Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Thoát nước và hệ thống thoát nước a Khái niệm
Hệ thống thoát nước là công trình phục vụ sinh hoạt của nhân dân thành phố và sản xuất công nghiệp Đặc điểm của hệ thống thoát nước là công trình nằm dưới mặt đất, việc cải tạo mở rộng hệ thống thoát nước gặp khó khăn và tốn kém.
Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những dụng cụ, đường ống và các công trình thực hiện ba chức năng: Thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi thải ra sông, hồ (Hoàng Đình Thu, 2005). b Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước
Hoạt động hàng ngày của con người tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm có đặc tính khác nhau Những nguồn ô nhiễm đó bao gồm các chất thải sinh lý của con người, động vật nuôi và chất thải của quá trình sản xuất theo nước thải xả ra môi trường bên ngoài.
Nước sạch sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn trở thành chất thải chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dể phân hủy thối rữa và nhiều vi trùng gây bệnh Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí,nảy sinh và lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.Mặt khác, nếu nước thải không được thu gom vận chuyển đi thì có thể gây tình trạng thoát nước lụt trong các điểm dân cư, xí nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng ảnh hưởng đến nền móng công trình gây cản trở giao thông và gây ra thiệt hại tới một số ngành kinh tế (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001).
Vì vậy, nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dân cư, xí nghiệp công nghiệp đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. c Các bộ phận cơ bản của một hệ thống thoát nước
Theo tác giả Hoàng Đình Thu (2005), hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bao gồm các bộ phận sau:
- Đường ống thoát nước đường phố đặt dọc theo dường phố thu nước từ ống thoát nước tiểu khu hay ống thoát nước ngoài sân nhà, xí nghiệp công nghiệp, trường học, bệnh viện, cửa hàng… Đường ống thoát nước đường phố là phần đầu của mạng lưới thoát nước có rất nhiều nhánh mở rộng khắp thành phố chiếm phần lớn trong tổng số chiều dài của cả mạng lưới thoát nước Trong những nhánh này nước tự chảy theo độ dốc. Muốn đạt được như vậy ta phải chia địa phận khu dân cư thành những lưu vực thoát nước, giới hạn các khu vực là đường phân thủy Ống thoát nước đường phố đặt từ đường phân thủy đến vùng trũng của lưu vực thoát nước.
- Ống góp lưu vực đặt dọc theo triền đất thấp thu nước từ nhiều ống thoát nước đường phố trong phạm vi lưu vực.
- Ống góp chính thu nước từ hai ống góp lưu vực trở lên.
- Ống chuyển đưa nước ra khỏi thành phố đến trạm bơm hay công trình làm sạch, trong suốt đường ống chuyển lưu lượng nước thất thoát sẽ không thay đổi.
- Trên mạng lưới đường ống ở chỗ ngoặt, chỗ nối nhánh… xây dựng những giếng thăm, qua giếng thăm mà kiểm tra, tẩy rửa và thông cống khi bị tắc.
- Trên đây là những bộ phận, những đường ống trong đó nước tự chảy do tác động của trọng lực không cần áp lực Trong thực tế không phải bao giờ việc vận chuyển bằng tự chảy cũng diễn ra dề dàng đặc biệt là những khu vực địa hình bằng phẳng độ dốc thấp hoặc đường ống tự chảy gặp gò cao Gặp những trường hợp đó ta phải sử dụng bơm để đưa nước lên cao Có các trạm bơm cục bộ, trạm bơm chuyển, trạm bơm khu vực và trạm bơm chính Các trạm bơm được đặt ở những chỗ thấp và có điều kiện để xả ra khi có sự cố.
- Đoạn ống đưa nước từ trạm bơm đến đầu ống tự chảy cao hơn, hay đến các công trình làm sạch trong đó nước chảy dưới áp lực do máy bơm nên gọi là ống áp lực, ống có áp, ống đẩy.
- Ở trước các trạm bơm để đề phòng sự cố cho bơm phải đặt đoạn ống xả nước từ cuối ống tự chảy ra sông hồ hay nơi đất thấp gần đấy, đoạn này gọi là ống xả sự cố.
- Trên mạng lưới thoát nước mưa có giếng thu nước mưa, trên mạng lưới thoát nước chung và mạng lưới thoát nước riêng còn có giếng nước thải nước mưa.
- Việc làm sạch nước thoát tiến hành trong trạm làm sạch Đây cũng là một tập hợp các công trình và có thể chia chúng ra làm ba nhóm như sau:
+ Các công trình làm sạch cơ học; + Các công trình làm sạch sinh học; + Các công trình xử lý cặn bùn.
- Cuối cùng các công trình khử trùng nước thoát đã làm sạch và công trình thải nước ra sông (Hoàng Đình Thu, 2005). d Các loại hình hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước Theo tác giả Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (2001), tùy thuộc vào phương thức thu gom, vận chuyển, mục đích yêu cầu xử lý và sử dụng nước thải mà hệ thống thoát nước phân loại thành các hình thức sau:
+ Hệ thống thoát nước chung:
Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả các loại nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) được dẫn, vận chuyển trong cùng một mạng lưới cống tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm:
- Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh vì toàn bộ phần nước bẩn đều được xả vào nguồn tiếp nhận (nếu có trạm xử lý).
- Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các khu nhà cao tầng vì khi đó tổng chiều dài của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30% đền 40% so với hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, chi phí quản lý mạng lưới giảm 15% đến 20%.
Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số nước trên thế giới
Theo Huyền Vũ (2012) Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện đại bậc nhất trên thế giới Các thành phố của Nhật Bản đều có những công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải hoạt động rất hiệu quả Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có thể vận hành tốt như vậy do sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của nhà nước đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. a Xây dựng quy hoạch về đô thị và hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải
Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển và đô thị của Nhật Bản cũng phải đối mặt với các vấn đề mà đô thị Việt Nam hiện đang gặp phải như dân số tập trung quá đông ở đô thị, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường… Đơn cử như thành phố Yokohama những năm
1960 - 1980, dân số đột nhiên tăng gấp đôi (từ 1,37 triệu người lên 2,77 triệu người) Hậu quả của sự gia tăng đột biến về dân số đã dẫn tới đô thị phát triển không kiểm soát được, thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng (kể cả hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường tăng nhanh, ùn tắc giao thông…
Phó Cục trưởng phụ trách kỹ thuật Cục Chính sách Tổng hợp (Văn phòng
Bộ trưởng) Matsui Naohito khẳng định, “chìa khóa” để giải quyết các vấn đề tồn tại đầy thách thức trong quá trình phát triển đô thị như môi trường, tắc nghẽn giao thông, gia tăng dân số… bắt nguồn từ quy hoạch Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị: Kiểm soát mở rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia khu vực: Khu vực điều chỉnh đô thị, khu vực đô thị hóa, mở rộng khu vực đô thị hóa Trong đó, khu vực đô thị hóa là khu vực đã hình thành đô thị hoặc trong 10 năm được ưu tiên phát triển thành khu vực đô thị hóa theo quy hoạch, riêng khu vực điều chỉnh đô thị hóa tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc là khu vực hạn chế đô thị hóa, không đầu tư hạ tầng cơ sở các công trình công cộng ở khu vực này (Huyền Vũ, 2012).
Cơ chế đảm bảo nguồn vốn cho phát triển đô thị nói chung và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Nhật Bản nói riêng đó là sử dụng lợi nhuận từ phát triển cùng với dự án tái điều chỉnh đất, do giá đất tăng cũng tăng được nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng đô thị (thực hiện xây dựng đô thị đồng thời với thu hồi vốn cho dự án)… Tất cả tạo vốn cho phát triển đô thị, giúp hoàn thiện liên tục hạ tầng đô thị Ngoài ra, khi dân số tăng thì nhu cầu sử dụng bất động sản tăng, lượng ôtô tăng, lượng hành khách sử dụng đường sắt cũng tăng vì thế việc tăng thu đối với thuế bất động sản, thuế xăng (đối với ôtô), vé tàu… tạo ra nguồn vốn, giúp tăng vốn xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Ngoài ra, việc thu phí thoát nước cũng đem lại nguồn thu đáng kể, giúp đô thị xây dựng hệ thống thoát nước, đẩy mạnh cải thiện hạ tầng môi trường đô thị.
Bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định, đô thị Nhật Bản tiếp tục xây dựng đô thị mới, xây dựng trung tâm phát triển đô thị hài hòa với môi trường Cùng với việc tái phát triển đô thị, các đô thị Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng không gian ngầm trong lòng đất để kết nối hệ thống giao thông đô thị, tàu điện ngầm, các khu phố xung quanh, tạo hiệu suất sử dụng đô thị cao…
Tuy nhiên, khi dân số giảm trong tương lai, Nhật Bản sẽ xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường (compact city), giảm lượng CO2, nâng cao sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thông minh thu gọn các vùng ngoại ô, đạt được đô thị bền vững Việc thay đổi cấu tạo đô thị từ hình thức khuếch tán sang chuyên sâu cũng sẽ được tính đến như thành phố cũ trung tâm là đô thị chính, mật độ dân số ở ngoại ô thấp sẽ được chuyển sang thành phố bị phân tán, mật độ giảm, hình thành các trung tâm dọc theo tuyến giao thông công cộng chính, thúc đẩy thành phố thấp CO2 qua các giải pháp: cấu tạo giao thông đô thị, cây xanh, năng lượng… b Quản lý việc xây dựng và vận hành các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với thực tế của từng thành phố.
*) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Osaka
Hầu hết các khu vực ở thành phố Osaka, ngoại trừ cao nguyên Uemachi,nằm ở vùng trũng và dưới mực nước biển khi thủy triều dâng cao, vì vậy dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt Trong 90% khu vực thành phố, lượng nước mưa chảy tràn không được hút cạn và phải bơm ra ngoài Vì vậy lũ lụt thường xuyên xảy ra ở những khu vực này trong những trận mưa lớn Thành phố Osaka đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiểm soát lũ lụt, những biện pháp cơ bản như xây dựng các đường ống thoát nước và các trạm bơm lớn, các biện pháp tác động nhanh chẳng hạn như thiết lập các các hồ chứa nước mưa nhỏ ở khu vực công cộng và các máy bơm tại các cống thoát nước, ngoài ra còn có các biện pháp mềm mỏng khác nữa như dịch vụ thông tin sử dụng hệ thống radar để dự đoán mưa và quản lý đường ống thoát nước tập trung Những cách tiếp cận tích hợp trên bao gồm cả những biện pháp cứng và mềm đã đóng góp đáng kể nhằm giảm thiệt hại của lũ lụt Ngoài ra Osaka thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng và tạo ra năng lượng/tài nguyên bằng cách thu gom và sử sụng năng lượng một cách hiệu quả từ những tài nguyên được xem như là nước thải đã qua xử lý, bùn và nhiệt khí thải Nước thải đã qua xử lý được sử dụng cho các nguồn sông nhân tạo và các mục đích khác Thành phố cũng khuyến khích thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các hệ thống thoát nước trên các mái nhà.
Ngoài ra, thành phố Osaka có kế hoạch về Quản lý duy trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
■ Kế hoạch quản lý tài sản (quản lý tồn kho) Kế hoạch quản lý tài sản được quảng bá để quản lý và đánh giá một cách khách quan số lượng lớn các công trình thoát nước lâu năm, việc bảo trì và sửa chữa một cách có hệ thống và hiệu quả các công trình đó.
