Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Tổng quan về chi thường xuyên Ngân sách xã
2.1.1.1 Các vấn đề chung về Ngân sách xã a Ngân sách nhà nước
Theo luật NSNN năm 2002 thì “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước". (Quốc Hội, 2002).
Theo luật NSNN năm 2015 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội, 2015).
Ngân sách nhà nước là một phạm trù mang tính chất lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ Nhà nuớc để thực hiện các chức năng của mình Điều này càng có nghĩa là sự ra đời của NSNN gắn liền với sự ra đời và quyết định sự tồn tại của một thể chế Nhà nước NSNN là một tổng thể những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với mọi hoạt động.
NSNN gồm ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) NSTƯ là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho trung ương hưởng và các khoản thu chi ngân sách của Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương NSĐP là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTƯ cho NSĐP và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2015).
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 của Quốc hội ngày 19/6/2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) ii) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện) iii) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và iv) đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, Ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) Cơ cấu tổ chức của hệ thống Ngân sách nhà nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:
Ngân sách nhà nước Ngân sách
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam
Nguồn: Luật NSNN năm 2015 b Ngân sách xã
Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước, Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát Ngân sách xã bao gồm các khoản thu ngân sách xã và chi ngân sách xã (Bộ Tài chính, 2003).
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.Thu ngân sách xã gồm: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển kinh tế xã hội thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã (Bộ Tài chính, 2003).
Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, hệ thống NSNN ngày càng được hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang được nâng cao hiệu quả Song song với quá trình này, NSX ngày càng chứng minh tầm quan trọng, tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý, điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng:
Một là, NSX là một loại quỹ tài chính của cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở Hoạt động của quỹ tiền tệ được thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX.
Hai là, các khoản thu, chi NSX luôn mang tính pháp lý (các chỉ tiêu thu, chi này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện).
Ba là, đằng sau quan hệ thu, chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu, chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế - xã hội.
Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới xã không có đơn vị dự toán trực thuộc) Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX.
Xã là một cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, gắn bó trực tiếp với người dân và nền kinh tế - xã hội NSX mang tính chất lưỡng tính, vừa là một cấp tự cân đối thu chi, lại vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu Hay nói cách khác, NSX vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán, là cấp không có đơn vị dự toán trực thuộc nào, nó vừa tạo nguồn thu đồng thời phải phân bổ nhiệm vụ chi.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm phân bổ chi thường xuyên ngân sách xã của một số địa phương ở Việt Nam
2.2.1.1 Kinh nghiệm tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là đơn vị làm tốt công tác phân bổ chi thường xuyên NSX Là địa phương thuần nông, các khoản thu ngân sách chủ yếu từ phí, lệ phí; thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân, các khoản đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… do HĐND xã quyết định Những năm qua, nhờ xây dựng dự toán ngân sách sát tình hình, chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện đã tạo điều kiện cho xã đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ phát triển KT-XH Hằng năm, các khoản thu từ tiền sử dụng đất (mỗi năm 0,2-0,3 ha) chiếm phần lớn trong tổng thu NSX được thực hiện đúng quy trình Các khoản thu phí và lệ phí, quỹ đất công ích, thu khác đều được tận dụng nguồn đáp ứng nhu cầu chi NSX. Trong chi NSX, ngoài các khoản ưu tiên chi thường xuyên thì việc chi đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi được quan tâm Để đạt được những kết quả trên huyện Lạng Giang đã thực hiện tốt một số nội dung liên quan đến phân bổ chi thường xuyên NSX, cụ thể sau:
- Tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và cập nhật kịp thời các văn bản quy định của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh về phân bổ chi thường xuyên NSX đối với bộ phận Ngân sách của đơn vị, cho nên tránh được tình trạng không cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách mới về con người, phụ cấp,….
- Thực hiện việc lập dự toán NSX từ cơ sở bám sát tình hình thực tế; các nguồn thu trên địa bàn được tận dụng triệt để, phân bổ kinh phí hợp lý; nhiệm vụ chi được tính đúng, đủ, kịp thời Hiện tổng thu ngân sách trên địa bàn Lạng Giang đạt khoảng 40 tỷ đồng/năm, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất. Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế bảo đảm công khai minh bạch, hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích.
