1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam

136 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 3,33 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (17)
      • 2.1.1. Một số khái niệm về quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi (17)
      • 2.1.2. Phân loại, đặc điểm công trình thuỷ lợi (19)
      • 2.1.3. Nội dung của quản lý sử dụng các công trình thủy lợi (25)
      • 2.1.4. Ý nghĩa, yêu cầu của quản lý sử dụng công trình thủy lợi (31)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thủy lợi (32)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (33)
      • 2.2.1. Bài học kinh nghiệm quản sử dụng công trình thuỷ lợi một số nước trên thế giới (33)
      • 2.2.2. Quản lý sử dụng các công trình thủy lợi ở Việt Nam (39)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thế giới và Việt Nam (46)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (48)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (48)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (48)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (50)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (55)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (55)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin (55)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích (56)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (57)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (59)
    • 4.1. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm (59)
      • 4.1.1. Đặc điểm hình thành (59)
      • 4.1.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi (60)
    • 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm 49 1. Đặc điểm tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở Thanh Liêm (63)
      • 4.2.2. Hiện trạng về phân cấp quản lý CTTL ở huyện Thanh Liêm (67)
      • 4.2.3. Thực trạng quản lý sử dụng CTTL của huyện Thanh Liêm (71)
      • 4.2.4. Kết quả và hiệu quả quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi (84)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm 75 1. Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội (94)
      • 4.3.2. Nhóm yếu tố về kĩ thuật (96)
      • 4.3.3. Nhóm yếu tố về cơ chế, chính sách (97)
      • 4.3.4. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường (103)
      • 4.3.5. Phân tích SWOT trong quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi .............................. 85 4.4. Giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của (104)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (117)
    • 5.1. Kết luận (117)
    • 5.2. Kiến nghị (118)
  • Tài liệu tham khảo (119)
  • Phụ lục (121)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm về quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi

Thủy lợi: Thủy lợi theo nghĩa chung nhất là những biện pháp nhằm khai thác tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Những biện pháp khai thác nước bao gồm: khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua các hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý có nghĩa là tận dụng những đặc tính hữu ích mà nó mang lại, mặt khác đấu tranh phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra đối với sản xuất và đời sống Những lợi ích mà nguồn nước đem lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế, phục vụ đời sống dân sinh, bao gồm nước dùng cho phát triển nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…), phát triển tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sinh hoạt, tạo cảnh quan phát triển du lịch, cải tạo môi trường sinh thái… (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001).

Công trình thủy lợi: Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001).

Hệ thống công trình thủy lợi: Bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001).

Quản lý: về cơ sở lý luận trong nghiên cứu này chúng ta cần biết thế nào là quản lý Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý do bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt Do vậy khái niệm về quản lý rất phong phú và đa dạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu:

Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” (Đấu Thị Thu, 2012).

Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" (dẫn theo Doanh nhân 360, 2015).

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người Về cơ bản, mọi người đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn (Hồ Văn Vĩnh, 2005).

Tổ chức quản lý: Tổ chức quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động (Hồ Văn Vĩnh, 2005).

Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh (2005), Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Theo định nghĩa trên, hoạt động quản lý có một số đặc trưng sau:

- Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu;

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lý (cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc;

- Quản lý bao giờ cũng quản lý con người;

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan;

- Quản lý về công nghệ là sự vận động của thông tin;

Chủ thể thông qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu xác định Mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý:

Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó, v.v… Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Hộ dùng nước: Là cá nhân, tổ chức được hưởng lợi hoặc làm dịch vụ từ các công trình thủy lợi do doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trực tiếp phục vụ trong việc tưới nước, tiêu nước, cải tạo đất, phát điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, nghiên cứu khoa học, cấp nước cho công nghiệp và dân sinh.

2.1.2 Phân loại, đặc điểm công trình thuỷ lợi

Công trình thuỷ lợi được xây dựng để phục vụ cho những mục đích rất khác nhau, trong những điều kiện tự nhiên về khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất v v… khác nhau Do đó công trình thuỷ lợi rất đa dạng về biện pháp, về hình thức kết cấu và quy mô công trình Công trình thuỷ lợi được phân loại theo một số đặc trưng sau (Trần Công Duyên và cs., 1992):

- Theo mục đích xây dựng: bao gồm công trình thuỷ nông, công trình thuỷ điện,công trình cấp thoát nước, công trình phục vụ giao thông vận tải thuỷ, công trình nuôi cá và khai thác cá.

