1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

113 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Tác giả Trần Thị Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Khánh
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 684,17 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (18)
    • 2.1 Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1 Một số khái niệm, phân loại di cư (18)
      • 2.1.2. Lý thuyết phân tích về vấn đề di cư (23)
      • 2.1.3. Nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng di cư tự do của lao động nông thôn (26)
      • 2.1.4. Ảnh hưởng của di cư lao động (28)
    • 2.2 Cơ sở thực tiễn (31)
      • 2.2.2. Tình hình lao động di cư ở Việt Nam (35)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra (39)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (41)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (41)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (41)
      • 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (46)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (53)
      • 3.2.1. Sơ đồ khung phân tích của đề tài (53)
      • 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu (56)
      • 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin (56)
      • 3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin (57)
      • 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin (57)
      • 3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu (58)
      • 3.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (59)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (61)
    • 4.1. Khái quát tình hình chung về di cư lao động theo mùa vụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên (61)
      • 4.1.1. Tình hình di cư mùa vụ của lao động nông thôn huyện (61)
      • 4.1.2. Một số thông tin về các hộ gia đình ở các thôn điều tra (62)
      • 4.1.3. Thông tin về lao động di cư của huyện Vị Xuyên (65)
      • 4.1.4. Thực trạng lao động di cư mùa vụ của huyện (66)
      • 4.1.5. Các loại hình tổ chức và hình thức di cư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 50 4.1.6. Đời sống của người lao động khi di cư (67)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động nông thôn . 61 1. Nhóm yếu tố đẩy (80)
      • 4.2.2. Các yếu tố hút (85)
      • 4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ đến cộng đồng địa phương (89)
      • 4.2.4. Xu hướng di cư của lao động di cư (94)
    • 4.3. Một số giải pháp giải quyết vấn đề về lao động di cư mùa vụ tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (95)
      • 4.3.1. Phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư (97)
      • 4.3.2. Thực hiện chương trình việc làm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (97)
      • 4.3.3. Cải thiện điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở của địa phương (97)
      • 4.3.4. Khuyến khích, giúp người dân trong huyện phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp (98)
      • 4.3.5. Cải tạo và phân bổ đất đai một cách hợp lý (98)
      • 4.3.6. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp (99)
      • 4.3.7. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về quản lý (99)
      • 4.3.9. Phát triển các loại vật nuôi đặc sản (100)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (101)
    • 5.1. Kết luận (101)
    • 5.2. Kiến nghị (102)
  • Tài liệu tham khảo (105)
  • Phụ lục (107)
    • Hộp 4.1. Mức độ làm việc của lao động di cư (73)
    • Hộp 4.2. Quan hệ của lao động với chính quyền nơi đi (78)
    • Hộp 4.3. Thu nhập của lao động di cư (79)
    • Hộp 4.4. Quan hệ với chính quyền nơi đến (79)
    • Hộp 4.5. Việc làm và thu nhập của lao động di cư (81)
    • Hộp 4.6. Khó khăn thúc đẩy việc di cư của lao động nông thôn (84)
    • Hộp 4.7. Di cư vì con cái học xa nhà (0)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Hà Giang

Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên (2015)

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ

22 0 29'30" đến 23 0 02'30" vĩ độ Bắc, 104 0 23'30" đến 105 0 09'30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố

Hà Giang 20 km về phía Nam Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ.

- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì.

- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 149.525 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn Được chia thành 3 dạng địa hình chính.

- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800m gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ.

- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500m gồm xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên.

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè có gió mùa Đông nam, Tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều Mùa đông gió bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa Nhiệt độ trung bình năm 22,6 0 C; Nhiệt độ cao trung bình năm 27,5 0 C; Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,6 0 C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,5 0 C Độ ẩm không khí bình quân năm 80% Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.

Huyện có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng phần lớn là khe suối nhỏ, chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về cửa khẩu Thanh Thủy, qua huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6-1,5m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40-50m Sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700km 2 , Sông Miện chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 20km Ngoài ra còn có nhiều suối lớn như suối Việt Lâm, suối Nậm Má, suối Ma…Nhiều hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu và thủy điện ở các xã như: Thuận Hòa, Phú Linh, Phương Tiến, Đạo Đức, Quảng Ngần…

3.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với bất cứ vùng nông thôn nào, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp Đối với Vị Xuyên cũng vậy, việc phân bố và sử dụng đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng.

Bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên không có gì thay đổi nhưng cơ cấu các nhóm đất lại thay đổi qua các năm Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp là 142.217 ha chiếm 95.11% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, đến năm 2014 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 142.398 ha Nhưng đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống còn còn lại 142.374 ha, bình quân trong vòng 3 năm qua diện tích đất nông nghiệp tăng 0,06% tương ứng tăng 157 ha toàn huyện Cùng với sự phát triển của xã hội, dân số địa phương cũng tăng lên, do đó bình quân đất nông nghiệp/khẩu và Bình quân đất Nông nghiệp/khẩu Nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm Năm 2013, bình quân đất nông nghiệp/khẩu là 1.82km2/người nhưng đến năm 2015 giảm xuống 1.78km 2 /người Song ta cũng nhận thấy bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp năm 2013 là 2.65 km 2 /người đã giảm còn

2.52 km 2 /người vào năm 2015 Nhìn chung qua 3 năm tổng diện tích đất nông nghiệp thay đổi không nhiều, nhưng vẫn thể hiện được sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.