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra báo cáo của phòng Tài chính- Kế hoạch huyện.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính xã, tăng cường trang bị phương tiện làm việc, thực hiện kế toán máy, thường xuyên cập nhật các văn bản chế độ kế toán mới Kế toán, thủ quỹ, chủ tịch UBND xã thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính nên có ý thức trách nhiệm cao.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tài chính xã với phòng Tài chính –
Kế hoạch huyện, cơ quan Thuế của huyện trong việc phân bổ chi thường xuyên
Ngân sách xã để các sự nghiệp chi tiêu dùng (chi thường xuyên) tại mỗi địa phương được đảm bảo đủ, đúng chế độ theo quy định, số thu được điều tiết về xã đủ bù số chi tiêu dùng (chi thường xuyên), giảm tình trạng hụt thu tại địa phương (Vũ Thị Thùy Linh, 2017)
2.2.1.2 Kinh nghiệm tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Qua nghiên cứu của Trần Phi Cường (2016) về quản lý chi ngân sách huyện Tam Đảo cho thấy: Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo từ khâu lập, phân bổ, chấp hành dự toán, kiểm soát thanh, quyết toán được thực hiện trên cơ sở Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phân cấp quản lý NSNN cho cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, quyết định của Sở Tài Chính về giao chỉ tiêu hướng dẫn dự toán thu, chi NSNN năm cho các huyện, thành phố, thị xã trong từng thời kỳ ổn định ngân sách.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi của UBND tỉnh, PhòngTài chính Kế hoạch huyện thực hiện tham mưu đề xuất cho UBND huyện quyết định phân bổ giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị trực thuộc UBND huyện quyết định giao chi NSNN cụ thể về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi:Chi đầu tư phát triển; Chi quốc phòng, an ninh, Chi quản lý hành chính, Chi Sự nghiệp văn hoá, thể dụng thể thao Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN, Căn cứ vào dự toán được UBND huyện giao; UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán, trình HĐND xã, thị trấn quyết định dự toán chi và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách theo đúng thời gian quy định của Luật Ngân sách, Thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên chi tiết đến loại, khoản của Mục lục NSNN đã ban hành đến các ban, ngành, bộ phận thuộc quản lý của xã, thị trấn; đồng thời gửi KBNN huyện nơi giao dịch (một bản), Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện (một bản) làm căn cứ theo dõi, kiểm tra và kiểm soát chi theo quy định, Mọi khoản chi NSNN đều thực hiện trong dự toán đã được UBND huyện giao, quá trình phân bổ và thực hiện ngân sách của các đơn vị dự toán được kiểm soát qua KBNN huyện Tam Đảo, UBND huyện Tam Đảo sẽ chịu sự kiểm tra của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính và sự giám sát của Thường vụ Huyện uỷ Tam Đảo về điều hành và tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN hàng năm, UBND huyện có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng và thực hiện dự toán chi NSNN của UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện quản lý. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính, Đảng, nhà nước, đoàn thể trên cơ sở đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo mức lương tối thiểu chung (hàng năm thay đổi theo khung mới nếu có), còn đối với định mức chi nghiệp vụ và hoạt động thường xuyên phân bổ theo tổng biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao Đối với định mức chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phân bổ theo tiêu chí dân số với các định mức ứng với vùng đồng bằng, đô thị, núi thấp, núi cao nhỏ hơn 18% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp,các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) tối đa 82%, chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu 18% (chưa kể nguồn thu học phí) Đối với định mức chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp đảm bảo xã hội, định mức chi cho quốc phòng an ninh, sự nghiệp y tế phân bổ theo tiêu chí dân số theo vùng đô thị, đồng bằng, núi thấp, núi cao Đối với định mức chi cho sự nghiệp kinh tế bằng 10% tổng chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Đối với định mức chi khác ngân sách phân bổ theo tỷ trọng 0,4% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Trong định mức phân bổ có tính đến các đơn vị có dân số thấp để đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao Phòng Tài chính - kế hoạch huyện theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại Luật ngân sách nhà nước thực hiện lập dự toán chi ngân sách cấp huyện, cấp xã để UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn và thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước đối với cấp xã là kiểm tra dự toán ngân sách xã khi đã được HĐND xã phê duyệt theo các quy định của nhà nước, nếu phát hiện dự toán ngân xã lập, phân bổ chưa đúng với quy định thì yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh
Công tác lập dự toán hiện nay đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo, trên cơ sở bám sát tình hình thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dân chủ, công khai, công bằng và đảm bảo chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Dự toán chi ngân sách được UBND huyện thảo luận công khai với các ngành các đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn trước khi trình hội đồng nhân dân huyện xem xét phê chuẩn Số tăng hay giảm chi so với năm trước, so với định mức được ngành chuyên môn thuyết minh, giải trình rõ ràng đối với những khoản chi mang tính đặc thù nằm ngoài định mức phân bổ đều có dự toán chi tiết của từng đơn vị, thuyết minh chi tiết cơ sở lập dự toán và kèm theo các tài liệu chứng minh.
Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn biểu hiện những bất cập và hạn chế:
- Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách huyện giao dự toán cho ngân sách xã theo tổng số kinh phí được hưởng trên cơ sở của định mức phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ chi, do vậy UBND xã trực tiếp lập dự toán, trình HĐND xã phê duyệt Trong quá trình lập và phân bổ chi ngân sách xã còn một số nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã đã i) Lập và phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao theo quy định của nhà nước như dự phòng, sự nghiệp giáo dục đào tạo ii) Một số xã khi phân bổ ngân sách chưa giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương iv) Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên dẫn đến mất cân đối về nguồn ngay từ khi lập dự toán gây khó khăn cho trong việc chấp hành chi ngân sách, nếu trong năm không có tăng thu sẽ dẫn đến nợ lương, các khoản như lương.
- Trong quá trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương huyện đã thực hiện phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi khác so với định mức của HĐND tỉnh quy định Cụ thể: đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề do biên chế sự nghiệp UBND tỉnh giao là đủ, không thiếu biên chế nhưng thực tế các trường trong huyện có trường thừa, trường thiếu UBND huyện trình HĐND huyện phân bổ theo tiêu chí: Đảm bảo đủ kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, trong khi chờ luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu, số trường có giáo viên thừa được cấp đủ lương và các khoản đóng góp, không cấp kinh phí chi chuyên môn nghiệp vụ đối với chi phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phân bổ theo số học sinh của từng trường có tính hệ số để đảm bảo cho các trường ít học sinh trong khi các nội dung công việc chuyên môn vẫn phải thực hiện như các trường nhiều học sinh để trường hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tổng số kinh phí còn lại sau khi đã phân bổ kinh phí chi lương và các khoản như lương.
- Phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý: Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự công bằng về nhịp độ phát triển giữa các huyện, xã, ngoài ra các định mức khác cũng được vận dụng như tỷ lệ học sinh/giáo viên, tỷ lệ chi lương và chi chuyên môn nghiệp vụ Có thể nói cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo yêu cầu chi tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là:
- Định mức phân bổ căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân là khá phổ biến, từ đó tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.
- Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địa phương có tăng lên hay giảm đi thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài chính đã được phân bổ.
Địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 8.260,88 ha (chiếm 9,76% diện tích toàn tỉnh), dân số năm 2011 là 169.543 người (mật độ 2.052 người/Km2, trên 71% dân số sinh sống thuộc khu vực nội thị), phân bố trên địa bàn 19 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 6 xã Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 21°08' - 21°14' vĩ độ Bắc và từ 106°01' - 106°08' kinh độ Đông.
Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, có hệ thống núi đồi tạo nên vị trí quốc phòng quan trọng, là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời.
Với những đặc điểm trên, thành phố Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, là tiềm lực to lớn, yếu tố quan trọng để Thành phố phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa bền vững và đậm đà bản sắc.
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Ninh có 8.260,88ha Trong đó: đất nông nghiệp 3.745,16 ha, đất phi nông nghiệp4.459,76 ha và đất chưa sử dụng 55,96 ha Về đặc tính đất đai được xác định qua việc phân tích thổ nhưỡng đất thể hiện trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm
2000, bao gồm có các loại đất chính sau:
- Đất loang lổ, diện tích 296,46 ha.
- Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74 ha.
- Đất xám feralit, diện tích 234,42 ha.
- Đất gley chua, diện tích 667,03ha.
- Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha.
- Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía Tây và sông Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy: cảng sông Đáp Cầu chuyên phục vụ bốc xếp vật tư, nguyên liệu cho nhà máy Kính cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn thì vùng Bắc Ninh có nguồn nước ngầm mạch nông, chiều dày tầng trung bình 10 - 12m và là tầng chứa nước có áp, lưu lượng nước khá phong phú (3,5 - 10,6l/s.m) Vùng phía Bắc có trữ lượng khá lớn, khả năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng khoảng 13.000 m3/ngày đêm Khu vực phía Đông Nam thành phố có trữ lượng nước dồi dào song chất lượng không đảm bảo.
Theo số liệu điều tra khảo sát, trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản Khoáng sản chủ yếu là các nguồn vật liệu xây dựng như cát, đất sét nhưng với trữ lượng thấp, ít có ý nghĩa trong khai thác thương mại.
Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Bắc Ninh Xét về lịch sử, Thành phố là một đô thị cổ có quá trình hình thành và phát triển từ lâu đời Theo các tài liệu lịch sử và khảo cổ, dưới thời Bắc thuộc và trong thời kỳ Lý - Trần, khu vực Xuân Ổ là điểm kinh tế sầm uất Thời kỳ nhà Lê, việc buôn bán thông thương chuyển lên vùng phố chợ ven sông Như Nguyệt (khu vực Thị Cầu, Đáp Cầu ngày nay) và chính thời kỳ đó, nhà Lê xây dựng lên trấn thành Kinh Bắc Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), trấn Kinh Bắc được gọi là Bắc Ninh; năm Minh Mệnh 12 (1831) được đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 4 phủ và 20 huyện.
