1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

119 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Sản Xuất Tiểu Thủ Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Nguyễn Thị Dịu
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Thị Thuận
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,1 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp (17)
    • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (17)
    • 2.1.2. Phân loại các ngành tiểu thủ công nghiệp (18)
    • 2.1.4. Đặc trưng của sản xuất tiểu thủ công nghiệp (21)
    • 2.1.5. Nội dung phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp (21)
    • 2.1.6. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp (24)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (28)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương (28)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong nghiên cứu phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (34)
      • 2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan (34)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (36)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (36)
      • 3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (36)
      • 3.1.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (38)
      • 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội (42)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (49)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (49)
      • 3.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu và phân tích thông tin (51)
      • 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (52)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (54)
    • 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang (54)
      • 4.1.1. Khái quát sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn TP Bắc Giang (54)
      • 4.1.2. Thực trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các xã, phường đại diện (61)
      • 4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang (88)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang (92)
      • 4.2.1. Các yếu tố khách quan (92)
      • 4.2.2. Các yếu tố chủ quan (95)
    • 4.3. Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (98)
      • 4.3.1. Căn cứ đề xuất (98)
      • 4.3.2. Định hướng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang 81 4.3.3. Những giải pháp chủ yếu (101)
      • 4.3.4. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất TTCN (106)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (108)
    • 5.1. Kết luận (108)
    • 5.2. Kiến nghị (110)
  • Tài liệu tham khảo (113)
  • Phụ lục (117)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một lĩnh vực sản xuất có liên quan với sản xuất công nghiệp, vừa được coi là lĩnh vực độc lập nhưng vừa được phụ thuộc vào công nghiệp, bởi vì xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất thì TTCN chính là hình thức phát triển sơ khai của công nghiệp (Hồ Thắng, 2016).

Nói cách khác, TTCN bao gồm các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, được tiến hành bằng các kỹ thuật thủ công kết hợp với máy móc, cơ khí chuyên sản xuất các mặt hàng phi nông nghiệp truyền thống, được tiến hành ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn và đô thị (Hồ Thắng, 2016).

Thủ công nghiệp: Về kỹ thuật sản xuất, thủ công nghiệp là hình thái phát triển của công cụ lao động từ thô sơ bằng tay đến nửa cơ khí kết hợp với máy móc hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hóa Về quan hệ sản xuất, đây là sự phát triển từ quan hệ thợ bạn, phương hội tới quan hệ chủ xưởng và nhân công làm thuê (Hồ Thắng, 2016; Trần Minh Yến, 2003).

Tiểu công nghiệp: cụm từ này thường dùng để chỉ những đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô nhỏ Tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp khó tách biệt với nhau nhưng tiểu công nghiệp là hình thức phát triển cao hơn của thủ công nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp hiện nay (Hồ Thắng, 2016; Trần Minh Yến, 2003).

Ngành TTCN: là những ngành sản xuất sản phẩm bằng tay hoặc bằng công cụ thô sơ hoặc cải tiến, có từ lâu đời gắn với các làng nghề hoặc hộ làm nghề, tạo ra các mặt hàng tiêu dùng truyền thống và có kỹ xảo phục vụ cho tiêu dùng trong nước hoặc cho xuất khẩu (Hồ Thắng, 2016; Trần Minh Yến, 2003).

Ngành TTCN ở Việt Nam thường được phát triển trong các thôn, làng xã và được gọi là các làng nghề TTCN.

2.1.1.2 Khái niệm phát triển, phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế

2.1.1.3 Khái niệm sản xuất và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất TTCN:là sản xuất trên cơ sở đơn giản về kỹ thuật sản xuất và đôi khi nó mang tính truyền thống trong một khoảng thời gian tương đối dài Với hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể và hộ gia đình, cao hơn là hình thức tổ chức Hợp tác xã Đây là hình thức sản xuất quy mô nhỏ, một người có thể kiêm nhiều vị trí, vừa làm quản lý, vừa trực tiếp tham gia sản xuất (Nguyễn Quang Dũng, 2012).

Phát triển sản xuất TTCN: là sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất, các loại hình tổ chức quản lý sản xuất TTCN, sự tăng trưởng về quy mô giá trị sản xuất,doanh số tiêu thụ, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự cải thiện năng lực,trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như năng suất lao động trong các ngành nghề TTCN Từ đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trần Văn Hòa, 2015).

Phân loại các ngành tiểu thủ công nghiệp

Theo Hồ Thắng (2016) ngành tiểu thủ công nghiệp phân loại như sau: Theo tính chất kinh tế: Dựa vào giá trị sử dụng các sản phẩm có thể phân loại ngành TTCN theo nhóm như ngành nghề thủ công mỹ nghệ và ngành nghề chế biến.Theo tính chất kỹ thuật sản xuất gồm có 2 loại là ngành nghề kỹ thuật đơn giản (đan, lát, chế biến LTTP ) và ngành nghề kỹ thuật phức tạp (kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm ).Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề gồm có ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh gồm có làng nghề TTCN, làng nghề cơ khí chế tác, làng nghề dịch vụ

Theo quy mô ngành nghề: quy mô lớn, quy mô nhỏ (Trần Minh Yến, 2003).

Theo loại hình kinh doanh của ngành nghề: Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Hợp tác xã; Doanh nghiệp (Lê Xuân Tâm, 2014).

Như vậy, mỗi cách phân loại trên có ý nghĩa và được sử dụng vào các mục đích khác nhau Trong nghiên cứu này tác giả dựa vào giá trị sử dụng của sản phẩm và đặc điểm truyền thống của làng nghề chia thành các nhóm tiểu ngànhTTCN đó là ngành nghề chế biến nông sản, ngành nghề sản xuất đồ gỗ, ngành nghề gốm sứ, ngành nghề sản xuất mây tre đan, ngành nghề cơ kim khí, đúc, rèn,ngành nghề chế biến dược liệu và ngành nghề khác.

2.1.3 Vai trò của sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Trong quá trình CNH nông thôn và nhất là trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay, sản xuất TTCN có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội.

2.1.3.1 Đối với kinh tế a Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý

Cùng với công nghiệp, phát triển sản xuất TTCN sẽ kéo theo phát triển nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, TTCN, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nghề dịch vụ…

Do vậy, phát triển sản xuất TTCN góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, 2003).

Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất và đa số là lao động thuần nông (một số ít hộ kiêm ngành nghề và hoạt động dịch vụ) Bởi vậy, việc phát triển sản xuất TTCN và làng nghề sẽ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, thay đổi diện mạo nông thôn, để người nông dân “ly nông nhưng bất ly hương”, giảm bớt áp lực và hệ lụy người dân nhập cư ra các thành phố lớn lao động (Trần Minh Yến, 2003). b Thay đổi phương thức, tập quán tư duy sản xuất, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương

Khi người dân tham gia sản xuất TTCN, sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm hàng hóa nên họ phải chủ động trong mọi khâu của quá trình sản xuất, nhất là khâu tìm đầu ra cho sản phẩm Chính vì vậy, họ sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn trong việc bố trí sản xuất, … Thông qua hình thức đóng thuế, ủng hộ xây dựng đường làng ngõ xóm, phát triển du lịch làng nghề, … vừa tăng thu nhập cho hộ gia đình vừa đóng góp một phần nhất định vào ngân sách địa phương (Vũ Tuấn Anh, 2005). c Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế

Phát triển TTCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội.Với quy mô nhỏ bé, được phân bổ rộng khắp ở các vùng, sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và cho từng địa phương nói riêng Thực tế cho thấy địa phương nào phát triển TTCN mạnh thì ở đó kinh tế hàng hóa phát triển (Trần Văn Hòa, 2015). d Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương

Sản xuất TTCN khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương như nguồn lao động, nguyên vật liệu, vốn sản xuất Sự phát triển của ngành tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao, thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn Như vậy, TTCN càng phát triển thì càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kế cấu hạ tầng (Mai Thế Hởn, 2003).

