1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

114 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Sản Xuất Cam Sành Trên Địa Bàn Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang
Tác giả Cao Thị Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Chung
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 866,5 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đê tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn (17)
      • 1.4.1. Về lý luận (17)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (17)
    • 1.5. Bố cục các nội dung luận văn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam sành (19)
      • 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản (19)
      • 2.1.2. Vai trò phát triển sản xuất cam sành (22)
      • 2.1.3. Đặc điểm phát triến sản xuất cam sành (23)
      • 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành (24)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành (29)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành (31)
      • 2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cam ở một số quốc gia trên thế giới (31)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở một số địa phương trong nước (35)
      • 2.2.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra (40)
      • 2.2.4. Một số nghiên cứu có liên quan về sản xuất cam sành (41)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (46)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (46)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (46)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (51)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (57)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (57)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (57)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu (58)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích (58)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (58)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (61)
    • 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cam sành của Vị Xuyên (61)
      • 4.1.1. Thực trạng phát triển quy mô sản xuất Cam sành (61)
      • 4.1.2. Tổ chức kinh tế (65)
      • 4.1.3. Phát triển các điều kiện kinh tế (71)
      • 4.1.4. Phát triển sản xuất cam sành (76)
      • 4.1.5. Liên kết trong sản xuất cam sành (77)
      • 4.1.6. Kết quả, hiệu quả sản xuất cam sành (81)
    • 4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành (85)
      • 4.2.1 Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác (85)
      • 4.2.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên (87)
      • 4.2.3. Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội (88)
      • 4.2.4 Nhân tố đầu tư (92)
      • 4.2.5. Chính sách (93)
      • 4.2.5. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất (94)
    • 4.3. Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất Cam Sành (96)
      • 4.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của những giải pháp ..................................................... 77 4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam sành tại Vị (96)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (104)
    • 5.1. Kết luận (104)
    • 5.2. Kiến nghị (105)
      • 5.2.1. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và các cấp chính quyền địa phương (105)
      • 5.2.1. Đối với các cấp Bộ Ngành (105)
  • Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 87 (106)
  • Phụ lục ............................................................................................................................................ 88 (107)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam sành

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt là Pháp, đã nêu rõ là khái niệm phát triển chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).

Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình

Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyên công dân Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).

Theo Ngân hàng thế giới (WB.: phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992).

Hiện nay người ta nhắc nhiều đến khái niệm phát triển bền vững Theo Ngân hàng Thế giới WB năm 1987 đưa ra khái niệm phát triển bền vững là: phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xó hội nhu cầu hiện tại mà khụng phương hại ủến khả năng đỏp ứng đến nhu cầu của tương lai.

Tóm lại, phát triển là sự tăng lên về mặt số lượng và chất lượng mọi mặt của xã hội Phát triển không chỉ là sự tăng trưởng về kinh tế mà còn là việc nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo quyền bình đẳng công dân.

Có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về sản xuất Theo các cách tiếp cận đơn giản và phổ biến thì sản xuất chính là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:

Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định

X1, X2, , Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Sản xuấthay sản xuất của cải vâṭchất làhoaṭđông ̣ chủyếu trong các hoaṭ đông ̣ kinh tế của con người Sản xuất là quátrı̀nh làm ra sản phẩm đểsửdung ̣ , hay đểtrao đổi trong thương maị Ởđây, sản xuất được hiểu làhoaṭđông ̣ của con người sử dung ̣ các công cụ lao đông ̣ để tác đông ̣ vào đối tương ̣ lao đông ̣ nhằm taọra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hôị Hay nói cách khác làquá trı̀nh sửdung ̣ kếthơp ̣ các tài nguyên nhằm taọra các sản phẩm cógiá tri ̣đáp ứng nhu cầu của xa ̃hôị (Dương Văn Hiển và cs., 2010).

Có hai phương thức sản xuất là tự cung tự cấp và sản xuất cho thị trường tức là sản xuất theo hướng hàng hóa Trong nền kinh tếthị trường thì người sản xuất phải tự mình quyếtđinḥ trảlời đươc ̣ba câu hỏi cốt lõitrong hoaṭđông ̣ sản xuất :sản xuất cáigı̀? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thếnào?

Tóm lại, sản xuất là quá trình con người tác động vào các đối tượng sản xuất thông qua các hoạt động sản xuất để mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống.

2.1.1.3 Khái niệm về tiêu thụ

Có khá nhiều khái niệm về tiêu thụ Tiêu thụ hàng hóa là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng Tiêu thụ hàng hóa gồm tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức các hình thức dịch vụ trong quá trình tiêu thụ (Đinh Văn Đãn, 2009) Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm, song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu mà còn tùy thuộc lớn ở việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ… của doanh nghiệp Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa Trong quá trình tiêu thụ, hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chuyển vốn được hình thành.

Tiêu thụ sản phẩm đươc coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất (Trần Đình Đằng, 2003) Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đến với nhau để thỏa mãn những nhu cầu của hai bên Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; chức năng thông tin Các quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật cung cầu; quy luật cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư.

Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về tất cả quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mong muốn (Đào Thế Tuấn, 1984).

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành

2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cam ở một số quốc gia trên thế giới

Cam sành được phát triển ỏ hầu hết các lục địa Cam sành là loại quả quan trọng nhất so với trước đây vài chục năm trên cả nho, táo, chuối.Tổng diện tích trên 2 triệu ha Tập trung nhiều nhất ở các nước có khi hậu cận nhiệt đới như: Tây ba nha, brazin, Hoa kỳ, Trung Quốc và các nước ven địa trung hải Chính vì vậy cam sành được trồng ở vĩ tuyết 30 0 – 35 0 Hiện nay sảm xuất cam sành từ vùng nhiệt đới đã tăng lên gần bằng các nước cận nhiệt đới, nguyên nhân là điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác có tiến bộ,những trở gại cho vùng ôn đới đã hạ thấp hơn đến sản lượng cam sành với diện tích và sản lượng đáng kể.

