CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về trang trại
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về trang trại và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về trang trại và kinh tế trang trại Tùy vào mục tiêu nghiên cứu khác nhau mà các học giả đưa ra các quan điểm khác nhau Để hiểu rõ khái niệm về trang trại trước hết cần phân biệt thuật ngữ trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm khác nhau không đồng nhất Có nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau về trang trại.
Theo tác giả Nguyễn Đình Hương “Trang trại là loại hình sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh” Ngoài ra phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường (Nguyễn Đình Hương, 2000).
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý: để tổ chức lại quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mọi người tham gia (Nguyễn Điềm và cs., 1993).
Như vậy từ những quan điểm trên ta có thể khái quát trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ yếu, và là một đơn vị kinh doanh nông nghiệp được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân, sản phẩm hàng hóa bao gồm nông, lâm, thuỷ sản Với nguồn lực sẵn có của gia đình nhằm mở rộng quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất và có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ.
Như vậy, nói trang trại là bao hàm về mặt kinh tế của trang trại Ngoài mặt kinh tế, còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và mặt môi trường Sự kết hợp hài hoà ba mặt này sẽ bảo đảm cho kinh tế trang trại phát triển bền vững và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực Mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại được trình bày qua sơ đồ.
Mối quan hệ ba mặt cơ bản của TT
Hình 2.1 Mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại (KTTT) là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển Song đối với nước ta đang còn là một vấn đề mới, do nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại là điều không thể tránh khỏi Tìm hiểu các khái niệm về kinh tế trang trại đã được đưa ra trong những năm qua, tuy nhiên các ý kiến chưa có sự thống nhất Để góp phần làm rõ thêm khái niệm về kinh tế trang trại chúng tôi đề cập một số khái niệm sau: Đối với các quan điểm trong nước, các nhà khoa học đã có những nhận xét về kinh tế trang trại như sau: Theo khái niệm của PGS.TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hóa dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội,được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường được nhà nước bảo hộ theo luật định” (Lê Trọng, 2000).
Theo ông Trần Tác, Phó Vụ trưởng - Vụ Kinh tế Trung ương Đảng cho rằng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông, lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn Có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa các thành tựu khoa học, công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá, tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao” (Trần Tác, 2001).
Theo PGS.PTS Lâm Quang Huyên, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho rằng: “Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi phương thức này thay thế phương thức sản xuất phong kiến Trang trại được hình thành các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường” (Lâm Quang Huyên, 2002).
Từ các quan điểm trên đây và theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại thống nhất như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”.
Khái niệm này đã chỉ ra tương đối khá đầy đủ, nêu ra được cơ sở, chức năng, hình thức sản xuất của trang trại Tuy nhiên, ở mỗi nước trong từng giai đoạn cụ thể, do trình độ phát triển cụ thể của nền kinh tế mà những đặc điểm trên có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau Ở nước ta, nền nông nghiệp đang trên bước đầu chuyển từ nền nông nghiệp nửa tự nhiên sang nền nông nghiệp hàng hóa.
2.1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế trang trại
Trong kinh tế: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung,2008).
Như vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế xã hội Đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
Tóm lại: Sự phát triển KTTT là biểu hiện bằng sự gia tăng quy mô trang trại cả về chiều rộng và bề sâu Về bề rộng chính là sự gia tăng về số lượng trang trại ở một vùng nào đó Về bề sâu là vẫn giữ nguyên số lượng trang trại nhưng tăng quy mô mỗi trang trại thông qua quá trình hợp tác, liên kết giữa các trang trại với nhau, hoặc tăng cường năng lực sản xuất của mỗi trang trại như đầu tư thêm vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Phát triển trang trại phải công nghiệp chế biến, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các cấp, ngành, doanh nghiệp với chủ trang trại nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.
