Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển:
Theo Từ điển Tiếng Việt (2010), "phát triển" được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển xã hội
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005) thì "phát triển" là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2010)
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận dộng thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện (Đoàn Quang Thọ và cs., 2007)
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Như vậy, phát triển là sự tăng lên về quy mô, làm tăng giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời là quy luật tiến hoá, tiến trình đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
2.1.1.2 Khái niệm nuôi trồng thủy sản
The FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi) (Nguyễn Thanh Phương và cs., 2009)
Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả các hệ thống, phương thức, hình thức nuôi động vật và trồng thực vật ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn Nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canh tác các loại cây trồng chính trên cạn cũng như nuôi các động vật chủ yếu trên cạn Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật hay một hệ thống nuôi trồng nào đó; một đối tượng nào đó; môi trường mà nghề nuôi đang được thực hiện; đặc điểm riêng của môi trường nuôi Nuôi trồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để đạt được hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009).
Nuôi thủy sản nước ngọt là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰ (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
Nuôi thủy sản nước lợ là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
Nuôi thủy sản nước mặn là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006) 2.1.1.3 Khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thủy sản hàng hóa để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước - Tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định (Nguyễn Việt Thắng, 2013)
Phát triển nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp (dẫn theo Phùng Huy Đại, 2011).
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi Như vậy phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động (Phùng Huy Đại, 2011)
Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, cung cấp phần lớn protein động vật cho con người và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng với tốc độ vừa phải Theo báo cáo của FAO, năm 2012, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức cao kỷ lục 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4 tỷ đô la Mỹ Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70,5 triệu tấn, tăng 5,8%.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm 2005 và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỷ lục là 42,2% trong năm 2012 Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu chiếm 18% và các châu lục còn lại nhỏ hơn 15%
Nếu xét theo vùng, trong giai đoạn 2000-2012, châu Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (11,7%) Tiếp theo là Mỹ La tinh và vùng Caribê, 10% Nếu không tínhTrung Quốc, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng 8,2% Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, nhà sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới, giảm còn 5,5 Châu Âu và châu Đại Dương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, tương ứng 2,9 và 3,5% Trái với xu hướng tăng trưởng tại các châu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tại Bắc
Mỹ giảm đều do sản lượng nuôi tại Mỹ (Tổng cục Thủy sản, 2014)
Sự phân bố sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa các vùng và các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối Về mặt số lượng, châu Á chiếm 88% sản lượng nuôi toàn cầu, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về mặt sản lượng nuôi trồng, chiếm 61,7% Tiếp theo là các nước Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Nauy, Thái Lan, Chi lê, Ai, cập, Mi-an- ma, Phi-lip-pin, Brazil và Nhật (Tổng cục Thủy sản, 2014)
Trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (66,6 triệu tấn năm
2012), sản lượng cá có vẩy chiếm 2/3 (tương đương 44,2 triệu tấn); trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt là 38,6 triệu tấn, nuôi nước mặn là 5,6 triệu tấn Sự phát triển nhanh chóng của sản lượng nuôi nước ngọt phản ánh một thực tế là nuôi trồng thủy sản nước ngọt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nuôi biển Sản lượng từ nuôi nước ngọt hiện chiếm 57,9% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng góp to lớn trong việc cung cấp nguồn protein thực vật cho con người, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển như châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin Qua các hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản nước ngọt được trông đợi sẽ đóng góp vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do dân số tăng nhanh tại các nước đang phát triển trong thời gian tới (Tổng cục Thủy sản, 2014)
Theo OECD.org, Thefishsite, FAO, Globefish, tại một nghiên cứu của FAO, tiêu thụ thủy sản của EU trong tương lai sẽ diễn ra ba xu hướng: Tiêu thụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy sản ướp lạnh/tươi hầu như ổn định; giáp xác, nhuyễn thể, fillet cá và sản phẩm qua chế biến sẽ tăng; tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm Mức tăng tiêu thụ cao nhất được dự báo cho các loài giáp xác, nhất là tôm và fillet cá Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) phối hợp với
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tiêu thụ thủy sản toàn cầu dự báo sẽ đạt 188 triệu tấn vào năm 2020, chủ yếu bởi tiêu thụ hải sản tăng ở cả các nước phát triển cũng như đang phát triển trong bối cảnh trữ lượng thủy sản tự nhiên ngày càng giảm sút (Hải Băng, 2014).
Bảng 2.1 Tổng sản lượng thủy sản của thế giới ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Triệu tấn 94,399 94,000 89,700 90,000 89,800 94,400 Triệu tấn 49,283 52,003 52,500 55,089 57,200 63,600 Triệu tấn 143,682 146,003 142,200 145,089 147,000 154,000
Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc FAO (2014)
Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển ngành NTTS cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi trồng chủ yếu là nuôi công nghiệp Đây là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng đòi hỏi phải có chi phí lớn cùng với trình độ kỹ thuật cao 2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng trồng thủy sản ở Việt Nam
Thời gian gần đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu Ngành NTTS đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại thủy sản nuôi và phát triển mạnh các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác, diện tích NTTS đã tăng đều đặn theo từng năm kéo theo đó thì sản lượng đưa vào nuôi trồng cũng tăng theo.
NTTS của Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung Các đối tượng nuôi có giá trị cao có khả năng XK đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong DN và ngư dân
Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 5.157,6 ngàn tấn, tăng 6,4% so với năm 2013; trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.450,8 ngàn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm; sản lượng nuôi trồng đạt 2.7068,8 ngàn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm. NTTS năm 2014 gặp rất nhiều bất lợi với những biến động thất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đây là năm đầu tiên tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn so với tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản khai thác.
