1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

143 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 434,26 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Những đóng góp mới của luận văn (17)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững (18)
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài (18)
      • 2.1.2. Một số đặc tính sinh học của lợn thịt (27)
      • 2.1.3. Vị trí của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững (28)
      • 2.1.4. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững (30)
      • 2.1.5. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững (32)
      • 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn (36)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (41)
      • 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn thịt bền vững trên thế giới (41)
      • 2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt bền vững tại Việt Nam (42)
      • 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Thuận Thành 34 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (49)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (49)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (51)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (57)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra (57)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (58)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (60)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (61)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (64)
    • 4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành Bắc Ninh (64)
      • 4.1.1. Khái quát về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành 50 4.1.2. Đánh giá phát triển chăn nuôi lợn thịt thông qua khảo sát hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện 59 4.1.3. Đánh giá phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện (64)
    • 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện (94)
      • 4.2.1. Nhân tố khách quan (95)
      • 4.2.2. Nhân tố chủ quan (112)
    • 4.3. Phân tích swot trong chăn nuôi bền vững (116)
    • 4.4. Định hướng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững của huyện trong thời gian tới (119)
      • 4.4.1. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững (119)
      • 4.4.2. Quan điểm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững (120)
      • 4.4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện 105 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (120)
    • 5.1. Kết luận (131)
    • 5.2. Kiến nghị (132)
  • Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................118 (133)
  • Phụ lục .................................................................................................................................................120 (135)

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành Bắc Ninh

4.1.1 Khái quát về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành

4.1.1.1 Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành

Những năm gần đây, cùng với các chính sách phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh cũng có những quan tâm nhất định đối với lĩnh vực này Những chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chăn nuôi lợn nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh thời gian qua, trong đó có huyện Thuận Thành Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh chưa có một chính sách đặc thù nào dành riêng cho phát triển chăn nuôi lợn thịt, do đó, chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung chưa thật sự tạo ra được những bước đột phá.

Bảng 4.1 Tổng hợp một số chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tên chính sách

I Chính sách của Nhà nước

CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng

Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân, hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong

TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của

2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

II Chính sách của địa phương

UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của

UBND ngày 28 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh

UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Nội dung cơ chế thị trường

Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường

Về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020

Về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 -

2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời được hưởng chính sách đặc thù của tỉnh

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn

2014 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015)

4.1.1.2 Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng Đây là một trong những hướng phát triển mũi nhọn của huyện Thuận Thành trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt Các trang trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô vừa và nhỏ dần được hình thành, các hộ chăn nuôi cá thể cũng tăng dần về số lượng đầu con chăn nuôi

Số liệu bảng 4.1 cho thấy tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành giai đoạn 2013 – 2015, cụ thể:

- Về trang trại chăn nuôi lợn thịt (tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT- BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 về việc hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại có quy định về quy mô sản xuất đối với trang trại chăn nuôi lợn thịt phải có thường xuyên từ 100 con trở lên – không kể lợn sữa): năm 2013 toàn huyện Thuận Thành có 9 trang trại chăn nuôi lợn thịt, đến năm 2015 số lượng này là 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt (trong tổng số 19 trang trại trên địa bàn toàn huyện Thuận Thành), tăng thêm 6 trang trại, bình quân trong 3 năm số lượng trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tăng 29,3%/năm

- Về hộ chăn nuôi lợn thịt: trong 3 năm, số lượng hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân 13,8%/năm, trong đó: hộ có quy mô lớn có tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm, hộ có quy mô vừa có tốc độ tăng bình quân 7,3%/năm và hộ có quy mô nhỏ có tốc độ tăng bình quân 25,7%/ năm Đến hết năm 2015, toàn huyện Thuận Thành có tổng số 838 hộ chăn nuôi lợn thịt, trong đó có 252 hộ chăn nuôi lợn thịt có quy mô lớn, chiếm tỷ lệ 30%, hộ chăn nuôi lợn thịt có quy mô vừa có 360 hộ, chiếm tỷ lệ 43% và hộ chăn nuôi lợn thịt có quy mô nhỏ có 226 hộ, chiếm tỷ lệ 27% trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Bảng 4.2 Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành (2013 – 2015)

Năm Tốc độ phát triển (%)

1 Trang trại chăn nuôi lợn Trang trại 9 11 15 122,2 136,4 129,3

2 Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ 647 717 838 110,8 116,9 113,8

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2013 - 2015)

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành năm 2015

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2015)

Như vậy, qua số liệu trên cho thấy, số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn thịt (bao gồm các trang trại và hộ chăn nuôi) trên địa bàn huyện Thuận Thành trong những năm gần đây có xu hướng tăng qua các năm, riêng đối với quy mô chăn nuôi hộ gia đình, hộ có quy mô chăn nuôi lớn có xu hướng chiếm thị phần ngày một nhiều hơn.