2.1.3.2 Đối với xã hội a Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, hộ gia đình

So với nhiều lĩnh vực sản xuất khác, sản xuất TTCN đơn giản hơn, không đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật Các cơ sở sản xuất TTCN tuy có quy mô nhỏ, thậm chí chỉ là sản xuất hộ gia đình song đã thu hút một số lượng lớn lao động nông thôn Nhiều cơ sở sản xuất TTCN ở nước ta hiện nay thu hút trên 60% lao động tham gia làm việc Sự phát triển của ngành không những thu hút lao động trong gia đình, trong thôn và xã mà còncó sức hút đối với nhiều lao động từ các địa phương khác Ngoài ra, sự phát triển sản xuất TTCN còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động Đối với nhiều địa phương, sản xuất TTCN còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp nhàn rỗi sau vụ sản xuất; hạn chế việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác (Vũ Tuấn Anh, 2005). b Góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Sản xuất TTCN truyền thống tạo nên những sản phẩm truyền thống và được coi là sự kết tinh tài hoa của các nghệ nhân, nhiều sản phẩm không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn phản ánh khá trung thực, sinh động lối sống, phong tục tập quán của người lao động, mang đậm tính bản địa và được lựu truyền từ đời này sang đời khác (Trần Minh Yến, 2003).

Với vai trò to lớn của sản xuất TTCN trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để duy trì và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp đòi hỏi các cấp chính quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TTCN; kịp thời có những biện pháp phát triển phù hợp với đặc điểm của từng địa phương cũng như yêu cầu của thị trường.

Đặc trưng của sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Đơn giản về kỹ thuật sản xuất với 2 hình thức sản xuất là tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp; được sản xuất trên cơ sở đơn giản về kỹ thuật sản xuất và đôi khi nó mang tính truyền thống trong một khoảng thời gian tương đối dài; sự tham gia của máy móc nhiều khi không mang tính quyết định đối với khả năng cạnh tranh của mỗi cơ sở sản xuất trong cơ chế thị trường.

Linh hoạt trong sản xuất, có thể thay đổi máy móc nhanh chóng trong việc kết hợp sản xuất mặt hàng phi nông nghiệp Xuất phát từ đặc điểm đơn giản trong kỹ thuật sản xuất cho nên tiểu thủ công nghiệp rất linh hoạt về sản xuất Phần nhiều máy móc được sử dụng trong hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp là máy động lực và máy phổ thông, do đó việc chuyển từ sản xuất mặt hàng này sang sản xuất mặt hàng khác là việc đơn giản Thêm vào đó vốn đầu tư cũng như vốn sản xuất trong Tiểu thủ công nghiệp là nhỏ, do vậy những cản trở vào và ra của ngành là không đáng kể Điều đó tạo ra một sự linh hoạt và tính mềm dẻo của các lĩnh vực sản xuất TTCN (Trần Văn Hòa, 2015).

Sự gọn nhẹ về quản lý, với hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể và hộ gia đình, cao hơn là hình thức tổ chức Hợp tác xã Đây là hình thức sản xuất quy mô nhỏ, một người có thể kiêm nhiều vị trí, vừa làm quản lý vừa trực tiếp tham gia sản xuất Công tác điều hành quản lý nhiều khi mang tính kinh nghiệm, không đòi hỏi phức tạp như công tác quản lý các doanh nghiệp quy mô lớn.

Dễ dàng trong tổ chức sản xuất vì sản phẩm TTCN đơn giản về hình thức, không đòi hỏi sự chính xác quá cao nên việc tổ chức không đòi hỏi tính phức tạp và hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình với quy mô nhỏ, nên việc tổ chức phân công công việc đơn giản, mọi thành viên có thể hỗ trợ cho nhau, thay thế nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Hơn nữa, mỗi cơ sở sản xuất thường chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm có quy trình và cách thức sản xuất nhất định, vì vậy việc tổ chức sản xuất không đòi hỏi độ phức tạp như khi sản xuất nhiều sản phẩm (Mai Thế Hởn, 2003).

Nội dung phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Tiếp cận theo các hoạt động của sự phát triển SX TTCN gồm các nội dung sau:

2.1.5.1 Xây dựng đề án và quy hoạch phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp Để phát triển sản xuất TTCN, nhiều địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở làm nghề; thực hiện quy hoạch lại để xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, cơ sở ngành nghề gắn với quy hoạch nông thôn mới: xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông, các công trình thủy điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, mặt bằng sản xuất (Nguyễn Quang Dũng, 2012).

2.1.5.2 Tổ chức các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp Ở Việt Nam hiện nay, sản xuất TTCN được tổ chức sản xuất dưới hình thức hộ gia đình là chủ yếu Bên cạnh đó, một số nơi đã xuất hiện hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác Nhiều địa phương vận động các cá nhân sản xuất thành lập các loại hình sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty TNHH, đại diện cho những người sản xuất nhỏ ra các quan hệ với bên ngoài tìm kiếm thị trường, khai thác vốn, thay thế công nghệ mới vào sản xuất, tìm đối tác đầu tư liên kết kinh doanh (Trần Minh Yến, 2003).

2.1.5.3 Áp dụng công nghệ sản xuất trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Phần lớn các hộ sản xuất TTCN ở các làng nghề vẫn sử dụng công nghệ thô sơ và thủ công, tích lũy kiến thức kĩ thuật qua nhiều đời và sự sáng tạo trong thực tiễn sản xuất Do đó, vẫn cùng một nghề song ở từng làng, từng địa phương, người sản xuất có kĩ thuật và kinh nghiệm riêng, tạo ra sản phẩm đặc thù và độc đáo, ví dụ như lụa Vạn Phúc (Hà Đông) khác với lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng), …

Những năm gần đây, do công cuộc đổi mới của đất nước theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, một số khâu được cơ giới hóa, áp dụng KHKT vào sản xuất, sức lao động thủ công được giảm, nhưng một số công đoạn vẫn phải sử dụng đôi bàn tay khéo léo với kĩ thuật tinh xảo, kinh nghiệm của người sản xuất (Mai Thế Hởn và cs., 2003).

2.1.5.4 Tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm

Sự phát triển của các làng nghề có nhiều đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả các vấn đề về lao động, việc làm cho các địa phương Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm làng nghề vẫn gặp khó khi tìm chỗ đứng trên thị trường bởi lẽ chưa thực sự chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Nhiều địa phương đã phải ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các làng nghề và tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển nghề, làng nghề, thực hiện an sinh xã hội (hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; quy hoạch, định hướng phát triển làng nghề; tăng cường công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức; khuyến khích thành lập doanh nghiệp đầu mối và thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm; khuyến khích cho vay ưu đãi Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; …) Từ đó, số lượng làng nghề ngày càng tăng và sản phẩm làng nghề đa dạng, phong phú (Nhật Minh, 2015).

Mặt khác, mặc dù sản phẩm phong phú song số lượng sản phẩm mang tính mũi nhọn vươn ra thị trường với sức cạnh tranh cao còn khiêm tốn Sản phẩm của các làng nghề luôn chịu sự cạnh tranh khốc liệt đối với những địa phương có sản phẩm tương đồng Do chưa xây dựng được thương hiệu riêng hoặc chưa thực sự mặn mà với việc xây dựng thương hiệu, nhiều làng nghề hiện nay khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa vẫn phải qua trung gian, vừa kém lợi nhuận, vừa không tránh khỏi tình trạng bị động trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là bị đối tác ép giá khiến hiệu quả sản xuất không cao(Nhật Minh, 2015). Để tạo sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề là rất cần thiết Điều này đòi hỏi, các cơ sở sản xuất phải chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tạo dựng uy tín, hình ảnh của thương hiệu trên thương trường; thay đổi tư duy của làng nghề trong việc định vị, xây dựng chiến lược, đăng ký bảo hộ thương hiệu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia triển lãm, hội chợ để quảng bá sản phẩm Đồng thời, Nhà nước và chính quyền địa phương cũng cần hỗ trợ các làng nghề khắc phục tình trạng khó khăn về vốn, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và tạo tư cách pháp nhân cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mở rộng giao thương hàng hóa (Nhật Minh, 2015).