Nuôi tôm nhìn chung được cả mùa và giá Đặc biệt nuôi tôm chân trắng tăng mạnh, diện tích đạt gần 24.400ha, tăng 32%, sản lượng 135,000 tấn, tăng 50% so với năm 2013 Sản phẩm tôm chân trắng đóng góp gần 20% tổng giá trị
XK tôm của Việt Nam năm 2014 Nuôi cá tra trong năm vẫn gặp khó khăn, do giá cá nguyên liệu trong 3 tháng cuối năm tăng mạnh, nhưng lại vào thời điểm hầu hết ao nuôi đã hết cá thịt Nhiều người nuôi không còn khả năng đầu tư, hoặc không tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuoi đợt mới Tổng diện tích nuôi cá tra năm nay ước giảm 5% so với năm trước, trong đó một số địaphương giảm nhiều là Cần Thơ (-13,6%); An Giang (-9%); Bến Tre (-8,1%) Sản lượng cá tra cả năm ước đạt 1,2 triệu tấn Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 vẫn tăng 4,9% so với năm trước do các địa phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hướng đa canh, với nhiều đối tượng và hình thức nuôi, nhằm vào các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa Đáng chú ý là nuôi thủy sản trong lồng trên biển mở rộng nhanh tại các địa phương Số lượng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10.000 chiếc(+9,3%) so với năm 2013, trong đó số lồng, bè nuôi biển tăng 20% Sản phẩm thủy sản nuôi tiêu thụ rất tốt với giá cao, nhất là cá biển và tôm, cá biển giá 1kg, tôm hùm nuôi vào cuối tháng 12 lên tới 2 triệu đồng.
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản chiếm tới 60% sản lượng của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong XK và tiêu dùng thực phẩm trong nước Vì vậy, để thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản tới năm 2020, nuôi trồng thủy sản cần được chú trọng, phát triển tương xứng tiềm năng của nó Theo đó, Bộ NN và PTNT cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, trên cơ sở đó làm căn cứ cho các địa phương xây dựng quy hoạch từng địa bàn, chú trọng các đói tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng thâm canh; khuyến khích đa dạng đối tượng và hình thức nuôi phù hợp theo từng khu vực, thời vụ trên từng vùng.
Triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, mối liên kết trong NTTS (Tổng cục Thủy sản, 2014).
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Ngành Nuôi trồng thủy sản những năm gần đây phát triển khá mạnh có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như:
Dự án TCP/VIE/2007 của Bộ Thủy Sản Việt Nam năm 2005 nay là
Bộ Nông nghiệp và PTNT Dự án đã phối hợp với cơ quan ban ngành như Tổng cục Thống kê, Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Vụ nông - lân - ngư nghiệp cùng với các Sở nông nghiệp và PTNT Dự án đã kể ra nguồn lợi của các loại thủy sản Mang lại nhất là nguồn lợi do NTTS Không những thế dự án cũng đã thống kê và miêu tả gần như đầy đủ các loại thủy sản nói riêng và các chủng loại sinh vật biển nối chung
Ronald D.Zweig – Hà Xuân Thông: “Việt Nam: nghiên cứu ngành thủy sản, 2005” Nghiên cứu xem xét hiện trạng và các nhu cầu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt Nam, xác định lĩnh vực then chốt nhất nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường trên cơ sở phát triển bền vững
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Kim Phúc đã tiến hành nghiên cứu về "Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam" năm 2011 Luận án đưa ra khái niệm về chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam Luận án đã xây dựng luận cứ khoa học cho đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản, vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại để xác định mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) theo vốn (k) và lao động (L) Sau đó, luận án áp dụng phương trình tốc độ tăng trưởng để tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Những lý thuyết này được sử dụng rộng rái trong nghiên cứu định lượng trên thế giới nhưng chưa từng được sử dụng cho nghiên cứu trong ngành thủy sản Việt Nam. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hồng Việt về “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản của các hộ gia đình ở xã Mai Phụ – huyện Thạch Hà - tỉnh
Hà Tĩnh” năm 2006, nghiên cứu hai loại thuỷ sản là tôm và hến Đề tài đã tập trung đánh giá hiệu quả nuôi tôm và hến theo các loại hộ khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy, qui mô nuôi khác nhau cho hiệu quả khác nhau
Như vậy tuy đã có một số đề tài nghiên cứu phát triển NTTS ở các cấp khác nhau nhưng trong những năm tới NTTS nước ta có những chuyển biến phức tạp nên cần đánh giá quá trình phát triển của NTTS Mặt khác điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý khác nhau hoàn toàn nên quá trình phát triển NTTS cũng khác nhau.Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện thông qua các hộ với các quy mô nuôi, đối tượng nuôi khác nhau, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS như các yếu tố đầu vào, đầu ra sản phẩm nhằm đánh giá về tình hình phát triển chung của huyện, về hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản, nêu ra những khó khăn vướng mắc để từ đó có những hướng giải pháp cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Huyện Kim Thành nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương, là huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ nóng và độ ẩm cao Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0 C Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.453 mm. Độ ẩm trung bình hằng năm 85%.Có hai con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Kinh Môn và sông Rạng Đây là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất Đồng thời cũng là nguồn mang lại phù sa cho đất.