- Theo tác dụng công trình: công trình dùng nước, công trình lấy nước, công trình tháo nước, công trình chỉnh trị.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Bài học kinh nghiệm quản sử dụng công trình thuỷ lợi một số nước trên thế giới

Tại Nhật Bản, ngay từ năm 1896 đã ban hành Luật Sông ngòi, kèm với đó là hệ thống quản lý sông hiện đại với nhiệm vụ chính là điều hành lũ Năm 1964, Nhật Bản tiếp tục thiết lập mô hình quản lý mang tính hệ thống cho hai nhiệm vụ điều hành lũ và sử dụng nước Từ năm 1997 đến nay, Nhật Bản đã phát triển hoàn thiện hệ thống quản lý bao gồm cả điều hành lũ, sử dụng nước và môi trường Tại Nhật Bản, mỗi con sông lại có một chính sách quản lý dài hạn khác nhau Từ đó kế hoạch sửa sang, duy tu, bảo dưỡng sông được xây dựng Song song với Luật Sông ngòi, Cơ quan nước Nhật Bản (JWA) cũng được thành lập năm 1950, giai đoạn nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng JWA hiện quản lý 7 vùng lưu vực sông trọng yếu của Nhật Bản Đơn vị này hiện xây dựng được 43 con đập và khoảng 1.000 km đê kè (Kế Toại, 2015).

Trong khi ở Việt Nam, từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115 về miễn, giảm thủy lợi phí và Nhà nước sẽ cấp bù khoản này, thì ở Nhật Bản không những không miễn giảm mà còn thu phí rất cao Quan điểm của họ là

“người được hưởng lợi phải đóng phí”.

Quy mô và kiên cố

Chỉ tính riêng tỉnh Hokkaido (đảo lớn thứ 2 Nhật Bản) hiện có khoảng 400 đập, hồ thủy lợi, tưới tiêu cho khoảng 1,2 triệu ha Hồ thủy lợi ở Nhật Bản chỉ làm duy nhất một nhiệm vụ là điều tiết nước tưới, chứ không kết hợp làm thủy điện như một số đập, hồ thủy lợi ở nước ta.

Sở dĩ họ không kết hợp bởi địa hình tương đối bằng phẳng, nếu dâng nước cao để làm thủy điện sẽ làm ngập nhiều vùng khác Thứ nữa ở Nhật Bản quy định rất rõ, hàng năm các công ty thủy lợi chỉ được lấy nước từ 10.5 đến 31.8, với dung tích 20 – 26m3/s, với lượng nước này rất khó làm thủy điện, hơn nữa nếu có làm cũng chỉ khai thác được hơn 3 tháng sẽ rất lãng phí, hao tổn máy móc Ở Hokkaido có khoảng 90 khu cải tạo đất, còn cả nước có khoảng 5.000 khu Riêng khu cải tạo đất Kitasorachi quản lý 15 khu tưới tiêu cho 4.575ha, với hơn 400km kênh mương.Trong đó 50km kênh chính, 80km kênh phụ, 23km kênh thoát và 73 tuyến đường nông nghiệp…

Tất cả những công trình thủy lợi này đều được Nhà nước đầu tư và giao cho các khu cải tạo đất quản lý và khai thác, với số tiền không hề nhỏ Chỉ tính riêng dự án cải tạo tại khu Shirebeshi, tưới tiêu cho khoảng 997ha đã lên tới gần 170 triệu yên (tương đương 3.500 tỷ đồng) Còn đập Kitasorachi với chiều rộng 144m, thì nguồn đầu tư lên đến hàng trăm triệu yên.

Tại đập Kitasorachi, tất cả các hệ thống đóng, mở van đều được vận hành trên máy điện tử, việc quản lý đập được giám sát bằng camera Các hệ thống kênh mương từ kênh chính, đến kênh phụ được quy hoạc thẳng tắp, xây dựng kiên cố. Một thiết kế mà dường như ở Việt Nam không có, đó là tại mỗi cửa cống họ đều xây một đường cho cá vượt (đường đi của cá), với thiết kế giống các bậc thang nhà thấp, nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường, sinh thái Trên các tuyến kênh chính rộng được đậy bằng nắp bê tông, rồi đổ đất lên trồng hoa, cây xanh và nơi đây trở thành công viên, nơi vui chơi giải trí cho người dân xung quanh.