2.1.2 Vai trò và đặc điểm của phát triển kinh tế trang trại
2.1.2.1 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại a Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp lên công nghiệp hoá hiện đại hoá
KTTT là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là nhân tố mới trong nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển qua sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng và đã tạo ra khối lượng lớn về nông sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Sản phẩm được làm ra theo yêu cầu của thị trường từ đó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại phát triển. Để nâng cao hiệu quả các trang trại phải nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Muốn vậy các trang trại phải biết đầu tư qui mô sản xuất hợp lý, đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị, tăng cường quản lý, như vậy kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn Do đó đòi hỏi các trang trại phải sử dụng máy móc để sản xuất, cơ giới hoá khâu làm đất và vận chuyển sản phẩm, cơ giới hoá khâu thu hoạch, khâu bơm nước tưới, chủ động nguồn nước tưới, điện Như vậy, KTTT đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất hàng hoá lớn ( Lê Trường Sơn (1996).
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước Châu Âu
Trang trại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá của các nước Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển Vào cuối thế kỷ XVII, cuộc cách mạng tư sản đã phá bỏ triệt để các bãi chăn thả gia súc công và các cơ chế có lợi cho nông dân nghèo nên thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất và làm phá sản các nông trại nhỏ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi diện tích bình quân một nông trại tăng lên 36 ha nhưng các nông trại nhỏ có diện tích dưới 5 ha vẫn chiếm đa số (Trần Đức, 1995).
Hiện nay ở Mỹ có khoảng 2,2 triệu trang trại, trong đó có 1,54 triệu trang trại gia đình chiếm 87% Lực lượng này đã sản xuất hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của thế giới, xuất khẩu 40 - 50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu tương, Diện tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 10ha/trang trại Lao động làm thuê trong các trang trại ở Mỹ rất ít Loại trang trại nhỏ thu nhập dưới 100.000 USD/năm không thuê lao động Các trang trại có thu nhập từ 100.000 -
500.000 USD/năm cũng chỉ thuê 1 - 2,5 lao động Các trang trại gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp năm 1990 đủ nuôi 80 người (Trần Đức, 1995). Ở Pháp khối lượng nông sản hàng năm gấp 2,2 lần nhu cầu nội địa đã được cung cấp bởi 980.000 trang trại ở Pháp hiện nay Tỷ suất hàng hoá và hạt ngũ cốc là 95%, thịt sữa 70 - 80% Quy mô diện tích bình quân của trang trại ở
Pháp là 29,2 ha, 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất, 30% trang trại phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ (Đào Thế Tuấn, 1997).
Nhìn chung đối với các nước Châu âu việc phát triển kinh tế trang trại có những bước tiến đáng kể và được hình thành từ rất sớm qua đó đem lại những bài học cho việc phát triển kinh tế trang trại tại các nước đang phát triển.
+ Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trang trại gia đình vì nó phát huy thế mạnh vốn có của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới lại cho phép đi đến kết luận: chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài.
+ Trong các giai đoạn ban đầu kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ từng bước đi vào chuyên môn hoá.
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai ở các nước châu Á như Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan diện tích các trang trại nhỏ nhưng hiệu quả sản xuất lại rất lớn.
2.2.1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước Châu Á
Tại các nước Châu á kinh tế trang trại chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Châu Âu về quy mô và số lượng trang trại. Ở Nhật Bản, trang trại có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội Nhật Bản có xu hướng mở rộng quy mô trang trại lên từ 10-
20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được Năm 1970 Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại (Nguyễn Điền và Trần Đức, 1993). Ở Đài Loan năm 1970 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,21 ha/ trang trại. Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90 ha/trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân là 1,20 ha/trang trại Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5-1 ha chiếm 34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6% Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđonesia, Malaixia…đang trong quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tích bình quân của trang trại (Nguyễn Điền và Trần Đức, 1993). Ở Malaisia, để phát triển các vùng cây công nghiệp xuất khẩu, chính phủ đã tổ chức đưa hàng vạn hộ nông dân đến lập nghiệp theo phương thức trang trại trồng cao su, cọ dầu xuất khẩu Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước và sau đó mới đưa các hộ nông dân tự nguyện đến các địa bàn mới, lập trang trại, được giao đất và cho vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật, cung cấp vật tư sản xuất và bao tiêu chế biến sản phẩm (Nguyễn Điền và Trần Đức, 1993).
Từ những kinh nghiệm chung trên đây, đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải suy nghĩ để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của nước ta.