Sản xuất quả có múi (Citrus) trên thế giới vẫn tăng do giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao và do tăng trưởng thu nhập của các nền kinh tế mới nổi, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng cao Tổng sản lượng quả có múi hàng năm trên thế giới dao động vào khoảng 123 - 131 triệu tấn trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2016

(FAO, 2017), trong đó cam chiếm trên 50% tổng sản lượng.

Ví dụ, ở Trung Quốc, tổng lượng hoa quả tươi tiêu thụ tại Trung Quốc tăng rất nhanh, trong đó tiêu thụ quả có múi tăng nhanh hơn cả Trung Quốc vươn lên chiếm vị trí thứ 2 về sản lượng quả có múi, chỉ sau Brazil Ở Trung Quốc, diện tích và sản lượng quả có múi liên tục tăng trong suốt 40 năm qua Năm 2008, tổng sản lượng quả có múi ở Trung Quốc lục địa là khoảng 21,7 triệu tấn, 5 năm sau (2013) sản lượng tăng lên 34,3 triệu tấn; năm 2016 đạt khoảng 32,7 triệu tấn (trong đó chủ yếu là quýt) Bình quân khoảng 23,7 kg/người với dân số 2016 vào khoảng 1,379 tỷ người (FAO, 2017).

Bảng 2.1 Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới năm 2011

STT Tên nước Sản lượng

Tiêu thụ cam toàn cầu đạt 71,416 triệu tấn trong năm 2015 Từ năm 2007 đến 2015, mức tăng trưởng đáng chú ý nhất về tiêu thụ cam đã đạt được ở Trung Quốc (tăng trung bình 11%/năm) Sự gia tăng mức sống ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu về một chế độ ăn uống đa dạng và bổ dưỡng, dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu trái cây Trong 8 năm gần đây, lượng nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc tăng hơn 3 lần lên 3,8 triệu tấn năm 2015, trong đó có nhập khẩu cam Sự gia tăng nhập khẩu chủ yếu đến từ vùng nhiệt đới và nam bán cầu.

Theo bảng thống kê ta thấy rằng năm 2011 sản lượng cam của Braxin đứng đầu đạt 19,81 triệu tấn, tiếp đến là Mỹ đạt 8,08 triệu tấn.

Châu Á cam được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc, tiếp đến là Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam…

Trong khi đó, theo FAO, sản lượng quả có múi toàn cầu vào khoảng 131 triệu tấn năm 2015 và 124 triệu tấn năm 2016, bình quân đầu người khoảng 18kg năm 2016 Tiêu thụ bình quân ở các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ đạt trên 40 kg/người (FAO, 2017).

Thái Lan là một nước có nhiều loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia trên thế giới Nắm rõ được lợi thế của của đất nước và gái trị mà cây ăn quả mang lại Chính phủ Thái Lan đã có rất nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển cây ăn quả cụ thể:

-Chính sách trợ giá nông sản

Có thể nói đây là chính sách gây ra nhiều tranh cãi nhất của Chính phủ Thái Lan Mục tiêu của chương trình này là nâng đỡ mặt bằng giá nông sản trên thị trường trong nước, nhờ đó người nông dân bán được các nông sản với giá cao hơn và hi vọng cải thiện đời sống.

Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách thu mua với các loại nông sản chủ yếu trong đó có một số loại trái cây Bên cạnh việc chi ngân sách bao tiêu nông sản với giá ưu đãi, Chính phủ còn cung cấp những ưu đãi cho nông dân như:mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi thấp từ ngân hàng nông nghiệp Ngoài ra TháiLan cũng hỗ trợ về giá cho 5 loại trái cây chủ lực là sẩu riêng,nhãn, vải, măng cụt,chôm chôm Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này, Chính phủ Thái lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến thị trường xuất khẩu mới.

Hầu hết các nhà vườn trồng cây ăn quả ở Thái Lan đều thực hiện hợp đồng nông nghiệp với thương lái Hợp đồng nông nghiệp đảm bảo tính ổn định người dân có một thị trường đầu ra đảm bảo, giảm rủi ro về giá cả; các doanh nghiệp thu mua có nguồn hàng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và thời gian Tại Thái Lan mô hình được biết đến với cái tên ” Kế hoạch hợp tác bốn tác nhân” bao gồm: nông dân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và Chính phủ Trong thời gian đầu áp dụng mô hình không thành công tuy nhiên sau khi rút kinh nghiệm từ những thất bại kế hoạch đã đạt những thành công đáng kể.

- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng cây ăn quả.

- Trồng những giống cây ăn quả phù hợp với từng vùng, nghiên cứu ra giống mới đạt năng suất và chất lượng cao.

Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất Mục tiêu của chính sách không phải vì lợi nhuận cho Chính phủ mà đặt mục tiêu hàng đầu là trợ giúp nông dân Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho Nhà nước.

Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thống nhất và hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật tư mà không chịu cước phí quá đắt.

Nhà nước còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng: Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30%- 50%; thuế suất đối với chanh sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009, sản phẩm cam sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tự nhiên.

Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Sing - ga - po là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn.

Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước công nghiệp phát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở một số địa phương trong nước

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ

22 0 29'30" đến 23 0 02'30" vĩ độ Bắc, 104 0 23'30" đến 105 0 09'30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố

Hà Giang 20 km về phía Nam Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ;

- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.;

- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì;

- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên

Nguồn: Phòng Tài nguyên vàMôi trường (2018)

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 149.525 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn Được chia thành 3 dạng địa hình chính.

- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000 m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 – 800 m gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ.

- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500m gồm xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên (Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Vị Xuyên, 2018).

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè có gió mùa Đông nam, Tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều Mùa đông gió bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa Nhiệt độ trung bình năm 22,6 0 C; Nhiệt độ cao trung bình năm 27,5 0 C; Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,6 0 C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,5 0 C Độ ẩm không khí bình quân năm 80 % Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.

Huyện có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng phần lớn là khe suối nhỏ, chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về cửa khẩu Thanh Thủy, qua huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6-1,5m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40-50m Sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70 km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km 2 , Sông Miện chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 20 km Ngoài ra còn có nhiều suối lớn như suối Việt Lâm, suối Nậm Má, suối Ma…Nhiều hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu và thủy điện ở các xã như: Thuận Hòa, Phú Linh, Phương Tiến, Đạo Đức, Quảng Ngần…

3.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với bất cứ ngành sản xuất nào, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp Đối với Vị Xuyên cũng vậy, việc phân bố và sử dụng đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng.

Bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên không có gì thay đổi nhưng cơ cấu các nhóm đất lại thay đổi qua các năm Năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 142.398 ha chiếm 95,23 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, đến năm 2017 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 142.574 ha Nhưng đến năm 2018 diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống còn còn lại 142.475 ha, bình quân trong vòng 3 năm qua diện tích đất nông nghiệp tăng 0,03 % tương ứng tăng 77 ha toàn huyện Cùng với sự phát triển của xã hội, dân số địa phương cũng tăng lên, do đó bình quân đất nông nghiệp/khẩu và Bình quân đất Nông nghiệp/khẩu Nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm Năm 2016, bình quân đất nông nghiệp/khẩu là 1,35ha/người nhưng đến năm 2018 giảm xuống 1,32ha/người Song ta cũng nhận thấy bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp năm 2016 là 1,74 ha/người đã giảm còn 1,68ha/ người vào năm 2018 Nhìn chung qua 3 năm tổng diện tích đất nông nghiệp thay đổi không nhiều, nhưng vẫn thể hiện được sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.

Năm 2016, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 21.071 ha đến năm 2018 diện tích đã tăng lên thành 21.492 ha tương ứng bình quân 3 năm tăng 0,99 %. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng sự thay đổi tăng lên qua các năm, tăng 21 ha năm 2018 so với năm 2016 Có sự chuyển đổi như vậy là do cơ chế sử dụng đất của địa phương tích cực khai hoang, cải tạo các vùng đất chưa sử dụng và đưa chúng vào sản xuất nông nông nghiệp hoặc chuyển dịch một phần đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp Sở dĩ đây là vùng đất đồi núi cao nên việc chuyển dịch sản xuất từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để phù hợp với điều kiện tự nhiên

- kinh tế - xã hội là không hề dễ Diện tích đất lâm nghiệp năm 2016 là 121.101 ha đến năm 2018 giảm xuống còn 120.736 ha tương đương giảm 0,15 %/năm Hiện trạng này cho thấy diện tích đất lâm nghiệp ngày càng giảm và có xu hướng chuyển dần sang thành đất sản xuất nông nghiệp Với diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp thì có thể nói điều này là tương đối phù hợp với một huyện miền núi biên giới phía Bắc.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I Tổng diện tích đất TN Ha 149525 100,00 149525 100,00 149525 100,00 100,00 100,00 100,00

- Đất trồng sản xuất nông nghiệp Ha 21071 14,09 21415 14,26 21492 14,37 101,63 100,36 100,99

- Đất nuôi trồng thủy sản Ha 226 0,15 245 0,16 247 0,17 108,41 100,82 104,54

2 Đất phi nông nghiệp Ha 5272 3,53 5568 3,86 5874 3,93 105,61 105,50 105,56

3 Đất chưa sử dụng Ha 1855 1,24 1383 0,92 1176 0,79 74,56 85,03 79,62

II Một số chỉ tiêu BQ

1 BQ đất NN/khẩu Ha 1,35 1,33 1,32

2 BQ đất NN/ khẩu NN Ha 1,74 1,69 1,68

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vị Xuyên (2018)

Trái với sự thay đổi của đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp lại cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình Năm 2016, diện tích đất phi nông nghiệp 5.272 ha, năm 2017 tăng thêm 296 ha, đến năm 2018 tiếp tục mở rộng tăng lên 306 ha tương ứng tăng bình quân sau 3 năm là 5,56 % Lý do là hiện nay khi nền kinh tế phát triển hơn, dân số theo thời gian tăng lên dẫn đến nhu cầu về đất ở ngày càng lớn, khai hoang đất sản xuất, đất chưa sử dụng thành đất thổ cư và đầu tư xây dựng mới trường học các cấp, công trình giao thông thủy lợi hàng năm nhằm phục vụ đời sống con người và xã hội.

Với diện tích đất chưa sử dụng của một vùng nhiều đồi núi cao như Vị Xuyên ta có thể nói là không nhiều, năm 2016 diện tích đất chưa sử dụng là 1.855 ha chiếm 1,24 % và đã giảm xuống còn 1.176 ha vào năm 2018 chiếm 0,79

% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Điều này chứng tỏ huyện có một cơ chế sử dụng đất tương đối tốt, đã khai thác thêm những diện tích có khả năng canh tác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Hầu hết số đất chưa sử dụng còn lại là những vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở và không phù hợp cho sản xuất, huyện phấn đấu trong những năm tới tận dụng triệt để diện tích đưa vào sử dụng để không còn diện tích đất bị bỏ hoang không sử dụng.

3.1.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Vị Xuyên là một huyện giáp biên giới Việt - Trung nên cũng là của khẩu rộng lớn, có điều kiện giao thương hàng hóa lớn mạnh, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém và cần được hoàn thiện và nâng cao Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm vụ 2017 của UBND huyện Vị Xuyên cho biết

Về giao thông, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã mở mới, nâng cấp nhiều tuyến đường; trên 60 % thôn có đường ô tô đến trung tâm; làm mới 3 tuyến đường nhựa chiều dài 86,5 km, nâng tổng số đường nhựa toàn huyện lên 377 km; xây dựng 21 cầu, nâng tổng số cầu các loại là 155 cái; nâng cấp, bổ sung hệ thống đèn chiếu sáng giữa hai thị trấn, khu công nghiệp và trung tâm các xã: Linh Hồ, Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức Hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân Tổng kinh phí đầu tư vào lĩnh vực giao thông là 821,5 tỷ đồng.