4.1.1.3 Thực trạng phát triển đàn lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành

Trong những năm qua, phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành đã nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương tạo động lực cho người chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi Số lượng đàn lợn thịt trên địa bàn huyện liên tục tăng qua các năm (chi tiết tại bảng 4.2).

- Tại các trang trại chăn nuôi lợn: với 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt trong năm 2015 có tổng số đầu con là 5.825 con, tăng 1.730 con so với năm 2013, bình quân mỗi năm tăng 19,3%/năm về số lượng đầu con; trong đó trang trại lớn nhất có quy mô chăn nuôi là 400 con/năm.

- Tại các hộ chăn nuôi lợn thịt: năm 2013 với 647 hộ chăn nuôi có số lượng đầu con là 102.375 con, bình quân mỗi hộ có số lượng đầu con là 158 con/năm, đến năm 2015 số lượng đầu con trong toàn huyện là 156.632 con trên tổng số 838 hộ chăn nuôi lợn thịt, bình quân mỗi hộ có số lượng đầu con là

187 con/năm So với năm 2013, đến năm 2015 số lượng đầu con tăng thêm là 54.257 con, bình quân mỗi năm tăng 23,7%/năm.

Bảng 4.3 Tình hình phát triển về số đầu lợn thịt chăn nuôi theo từng loại quy mô sản xuất ĐVT: con

Năm Tốc độ phát triển (%)

1 Trang trại chăn nuôi lợn 4.095 4.920 5.825 120,1 118,4 119,3

2 Chăn nuôi quy mô hộ

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2013-2015)

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu số lượng đàn lợn thịt chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình năm 2015

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2015) Như vậy, qua số liệu cho thấy, trong những năm gần đây, các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành đang dần mở rộng quy mô chăn nuôi, số lượng đầu con liên tục tăng qua các năm, điều này cho thấy, hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân

4.1.1.4 Phát triển các hình thức chăn nuôi lợn thịt a Về hình thức chăn nuôi

* Chăn nuôi trong các hộ gia đình

Chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành phát triển theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu Thực tế cho thấy, chăn nuôi theo mô hình hộ nhỏ lẻ là kém hiệu quả nên đang có xu hướng giảm chuyển dần sang hình thức chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện

CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.2.1 Nhân tố khách quan a Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi Để phát triển chăn nuôi lợn thịt, các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giống, quy trình sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi Cụ thể như sau:

- Các chủ trương, chính sách của Trung ương

Nhận thấy vị trí quan trọng của ngành chăn nuôi lợn trong cơ cấu kinh tế đất nước, ngay trong những năm sau đổi mới, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn nói chung được đưa vào thực tiễn sản xuất; từ chỉ thị 100 của Ban bí thư về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn Cụ thể đối với phát triển chăn nuôi; người nông dân đã chuyển từ việc số lượng ít sang hướng chăn nuôi trang trại, gia trại.

Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp (Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính Trị).

- Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường (Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ).

- Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường (Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ).

- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp

Những năm gần đây quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra là từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển chăn nuôi đặc biệt là chú ý đến chăn nuôi lợn một ngành sản xuất truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi Về vấn đề này đã được thể hiện rõ trong các Thông tư, Nghị định, Quyết định của Chính phủ như: Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược chăn nuôi quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân Nội dung của Quyết định này chủ yếu là tạo điều kiện cho nông dân trong vấn đề đầu vào như ưu đãi vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông đối với doanh nghiệp nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào cuộc với người dân trong việc chăn nuôi, thu gom, chế biến và xuất khẩu Song song với việc đó, Bộ thương mại cũng tìm cách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xuất khẩu thịt lợn duy trì thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới

- Chủ trương, chính sách của địa phương

Các tổ chức, cá nhân đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước Đối với các chính sách chưa có trong các chương trình mục tiêu quốc gia thì được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và các chương trình mục tiêu khác, như sau: Hỗ trợ về công tác thú y, hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống, hỗ trợ lãi xuất ngân hàng vay mua con giống, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu chăn nuôi tập chung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung… được thể hiện ở các quyết định: Quyết định số 1497/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 8 năm

2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc phê duyệt Đề án phát triển sẩn xuất giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020”; Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Thành khóa XXIV về Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011 – 2015

Tổng quan các chính sách chủ yếu ở trên cho thấy các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã có sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách cho phát triển chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bền vững nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

* Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt trên các phương diện như:

Sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các hộ gia đình

Hiện nay trên địa bàn huyện, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đang từng bước được hoàn thiện Hệ thống giao thông đường huyện đã được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho quá trình vận chuyển lưu thông sản phẩm chăn nuôi.