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại và những bài học kinh nghiệm tại một số địa phương ở Việt Nam
2.2.2.1 Quá trình hình thành kinh tế trang trại tại Việt Nam
Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý, Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhau như
“Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủ nông, chủ Tây Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền, cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người, súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày là chính Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước và nước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế Hình thức trang trại ở dạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê và những cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng (Hội khoa học kinh tế Việt Nam,1999).
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, từ khi thực hiện theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả nước Bước sơ khai của kinh tế trang trại trong giai đoạn này chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển (Đoàn Quang Thiệu, 2001).
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện thuận thành
Thuận Thành là một trong 7 huyện thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng Nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên Trong tương lai, Thuận Thành sẽ trở thành một đô thị lớn của vùng Nam sông Đuống với chuẩn đô thị loại 4 là thị xã vệ tinh của thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội với cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, các KCN, cụm công nghiệp được đồng bộ về giao thông, thương mại và các dịch vụ đi kèm nhằm thúc đẩy đầu tư.
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Thuận Thành
Nguồn: UBND huyện Thuận Thành (2014)
Huyện Thuận Thành có diện tích tự nhiên là 11.783,41 ha, có 18 xã, thị trấn Trong đó:
Phía Bắc giáp 2 huyện: Tiên Du và Quế Võ Phía Nam giáp huyện VănLâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương; Phía Đông giáp huyệnGia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh; Phía Tây giáp huyện Gia Lâm - Hà Nội.
Huyện có Thị trấn Hồ là trung tâm thị trấn của huyện nằm cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: TL282 tuyến Keo - Cao Đức đã được nâng cấp thành Quốc lộ 17, TL283 tuyến Hồ - Song Liễu, có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển Có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh) với Quốc lộ 5 Việc đầu tư xây dựng cầu Hồ và mở rộng nâng cấp Quốc lộ 38 đã trở thành tuyến đường chiến lược thông thương với Hải Dương và đặc biệt là thành phố Hải Phòng, nơi có cảng biển quốc tế và các khu công nghiệp tập trung (Báo cáo UBND huyện Thuận Thành ,2014).
Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường xá phục vụ cho dân sinh kinh tế (UBND huyện Thuận Thành, 2014).
Biểu đồ 3.1 Nhiệt độ không khí (0C) và số giờ nắng trung bình năm 2015
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2015 Nhiệt độ: Nhìn chung vùng nghiên cứu có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm là 23,9 0C Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng
VI, VII và tháng VIII, nhiệt độ trung bình ba tháng này dao động trong khoảng29,2 độC Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 14 độ C đến 18 độ C.
Nắng: Số giờ nắng trung bình tỉnh Bắc Ninh khoảng từ 1.200 đến 1.600 giờ mỗi năm Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII đến tháng VIII, trung bình số giờ nắng mỗi tháng khoảng 170 giờ Tháng ít nắng nhất từ tháng I đến tháng III, trung bình chỉ từ 30 đến 50 giờ mỗi tháng Nhiệt độ và số giờ nắng thể hiện qua biểu đồ 3.1
Gió: Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5 - 2,5 m/s Độ ẩm: Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80 - 90%, trong khi vào các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70 - 80% thể hiện qua biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2 Lượng mưa tương đối trung bình tháng năm 2015 tại Bắc Ninh
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2015) Mưa: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng VII và tháng VIII, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm từ 35% tổng lượng mưa năm, lượng mưa tháng của các tháng này đều từ 200 - 300 mm/tháng, số ngày mưa lên tới 15 - 20 ngày trong đó có tới 9 - 10 ngày có mưa dông với tổng lượng mưa đáng kể Hai tháng ít mưa nhất đó là tháng XII và tháng I, tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm 2,3% tổng lượng mưa năm, thậm chí có nhiều tháng không gây mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng Lượng mưa trung bình nhiều năm cũng tương đối đồng nhất với lượng mưa hàng năm, chỉ dao động quanh mức 1.400 mm/năm.