Năm 2013, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 20.560 ha đến năm 2015 diện tích đã tăng lên thành 21.315 ha tương ứng bình quân 3 năm tăng 1.82% Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng sự thay đổi tăng lên qua các năm tăng 18ha năm

2015 so với năm 2013 Có sự chuyển đổi như vậy là do cơ chế sử dụng đất của địa phương tích cực khai hoang, cải tạo các vùng đất chưa sử dụng và đưa chúng vào sản xuất nông nông nghiệp hoặc chuyển dịch một phần đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp Sở dĩ đây là vùng đất đồi núi cao nên việc chuyển dịch sản xuất từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội là không hề dễ Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 là 121.430 ha đến năm

2015 giảm xuống còn 120.814 ha tương đương giảm 0,25%/năm Hiện trạng này cho thấy diện tích đất lâm nghiệp ngày càng giảm và có xu hướng chuyển dần sang thành đất sản xuất nông nghiệp Với diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp thì có thể nói điều này là tương đối phù hợp với một huyện miền núi biên giới phía Bắc.

Trái với sự thay đổi của đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp lại cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình Năm 2013, diện tích đất phi nông nghiệp 4.798 ha, năm 2014 tăng lên 474 ha, đến năm 2015 tiếp tục mở rộng tăng lên 496 ha tương ứng tăng bình quân sau 3 năm là 9.64% Lý do là hiện nay khi nền kinh tế phát triển hơn, dân số theo thời gian tăng lên dẫn đến nhu cầu về đất ở ngày càng lớn khai hoang đất sản xuất, đất chưa sử dụng thành đất thổ cư và đầu tư xây dựng mới trường học các cấp, công trình giao thông thủy lợi hàng năm nhằm phục vụ đời sống con người và xã hội.

Với diện tích đất chưa sử dụng của một vùng nhiều đồi núi cao như Vị Xuyên ta có thể nói là không nhiều, năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng là 2.510 ha chiếm 1,68% và đã giảm xuống còn 1.383 ha vào năm 2015 chiếm

0.92% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Điều này chứng tỏ huyện có một cơ chế sử dụng đất tương đối tốt, đã khai thác thêm những diện tích có khả năng canh tác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Hầu hết số đất chưa sử dụng còn lại là những vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở và không phù hợp cho sản xuất, huyện phấn đấu trong những năm tới tận dụng triệt để diện tích đưa vào sử dụng để không còn diện tích đất bị bỏ hoang không sử dụng.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ

I Tổng diện tích đất TN Ha 149525 100 149525 100 149525 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Đất nông nghiệp Ha 142217 95,11 142398 95,23 142374 95,22 100,13 99,98 100,06 Đất trồng sản xuất nông nghiệp Ha 20560 13,75 21071 14,09 21315 14,26 102,49 101,16 101,82 Đất lâm nghiệp Ha 121430 81,21 121101 80,99 120814 80,80 99,73 99,76 99,75 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 227 0,15 226 0,15 245 0,16 99,56 108,41 103,89

2 Đất phi nông nghiệp Ha 4798 3,21 5272 3,53 5768 3,86 109,88 109,41 109,64

3 Đất chưa sử dụng Ha 2510 1,68 1855 1,24 1383 0,92 73,90 74,56 74,23

II Một số chỉ tiêu BQ

1 BQ đất NN/khẩu Km2 1,82 1,79 1,78

2 BQ đất NN/ khẩu NN Km2 2,65 2,62 2,52

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vị Xuyên (2015)

3.1.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Nhắc tới cơ sở hạ tầng của một địa phương là nhắc tới hệ thống giao thông, hệ thống điện, cơ sở vật chất, hệ thống trường học và trạm y tế Những điều kiện này sẽ cho ta biết trình độ phát triển của địa phương đó Vị Xuyên là một huyện giáp biên giới Việt - Trung nên cũng là của khẩu rộng lớn, có điều kiện giao thương hàng hóa lớn mạnh, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém và cần được hoàn thiện và nâng cao Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, phương hướng nhiệm vụ 2015 của UBND huyện Vị Xuyên cho biết

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Sơ đồ khung phân tích của đề tài

Nghiên cứu thực trạng lao động di cư mùa vụ chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại với nhau Căn cứ vào mục tiêu của đề tài nghiên cứu, đề tài sẽ được tiến hành dựa trên khung phân tích, từ diễn biến di cư của lao động di cư trên địa bàn huyện Vị Xuyên đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động và đánh giá ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng địa phương Từ đó làm căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp.

Nhóm nội dung tình hình chung về di cư lao động trên địa bàn huyện, chúng tôi tim hiểu tình hình di cư mùa vụ trên địa bàn huyện, thông tin về các hộ gia đình điều tra, thực trạng di cư của lao động di cư Để giải quyết nội dung này, chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận là thu nhập, ngành nghề sản xuất, các chỉ tiêu bình quân về nhân khẩu, lao động, diện tích đất sản xuất, các chỉ tiêu về đời sống lao động di cư.

Nhóm nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư, chúng tôi nghiên cứu tính chọn lọc di cư của các hộ gia đình về các yếu tố giới tính, tuổi, hôn nhân, trình độ học vấn Bên cạnh đó, còn phân tích lực hút và lực đẩy từ cộng đồng nơi xuất cư và nơi nhập cư thông qua các yếu tố thu nhập, việc làm, thời gian nông nhàn, vốn, đất sản xuất hay các yếu tố tự nhiên.

Nhóm nội dung về ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng xuất cư được đánh giá trên hai khía cạnh chính: ảnh hưởng đến cuộc sống hộ gia đình và ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương Để phân tích toàn diện tác động của di cư, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận cả khía cạnh kinh tế và phi kinh tế, giúp nắm bắt đầy đủ nhận thức của các hộ gia đình và cộng đồng về vấn đề di cư.

Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên được thể hiện qua hình 3.2.

Nghiên cứu thực trạng định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn huyện Vị Xuyên

Khái quát tình hình chung về di cư lao động huyện Vị Xuyên

Tình hình di cư mùa vụ của lao động nông thôn huyện Vị Xuyên

Thông tin về các hộ gia đình ở các thôn điều tra

Thực trạng di cư của lao động di cư

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động

Tính chọn lọc di cư của hộ gia đình

Lực Thiếu việc làm đẩy trong

Thời gian nông nhàn quá trình quyết

Thu nhập thấp định di cư

Thiếu vốn, đất sản xuất

Lực Thu nhập cao hút trong quá Nhiều công việc khác trình quyết định Nuôi con em ăn học trên di cư thành phố Đánh giá ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng xuất cư Ảnh hưởng đến cuộc sống hộ gia đình Ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương nơi xuất cư

Sơ đồ 3.2 Khung phân tích của đề tài

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015.)