Việc phát triển một cách tự phát thiếu quy hoạch của một số hộ trong chăn nuôi đã gây trở ngại tới quá trình phát triển chăn nuôi lợn và gây ảnh hưởng tới kết quả của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Huyện Thuận Thành đang có những sự vươn mình về phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên theo đánh giá của các hộ gia đình thì về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình chăn nuôi thì vẫn còn một số bất cập: Hệ thống điện đôi khi vẫn còn chưa ổn định để phục vụ tốt cho lĩnh vực chăn nuôi, hệ thống thủy lợi còn yếu kém và chưa phát huy hết tiềm năng, hệ thống giao thông thôn xóm nhỏ và nhiều đoạn chất lượng đường làng ngõ xóm vẫn còn kém Vì vậy, cần có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý, đồng thời chính quyền xã cần kết hợp với các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn để tìm ra hướng đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững một cách hiệu quả nhất.

Phân tích swot trong chăn nuôi bền vững

Tiến hành phân tích ma trận SWOT để thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong việc phát triển chăn nuôi gia súc tại huyện Thuận Thành từ đó có sự kết hợp để tạo ra thế mạnh trong chăn nuôi gia súc của huyện

Bảng 4.23 Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi gia súc tại huyện Thuận Thành

OT Cơ hội (Opportunities) Các nguy cơ (Threats)

O 1 Huyện có quy hoạch các trang trại chăn nuôi T 1 Sản phẩm thịt gia súc của huyện Thuận Thành gia súc tập trung phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở các

O 2 Nhu cầu thực phẩm thịt gia súc trên địa bàn huyện lân cận như Tiên Du, Quế Võ. huyện ngày càng cao T 2 Hiện nay nguồn dịch bệnh như tụ huyết trùng, lở

O 3 Thị trường tiêu thụ rộng lớn, mức tiêu thụ ngày mồm long móng ngày càng gia tăng gây khó khăn

SW càng tăng trong công tác phòng chống dịch bệnh của địa

O 4 Gần các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ phương. thuật Sức mạnh (Strengths) S 1 , O 1 Quy hoạch các trang trại chuyên chăn nuôi S 1 , S 2 , T 1 Phối hợp với các huyện về tổ chức lớp tập

S 1 Sản phẩm Thịt gia súc đa dạng Sản phẩm được tiêu thụ gia súc huấn chăn nuôi gia súc bền vững trên địa bàn trong thị trường gần và lớn S 2 , S 4, O 2 Đầu tư xây dựng nhiều trang trại chuyên huyện.

S 2 Diện tích trang trại chăn nuôi gia súc ngày càng mở rộng chăn nuôi gia súc.

S 2 Người chăn nuôi có kinh nghiệm và có khả năng tiếp thu S 3, O 1 Tổ chức nhiều loại hình chăn nuôi gia súc S 2 , T 2 Tăng cường chỉ đạo giám sát từ khâu chăn các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc trên địa bàn huyện nuôi đến khâu tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo vệ

S 4 Cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, nhà lưới khá S 3 , O 3 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ: chợ đầu mối, sinh an toàn thực phẩm. phát triển chợ bán lẻ, cửa hàng, siêu thị có sản phẩm thịt gia

Các mặt yếu (Weaknesses) súc W 1 , W 3 , T 1 Cơ quan phòng NN&PTNT huyện, chi

W 1 Sản phẩm làm ra còn nhiều tác động của thị trường và W 1 , O 4 Tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ cục chăn nuôi tập huấn kỹ thuật kiểm tra giám sát vẫn chưa chủ động được nguồn tiêu thụ sản phẩm W 2 Hệ kỹ thuật và giống mới đưa vào chăn nuôi chất lượng sản phẩm thịt gia súc trong quá trình thống thông tin chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ W 2 , O 2 Phát triển hệ thống thông tin thị trường chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm ở huyện Thuận

W 3 Hệ thống chợ và siêu thị phân bố, vị trí dành cho bán sản W 3 , O 3 Quy hoạch, xây dựng mạng lưới chợ, siêu Thành. phẩm chăn nuôi còn ít và khuất chưa hợp lý thị và các kênh phân phối hợp lý.