Những năm gần đây, sản phẩm của các làng nghề ngày càng thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước cả về chất lượng và thẩm mỹ Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm làng nghề, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng chính sách sản phẩm, tăng cường kết nối cung - cầu, chú trọng bảo tồn các giá trị truyền thống góp phần tạo ra các sản phẩm có tính đặc thù riêng và xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, chương trình đặc sản vùng miền, chương trình liên kết vùng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các địa phương kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Và hơn hết, cần tạo chuỗi giá trị, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, rõ nguồn gốc cũng như đảm bảo vận chuyển hàng hoá thuận tiện, giảm chi phí, giám sát chặt chẽ các khâu, đặc biệt kết nối doanh nghiệp với người sản xuất để đảm bảo hàng hoá đến người tiêu dùng có giá cả hợp lý, chất lượng tốt (Nhật Minh, 2015).

2.1.5.6 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

Việc đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của làng nghề, nhất là trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay chính là kết quả của việc thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế tối đa việc di cư ra

TP, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội, giảm nghèo thông qua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống (Chính phủ, 2016).

Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp

2.1.6.1 Các yếu tố khách quan a Cơ chế, chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển sản xuất TTCN Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi các hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức thì sản xuất TTCN đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh(Nguyễn Quang Dũng,2012).

Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới cũng làm cho sản xuất TTCN có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường, nhất là một số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren truyền thống, chế biến nông sản…(Nguyễn Quang Dũng,2012). b Nhu cầu thị trường

Sự phát triển của sản xuất TTCN phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị trường.Thường xuyên thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường (Hồ Thắng, 2016).

Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển sản xuất TTCN Những sản phẩm TTCN phù hợp với nhu cầu của xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì vẫn phát triển bình thường (Hồ Thắng, 2016). c Trang thiết bị, trình độ kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng quan trọng đối với bất kỳ ngành nghề, sản phẩm nào Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó Hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con nối trong từng hộ gia đình là chính Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất, số lượng và chất lượng sản phẩm thấp kém, không độ bộ, giá thành cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất TTCN không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (Nguyễn Quang Dũng, 2012) d Nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất

Theo Bạch Thị Lan Anh (2010) cho rằng nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất và phát triển của các cơ sở TTCN vì chất lượng của nguyên liệu thường có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Do đó, vấn đề chủ động được nguồn nguyên liệu có ý nghĩa rất lớn Trước đây, hầu hết sản xuất của làng nghề thường gắn bó chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nhưng những năm gần đây nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khó khăn do đã cạn kiệt dần và chủ yếu phải khai thác từ ngoài vùng Hơn nữa, việc khai thác nguồn nguyên liệu của các cơ sở sản xuất TTCN còn tự phát và chưa có quy hoạch Điều này gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguồn nguyên liệu của các cơ sở sản xuất TTCN đã được giải quyết; điều đáng đề cập đến là chất lượng, chủng loại, nguồn nguyên liệu có dồi dào hay không, ổn định hay không, khoảng cách nguồn nguyên liệu và nơi sản xuất ra sao sẽ quyết định lợi thế của cơ sở TTCN. e Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Một trong những khó khăn hiện nay của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đó là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh các cơ sở cần chủ động trong việc phát triển thị trường để tiêu thụ sản phẩm Để việc tiêu thụ sản phẩm TTCN phát triển ổn định cần thực hiện liên doanh, liên kết trong các tổ chức sản xuất.

2.1.6.2 Các yếu tố chủ quan a Điều kiện kinh tế (vốn, lao động, đất đai, kết cấu hạ tầng)

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh nào Sự phát triển TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất Trước đây, vốn của các hộ sản xuất TTCN thường là vốn tự có của cá nhân, tổ chức nên quy mô sản xuát không được mở rộng Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiến tiến vào một số khâu, công đoạn, thay thế kỹ thuật thủ công, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường (Bộ công nghiệp, 2005).

Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển Phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người Lao động là một trong những yếu tố tác động tới phát triển kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao động để vận hành máy móc thiết bị (Vũ Tuấn Anh, 2005). Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành, lĩnh vực sản xuất nào Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội…(Bộ công nghiệp, 2005).

Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính viễn thông… có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các cơ sở TTCN, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống thường nằm trên các đầu mối giao thông thủy, bộ khá thuận lợi Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển rộng khắp, khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ ở tại địa phương mà vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyên liệu tại chỗ đã cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tại phát triển thuận lợi đối với các cơ sở sản xuất TTCN là rất quan trọng(Bộ công nghiệp, 2005).

Trong công cuộc CNH, HĐH, sự phát triển của các cơ sở TTCN chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước, trong việc đưa thiết bị, công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng xuất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sự phát triển của cơ sở TTCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường chịu tác động mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng Nó sẽ giúp các cơ sở sản xuất TTCN nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chợ nông thôn, trường học, bệnh viện… cũng là những nhân tố tích cực giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình độ tri thức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất TTCN phát triển (Bộ công nghiệp, 2005). b Yếu tố con người

Trình độ dân trí, trình độ tay nghề của người lao động, khả năng tiếp thu ứng dụng và vận hành kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành TTCN có kỹ thuật cao Các ngành TTCN truyền thống cũng cần có một lực lượng lao động có tay nghề cao, nắm rõ các yếu tố văn hóa truyền thống, biết kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm truyền thống có giá trị về văn hóa và mang những nét hiện đại Bên cạnh đó, năng lực của chủ cơ sở sản xuất TTCN, số lượng và chất lượng lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường (Hồ Thắng, 2015).

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương trong nước

Năm 2014, số làng nghề và làng có nghề ở nước ta là 5.096 làng nghề Số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề của Chính phủ là 1.748 làng nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trước, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ, … (Nhật Minh, 2015).

Các làng nghề thủ công truyền thống đã thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương và nhiều nơi khác tới Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp gấp hai, ba lần Làng nghề lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới…

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhiều làng nghề truyền thống có dấu hiệu bị mai một; chất lượng sản phẩm, hàng hóa của làng nghề còn thấp, chưa có tính cạnh tranh cao; thị trường chậm được mở rộng; đối với thị trường trong nước, làng nghề cũng chưa vươn tới nhiều vùng; với thị trường nước ngoài thì việc tiếp thị còn kém; chưa gắn kết được các khâu trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên, phụ liệu, đến sản xuất và tiêu thụ; đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chưa được quan tâm bồi dưỡng, phát huy đúng mức; KHCN chưa được ứng dụng nhiều vào làng nghề; tình trạng ô nhiễm tại làng nghề vẫn chưa được xử lý có hiệu quả; việc liên kết giữa các cơ sở, giữa các làng nghề còn rất nhiều hạn chế… Để lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề cần xem xét mở rộng các khu triển lãm, bảo tàng, nhà văn hóa hoặc trợ giúp một phần kinh phí để tập trung trưng bày sản phẩm, xây dựng các bảo tàng làng nghề Đồng thời, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề và làng nghề truyền thống phát triển bền vững , điển hình như tiếp cận vốn tín dụng, giảm thiểu các thủ tục,tăng cường cho vay tín chấp, giảm lãi suất; đẩy mạnh ứng dụng KHCN nhất là trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề; cần có chính sách khuyến khích các làng nghề đưa hàng về các vùng nông thôn, miền núi, mở rộng thị trường nội địa; cải tiến đổi mới phương pháp sản xuất, trau dồi tay nghề cho người lao động; đẩy mạnh du lịch làng nghề (Nhật Minh, 2015).

2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành phố có các ngành nghề TTCN phát triển mạnh Nhờ có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ, số lượng cơ sở sản xuất TTCN tăng nhanh chóng Tính đến hết quý I/2017, toàn tỉnh có 9.223 cơ sở, tăng 125 cơ sở so với năm 2016 Về cơ cấu, loại hình hộ kinh doanh cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tới 82,2% (Bùi Việt, 2017).

Cùng với sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất, sản phẩm TTCN của tỉnh ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt Nhiều cơ sở trong các lĩnh vực như: Gỗ mỹ nghệ trang trí, nội thất; hàng mây tre đan; vật liệu cơ khí đã mạnh tay đầu tư về công nghệ và thiết kế nhằm hướng tới mục tiêu xuất khẩu (Bùi Việt, 2017).