Thành phố Bắc Ninh còn là trung tâm văn hóa của vùng Kinh Bắc xưa, nơi đây thuộc vùng đất "Địa linh nhân kiệt" có lịch sử lâu đời về truyền thống hiếu học, khoa bảng và được coi là cái nôi của nền văn hóa nước ta Trải qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên tai, mảnh đất nơi đây từng chứng kiến diễn ra nhiều chiến công oai hùng của lịch sử dân tộc, quê hương và còn để lại đến ngày nay biết bao dấu tích, di vật lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị Tiêu biểu như khu Văn Miếu, vừa là trung tâm thờ phụng các bậc hiền triết văn phong, vừa ghi khắc tên tuổi, khoa danh của hơn 600 vị đại khoa, hàng nghìn cử nhân, hương cống của xứ Kinh Bắc; khu Thành cổ (trung tâm quân sự, chính trị) có kiến trúc nghệ thuật quân sự thành lũy thời Nguyễn độc đáo và quý hiếm; khu phố cổ Vệ
An, Ninh Xá, Tiền An vẫn được giữ gìn theo chiều dài lịch sử của cư dân đô thị: phố xá, nhà cửa, công sở, cửa hàng, cửa hiệu được xây dựng và hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngày một sầm uất.
Khi nói đến Bắc Ninh người ta còn nhớ ngay đến một quần thể di tích lịch sử văn hóa được khách thập phương ngưỡng mộ như đền Bà Chúa Kho, đềnGiếng, tòa Giám Mục, đình Viêm Xá, chùa Hàm Long Đặc biệt, bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Thành phố còn là cái nôi của nền dân ca quan họ cổ vô cùng đặc sắc Đây là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển Cùng với các ngày lễ hội đình, đền, chùa ở các làng xã được tổ chức, diễn ra sau tết âm lịch, người dân thành phố đã biết kết hợp hài hòa giữa phần lễ với phần hội trên nền tảng bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của quê hương, dân tộc đã tạo nên một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần mà không phải nơi nào cũng có được.
Tất cả những điều đó đã tạo cho Thành phố một nguồn tài nguyên nhân lực giàu chất nhân văn vô cùng quý giá và trở thành tiền đề, điều kiện thuận lợi để tiếp tục kế thừa, phát huy nhằm thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố Bắc Ninh
Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Là một thành phố trẻ nhưng giàu truyền thống văn hoá, thành phố Bắc Ninh có điều kiện quy hoạch, xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN Những năm gần đây, thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao
Tính cho tới hết tháng 12 năm 2016, giá trị sản xuất (GTSX) thực tế toàn thành phố đạt 125.460,8 tỷ đồng Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn thành phố đạt mức khá; tính bình quân cho cả giai đoạn 2014-2016, tốc độ tăng GTSX trên địa bàn thành phố đạt 15,4%/năm Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 46 triệu đồng năm 2016.
Cơ cấu kinh tế: Thương mại - Dịch vụ chiếm 19,1 %; Công nghiệp - xây dựng 76,3%; Nông nghiệp 4,7% (năm 2016).
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn ước đạt 79.785,2 tỷ đồng (so sánh với năm 2010) bằng 109,6% so với năm 2015.
Giá trị sản xuất Nông - Lâm thủy sản ước đạt: 5.098,2 tỷ đồng, bằng109,3% so với năm 2015.
Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2015-2017
STT Chỉ tiêu Số lƣợng Số lƣợng Số
1 GDP (giá so sánh năm 1994) 83.114 100 100.097 100 109.106 100 120,4 109 114,7
- Nông lâm nghiêp thuỷ sản 4.663 5,6 5.098 5,1 5.098 4,7 109,3 100 104,7
- Nông lâm nghiêp thuỷ sản 10.455 3,4 10.996 9,2 6.301 5 105,2 57,3 81,3
3 GDP Bình quân đầu người 0,0036 0,0039 0,0046 108,3 117,9 113,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017
3.1.2.2 Về văn hóa xã hội
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Nguồn số liệu thứ cấp
Những dữ liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Ninh Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
3.2.1.2 Nguồn số liệu sơ cấp
Xây dựng mẫu phiếu điều tra để tìm hiểu thực tế, thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn để tiến hành điều tra 50 cán bộ Phòng tài chính thành phố, ban Tài chính xã, đại diện HĐND -UBND xã, phường và HĐND - UBND TP và cán bộ trực tiếp liên quan đến công tác phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn.