■ Hệ thống quản lý đường ống (mạng lưới) thoát nước: Thành phố Osaka tập trung quản lý thông tin về các đường ống thoát nước trong thành phố (mở rộng thêm: 4,900 km, số lượng hầm chứa: 180,000) đang sử dụng hệ thống quản lý đường ống thoát nước (như trong bản đồ) để quản lý và bảo trì hiệu quả đường ống, hỗ trợ phục hồi đường ống cũ và đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dân.
*) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thủ đô Tokyo
Hệ thống thoát nước lũ dưới lòng thủ đô Tokyo, Nhật Bản là cống ngầm lớn nhất thế giới, với những giếng đứng khổng lồ và hơn 70 máy bơm công suất lớn.
Hệ thống được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất ở tỉnh Saitama, thuộc vùng ngoại ô Tokyo của Nhật Bản (Quỳnh Trung, 2015).
Từ những thế kỹ trước, lưu vực tập trung nước của các con sông chảy vào vịnh Tokyo là đất nông nghiệp Nhưng dần dần kể từ giữa những năm 1950, vùng này đã trải qua đô thị hóa lớn - tăng gấp mười lần từ 5% năm 1955 lên trên 50% hiện nay.
Tất nhiên là bê tông thay thế đất, hệ thống thoát nước đã được xây dựng là không đủ để đối phó với khối lượng nước khổng lồ tập trung trong mùa mưa bão đó Kết quả là, sáu trận lũ lớn ảnh hưởng khu vực suốt những năm 1980 và 1990, hai trong số đó gây ra thiệt hại lớn cho hơn 30.000 hộ gia đình Sự khéo léo của Nhật Bản đã góp phần giải quyết được vấn đề, công trình mất 2 tỷ đô và nghiên cứu thiết kế xây dựng gần 17 năm.
Một loạt 5 bồn khổng lồ đã được đào vào lòng đất, các bồn được thiết kế để thu dòng chảy tràn từ những con sông gần đó Kích thước bồn lên đến 74m chiều cao và đường kính 32m Đó là đủ lớn để chứa một tàu con thoi hoặc tượng nữ thần
Tự do, với rất nhiều phòng để phụ tùng.
Khi mưa lớn và bão, nước lũ và nước mưa đổ xuống các bồn và vào một đường ống dẫn bê tông khổng lồ như một "dòng sông ngầm", dài 6.3km sâu 50m bên dưới lưu vực sông Cuối cùng là thu nước vào hạng mục được gọi là
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm cơ bản của Thành phố Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông và Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô
Hà Nội ở phía Tây Theo thống kê năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,71 km2 với tổng dân số 1.041.159 người.
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2014)
Bắc Ninh ở vị trí rất thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không Các tuyến đường huyết mạch: quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, quốc lộ 3, VĐ4 Hà Nội, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến mọi miền trong nước.
Bắc Ninh là một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống.
Bắc Ninh có tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Thủ đô Hà nội Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các vùng lân cận
Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng hiện có của Tỉnh (Cục thống kê Bắc Ninh, 2014)
Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, với dân số chỉ hơn một triệu người (đứng thứ 8 trong khu vực), nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng GDP cao, gần gấp đôi tốc độ trung bình của cả nước và đứng thứ 2 trong số các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ (thống kê năm 2007) Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh đứng thứ 16 trong số 63 tỉnh thành trên toàn quốc (thống kê năm 2008). Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn như Canon, Samsung, Nikon Seiki…đã đầu tư, mở cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh.
Nhìn chung, tỉnh Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, nhân văn; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội kèm theo sự cần thiết về phát triển không gian đô thị và nông thôn Chính vì vậy, các định hướng phát triển cũ trước đây không còn phù hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh nhằm tổ chức không gian kinh tế - xã hội và hệ thống hạ tầng dịch vụ, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được sau 15 năm tái lập Tỉnh; khớp nối các quy hoạch, dự án đầu tư trong Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các quy hoạch ngành trên địa bàn Tỉnh và các địa phương có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; giúp khai thác các thế mạnh, cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đóng góp giải pháp thực hiện các chủ trương của Chính phủ,
Bộ xây dựng, tỉnh Bắc Ninh và Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
Bắc Ninh có vị trí địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Cục thống kê Bắc Ninh, 2014).
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội a Tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2014 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc
Ninh là 82.271,1 km 2 Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc đại chất thuộc vùng trũng Sông Hồng Mặc dù diện tích đất Nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng Năng suất sản xuất lượng cây trồng tăng đáng kế Quan hệ sản xuất ở nông thốn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển Việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển
“đồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng Cơ cấu đất nông nghiệp đa dạng thể hiện tính chất đa dạng trong các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tuy nhiên trong thời gian tới tỉnh có chủ trương quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh nhằm tận dụng thế mạnh của vùng và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển Nghành tiểu thủ công nghiệp phát triển với nhiều làng nghề truyền thống có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như: Đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ
- Từ sơn), Đúc Đồng (Đại Bái – Gia Bình).
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Số lượng Số lượng Số lượng 2013/2012 2014/2013 BQ
I Diện tích tự nhiên Ha 82.271,1 100,00 82.271,1 100,00 82.271,1 100,00 100,00 100,00 100,00
5 Đất khu công nghiệp ha 11.481,1 13,96 11.676,1 14.19 12.003,1 14,59 101,70 102,80 102,25
II Một số chỉ tiêu BQ
- Diện tích tự nhiên BQ/người ha/người 0,076 - 0,074 - 0,073 - 97,98 97,87 97,93
- Diện tích đất NN BQ/ người ha/người 0,039 - 0,038 - 0,036 - 96,84 96,50 96,67
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2014) b Dân số lao động
Tình hình biến động dân số của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 thể hiện trong Bảng 3.2.