Biểu đồ 3.3 Lượng mưa trung bình tháng huyện Thuận Thành 2017
Nguồn: UBND huyện Thuận Thành (2017)
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội trong huyện
3.1.2.1 Tình hình dân cư, lao động a Về dân số
Tổng dân số toàn huyện Thuận Thành là 160.064 người; tổng số sinh 2.755 người, giảm 125 người, mật độ dân số khá cao, đạt 1.281 người/km2 (mật độ dân số trung bình của cả tỉnh Bắc Ninh khoảng 1.226 người/km2, của vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 910 người/km2 và cả nước 250 người/km2.
Bảng 3.1 Dân số trung bình huyện Thuận Thành giai đoạn 2010 - 2016 Đơn vị: Người
Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Tổng sản phẩm địa phương GRDP trong năm 2017 đạt gần 4.740 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 9,4%, tăng 0,1% so với năm 2016 Trong đó giá trị tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,17%%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng
11,1%, khu vực dịch vụ tăng 11,1% Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, khu vực nông, lâm thủy sản chiếm 11,3%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm
43,4%, dich vụ chiếm 45,3% Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 6.272 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2016.
Tính đến hết năm 2017 tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng, chiếm 89,6%, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn 10,3% (UBND huyện Thuận
Thành, 2017) Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37 triệu đồng, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2015, vượt kế hoạch đề ra.
- Nghành chăn nuôi, thủy sản
+ Chăn nuôi: Hiện nay, tập quán chăn nuôi trên địa bàn huyện dần thay đổi sang hình thức chăn nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp Số hộ chăn nuôi với số lượng lớn ngày càng nhiều Số trang trại trong những năm gần đây trên địa bàn huyện tăng nhanh. Đàn trâu, bò có xu hướng tăng từ năm 2013 đến nay Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm 2012-2016, ở mức từ 82.780 con năm 2012 tăng lên 85.770 con năm 2016 Sang năm 2017 do giá lợn giảm mạnh do đó tổng đàn lợn trên toàn huyện giảm xuống còn 55.519 con.
Bảng 3.2 Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2012-2017
Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Đàn gia cầm
(con) (con) (con) (nghìn con)
Nguồn: UBND huyện Thuận Thành (2012-2017)
+ Thủy sản: Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tế Giai đoạn 2013-2017 diện tích thủy sản giảm xuống từ 545ha xuống 509,7ha năng suất cá nuôi tăng, sản lượng nuôi trồng và khai thác tăng từ
Bảng 3.3 Diện tích, sản lượng thủy sản huyện giai đoạn 2013-2017
Diện tích nuôi trồng (ha) 545 545 545 545 509,7
Sản lượng thủy sản ( tấn) 3.088 3.096 3.301 3.565 5.533,4
Nguồn: UBND huyện Thuận Thành (2013-2017) Với việc phát triển diện tích nuôi thủy sản với mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống Sản lượng thủy sản tăng đáng kể.
- Ngành công nghiệp, thương mai và dịch vụ
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2013 đạt hoảng 1.595 tỷ đồng năm 2014 đạt 2.559 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.668 tỷ đồng Tính đến năm 2017 ước đạt 4.293,5 tỷ đồng
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 53 1 Khái quát tình hình nông nghiệp trên địa bàn huyện
BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
4.1.1 Khái quát tình hình nông nghiệp trên địa bàn huyện a Lĩnh vực trồng trọt
Trong 3 năm gần đây từ 2014 - 2016 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành có nhiều bước chuyển biến Tổng diện tích đất trồng trọt sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi theo định hướng phát triển kinh tế chung toàn huyện Bên cạnh đó thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất bằng lợi thế từ các nguồn lực của huyện.
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất trồng trọt của huyện Thuận Thành
Sản xuất nông Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
DT NS SL DT NS SL DT NS SL nghiệp
(ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn)
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (2016)
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND huyện Thuận Thành Sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đã có những bước thay đổi đáng kể từ quy mô sản xuât nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hang hóa tập trung Sản xuất nông nghiệp đã từng bước áp dụng công nghệ cao, cây ăn quả, rau an toàn… Năm
2017 diện tích gieo trồng lúa cả năm 11.072,2 ha, năng suất bình quân 58,3 ta/ha, sản lượng 64.571,3 tấn, diện tích lúa năng suất cao 1092,9 ha, năng suất bình quân 62,8 tạ/ha Năng suất lúa chất lượng cao 3058,3 ha năng suất bình quân 54,4 ta/ha Cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cây trồng có giá trị kinh tế cao, trồng cây ăn quả trên vùng đất bãi, đất vùng cao trong đồng Dự kiến năm 2018 diện tích cây ăn quả là 226,9 ha (cam, ổi, bưởi…), diện tích trồng hoa là 6,9 ha (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2017).