Bảng 3.3 Số lƣợng đối tƣợng điều tra Đơn vị đến khảo sát Số lượng (người)
HĐND thành phố Bắc Ninh 5
UBND thành phố Bắc Ninh 5
Phòng Tài chính - Kế hoạch 6
Kho bạc nhà nước thành phố 4
HĐND, UBND phường Võ Cường 4
HĐND, UBND phường Ninh Xá 4
HĐND, UBND xã Hòa Long 4
HĐND, UBND phường Phong Khê 4
HĐND, UBND phường Tiền An 4
HĐND, UBND phường Khúc Xuyên 4
HĐND, UBND xã Nam Sơn 4
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Thực hiện kết hợp xử lý số liệu bằng máy tính tay và xử lý trên phần mềm Excel sau đó tiến hành phân tích tài liệu qua các phương pháp chủ yếu như:
- Phương pháp thang đo (từ 3 đến 5 cấp độ): với việc điều tra sự phù hợp của các tiêu chí phân bổ, tác giả làm 4 cấp độ: chưa phù hợp; bình thường; phù hợp và rất phù hợp Đo lường mức độ đạt yêu cầu của hệ thống phân bổ NSX với 4 mức độ: tốt; đạt yêu cầu; chưa đạt yêu cầu; không chấp nhận Phân bổ chi so với nhu cầu thực tế, tác giả làm 3 cấp độ: chưa đáp ứng; đáp ứng và bình thường.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội, hệ thống phân bổ chi thường xuyên NSX, trình độ và năng lực phân bổ chi thường xuyên của cán bộ thành phố, cán bộ quản lý tại các phường để phân tích mức độ và biến động các chỉ tiêu phân bổ chi thường xuyênNSX Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý chi NSX của huyện, cán bộ quản lý của xã; đánh giá kết quả thực tế công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho cấp xã.
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Dự toán thành phố phân bổ, dự toán xã xây dựng theo từng xã phường: số lượng; tỷ trọng; mức tăng trưởng
- Dự toán chi thường xuyên NSX theo các nội dung chi qua các năm: số lượng; tỷ trọng; mức tăng trưởng
- Thực hiện chi thường xuyên NSNN theo nội dung chi: số lượng; tỷ trọng; mức tăng trưởng.
- So sánh giữa thực hiện và dự toán chi theo nội dung chi
- Định mức chi thường xuyên NS xã
- Phân bổ chi thường xuyên NSNN: Số lượng và tỷ trọng các nội dung chi cho sự nghiệp quản lý hành chính; sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề; Sự nghiệp VHTT; TDTT; PTTH; an ninh quốc phòng; Kinh tế; đảm bảo xã hội; môi trường ( giá trị; tỷ trọng).
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng công tác thực hiện dự toán nsx trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Chi ngân sách thành phố Bắc Ninh những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường Tuy nhiên chi ngân sách từ năm 2015-2017 để phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển du lịch và cải thiện đời sống người dân huyện nên năm nào cũng vượt so với dự toán được duyệt.
Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục, trong những năm qua tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách của các xã trên địa bàn thành phố Bắc Ninh chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Trong 3 năm qua, hoạt động chi thường xuyên NSX trên địa bàn TP Bắc Ninh cũng có nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết (Xem bảng 4.4) Trong đó thì tổng chi thường xuyên Ngân sách xã cả 3 năm (2015-2017) đều vượt dự toán giao, cụ thể năm 2015 đạt 144%, năm 2016 đạt 163% và năm 2017 đạt 127%. Tổng chi thường xuyên NSX có nhiều biến động giữa các năm và tăng dần qua các năm cụ thể như sau:
- Năm 2016 số chi thường xuyên thực hiện cao hơn so với dự toán và cao hơn so với năm 2015, năm 2017 số chi thực hiện cao hơn so với dự toán và cao hơn so với năm 2016 nguyên nhân là do các khoản thu phân chia ngân sách xã hưởng 100% vượt dự toán giao và trong năm có các khoản bổ sung mục tiêu từ cấp trên xuống cấp dưới.
Bảng 4.1 Tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại thành phố Bắc Ninh
Nội dung Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015
TT DT TH TH/DT DT TH TH/DT DT TH TH/DT
(tr.đ) (tr.đ) (%) (tr.đ) (tr.đ) (%) (tr.đ) (tr.đ) (%)
1 Chi sự nghiệp giáo dục 950 1.843 194 512 274 54 494 139 28
6 Chi đảm bảo xã hội 4.620 6.487 140 4.332 3.888 90 4.320 4.110 95
8 Chi sự nghiệp kinh tế 5.231 7.432 142 1.395 7.661 549 1.395 6.371 457
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch TP (2015-2017)
Thực trạng phân bổ chi thường xuyên nsx trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
4.2.1 Quy trình phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn
Quy trình phân bổ chi thường xuyên cũng phải tuân thủ các bước, các khâu trong quy trình quản lý và phân bổ ngân sách nói chung.
Trước hết, Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).
Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình.
Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu.
Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng tài chính huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.
Phòng Tài chính- KH thành phố
Ban Tài chín h xã, phư ờng
Phòng QLNSX sở Tài chính
Chi đầu tư phát triển
Hình 4.1 Quy trình phân bổ NSX trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Bắc Ninh
4.2.2 Thực trạng về quy trình phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn
4.2.2.1 Thời gian lập và phân bổ dự toán
Việc lập dự toán đúng hạn của 19 xã, phường sẽ tạo điều kiện cho phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tổng hợp kịp thời dự toán chi NSX báo cáo HĐND, UBND và Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh theo quy định của pháp luật Dự toán là một căn cứ quan trọng để thẩm tra, xem xét và quyết định mức phân bổ NSNN cho từng đơn vị xã, phường.
Tổng hợp kết quả theo dõi việc nộp báo cáo của 19 đơn vị xã, phường (tính theo số trung bình qua ba năm từ 2015 - 2017) phân theo thời hạn ở bảng 4.1.
Bảng 4.2 Mức độ kỳ hạn nộp báo cáo dự toán của các đơn vị ĐVT: %
TT Đơn vi Đúng hạn Nộp chậm Không nộp
2 Phân bổ và giao dự toán 77.8 22.2 0.0
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch TP
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy việc tổng hợp kịp thời dự toán NSX 19 xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đòi hỏi cần sự nỗ lực lớn trong công tác triển khai việc lập dự toán của Thường trực HĐND, UBND và Phòng Tài chính -
Kế hoạch thành phố Bắc Ninh Cũng theo bảng trên, có 43.5% trong tổng số 19 đơn vị xã, phường nộp báo cáo dự toán đúng hạn, 48.3% xã, phường nộp quá hạn và 8.2% xã, phường không nộp báo cáo.
Việc quy định thời hạn mà HĐND, UBND, đơn vị sử dụng NS các cấp quyết định phân bổ NS cấp mình cho đến đơn vị trực tiếp sử dụng NS hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm là khó có thể thực hiện được chủ yếu do hạn chế về mặt thời gian - qua thực tế cho thấy thường thì các đơn vị sử dụng NS hoàn thành trong tháng 1 Qua bảng 4.1 cũng cho thấy có 43.5% trong tổng số 19 đơn vị xã, phường nộp báo cáo dự toán đúng hạn, 48.3% xã, phường nộp quá hạn và 8.2% xã, phường không nộp báo cáo Sự chậm trễ trong việc nộp báo cáo dự toán hay là không nộp báo cáo dự toán của xã, phường khiến cho việc tổng hợp dự toán trên phòng Tài chính chậm trễ, không có số liệu thực tế tại đơn vị dẫn đến việc giao dự toán không được sát so với thực tế tại đơn vị, chỉ dựa trên những quy định, văn bản có thể thiếu hụt hoặc lãng phí ngân sách của nhà nước Hơn nữa, do dự toán thu chi NS cấp trên giao thường có những thay đổi so với kết quả thảo luận dự toán từ trước mà những thay đổi đó phần lớn không được công bố trong thời gian mà phương án phân bổ NSX chưa được cấp có thẩm quyền quyết định nên các đơn vị cấp dưới thiếu thông tin làm căn cứ lập dự toán và tất nhiên càng làm cho việc tuân thủ quy trình lập và phân bổ dự toán theo thời gian quy định rất khó có thể thực hiện được.
4.2.2.2 Ban hành các văn bản hướng dẫn dự toán Để lập dự toán theo quy trình của Luật NSNN, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch KTXH và dự toán NSNN hàng năm; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn chi tiết định hướng cho công tác lập kế hoạch, vào giữa tháng 6 hàng năm (cấp huyện trước ngày 20 tháng 6 năm trước), UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu các Sở, UBND các huyện lập dự toán thu chi NSNN cùng với việc lập kế hoạch KTXH UBND tỉnh ủy quyền Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế nhà nước tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ số kiểm tra thu chi NSNN tỉnh của Bộ Tài chính thông báo cho địa phương và dự kiến sơ bộ dự toán thu, chi năm dự toán để xác định số kiểm tra thu, chi NSNN của các ngành, các cấp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện thông báo số kiểm tra về vốn ĐTPT nên các chủ đầu tư còn lúng túng và thiếu định hướng lập dự toán vốn đầu tư. Các cơ quan tài chính nói chung và Sở Tài chính nói riêng vẫn chưa thực sự coi trọng việc thông báo kịp thời và tương đối chính xác số kiểm tra dự toán Thực tế khảo sát cho thấy UBND các thành phố, ít quan tâm đến việc ban hành văn bản hướng dẫn công tác lập dự toán cho các đơn vị xã, phường cũng như không tổ chức thông báo số kiểm tra làm căn cứ lập dự toán NS cho các đơn vị xã, phường do chưa nhận thức hết ý nghĩa của số kiểm tra dự toán đối với công tác quản lý
NS Kết quả thống kê ở bảng 4.2.