Tuy nhiên, theo đánh giá từ Sở Công Thương Đồng Nai, hoạt động của các cơ sở sản xuất TTCN, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện gặp không ít khó khăn Năng lực cạnh tranh còn hạn chế do phần lớn cơ sở, doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín trên thị trường Địa điểm sản xuất, kinh doanh hầu hết là tự phát, phân tán, thiếu tập trung, chưa có quy hoạch để định hướng sản xuất quy mô lớn Nguồn vốn tự có tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh thực tiễn Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khó khăn nên vấn đề đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động thương mại cũng gặp nhiều trở ngại (Bùi Việt, 2017).

Thiếu mặt bằng sản xuất hiện là vấn đề nóng trong phát triển nghề TTCN, nhất là tại các làng nghề của tỉnh Nghề chế tác đá tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa là một ví dụ Trên địa bàn phường Bửu Long hiện có 10 cơ sở, doanh nghiệp đang làm nghề Trung bình mỗi tháng các cơ sở sản xuất và tiêu thụ trên 40 m3 đá thành phẩm các loại Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều cơ sở làm nghề đã đầu tư hàng tỷ đồng cho máy móc hiện đại sử dụng trong công đoạn cưa xẻ, tạo hình phôi đá Theo đó, sản phẩm làm ra tinh xảo, giá trị cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng cả trong và ngoài nước Thế nhưng, do hầu hết các cơ sở làm nghề nằm phân tán trong khu dân cư, ô nhiễm tiếng ồn,bụi và nước thải chưa được xử lý triệt để đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư trong khu vực sản xuất và chế tác Mặt khác, do không tập trung thành một khu nên không gian sản xuất, nguồn cung nguyên liệu, quảng bá, giao thương của các cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn(Bùi Việt, 2017). Ưu tiên tạo mặt bằng sản xuất

Nhằm tháo gỡ vướng mắc, giúp các cơ sở ổn định sản xuất, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển TTCN như: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; ban hành quy định trình tự, thủ tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020… Theo đó, một số đề án duy trì và phát triển ngành nghề TTCN, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

Với nghề chế tác đá tại Bửu Long, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chấp thuận giao Sở Công Thương Đồng Nai xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá Bửu Long, thành phố Biên Hòa giai đoạn 2016-2020” Đề án này sẽ là cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá Bửu Long trong thời gian tới Trong đó, việc quy hoạch, di dời các cơ sở về một cụm sản xuất tập trung nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là nội dung quan trọng (Bùi Việt, 2017).

Thực hiện nhiệm vụ trên, mới đây, Trung tâm Khuyến công Đồng Nai đã phối hợp với các đơn vị liên quan và một số cơ sở chế tác đá tại Bửu Long đi khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm về tổ chức thành lập, quản lý cụm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tại Đà Nẵng Dự kiến, trong tháng 7/2017, dự thảo lần 1 của đề án sẽ được hoàn thiện và lấy ý kiến đóng góp (Bùi Việt, 2017).

Cũng theo Sở Công Thương Đồng Nai, phát triển cụm nghề, tạo mặt bằng sản xuất là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh cho phát triển TTCN Thực hiện chủ trương này, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ trực tiếp 60% vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cụm nghề cho các cơ sở đầu tư vào cụm, 40% còn lại tự đóng góp Các cơ sở còn được hỗ trợ lãi suất vốn vay khi di dời vào cụm, tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị trong 2 năm đầu nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở (Bùi Việt, 2017).

Với cụm nghề đã hoàn thành xây dựng hạ tầng như: Cụm nghề gỗ mỹ nghệ huyện Trảng Bom; mây tre đan huyện Định Quán; đúc gang huyện Vĩnh Cửu, SởCông Thương Đồng Nai cũng đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công tỉnh phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ vận động, di dời các cơ sở sản xuất vào cụm.Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo về khởi sự, quản lý doanh nghiệp và đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở, từng bước ổn định và phát huy hiệu quả sản xuất (Bùi Việt, 2017).

2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên Được đánh giá là một trong các địa phương có số cơ sở và lao động tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nhiều nhất nhì tỉnh, những năm qua, sự phát triển TTCN trên địa bàn huyện Phú Bình đã có những bước tiến quan trọng Qua đó, giải quyết việc làm cho 1 bộ phận không nhỏ lao động nông thôn, đồng thời, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn… (Thu Huyền, 2017).

Chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất ván ép Mừng Hằng, xóm Đồi Thông, xã Thanh Ninh vào một ngày mưa tầm tã cuối tháng 7 Dường như không quan tâm đến tình hình thời tiết đang giông bão bên ngoài, hơn chục lao động trong xưởng vẫn miệt mài làm việc, người bôi hồ, người xếp gỗ, người ép, người vận chuyển… Mọi hoạt động diễn ra nhịp nhàng, mau lẹ trong tiếng máy móc chạy rào rào Ông Nguyễn Mạnh Cường, quản lý xưởng, chia sẻ: Hiện cơ sở của chúng tôi có các loại máy chính như: máy quét hồ, băng tải, máy ép… Để nâng công suất, đầu năm vừa rồi, chúng tôi đã thực hiện thay mới, nâng cấp máy ép sơ bộ với tổng chi phí gần

300 triệu đồng Nhờ vậy, mỗi tháng, xưởng xuất ra thị trường khoảng 300 khối ván thành phẩm, năng suất tăng 10% so với trước đây Được biết, cơ sở sản xuất ván ép Mừng Hằng là một trong những đơn vị sản xuất TTCN làm ăn hiệu quả trên địa bàn huyện Được thành lập từ năm 2014, đến nay cơ sở đã tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 4-5 triệu đồng/người/tháng Mỗi năm cơ sở sản xuất được khoảng 3.600 khối ván ép thành phẩm, doanh thu năm

2016 ước đạt trên 15 tỷ đồng (Thu Huyền, 2017).

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, TP Bắc Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Giang Diện tích tự nhiên củaTP là 66,6 km 2 (chiếm 1,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).Tọa độ địa lí từ 21 0 09’B đến 21 0 15’B và từ 106 0 07’Đ đến 106 0 20’Đ(UBND tỉnh Bắc Giang,2013)

Về vị trí tiếp giáp:Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương thuộc huyện Lạng Giang;Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang; xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng;Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng;Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến thuộc huyện Việt Yên.

Về phạm vi hành chính TP Bắc Giang gồm 16 phường, xã Trong đó có 10 phường là Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Mỹ Độ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Xương Giang, Dĩnh Kế, Đa Mai và 06 xã là Tân Mỹ, Song Mai, Tân Tiến, Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê (UBND thành phố Bắc Giang, 2017).

Thành phố cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch chiến lược (đường bộ, đường sắt) nối Thủ đô Hà Nội với

TP Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng TP được xác định là vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng do nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398, 293…; có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối TP với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm…(UBND thành phố Bắc Giang,2017).

Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy đã giúp TP Bắc Giang dễ dàng kết nối với các huyện trong tỉnh và các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ lớn trong khu vực, là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của TP nói chung và sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói riêng.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang

Nguồn: Chi cục Thống kê Bắc Giang năm (2016)

3.1.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Địa hình Địa hình TP là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc bộ, đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc-Nam và các hướng dốc từ hai phía, Đông và Tây vào sông Thương, giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc-Nam Địa hình TP khá bằng phẳng, phía Bắc là dạng địa hình đồi thấp xen kẽ các khu vực canh tác, bị chia cắt nhiều bởi các ngòi nhỏ.

Vùng đồi núi bao quanh TP (dãy núi Nham Biền - Đồng Sơn), hệ thống đồi Quảng Phúc (Song Mai) vừa tạo cảnh quan phong phú vừa che chắn gió bão cho đô thị, là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du lịch, thể thao, cảnh quan và tâm linh cho thành phố (UBND thành phố Bắc Giang, 2017).

Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên đất của TP đa dạng và phức tạp với một số loại đất chính sau: Đất phù sa úng nước: Có 774 ha, chiếm 23,09% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở phường Thọ Xương, các phường Dĩnh Kế, Đa Mai và xã Song Mai Loại đất này thường bị ngập, úng cục bộ hoặc chịu ảnh hưởng của nước ngầm nông. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá. Đất phù sa Gley: Có 106 ha, chiếm 4,97% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai và phường Xương Giang Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, độ dầy tầng canh tác từ 10 – 25 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến trung bình khá, diện tích đất này đang sử dụng trồng lúa. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Có 428 ha, chiếm 13,28% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai và các phường Đa Mai, Mỹ Độ Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất phổ biến 60 – 100 cm, độ dày tầng canh tác 15 – 40 cm Loại đất này đang trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu. Đất phù sa không được bồi: Có 497 ha, chiếm 15,43% diện tích tự nhiên, phân bố ở các phường Thọ Xương, Xương Giang và Dĩnh Kế Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, độ dày tầng canh tác 10 - 45 cm, thích hợp cho trồng lúa và trồng màu. Đất bạc màu trên phù sa cổ: Là loại đất lớn nhất của thành phố có diện tích 905,19 ha, chiếm 28,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã, phường. Đất này tuy nghèo đạm, lân và mùn song giàu Kali, tơi, xốp và thoát nước tốt, thích hợp cho các loại cây khoai tây, khoai lang, cà rốt, đậu đỗ, lạc, rau, thuốc lá…

5,4 Đất sản xuất nông nghiệp

24,1 Đất lâm nghiệp có rừng

43,2 Đất nuôi trồng thủy sản

6.659,25 ha Đất ở Đất chuyên dùng 15,3 Đất khác 8,9

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2017

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2017) Năm 2017, tổng diện tích đất toàn TP là 6.659,25 ha Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.876,1 ha (chiếm 43,2% diện tích của TP)

+ Đất lâm nghiệp có rừng: 208, 6 ha (chiếm 3,1% diện tích của TP)

+ Đất NTTS: 591,5 ha (chiếm 8,9% diện tích toàn TP)

+ Đất phi nông nghiệp: 2.947,2 ha (chiếm 44,3% diện tích toàn TP).

Toàn TP hiện có khoảng 35,2 ha đất chưa sử dụng (chiếm 0,5%, chủ yếu là đất đòi núi cao).

Rõ ràng trong thời gian qua, cơ cấu sử dụng đất của thành phố có sự thay đổi rõ rệt theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp do đô thị hóa, tập trung phát triển khu, cụm công nghiệp, các khu dân cư,

27 tích đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 0,04ha giảm 0,05ha so với năm 2014; diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp là 0,18ha giảm 0,07ha/lao động so với năm 2014.

Có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang ngày càng bị thu hẹp Đây là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa.

TP Bắc Giang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Bắc bộ nóng ẩm, hàng năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh giá, mưa ít Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,3 o C Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 35

- 36 o C (nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 39,5 o C và thấp nhất là 4,8 o C) Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 83 - 84% Độ ẩm của các tháng mùa mưa cao hơn so với các tháng mùa khô Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm, mùa mưa (từ tháng IV đến tháng X) chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm Vào mùa mưa, lượng mưa tập trung vào các tháng VII, VIII, IX chiếm hơn 70% lượng mưa của cả năm Mùa khô từ tháng

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này gồm các tài liệu về đặc điểm cơ bản của TP Bắc Giang; các báo cáo hàng năm về tình hình sản xuất TTCN của thành phố; các sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu có liên quan, các kinh nghiệm phát triển sản xuất TTCN các nước trên thế giới và các chính sách có liên quan phát triển TTCN ở Việt Nam.

Các dữ liệu này được lưu trữ ở các văn phòng các Sở, Ban, ngành của tỉnh, thành phố; các niên giám thống kê; các thư viện các trường, viện nghiên cứu và ở các trang websile.

Phương pháp thu thập các dữ liệu này là tìm, đọc, phân tích sử dụng và trích nguồn đầy đủ.

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các thông tin về đặc điểm của đơn vị (hộ, HTX) sản xuất TTCN; các chủng loại sản phẩm, khối lượng, chất lượng sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị này Các khó khăn, thuận lợi, các kiến nghị cũng như các ý kiến của các cơ quan, nhà lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất TTCN của thành phố.

Các dữ liệu này được thu thập bằng điều tra chọn mẫucác hộsản xuất TTCN trong các xã (phường) nghiên cứu Đồng thời, phỏng vấn các tổ chức, cơ quan có liên quan đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp Cụ thể:

- Điều tra chọn mẫu 90 hộ sản xuất các ngành nghề TTCN, mỗi xã, phường 30 hộ Các hộ được chọn theo gợi ý của cán bộ xã, nhưng có sản xuất nghề TTCN và áp dụng cơ khí máy móc.

Nghiên cứu chọn 03 xã, phường đại diện để khảo sát các đơn vị sản xuất TTCN Các xã (phường) được chọn là xã (phường) có làng nghề truyền thống Cụ thể: phường Dĩnh Kế đại diện cho làng nghề truyền thống sản xuất Mì; xã Dĩnh Trì đại diện cho làng nghề sản xuất mộc, xã Song Khê đại diện cho làng nghề sản xuất rọ tôm Đây là 3 làng nghề phát triển nhất ở thành phố Bắc Giang.

- Phỏng vấn sâu các hộ thu gom sản phẩm TTCN: 12 hộ Mỗi xã 4 hộ

- Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý các ngành nghề TTCN của xã, phường và thành phố: 12 cán bộ (mỗi xã 3 cán bộ+ 3 cán bộ của TP)

Ngoài ra, còn sử dụng các dữ liệu của các hội nghị giao ban của xã, phường và TP.

- Số mẫu chọn điều tra, phỏng vấn được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.4 Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

Hộ cơ khí Hộ thủ công

2 Hộ thu gom 12 Mỗi xã, phường chọn 4 hộ

3 Cán bộ quản lý 12 Mỗi xã, phường 3 cán bộ +

3.2.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu và phân tích thông tin

Sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, hiệu đính và nhập vào máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel Sử dụng các công cụ của phần mềm này chúng tôi tiến hành sắp xếp và phân tổ dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: theo ngành nghề TTCN; theo nhóm hộ; theo xã (phường) đại diện….

Trên cơ sở phân tổ dữ liệu, chúng tôi đã tính toán các tham số thống kê đặc trưng cho từng tổ và trình bày trên các bảng số liệu, các đồ thị hoặc sơ đồ.

3.2.2.2 Phân tích thông tin a Thống kê mô tả

Sử dụng các tham số thống kê mô tả như: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch… để phân tích mức độ phát triển sản xuất các ngành nghề TTCN. b Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh mức độ phát triển sản xuất các ngành TTCN giữa năm may so với năm trước, giữa thực hiện với kế hoạch, giữa các địa phương, các nhóm hộ… để thấy được các đặc trưng trong phát triển các ngành nghề TTCN của thành phố. c Phương pháp tổng hợp ý kiến của các bên tham gia

Sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, người sản xuất về những thuận lợi, khó khăn, kết quả và hạn chế trong phát triển SX TTCN của thành phố Đây là một trong các căn cứ để đề xuất giải pháp phù hợp.

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu a.Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện phát triển SX TTCN

(1) Số năm sản xuất nghề bình quân 1 hộ

(2) Diện tích đất phi nông nghiệp bình quân 1 hộ

(3) Số lao động làm nghề bình quân 1 hộ

(4) Giá trị TSCĐ bình quân 1 hộ

(5) Vốn đầu tư bình quân 1 hộ b.Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển SX TTCN

(1) Khối lượng sản phẩm từng lợi bình quân 1 hộ SX 1 năm

- Khối lượng sản phẩm: là khối lượng từng loại sản phẩm được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ.