Thực hiện hiệu quả việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, trong khâu làm đất có 100% diện tích được cơ giới hóa, trên 95% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt liên hợp Tuy nhiên, khâu cấy và phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng còn hạn chế.
Bên cạnh đó việc dồn điền đổi thửa, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ sở thực hiện dồn điền đổi thửa tại các thôn, xã nằm trong quy hoạch công nghiệp, đô thị kết quả đã dồn điền đổi thửa được 1.361 ha tại 7 xã, số ô thửa bình quân 3 ô/hộ, có 43 hộ tích tụ ruộng đất có quy mô từ 1ha trở lên Diện tích tích tụ 146,3 ha đất sản xuất trồng trọt, 119 cơ sở hộ gia đình tích tụ 290,2 ha để phát triển kinh tế trang trại, mô hình VAC. b Lĩnh vực chăn nuôi
Toàn huyện duy trì tổng đàn vật nuôi trong năm 2017: 407 con trâu, 2.105 con bò, đàn lợn 55.519 con, đàn gia cầm 557.000 con UBND huyện khuyến khích chăn nuôi ngoài dân cư, chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Tập trung phát triển chăn nuôi công nghệ cao tại các xã Nghĩa Đạo, Ninh Xá,
Nguyệt Đức, Đình Tổ…Công nghệ chăn nuôi chuồng kín, có điều khiển nhiệt độ từ chuồng nuôi, máng ăn, uống tự động.
Bảng 4.2 Tổng đàn vật nuôi năm 2017
2017 Trâu Bò Lợn Gia Cầm
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (2017)
Năm 2016 tổng đàn vật nuôi toàn huyện là 688.987 con Nhưng sang năm
2017 tổng đàn vật nuôi còn có 615.031 con Số lượng và sản lượng thịt vật nuôi biến động lớn cụ thể: số lượng lợn tăng từ 82.780 con năm 2012 lên 85.770 con năm 2016 Nhưng sang năm 2017, tổng đàn gia súc chỉ còn 58.031 con, tổng đàn gia cầm giảm từ 601.000 con trong năm 2016 xuống 557.000 con năm 2017. Nguyên nhân giảm lượng gia súc, gia cầm do trong năm 2017 giá lợn, gia cầm xuống thấp, người chăn nuôi bị thua lỗ do chưa cân đối đầu ra của sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm đã gây thiệt hại lớn đến nhu cầu chăn nuôi trên toàn huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2017).
Tuy nhiên UBND huyện Thuận Thành trong những năm qua đã có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại có ứng dụng Công nghệ cao (CNC) Nhờ đó đã có những kết quả đáng kể Trên toàn huyện các xã được tập trung phát triển chăn nuôi CNC gồm có Nghĩa Đạo, Ninh Xá, Nguyệt Đức, Đình Tổ Công nghệ chăn nuôi chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ, chuồng nuôi, máng ăn, uống tự động Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas phủ bạt và chế phẩm vi sinh trong xử lý chất thải chăn nuôi được áp dụng rộng rãi Đến nay trên địa bàn huyện có 23 trang trại chăn nuôi theo công nghệ chuồng kín tại 8 xã Hoài Thượng, Nghĩa Đạo, Nguyệt Đức, Đình Tổ, Gia Đông, Ngũ Thái, Ninh Xá, Đại Đồng Thành Diện tích chuồng trại là 74.610m2, công xuất nuôi thường xuyên 33.750 con lợn, và 87.000 con gà đẻ Một số trang trại chăn nuôi ứng dụng chăn nuôi hữu cơ cụ thể trang trại Giang Nam, diện tích chuồng 900m2, nuôi thường xuyên 140 con lợn (100 con lợn thịt, 40 con lợn nái) và 1000 con gà thịt (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2017).