Về xây dựng, cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhànước, huyện đã đầu tư xây mới và cải tạo, nâng cấp 541 công trình, tổng nguồn vốn đầu tư trên 520 tỷ đồng Xây dựng 5 công trình bằng nguồn vốn xã hội hóa, tổng kinh phí 23,7 tỷ đồng.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là một huyện có diện tích cam sành lớn của tỉnh Hà Giang Tại huyện Vị Xuyên cây cam sành trồng rải rác ở khắp các xã, tuy nhiên có 03 xã là Việt Lâm, xã Quảng Ngần, xã Trung Thành có diện tích lớn và tương đối đồng đều Các hộ trồng tập trung, các hộ trồng có diện tích lớn Chất lượng cam sành ở 03 xã được đánh giá ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành như: chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển sản xuất cam sành; người dân bị ép giá bán; giống cam sành trôi nổi chất lượng thấp; chưa có quy hoạch vùng trồng cụ thể, người dân trồng ồ tạt và tự phát; trên địa bàn

03 xã chưa có nghiên cứu nào để giải quyết những vấn đề trên Do đó tiên hành chọn 03 xã này làm điểm nghiên cứu.

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Bao gồm các số liệu đã được công bố qua sách báo, công văn, báo cáo tổng kết của các ban ngành các cấp, các số liệu thống kê tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển sản xuất và tiêu thụ cam sành Các tài liệu nà cung cấp các thông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Vị Xuyên, ngoài ra cung cấp các thông tin khác như: thông tin về sản xuất và tiêu thụ, các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ Các tài liệu này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc.

Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề đề cập đến Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi tùy vào ngữ cảnh và tâm trạng đối tượng phỏng vấn.

Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát người dân bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn. Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát cụ thể, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ cam sành trên địa bàn,chỳng tụi tiến hành điều tra một số ủiểm như sau:

Chọn 03 xã, thị trấn là địa điểm đại diện điều tra

Tổng số hộ điều tra là 90 hộ, điều tra theo quy mô sản xuất khác nhau (từ trồng nhiều đến trồng ít), tuổi bình quân vườn cam từ 4-5 năm cụ thể:

Bảng 3.4 Quy mô hộ điều tra

Chỉ tiêu Đánh giá Số hộ điều tra Cơ cấu

Quy mô nhỏ Từ 0,5 ha đến 1 ha 45 hộ 40,00

Quy mô vừa Từ 1 ha đến 2 ha 30 hộ 40,00

Quy mô lớn Lớn hơn 2 ha 15 hộ 20,00

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi thu thập số liệu điều tra, chúng tôi tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel.

- Phương pháp thống kê mô tả

Chủ yếu dùng để mô tả thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam sành thông qua việc sử dụng các số bình quân, tỷ lệ, số tối đa, số tối thiểu Với sự trợ giúp của máy tính sẽ cung cấp một tập hợp cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu đề tài và sử dụng của các cơ quan chuyên môn.Phương pháp này có sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích ý nghĩa của các con số này rồi đưa ra nhận xét đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành của hộ nông dân.

Phương pháp này dung để so sánh các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành giữa các hộ có mức đầu tư sản xuất khác nhau.

Phương pháp này nhằm giúp tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành của các hộ nông dân.

- Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển sản xuất cam sành tại địa bàn nghiên cứu.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Chỉ tiêu thông tin của hộ

- Diêṇtı́ch đất đai bı̀nh quân /hô ̣

- Chi phı́(chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phı́trung gian )

- Diêṇtı́ch năng suất sản lương ̣ cam

- Trình độ học vấn của chủ hộ

- Kinh nghiêṃ sản xuất các hô ̣trồng cam

3.2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất cam

- Diện tích, năng suất, sản lượng.

- Chỉ tiêu kết quả: GO, IC, VA, MI

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm, đối với cây ăn quả là chu kỳ của cây).

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i.

Pi là đơn giá sản phẩm i.

- GO đối với cây cam sành đó là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm từ cam quả,

Q là số lượng sản phẩm, P là giá cả tiêu thụ

- Chi phí trung gian (IC.: là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm j.

IC đối với cây cam sành đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư: đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, vôi bột và các chi phí khác như điện, nước

- Giá trị gia tăng (VA.: là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.

- Đối với cây cam sành nghiên cứu, giá trị gia tăng được tính là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí trung gian.

- Tổng chi phí sản xuất (TC.: là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi đầu tư trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

TCVCChi phí biến đổi (VC.: là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm VC đối với cây cam đó là các chi phí vật tư mà người nông dân sử dụng.

Chi phí cố định (FC.: là những khoản chi phí không thay đổi cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có) Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

MI = VA - (A + T) - lao động thuê ngoài (nếu có) Trong đó: A: là khấu hao tài sản cố định.

T: các khoản thuế phải nộp.

- Chỉ tiêu về hiệu quả:

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng phát triển sản xuất cam sành của Vị Xuyên

4.1.1 Thực trạng phát triển quy mô sản xuất Cam sành

4.1.1.1 Diện tích, quy mô số hộ sản xuất cam sành

Nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành ở Vị Xuyên là một vấn đề có tính bức xúc, đã và đang được các cơ sở sản xuất và người sản xuất quan tâm giải quyết Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ có ý nghĩa thực tiễn Phát triển sản xuất cam ở Vị Xuyên là một vấn đề bức thiết và quan trọng không những đáp ứng nhu cây của nhân dân, của thị trường trong và ngoài nước mà còn là để khai thác tiềm năng lợi thế so sánh của vùng núi, để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng Tăng nhanh sản phẩm cây ăn quả ở Vị Xuyên sẽ tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh miền núi.

Bảng 4.1 Thực trạng số hộ sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên

Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%)

Tổng số hộ SX Cam Sành Hộ 251 288 292 114,74 101,39 107,86

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang, 2018)

Nghiên cứu cho thấy bình quân hàng năm huyện Vị Xuyên luôn có thêm các hộ trồng cam mới được hình thành bình quân tăng 7,86% Năm 2018 tổng số hộ trồng cam sành là 292 hộ với 80 hộ có diện tích phân vào quy mô nhỏ và 157 hộ có diện tích thuộc quy mô lớn.