Huyện Kim Thành có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như NTTS Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong khu vực Ngoài ra còn có hệ thống tỉnh lộ 188 và 186 đi các huyện khác trong tỉnh. Địa giới hành chính và tiếp giáp của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Kinh Môn, ranh giới là sông Kinh Môn
- Phía Nam giáp huyện An Lão của TP Hải Phòng, ranh giới là sông Lạch Tray
- Phía Tây giáp huyện Thanh Hà, ranh giới là con sông Rang
- Phía Đông giáp huyện An Dương của TP Hải Phòng
Huyện Kim Thành bao gồm 1 thị trấn và 20 xã, cụ thể như sau: + 01 thị trấn là: Thị trấn Phú Thái
+ 20 xã bao gồm các xã sau: Thượng Vũ, Việt Hưng, Tuấn Hưng, Kim Xuyên, Phúc Thành, Kim Lương, Lai Vu, Cộng Hoà, Cổ Dũng, Kim Anh, Kim Khê, Ngũ Phúc, Kim Tân, Kim Đính, Bình Dân, Cẩm La, Đồng Gia, Liên Hoà, Đại Đức, Tam Kỳ
- Với vị trí địa lý như trên, huyện Kim Thành có những lợi thế mà các địa phương khác không có, điều đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá trao đổi khoa học kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài tỉnh (Chi cục thống kê huyện Kim Thành, 2016) a, Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Đất đai được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình, địa hình tương đối bằng phẳng Tuy nhiên do đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Kim Thành tồn tại nhiều sông ngòi ăn sâu vào nội đồng tạo thành những vùng úng cục bộ Địa mạo đất đai nằm trong vùng đồng bằng phù sa, thuộc dải đất của sản phẩm phù sa do các con sông lớn tạo thành điển hình là sông Hồng và sông Thái Bình Đất đai tương đối phì nhiêu và mầu mỡ, độ sâu canh tác từ 15cm đến 18cm Vì vậy phù hợp với việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại cây rau màu thực phẩm khác cũng như phát triển nuôi cá. b, Thủy văn mực nước
Huyện Kim Thành có hệ thống sông ngòi tự nhiên khá dầy đặc, nằm ngoài khu vực trị thủy của sông Hồng Do chịu ảnh hưởng của thủy triều nên mực nước của 3 con sông là sông Rạng, sông Kinh Môn và một phần sông Lạch Tray làm chênh lệnh giữa đầu nguồn và cuối nguồn rất cao, điều này ngoài mang lợi cho huyện về giao thông thủy, nguồn nước tưới tiêu còn phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt Ngoài nguồn nước của các con sông chính thì hệ thống sông ngòi, ao, hồ, đầm rất phong phú tạo nên một lượng nước lớn thuận lợi cho việc NTTS của dân c, Thời tiết khí hậu
Huyện Kim Thành thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nên khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và có gió bão, mùa đông thường lạnh, khô hanh, cuối mùa có sương muối Nhiệt độ trung bình năm khoảng
23-24 0 C, có ngày nhiệt độ lên đến 39 0 C, thấp nhất là 10-11 0 Ctập trung vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm Độ ẩm bình quân năm là 89-90%, số giờ nắng trung bình là 1400-1500 giờ/năm Lượng mưa bình quân năm khoảng 1600 đến 1800mm tập trung vào khoảng tháng 6 tháng 7 tháng 8 nên thường gây tình trạng thừa nước úng lụt cục bộ vào mùa hè Khí hậu thời tiết của huyện đã tạo cho huyện có khả năng phát triển cây trồng vật nuôi đa dạng cũng như phát triển NTTS với nhiều loại sản phẩm chất lượng khác nhau.
3.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Theo Chi cục Thống kê huyện Kim Thành hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau:
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016
STT Nội dung 2014 2015 2016 So sánh
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
2 Đất nuôi trồng thủy sản 320 2,86 435 3,82 453 3,94 135,94 104,14 120,04
II Đất phi nông nghiệp 4840 43,32 4919 43,20 5001 43,46 101,63 101,67 203,30
1 Đất ở 1480 13,25 1799 15,8 1830 15,90 121,55 101,72 111,64 Đất ở đô thị 45 0,40 49 0,43 52 0,45 108,89 106,12 107,51 Đất ở nông thôn 1735 15,53 1750 15,4 1779 15,46 100,86 101,66 101,26
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 25 0,22 26 0,23 28 0,24 104 107,69 105,85 Đất nghĩa trang nghĩa
4 đại 90 0,81 100 0,88 106 0,92 111,11 106 108,56 Đất sông suối và mặt
III Đất chưa sử dụng 15 0,13 13 0,11 12 0,10 86,67 92,31 89,487
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Thành (2016)
Như vậy Diện tích đất nông nghiệp tăng đều so với các năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,4% Đất dùng cho NTTS bình quân mỗi năm tăng 20,04% Kim Thành là huyện đất chật người đông, đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp chỉ có 0,057 ha/người (mức bình quân chung của tỉnh là 0,062ha/người) Do áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện khá cao đạt 2,54 lần, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.
Trong những năm gần đây, do thu nhập cao và ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên phong trào nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Thành phát triển khá mạnh trên khai thác tiềm năng khu vực bãi triều và chuyển đổi diện tích đất 2 vụ lúa bất bênh Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tăng nhanh từ 320 ha năm 2014 lên 453 ha năm 2016 Kim Thành đã hoàn thành chương trình dồn ô đổi thửa theo chủ trương trung của tỉnh Hải Dương nên đã từng bước được xóa bỏ tình trạng đất canh tác manh mún, mỗi hộ tối đa chỉ còn 5 thửa so với 11 thửa trước đây Toàn bộ diện tích triều trũng cấy lúa không hiệu quả được chuyển đổi sang đào ao lập vườn nuôi trồng thủy sản (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Thành, 2016).
Lực lượng lao động trong độ tuổi của huyện năm 2016 có 77.674 người, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu Trong 5 năm vừa qua huyện đã có nhiều giải phap thu hút lao động nhất là lao động trẻ vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn và các hoạt động phi nông nghiệp khác nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm hơn 78,85% lực lượng lao động, bình quân 2,6 lao động nông nghiệp/hộ Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp khá cao (khoảng 40,2%) (Chi cục Thống kê huyện Kim Thành, 2016).
Do vậy phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng đi phù hợp để tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp hiện nay.
3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế
Những năm qua cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Kim Thành có sự phát triển mạnh.