Bên cạnh đó trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO là mô hình trang trại thông minh được xây dựng, thiết kế theo chuẩn công nghệ cao, tiên tiến được xây dựng từ cuối năm 2016 và đi vào hoạt dộng năm 2017, kinh phí đầu tư
60 tỷ (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2017).
Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao do định hướng phát triển của vùng với những lợi thế giao thông, chính sách cho thuê đất dài hạn tạo điều kiện cho các trang trại đầu tư cơ sở hạ tầng lâu dài, phát triển kinh tế ổn định Bên cạnh đó trong tỉnh Bắc Ninh có Tập đoàn chế biến thức ăn chăn nuôi DABACO do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phát triển trang trại chăn nuôi, trồng trọt.
Bảng 4.3 Tổng hợp tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện
Thịt trâu hơi xuất chuồng 17 18 18 18,4 20,4
Thịt bò hơi xuất chuồng 192 187 190 194,2 196
Thịt lợn hơi xuất chuồng 14.609 15.490 15.217 15.293 15.508
Thịt gia cầm giết bán 2.006 1.972 1.992 2.042 2.078
Trứng gia cầm (Nghìn quả) 12.156 18.159 14.225 14.603 14.608
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2016) c Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Thực hiện dự án chuyển dịch đồng trũng cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, làm kinh tế trang trại, từ năm 2011 đến hết năm 2016 huyện đã phê duyệt 15 dự án với 60,23 ha đưa diện tích mặt nước có nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện đạt 785 ha, góp phần nâng tổng giá trị ngành chăn nuôi - thuỷ sản chiếm 47,5% tổng thu nhập của sản xuất nông nghiệp Sản lượng thủy sản ước đạt
3.300 tấn (3.050 tấn nuôi trồng, 250 tấn khai thác) Công tác chỉ đạo phòng chống rét, dịch bệnh trong sản xuất thủy sản được kịp thời nên sản xuất thủy sản đạt hiệu quả khá (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2016).
Khai thác hiệu quả nuôi lồng cá trên sông Đuống, hiện tại trên địa bàn huyện có 04 hộ nuôi, số lượng 262 lồng cá tại 3 xã Đại Đồng Thành, Đình Tổ,
Mão Điền, năng suất trung bình khoảng 5 tấn/lồng/năm, có 2 hộ gia đình nuôi cá lồng được cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn thủy sản an toàn năm
2017 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2013-2017 diện tích thủy sản giảm từ 545 ha, xuống 509,7ha năng suất cá nuôi tăng Hiện tại toàn huyện có 5 hộ nuôi số lượng 262 lồng cá tại 3 xã Mão Điền, Đình Tổ, Đại Đồng Thành, sản lượng nuôi trồng và khai thác tăng từ 3088 tấn lên 5533,4 tấn Trong đó có 2 là
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 87 1 Định hướng phát triển kinh tế trang trại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
4.3.1 Định hướng phát triển kinh tế trang trại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
4.3.1.1 Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế trang trại tới năm 2020 a Phát triển KTTT ở huyện Thuận Thành theo hướng phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Trong những năm tới việc phát triển kinh tế trang trại phải được coi là một giải pháp lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của huyện, phát triển kinh tế trang trại nhằm đẩy nhanh qúa trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh các loại hình kinh tế trang trại cả về quy mô, số lượng và hiệu quả kinh doanh để kinh tế trang traị phát huy vai trò đầu tầu dẫn dắt cho kinh tế hộ phát triển.
- Phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế nông nghiệp Yên Khánh là phương hướng bao quát trong việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, đó cũng là một phương hướng quan trọng trong phát triển KTTT của tỉnh.
- Cần định hướng việc bố trí sản xuất của các trang trại theo hướng đẩy mạnh việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các trang trại, sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao Tiến tới xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
- Phát triển kinh tế trang trại là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển nhanh, bền vững cả về số lượng, chất lượng nhằm phát huy mặt tích cực của kinh tế trang trại có lợi cho xã hội Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính.
- Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh của tiềm năng nông nghiệp huyện Yên Khánh.