Sử dụng nguồn lực đất đai: Đối với cây ăn quả có múi, yêu cầu về đất trồng là đất có cấu tượng tốt, nhiều mùn, thoáng khí, thoát nước tốt, tầng đất dày, mực nước ngầm thấp Cụ thể, để cây có múi sinh trưởng phát triển tốt thì điều kiện yêu cầu là tầng đất canh tác dày trên 70 cm, hàm lượng mùn từ 2-3%, pH thích hợp từ 6-6,5 Đất Vị Xuyên chủ yếu là địa hình đồi bát úp, có nhiều loại đất khác nhau Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các loại đất phù sa và đất dốc tụ Qua kết quả các nghiên cứu phân tích lý hoá đất cho thấy: đất Vị Xuyên được chia làm 2 vùng: vùng đồi cao và vùng đồi thấp Vùng đồi cao có tầng canh tác từ 0-75 cm, có hàm lượng mùn từ 0,93- 1,6%, pH từ 5,0-5,3 Với vùng đồi thấp có hàm lượng mùn từ 1,3-2,15%, độ pH từ 5,2-5,5.

Và xét một số chỉ tiêu về hàm lượng N, P2O5, K2O trong đất đều cho thấy khu vực Vị Xuyên rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển cây ăn quả, trong đó vùng đồi cao thích hợp cho phát triển cây trồng lâm nghiệp và một số cây trồng như nhãn, vải. Vùng đồi thấp chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi Có độ pH từ 5,5-5,7 tương đối vừa phải với nhu cầu của cây Như vậy, qua đối chiếu yêu cầu về đất của cây trồng và điều kiện, đặc điểm lí, hoá của đất khu vực Vị Xuyên cho thấy vùng đất này có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả có múi Đây chính là một ưu thế tài nguyên sinh thái của vùng để hình thành và phát triển vùng quả có múi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá Khai thác tốt yếu tố đất đai của huyện sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đồng thời góp phần cải tạo, bồi dưỡng tài nguyên đất.

Nguồn lực khí hậu: Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lí Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều, phụ thuộc nhiều ở điều kiện thời tiết khí hậu Thậm chí yếu tố thời tiết khí hậu nhiều lúc mang tính quyết định đến năng suất, phẩm chất, sản lượng cây trồng Được mùa hay mất mùa nhiều lúc chỉ do một hiện tượng thời tiết bất thường tác động Vì vậy, hiểu biết và nắm được các quy luật của khí hậu thời tiết có ý nghĩa kinh tế to lớn và thiết thực trong việc lựa chọn cây trồng và quy hoạch vùng trồng hợp lý Cam quýt là loại cây trồng không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nhưng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh Chúng có phạm vi sinh trưởng ở nhiệt độ từ 12-39o

C, và có phạm vi nhiệt độ thích hợp là từ 23-29o

C Nếu nhiệt độ quá cao và kéo dài nhiều ngày cây cam, quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành khô héo Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh,thích ánh sáng tán xạ, là cây ưa ẩm, ít chịu hạn Cây cần nhiều nước nhất là lúc nảy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kì kết quả và quả lớn Tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao đất thiếu ôxy sẽ làm cho bộ rễ hoạt động động kém, thối chết làm rụng lá, hoa, quả non hàng loạt Độ ẩm thích hợp khoảng 60% độ ẩm bão hoà đồng ruộng, độ ẩm không khí thích hợp là 75-80%, ở thời kì ra hoa cần độ ẩm không khí 70-75% Nếu điều kiện bất lợi như độ ẩm không khí quá cao, nắng to vào khoảng tháng 8, 9 làm cho sẽ làm cho quả bị nứt và rụng hàng loạt Độ ẩm không khí và độ ẩm đất có ảnh hưởng đến khả năng phân hoá mầm hoa và tỉ lệ đậu quả Nếu tháng 3, 4 khô hạn thì sẽ làm giảm số quả trên cây Ngược lại nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12- tháng 2 năm sau thì hoa quả sẽ nhiều.

Như vậy, xét thấy điều kiện thời tiết, khí hậu khu vực Vị Xuyên là khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam, ngoại trừ có những thời điểm gặp phải hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng xâú đến cây cam như đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong mùa đông, đợt khô hạn và nắng nóng xảy ra trong mùa hè Có thể nói vùng đất Vị Xuyên đã được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện phù hợp dành cho sự phát triển cây cam, cây ăn quả có múi Nắm được thế mạnh này, người dân nơi đây đã đưa vào trồng và gắn bó với cây cam lâu năm, nhờ vậy mà rất nhiều hộ nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng và chăm sóc cây cam Địa phương cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây trồng hiệu quả này Cây cam đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển trên vùng đất Vị Xuyên.

Phát triển sản xuất cam sành đối với vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người sản xuất cam sành

Với diện tích trồng cam tiêu chuẩn, trung bình 1 ha cam có nhu cầu khoảng

450 công lao động/ha, cho năng suất tối đa đạt từ 16 – 20 tấn cam/vụ/năm do đó đối với 1000 ha diện tích trồng cam theo tiêu chuẩn, được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật đòi hỏi khoảng 450.000 công lao động, nghĩa là cần đầu tư khoảng 5,4 tỷ đồng Tạo ra nguồn giá trị sản xuất cam tương ứng tối đa là 300 tỷ đồng Do đó việc phát triển sản xuất cam sành có đóng góp không nhỏ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân thời điểm nông nhàn tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người trồng cam.

Cam sành là một loại cây ăn quả mà người nông dân nơi đây trồng từ lâu đời và được trồng hầu hết trong địa bàn của huyện từ năm 1980 – 1995, cam sành là loại cây lâu năm chủ yếu của vườn đồi các hộ gia đình, những năm gần đây do nhiều nguyên nhân làm cho diện tích trồng cam bị thu hẹp, song cây cam vẫn giữ thế mạnh và cho thu nhập cao trong những cây trồng chính của huyện (năm 2018,

1 ha cam cho thu nhập bình quân trên dưới 50 triệu đồng gấp 3 lần so với thu nhập từ chè) Do đó diện tích hàng năm trồng cây cam sành vẫn tăng đáng kể Vị Xuyên có điều kiện địa hình đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho cây cam, quýt sinh trưởng và phát triển tốt Với cấu tạo địa chất gồm đá biến chất và đá phiến thạch, đất trồng cam quýt chủ yếu là đất đỏ vàng trên phiến sét và trên đất cát, phần dọc theo thung lũng Sông Lô, đa phần là trầm tích biến chất và các sản phẩm phù sa, Vị Xuyên là huyện nằm trong khu vực này đã hình thành vùng cam quýt nổi tiếng.