Hưởng lợi phải đóng phí: Sau khi bàn giao các công trình thủy lợi, việc thu chi tu bổ, bão dưỡng là do đơn vị tiếp nhận đảm nhiệm Đây là một trong những lý do khiến Chính phủ Nhật Bản không thực hiện việc miễn, giảm thủy lợi phí cho người dân “Mỗi ha, người dân phải đóng gần 6.000 yên/năm (tương đương 12 triệu đồng) Khoản phí này một phần trả lương cho công nhân vận hành, phần còn lại dành cho việc tu bổ định kỳ Đối với những tu bổ lớn, chính quyền, đơn vị quản lý có thể xin Nhà nước hỗ trợ” Như vậy, thu thủy lợi phí là cách tốt nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đồng thời nâng cao ý thức của người dân Đóng phí cũng là cách để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển đất nước” (Nakamura K, 2015).

Năm 1961, Singapore phải ký 2 hiệp ước nhập khẩu nước ngọt chưa qua xử lý từ Malaysia với số lượng khoảng 155 triệu lít mỗi ngày Tình trạng lệ thuộc vào nguồn nước ngọt nhập khẩu kéo dài trong nhiều năm đã gây những tổn thất nặng cho nền kinh tế Trước thực trạng đó, chính phủ Singapore xem chính sách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt là quốc sách hàng đầu Chiến lược tiết kiệm, tái tạo nguồn nước ngọt và sạch được đặt ra và thực hiện bằng nhiều biện pháp gắn với lộ trình phát triển cụ thể của đất nước (Đinh Thị Như Trang, 2014).

Một là, nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây dựng ý thức tự quản và thực hành tiết kiệm cho mỗi người dân Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động mỗi người dân nâng cao ý thức về sự cần thiết phải thực hành tiết kiệm nước hàng ngày Việc tiết kiệm nước được thực hiện bằng các hành động cụ thể, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Từ năm

2003, cuộc vận động, tuyên truyền tiết kiệm nước luôn được tiến hành sâu rộng trên toàn quốc Khẩu hiệu “Mỗi người dân tiết kiệm 5% lượng nước sinh hoạt trong một tháng” đã thu hút 250.000 hộ dân trên 70 khu vực của toàn lãnh thổ cam kết thực hiện Một trong các nhóm giải pháp được hướng dẫn và đạt hiệu quả cao là “7 biện pháp tiết kiệm nước”, gồm: kiểm tra hóa đơn nước hàng tháng để có biện pháp tiết giảm; chỉ xối nước cần thiết khi tắm; mở lượng nước vừa đủ khi rửa rau, rửa bát; chỉ giặt máy giặt khi đủ công suất máy; dùng nước xả của máy giặt để rửa bồn cầu, sàn nhà vệ sinh; không để cho nước rò rỉ ở các van và mối nối dù chỉ một giọt; chỉ dựng ẵ lượng nước trong bồn xả cú thể làm sạch cầu sau khi đi vệ sinh Bằng cách đó, mỗi gia đình có thể tiết kiệm được 15-20 lít nước mỗi ngày.

Cuộc vận động, tuyên truyền thực hành tiết kiệm nước trên toàn quốc nhanh chóng thu được kết quả khả quan Số liệu điều tra, thống kê hàng năm của chính phủ về thực trạng tiêu dùng nước cho thấy: vào cuối những 90 của thế kỷ XX, mỗi người dân Singapore sử dụng hết 176 lít nước một ngày Đến năm 2003, con số này đã giảm xuống 165 lít/người/ngày, năm 2008 còn 162 lít/người/ngày, năm 2012 chỉ còn 155 lít/người/ngày Singapore đã giảm được tỷ lệ thất thoát nước về mức thấp nhất (khoảng 4,6%, bằng với Nhật Bản) Bên cạnh đó, chính phủ Singapore áp dụng cách tính giá nước theo phương pháp lũy tiến và thu thêm các loại thuế, phí (thuế bảo vệ nguồn nước, phí sử dụng nước trên định mức tiêu thụ…), thu theo mục đích sử dụng… Hiện nay, Singapore tính giá nước theo 2 mức tiêu thụ, mức 1 dùng đến 40.000 lít/hộ và mức 2 dùng trên 40.000 lít/hộ Giá nước ở mức 1 là 1,17 SGD (đôla Singapore), mức 2 là 1,4 SGD, chưa kể thuế và phí (Đinh Thị Như Trang, 2014).

Hai là, phát triển mọi khả năng khai thác nước ngọt, đảm bảo phát triển bền vững Chính phủ Singapore thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nước ngọt quy mô lớn đầy quyết tâm và sáng tạo như: tiến hành làm sạch các dòng sông, đầu tư xây dựng hệ thống tích trữ, thu gom nước ngọt trên toàn quốc với một đập ngăn nước sông đổ ra biển (đập Marina trên sông Singapore) Hiện nay, Singapore có 15 hồ chứa nước ngọt (hồ rộng nhất là 10.000 ha) và hơn 7000 kênh dẫn Ngoài ra,quốc gia này còn tiến hành xây dựng các nhà máy lọc nước trọng điểm với công suất lớn Hai nhà máy lọc nước biển Singspring và

Tuaspring đã đi vào hoạt động, đáp ứng được 10% nhu cầu nước ngọt của cả nước. Trong tương lai gần, đảo quốc này dự kiến xây thêm 4 nhà máy lọc nước biển để có thể đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng nước ngọt cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, thành công lớn nhất của quốc gia này trong việc giải quyết bài toán về nước ngọt là thực hiện dự án “nước mới” Chính phủ đã hoàn thiện hệ thống kênh dẫn, hồ chứa và cho xây dựng 5 nhà máy lọc nước thải có quy mô lớn Công nghệ hiện đại của các nhà máy này có thể lọc được mọi loại nước thải (kể cả nước thải từ nhà vệ sinh) thành nước sinh hoạt Sản lượng nước của 5 nhà máy đủ cung cấp cho 30% nhu cầu tiêu dùng nước sạch trên toàn quốc với giá rẻ hơn rất nhiều so với các nguồn cung nước trước đây Để tạo thêm nguồn thu cho đất nước, Singapore còn biến dây chuyền sản xuất “nước mới” thành một điểm đến du lịch để khách tham quan khám phá “sự tái sinh của nước” Với sự thành công của dự án “nước mới”, người Singapore đã biến giấc mơ hơn 20 năm của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu thành hiện thực với kết quả lớn hơn mong đợi. Theo thống kê của Bộ Môi trường và Nguồn nước Singapore, các dự án phát triển nguồn nước ngọt của quốc gia này xấp xỉ đạt 1.500 triệu lít/ngày Nguồn cung nước vượt xa cầu đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Đinh Thị Như Trang, 2014).

Thứ ba, chính phủ có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc vào công cuộc bảo vệ, phát triển nguồn nước Hàng năm, Chính phủ Singapore tổ chức “Tuần lễ quốc tế về nước”, trao “Giải thưởng Lý Quang Diệu về nước” trị giá 300.000 SGD (khoảng 200.000 USD) cho cá nhân và tổ chức có đóng góp xuất sắc trong việc giải quyết vấn đề nước trên toàn cầu Giải thưởng được duy trì từ năm 2008 đến nay Chính sách này đã góp phần động viên những nỗ lực của toàn dân trong nhiều năm qua trong việc đồng hành cùng Chính phủ kiên trì thực hiện quốc kế nước sạch (Đinh Thị Như Trang, 2014).

Hàn Quốc nằm trên diện tích 222.154 km 2 , diện tích khu vực núi chiếm hai phần ba diện tích lãnh thổ Hàn Quốc có số lượng sông, suối tương đối lớn, đóng vài trò quan trọng trong lối sống của người dân và trong quá trình phát triển công nghiệp đất nước Hai con sông dài nhất là Amnokgang (Yalu, 790km) và Tuman- gang (Tumen, 512km) Hai con sông này đều bắt nguồn từ ngọn núi Paektusan rồi đổ xuống miền Tây và miền Đông tạo nên biên giới phía Bắc của bán đảo Phía nam của bán đảo, sông Nakdongang (525km) và sông Hangang (514km) là hai đường dẫn nước chủ yếu Sông Hangang chạy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, và được coi là con đường sống cho dân cư tập trung đông đúc trong khu vực trung tâm của một xã hội Hàn Quốc hiện đại (Kế Toại, 2015).