Dân số năm 2014 là 1.132.231 người tăng 46.445 người so với năm 2012. Dân số của tỉnh phần lớn là nông thôn đại đa số dân cư của tỉnh hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần dân số nông thôn Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh.
Những chỉ tiêu bình quân về dân số và lao động của huyện phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Số lao động bình quân/1 hộ hiện nay là 3 người/ hộ, điều này tạo ra nguồn cung lao động dồi dào nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn do đa số người lao động chưa được đào tạo Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách đào tạo cho lao động nông thôn, định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lớp trẻ.Tăng cường các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm tới mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ thuật cho những hộ sản xuất kinh doanh Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, chuyển lao động sang ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ, quá trình chuyển dịch theo hướng bền vững.
Bảng 3.2 Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 2013/2012 2014/2013 BQ
II Tổng số hộ Hộ 303.217 100,00 33.245 100,00 320.228 100,00 103,31 102,23 102,77
III Tổng số lao động người 618.978 100,00 633.205 100,00 647.932 100,00 102,30 102,33 102,31
IV Một số chỉ tiêu BQ
2 BQ Lao động/hộ người 2,04 - 2,02 - 2,02 - 99,02 100,09 99,56
3 Mật độ dân số người/km 2 1.320 - 1.347 - 1.376 - 102,06 102,17 102,12
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2014) c Kết quả sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 thể hiện trong bảng 3.3 dưới đây Thương mại dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động giao thương trao đổi các sản phẩm hàng hóa diễn ra khá sôi động Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại tạo điều kiện cho các sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng, các dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất trên địa bàn.
Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương, tăng cường phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014
(tính theo giá cố định 2010)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
CC 13/12 14/13 BQ lượng (%) lượng (%) Lượng (%)
Tổng giá trị SX (GO) 450.500,1 100,00 732.163,4 100,00 666.585,1 100,00 162,52 91,04 121,64
- Giá trị SX nông nghiệp 8.244,5 1,83 7.726,7 1,06 8.098,1 1,21 93,72 104,81 99,11 + Trồng trọt 3.927,6 47,64 3.694,6 47,82 4.001,1 0,60 94,07 108,30 100,93 + Chăn nuôi 4.316,9 52,36 4.032,1 52,18 4.097 0,61 93,40 101,61 97,42
- Giá trị SX công nghiệp 415.146 92,15 693.338 94,70 623.070 93,47 167,01 89,87 122,51
- Giá trị SX TM-DV 27.109,6 6,02 31.098,7 4,25 35.417,00 5,31 114,71 113,89 114,30
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2014)
3.1.2 Đặc điểm của đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Bắc Ninh
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh
(Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh, 2015). Địa chỉ: Số 57 Ngô Gia Tự, Phường Thị Cầu, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu thể hiện ở việc kết quả điều tra được thu thập từ những hộ dân và các cơ quan xí nghiệp thuộc 10 phường trên địa bàn thành
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh; các văn bản quy hoạch của thành phố liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải, các số liệu về kinh phí vận hành, kinh phí dành cho đầu tư hoạt động thoát nước và xử lý nước thải được thu thập từ cục thống kê Tỉnh-Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2002-2014.
Các số liệu liên quan đến đặc điểm công ty, tình hình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các báo cáo thu thập tại Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh.
3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp của đề tài bao gồm những dữ liệu thu thập từ các đối tượng liên quan đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải như các hộ dân các cơ quan xí nghiệp có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là công trình mang tính xã hội cao với sự tham gia của người dân từ khâu điều tra, khảo sát đến lập dự án, triển khai, thi công giám sát, quản lý, đóng góp và hưởng lợi Sự tham gia của người dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường vì vậy quá trình nghiên cứu không thể không xem xét vai trò của người dân.
Phỏng vấn trực tiếp qua phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.
- Đối tượng phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng chính:
Thứ nhất là phỏng vấn đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các phòng ban của công ty có liên quan đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đó là: xí nghiệp quản lý nước thải, phòng kỹ thuật, phòng kế toán Mỗi phòng phỏng vấn 1 cán bộ quản lý và 2 nhân viên Nội dung phỏng vấn về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Tổng cộng là 9 mẫu.
Thứ hai là phỏng vấn các hộ gia đình và các cơ quan xí nghiệp đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện nay Các hộ gia đình và các cơ quan xí nghiệp là những đối tượng trực tiếp chịu tác động từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Vì vậy cần điều tra những đối tượng này Cụ thể sẽ phỏng vấn 100 hộ gia đình và 50 cơ quan xí nghiệp Tổng cộng là 150 mẫu.
- Cách chọn đối tượng: Chọn ngẫu nhiên các mẫu từ các địa điểm cần phỏng vấn.
Lập phiếu điều tra phỏng vấn:
Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra gồm:
- Đối với đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sẽ phỏng vấn về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hệ thống thoát nước Chính sách văn bản quy định của nhà nước có phù hợp với thực tế của địa bàn thành phố hay không? Còn tồn tại những bất cập gì? Có khó khăn gì trong công tác thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước ? Đầu tư xây dựng và quản lý các công trình thoát nước và xử lý nước thải có những vướng mắc gì? Công tác vận hành các công trình thoát nước và xử lý nước thải có khó khăn gì không?
- Đối với những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sẽ phỏng vấn về chất lượng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Họ hài lòng hay không hài lòng? Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có đạt yêu cầu không? Có những ý kiến đóng góp gì?
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng số liệu thống kê và kết quả điều tra được thu thập từ: Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh, để mô tả, đánh giá quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, từ đó đưa ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Mục đích là phân tích, nhận xét, đánh giá nhiều chiều để tìm được ra bản chất của vấn đề.
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian.
Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra các đối tượng Sau đó số liệu được phân tổ so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tôi tiến hành phân tích thông tin từ những chuyên gia, những người tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, những người có liên quan về công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Chỉ tiêu về chiều dài hệ thống thoát nước, kích thước các cống của hệ thống thoát nước xem hệ thống thoát nước đã đảm bảo chưa;
- Mật độ của hệ thống thoát nước xem có hợp lý và đảm bảo chưa;
Mật độ của hệ thống thoát nước = Chiều dài của hệ thống thoát nước/số lượng cán bộ quản lý hệ thống thoát nước;
- Số lượng các điểm thoát nước úng trên địa bàn để đánh giá kết quả của việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước;
- Nhân lực quản lý hệ thống thoát nước có đảm bảo không;
- Khối lượng nạo vét qua các năm của công ty để đánh giá việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
- Kinh phí vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trình duyệt và được cấp qua các năm để đánh giá việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
- Khối lượng nước thải và chất lượng nước thải được xử lý qua các năm để đánh giá kết quả việc vận hành hệ thống xử lý nước thải;
- Thời gian thi công, khối lượng thi công một số công trình thoát nước và xử lý nước thải, số lượng các công trình thoát nước nước phải thi công lại để đánh giá năng lực của ban quản lý dự án các công trình.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh, tình bắc ninh
4.1.1 Quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh a Quy hoạch chung về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo đề án của
“Chương trình Phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030” Đề án đã được UBND Tỉnh Bắc Ninh Phê duyệt tại Quyết định 338/QĐ- UBND ngày 04/8/2014Với Mục tiêu phát triển đô thị là: Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 2020, hướng tới “Hiện đại, văn minh, hài hòa và bền vững”; Phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng tỉnh, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững; Phát triển đô thị gắn với phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ cảnh quan, môi trường; kết hợp giữa cải tạo, nâng cấp các đô thị cũ và xây dựng các đô thị mới phù hợp với đặc thù phát triển của từng vùng Quy hoạch chung về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của tỉnh Bắc Ninh được nêu cụ thể như sau:
* Hệ thống thoát nước mưa:
- Phân chia lưu vực thoát nước theo Quy hoạch vùng: Gồm 12 lưu vực, các trục tiêu chính là: Kênh Tào Khê, kênh Ngũ Huyện Khê, kênh Trịnh Xá, sông Ngụ, sông Đông Côi và sông Bùi.
- Nạo vét, cải tạo, nâng cấp các ao hồ, kênh mương trong đô thị tạo cảnh quan, môi trường sinh thái; xây dựng hệ thống hồ điều hòa cho từng lưu vực, khu vực.
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước thải.
- Nâng công suất nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh và nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn theo giai đoạn đến 2020 và giai đoạn 2020 - 2030 Xây dựng mới nhà máy nước thải số 2 Bắc Ninh và các nhà máy tại các đô thị: Lim, Nam Sơn, Phố Mới, Chờ (Trung Nghĩa), Gia Bình, Thứa, Hồ, Trung Kênh, Nhân Thắng, Cao Đức.
- Xây dựng, lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các đô thị. b Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải lưu vực sông cầu đến năm 2030
Theo quyết định số 228/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2013, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải toàn bộ diện tích lưu vực sông Cầu (khoảng 6.030km2) thuộc ranh giới hành chính của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương và một phần TP Hà Nội (huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh).
Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu; Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ; định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm
2020 tại Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu dân cư và các khu công nghiệp đảo đảm phát triển hệ thống thoát nước ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý theo từng lưu vực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội Sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; ưu tiên áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
Cụ thể hóa Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh
Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 Dự báo nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải; xác định các vùng tiêu thoát nước; phương án thoát nước, xử lý nước thải và nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải Làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thuộc phạm vi lưu vực sông Cầu.
Quy hoạch tiêu thoát nước vùng: Chỉ tiêu tính toán hệ số tiêu cho đô thị loại đặc biệt và các khu công nghiệp tập trung là 15 ÷ 20 l/s.ha Hệ số tiêu cho các đô thị (từ loại V đến loại I): 12 ÷15 l/s.ha Hệ số tiêu cho khu vực dân cư nông thôn: 8 ÷10 l/s.ha Lưu vực sông Cầu được chia thành 15 vùng tiêu bao gồm: 04 khu tiêu tự chảy miền núi bao gồm: Thượng Thác Huống, Thượng Núi Cốc, Thượng sông Thương và sông Lục Nam; 11 khu tiêu kết hợp tiêu tự chảy và tiêu động lực cho một số vùng có địa hình thấp hơn mực nước sông trong mùa lũ; Giải pháp tiêu thoát nước cho các khu vực là tích nước bằng hệ thống hồ điều hòa, hồ cảnh quan trong lưu vực, tăng cường chế độ tiêu tự chảy, giảm thiểu chi phí đầu tư, quản lý hệ thống công trình đầu mối tiêu động lực, cải thiện môi trường sinh thái và góp phần tạo dựng mỹ quan đô thị; Mặt phủ tự nhiên thấm nước được khống chế ngay từ ban đầu; hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện có sang mục đích sử dụng khác Giảm thiểu hiện tượng ngập úng trong quá trình đô thị hóa, dưới tác động của biến đổi khí hậu, diện tích tối thiểu của mặt nước F > 5% diện tích lưu vực cần tiêu.
Quy hoạch thoát nước mưa: Khu vực đô thị: Các đô thị được chia thành các lưu vực thoát nước bảo đảm thoát nước mưa nhanh và triệt để Xây dựng mới hồ điều hòa, trạm bơm tiêu; cải tạo trục tiêu chính Khu vực đô thị cũ: Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có để thoát nước mưa (kết hợp giải pháp xây dựng hệ thống cống bao, giếng tách để đưa nước thải về nhà máy xử lý) Khu vực đô thị mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng Nước mưa được thoát ra sông, kênh,rạch và không phải xử lý Khu vực nông thôn: Lựa chọn hệ thống thoát nước phù hợp với hệ thống tiêu thủy lợi và điều kiện của địa phương.