4.1.1.2 Thực trang phát triển quy mô sản xuất cam sành

Cam sành thực sự trở thành cây ăn quả nổi bật của Vị Xuyên chính thức từ đầu những năm 1980 Người thưởng thức cam sành thích nhất là vị cam ngọt, mọng nước, rất đậm đà Từ đó đến nay, cam sành đã có được chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ quanh khu vực Huyện cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy cây cam đặc sản của tỉnh thông qua các dự án, đề án phát triển nông nghiệp, các loại nông sản hàng hóa với Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang (CPRP) được triển khai tại huyện Vị Xuyên vào tháng 4.2015 trên địa bàn 4 xã: Linh Hồ, Thuận Hòa, Cao Bồ, Thượng Sơn Sau hơn 3 năm thực hiện, đến nay chương trình đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy lao động, sản xuất, giúp người dân vùng dự án cải thiện thu nhập, từng bước ổn định đời sống.

Bảng 4.2 Phân bố diện tích trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên ĐVT: ha

Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên (2018)

Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy việc phát triển diện tích cam vẫn còn mang tính tự phát, nhiều diện tích trồng trên đất không phù hợp với sinh thái của cây cam dẫn đến cây phát triển kém, năng suất và chất lượng quả thấp Do đó tỉnh cần có quy hoạch chi tiết cho sản xuất cam từng vùng và khuyến cáo nông dân phát triển đúng quy hoạch.

Cây cam có chu kỳ khai thác từ 10 đến 15 năm, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất và sản lượng sẽ không cao, cây nhanh bị già cỗi Trong những năm qua, năng suất cam tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, năm 2018 năng suất cam có sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu là do nhiều vườn cam bị già cỗi, giá cam giảm sút, người dân không đầu tư chăm sóc.

Bảng 4.3 Năng suất trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên

Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên (2018)

Cây cam là loại cây trồng rất khó tính, nó đòi hỏi quy trình kỹ thuật khá chặt chẽ và yêu cầu mức chi phí đầu tư cũng khá cao, dễ bị sâu bệnh Tuy nhiên nếu nắm bắt được đặc điểm kỹ thuật của cây Cam, chăm sóc tốt thì cam cho thu hoạch rất nhanh sau từ 2-3 năm Chỉ sau 3 năm là cây đã cho thu hoạch và chu kỳ kinh doanh của cây lại kéo dài tới tận 15 năm Nghiên cứu cho thấy năng suất cam có diện tích giảm xuống năm 2016 với 88,91 tạ/ha đến năm 2018 năng suất bình quân chỉ còn 84,1 tạ/ha.

4.1.2.1 Hộ nông dân a Tình hình sử dụng đất đai, lao động, vốn của hộ

Huyện Vị Xuyên có diện tích trồng cam lớn tại đây, cam sành là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân.

Bảng 4.4 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2018

Quy mô sản xuất cam sành (ha.

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Số hộ điều tra(hộ) 45 30 15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua bảng số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng đất đai thì cho ta thấy trong tất cả diện tích canh tác của các hộ thì diện tích trồng cam vẫn chiếm phần lớn trên

Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành

4.2.1 Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác a Giống

Do giống cây cam trồng tại địa phương được sản xuất bằng phương pháp chiết do các hộ nông dân tự thực hiện nên chất lượng cây không được kiểm soát.

Hơn nữa, với cách chiết cành này, do tâm lý sợ ảnh hưởng đến cây mẹ và tiếc cây tốt nên đa số cây giống đều được chiết từ các cây kém phát triển và từ các cành loại thải, thậm trí từ các cây đang bị bệnh sắp chết do đó làm giảm khả năng phát triển, tăng nguy cơ lây lan bệnh tật và giảm chất lượng sản phẩm.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống cam sành: đơn vị, HTX dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân Các cơ sở sản xuất và phân phối giống không được chuẩn hóa Ai cũng có thể sản xuất giống, ai cũng có thể bán giống dẫn tới việc đưa vào sản xuất cả những giống không đúng chủng loại, giống có chất lượng không đảm bảo, dẫn tời thiệt hại cho sản xuất.

Do không kiểm soát được các thành phần tham gia cung ứng giống, nên việc quản lý giống đúng chất lượng còn thiếu chặt chẽ, mặc dù các quy định về công tác này đã có nhưng chưa được thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh.

Bảng 4.22 Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của giống cây

SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Để cam có chất lượng tốt thì cân phải chọn nguồn giống có chất lượng tốt và sạch bệnh Cây để khai thác mắt ghép phải được trồng bằng giống đã chọn lọc từ những cây cam ưu tú tại địa phương có năng suất cao, phẩm chất tốt Do đặc điểm cơ sở vật chất, giao thông của vùng, đồng thời với kỹ thuật sản xuất cam sạch bệnh đã được chuyển giao từ Viện Bảo vệ thực vật nên tổ chức vườn sản xuất giống cam sạch bệnh tại Trung tâm giống cây Đạo Đức.