(2) Giá trị SX SP nghề bình quân 1 hộ; toàn xã, phường,TP 1 năm

- Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm sản xuất trong một chu kỳ sản xuất (thường là 1 năm)

Trong đó : Pi là giá bình quân của sản phẩm i Qi là sản lượng sản phẩm i

(3) Chi phí trung gian SX nghề TTCN bình quân 1 hộ, 1 xã/phường, TP 1 năm - Chi phí trung gian (IC – Intermediate): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên mà hộ sản xuất đã chỉ ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

Trong đó: Pj là giá bán đơn vị vật tư/nguyên liệu thứ j

Qj là lượng vật tư/nguyên liệu thứ j được sử dụng Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp chi phí vật chất gồm các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và các chi phí dịch vụ kèm theo để phục vụ sản xuất.

(4) Giá trị gia tăng SX nghề bình quân 1hộ, 1 xã/phường, TP 1 năm

Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC) Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan tâm, nó thể hiện kết quả quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động trong quá trình sản xuất.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1 Khái quát sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn TP Bắc Giang a Quy hoạch phát triển và tổ chức các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Ngày 11 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1565/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu chung là phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn; hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội; xóa đói, giảm nghèo cho vùng sâu vùng xa; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Trong đó, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020 là:

- Đầu tư mở rộng và phát triển hình thành thêm từ 24 làng nghề đạt tiêu chí, nâng số làng nghề đạt tiêu chí là 65 làng nghề;

- Tạo việc làm mới cho 11.935 người, nâng số lao động trong các làng nghề lên là 33.270 người với mức thu nhập bình quân là 6 triệu đồng/lao động/tháng;

- Giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề đạt 2.184 tỷ đồng;

- Nộp ngân sách đạt 1.850 triệu đồng;

- Tiến tới nâng sản lượng, giá trị các sản phẩm đã xuất khẩu và xuất khẩu thêm một số sản phẩm mới như mỳ gạo, đồ gỗ

Nội dung quy hoạch phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn thành phố Bắc Giang như sau:

- Phát triển làng nghề truyền thống: Duy trì, nâng cao hiệu của hoạt động của 33 làng nghề hiện có, trong đó 14 làng nghề truyền thống Tiếp tục quan tâm công nhận làng nghề truyền thống cho những làng nghề đã được công nhận là làng nghề, khi các làng nghề hội tụ đủ các điều kiện công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí.

- Bảo tồn, khôi phục làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã tồn tại rất lâu đời, có làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm và gắn với tên tuổi, bản sắc văn hóa của dân tộc tỉnh Bắc Giang, cho đến nay, một số làng nghề truyền thống đã bị mai một cần được khôi phục, một số làng nghề bị suy giảm cần được hỗ trợ duy trì, bảo tồn, cụ thể: Duy trì, bảo tồn nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, nghề sản xuất bún ở xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang

- Phát triển một số làng nghề truyền thống có điều kiện gắn với du lịch: Phát triển một số làng nghề truyền thống gắn với du lịch nhằm góp phần tạo thêm những điểm du lịch mới làm phong phú các tuyến du lịch của tỉnh, đồng thời quảng bá giới thiệu một số các làng nghề truyền thống gắn với di tích lịch sử trên cơ sở thuận lợi về giao thông Cụ thể: Làng nghề mây tre đan, chẻ tăm lụa ở xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang gắn với Khu du lịch Nham Biền, huyện Yên Dũng; làng nghề sản xuất bún ở xã Đa Mai, sản xuất mỳ gạo, làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế gắn với du lịch mua sắm tại các trung tâm thương mại, dịch vụ ở thành phố Bắc Giang. b Số hộ và lao động làm tiểu thủ công nghiệp

Số hộ và lao động làm nghề TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy, trên địa bàn thành phố có 6 làng nghề sản sản xuất TTCN với 1.308 hộ sản xuất năm 2017.

Số hộ sản xuất TTCN qua 3 năm có tăng, bình quân tăng 4,97%/năm.

Các hộ sản xuất TTCN bắt đầu áp dụng cơ khí ở một số khâu sản xuất, số hộ áp dụng năm 2017 là 962 hộ, chiếm 73,5% trong tổng số hộ sản xuất TTCN Số hộ áp dụng cơ khí nhiều nhất ở các làng nghề sản xuất mì kế, rọ tôm và bún Đa Mai.

Số lao động làm nghề TTCN đến năm 2017 là 3768 người, giảm so với các năm trước, bình quân 3 năm (2015-2017) giảm bình quân 1,98%/năm.

Giá trị sản xuất các ngành TTCN qua 3 năm tăng dần, năm 2017 đạt 709,7 tỷ đồng, tăng bình quân mỗi năm từ 2015-2017 là 27,66%/năm.

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất TTCN thành phố

Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ PT (%)

1 Số làng nghề TTCN Làng 6 6 6 100,00 100,00 100,00

2 Số hộ sản xuất TTCN Hộ 1187 1176 1308 99,07 111,22 104,97

Tr.đó Hộ áp dụng CK Hộ 561 759 962 135,3 126,7 131,0

Làng nghề bún Đa Mai Hộ 65 87 146 133,85 167,82 149,87

3 Số lao động làm TTCN 3922 3776 3768 96,28 99,79 98,02 i

5 Tỷ lệ hộ làm TTCN

% 30,27 29,98 33,35 so với tổng số hộ

Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2017)

Số hộ làm nghề TTCN ở 6 làng nghề năm 2016 được thể hiện ở biểu đồ 4.1.

Theo biểu đồ này, số hộ làm rọ tôm và mì kế chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mô hình sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn TP Bắc Giang chủ yếu là hộ

42 này đảm bảo được sự gắn bó và trách nhiệm huy động được mọi lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất tận dụng được thời gian và chi phí đầu tư Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế trong việc đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng xuất lao động Còn mô hình hợp tác xã đã và đang phát triển cũng khá phù hợp với xu thế hội nhập của các làng nghề hiện nay.

Bún, Bánh Đa Đan tọ tôm Tăm lụa Mộc Bãi Ổi Bánh đa Kế Mỳ Kế Làng

Mai Song Khê Thiên Lực nghề

Biểu đồ 4.1 Số hộ làm nghề ở các làng nghề của TP Bắc Giang năm 2016

Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2016) c Chủng loại và khối lượng sản phẩm

Chủng loại sản phẩm chính của ngành TTCN trên địa bàn thành phố là sản phẩm chế biến từ gạo như bún, bánh đa, mì; sản phẩm đan lát như rọ tôm, tăm tre và sản phẩm đồ gỗ như giường, tủ, kệ, sập

Khối lượng các sản phẩm này qua 3 năm đều tăng nhanh, đặc biệt các sản phẩm đồ gỗ và sản phẩm chế biến từ gạo Cụ thể, khối lượng bún sản xuất ra bình quân mỗi năm tăng 31,01%/năm.

Khối lượng bàn ghế sản xuất tăng bình quân 32,44%/năm. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm TTCN của thành phố Bắc

Bảng 4.2 Khối lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu sản xuất trên địa bàn thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017

Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2017) d Chương trình dự án hỗ trợ

Hiện tại, TP Bắc Giang được tỉnh công nhận 06 làng nghề đó là: Mì Kế,

Bánh đa Kế, Bún Đa Mai, Mộc Dĩnh Trì, Tăm lụa Tân Mỹ và rọ tôm Song Khê

(chiếm 15,4% tổng số làng nghề của tỉnh) Để các làng nghề tiếp tục phát triển, năm 2014 UBND TP tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn năm 2014-2015 Theo đó, UBND TP sẽ đầu tư, hỗ trợ các làng nghề gần 1,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách thành phố 783 triệu đồng (chiếm 43,5%

(xã Dĩnh Trì), tăm lụa (xã Tân Mỹ), rọ tôm (xã song Khê) và các tổ chức, cá nhân sản xuất mì Kế, bánh đa Kế (phường Dĩnh Kế), bún (Đa Mai).