Tổng giá trị sản xuất tăng liên tục trong 03 năm từ năm 2014 là 2.151,777 tỷ đồng lên đến 2.508,09 tỷ đồng năm 2016, bình quân 03 năm tăng 8,00%.
Trong đó ngành Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện Tỷ trọng này tăng liên tục trong 03 năm từ 1.369,477 tỷ đồng năm 2014 lến đến 1.608,550 tỷ đồng năm 2016, bình quân tăng 8,38%
Nông nghiệp phát triển khá, năm 2016 là năm tiếp tục thực hiện đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020" Chăn nuôi trong tỉnh nói chung và huyện Kim Thành nói riêng có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch theo hướng hàng hóa, tập trung gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành được nhiều cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại qui mô lớn (tỷ trọng sản lượng thịt của các cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại đối với chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 52%, chăn nuôi lợn chiếm khoảng 35%) góp phần nâng sản lượng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi
Giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 127,296 tỷ đồng năm 2014 lên159,624 tỷ đồng năm 2016, bình quân 03 năm tăng 11,18% Tỷ trọng Thủy sản tăng cao nhất trong ngành nông nghiệp, đây là bước đột phá, hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, coi sản xuất thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện (Chi cục Thống kê huyện Kim Thành, 2016).
Tỷ trọng các ngành có sự biến đổi chủ yếu là do xu hương phát triển của huyện trong những năm gần đây là phát triển công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, khu sản xuất Lĩnh vực công nghiệp thu hút nhiều lao động vì công việc ổn định và mức lương cao hơn sản xuất nông nghiệp Lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển, các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải phát triển khá
Phương pháp nghiên cứu
Kim Thành là một trong những huyện có phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển ở Hải Dương, tuy nhiên nhiều tiềm năng, lợi thế của huyện vẫn chưa được khai thác hiệu quả, sản xuất thủy sản còn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều và chưa cao
Vì vậy trong nghiên cứu này dựa vào điều kiện tự nhiên, địa hình, chọn
03 xã: Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân làm nghiên cứu Tam Kỳ là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện và cũng là địa phương có phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển của huyện Đại Đức, Bình Dân là 02 xã còn lại có diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình Mỗi xã chọn 02 thôn theo các tiêu chí trên để tiến hành khảo sát, nghiên cứu Dữ liệu thu thập được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi liên quan đến từng tác nhân tham gia vào quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Thành.
Cơ sở cho chọn mẫu điều tra: dựa trên các loại hình nuôi, đối tượng nuôi, thành phần nuôi trồng thuỷ sản như: hộ gia đình, hợp tác xã nông nghiệp; điều tra cán bộ quản lý, cán bộ xã
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành, cụ thể như sau:
- Các tài liệu khoa học, các sách, công trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, số liệu của Cục Thống kê, thông tin trên Website về phát triển thuỷ sản, về nuôi trồng thuỷ sản, các văn bản chủ trương, chính sách pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề mang tính hệ thống và cơ sở lý luận.
- Niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương, huyện Kim Thành và các báo cáo tổng kết của UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTTN, chi cục Thủy sản, phòng NN&PTNT
3.2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Kim Thành, cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp một số xã và các hộ phát triển nuôi trồng thủy sản Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:
- Thông tin của cán bộ quản lý được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung của huyện
- Thông tin của các hộ nuôi được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ.
Phương pháp tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp như sau: a, Đối tượng và số mẫu triều tra
Các xã của huyện Kim Thành được chia thành hai khu vực chính gồm các xã vùng cao và các xã vùng trũng Đề tài chọn nghiên cứu 90 hộ dân có phát triển nuôi trồng thủy sản tại 03 xã là: Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân Đây là các xã có đầy đủ các tính chất đại diện về tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của hai khu vực trong huyện như điều kiện thời tiết, quy mô và tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất (thủy lợi, môi trường ao nuôi, cung ứng vật tư, thị trường ). Đề tài điều tra, các bán bộ quản lý, HTX thủy sản, nhóm thu mua sản phẩm và các hộ nuôi cá đại diện cho 3 xã Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân của huyện Kim Thành
Bảng 3.3 Số phiếu điều tra
STT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra (phiếu) Tỷ lệ (%)
3 Nhóm thu mua sản phẩm 6 6
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Để đảm bảo tính khách quan trong việc phân loại hộ nuôi trồng thủy sản, tôi tiến hành phân loại các hộ điều tra theo tiêu chí quy mô nuôi Vì mỗi quy mô nuôi khác nhau thì số hộ nuôi trên địa bàn huyện khác nhau Phần lớn các hộ nuôi trên địa bàn huyện Kim Thành đều nuôi cá theo quy mô nhỏ và trung bình, chỉ có số lượng ít nuôi cá theo quy mô lớn Do đó, tôi tiến hành phân chia số mẫu điều tra của các hộ nuôi theo 2 tiêu chí quy mô nuôi và công thức nuôi.