Hiện tại sử dụng vườn nhân giống cam sạch bệnh đã được chuyển giao từ

Viện bảo vệ thực vật sản xuất giống cung cấp cho nhân dân trồng mới Để đáp ứng nhu cầu về giống cam trồng mới cho các năm tiếp theo trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên và Trung tâm Cây ăn quả huyện Vị Xuyên đã điều tra, bình tuyển, chọn lọc trong quần thể cam của huyện Vị Xuyên, tỉnh Tuyên Quang lựa chọn được 04 cây cam ưu tú chất lượng tốt, đề nghị sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn công nhận cây giống gốc Thực hiện công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng làm sạch bệnh tại Viện Bảo vệ thực vật và trồng trong nhà lưới chống côn trùng tại vườn nhân giữ giống của Trung tâm Cây ăn quả huyện Vị Xuyên, sử dụng làm vật liệu nhân giống đưa ra sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng. b, Kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hái Để cam có chất lượng tốt, ngoài giống và các yếu tố tự nhiên, khâu chăm sóc, kĩ thuật trồng và sản phẩm sau thu hoạch là rất quan trọng Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo quản sản phẩm đến năng suất và chất lượng cam, xã đã chủ động mở các lớp khuyến nông tới địa bàn để bà con tiện học hỏi kinh nghiệm, phục vụ cho hoạch động sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 4.23 Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật

STT Chỉ tiêu SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Trước năm 2000, cây cam quýt chủ yếu được trồng phân tán, nhỏ lẻ ở hầu hết các hộ gia đình, việc đầu tư thâm canh không được chú trọng, công tác bảo vệ thực vật không được thực hiện theo quy trình chuẩn dẫn tới tình trạng cam bị sâu bệnh chết hàng loạt Trong 5 năm từ 2001-2005 đã có 327 ha cam quýt phải chặt bỏ (bằng 55% diện tích trồng mới) Từ năm 2010, cây cam đã được quan tâm khôi phục, đầu tư thâm canh với nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến về tưới nước, bón phân, đốn tỉa cải tạo vườn, phòng trừ sâu bệnh, do đó cây đã dần được phục hồi và phát triển.Tuy nhiên do đặc thù sản phẩm cam sành có đặc thù là vòng đời sản phẩm có chu kỳ ngắn, dễ bị dập nát trong quá trình vận chuyển thu hái, cũng như trong quá trình chăm sóc, thu hoạch.

4.2.2 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

Các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái của xã khá thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây Vì vậy các yếu tố này của xã là một điều kiện thuận lợi cho cây cam, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trong vùng.

Bảng 4.24 Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Đất, thổ nhưỡng Nguồn nước Khí Hậu

SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên thì còn có một số trở ngại nhất định về thời tiết làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cam Đó là do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều sâu bệnh tăng cả về số lượng và chủng loại nên cây trồng rất dễ mắc bệnh, cần chú trọng thuốc BVTV phù hợp để ngăn chặn kịp thời Do lợi ích nên người dân sử dụng thuốc BVTV tràn lan và không có quy chuẩn nên dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

4.2.3 Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội

4.2.3.1 Diễn biến giá cả thị trường đầu ra

Với sản lượng cam sản xuất ra hàng năm (giai đoạn từ 2010-2013) của huyện Vị Xuyên, theo tính toán, bình quân mỗi năm tiêu thụ được từ 3000 - 4.000 tấn/năm, trong khoảng thời gian từ 35-50 ngày của một vụ thu hoạch Doanh thu trung bình dao động từ 50 – trên 80 tỷ đồng tùy theo giá cả biến động từng năm.

Thị trường tiêu thụ chính là ở một số tình, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng,

Quảng Ninh, Hải Dương, …, lượng cam tiêu dùng tại địa phương chiếm một phần nhỏ.

Bảng 4.25 Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của giá bán

SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Giá cam bị ảnh hưởng nhiều vì thị trường tiêu thụ, ngoài các nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả nhập từ Trung

Quốc cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao Các nguyên nhân chủ quan cần kể đến là do không có sự quản lý thống nhất nên nhiều người đã đầu cơ mua tích trữ từ khi quả chưa đạt độ chín thu hoạch cần thiết với giá thấp (khoảng

8.200-9.000đ/kg) và mức giá này đã định ra mặt bằng giá thấp khi chính vụ Ngoài ra, do cam thu hoạch “non” và lại bị “ủ” nên chất lượng rất thấp và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không những không thu hút thêm mà còn mất dần khách hàng dẫn đến mất giá trên thị trường, Vì lợi ích trước mặt người nông dân trồng cam chưa ý thức được vấn đề này.

4.2.3.2 Nhân tố kênh tiêu thụ cam sành

Các sản phẩm nông sản đều có một đặc tính chung là mang tính thời vụ. Hàng năm, cam sành Vị Xuyên vào chính vụ, thường được thu hoạch tập trung với sản lượng rất lớn Nếu không làm tốt công tác tiêu thụ sẽ gây thiệt hại lớn cho chủ hộ trồng cam Căn cứ vào nguồn số liệu điều tra, phỏng vấn, thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp xử lý, phân tích để xác định hiện trạng, phát hiện những việc đã làm được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong hệ thống kênh tiệu thụ sản phẩm cam sành Vị Xuyên.

Theo kết quả điều tra trực tiếp từ các tác nhân thị trường và từ nguồn của

Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất Cam Sành

4.3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của những giải pháp

HQKT là một phạm trù kinh tế quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế hay một cơ sở sản xuất Trong phân tích và đánh giá kinh tế, chúng tôi luôn chú ý tới HQKT, nó là sự so sánh giữa kết quả thu được với lượng chi phí đầu tư bỏ ra Vì vậy trong sản xuất cần tìm mọi biện pháp để nâng cao HQKT. Để mở rộng diện tích trồng cam trong thời gian tới theo tinh thần mà đảng bộ tỉnh Hà Giang và Đảng bộ huyện Vị Xuyên đến năm 2020 diện tích cam tăng thêm 500ha thì việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất cam là một việc làm cần thiết mang lại ý nghĩa lớn:

- Nâng cao thu nhập cho người dân và tạo công ăn việc làm cho số lao động dư thừa trên địa bàn xã.

- Thu hút vốn đầu tư và tư liệu sản xuất cho các hộ nông dân, khuyến khích các hộ nông dân đẩy mạnh đầu tư hơn trong sản xuất và là cơ sở để phát triển các ngành nghề khác.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nói chung và cây cam nói rieng nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất đem lại HQKT cao.

Tuy vậy, sản xuất cam ở Vị Xuyên còn một số hạn chế, đó là:

- Tiêu thụ chủ yếu là do tư thương ở các tỉnh mua chuyển đi,khác hàng và chủ hàng thuận mua vừa bán, ép giá cũng thường xuyên sảy ra, gây thiệt hại cho người sản xuất.