Bảng 4.3 Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập dự toán ngân sách xã Đvt: Đơn vị
TT Đơn vị Tổng Có Không
1 Các đơn vị thông báo số kiểm tra 19 5 14
2 Mức độ phù hợp của số kiểm tra UBND 19 4 15 thành phố thông báo
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố
Số kiểm tra dự toán được xem là phù hợp khi số dự toán được cơ thẩm quyền giao chính thức tăng giảm không quá 5 % so với số kiểm tra và ngược lại.
Khảo sát tình hình cho thấy ở những xã, phường có số dự toán với mức chi lớn và phải thực hiện chi nhiều chế độ liên quan đến con người, có nhiều hoạt động đặc thù thì số kiểm tra thường ít chính xác do phòng Tài chính chưa lường hết được các nhu cầu chi theo kế hoạch và do các chế độ chính sách mới phát sinh chưa kịp tổng hợp để thông báo Số kiểm tra đối với cấp xã thường có sự thay đổi lớn so với số giao dự toán chính thức do dự toán chi phụ thuộc nhiều vào khả năng tăng, giảm dự toán thu NSNN giao cho NSX hưởng theo phân cấp, với nhu cầu tăng nhanh và chi tiền lương, phụ cấp, các chính sách xã hội cho cán bộ và người có công, các đối tượng xã hội…
4.2.2.3 Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên và chất lượng báo cáo dự toán
Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên NSX
Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND huyện, UBND xã, phường lập dự toán NS năm sau trình HĐND xã quyết định Để lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã cần căn cứ vào:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã, phường.
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi NSX và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định.
- Căn cứ theo Nghị quyết số 24/2016/NQ - NĐND 18 ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định NS 2017 - 2020.
Các cơ quan xã, phường lập dự toán chi theo định mức do HĐND, UBND huyện tự xây dựng trên cơ sở khả năng cân đối NS và các chế độ, chính sách chi tiêu hiện hành; nhu cầu chi hợp pháp, hợp lý theo dự toán để mua TSCĐ có giá trị lớn, kinh phí sửa chữa TSCĐ mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được; kinh phí trang cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí tinh giản biên chế; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí nghiên cứu khoa học,…
Giải pháp hoàn thiện phân bổ chi thường xuyên nsx trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
4.3.1 Quan điểm và định hướng phân bổ chi thường xuyên NSX của thành phố Bắc Ninh
4.3.1.1 Định hướng phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Xây dựng, phát triển thành phố Bắc Ninh nhằm phát huy hiệu quả chức năng đô thị trung tâm của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh đưa thành phố Bắc Ninh phát triển nhanh, bền vững, gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội và là động lực để đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm hai mươi của thế kỷ XXI.
Xây dựng thành phố Bắc Ninh theo hướng: Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đô thị Bắc Ninh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, văn hiến, giàu bản sắc văn hóa, hướng tới kinh tế tri thức và đô thị thông minh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, là một trong những địa phương đi đầu về sự thịnh vượng và chất lượng cuộc sống của người dân xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ của tỉnh; là thành phố vệ tinh về kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế tri thức của vùng Thủ đô Hà Nội.
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, phải bám sát quan điểm thành phố là đô thị hạt nhân của đô thị lõi Bắc Ninh, là quận trung tâm khi tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo liên kết với các đô thị khác trong tỉnh và vùng Thủ đô, đi đầu trong xu thế phát triển chung. Định hướng phát triển
- Về phát triển kinh tế: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, phấn đấu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện tăng trưởng nhanh dịch vụ - thương mại.
- Về phát triển văn hoá - xã hội:
Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy hiệu quả các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường công tác quản lý lễ hội, quy hoạch khu Thủy tổ Quan họ kết hợp với bảo tồn, quảng bá phát huy sức lan tỏa của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn; phối hợp xây dựng khu đô thị đại học trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố. Đẩy mạnh và khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh và đời sống Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, thực hiện giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cho nhân dân; Đảm bảo tốt an sinh xã hội, chú trọng chăm lo đến các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, lang thang, cơ nhỡ bảo đảm công bằng xã hội.
- Về quốc phòng an ninh:
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh Thực hiện tốt công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của cấp uỷ, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh với các loại tội phạm, phòng chống và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
- Công tác xây dựng chính quyền:
Xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền, thí điểm triển khai xây dựng mô hình chính quyền đô thị; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm ổn định an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển; tăng cường chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp; kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tham nhũng với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, thường xuyên cập nhật kiến thức, có tinh thần trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xiết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu.