- Xét theo quy mô nuôi:
+ Nhóm hộ quy mô nhỏ: diện tích nuôi < 3.600 m 2
+ Nhóm hộ quy mô trung bình: 3.600 m 2 ≤ diện tích nuôi ≤ 7.200 m 2
+ Nhóm hộ quy mô lớn: diện tích nuôi > 7.200 m 2
- Xét theo công thức nuôi:
+ Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép;
+ Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép;rô phi;
+ Công thức nuôi chuyên canh cá rô phi
Tôi tiến hành chọn 90 mẫu điều tra, phân chia ra tại 03 xã
Bảng 3 4 Cơ cấu mẫu điều tra theo quy mô nuôi và công thức nuôi
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
II Phân theo công thức nuôi 90 100
2 Trắm, trôi, mè, Chép, rô phi 44 48,89
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b, Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra
- Các thông tin chung của hộ nuôi trồng thủy sản.: Tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao động Tài sản của hộ;
- Thông tin về thực trạng nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, sản lượng ) và những rủi ro mà hộ gặp phải khi nuôi trồng thủy sản;
- Các thông tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ
- Các nguồn thông tin của hộ trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm thủy sản: + Thông tin về hình thức nuôi, mức đầu tư;
+ Thông tin về diện tích nuôi, sản lượng nuôi trồng, năng suất nuôi; + Hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
+ Các thông tin định tính về những khó khăn thuận lợi trong nuôi trồng và tiêu thụ
+ Các phương hướng sản xuất, đề xuất của hộ nuôi với chính sách của Đảng, Nhà nước
- Các thông tin định tính về những khó khăn mà hộ đang gặp phải và ảnh hưởng của chúng đến phát triển NTTS của hộ c, Phương pháp thu thập
Nguồn thông tin này được thu thập từ phỏng vấn, điều tra với bộ câu hỏi với các loại bảng hỏi khác nhau Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc xây dựng biểu mẫu điều tra; phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với các đối tượng được chọn để thực hiện điều tra mẫu các đối tượng hộ nuôi trồng thủy sản, hợp tác xã NTTS, người quản lý, nhóm hộ thu mua sản phẩm thu sản.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu ban đầu chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích Đảm bảo tính chính xác, tin cậy của nguồn số liệu, số liệu mang tính cập nhật.
- Đối với tài liệu sơ cấp: Sau khi thu thập những thông tin cần thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp và xử lý số liệu; sau đó thực hiện tính toán, tổng hợp và phân tổ theo các tiêu chí nghiên cứu và trình bầy trên các bảng và đồ thị, sơ đồ nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý rủi ro nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở địa phương.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1 Phương pháp hạch toán kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ NTTS
3.2.4.2 Phương pháp phân tổ thống kê
Căn cứ vào một số tiêu thức để tiến hành phân chia các hộ thành những tổ khác nhau dựa vào quy mô, diện tích, hình thức nuôi… cùng tổ thì giống nhau về tính chất, khác tổ thì khác nhau về tính chất
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành
4.1.1.1 Tình hình chung về phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành
Huyện Kim Thành nằm ở phía Đông thành phố Hải Dương với tổng diện tích tự nhiên là 11.298,4 ha trong đó đất nông nghiệp là 7.466,28 ha Là một huyện thuần nông, nhiều năm trở lại đây với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có những chuyển biến mạnh mẽ Diện tích đưa vào chuyển đổi những năm qua bắt đầu đã thu được kết quả đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi còn mạnh mún, nhỏ lẻ chưa được thực hiện trên diện rộng, nhất là những diện tích ngoài đê còn bỏ hoang hoá do trồng lúa cho năng suất thấp, nên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng trong huyện, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Thấy được điều đó huyện đã tập trung lãnh đạo, xác định rõ hướng đi có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở huy động khai thác mọi tiềm năng lợi thế của mình bằng cách phát triển mạnh những lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó có chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp vùng hàng hoá Hai xã Đại Đức - Tam Kỳ có diện tích vùng ngoài bãi đê thuộc con sông Lạch Tray chảy qua có hệ số quay vòng ruộng đất chỉ đạt 0,5 - 0,8 lần và là vùng đất bãi trũng chỉ cấy được một vụ chiêm (Đầm Chanh), năng suất thấp (1,6-3,3 tạ/ha/năm) còn lại để hoang hoá ngập nước (Đầm Nái, Đầm Tôm) Năm 2008 UBND huyện Kim Thanh triển khai dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi thuỷ sản tập trung xã Tam Kỳ - Đại Đức với tổng diện tích 125,5 ha đang sử dụng hiệu quả thấp và mặt nước hoang hoá trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo hình thức thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo mặt nước hoang hoá, thúc đẩy phong trào nuôi thuỷ sản theo hướng công nghiệp.
Kết quả tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 4.1 Tình hình NTTS huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ Tổng diện tích NTTS Ha 458 465,06 475,15 101,54 102,17 101,85 Tổng số hộ NTTS Hộ 1.515 1.525 1.538 100,66 100,85 100,76 Năng suất bình quân Tấn/ha 5,99 5.94 6,2 99,16 104,38 101,77 Sản lượng Tấn 2.745 2.763 2.947 106,66 106,66 106,66
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Thành (2016) Kết quả thống kê cho thấy diện tích nuôi trồng của huyện tăng nhẹ, từ
458 ha năm 2014 tăng lên 475,15ha năm 2016 Bình quân 3 năm tăng 1,85%. Điều đó cũng thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh những năm gần đây biến động không nhiều, tăng không đáng lể Nguyên nhân là do Hải Dương là một tỉnh đi đầu về nuôi trồng thủy sản của miền Bắc, hầu hết các diện tích ruộng chiêm trũng, sản xuất lúa kém đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản từ những năm 2008 và chuyển từ thập niên 90 thế kỷ trước, vì vậy diện tích nuôi trồng của huyện Kim Thành nói riêng hầu như ít biết động.
Qua số liệu thống kê diện tích nuôi trồng của huyện có tăng nhưng không đáng kể, năng suất trung bình năm 2015 đạt 5,94 tấn/ha thấp hơn năng suất năm
2014 và năm 2016 Nguyên nhân là do năm 2015 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hiện tượng El Nino gây ra thời tiết cực đoan, bất thường, nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng thủy sản nói chung và của huyện nói riêng, đặc biệt là đối với cá rô phi, những đợt nắng nóng kéo dài xẩy ra, tại thời điểm đó cá rô phi nuôi thường xuất hiện bệnh gây chết rải rác dẫn đến năng suất giảm nhẹ so với năm trước Tuy nhiên năng suất bình quân 3 năm tăng 101,77% Điều đó có thể thấy được hiệu quả đầu tư nuôi trồng thủy sản của huyện phát triển theo chiều sâu, tận dụng được sự hỗ trợ đầu tư, chuyển hướng nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hóa.