Khác với những vùng đồng bằng có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp hiện đại thì huyện Vị Xuyên là một huyện có đến hơn 95% diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp Ngoài thời gian đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, để tận dụng khoảng thời gian nông nhàn, huyện không thể tránh khỏi việc người dân, lao động di cư tự do tìm kiếm việc làm ở những vùng lân cận hay những vùng có điều kiện phát triển hơn để kiếm sống Chính đặc điểm này đã quyết định việc nghiên cứu thực trạng di cư tự do theo mùa vụ nơi đây là cần thiết. Để đảm bảo việc nghiên cứu đem lại kết quả có tính thực tiễn cao, địa bàn nghiên cứu phải đại diện cho vùng trên các phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội Xuất phát từ những đặc điểm đó, chúng tôi quyết định chọn 3 xã đại diện trên địa bàn huyện làm điểm nghiên cứu, các xã đó là thị trấn Thanh Thủy, xã Thanh Đức và xã Thượng Sơn - xã được cán bộ nhìn nhận đánh giá có nhiều lao động di cư và có nhiều thay đổi từ việc di cư.

3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập dựa trên nguồn số liệu và những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Những thông tin thứ cấp thu thập là các thông tin về hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của di cư theo mùa vụ, được thu thập thông qua các sách, báo cáo của tổng cục thống kê, báo cáo tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước viết về di cư lao động và các website.

Trong nghiên cứu này, sử dụng thông tin thứ cấp sẽ được dựa trên số liệu sẵn có qua các báo cáo của phòng Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Vị Xuyên.

3.2.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin mới, chưa được công bố, được thu thập thông qua điều tra thực tế tại các hộ lao động nông thôn trên địa bàn huyện bằng các phương pháp như.

- Chọn mẫu điều tra: Để tìm hiểu ảnh hưởng của di cư mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tới kinh tế hộ gia đình, chúng tôi tiến hành khảo sát 38 hộ với 63 người di cư trong hộ bao gồm 40 nam và 23 nữ Đa số họ đều là những người di cư ngắn hạn trong 1 đến 2 tháng, các thành viên trong hộ trong độ tuổi lao động đã và đang đi di cư làm việc tại nơi đến và 22 hộ không có người di cư nghiên cứu không bao gồm học sinh, sinh viên đang theo học tại các thành phố Trong tổng số các hộ điều tra có một đặc điểm chung nhất giữa các hộ đều là dân tộc thiểu số mà chủ yếu là dân tộc tày chiếm 33% và các dân tộc khác chiếm 12%, Các hộ điều tra phần lớn thuộc nhóm hộ trung bình và hộ thuần nông là chủ yếu Tham gia lao động di cư bao gồm cả nam và nữ giới Các hộ gia đình được điều tra ngẫu nhiên tại 3 xã: xã Thanh Thủy, xã Thanh Đức, xã Thượng Sơn.

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn sâu lao động di cư, hộ có người di cư, và hộ không có người di cư Điều tra và thu thập thông tin của lao động nông thôn thông qua điều tra bằng hệ thống các câu hỏi đã được xây dựng trước đó Với các thông tin sau: Đối với hộ không có người di cư, tiến hành điều tra thông tin chung và tình hình kinh tế của hộ. Đối với hộ có người di cư, tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thông tin chung, kinh tế của hộ và thông tin của các lao động nông thôn di cư trong gia đình, thực trạng cuộc sống di cư tại nơi đến của lao động di cư. Ý kiến đánh giá chung từ các lao động di cư và các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến di cư, ảnh hưởng của di cư đến gia đình – xã hội tại cộng đồng nơi xuất cư và xu hướng di cư trong tương lai của lao động di cư.

Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn): Tiến hành đi nghiên cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn nông dân cơ sở tại địa phương để thu nhập những thông tin liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.4 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Thông tin thứ cấp: Tiến hành phân loại, sắp xếp các thông tin thứ cấp theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin Số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích theo nội dung nghiên cứu đề tài.

Xử lý thông tin sơ cấp: Các thông tin thu thập được kiểm tra tổng hợp, phân loại và tập hợp thành dạng bảng biểu, đồ thị.

3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin

Quá trình xử lý và phân tích thông tin chủ yếu được thực hiện bằng chương trình Excel Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh các đối tượng điều tra Đánh giá một cách chính xác thực trạng và rút ra kết luận.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Khái quát tình hình chung về di cư lao động theo mùa vụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên

VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN

4.1.1 Tình hình di cư mùa vụ của lao động nông thôn huyện

Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ “Đổi Mới”, di cư trong nước và quốc tế đã tác động mạnh mẽ tới quá trình đô thị hóa, trở thành một bộ phận quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam, và trở thành một thành tố không thể thiếu được trong đời sống nông thôn Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, loại hình di dân mùa vụ gia tăng do yêu cầu phát triển và đất đai canh tác ở khu vực nông thôn bị thu hẹp Thêm vào đó, tình trạng chênh lệch về thu nhập và tiền công lao động giữa đô thị và nông thôn, giữa lao động trong nước và lao động ngoài nước khá lớn kéo theo lực lượng lao động mùa vụ gia tăng theo.

