Từ cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

Trang 27

Đặc điểm chung của nghiên cứu phê bình Ngâm khúc giai đoạn này là sự phê bình nghiên cứu mang tính chất thưởng ngoạn của nhà nho điểm sách Các ý kiến của Phan Huy Ích về Chinh phụ ngâm khúc, Cao Bá Quát và Lý Văn Phú về Cung oán ngâm khúc là những ví dụ

Từ thế kỉ VIII, có thể kể đến như Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm diễn Nôm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân)

Từ giữa thế kỉ XIX, có thể kể đến như: Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ)

Từ cuối thế kỉ XIX, một số tác phẩm nổi bật lên ví dụ như là: Quả phụ ngâm (Khuyết danh), Bần nữ than (Khuyết danh)

Có thể nhận thấy, các tác phẩm viết về phụ nữ chiếm phần lớn tong số các tác phẩm hiện còn ở giai đoạn này Những khúc ngâm xuất hiện sớm nhất cùng những khúc ngâm cuối thế kỉ XIX, đều viết về phụ nữ bất hạnh với những cảnh ngộ đau khổ mang tính chất giới như xa chồng, chồng chết, bị chồng ruỗng rẫy hoặc không lấy được chồng

3.2 Từ đầu thế kỉ XX

Điểm nổi bật của công tác nghiên cứu phê bình trong giai đoạn này là đi sâu vào văn bản tác phẩm, giải thích cụ thể tỷ mỉ từng từ, từng lời, từng điển cố, điển tích

Trong khi chú giải, khảo thích tác phẩm, các học giả đã có phần chú ý đến phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dù rất ngắn gọn, khái quát ở những lời đầu sách

Tuy đây đó đã xuất hiện một vài ý kiến nghiên cứu về một vài nét đặc trưng chung của tác phẩm Ngâm khúc nhưng nhìn chung việc nghiên cứu vẫn chưa vượt qua cấp độ tác phẩm

Theo Đào Thị Thu Thuỷ (LA TS Ngữ Văn: khúc ngâm Song thất lục bát-những chặng đường phát triển nghệ thuật 2010-ĐHSPP Hà Nội): đầu thế kỉ XX-giai đoạn cuối cùng của khúc ngâm song thất lục bát hiện còn 19 tác phẩm, trong đó có một số được sáng tác bằng chữ quốc ngữ hiện đại (như Tù phụ ngâm, Biệt xứ tù ngâm…), những khúc ngâm viết về người phụ nữ thường mô phỏng tác phẩm thời kì trước như (Quá phụ ngâm, Hương thôn nữ than, Chinh phụ ngâm, Quả xuân nữ thần, Thiếu nữ hoài xuân.

4 Đặc trưng của thể loại Ngâm khúc4.1 Đặc trưng về hình thức

4.1.1 Kết cấu

Trong “Từ điển văn học bộ mới” (tr.715) đã cho biết: “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật-tức là sự cấu tạo tác phẩm tuỳ theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu”

Theo Trần Đình Sử trong “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” (tr.491) đã có nhận định rằng: “Về kết cấu, các nhà thơ đã sử dụng các biện pháp kết cấu tự do như liên tưởng, đối sánh, tương phản”

Trang 28

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy

Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này

Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy.

Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ.

Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi Nàng gắng gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc, Khi Hương gượng đốt thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thấp thỏm lo âu Lúc Gương gượng soi thì nàng lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc của mình Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành:Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng Rốt cuộc, người chinh phụ đành ngẩn ngơ trở về với nỗi cô đơn đang chất ngất trong lòng mình vậy.

Trong kết cấu tự do ấy tấm lòng nhớ nhung, đau xót, cô đơn đặt lên hàng đầu:

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Lòng nào là chẳng động lòng bị thương

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w