Sản lượng nuôi tăng từ 2.745 tấn năm 2014 tăng lên 2.947 tấn năm 2016, bình quân 3 năm tăng 106,66%
Số hộ nuôi trồng thủy sản tăng nhẹ qua các năm, từ 1.515 hộ năm 2014 tăng lên 1.538 hộ năm 2016, bình quân 3 năm 101,77%
Như vậy phong trào thủy sản của huyện Kim Thành đã có những bước phát triển khá trong những năm gần đây, điều đó càng cho thấy hướng đi đúng của huyện, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp vùng hàng hóa, phát triển nông nghiệp thâm canh, chiều sâu, bền vững hơn.
4.1.1.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Trong 90 hộ điều tra tại 03 xã: xã Tam kỳ điều tra 36 hộ, xã Đại Đức điều tra 29 hộ, xã Bình Dân điều tra 25 hộ Bảng 4.2 dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin về các hộ điều tra như sau:
Bảng 4.2 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra Địa bàn Xã
STT Diễn giải ĐVT Tam Kỳ Đại Bình Chung Đức Dân
1 Tổng số hộ điểu tra Hộ 36 29 25 90
2 Số lao động BQ/hộ Người 2,6 2,4 2,0 2,33
4 Kinh nghiệm NTTS BQ Năm 14,5 13,6 13 13,7
7 Diện tích nuôi cá BQ/hộ m 2 5.501,71 4.463,80 4.810,31 4925,27
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua số liệu điều tra cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ NTTS tại đây khá đồng đều cao nhất là cấp 2, chiếm 70,83%, sau đó đến cấp 3 chiếm 17,64% Đặc biệt, một số chủ hộ ở 3 xã có trình độ sơ cấp và trung cấp khác nhau, trung bình chiếm 4,23% Do vậy có thể nhận định được, các chủ hộ ở đây có đủ khả ngăn để tiếp thu các kiến thức NTTS cùng với kinh nghiệm thực tế Diện tích bình quân của các hộ điều tra là 4.925,27 m2, tuổi bình quân chủ hộ tại các hộ điều tra trung bình là
51,77 tuổi, cho thấy lao động nuôi trồng thủy sản ở đây đa phần người lớn tuổi (chủ yếu những người không có khả năng lao động ở các công ty), ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa thu hút được lao động trẻ
Với diện tích nuôi trồng thủy sản như vậy, bình quân mỗi hộ chỉ có từ 2,33 người nuôi cho thấy năng suất nuôi cá của hộ khá cao Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản trung bình thời gian đã nuôi là 13,7 năm Thu nhập bình quân một người là 4,17 triệu đồng/tháng Như vậy cho thấy kinh nghiệm của chủ hộ cũng khá cao, thu nhập ổn định đảm bảo mức sinh hoạt trong gia đình Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi trồng thủy sản lâu năm sẽ có xu hướng mở rộng quy mô và diện tích nuôi, hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung.
*Xét theo quy mô nuôi, hình thức nuôi của các hộ điều tra
Trong những năm trở lại đây nhờ chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện mà các mô hình nuôi cá nước ngọt phát triển rất mạnh, chủ yếu nuôi theo hướng tập trung chứ không nuôi theo hướng phân tán như trước kia Đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống và cá rô phi đơn tính Nuôi theo hai hình thức nuôi đơn (nuôi chuyên canh), nuôi ghép Để đánh giá tình hình nuôi cá tại các hộ điều tra chúng tôi phân chia thành
02 cách đánh giá: đánh giá theo quy mô nuôi dựa vào số liệu diện tích và đánh giá dựa vào công thức nuôi thường dùng ở địa phương. a, Theo quy mô nuôi
Phân loại các hộ điều tra theo quy mô nuôi, chúng tôi phân chia thành 03 loại quy mô là quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ dựa vào số liệu diện tích, trong đó:
+ Nhóm hộ quy mô nhỏ: diện tích nuôi < 3.600 m 2
+ Nhóm hộ quy mô trung bình: 3.600 m 2 ≤ diện tích nuôi ≤ 7.200 m 2 + Nhóm hộ quy mô lớn: diện tích nuôi > 7.200 m 2 )
Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi cá chủ yếu nuôi theo quy mô trung bình và quy mô nhỏ Quy mô nuôi trung bình diện tích chiếm 44,58%, quy mô nuôi nhỏ diện tích chiếm 34,41% Quy mô nuôi lớn diện tích chiếm tỷ lệ thấp 21,01% Các hộ nuôi theo quy mô trung bình và nuôi theo quy mô nhỏ thường là các hộ sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ nuôi của các hộ Các hộ nuôi theo quy mô lớn chủ yếu là nuôi thâm canh, chuyên canh với mật độ nuôi dầy, đầu tư thức ăn lớn.
Nhỏ Đồ thị 4.1 Diện tích NTTS của hộ phân theo quy mô nuôi
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b, Theo công thức nuôi
Qua tìm hiểu và điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản ở các xã điển hình tại địa bàn huyện Kim Thành kết quả cho thấy trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi cá truyền thống Trắm, trôi, mè, chép và loài cá rô phi Nuôi chủ yểu theo 2 hình thức: nuôi ghép và nuôi đơn (hay còn gọi là nuôi chuyên canh) + Nuôi ghép: Nuôi được đa dạng các loài cá với nhau Ưu điểm tận dụng được các tầng nước trong ao, có thể tận dụng được tối đa nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo Kỹ thuật nuôi đơn giản, vốn đầu tư ít.