Vị Xuyên là một huyện miền núi và có diện tích đất đồi núi khá lớn, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp và không tập trung, mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, ít được tái tạo, bổ sung dinh dưỡng nên ngày càng bạc màu Sản xuất nông nghiệp là chính kết hợp với ngành chăn nuôi nhưng quy mô nhỏ Trong khi đó dân số của huyện ngày một gia tăng dẫn đến nguồn lao động nông nghiệp khá dồi dào, chiếm khoảng 70% trong tổng số lao động Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên làm cho lao động thì dư thừa, thời gian nhàn rỗi trong năm lớn, tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra và trở thành nỗi lo cho mỗi gia đình, khi thu nhập không tăng mà chi tiêu lại rất lớn Cuộc sống của người dân trong huyện ngày càng khó khăn hơn họ tìm đủ mọi cách để tận dụng thời gian nông nhàn tạo thêm thu nhập cho gia đình và giải quyết công ăn việc làm cho chính họ.

Với trình độ học vấn, tay nghề thấp, tuổi tác lại bị hạn chế nên người lao động khó có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Vì vậy những người lao động di cư trong huyện họ chấp nhận làm những công việc nặng nhọc mà người dân thành phố, người dân nước ngoài không muốn làm, để kiếm thêm thu nhập và giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn Sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp (SXNN) và thời gian nông nhàn đã tạo nên một luồng di cư không chỉ từ nông thôn ra thành thị, trong nước ra nước ngoài, mà đây còn là luồng di cư tự phát theo mùa vụ Luồng di cư này diễn ra thường xuyên và quay vòng trong năm.

Hiện tượng lao động di cư sang Trung Quốc đã xuất hiện trong một thời gian dài, kinh tế gia đình là lý do chính khiến người dân trong huyện di cư sang trung quốc Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có tác động tích cực và tiêu cực tới người lao động, gia đình có người di cư, cộng đồng nơi xuất cư và nơi đến Theo xu hướng đó, có thể nói tình hình di cư lao động của cả nước nói chung và huyện vị xuyên nói riêng đã phản ánh xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội ngày nay.

4.1.2 Một số thông tin về các hộ gia đình ở các thôn điều tra

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Vi Xuyên, năm 2015 huyện Vị

Xuyên có 810 lao động đi làm thêm ở Trung Quốc, trong có 360 lao động nữ, và

460 lao động nam Lao động di cư nam giới chiếm số lượng lớn hơn nữ giới, sự khác nhau này do tính chất công việc cũng như sự phân công công việc trong mỗi gia đình là khác nhau Bảng 4.1 cho thấy tình trạng di cư tự do qua biên giới sang

Trung Quốc làm thuê ngày càng tăng, từ năm 2013 là 652 người lên 810 người vào năm 2015.

Bảng 4.1 Tình hình di cư lao động sang Trung Quốc trong các năm 2013 – 2015 ĐVT: người

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Vị Xuyên (2015)

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa nhóm hộ có người di cư và hộ không có người di cư.

Trong số các hộ điều tra, khi phân loại hộ theo ngành nghề sản xuất nhận thấy ở nhóm hộ có người di cư và hộ không có người di cư có sự khác nhau rõ rệt Nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 58.33% và hộ kiêm ngành nghề chiếm

18.33%, hộ chuyên buôn bán sản xuất kinh doanh và hộ khác chỉ chiếm nhỏ hơn

3,333%, qua đây ta thấy được cuộc sống của các hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính Tuy nhiên bên cạnh sản xuất nông nghiệp người nông dân còn chăn nuôi thêm gia súc gia cầm, kiêm thêm một số ngành nghề phụ nên hầu như các hộ đều có khả năng tự cung tự cấp về mặt lương thực, thực phẩm …

Bảng 4.2 Đặc trưng của hộ di cư

Hộ di cư Hộ không có

SL CC SL CC SL CC

I Theo ngành nghề sản xuất 38 100 22 100 60 100

2 Hộ kinh doanh buôn bán 10 26,32 4 18,18 14 23,33

III Diện tích đất nông nghiệp 38 100 22 100 60 100 Ít hơn 3 sào 20 52,63 11 50,00 31 51,67

V Các chỉ tiêu bình quân

3 BQ khẩu ăn theo/hộ 2,37 2 2,19

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Khi phân loại hộ theo thu nhập, thì nhóm hộ trung bình chiếm 55%, nhóm hộ khá 23.33%, hộ nghèo chiếm trên 21.67% Tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các hộ có người di cư và các hộ không có người di cư Với hộ có người di cư tỷ lệ hộ khá chiếm 13.16% trong khi đó hộ không có người di cư lại chiếm 40.9% cao hơn nhiều Bên cạnh đó, tỷ lệ di cư thuộc nhóm hộ trung bình chiếm 57.89% cao hơn so với nhóm hộ không di cư chiếm khoảng 50%, điều này cho thấy rằng hầu hết lao động di cư đều đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu, hộ khá chính là mục tiêu mà họ

Nhóm lao động có số nhân khẩu bình quân/hộ cao nhất là hộ có trên 3 nhân khẩu chiếm 68.33%, 31.67% là số hộ có lao động nhân khẩu/hộ dưới 3 nhân khẩu.

Với hộ có người di cư, số hộ trên 3 nhân khẩu chiếm 71.05%, số hộ dưới 3 nhân khẩu chiếm 28.95% Qua đây, ta thấy được lao động nông thôn di cư chủ yếu có số nhân khẩu đông, số khẩu ăn theo nhiều mỗi hộ kèm theo 2 người ăn theo.

4.1.3 Thông tin về lao động di cư của huyện Vị Xuyên

Di cư được coi như một chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn qua việc bố trí lao động để tối đa hóa thu nhập Trong thực tế, ở các vùng nông thôn nghèo, điều kiện phát triển thấp di cư gần như là sự lựa chọn khả thi nhất cho hộ để vượt qua bế tắc mưu sinh (Đặng Nguyên Anh, 2003) Trong quá trình điều tra chúng tôi đã tiếp cận chính thức được hơn một nửa thành viên trong hộ di cư tham gia phỏng vấn còn nhiều thành viên đang trong quá trình di cư, vắng nhà nên chúng tôi điều tra thông tin người di cư thông qua đại diện của hộ bởi theo chủ hộ cho biết thì hầu như người di cư đều chia sẻ nguồn thông tin của mình cho người thân trong gia đình.

Bảng 4.3 Thông tin cơ bản của lao động di cư

Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC

Trung cấp 2 05,00 0 0,00 2 3,17 Đào tạo nghề 3 07,50 2 8,70 5 7,94

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Đa số những người lao động nông thôn họ đều là những người di cư ngắn hạn từ 1 đến 2 tháng đến dưới 1 năm Các thành viên trong hộ trong độ tuổi lao động đã và đang đi di cư làm việc tại nơi đến Họ chủ yếu di cư đi làm ăn xa bên Trung Quốc, số lượng ít lao động di cư ra các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Từ kết quả điều tra thực tế tại địa phương cho thấy, Tỉ lệ lao động có trình độ học vấn thấp với cấp 1 chiếm tỷ lệ lớn là 66,67%, cấp II là 17,46% và cấp

III là thấp nhất 15,87% (Bảng 4.2) Qua đây ta thấy trong lĩnh vực nông nghiệp và phần lớn đều có trình độ thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật rất hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông Những lao động này phần lớn chỉ học hết các bậc phổ cập giáo dục, chưa qua đào tạo nghề hay học tại các trường cao đẳng, đại học.

Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn là 88,89%, đào tạo nghề là 7,94% và đào tạo trình độ trung cấp là 3,17% Điều này cho thấy, trình độ lao động còn rất thấp và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động của địa phương Tình trạng dư thừa lao động là điều tất yếu xảy ra ở địa phương. Độ tuổi tham gia di cư rất đa dạng Những người di cư chủ yếu ở độ tuổi lao động tốt có độ tuổi dao động từ 20-40 tuổi, một số khoảng trên dưới 50 tuổi và một số dưới 18 tuổi tức là chưa đến tuổi lao động.

4.1.4 Thực trạng lao động di cư mùa vụ của huyện

4.1.4.1 Thời điểm người lao động di cư đi và trở về

Vị Xuyên là một huyện thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chính mặc dù diện tích đất trồng trọt ít nhưng sản lượng lương thức trên địa bàn vẫn chíếm tỉ trọng lớn, Thời gian di cư của lao động chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm của công việc Lao động có thời gian di cư chủ yếu từ 1 đến 9 tháng, một số ít làm việc tới 11 tháng. Những trường hợp lao động làm việc dưới 6 tháng do tại quê nhà có việc phải quay về hoặc do ốm đau bệnh tật, tình trạng sức khoẻ không đảm bảo để tiếp tục làm việc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động nông thôn 61 1 Nhóm yếu tố đẩy

Quyết định di cư thường được thực hiện trên cơ sở cân nhắc kĩ các rủi ro khi di cư cùng các yếu tố thành công của di cư, các thông tin về nơi định cư mới cũng như lợi ích di cư rất quan trọng với người lao động di cư mùa vụ Dựa trên quá trình nghiên cứu và đặc điểm của nơi đi và nơi đến chúng tôi đưa ra 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động nông thôn như sau:

Nhóm yếu tố đẩy, là những hoàn cảnh khó khăn ở nơi đi mà người di cư phải nếm trải, thường là những khó khăn về kinh tế, sự suy thoái về tài nguyên làm mất đi sinh kế của họ, cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo Khi mà lực hút và lực đẩy

“cộng hưởng” với nhau, thì các dòng chuyển cư có thể diễn ra ồ ạt với quy mô lớn. Khi mà điều kiện tự nhiên khan hiếm khô hạn, đất đai cằn cỗi bạc màu, đất nông nghiệp bị mất dần thay vào đó là sự phát triển cơ sở hạ tầng khiến người dân không có việc làm bị lâm vào cảnh đói nghèo và có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư, trong sự phát triển giữa các vùng, thì đều dẫn đến tình trạng di cư.

Rời bỏ quê hương sang các nước láng giềng hay các đô thị lớn để kiếm sống là câu chuyện của bao người lao động trong những năm qua Thu nhập và việc làm là động lực thúc đẩy quá trình di cư của lao động Trước những rủi ro trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, sự tụt giá của các mặt hàng nông sản trên thị trường, lao động nông thôn không thể chỉ trông chờ vào hạt thóc khi mà ruộng đất thì ngày càng bị thu hẹp, gia đình đông người ăn theo, có cha mẹ già, con nhỏ Hơn nữa sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã thôi thúc những người nông dân phải đi di cư ra thành phố để tìm việc làm.

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của 38 hộ có người di cư cho thấy có rất nhiều lý do để những người lao động di cư đi làm ăn xa, trong đó chủ yếu xuất phát từ mục tiêu kinh tế Có tới 81,40% số lao động di cư và hộ cho biết rằng họ đi làm ăn xa vì ở địa phương “thiếu việc làm có thu nhập, thất nghiệp cao”; 79,11% số lao động di cư và hộ cho biết rằng họ đi làm ăn xa vì ở địa phương có “công việc nhưng thu nhập của họ lại thấp”; gần 56,94 % số LĐDC và hộ cho rằng “sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, thời gian nông nhàn quá dài”; 19,44% số LĐDC cho rằng

“thiếu đất sản xuất”; và một vài các lý do khác Như vậy lý do kinh tế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định di cư đi làm ăn xa của LĐDC Trên thực tế, nông dân buộc phải đi di cư làm thêm bởi những chi tiêu bắt buộc cho con cái học hành, đau ốm, chi phí sản xuất, rất nhiều khoản chi tiêu khác họ không thể kiếm được số tiền đó tại quê hương, buộc người lao động phải di cư, đi làm ăn kiếm sống Điều đó thể hiện rõ trong đồ thị 4.3.

Hộp 4.5 Việc làm và thu nhập của lao động di cư

Quê chỉ có 3 sào ruộng cấy gặt xong rồi lại chơi không, quanh đi quẩn lại cũng hết ngày, tiền thì lại không có mà nhiều thứ phải cần có tiền để mua, một ngày làm không ra một đồng, không đi làm thì chẳng có tiền để tiêu, hàng tháng tiền cho cháu đi học rồi lại tiền thuốc thang cho bố cháu nữa Mọi thứ tôi phải lo hết, nên tôi phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình và con cái học.

Cô Dung, 45 tuổi, làm cỏ xã Thượng Sơn

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Đồ thị 4.3 Lý do di cư của Lao động di cư

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)Ngoài sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì trong số lao động điều tra, hầu hết đều cho rằng tại nông thôn hầu như không có việc làm thêm để tạo thêm thu nhập.Thu nhập từ nông nghiệp thấp lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có việc làm thêm để tăng thu nhập nên họ di cư sang trung quốc làm thêm với mong muốn cải thiện cuộc sống, họ luôn cố gắng kiếm tiền và tiết kiệm tiền Qua điều tra 63 người di cư họ cho biết rằng họ đều không có việc làm và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể 47.22% (trong đó nam giới chiếm 44.64% và nữ giới chiếm 56.25%) những lao động này sau khi học xong không tiếp tục học nữa một phần vì trình độ có hạn, phần khác gia đình không đủ điều kiện, ở quê không có việc làm Tỷ lệ người LĐDC trước khi di cư có việc làm nhưng không ổn định chiếm 71.43%, phần lớn những lao động này làm trong nông nghiệp, họ đã có gia đình nhưng công việc bấp bênh, có việc thì đi làm, không có việc thì nghỉ dài, không có thu nhập Mặc dù công việc tạm thời nhưng cũng góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình Số lượng người không đi làm và những lao động có việc làm ổn định chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể trên 10% Có sự chênh lệch này là do đặc thù công việc trong nông nghiệp, họ tranh thủ đi làm thêm vào lúc nông nhàn kiếm thêm thu nhập, thời gian còn lại họ làm nông nghiệp, tham gia sản xuất với gia đình.

. Đồ thị 4.4 Tình trạng công việc của lao động trước khi di cư

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Thu nhập thấp, thu nhập của người lao động trước khi di cư rất thấp và hầu như là không có thu nhập, phần lớn là dựa vào mức thu nhập của hộ gia đình Với đặc thù là các hộ thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chính chiếm 52.22%, nhóm hộ trung bình chiếm tương đối cao 63.33% và 31.67% số hộ nghèo nên thu nhập của hộ chiếm nhiều nhất với 58.33% ở mức từ 1 – dưới 2 triệu/tháng, từ 2 – 3 triệu/tháng chiếm 21.67%, thu nhập dưới 1 triệu/tháng chiếm 18.33%, và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ dưới 2% số hộ có thu nhập trên 3 triệu/tháng Điều này hoàn toàn đúng với thực tế, khi họ chủ yếu xuất thân từ hộ thuần nông với 63.33%, thu nhập của các hộ nông dân chủ yếu từ trồng lúa là chính, cộng với một ít thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong gia đình thì thu nhập của họ sau khi trừ các chi phí đầu vào chỉ còn “lấy công làm lãi” Đó là chưa kể những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra hàng năm gây mất mùa và thất bát cho họ Thu nhập của họ không đủ trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, học hành của con cái, chữa bệnh khi ốm đau.

Vì vậy, di cư để tìm kiếm được những công việc phù hợp với khả năng của mình, tuy mức lương không cao so với những mong đợi của họ nhưng cũng phần nào giúp cải thiện thu nhập cho bản thân người lao động và cho chính gia đình họ, mức thu nhập hàng tháng chính là lý do khiến người lao động quyêt định di cư sang Trung Quốc để làm thuê.

Trên 3 triệu 58.33% Đồ thị 4.5 Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình trước khi có LĐDC

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Thời gian nông nhàn: sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã diễn ra theo đúng mùa vụ, một năm có hai vụ sản xuất lúa chính và rõ rệt, vụ đông xuân và hè thu, vào thời điểm khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1, giữa tháng 5, đầu tháng 6, cuối tháng

10 tính theo âm lịch là thời điểm người nông dân bắt tay vào sản xuất gieo trồng và thu hoạch, đây là khoảng thời gian căng thẳng cần nhiều lao động nhất, ngoài thời gian đấy ra người dân trong xã có khá nhiều thời gian rảnh rỗi và không có việc làm Theo đồ thị 4.6 Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động ta thấy với 5% số lao động di cư dưới 3 tháng, có đến 55% số lao động di cư từ 6-9 tháng Qua đây ta thấy được khoảng thời gian nông nhàn của người nông dân trên địa bàn huyện là rất lớn, vì vậy việc đi lại tìm kiếm việc làm diễn ra với khoảng cách xa hơn, phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong năm hơn.

Thiếu đất sản xuất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/khẩu là 1

(sào/khẩu), nhiều hộ gia đình có đông con được sinh ra nhưng không có ruộng, ăn theo bố mẹ, bởi chính sách chia ruộng đất từ nhiều năm trước Với diện tích đất nông nghiệp ít chiếm 31,67% (hộ có diện tích từ 1 - 3 sào), tỷ lệ hộ có diện tích đất trung bình chiếm 51,67% trên 3 sào Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất nông nghiệp dẫn chuyển sang sử dụng vì mục đích khác Dân số lại tăng khiến lao động trong huyện thiếu đất canh tác, đời sống nông dân gặp không ít khó khăn, việc làm tại quê nhà không có, nên ngoài những thời gian chính vụ thì lao động huyện thường di cư đi nơi khác để tìm kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho gia đình, vẫn đảm bảo việc sản xuất nông nghiệp ở quê nhà.

Hộp 4.6 Khó khăn thúc đẩy việc di cư của lao động nông thôn Ở nhà chỉ làm nông nghiệplà chủ yếu , chăn nuôi thì chẳng được là bao, mà ruộng lại ít con cái hai đứa sinh ra đều không có ruộng, cả nhà 4 người được 2 sào ruộng, chẳng đủ ăn còn phải đi đong thêm gạo để ăn,mà tiền thì không làm ra, suốt ngày quanh quẩn ở nhà cũng chết, chi tiêu thì lại rất cần đến tiền, có tiền mới mua được những vật dụng cần thiết Nên tôi quyết địnhphải sang Trung Quốc làm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình, con cái tôi được đi học đầy đủ như chúng bạn

Anh Thắng, 34 tuổi xã Thanh Đức Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015)

Trên đây là những lý di do quan trọng ‘đẩy; người lao động nông thôn di cư sang Trung Quốc làm thêm với hy vọng kiếm được một khoản thu nhập cao sẽ thay đổi cuộc sống của họ Nếu xét theo nguyên nhân trực tiếp từ sản xuất nông nghiệp cho thấy, nguyên nhân chính do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp chiếm65,52% lao động điều tra Bình quân thu nhập của lao động nông nghiệp là 6 triệu đồng Vậy để trang trải cho tất cả các hoạt động, công việc nhu cầu trong gia đình thì số thu nhập bình quân hằng năm của lao động không thể đáp ứng được Do quá trình CNH-HĐH làm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dẫn đến thiếu đất sản xuất, các rủi ro do thiên nhiên mang lại cũng được coi là lý do khiến người lao động phải di cư chiếm 20,35% theo số liệu điều tra.

Một số giải pháp giải quyết vấn đề về lao động di cư mùa vụ tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

MÙA VỤ TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

Vấn đề lao động di cư được gắn liền với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đây vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời tạo ra những trở lực đối với cơ quan nhà nước trong việc quản lý lao động và hạn chế các tệ nạn xã hội Qúa trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát

Nhiều giải pháp đưa ra tưởng trừng rất đơn giản, nhưng khi đi vào thực tế thì không đơn giản chút nào Chính quyền huyện cần bám sát tình hình thực tế của địa phương kết hợp với những chính sách vĩ mô của nhà nước để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho lao động ở địa phương mình Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:

4.3.1 Phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư

Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với trình độ dân trí, văn hóa của từng dân tộc để mọi người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Phát huy vai trò của người có uy tín, Nâng cao nhận thức tự giác, chấp hành đúng chính sách của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ người công dân Ngăn chặn kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tôn giáo, vấn đề dân tộc, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi kéo, kích động dân di cư tự phát.

4.3.2 Thực hiện chương trình việc làm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Vị Xuyên là một huyện nghèo của huyện miền núi, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, người dân trong xã rất ít và hầu như không biết đến các chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề cho bà con Vì vậy, nhà nước và địa phương cần quan tâm hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động ở trong xã, nhất là cho đối tượng thanh niên và người trung tuổi, vì người trung tuổi khả năng làm việc của họ giảm không linh động như thanh niên nên nếu đi làm công ty thì ít có công ty nhận, nên họ phải đi làm thời vụ làm những công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm mà những việc làm ấy tại xã cũng không có cho họ làm.

Bồi dưỡng tay nghề cho hộ theo hướng ưu tiên các nghề thích hợp với địa bàn huyện để có thể giúp họ mở rộng sản xuất cả ở trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

4.3.3 Cải thiện điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở của địa phương

Tập trung đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp với các cây, con có mức sinh lợi cao nhằm giảm bớt sự cách biệt trong phát triển kinh tế - xã hội giữa xã với các địa phương khác Việc đầu tư cho chương trình phát triển nông thôn mới phải gắn liền với chương trình xóa đói, giảm nghèo, ưu tiên chương trình đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng dân cư biên giới để đồng bào ổn định đời sống và sản xuất Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp Tập trung đầu tư vào các công trình phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nhà văn hóa… Nâng cấp các tuyến đường ra biên giới, cửa khẩu.

Hình thành các trung tâm dịch vụ ở nông thôn cho vay vốn xóa đói giảm nghèo và vay ưu đãi, tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Phát huy lợi thế biên giới, cửa khẩu, đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu, đưa dân ra vùng biên giới để làm dịch vụ và sản xuất, hình thành vùng kinh tế biên mậu. Xây dựng chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam – Trung Quốc Có chính sách phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

4.3.4 Khuyến khích, giúp người dân trong huyện phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp Để bắt kịp xu hướng CNH – HĐH của đất nước, ngành nông nghiệp phải chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang đa dạng hóa các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi Hình thành các vùng chuyên canh phát triển cây công nghiệp bên cạnh đó cần phải giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực của địa phương Phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập cho người lao động.

Giúp đỡ người dân trên địa bàn xã có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người dân trong xã nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh Khuyến khích họ mở các trang trại, phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp VAC, giảm và miễn một số khoản đóng góp cho người dân, giải quyết được việc làm tại chỗ cho các thành viên trong gia đình và thu hút thêm lao động ở các gia đình xung quanh, không phải đi làm đâu xa.

Bên cạnh đó UBND các xã, thị trấn cần liên kết với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước để có được những dự án tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

4.3.5 Cải tạo và phân bổ đất đai một cách hợp lý

Vị Xuyên là một huyện có diện tích đất sản xuất manh mún nhỏ lẻ Để có thể mở rộng quy mô và tiến hành thâm canh sản xuất cây trồng, vật nuôi theo vùng thì xã cần phải thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để tập trung đất sản xuất hình thành nên những vùng chuyên canh Đối với những vùng đất mà trước, đây bị bỏ hoang thì nay cần cải tạo lại để đưa vào sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất Tiếp tục khai hoang những vùng đất mới, có tiềm năng trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao Việc cải thiện đất đai sẽ giúp cho người nông dân sản xuất có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực, tạo ra sự gắn bó giữa nông dân với đồng ruộng, hạn chế việc di cư.

4.3.6 Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Các công cụ, máy móc làm việc trên địa bàn huyện còn thô sơ, chưa đưa được nhiều kỹ thuật vào trong sản xuất, họ chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế có từ lâu đời vào để phát triển sản xuất Xây dựng hệ thống thủy lợi kiên cố để tránh lũ lụt gây thiệt hại mùa màng Vì vậy cần trang bị thêm kiến thức về các ngành nghề sản xuất, quản lý kinh doanh, kết hợp với các chính sách phát triển kinh tế khác ở trên địa bàn xã giúp những người nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

4.3.7 Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về quản lý lao động di cư

Nhà nước tiếp tục rà soát, kiểm tra lại các quy định và đơn giản hoá các thủ tục để việc di cư trở nên dễ dàng và hợp pháp Tạo điều kiện đảm bảo người lao động khi di cư có việc làm và thu nhập ổn định Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục luật lao động, giúp người lao động nhận thức được tầm quan trọng của hợp đồng lao động Khi ý thức được điều này, lao động di cư sẽ tránh được những hệ luỵ liên quan tới tiền lương cũng như trong công việc của họ sau này.

Các cơ quan chức năng và lực lượng nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc thủ tục giám sát và quản lý di cư, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Trung Quốc cần phối hợp với các cơ quan chức năng của nước bạn để có thể kịp thời giúp đỡ người lao động khi có vấn đề xảy ra như gặp rắc rối trong việc nhập cảnh, cư trú tại Trung Quốc, về việc làm hay tiền lương. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật, các quy định về xuất nhập cảnh khi lao động sang nước ngoài làm việc để người lao động hiểu rõ và thực hiện.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần tuyên truyền giúp đữ người dân hiểu về lối sống, quy định về nới sẽ làm việc Điều này giúp cho người lao động dễ dàng thích nghi hơn với lối sống mới, giúp người dân hiểu được hậu qủa của di cư trái phép và những trò lừa đảo của tổ chức môi giới nhằm hạn chế tình trạng di cư trái phép.

4.3.8 Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Mô hình về di dân của Everett Lee - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Sơ đồ 2.1. Mô hình về di dân của Everett Lee (Trang 25)
Bảng 2.1. Các luồng di cư chia theo giới tính ở Việt Nam năm 2013 - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 2.1. Các luồng di cư chia theo giới tính ở Việt Nam năm 2013 (Trang 36)
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hà Giang - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hà Giang (Trang 41)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên (Trang 45)
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên (Trang 47)
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên (Trang 52)
3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 58)
Bảng 4.1. Tình hình di cư lao động sang Trung Quốc trong các năm 2013 – 2015 - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.1. Tình hình di cư lao động sang Trung Quốc trong các năm 2013 – 2015 (Trang 62)
Bảng 4.2. Đặc trưng của hộ di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.2. Đặc trưng của hộ di cư (Trang 63)
Bảng 4.3. Thông tin cơ bản của lao động di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.3. Thông tin cơ bản của lao động di cư (Trang 65)
Đồ thị 4.1. Lao động di cưu về quê trong các tháng mùa vụ - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.1. Lao động di cưu về quê trong các tháng mùa vụ (Trang 67)
Đồ thị 4.2. Các loại hình tổ chức di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.2. Các loại hình tổ chức di cư (Trang 68)
Bảng 4.4. Các công việc của lao động di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.4. Các công việc của lao động di cư (Trang 69)
Bảng 4.5. Tình trạng tìm kiếm việc làm của lao động di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.5. Tình trạng tìm kiếm việc làm của lao động di cư (Trang 70)
Bảng 4.6. Thời gian làm việc trong năm của LĐDC - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.6. Thời gian làm việc trong năm của LĐDC (Trang 71)
Bảng 4.7. Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.7. Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động (Trang 74)
Bảng 4.8. Tình trạng sức khỏe của lao động di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.8. Tình trạng sức khỏe của lao động di cư (Trang 76)
Bảng 4.9. Các khó khăn của lao động di cư tự do sang Trung Quốc - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.9. Các khó khăn của lao động di cư tự do sang Trung Quốc (Trang 77)
Đồ thị 4.3. Lý do di cư của Lao động di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.3. Lý do di cư của Lao động di cư (Trang 81)
Đồ thị 4.4. Tình trạng công việc của lao động trước khi di cư - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.4. Tình trạng công việc của lao động trước khi di cư (Trang 82)
Đồ thị 4.5. Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình trước khi có LĐDC - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.5. Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình trước khi có LĐDC (Trang 83)
Đồ thị 4.5. Lý do lựa chọn di cư ngoài tỉnh của LĐDC - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.5. Lý do lựa chọn di cư ngoài tỉnh của LĐDC (Trang 86)
Đồ thị 4.6. Mức độ tìm kiếm việc làm tại nơi đến - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.6. Mức độ tìm kiếm việc làm tại nơi đến (Trang 87)
Đồ thị 4.7. Mức thu nhập BQ một tháng/tháng của LDDC sau khi đi di cư. - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.7. Mức thu nhập BQ một tháng/tháng của LDDC sau khi đi di cư (Trang 88)
Bảng 4.10. Nhận định về ảnh hưởng của di cư đến hộ gia đình - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
Bảng 4.10. Nhận định về ảnh hưởng của di cư đến hộ gia đình (Trang 91)
Đồ thị 4.8. Đánh giá về ảnh hưởng của di cư đến phát triển kinh tế - xã hội tại cộng đồng địa phương - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.8. Đánh giá về ảnh hưởng của di cư đến phát triển kinh tế - xã hội tại cộng đồng địa phương (Trang 93)
Đồ thị 4.9. Dự định công việc của LĐDC - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
th ị 4.9. Dự định công việc của LĐDC (Trang 95)
18. Hình thức mà anh(chị, bác) di cư qua biên giới bằng cách nào? - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang
18. Hình thức mà anh(chị, bác) di cư qua biên giới bằng cách nào? (Trang 108)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w