- Điều kiện sản xuất trong các vùng sản xuất cam còn nhiều hạn chế nhất là cơ sở hạ tầng Nhiều vùng trồng cam đang bị thiếu nước, nắng hạn thường sảy ra làm giảm năng suất và sản lượng Điều này làm HQKT sản xuất cam sút đi.

- Chưa có điều kiện tín dụng thuận lợi, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất, nhà nước chưa có chính sách đầu tư gì đáng kể cho phát triển vùng cam.

Nhìn chung Vị Xuyên là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang có tiềm lực về tự nhiên – kinh tế - xã hội để phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc

77 biệt cam là loại cây truyền thống đã mang lại giá trị hiệu quả kinh tế lớn Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp đúng đắn sẽ góp phần nâng cao HQKT sản xuất cam tại

4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam sành tại Vị Xuyên

4.3.2.1 Bổ sung hoàn thiện một số chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng núi

- Có chính sách về tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân đặc biệt là các đồng bào dân tộc để người dân dễ dàng vay vốn để phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế.

- Nhà nước có chính sách cụ thể với phát triển nguồn nhân lực nâng cao dân trí, trình độ lao động cho đồng bào miền núi Đào tạo bồi dưỡng tập huấn cho người lao động về ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất, bảo quản và chế biến.

- Sản xuất cam chịu điều kiện rất lớn của điều kiện tự nhiên, năm được mùa, năm mất mùa, chịu sự chi phối của thị trường tiêu thụ nên giá cả thường không ổn định Để khắc phục khó khăn cho người sản xuất nhà nước cần có chính sách bảo hiểm cây cam cho người nông dân.

4.3.2.2 Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư sản xuất

Vị Xuyên là huyện miền núi, cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn Đa phần các hộ trồng cam trong địa bàn vẫn còn thiếu vốn để sản xuất Vì thiếu vốn và giá cả sản phẩm cam ngày cang xuống thấp và bấp bênh nên nhiều hộ trồng cam sành đã tỏ ra thờ ơ với vườn cam của mình Do đó mà nhiều vườn cam đã nhanh chóng xuống cấp, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, mẫu mã kém Vì vậy cần có những giải pháp về vốn để phát triển sản xuất cam.

Chính sách về vốn dành cho ưu đãi cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, có như vậy thì những người khó khăn thực sự mới có thể tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp, giúp họ nhanh chóng thoát nghèo vươn lên làm giàu cho gia đình và địa phương.

Các tổ chức tín rụng nhân dân tại địa phương như: hội phụ nữ, hợp tác xã dịch vụ, hội nông dân Đẩy mạnh hơn nữa vai trò cung cấp vốn ưu đãi ngắn hạn cho các hộ trồng cam Đồng thời cũng thông qua các tổ chức khuyến nông, Trạm

78 vật tư, công ty giống cây trồng cho người dân có thể ứng trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu và thu hoàn ứng sau khi các hộ có thu hoạch Đặc biệt tốt hơn cả công ty thương mại các chủ hang thu mua hợp đồng ứng trước để nông dân có vốn sản xuất và thu ngom sản phẩm sau thu hoạch.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới năm 2011 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 2.1. Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới năm 2011 (Trang 32)
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng cây cam, quýt năm 2010 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng cây cam, quýt năm 2010 – 2017 (Trang 36)
Bảng 2.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả chính so với cây lương thực thực phẩm (ở Ấn Độ) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 2.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả chính so với cây lương thực thực phẩm (ở Ấn Độ) (Trang 42)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên (Trang 46)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên (Trang 49)
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên (Trang 52)
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên (Trang 56)
Bảng 4.1. Thực trạng số hộ sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.1. Thực trạng số hộ sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên (Trang 61)
Bảng 4.2. Phân bố diện tích trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.2. Phân bố diện tích trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Trang 64)
Bảng 4.3. Năng suất trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.3. Năng suất trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Trang 65)
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2018 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2018 (Trang 66)
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2018 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2018 (Trang 66)
Bảng 4.4. cho thấy lao động bình quân của các nhóm hộ khác nhau thì có những mức khác nhau nhưng mức chênh lệch là không đáng kể, lao động bình quân nhiều nhất vẫn thuộc về nhóm hộ có quy mô ≥2 ha với lao động bình quân/hộ là 3,5 lao động - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.4. cho thấy lao động bình quân của các nhóm hộ khác nhau thì có những mức khác nhau nhưng mức chênh lệch là không đáng kể, lao động bình quân nhiều nhất vẫn thuộc về nhóm hộ có quy mô ≥2 ha với lao động bình quân/hộ là 3,5 lao động (Trang 68)
Bảng 4.7. Tình hình phát triển sản xuất cam sành tại điểm nghiên cứu - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.7. Tình hình phát triển sản xuất cam sành tại điểm nghiên cứu (Trang 70)
Bảng 4.8. Tình hình phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.8. Tình hình phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã (Trang 71)
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân (Trang 72)
Bảng 4.10. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha Cam Sành của các hộ dân phân theo quy mô - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.10. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha Cam Sành của các hộ dân phân theo quy mô (Trang 73)
Bảng 4.11. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha Cam Sành của các hộ dân phân theo các năm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.11. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha Cam Sành của các hộ dân phân theo các năm (Trang 74)
Bảng 4.13. Bình quân lao động phục vụ sản xuất cam sành ở địa bàn - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.13. Bình quân lao động phục vụ sản xuất cam sành ở địa bàn (Trang 76)
Bảng 4.16. Tình hình tiêu thụ cam sành của hộ - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.16. Tình hình tiêu thụ cam sành của hộ (Trang 79)
Bảng 4.19. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.19. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân (Trang 82)
Bảng 4.18. Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.18. Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân (Trang 82)
Bảng 4.20. Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.20. Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân qua các năm (Trang 83)
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân qua các năm (Trang 84)
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của giống cây - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của giống cây (Trang 85)
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ cam sành Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ cam sành Vị Xuyên (Trang 89)
Bảng 4.27. Mức phân bón cho cam theo tuổi cây - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.27. Mức phân bón cho cam theo tuổi cây (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w