- Các trang trại đi vào chuyên môn hoá nhưng phải kết hợp với phát triển tổng hợp để tận dụng hết tiềm năng nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp bền vững Trong phương hướng sản xuất của trang trại có ngành chính, ngành phụ và ngành bổ xung được xây dựng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể từng
- Đối với các xã trong vùng thuần nông lựa chọn phát triển mô hình kinh tế trang trại theo hướng đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tổng hợp) Đối với các xã, thôn, thị trấn trong khu vực đô thị lõi, khu công nghiệp tập trung, những địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh sẽ khuyến khích phát triển trang trại ứng dụng công nghệ cao theo hướng đô thị xanh, sạch như: trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn, nuôi trồng thủy sản; hạn chế phát triển trang trại chăn nuôi.
- Khuyến khích các hộ VAC, chủ trang trại và các doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thành HTX chuyên ngành (sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị) tạo ra số lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng sản phẩm tốt và có đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, có mã số, mã vạch trên bao bì để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm sản xuất ra nhằm tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại và mở rộng thị trường tiêu thụ. b Phát triển KTTT theo hướng chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá và theo hướng CNH-HĐH
Kinh tế hàng hoá là môi trường, là điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại Ngược lại kinh tế trang trại ra đời đã thúc đẩy nền nông nghiệp chuyển mạnh hơn sang nền sản xuất hàng hoá Với xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp của cả nước, của mỗi tỉnh phải là nền sản xuất hàng hoá hướng ra thị trường của khu vực và thế giới Do đó KTTT gia đình ở huyện Thuận Thành cũng lấy nhu cầu của thị trường bên ngoài (cả số lượng và chất lượng) để làm mục tiêu cho việc bố trí sản xuất và điều hành sản xuất, nhằm đạt được chất lượng và giá thành sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Để đảm bảo và nâng cao sức cạnh tranh trên phạm vi khu vực và thế giới, để có chất lượng và giá thành phù hợp yêu cầu của thị trường, tất yếu KTTT gia đình phải phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nghĩa là ngày càng phải ứng dụng nhanh, nhiều những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ vi sinh, công nghệ gen trong tạo giống Dưới sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, quá trình đầu tư thâm canh của trang trại ngày một gia tăng Cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá được thực hiện phổ biến trong trang trại. c Phát triển kinh tế trang trại cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Số lượng các trang trại hiện nay ở Bắc Ninh nói chung và ở huyện Thuận Thành nói riêng, còn quá ít trong khi đó trang trại lại là một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu nhằm đưa nền nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thường ở các nước, trong quá trình công nghiệp hoá số lượng trang trại đều gia tăng mặc dù đất đai có hạn chế Đồng thời, với sự gia tăng về số lượng, cần đảm bảo phát triển cả chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Chất lượng và hiệu quả kinh doanh được thể hiện cụ thể ở hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, lao động, cây trồng, chất lượng giá thành sản phẩm, và sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường, môi sinh. d Coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và tạo môi trường xã hội lành mạnh trong quá trình phát triển kinh tế trang trại
Bên cạnh việc phát triển KTTT là phải bảo vệ và bồi bổ đất trồng thông qua cải tiến phương thức canh tác tiến bộ hơn Hạn chế sử dụng hoá chất độc, tăng cường sử dụng các phương pháp sinh học trong bảo vệ cây trồng, ngày càng sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cho yêu cầu thị trường.
Với những biện pháp thích hợp, tạo một nhận thức đúng đắn của xã hội đối với KTTT, đây cũng là một điều kiện cho trang trại phát triển Đồng thời cũng cần có biện pháp hữu hiệu để hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trong nông thôn, có hình thức thích hợp để các trang trại đoàn kết, góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới.
4.3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại
- Tiếp tục phát triển trang trại về số lượng, quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế Phấn đấu mỗi năm tăng thêm từ 5 - 7% số trang trại hiện có.
- Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trang trại và hộ kinh tế VAC Đến hết năm 2020, sản phẩm do các trang trại sản xuất phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% trang trại, các hợp tác xã VAC ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; phấn đấu 100% chủ trang trại được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý trang trại.
4.3.2 Giải pháp phát triển KTTT trên địa bàn huyên Thuận Thành
4.3.2.1 Giải pháp chung cho các loại hình trang trại