Bảng 4.1 Các công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mặt cho các đô thị thuộc phạm vi lưu vực sông Cầu
Số lượng Hồ điều hòa Trạm bơm tiêu đô thị
Stt lưu vực Diện tích
(đô thị) Số lượng Số lượng thoát
Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2013) Đối với sông, suối chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở Đối với khu dân cư nằm bên sườn đồi, núi phải thiết kế các mương đón hướng dòng chảy trên đỉnh đồi, núi xuống, không chảy tràn qua khu dân cư Các khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước riêng Nước mưa được thoát trực tiếp ra sông, kênh, rạch.
Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp và nông thôn: Các chỉ tiêu tính toán căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành Tiêu chuẩn thoát nước thải: > 80% tiêu chuẩn cấp nước Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn hiện hành.
Quy hoạch thoát nước thải đô thị, khu công nghiệp: Các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phù hợp định hướng thoát nước trong quy hoạch chung
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh
4.2.1 Yếu tố đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh là đơn vị được ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh giao cho quản lý vận hành hệ thống thoát nước Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của địa phương trong việc xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, công ty đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi trong công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước Mạng lưới thoát nước đã được sửa chữa mở rộng tại các tuyến phố, tình trạng ngập úng đã giảm thiểu hơn trước Tuy nhiên vẫn còn một số cống, nước thải chưa qua xử lý xả ra môi trường xung quanh, ao, hồ, kênh, mương… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh hoạt, ngoài ra một số tuyến ống đã cũ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước Trong nhiều trường hợp do trình độ năng lực của một số tổ chức trong hoạt động xây dựng bị hạn chế dẫn đến hệ quả chất lượng công trình thoát nước không đảm bảo, công trình sau khi hoàn thành không phát huy được hiệu quả thoát nước, xuất hiện hố tử thần trên đường, vỉa hè Những hạn chế xuất phát từ:
4.2.1.1 Năng lực của ban quản lý dự án các công trình thoát nước và xử lý nước thải còn yếu
Do đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, chuyên ngành không phải về xây dựng lựa chọn các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, thi công) năng lực yếu dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo Đối với Nhà thầu thi công: Để đạt được lợi nhuận cao đơn vị thi công móc ngoặc với các nhà thầu khác như thiết kế, giám sát để giảm cấp phối vật liệu, không tuân thủ biện pháp thi công, sử dụng cống không đúng chủng loại, thay vì sử dụng cống đúc sẵn có mối nối bằng joăng cao su lại sử dụng cống đúc thủ công trám gạch thẻ… gây tình trạng công trình sau vài năm đã xuống cấp, sụt lún nền đường, vỉa hè.
Ban quản lý dự án thuộc công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh là ban quản lý của nhiều dự án ODA liên quan đến cấp thoát nước của tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện, xây dựng và triển khai các dự án nên có nhiều thuận lợi khi thực hiện dự án.
Bảng 4.14 Nhân sự BQL dự án
STT Chức danh Số lượng (Người) Trình độ
1 Giám đốc BQL 01 Đại học
2 Phó Giám đốc BQL 01 Đại học
3 Kỹ sư XD, cấp thoát nước 03 Đại học
5 Trợ lý dự án 01 Đại học
Nguồn: BQL dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh (2015)
Chủ đầu tư sử dụng bộ máy sẵn có của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án riêng để quản lý việc thực hiện các công việc của dự án nên cũng có khá nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, nhân sự có sẵn có có khá nhiều kinh nghiệm trong thi công và giám sát công trình nên bản thân nội bộ chủ đầu tư không vướng mắc các thủ tục rườm rà, nhân sự tập hợp ngồi chung một địa điểm nên rất thuận tiện liên lạc trong công việc, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo.
Các thành viên trong ban quản lý dự án đều có trình độ đại học và một số năm kinh nghiệm công tác thuận lợi cho công việc quản lý dự án của ban.
Tuy nhiên còn một số bất cập trong công tác quản lý của ban quan lý dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh đó là: Đối với các dự án lớn và mới, chịu sự giám sát cũng như quản lý của nhiều cơ quan chức năng, các thủ tục còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng nên ảnh hưởng nhiều đến công tác thực hiện dự án Đặc biệt là cách giải quyết công việc còn chưa dứt khoát vì đây là dự án nước ngoài với các công văn và làm việc bằng tiếng Anh nên nhân sự ban quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn.
Ban quản lý dự án (Chủ đầu tư) chưa áp dụng phương pháp quản lý dự án cụ thể và hệ thống nên chưa thực sự có hiệu quả trong việc quản lý thực hiện dự án BQL dự án cũng chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ dự án, các thành viên trong BQL dự án chưa kịp thời báo cáo lên cấp trên tình hình tiến triển của dự án, tạo điều kiện để cấp trên quản lý một cách dễ dàng.
Các thành viên trong BQL dự án chưa làm tốt vai trò của mình, đó là không ngừng học hỏi, có lòng tin và năng lực trong khi thực hiện công việc Chưa xây dựng mối quan hệ trong nội bộ đội ngũ và mối quan hệ với các ban ngành khác, tạo môi trường tốt để đội ngũ phát triển.
Chưa xây dựng bầu không khí đoàn kết trong đội ngũ, đưa ra quy định về hành vi đội ngũ, hướng dẫn sửa chữa sai sót trong hành vi, hình thành văn hóa đội ngũ Và chưa thực sự quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của từng thành viên trong đội ngũ, lắng nghe, tiếp thu những quan điểm, ý kiến của người khác.