+ Nuôi đơn: Chỉ nuôi được một loài cá chủ yếu nuôi chuyên canh (nuôi cá rô phi) Hình thức này nuôi được mật độ dầy, cho năng suất cao và sản lượng lớn Đầu tư kỹ thuật cao, vốn nhiều
Trên địa bàn huyện qua điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy chủ yếu nuôi theo 03 công thức sau:
- Công thức 1: Nuôi cá trắm + trôi +mè + chép;
- Công thức 2: Nuôi cá Trắm + trôi+ mè + cá chép + rô phi;
- Công thức 3: Nuôi chuyên canh cá rô phi
Bảng 4.3 Bảng phân loại số hộ và diện tích theo công thức nuôi
Xã Xã Xã Tam Đại Bình Kỳ Đức Dân
Số hộ Tỷ lệ Tổng Diện (hộ) (%) Tích (m 2 )
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
4.1.2 Công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản
4.2.1 Điều kiện tự nhiên Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả phát triển NTTS Huyện Kim Thành có điều kiện tự nhiên, vị trí thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như NTTS Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong khu vực Ngoài ra còn có hệ thống tỉnh lộ 188 và 186 đi các huyện khác trong tỉnh Đây chính là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như thủy sản.
Diện tích đất có ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản của các hộ. Những năm qua diện tích trên địa bàn huyện đưa vào chuyển đổi nuôi trồng thủy sản bắt đầu đã thu được kết quả đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân Tuy nhiên diện tích chuyển đổi còn mạnh mún, nhỏ lẻ chưa được thực hiện trên diện rộng, nhất là những diện tích ngoài đê còn bỏ hoang hoá do trồng lúa cho năng suất thấp, nên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng trong huyện, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của diện tích đến nuôi trồng thủy sản của hộ
Chỉ tiêu QM lớn QM trung QM nhỏ Chung
1 Diện tích đất NTTS/hộ (m 2 /hộ) 9.372 6.627,87 3.069,68 4.956
3 Chi phí trung gian (trđ/ha) 151,05 116,64 104,65 124,11
4 Giá trị sản xuất (trđ/ha) 246,49 167,55 147,54 187,20
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Kết quả điều tra 90 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cho thấy:
Những hộ có diện tích lớn thường những hộ có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, đầu tư vốn lớn và chủ yếu sản xuất theo hướng thâm canh hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng cũng gặp rủi ro cao hơn khi ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh Những hộ này thường có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cao, có các biện pháp phòng chống dịch bệnh tốt hơn, áp dụng một số tiến bộ khoa học nên năng suất cao hơn những hộ diện tích nuôi nhỏ và trung bình.
Năng suất của những hộ quy mô lớn là 69,50 tạ/ha, giảm dần với các quy mô trung bình là 64,06 tạ/ha và quy mô nhỏ là 57,97 tạ/ha
Những hộ có diện tích nhỏ và trung bình thường chi phí cho sản xuất ít hơn, chủ yếu sản xuất theo hướng bán thâm canh và quảng canh, quảng canh cải tiến. Một số hộ gia đình có diện tích nhỏ chỉ nuôi theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến, không chú trọng phát triển, không đầu tư và có khi chỉ nuôi để sử dụng trong hộ gia đình, chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên như cỏ, giống tự nhiên (từ cá đẻ trong ao) và có mua thêm giống nhưng ít không đáng kể.
4.2.1.2 Môi trường nước, không khí
- Môi trường nước là yếu tố cực kỳ quan trong đối với nuôi trồng thủy sản, vì đó là môi trường sinh sống của cá Cá phát triển tốt và không bị bệnh cũng nhờ vào môi trường nước Do vậy quản lý môi trường nước cho ao nuôi vô cùng quan trọng Hàng năm Chi cục thủy sản Hải Dương đã thuê Trung tâm Quan trắc, cảnh bảo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc (Viện
NC NTTS 1) về lấy mẫu tại các điểm nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Kim
Thành lấy tại 03 xã kết quả như sau:
Bảng 4.17 Kết quả phân tích mẫu thủy lý, lý hóa môi trường nước tại các điểm nuôi
Thông số ĐVT Xã Tam Xã Đại Xã Bình Giới hạn
Kỳ Đức Dân cho phép Độ trong cm 28 28 29 10-20
Màu nước - đục đục đục
Nhu cầu oxi hóa học Mg/l 17,6 18,4 18,6 10-20 Độ cứng Mg/l 70 90 80 50-180
Nguồn: Chi cục Thủy sản Hải Dương (2016)
Theo Quan trắc ta thấy nhìn chung các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép và thích hợp cho cá sinh trưởng phát triển Thông số CO 2 ; Nitrite
(NO 2 ); Nhiệt độ nằm ngoài ngưỡng cho phép điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi cá của các hộ nuôi Nắng nóng kéo dài nhiệt độ môi trường không khí và môi trường nước lên cao, oxi hòa tan vào nước thấp, mức tiêu thụ oxi của các loài thủy sinh vật trong ao nuôi tăng dẫn đến hiện tượng thiếu oxi trong nước Do vậy, hầu hết các ao nuôi xuất hiện cá nổi đầu vào thời gian 2-8 giờ sáng Thiếu oxi dẫn đến quá trình phân hủy hiếu khí tạo thành các khí độc Vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật phòng trừ và xử lý kịp thời khi ảnh hưởng của thời tiết bất thường nhằm ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản.
Tổng số vốn cho NTTS
Bảng 4.18 Nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra
Theo Quy mô nuôi Theo công thức nuôi
QM Lớn QM TB QM Nhỏ CT 1 CT 2 quân phi (Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha) 174,7 138,92 126,56 134,12 135,2 148,53 143,01
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của mình Vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, không có vốn hoặc thiếu vốn sẽ dẫn tới năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và khó mở rộng quy mô sản xuất Đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành NTTS nói riêng do có tính mùa vụ nên để đáp ứng cho nhu cầu kịp thời thì lượng vốn cần thiết có ý nghĩa quyết định đến năng suất và hiệu quả của ngành Lượng vốn NTTS của các hộ trên địa bàn huyện Kim
Thành gồm có vốn tự có và vốn đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đi vay chiếm một nửa Tổng bình quân đầu tư cho 1 ha NTTS hết 143,01 triệu đồng, trông đó vốn tự có 85 triệu đồng, vốn đi vay 58,01 triệu đồng Theo Quy mô nuôi,
Quy mô lớn vốn đầu tư là 174,7 triệu đồng/ha, quy mô trung bình vốn đầu tư là
138,92 triệu đồng/ha, thấp nhất là quy mô nhỏ 126,56 triệu đồng/ha Theo công thức nuôi, Công thức 1 nuôi ghép cá Trắm, chép, mè, trôi vốn đầu tư 134,12 triệu đồng/ha, công thức 2 Trắm, chép, mè, trôi, rô phi vốn đầu tư là 135,2 triệu đồng/ha, công thức 3 nuôi chuyên canh cá rô phi vốn đầu tư là 148,53 triệu đồng/ha Như vậy quy mô nuôi càng lớn hay nuôi chuyên canh và thâm canh với mật độ dầy thì vốn đầu tư càng nhiều và cho sản lượng thu càng cao Có thể thấy lượng vốn đầu tư càng nhiều thì giá trị sản xuất thu được càng cao và không phải đầu tư quá nhiều lao động mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay tuy đã có một vài tổ chức hỗ trợ nhưng thiếu vốn vẫn là tình trạng phổ biến Hầu hết các hộ ở đây đầu tư đều là vốn tự có hoặc đi vay mượn từ anh em, bạn bè họ hàng Cũng vì thiếu vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng của xã chưa được khang trang, không có kinh phí để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống bờ bao xung quanh nên việc phát triển NTTS của xã cũng như của huyện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả trong NTTS chưa đạt được mức tiềm năng của vùng Khi được hỏi thì hầu hết hộ phản ánh rằng họ gặp khó khăn khi vay vốn, thủ tục vay vốn thường rườm rà, lãi suất lại cao mà lượng vốn vay quá ít nên dịch vụ tín dụng, ngân hàng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân.
4.2.2.2 Lao động, trình độ của người lao động
Bảng 4.19 Trình độ lao động của các hộ điều tra Địa bàn Xã
Tam Kỳ Đại Đức Bình Chung
1 Số lao động BQ/hộ
3 Kinh nghiệm NTTS BQ Năm 14,5 13,6 13 13,7
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Lao động và trình độ lao động được sử dụng có tác dụng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của NTTS Theo điều tra lao động của các hộ NTTS là những người có độ tuổi trên 51 tuổi, hầu hết người nuôi đều chưa được đào tạo qua trường lớp về nuôi mà chủ yếu là các hộ tự tìm tòi, học hỏi từ các mô hình trước, qua sách báo, internet, nuôi theo kinh nghiệm, một số hộ được học qua tuyên truyền tập huấn, nên đa số các hộ gặp khó khăn trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời Trình độ của hộ nuôi hầu hết tốt nghiệp hết cấp 2 chiếm 70,83%; cấp 3 chiếm 17,64%; sơ cấp và trung cấp chiếm 4,23% Kết quả này cho thấy trình độ của người lao động là tương đối cao, đây là một lợi thế trong việc tiếp thu khoa học công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật nuôi mới vào trong sản xuất. Độ tuổi lao động trung bình của các hộ nuôi là khá cao trên 51 tuổi, cho thấy ngành này không thuy hút lao động trẻ Hiện nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thi hóa diễn ra quá nhanh đã thu hút một lượng lớn lao động trẻ ở nông thôn vào làm việc tại các khu công ngiệp, các dịch vụ của tỉnh làm mất đi lượng lớn lao động trẻ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản đây cũng là một khó khăn lớn cho ngành NTTS Do đó, thời gian tới cần phải có những chính sách, định hướng đúng để thu hút lao động cho NTTS. 4.2.2.3 Cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
Hệ thống cơ sở hạ tầng ảnh hưởng rất lớn cho việc phát nuôi trồng thủy sản, đó là hệ thống kênh mương, trạm bơm, hệ thống điện, hệ thống giao thông Để NTTS nói chung và các mô hình nuôi cá nói riêng trên địa bàn huyện Kim Thành có thể phát triển một cách ổn định bền vững thì nhất thiết phải có quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý cho vùng nuôi Việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có ý nghĩa quan trọng tạo ra năng suất cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung thuận lợi cho các dịch vụ đi kèm như giống, thức ăn, thuốc hóa chất, tiêu thụ sản phẩm và liên kết giữa các hộ, đồng thời thành lập Hợp tác xã Thủy sản (HTX) tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được hưởng chính sách miễn giảm thủy lợi phí.
Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và đã đi vào khai thác bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện), xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn); xã Tiên Động, (huyệnTứ Kỳ); xã Tam Kỳ và xã Đại Đức (huyện Kim Thành); Bắc sông Cửu An (huyện Ninh Giang); xã CẩmHoàng (huyện Cẩm Giàng)…Từ đó đã hình thành HTX Thủy sản điều hành chung cho vùng, có hệ thống điện lưới riêng cho vùng, một số HTX được hưởng chính sách miễn giảm thủy lợi phí, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật thuận lợi do đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tại HTX; hệ thống dịch vụ cá giống, thức ăn thuốc hóa chất tập trung, trao đổi kỹ thuật thuận lợi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tập trung, hạn chế bị ép giá
Qua điều tra cho thấy tại các vùng NTTS tập trung hệ thống cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư cơ bản hoàn thiện, những vùng đang xây dựng tiến độ còn chậm Hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng NTTS tập trung cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người nuôi
Hộp 4.1 Ảnh hưởng của hệ thống cấp thoát nước đến NTTS