Nội dung hỗ trợ chủ yếu cho tập huấn; xây dựng phiếu điều tra, khảo sát, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN; xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề đã được bảo hộ; tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm; quảng bá sản phẩm. e Áp dụng công nghệ sản xuất trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Thực tế tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang cho thấy việc áp dụng công nghệ sản xuất trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ còn nhiều hạn chế Tuy ngày càng có nhiều hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp có sử dụng máy móc cơ khí để thay thế dần các hoạt động thủ công, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những phương tiện máy móc thiết bị đơn giản với chi phí đầu tư còn thấp Nguyên nhân của tình trạng này là do hộ còn thiếu vốn đầu tư trong sản xuất, trong khi các máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư mua sắm cao; và thực tế cũng cho thấy, việc tiếp cận với các phương tiện, công nghệ sản xuất mới, tiên tiến của các hộ cũng còn nhiều hạn chế Do đó, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách để không chỉ hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp mà còn tạo điều kiện giúp hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với các công nghệ sản xuất hiện đại để có thể áp dụng vào trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình mình.

4.1.2 Thực trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các xã, phường đại diện

Do có 3 ngành nghề TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang đang có xu hướng phát triển nhất là mì, bánh đa Kế, sản xuất rọ tôm, sản xuất đồ mộc, nên đề tài chọn 3 xã, phường đại diện để nghiên cứu là MìKế (Dĩnh Kế); Mộc (Dĩnh Trì) và rọ tôm (Song Khê) Từ kết quả khảo sát các hộ sản xuất các ngành nghề TTCN ở 3 xã, phường này, tác giả tổng hợp phân tích đánh giá trên các nội dung sau:

4.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Bảng 4.3 cho thấy quá trình hình thành và đặc trưng phát triển của 3 làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở từng giai đoạn.

Bảng 4.3 Đặc trưng ở các giai đoạn phát triển của 3 ngành nghề TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Diễn giải Mì Kế Mộc Dĩnh Trì Rọ tôm Song Khê

Năm hình Từ những năm 1980 Từ những năm Vào những năm thành 1975 1975- 1976 cụ Lý Đình Nam là người trực tiếp mang nghề về địa phương

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang

4.2.1 Các yếu tố khách quan a Cơ chế, chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp

Việc duy trì, thúc đẩy phát triển sản xuất TTCN mà trực tiếp là phát triển làng nghề trên địa bàn TP luôn được chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư.

UBND TP đã cho thành lập các hợp tác xã làng nghề và thực tế cho thấy, các hợp tác xã này phát huy rất tốt vai trò trong việc tìm đầu ra, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho làng nghề đồng thời mở rộng liên kết với các cơ sở kinh doanh trong và ngoài TP để tạo thành mạng lưới tiêu thụ rộng rãi Thông qua việc mở rộng hình thức kinh doanh, liên kết phát triển, hợp tác xã đảm bảo quyền lợi cho mỗi thành viên Để làng nghề phát triển một cách bền vững cần phải củng cố, xây dựng các mô hình kinh tế từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn trong làng nghề.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang đã đề xuất hỗ trợ đầu tư kinh phí cho đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng xuất, giảm giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh.

Mặt khác, UBND TP còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề với mục đích tạo chỗ đứng vững chắc cho làng nghề Theo đó, các làng nghề sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất TTCN được chính quyền địa phương ban hành và chỉ đạo thực hiện kịp thời Cùng với đó là những kế hoạch phát triển của TP hàng năm ban hành và kế hoạch cũng như là báo cáo của địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh từng năm Những báo cáo của các hợp tác xã cũng rất đầy đủ, tất cả đó đều là những văn bản pháp luật quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố nhìn vào đó để tìm ra con đường cho phù hợp với mình Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố cũng được sử dụng. b Nhu cầu thị trường

Vấn đề đầu ra cho sản phẩmlà một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các làng nghề truyền thống trên cả nước nói chung và các làng nghề truyền thống tại TPBắc Giang nói riêng Bảng 4.2 cho thấy, thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm ở các làng nghề chủ yếu là tại địa phương, tại làng bún Đa

Mai sản phẩm làm ra được tiêu thụ tại chỗ chiếm 80% tại thành phố là 20% Làng nghề Bánh Đa sản phẩm làm ra được tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn thành phố chiếm 73%, tại chỗ là 12% và trên địa bàn tỉnh là 15% Thị trường tiêu thụ còn nhỏ chủ yếu tại địa phương cản trở việc quảng bá sản phẩm làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống tại TPBắc Giang được tiêu thụ dưới các hình thức: tự bán hàng tại chỗ, chở hàng đi bán ở trong và ngoài tỉnh Điều này chứng tỏ, các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường tiêu thụ. c Trang thiết bị, trình độ kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất

Thực tế nghiên cứu cho thấy, các trang thiết bị công nghệ kỹ thuật phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều làng nghề còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với sự phát triển của khoa học công nghệ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Một số làng nghề như mì Dĩnh Kế, mộc Dĩnh Trì đã sử dụng các phương tiện cơ khí máy móc trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp để thay dần các hoạt động thủ công, vừa để giảm chi phí nhân công lao động, vừa tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp Tuy nhiên, các máy móc đưa vào sử dụng còn lạc hậu, mang tính cơ khí đơn thuần, chưa thuộc nhóm các thiết bị, công nghệ mới, tiên tiến nên nhiều khi hiệu quả mang lại chưa cao.

Riêng với làng nghề rọ tôm ở xã Song Khê, do tính đặc trưng của nghề nên phần lớn các công đoạn của quá trình sản xuất vẫn là làm bằng thủ công (đan nát bằng tay là chủ yếu), việc cơ khí hóa trong sản xuất hầu như chưa có và chưa được các hộ sản xuất quan tâm. d Nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất

Kết quả điều tra cho thấy, về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay khá ổn định, hiện tượng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chỉ xảy ra ở một số thời điểm sản xuất chính vụ trong năm Do các làng nghề thường có lịch sử hình thành từ lâu đời, nên nguồn nguyên liệu đầu vào của các làng nghề thường có tính chọn lọc kỹ nên luôn đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu từ các cá nhân, tổ chức cung ứng nguyên liệu.

Tùy thuộc vào đặc trưng của từng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mà phạm vi thu mua nguồn nguyên liệu có khác nhau, có những nguyên liệu được thu mua chỉ trong tỉnh (như với làng nghề mì Dĩnh Kế), hay có những nguyên liệu phải thu mua cả trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận (nghề rọ tôm Song Khê) và có những nguyên liệu được thu mua trong khắp cả nước và cả nhập khẩu ở nước ngoài (mộc Dĩnh Trì) Do đó, để có thể đảm bảo được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các hộ, tùy thuộc điều kiện của mình, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất mà nhiều hộ đã thu mua dự trữ nguyên liệu ở những thời điểm giá nguyên liệu rẻ trong năm để phục vụ cho hoạt động sản xuất cả năm của hộ được ổn định. e Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ở các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang còn nhiều hạn chế, và hầu như chưa có sự liên kết Hiện nay mới chỉ có một số ít các hộ sản xuất mì ở Dĩnh Kế là đã có sự liên kết trong khẩu sản xuất dưới hình thức cùng góp vốn để đầu tư mua máy tráng bánh, thường là từ 5 đến 10 hộ cùng góp vốn mua chùng một máy để cùng sử dụng Còn phần lớn các hộ ở các làng nghề tiểu thủ công nghiệp chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của hộ vẫn dưới hình thức mạnh hộ nào hộ đấy làm, các hoạt động diễn ra một cách manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết và chia sẻ thông tin. Đây là một hạn chế rất lớn đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung, không chỉ riêng gì các làng nghề trên địa bàn thành phố Bắc Giang Thực tế cho thấy, dù là loại hình sản xuất nào thì hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ là điều rất cần thiết để tạo một sức mạnh tập thể trong sản xuất và tiêu thu, việc chia sẻ thông tin giữa các hộ là cần thiết để các hộ có thể tiếp cận được nhiều hơn với các nguồn thông tin thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm, trên cơ sở đó ra quyết định trong sản xuất và tiêu thụ.

4.2.2 Các yếu tố chủ quan a Yếu tố thuộc về cơ sở sản xuất Đầu tư cho phát triển làng nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Ủy ban Nhân dân thành phố cần chú trọng thực hiện Với một hệ thống giao thông thuận tiện hiện đại có thể cải thiện đáng kể tình hình kinh doanh sản xuất tại các làng nghề, nguồn điện và nước được cung cấp đầy đủ phục vụ tích cực cho làng nghề.

Bảng 4.19 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề năm 2015

Nhu cầu thị trường (%) Hình thức bán sản phẩm (%) Sản phẩm

Tự bán Trung xã phố khẩu gian

Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2015)

Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

4.3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 a Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển làng nghề phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong các sản phẩm, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.

- Phát triển làng nghề gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

- Quy hoạch làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững.

- Ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển, các làng nghề mới sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013). b Mục tiêu

Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn; hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội; xoá đói, giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; xoá dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013). c Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020

- Đầu tư mở rộng và phát triển hình thành thêm từ 24 làng nghề đạt tiêu chí, nâng số làng nghề đạt tiêu chí là 65 làng nghề (có danh sách làng nghề cụ thể theo Biểu 8 đính kèm).

- Tạo việc làm mới 11.935 người, nâng số lao động trong làng nghề là 33.270 người.

- Thu nhập bình quân 6 triệu đồng/lao động/tháng.

- Giá trị SXCN làng nghề đạt 2.184 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 2,6 lần so với năm 2012 và bằng 2,8% giá trị SXCN toàn tỉnh.

- Nộp ngân sách đạt 1.850 triệu đồng.

- Tiến tới nâng sản lượng, giá trị các sản phẩm đã xuất khẩu và xuất khẩu thêm một số sản phẩm mới như mỳ gạo, rượu, hương, đồ gỗ, đồ nhựa, dát vàng,

4.3.1.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang đến năm 2020 a Phương hướng

Phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chủ động, nắm chắc thời cơ, huy động có hiệu quả các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Tiếp tục phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của TP trong giai đoạn mới, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh (Thành ủy Bắc Giang, 2015). b Mục tiêu

* Mục tiêu chung: Tiếp cận xây dựng TP Bắc Giang ổn định về chính trị, kinh tế phát triển nhanh, bền vững, xây dựng đô thị văn minh, từng bước tiệm cận các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2020 (Thành ủy Bắc Giang, 2015).

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình/năm: 17,5-18,5% Trong đó, nông nghiệp: 3-4%; Công nghiệp – Xây dựng: 18-19%; Dịch vụ: 17,5-19%.

+ Cơ cấu kinh tế: Tỉ trọng ngành nông nghiệp: 3,0-2,0%; ngành công nghiệp – xây dựng: 49-49,5%; ngành dịch vụ: 48-48,5%.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp và NTTS đến năm 2020 đạt 130 triệu đồng/ha/năm.

+ Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước hàng năm, tăng trung bình 10- 20%/năm.

- Xây dựng, phát triển đô thị + Huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt trên 55.000 tỉ đồng. + Triển khai xây dựng hạ tầng kĩ thuật: 01-02 khu đô thị mới.

+ Xây dựng 02-03 xã trở thành phường.

+ Mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập từ 3-5 xã về TP.

+ Xây dựng xã Song Khê, xã Đồng Sơn đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới. + Tỉ lệ dân số nội thành đạt từ 75-80%.

+ Tỉ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch khu vực nội thành đạt 100%, ngoại thành đạt 80% trở lên.

+ Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nội thành đạt 98%, khu vực ngoại thành đạt 80% trở lên (Thành ủy Bắc Giang, 2015).

4.3.1.3 Thực trạng phát triển TTCN thành phố Bắc Giang

Các kết quả nghiên cứu ở phần 4.1, 4.2 là nghiên cứu quan trọng để đề xuất giải pháp tăng cường phát triển TTCN của thành phố Bắc Giang cho những năm tiếp theo.

Từ kết qủa nghiên cứu ở các phần này kết hợp với ý kiến thảo luận nhóm với cán bộ quản lý các xã, phường và thành phố, tác giả tổng hợp các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức cũng như phân tích kết hợp điểm mạnh với cơ hội và thách thức thể hiện ở bảng swot sau:

Swot S: Điểm mạnh W: Điểm yếu

- Lao động dồi dào - Sản xuất quy mô nhỏ, thủ

- Nguyên liệu tại chỗ rẻ công.

- Sản phẩm đã có nhãn - Liên kết kém hiệu - Chủng loại SP đơn điệu

O: Cơ hội lớn SO: Kết hợp điểm mạnh WO: Kết hợp điểm yếu với cơ

- Nhu cầu thị trường cao với cơ hội các giải pháp hội các giải pháp đề xuất là:

- Có chính sách khuyến đề xuất là: - Quy hoạch khu sản xuất khích phát triển - Tăng cường áp dụng TTCN

- Tiến bộ khoa học công tiến bộ KHKT - Liên kết doanh nghiệp kinh nghệ - Đăng ký bảo hộ thương doanh du lịch hiệu

- Phát triển sản xuất TTCN gắn với du lịch

T: Thách thức lớn ST: Kết hợp điểm mạnh WT: Kết hợp điểm yếu với

- Ô nhiễm môi trường và thách thức các giải thách thức các giải pháp đề

- Cạnh tranh sản phẩm pháp đề xuất là: xuất là: với địa phương khác - Giải quyết ô nhiễm môi - Tăng cường đảm bảo nguồn lực

- Chất lượng sản phẩm trường - Chính sách hỗ trợ phát triển

- Nghiên cứu thị trường TTCN

4.3.2 Định hướng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc

Dựa vào các căn cứ nêu trên, tác giả đề xuất định hướng phát triển TTCN ở

TP Bắc Giang cho những năm tới như sau:

4.3.2.1 Phát triển TTCN theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xác định tầm quan trọng của làng nghề truyền thống trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Bắc Giang đang từng bước khôi phục và thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường Cũng như các làng nghề ở nhiều địa phương khác, trước làn sóng kinh tế thị trường, làng nghề truyền thống của thành phố Bắc Giang gặp rất nhiều khó khăn, đứng trước nguy cơ suy giảm, mai một, biến mất Nguy cơ này bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi, yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn đối với sản phẩm; cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa ngày càng khốc liệt Trong khi đó làng nghề lại thiếu hụt các thế hệ kế cận, nguồn vốn sản xuất, đầu tư công nghệ eo hẹp, các sản phẩm làng nghề thiếu chiến lược đầu tư, kinh doanh, phát triển trong bối cảnh mới khiến cho sản phẩm làng nghề rơi vào cảnh lao đao, mất dần vị thế.Trước thực trạng đó, năm 2013, tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm

2020, tầm nhìn 2030 Theo đó, Bắc Giang khẳng định rõ quan điểm: Làng nghề truyền thống là những làng nghề tồn tại rất lâu đời, có làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm với tên tuổi, bản sắc văn hóa dân tộc Vì thế, trước nguy cơ mai một cần phải khôi phục, một số làng bị suy giảm cần phải được hỗ trợ, bảo tồn.

4.3.2.2 Phát triển TTCN theo quy hoạch

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang (Trang 37)
Bảng 3.1. Diện tích, dân số TP Bắc Giang phân theo các phường, xã năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 3.1. Diện tích, dân số TP Bắc Giang phân theo các phường, xã năm 2015 (Trang 43)
Bảng 3.2. Biến động dân số TP Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 3.2. Biến động dân số TP Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 44)
Bảng 3.4. Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu Chia ra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 3.4. Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu Chia ra (Trang 51)
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất TTCN thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất TTCN thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 56)
Bảng 4.2. Khối lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu sản xuất trên địa bàn thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 4.2. Khối lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu sản xuất trên địa bàn thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 59)
Bảng 4.3. Đặc trưng ở các giai đoạn phát triển của 3 ngành nghề TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 4.3. Đặc trưng ở các giai đoạn phát triển của 3 ngành nghề TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang (Trang 62)
Bảng 4.4. Số hộ và giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các xã, phường đại diện giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 4.4. Số hộ và giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các xã, phường đại diện giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 66)
Bảng 4.5 cho thấy một số đặc trưng chủ yếu về nguyên liệu và nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở 3 làng nghề đại diện trong nghiên cứu - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
Bảng 4.5 cho thấy một số đặc trưng chủ yếu về nguyên liệu và nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở 3 làng nghề đại diện trong nghiên cứu (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w