Những bất cập trên là một trong những lý do dẫn đến việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải còn nhiều yếu kém Nhiều dự án thi công bị chậm tiến độ Lấy ví dụ về gói thầu 1 của dự án xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh:
- Thứ nhất là tiến độ thi công công trình:
Bảng 4.15 Thực tế thi công tuyến cống hộp gói thầu 1
Thời gian thi công theo thực tế
Bắt đầu Kết thúc Số ngày chậm
Huyền QuangTuyến cống hộp đường
Trên bảng 4.15 là thời gian thi công theo thực tế của tuyến cống hộp gói thầu 1 của dự án xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các hạng mục công trình đều bị chậm so với kế hoạch Hạng mục đường Kinh Dương Vương bị chậm nhất đến 981 ngày Có hạng mục công trình thời gian thi công theo hợp đồng là bắt đầu tư năm 2007 và kết thúc vào năm 2009 nhưng hầu hết các hạng mục đều phải năm 2011 và 2012 mới hoàn thành Ngay từ đầu, Gói thầu 1 thời gian thi công thực tế tại công trường chậm trễ 2 tháng so với khởi công Theo dự kiến gói thầu 1 được hoàn thành vào cuối năm 2009 nhưng trên thực tế đến nay hết quý 3 năm 2012 mới hoàn thành được 93% giá trị thi công, dự kiến hết năm 2012 dự án mới hoàn thành Theo kế hoạch hiện tại cũng sẽ bị chậm 3 năm so với kế hoạch ban đầu Có nhiều nơi phải thi công lại lần 2 vì gặp phải sai sót Có nhiều nơi đã xảy ra tình trạng sụt lún ngay sau khi thi công gây ảnh hưởng đến giao thông và người dân xung quanh khu vực.
Bảng 4.16 Đánh giá của hộ dân về tiến độ thi công dự án
Chỉ tiêu đánh giá Số mẫu điều tra Tỷ lệ
(hộ và cơ quan) (%) Ý kiến của người dân và các cơ quan về 150 100 tiến độ thi công dự án
Nguồn: Kết quả điều tra (10/2015)
Theo kết quả điều tra thì có tới 56,7% người dân và các cơ quan được điều tra cho rằng tiến độ thi công dự án còn chậm, 37% ý kiến người dân cho rằng tiến độ thi công là bình thường và 28% là tốt Điều này cho thấy tiến độ thi công đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và ảnh hưởng đến công việc của các cơ quan.
- Thứ hai là khối lượng hoàn thành:
Tính đến thời điểm kết thúc việc xây dựng gói thầu 1 theo hợp đồng là năm
2009 thì vẫn còn 18 hạng mục chưa hoàn thành như sau:
Bảng 4.17 Khối lượng công trình chưa hoàn thành gói thầu 1
STT Hạng mục Tỷ lệ khối lượng hoàn thành so với KH (%)
1 Tuyến cống hộp đường Kinh Dương Vương 90
2 Tuyến cống hộp đường Lê Thái Tổ 98
3 Tuyến cống hộp đường Huyền Quang 81
4 Tuyến cống tròn BTCT đường Thiên Đức 96
5 Tuyến cống tròn BTCT đường Ngô Tất Tố 96
6 Tuyến cống tròn BTCT đường Nguyễn Trãi 98
7 Tuyến cống tròn BTCT đường Bắc Sơn 95
8 Tuyến cống tròn BTCT đường Lê Phụng Hiểu 90
9 Tuyến cống bao UPVC đến trạm bơm số 1 96
10 Tuyến cống bao UPVC đến trạm bơm số 3 94
11 Tuyến cống bao UPVC đến trạm bơm số 4 92
12 Tuyến cống áp lực từ PS2 24
13 Tuyến cống áp lực từ PS3 98
14 Tuyến cống áp lực từ PS4 19
15 Trạm bơm nước thải PS1 70
16 Trạm bơm nước thải PS2 90
17 Trạm bơm nước thải PS3 70
18 Trạm bơm nước thải PS4 80
Nguồn: BQL dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh (2009)
Với tổng số 41 hạng mục có 23 hạng mục đã hoàn thành 100% khối lượng công trình, tuy nhiên vẫn còn 18 hạng mục chưa hoàn thành, có hạng mục mới chỉ hoàn thành được 24% khối lượng công trình Một số hạng mục vẫn chưa triển khai thi công, cụ thể như bảng 4.18:
Bảng 4.18 Các hạng mục chưa được triển khai thi công gói thầu 1
TT Khu vực Chưa bàn giao/tổng số
1 Khu đất của Công ty cổ phần Kinh Bắc
2 Công viên hồ điều hòa Văn
Miếu (đã chuyển vị trí đến trước Bệnh viện tỉnh)
Cống hộp đường Kinh Dương Vương (73/618 m)Cống áp lực từ PS2 đến TXL (1540/2060 m)Trạm bơm tiêu nước phía Đông (1/1 cái)Cống hộp đường Huyền Quang khoảng 700 mTrạm bơm tiêu nước phía Tây (1/1 cái)
Chính vì những tồn tại trong công tác quản lý dự án như vậy nên việc kiện toàn và tăng cường năng lực cho ban quản lý các dự án đầu tư là việc rất quan trọng.
- Thứ ba là chất lượng công trình
Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh
4.3.1 Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án công trình thoát nước và xử lý nước thải của công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh
Như đã phân tích ở trên, hiện nay nhiều công trình do các chủ đầu tư xây dựng xong chất lượng không đảm bảo, công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh hiện quản lý nhiều dự án trong lĩnh vực thoát nước, đặc biệt các dự án ODA về xử lý nước thải tại các đô thị Để góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án, cũng như chất lượng công trình thoát nước do công ty quản lý thì cần thiết phải nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án để thực hiện đúng qui trình thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản Do đó cần phải có cơ chế tuyển dụng, đào tạo lại để cán bộ thực hiện dự án hiểu rõ chuyên môn nghiệp vụ,có khả năng vận hành dự án nhằm sớm đưa công trình vào hoạt động.