- Về xây dựng hệ thống chính trị:
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, nhất là ở cấp cơ sở; thực hiện tốt nguyên tắc sinh hoạt Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện có chất lượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, làm nền tảng xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo xây dựng MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa cấp ủy với nhân dân; tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội Kịp thời nắm bắt diễn biến về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân, chủ động xử lý tình huống phức tạp nảy sinh ngay từ cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
4.3.1.2 Định hướng về phân chi thường xuyên NSX của thành phố Bắc Ninh
- Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi thường xuyên NSX tuân thủ các nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch và công khai.
- Xây dựng đổi mới chính sách phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSX trên cơ sở kết quả đầu ra.
- Tập trung nguồn vốn NSX, đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện đầu tư có hiệu quả.
- Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán phải phân định rõ thẩm quyền, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính.
- Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSX phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao vai trò của HĐND các cấp và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách.
4.3.2 Giải pháp hoàn thiện phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn
4.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống định mức, các tiêu chí lập, phân bổ dự toán NSX và các chế độ, chính sách
Cơ sở đề ra giải pháp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều chuyển đổi nhanh chóng, lạm phát ở mức độ cao, cần rà soát, hoàn thiện các ĐMPBNS hàng năm trên cơ sở khoa học, bao quát hết các lĩnh vực chi, ngoài ra phải tính toán đến nguồn lực của tỉnh Các định mức phân bổ ngân sách phải phản ánh được mục tiêu, chính sách phát triển KT-XH của tỉnh ở mỗi vùng, mỗi lĩnh vực ngân sách, đảm bảo công bằng giữa các vùng và tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong các vùng khác nhau Do đó, hệ thống định mức phân bổ ngân sách của tỉnh cần có những chỉnh sửa, hoàn chỉnh về quan điểm, căn cứ, phương pháp tính toán, lựa chọn tiêu chí,… Tuy nhiên, không thể có một công thức chung để giải quyết đồng thời các bất cập trên mà phải từng bước giải quyết để phù hợp với thực tế địa phương và sự phát triển KT-XH chung của cả nước.
Thực tế tại thành phố Bắc Ninh cho thấy: mức chi cho từng đơn vị hàng năm chưa hợp lý, chưa chặt chẽ; Chưa xây dựng định mức chi cho một số sự nghiệp của xã mà có thể tính định mức như một số hoạt động y tế, mỗi khoảng chênh lệch hoạt động của Đài Phát thanh truyền hình
Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Trong lĩnh vực quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể đối tượng thụ hưởng dịch vụ chủ yếu là người dân, do vậy PBNS trong thời gian tới tỉnh cần nghiên cứu xây dựng ĐMPB dựa trên tiêu chí dân số kết hợp với hệ số vùng Hiện nay PBNS lĩnh vực QLHC của NSTW cho ngân sách tỉnh được dựa trên tiêu chí dân số và phân theo vùng, do vậy tỉnh cần tham khảo các định mức phân bổ của TW và thực tế khả năng nguồn lực và nhu cầu chi QLHC của tỉnh để xây dựng ĐMPB cho phù hợp. Đối với sự nghiệp giáo dục, tiêu chí PBNS cho các huyện vẫn là dân số trong độ tuổi đến trường kết hợp với hệ số vùng, tuy nhiên do đặc thù của các trường học tỉnh cần kết hợp với các chỉ tiêu như: số học sinh trên một lớp, cơ cấu bậc học để PBNS cho các trường học ở vùng này cho phù hợp. Đối với sự nghiệp kinh tế, PBNS dựa trên phần trăm (%) tổng chi thường xuyên là chưa hợp lý do vậy cần nghiên cứu thay đổi tiêu chí và ĐMPBNS đối với các huyện và xã dựa trên tiêu chí dân số kết hợp với hệ số vùng, ngoài ra cần xây dựng các tiêu chí bổ sung để phân bổ hợp lý cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đối với lĩnh vực Y tế: PBNS dựa theo tiêu chí gường bệnh đối với công tác chữa bệnh và tiêu chí biên chế đối với công tác phòng bệnh là chưa hợp lý, chưa đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ công của người dân Do vậy, tỉnh cần xem xét PBNS cho các huyện dựa trên số dân kết hợp với hệ số vùng sau đó phân cấp cho các huyện phân bổ phần ngân sách này cho công tác phòng, chữa bệnh tùy theo tình hình thực tế ở địa phương Hệ số vùng trong PBNS cho các huyện cần phải được tính toán và xây dựng và khảo sát thực tế trước khi đưa ra, đảm bảo hợp lý, công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế công đối với tất cả người dân.
4.3.2.2 Tiếp cận dần phương thức phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung và dài hạn đối với chi đầu tư phát triển
Cơ sở đề ra giải pháp