W 4 Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã thu hẹp diện W 5 , O 2 , O 3 Liên kết chăn nuôi các trang trại trên W 5 , T 2 Phối hợp với các huyện lân cận quy hoạch tích đất cho trang trại chă nuôi gia súc địa bàn với nhau để tạo ra 1 chuỗi sản phẩm chăn các trang trại chăn nuôi, kiểm soát thực hiện quy

W 5 Khả năng tự cung cấp sản phẩm thịt sạch còn thấp, chưa nuôi an toàn, có chất lượng tốt để cạnh tranh trên trình sản xuất và chất lượng sản phẩm thịt cung cấp có sự đồng bộ, chuyên môn hóa giữa người chăn nuôi và thị trường trong và ngoài tỉnh cho địa phương. người tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định rằng, đánh giá phát triển sản xuất và tiêu thụ là một hướng đi đúng trong xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xu hướng hội nhập và phát triển, đưa nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Với chăn nuôi và tiêu thụ lợn cũng vậy, nhất là ở huyện, chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt đã và đang góp phần to lớn trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải quyết việc làm cho lao động phụ, và công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Qua đánh giá và phân tích thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt của huyện và ở các hộ chăn nuôi, ta có thể thấy được những tiềm năng, cơ hội và các khó khăn trong việc chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt của địa phương Công cụ SWOT dưới đây được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra định hướng và các giải pháp chiến lược trong phát triển chăn nuôi lợn thịt và tiêu thụ lợn thịt của huyện trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tóm lại:

- Điều kiện tự nhiên của huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi lợn thịt

- Lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi lợn thịt

- Là huyện nông nghiệp nên lượng phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh lớn, có thể phục vụ phần nào thức ăn cho chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí

- Công tác thú y được chú trọng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phòng chữa bệnh cho đàn lợn trên địa bàn.

- Các hộ chăn nuôi lợn thịt vẫn còn khá nhiều diện tích đất chưa sử dụng, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt giúp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Phát triển chăn nuôi chăn nuôi lợn thịt gắn với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Định hướng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững của huyện trong thời gian tới

4.4.1 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Khuyến khích các hộ tập trung phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa Hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi nhằm nhanh chóng chuyển đổi từ lối chăn nuôi theo kinh nghiệm là chính sang chăn nuôi có kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người lao động Giải quyết tốt các vấn đề về dinh dưỡng và thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt Đẩy mạnh hơn nữa công tác Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững, hiệu quả cao Cùng với đó là sự quan tâm đến cơ sở tiêu thụ, chế biến để đáp ứng tốt nhu cầu an toàn thực phẩm của thị trường; Áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào chăn nuôi lợn thịt, sử dụng các loại giống tốt để tăng kinh tế hộ chăn nuôi, chủ động phòng tránh dịch bệnh, thiên tai, có các biện pháp chuẩn bị tốt để đảm bảo chất lượng và số lượng lợn thịt không bị sụt giảm

4.4.2 Quan điểm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở huyện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.

Trong thời gian tới huyện Thuận Thành cần phải xác định phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững là nhiệm vụ cấp bách, đóng vai trò quan trọng hàng đầu của ngành chăn nuôi, từ đó từng bước nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn thịt.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững của huyện phải dựa trên cơ sở huy động và sử dụng đầy đủ, đồng bộ các nguồn lực có trên địa bàn, đảm bảo cho các nguồn lực được khai thác một cách hiệu quả, đảm bảo tính hướng bền vững trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở huyện cần gắn kết chặt chẽ với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

4.4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện

4.4.3.1 Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt

Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài và quan trọng nhất, cần phải nhanh chóng thực hiện cho mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững.

Khuyến khích, tuyên truyền vận động các hộ nông dân chăn nuôi ra khu chăn nuôi tập trung, chuyển một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại, trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi lợn.