Giải pháp đưa ra nhằm mục tiêu:
Tiến hành đào tạo và xây dựng quy trình thực hiện về quản lý dự án kể từ bước chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư, đưa dự án vào vận hành.
Khi thực hiện được giải pháp, các cán bộ quản lý dự án có thể căn cứ vào qui trình để thực hiện, tránh tình trạng mò mẫm, thực hiện không đúng thủ tục dẫn đến chậm tiến độ Ngoài ra, giám đốc điều hành dự án căn cứ vào qui trình thực hiện, biết rõ tiến độ hoàn thành một công việc hay hạng mục để từ đó giúp quản lý công việc tốt hơn.
*) Đối với công tác đào tạo:
- Tổ chức đào tạo cho Ban giám đốc, Ban quản lý dự án và các trưởng phòng về kiến thức quản lý dự án; đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý dự án về chuyên môn kỹ thuật, kiến thức quản lý dự án, đấu thầu, định giá, giám sát công trình, hợp đồng;
- Đào tạo kiến thức ban giám đốc dự án, các trưởng phòng nhằm giúp ban giám đốc, các trưởng phòng có kiến thức để quản lý, nắm rõ trình tự thủ tục, lường trước được thời gian để thực hiện công việc nhằm quản lý nhân viên;
- Đào tạo về kỹ thuật, giám sát về công trình: Học viên sẽ được giới thiệu về kỹ thuật xây dựng trong lĩnh vực cấp thoát nước; giới thiệu các quy trình quy phạm các TCVN về thiết kế, thi công và nghiệm thu nhằm giúp học viên có đủ kiến thức để kiểm tra các nhà thầu từ khâu thiết kế, giám sát chất lượng, giám sát khối lượng chất lượng và tiến độ thi công công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ thực hiện toán dự án Đào tạo về quản lý dự án: Học viên sẽ được cung cấp các kiến thức về cách lập một dự án, cách tính toán và kiểm tra, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án…
- Đào tạo về định giá: Chủ yếu giới thiệu công tác định giá công tác xây dựng cơ bản; giới thiệu các định mức, đơn giá; suất đầu tư; cách đo bóc tiên lượng và cách tính các chi phí khác trong xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo cho học viên có đủ kiến thức để định giá các sản phẩm xây dựng tránh tình trạng tính thiếu các chi phí trong quá trình thực hiện dự án;
- Đào tạo về đấu thầu: Cung cấp các kiến thức về công tác đấu thầu, giới thiệu về luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn; trình tự lập thẩm định kế hoạch đấu thầu; hồ sơ mời thầu; phương pháp lập kế hoạch đấu thầu; phân chia các gói thầu; cách lập hồ sơ mời thầu; lập và đánh giá hồ sơ dự thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu cũng như hướng dẫn về công tác tổ chức đấu thầu Học viên sau khi được cung cấp các kiến thức về đấu thầu có thể tham gia vào tổ chuyên gia đấu thầu (nếu có đủ bằng cấp và kinh nghiệm theo quy định) để tổ chức quá trình đầu thầu;
- Đào tạo về hợp đồng, thanh quyết toán: Chủ yếu cung cấp các kiến thức về hợp đồng thương mại và hợp đồng xây dựng; trình tự của một hợp đồng; các nội dung của hợp đồng và kinh nghiệm trong việc lập hợp đồng.
Từ những kiến thức đã được đào tạo, hướng dẫn về trình tự thủ tục xây dựng cơ bản, dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành để xây dựng quy trình thực hiện trong phạm vi công việc của mình, bao gồm từ công tác chuẩn bị dự án đến kết thúc đầu tư, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn thực hiện thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán cho nhà thầu Công tác này bao gồm thiết kế các biểu mẫu đã quy định trong quá trình nghiệm thu và thanh quyết toán tránh hiện tượng mỗi nhà thầu thực hiện theo một kiểu khác nhau, không thống nhất.
Sau khi xây dựng quy trình; các biểu mẫu quy định về nghiệm thu và thanh quyết toán công trình cần gửi các Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh để lấy ý kiến, nhằm tránh tình trạng khi nhà thầu thực hiện theo biểu mẫu của Ban quản lý dự án lập ra lại không thống nhất quy định với các sở ban ngành, gây khó khăn trong việc giải ngân.
4.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh
4.3.2.1 Cơ sở giải pháp Để góp phần hoàn thiện trong công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại thành phố Bắc Ninh, phát huy hết khả năng làm việc của toàn hệ thống, đồng thời thống kê đầy đủ thông tin về hệ thống thoát nước,theo dõi và lập kế hoạch duy tu, bảo trì thay thế tuyến hết hạn sử dụng cần nhanh chóng tiếp nhận quản lý hệ thống các hồ điều hòa, tiếp cận và ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý mạng lưới thoát nước, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2008 và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công nhân làm công tác quản lý và vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Quản lý vận hành toàn bộ các công trình đầu mối từ miệng thu nước mưa, hố thăm các tuyến cống, cửa xả, cống ngăn triều đến các hồ điều hòa thoát nước của đô thị.
Kiểm soát tất cả các thông số trên mạng lưới thoát nước theo mô hình chuyên nghiệp, có dữ liệu đầy đủ nhằm tham mưu, đề xuất với chính quyền đô thị trong đầu tư phát triển, cải tạo nâng cấp các tuyến thoát nước phục vụ công tác thoát nước, chống ngập cho từng đô thị.
4.3.2.2 Nội dung giải pháp a Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý dữ liệu hệ thống thoát nước: