1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương

141 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 798,74 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Đóng góp mới của luận văn (17)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rác thải sinh hoạt (18)
      • 2.1.1. Khái niệm và vai trò của các cơ quan trong quản lý rác sinh hoạt (18)
      • 2.1.2. Nội dung của công tác quản lý rác thải sinh hoạt (21)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải sinh hoạt (33)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rác sinh hoạt (36)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý rác thải sinh hoạt ở một số nước trên thế giới (36)
      • 2.2.2. Một số văn bản chính sách về quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam (42)
      • 2.2.3. Kinh nghiệm quản lý RTSH của một số địa phương ở Việt Nam (43)
      • 2.2.4 Bài học kinh nghiệm trong quản lý rác thải sinh hoạt cho huyện Nam Sách (48)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (50)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (50)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (50)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (53)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu (62)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (63)
      • 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (64)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu (64)
      • 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (65)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (66)
    • 4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện (66)
      • 4.1.1. Thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện (66)
      • 4.1.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở huyện Nam Sách (73)
    • 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Sách (100)
      • 4.2.1. Cơ chế quản lý của chính quyền huyện, xã (100)
      • 4.2.2. Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt (101)
      • 4.2.3. Ý thức người dân (102)
      • 4.2.4. Năng lực của cán bộ quản lý rác thải sinh hoạt (103)
      • 4.2.5. Công tác quy hoạch và bố trí các địa điểm thu gom, tập kết để vận chuyển đến nơi để xử lý (104)
    • 4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Sam Sách (105)
      • 4.3.1. Định hướng và nhiệm vụ (105)
      • 4.3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện (107)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (119)
    • 5.1. Kết luận (119)
    • 5.2. Kiến nghị (120)
  • Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 103 (122)
    • Hộp 4.1. Bãi rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu của dân (73)
    • Hộp 4.2. Công tác tuyên truyền chưa rộng khắp (86)
    • Hộp 4.3. Phân loại rác thải chưa được thực hiện nghiên túc (86)
    • Hộp 4.4. Công tác thanh tra, giám sát chưa thường xuyên (99)
    • Hộp 4.5. Hiệu lực và hiệu quả quản lý RTSH chưa cao (100)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Nam Sách là huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hải Dương - Trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng 40 km về phía Đông Nam Sách có diện tích tự nhiên là 111 km 2

+ Phía Bắc giáp thị xã Chí Linh;

+ Phía Đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành;

+ Phía Nam giáp thành phố Hải Dương;

+ Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh);

Huyện Nam Sách hiện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 01 thị trấn Nam Sách và 18 xã: An Lâm, Hợp Tiến, Nam Tân, Nam Chính, Đồng Lạc, Cộng Hoà, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Trung, Hồng Phong, Thái Tân, Minh Tân, An Sơn, Hiệp Cát, An Bình, Thanh Quang, Quốc Tuấn và Phú Điền Thị trấn Nam Sách là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện cách thành phố Hải Dương 8 km về phía Nam, cách thị xã Chí Linh khoảng 18 km về phía Bắc, cách huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh khoảng 27 km về phía Tây Huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các sông Thái Bình và sông Kinh Thầy Do vậy, nguồn nước khá dồi dào, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do có nguy cơ ngập lụt về mùa mưa.

Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015) b Đất đai

Nam Sách nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng nên đất đai của huyện được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa của các con sông trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, do vậy địa hình, thổ nhưỡng của huyện mang đặc tính điển hình của đất phù sa Địa hình khá bằng phẳng so với các huyện khác nằm trong vùng đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình Độ cao trung bình so với mực nước biển là 0,9-1,2m, điểm cao nhất thuộc xã Nam Hưng 1,9m Tuy nhiên, xét về tiểu địa hình thì tương đối phức tạp với các vùng cao và bãi trũng xen kẽ nhau Thành phần cơ giới đất tầng canh tác chủ yếu là trung bình, tầng đất dày do đó rất thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau mầu thực phẩm khác. c Khí hậu, thuỷ văn

- Nhiệt độ: Nam Sách nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông Nhiệt độ trung bình khoảng 23,9 o C Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn Nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng 6,7) có ngày lên đến

37 o C, trong khi đó nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 12,1) có ngày xuống tới 6-7 o C Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.500 o C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.770 mm, năm cao nhất lên tới 2.311 mm và năm thấp nhất là 1.264 mm và phân bố không đều theo thời gian Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 (tháng 8 có lượng mưa cao nhất 476mm) nên thường gây ra tình trạng úng lụt vào những tháng này Trong khi đó, tháng 2, 3 có lượng mưa khá thấp, chỉ đạt 14 mm, cá biệt có những năm chỉ đạt 6mm.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu khu vực Nam Sách, Hải Dương

Lượng mưa (mm) 32 14 22 70 343 168 286 476 88 157 84 31 Độ ẩm không khí (%) 87 87 86 85 85 80 82 84 82 81 83 82

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương năm (2015)

Nam Sách nằm ngoài khu vực trị thuỷ sông Hồng, lại ảnh hưởng của thuỷ triều, do đó mực nước của 2 con sông Thái Bình và sông Kinh Thầy dâng lên cao vào những tháng 7, 8, làm cho chênh lệch giữa Phả Lại (đầu nguồn) và Bá Nha

(cuối nguồn) cao, xấp xỉ 3 mét Mặt khác, do bị bao bọc bởi 3 con sông: sông

Thái Bình (27,28 km) và sông Kinh Thầy (19,2 km), và sông Lai Vu (4,42 km) nên tổng chiều dài đê lên tới 50,95 km Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng lở ở một số đoạn sông Các tháng 7, 8, 9 mưa nhiều, cường độ lớn gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất vụ mùa Điều này đặt ra nhiệm vụ cho huyện phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt.

Ngoài nguồn nước mặt của 3 con sông, Nam Sách còn có khoảng trên 1.000 ha ao hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, không chỉ phục vụ cho các nhu cầu nước tại chỗ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển, nuôi trồng thuỷ sản.

Theo kết quả khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15-25m, song chất lượng không được tốt vì có nhiều tạp chất nhất là sắt, magiê, mangan Chất lượng nước ở các xã phía Bắc như Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Hiệp Cát, Nam Hưng, Nam Tân có chất lượng tốt hơn Theo một tài liệu địa chất, nếu khai thác nước ở tầng chứa nước cuội sỏi Pleixtoxen và tầng chứa nước Plioxen (N 2 ) thì có thể đáp ứng nước với trữ lượng 20.000 m 3 /ngày đêm.

Nhìn chung, lượng nước ngầm của huyện tương đối dồi dào, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân Đây là nguồn nước dự trữ trong tương lai của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho phát triển công nghiệp.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam sách

Nam Sách là huyện có đất đai màu mỡ và thời tiết thuận lợi, phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của các cây nông nghiệp, đặc biệt là các cây vụ đông như hành, tỏi, cà chua, cà rốt… Các loại đất được chia ra như sau:

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Sách năm 2013-2015 Đơn vị tính: ha

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 PT BQ

* Tổng diện tích tự nhiên 11.100,55 11.100,55 11.100,55

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.232,83 6.227,45 6.223,34 99,92 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.272,93 5.266,57 5.262,46 99,90

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 606,35 603,11 599,31 99,42

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 959,9 960,88 960,88 100,05

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 956,91 958,13 958,15 100,06

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách Nhìn chung quỹ đất của huyện Nam Sách trong những năm qua đã được đầu tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách

Năm 2015, theo số liệu thống kê của huyện, dân số trung bình toàn huyện đạt 117.614 người (trong đó chủ yếu là người Kinh), là đơn vị hành chính cấp huyện có quy mô dân số nhỏ nhất tỉnh Hải Dương Năm 2015, dân số đô thị của huyện là 11.526 người, chiếm tỷ lệ 9,8% so với tổng dân số, trong tương lai,cùng với sự phát triển các khu, cụm công nghiệp sẽ giúp cho huyện đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách năm 2013-2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL CC SL (người) CC (%) SL CC (%) 2014/2 2015/2 BQ

II Tổng số lao động 65.679 100 66.468 100 66.850 100

2 Lao động phi nông nghiệp 28.242 43,00 30.243 45,50 32.390 48,45 107,09 107,10 107,09

III Một số chỉ tiêu

1 Tỷ lệ sinh hàng năm (%0) 18,2 15,8 18,6 86,81 117,72 102,27

2 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%0) 11,5 10,3 11,2 89,57 108,74 99,15

3 Mật độ dân số (người/km2) 1.048,65 1.055,54 1.059,59 100,66 100,38 100,52

Nguồn: Chi cục Thống kê Nam Sách

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện dao động từ mức khoảng trên dưới 10,3%o lên 11,5%o trong những năm gần đây do có dấu hiệu tăng nhanh tỷ lệ sinh.

Dân cư phân bố tương đối đồng đều, do đặc điểm tự nhiên và xã hội, dân cư tập trung nhiều ở khu vực thị trấn với điều kiện sống thuận lợi Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Nam Sách 2.438 người/km 2 ; các xã có mật độ dân số trên 1.000 người/km 2 là Nam Hưng, Hợp Tiến, Thanh Quang, Quốc Tuấn, An Bình, Nam Trung, An Sơn, An Lâm, Nam Hồng và Hồng Phong.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, trong nghiên cứu này tôi chọn điểm nghiên cứu là 03 đơn vị cấp xã (01 thị trấn Nam Sách và

02 xã gồm xã Thanh Quang và xã Hồng Phong ), lựa chọn thị trấn Nam Sách vì tại thị trấn tập trung nhiều RTSH, lựa chọn 02 đơn vị cấp xã tiếp theo trong đó có

01 xã tình hình quản lý rác thải tốt từ ý thức người dân, thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý đến quan điểm lãnh đạo của lãnh đạo xã rất tốt (đạt nhiều tiêu chí hơn) và 01 xã tình hình quản lý rác thải sinh hoạt chưa được tốt (đạt ít tiêu chí hơn) do đó sẽ đại diện được cả không gian, thời gian và địa hình…

- Phương pháp chọn mẫu điều tra

+ Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra hộ gia đình: Sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra để thu thập thông tin về tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại địa bàn huyện.

+ Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ ở 01 thị trấn và 02 xã Mỗi xã, thị trấn tiến hành điều tra 30 hộ thuộc các thôn, khu nằm trên khu vực phát triển kinh tế khá nhanh, chủ yếu hoạt động buôn bán, mật độ dân số cao, mức sống của các hộ gia đình đã được nâng cao do đó rác thải sinh hoạt đang là vấn đề đặt ra.

+ Điều tra tại một số trường học, đại lý, chợ, cơ sở sản suất, cơ quan hành chính tổ chức liên quan đến vấn đề RTSH.

+ Tiêu chí chọn mẫu điều tra: Ở đề tài này chọn hộ điều tra lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ ở các xã, thị trấn, và rải đều ở một số thôn, cụm dân cư trên địa bàn xã. Đối với cán bộ quản lý của phòng Tài nguyên – Môi trường chọn cán bộ trực tiếp được phân công theo dõi lĩnh vực môi trường và 01 lãnh đạo phòng để phỏng vấn sâu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu a Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập gồm các tài liệu có sẵn như: Báo cáo của Chi cục Thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa các kết quả đã nghiên cứu từ trước, đồng thời phát triển nó theo chiều hướng có lợi hơn, phù hợp với tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Nam Sách. b Số liệu sơ cấp

- Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra nông hộ trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện thông qua các bước sau:

+ Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra ứng với các mục tiêu cần nghiên cứu. + Bước 2: Tiến hành điều tra ở 90 hộ của 2 xã Thanh Quang, Hồng Phong và 1 thị trấn Nam Sách trên địa bàn huyện.

+ Bước 3: Bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra.

- Phương pháp điều tra PRA

+ Sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia) để tiến hành điều tra bằng cách tới từng nông hộ phỏng vấn trực tiếp hộ, mỗi hộ có một biểu mẫu để phỏng vấn Để các nguồn thông tin điều tra có độ tin cậy và đạt được mục đích yêu cầu cần nghiên cứu theo kế hoạch đặt ra.

+ Để có được số liệu này tôi tiến hành điều tra số hộ trong xã, thị trấn thông qua phiếu điều tra Phỏng vấn người có liên quan (công nhân vệ sinh môi trường, người dân…) trên địa bàn nghiên cứu.

- Nội dung điều tra: Mẫu phiếu điều tra được xây dựng, nội dung bảng hỏi chủ yếu khảo sát cách xử lý rác thải sinh hoạt của người dân, ý kiến của người dân về công tác xử lý, quản lý rác thải tại địa phương, nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn.

- Phương pháp điều tra những người chủ chốt

Bằng cách phỏng vấn những người nắm thông tin chủ chốt như cán bộ quản lý môi trường của huyện, các trưởng thôn, xóm, ngõ về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt, thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải sinh hoạt Điều tra, khảo sát trực tiếp thực trạng chất thải và tình hình quản lý, xử lý chất thải của huyện (cân, đo xác định tỷ lệ thành phần ) Những thuận lợi khó khăn và gợi ý một số định hướng giúp hoàn thiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được tốt hơn Từ đó tổng hợp lại, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp hợp lý.

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì cần tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ sót thông tin Các thông tin thứ cấp khi sử dụng cần được trích dẫn nguồn rõ ràng.

Số liệu sau khi thu thập được phân loại, sắp xếp và xử lý trên máy tính và chương trình Excel để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Sách.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu a Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Sách dựa vào hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng (chỉ tiêu phản ánh dưới dạng số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình) và được trình bày dưới dạng các bảng. b Phương pháp thống kê so sánh

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện

4.1.1 Thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện

4.1.1.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Sách

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách thì RTSH của huyện được phát sinh từ những nguồn sau:

- Nhà dân, khu dân cư: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong các hộ gia đình, khu dân cư… Thành phần rác thải bao gồm thực phẩm dư thừa, lá cây, bã trà, bao bì túi nilon, giấy các loại, tro, xỉ than, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, thuỷ tinh, đồ nhựa…) Ngoài ra còn chứa chất thải độc hại bám trên bề mặt rác như: chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa bát, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng…

- Cơ quan, công sở, trường học: Rác thải phát sinh từ các trường học, công sở, văn phòng cơ quan đóng trên địa bàn huyện Thành phần rác thải bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa…

- Nơi vui chơi, giải trí: Rác thải phát sinh từ các hoạt động diễn ra tại các công viên, khu vui chơi giải trí, bùn cống rãnh Thành phần rác thải phát sinh chủ yếu là, lá cây, cành cây cắt tỉa, bao bì hàng hoá (túi nilon, vỏ hộp, đồ nhựa), bùn cống rãnh, đất, cát…

- Bệnh viện, cơ sở y tế: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân, công nhân, cán bộ và bệnh nhân Thành phần chính là rau, quả thừa, thức ăn thừa, túi nilon, giấy…

- Công ty, doanh nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

- Từ các hoạt động nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây, Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa,phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, rơm rạ sau thu hoạch.

- Từ giao thông, xây dựng: Rác thải phát sinh từ các hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.

- Chợ, khu thương mại: Rác thải phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm rau, củ, quả hư hỏng, thực phẩm hỏng, lông gà, lông vịt…Rác thải phát sinh từ các hoạt động giao dịch, buôn bán của các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng ăn uống, văn phòng giao dịch, các trạm sửa chữa, bảo hành Thành phần chính bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử gia dụng…

* Thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

- Thu gom: Tại các xã, thị trấn thành lập hợp tác xã và các tổ thu gom rác thải chia đến các thôn, khu dân cư Sau đó các tổ thu gom đem theo phương tiện đi theo các tuyến đường đến từng nhà hoặc các điểm tập kết của xóm để thu gom lên phương tiện ra điểm trung chuyển để vận chuyển ra bãi rác.

+ Tuy nhiên có lúc, có nơi một số người dân thiếu ý thức về bảo vệ môi trường đã vứt rác thải không đúng nơi qui định như: hành lang đê, ven trục đường giao thông … ngoài ra còn có hiện tượng đốt trộm rác thải.

+ Việc thực hiện phân loại: Việc xử lý và thu gom gặp nhiều khó khăn về cả phương tiện và phương pháp Việc phân loại phải được thực hiện ngay ở các hộ gia đình, rác thải sinh hoạt được phân loại thành 2 loại, loại tái sử dụng được thu gom và bán lại cho các cơ sở phế liệu, rác thải sinh hoạt không tái sử dụng được sẽ để tập trung và được tổ thu gom rác thải của địa phương định kỳ đến thu gom về bãi rác tập trung để xử lý theo quy định Tuy nhiên các hộ chưa phân loại rác thải tại nguồn.

- Xủ lý: Rác thải trong các thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện được tác tổ thu gom (gồm 102 tổ thu gom và 03 Hợp tác xã vệ sinh môi trường tại: Thị trấn

Nam Sách, xã An Lâm, xã Nam Chính) tập trung về bãi chứa rác thải xử lý bằng biện pháp chôn lấp theo quy định.

+ Từ những năm gần đây rơm rạ dư thừa từ sản xuất nông nghiệp đã được xử lý bằng men vi sinh Ngoài ra một lượng lớn rơm rạ được sử dụng cho một số mục đích khác như: Phủ mặt luống cây trồng, làm chất độn ruộng, làm thức ăn gia súc, chất đốt, trồng nấm…

4.1.1.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh qua các năm điều tra trên địa bàn huyện Nam Sách

Khối lượng rác thải sinh hoạt (RTSH) phát sinh hàng ngày phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ gia tăng dân số, mức sống của người dân và độ tăng trưởng kinh tế.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và môi trường huyện thì khối lượng RTSH phát sinh của huyện Nam Sách từ năm 2013 đến năm 2015 được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Nam Sách trong 3 năm (2013 - 2015)

Tổng lượng RTSH phát sinh của huyện

Lượng rác RTSH 1 ngày của huyện

Lượng rác thải ra bình quân/người trong 1 ngày

Tấn/năm 57.526,35 61.721,35 67.244,18 tấn/ngày đêm 159,8 171,45 186,79 kg/người/ngày 0,51 0,54 0,59

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Nam Sách

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Sách

LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH

4.2.1 Cơ chế quản lý của chính quyền huyện, xã

Qua thực hiện phỏng vấn sâu vấn đề quản lý RTSH trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình thực tế.

Mô hình quản lý cho đến nay vẫn chỉ theo kiểu huyện bàn giao về xã, thị trấn, sau đó xã, thị trấn lại bàn giao về các khối, thôn, xóm Kiểu mô hình quản lý này chỉ mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động chưa có hiệu quả.

Do đó có thể thấy rõ là không có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý từ trên xuống dưới, không có được sự thống nhất về cách thức quản lý cụ thể rõ ràng.

Các văn bản chỉ thị về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng, điều đó gây ra tình trạng là vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh ảnh hưởng đến tâm lý của người khác, vì thế mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân chúng thực hiện mà chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban ngành xã hội.

UBND các xã, thị trấn, chưa tạo được nhiều điều kiện thuận lợi và cần thiết giúp đỡ có hiệu quả trong việc tuyên truyền cho mọi người dân, hộ gia đình, các đơn vị tổ chức xã hội chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định Nguồn kinh phí đóng góp của các hộ gia đình cũng như nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, nhận hỗ trợ về tài chính rất chậm, ít từ ngân sách cấp huyện, tỉnh. Để khuyến khích, động viên cán bộ quản lý tham gia công việc một cách tích cực và đạt hiệu quả, phòng Tài nguyên và môi trường huyện hướng dẫn áp dụng cơ chế chi trả lương theo tháng, hoặc lương kiêm nhiệm việc thu gom RTSH Nhìn chung mức tiền công trả cho lao động thu gom rác thải từ 900.000đ – 1.200.000đ/tháng đối với 02 xã Thanh Quang và Hồng Phong, tại thị trấn Nam Sách tiền công có cao hơn trung bình khoảng 3.750.000đ/tháng là do khối lượng ở thị trấn nhiều hơn, đi nhiều chuyến hơn trong một ngày và có thành lập hợp tác xã dịch vụ thu gom rác thải Tuy nhiên, chỉ mới có 2 xã nêu trên được hỗ trợ cao hơn, còn các địa phương khác trong huyện thì chế độ cho cán bộ quản lý rác thải còn thấp.

Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền huyện, xã vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối kết hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ tới công nhân vệ sinh môi trường trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý RTSH đúng nơi quy định.

4.2.2 Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Việc trang bị thiết bị lao động là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc Qua điều tra được biết trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom cũng như vận chuyển RTSH cho công nhân VSMT hiện nay là tương đối đầy đủ, tạm thời đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay Song về mặt các phương tiện cơ giới hóa để phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải còn thiếu: Mới chỉ có xe tải để chuyển rác từ nơi tập kết ra bãi rác… Các xe chở rác khi chuyên chở không được che đậy nên rác thải rơi xuống mặt đường gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.14 Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển RTSH

STT Loại trang thiết bị, dụng cụ lao động Số lượng

1 Xe gom rác đẩy tay 3 bánh 102 xe

2 Xe ba bánh tự chế 102 xe

3 Xe tải chở rác (7 tạ) 03 xe

4 Quần áo bảo hộ 1 bộ/công nhân

6 Găng tay, giầy 1 bộ/công nhân

7 Mũ, áo mưa 1 bộ/công nhân

8 Chổi, hót rác 1 bộ/công nhân

9 Áo phản quang 1 áo/công nhân

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện (2015) Tuy nhiên, về mặt lâu dài cần phải cung cấp các phương tiện, trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao, ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc trang bị các phương tiện chuyên dụng như xe chuyển rác, xe ép rác… Đồng thời phải trang bị đầy đủ dụng cụ lao động và bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện lao động an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.

Qua thực tế quan sát và phỏng vấn sâu cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm chỉnh Tuy nhiên tình trạng đổ RTSH bừa bãi không đúng nơi quy định, không đảm bảo vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn, nhiều hộ gia đình, cá nhân chậm đóng phí vệ sinh môi trường để được thu gom xử lý RTSH hợp vệ sinh an toàn.

Hộp 4.6 Ý kiến của cán bộ thu gom về ý thức của người dân trong phân loại, tập kết rác thải sinh hoạt

Hỏi: Ý thức của người dân trong phân loại, tập kết rác thải thế nào?

+ Người dân vẫn ý thức được việc phân loại rác và có thời gian thực hiện phân loại rác thành các túi khác nhau nhưng khi thu gom thường thì người thu gom nhặt và chất cả vào một xe rác nên không phân loại nữa.

+ Một số hộ dân lại có suy nghĩ đã đóng góp phí vệ sinh môi trường nên cứ để cho tổ thu gom làm.

+ Việc tập kết rác: Đa số hộ dân tập kết ở một địa điểm trước cửa nhà hoặc tiện đâu thì để đó, có nhà có đến 2-3 điểm để rác nên khó khăn cho tổ thu gom.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hứa Duy Tâm – Cán bộ Địa chính – Xây dựng xã Thanh Quang.

Xuất hiện tình trạng trên cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do phong tục tập quán trước đây hình thành nên những thói quen trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, khi kinh tế xã hội phát triển có nhiều thay đổi nhưng những thói quen đó vẫn giữ nguyên không đổi Hay có thể là do trình độ nhận thức của một số đối tượng, cá nhân còn thấp chưa hiểu biết hết những tác hại xấu mà do những thói quen của mình gây ra Nhưng cũng có những đối tượng, cá nhân ý thức rất kém, họ cố tình không chấp hành nghiêm chỉnh dù cho họ đã biết qua tivi và đài, báo… Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền xã, thị trấn trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban, ngành trong công tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng.

4.2.4 Năng lực của cán bộ quản lý rác thải sinh hoạt Đa số công nhân VSMT đều là những người mới học hết phổ thông, tuy vậy nhưng họ đều có trình độ chuyên môn tương đối tốt, tay nghề vững, được qua đào tạo, được tập huấn thu gom và xử lý đối với các loại rác thải Vì thế trong quá trình làm việc thì họ không hề bỡ ngỡ hay lúng túng, mà ngược lại rất nhanh nhẹn và thể hiện sự chuyên nghiệp với công việc được giao Có thể thấy, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã làm khá tốt trong việc hướng dẫn UBND các xã, thị trấn về khâu tuyển chọn và đào tạo công nhân VSMT. Điều này cho thấy công tác thu gom và quét dọn RTSH trên địa bàn huyện diễn ra tương đối tốt.

Mức lương trả cho công nhân VSMT là khác nhau, điều nay phụ thuộc vào trình độ tay nghề và số năm công tác của từng công nhân Hầu hết họ đều chưa hài lòng với mức lương hiện tại của mình, và đề nghị cấp xã, huyện, tỉnh và các tổ chức cá nhân cần hỗ trợ thêm kinh phí, cũng như quan tâm hơn nữa đến đời sống của công nhân VSMT.

Bảng 4.15 Mức lương trả cho người thu gom

STT Địa bàn Mức lương (đ) Số người/ tổ,thôn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.2.5 Công tác quy hoạch và bố trí các địa điểm thu gom, tập kết để vận chuyển đến nơi để xử lý

Hiện nay tiến hành thu gom hầu như tất cả các loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, tuy nhiên các loại rác thải này thu gom vẫn chưa được phân loại để xử lý Đặc biệt là các loại rác thải từ hộ gia đình, rác thải công cộng Rác thải của khu vực được thu gom chủ yếu là RTSH và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình Quá trình thu gom rác thải trên địa bàn được tiến hành theo 3 công đoạn sau:

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Sam Sách

4.3.1 Định hướng và nhiệm vụ Để thực hiện tốt việc đề ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý RTSH trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần phải xác định được một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn phải chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, công tác quản lý rác thải sinh hoạt từ đầu năm.

- Tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người dân bằng các hình thức khác nhau nhân các ngày lễ lớn trong năm, ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới xanh, sạch, đẹp hơn.

- Quản lý hoạt động của các tổ thu gom rác dân lập trên địa bàn.

- Thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm.

- Xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, các quy chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong tất cả các giai đoạn của hoạt động quản lý RTSH như khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng… và cần có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời khi cần thiết.

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện bổ sung, cải cách các chính sách về xử phạt đối với các hoạt động không tuân thủ các quy định về pháp luật đối với QLRTSH.

- Xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

- UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt Đề cao vai trò và phát huy vai trò của các tổ chức Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT.

- Phải có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, phải hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, ngăn cấm tình trạng đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định xuống ao, hồ, bãi chôn lấp của thôn.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhằm nâng cao ý thức của mọi người và đưa công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường đi vào thực tế.

- Cần có thể chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức quốc tế để làm tốt công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong thời gian tới như: hỗ trợ vốn, thùng chứa rác, đặc biệt là phương tiện trang thiết bị thu gom, kinh phí xây dựng điểm tập kết hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.

- UBND huyện tiếp tục chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quy hoạch xây dựng các điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh quy mô cấp thôn hoặc xã, hoặc các điểm tập kết tạm thời, đảm bảo các yêu cầu về môi trường sao cho ở mỗi thôn đều triển khai xây dựng được Khuyến khích các xã triển khai thực hiện việc vận chuyển rác thải đến bãi rác để xử lý Đồng thời có hình thức xử phạt đối với những hành vi đổ trộm rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định.

- Hàng năm UBND các xã, thị trấn cần bố trí ngân sách hỗ trợ để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường Quản lý các nguồn vốn này trên phương châm hiệu quả công việc và minh bạch.

4.3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Sách

4.3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện xây dựng kế hoạch, quy hoạch, bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện

- Việc hoàn hiện xây dựng qui hoạch, kế hoạch giúp cho công tác thực hiện chi tiết của địa phương, cơ sở dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

- Phải dự báo được lượng RTSH đưa vào môi trường, nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường đô thị trước việc xâm thực của rác thải sinh hoạt, các chiến lược được xây dựng phải có tầm nhìn xa trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm hoặc còn xa hơn.

- Khi bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt được hoàn thiện và đồng bộ từ cấp huyện xuống xã và cơ sở thôn sẽ thuận tiện cho quá trình phân loại, thu gom và xử lý Quá trình quán triệt, chỉ đạo các chủ trương trung, việc hướng dẫn hoạt động chi tiết cụ thể xuống cơ sở thôn tốt hơn Giúp cho quá trình vận hành toàn huyện đi vào một quy trình thống nhất, rõ ràng, việc phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cá nhân sẽ giúp cho quá trình kiểm tra chỉ đạo dễ dàng hơn, công cuộc quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng tốt hơn.

- Phương pháp quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam (Trang 21)
Hình 2.2. Sơ đồ quá trình xử lý rác thải đô thị bằng công nghệ phân hủy kị khí - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Hình 2.2. Sơ đồ quá trình xử lý rác thải đô thị bằng công nghệ phân hủy kị khí (Trang 29)
Hình 2.4. Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Hình 2.4. Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện (Trang 31)
Hình 2.5. Tổ chức quản lý chất thải rắn tại Singapore - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Hình 2.5. Tổ chức quản lý chất thải rắn tại Singapore (Trang 37)
Hình 2.6. Phân loại rác tại nguồn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Hình 2.6. Phân loại rác tại nguồn (Trang 46)
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách (Trang 51)
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về khí hậu khu vực Nam Sách, Hải Dương - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về khí hậu khu vực Nam Sách, Hải Dương (Trang 52)
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Sách năm 2013-2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Sách năm 2013-2015 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w