Các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn có thêm đất sản xuất bằng cách giao đất, thuê đất theo quy định của phát luật về đất đai.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung và các cơ sở sản xuất – chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…

Bảng 4.24 Dự kiến quy hoạch phát triển số lượng đơn vị chăn nuôi và đầu con lợn thịt ở huyện Thuận Thành từ 2016-2020

1 Tổng số đơn vị chăn nuôi lợn thịt

1.1 Chăn nuôi quy mô hộ gia đình

1.2 Chăn nuôi quy mô trang trại

2 Quy mô đàn lợn thịt

2.1 Chăn nuôi quy mô hộ gia đình

2.2 Chăn nuôi quy mô trang trại

TH KH 2018 KH KH 2018/ KH 2020/

Nguồn: Tác giả và các chuyên gia (2015)

Cần tăng quy mô diện tích đất chăn nuôi lợn thịt cho mỗi hộ, trang trại Đối với hộ tăng thêm từ 0,5–0,8 ha, đối với trang trại tăng thêm từ 1,2-1,5 ha để phục vụ sản suất Muốn vậy cần:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến sản phẩm từ thủy sản

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt được giao đất phát triển theo quy hoạch Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất

- Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, cho hộ gia đình, tổ chức cá nhân để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn thịt.

- Huyện cần lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản và tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại nhân diện rộng Có như vậy mới phát triển bền vững về mặt số lượng các hộ, trang trại chăn nuôi lợn thịt.

* Về công tác tổ chức quản lí: đây là khâu quan trong, các xã thị trấn cần có ban chỉ đạo quản lí, với các vùng nuôi tập trung có thể thành lập các HTX, nâng cao vai trò của các tổ chức cộng đồng như hội nuôi tôm, hội nghề cá…

- Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ về kỹ thuật khai thác, chế biến, chăn nuôi lợn thịt cần xây dựng một số mô hình trình diễn đặc trưng cho từng vùng đất khác nhau chú trọng các cuộc hội thao đầu bờ, thao tác thực tế, có sự tổng kết đúc rút kinh nghiệm cụ thể.

4.4.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển chăn nuôi lợn thịt

Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”,tôi rút ra một số kết luận sau:

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững, luận văn đã đề cập đến một số khái niệm về chăn nuôi lợn thịt, phát triển kinh tế và phát triển chăn nuôi lợn thịt, đặc điểm của sản xuất chăn nuôi lợn thịt, vai trò phát triển chăn nuôi lợn thịt, đồng thời luận văn đã chỉ rõ nội dung của việc phát triển chăn nuôi lợn thịt, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chăn nuôi lợn thịt và trình bày hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn thịt Luận văn đã hệ thống được cơ sở thực tiễn trên thế giới và trong nước về phát triển chăn nuôi lợn thịt hiện nay.

2 Khẳng định việc nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững là có ý nghĩa lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường vì:

Về mặt kinh tế chăn nuôi lợn thịt tối ưu hóa được lợi nhuận hơn chăn nuôi lợn thịt truyền thống ở chỗ giá trị hàng hóa cao hơn Nhu cầu về sản phẩm lợn thịt ngày càng tăng, tạo nên lượng cầu lớn mà hiện tại lượng cung chưa đáp ứng được Điều này tạo tiền đề to lớn để phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu Bên cạnh đó chăn nuôi lợn thịt bền vững ít có tính rủi ro về dịch bệnh, người chăn nuôi có thể tiết kiệm được chi phí thú y, chữa bệnh

Về mặt xã hội chăn nuôi lợn thịt bền vững tạo công việc và thu nhập ổn định cho các lao động tại địa phương Giúp phần không nhỏ trong giảm tỷ lệ các hộ nghèo và dần nâng cao đời sống của người dân Chăn nuôi lợn thịt bền vững cũng đảm bảo tính ổn định trong cơ cấu lao động tại địa phương, đặc biệt những khoảng thời gian nông nhàn.Vừa tạo thu nhập vừa tránh tình trạng lao động không có việc làm dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Về mặt môi trường chăn nuôi lợn thịt bền vững có ưu thế hơn hẳn so với chăn nuôi thông thường Các chất thải trong chăn nuôi được xử lý thành khí gas thông qua hệ thống hầm biogas, tạo thành nguồn nhiên liệu khí đốt phục cuộc sống của người dân Bên cạnh đó đảm bảo về vệ sinh nguồn nước, không khí, đất đối với cộng đồng dân cư trên địa bàn Chăn nuôi lợn thịt bền vững cũng giảm thiểu việc bùng nổ dịch bệnh Hạn chế tối đa một số bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người như bệnh lỵ, tụ huyết trùng

3 Giải pháp luận văn đưa ra để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Thuận Thành:

1) Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt 2) Huy động, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển chăn nuôi lợn thịt 3) Áp dụng công nghệ chăn nuôi 4) Tổ chức tốt mạng lưới thị trường 5) Tăng cường liên kết và hài hòa lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn thịt 6) Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường.

Kiến nghị

Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp liên quan, gắn kết chặt chẽ đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Để thực hiện các giải pháp trên nhằm Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 5.2.1 Với Nhà nước

- Đảng và Nhà nước cần quan tâm, chú trọng hơn nữa đến việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi lợn thịt và tiêu thụ sản phẩm như hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, chi phí xây dựng chuồng trại cho người nghèo, hỗ trợ công tác cải tạo đàn lợn và đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển chăn nuôi lợn thịt, hỗ trợ 100% tiêm phòng cho đàn lợn

- Tạo điều kiện cho người chăn nuôi lợn thịt vay vốn ưu đãi để phát triển đàn lợn với thời gian cho vay dài hạn, mức vay phù hợp với năng lực và quy mô chăn nuôi mà hộ có thể.

5.2.2 Với Chính quyền các cấp

- Cần có sự chỉ đạo và quy hoạch việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, kết hợp cùng với việc quy hoạch thức ăn chăn nuôi lợn thịt, quy hoạch tốt việc chế biến, giết mổ.

- Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông và công tác thú y đến từng hộ chăn nuôi lợn thịt Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm khuyến nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt đến người dân Ngoài ra cần làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài

- Tăng cường kiểm tra, rà soát và hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 49)
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành giai đoạn 2013 – 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 53)
Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động (Trang 54)
Bảng 4.2. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành (2013 – 2015) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành (2013 – 2015) (Trang 67)
Bảng 4.3. Tình hình phát triển về số đầu lợn thịt chăn nuôi theo từng loại quy mô sản xuất - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.3. Tình hình phát triển về số đầu lợn thịt chăn nuôi theo từng loại quy mô sản xuất (Trang 68)
Bảng 4.6. Nguồn chất thải và biện pháp xử lý trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6. Nguồn chất thải và biện pháp xử lý trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành (Trang 73)
Bảng 4.8. Quy mô chăn nuôi lợn thịt trong các hộ điều tra năm 2015 Trang Nhóm hộ chăn nuôi - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8. Quy mô chăn nuôi lợn thịt trong các hộ điều tra năm 2015 Trang Nhóm hộ chăn nuôi (Trang 77)
Bảng 4.9. Phương thức chăn nuôi lợn thịt ở các nhóm đối tượng khảo sát - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9. Phương thức chăn nuôi lợn thịt ở các nhóm đối tượng khảo sát (Trang 78)
Bảng 4.10 Chi phí chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10 Chi phí chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra năm 2015 (Trang 79)
Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra năm 2015 (Trang 83)
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thuân Thành - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thuân Thành (Trang 84)
Bảng 4.12. Tình hình thu nhập bình quân các nhóm hộ điều tra năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.12. Tình hình thu nhập bình quân các nhóm hộ điều tra năm 2015 (Trang 85)
Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra (Trang 88)
Bảng 4.14. Năng suất chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.14. Năng suất chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2015 (Trang 89)
Bảng 4.15. Số lượng lao động thu hút trong chăn nuôi lợn thịt tại Thuận Thành (Bình quân trên 1 đơn vị sản xuất) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.15. Số lượng lao động thu hút trong chăn nuôi lợn thịt tại Thuận Thành (Bình quân trên 1 đơn vị sản xuất) (Trang 91)
Bảng 4.17. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.17. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra (Trang 94)
Đồ thị 4.3. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
th ị 4.3. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra (Trang 101)
Bảng 4.19. Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19. Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra (Trang 103)
Bảng 4.20. Công tác tiêm phòng và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2015 Qui mô - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.20. Công tác tiêm phòng và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2015 Qui mô (Trang 106)
Bảng 4.21. Tình hình tham gia đào tạo kỹ thuật chăn nuôi của các hộ chăn nuôi ở huyện Thuận Thành - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.21. Tình hình tham gia đào tạo kỹ thuật chăn nuôi của các hộ chăn nuôi ở huyện Thuận Thành (Trang 112)
Bảng 4.22. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (Bình quân hộ năm 2015) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.22. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (Bình quân hộ năm 2015) (Trang 115)
Bảng 4.23. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi gia súc tại huyện Thuận Thành - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.23. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi gia súc tại huyện Thuận Thành (Trang 117)
4- Hình thức mua vật tư chăn nuôi: - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
4 Hình thức mua vật tư chăn nuôi: (Trang 136)
8- Hình thức bán: - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
8 Hình thức bán: (Trang 137)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w