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thanh Liêm là huyện đồng bằng chiêm trũng, bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Nam, trên toạ độ 200,27’ độ vĩ Bắc; 1050,75’ độ kinh Đông; phía Bắc giáp huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Nam giáp huyện Gia Viễn, Ninh Bình, huyện Ý Yên, Nam Định; phía Tây giáp Lạc Thuỷ, Hoà Bình Diện tích tự nhiên của huyện là 164,7 km 2

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam (2015)

Thanh Liêm nằm trong vùng tiếp giáp giữa dãy núi đã vôi phía tây và đồng bằng Bắc bộ, có 2 dòng sông chảy qua nên địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng trũng thấp Nhìn chung có thể phân thành 2 vùng (UBND tỉnh Hà Nam, 2015).

- Phía Hữu sông Đáy: là vùng bán sơn địa, chủ yếu là dãy núi đá vôi, sườn dốc, có nhiều tài nguyên như đá vôi, sét có tiềm năng về sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch.

- Phía tả sông Đáy: là vùng đồng bằng trũng thấp, đất đai màu mỡ thích hợp cho phát triển nông nghiệp Cao độ ruộng đất chủ yếu từ +1 m đến +2m, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở giữa và cao ở 2 bên gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Huyện Thanh Liêm là một huyện nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa Đông khô lạnh, mùa Hè nóng ẩm, mưa bão nhiều.

Do nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lại có dãy núi đá vôi nằm ở phái tây chắn gió đông nam và gió đông bắc mang hơi ẩm từ biển vào nên lượng mưa ở đây tương đối lớn Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiều năm có những trận mưa to kéo dài gây úng lụt ở một số diện tích 2 lúa Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000 mm/năm tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 và tháng 9 (UBND tỉnh Hà Nam, 2015).

Nhiệt độ của huyện tương đối đồng nhất, nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,4 - 24,1 0 C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 30 0 C (tháng 6) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15 0 C (tháng 1).

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 16.471,98 ha Cụ thể tình hình sử dụng đất đai được thể hiện ở bảng 3.1.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013, 2014 giảm so với năm 2012 là 1.359,3 ha do điều chuyển địa giới hành chính của 3 xã(Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Thanh Tuyền) về thành phố Phủ Lý Là một địa phương có truyền thống về sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp của huyện vẫn còn khá lớn, chủ yếu là đất trồng lúa Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho giá trị sản xuất của trồng trọt tăng nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao Để phù hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước, huyện Thanh Liêm cũng đang có nhiều chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp Có thể nhận thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần Tuy chưa rõ ràng nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng ghi nhận.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Liêm qua các năm Đơn vị: ha

Tổng diện tích đất tự nhiên 17.831,28 16.471,98 16.471,98

1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.379,28 7.523,29 7.400,17

- Đất trồng cây hàng năm 7.843,98 7.081,47 7.103,17

- Đất trồng cây lâu năm 535,3 441,82 297,00

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 690,02 608,17 635,99

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thanh Liêm (2015) Đất nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng ổn định trong những năm gần đây Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản là nhờ vào sự phát triển của thủy lợi đã tạo điều kiện cho việc chống úng cũng như chống hạn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên nước và công tác thủy lợi: Huyện Thanh Liêm có 1 con sông lớn chảy qua là sông Đáy, đây là 1 trong 2 con sông lớn cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của tỉnh (sông Đáy, sông Hồng) Ngoài ra trong nội huyện còn có các con sông nội đồng như sông Châu Giang, sông Biên Hòa nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho các ngành nghề khác.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Dân số lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất đồng thời vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội.

Qua bảng cho thấy, các hộ nông nghiệp được phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn, phần lớn vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cụ thể được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Tình hình các hộ và lao động tham gia nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012 - 2014

Diễn giải ĐVT 2012 2013 2014 triển bình quân (%)

- Khẩu phi nông nghiệp người 48.390 49.977 53.657 105,30

- Lao động phi NN người 29.029 29.787 30.630 102,72

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2015) Trong giai đoạn 2012 – 2014, các hộ làm nông nghiệp có xu hướng giảm dần, bình quân giảm 4,23%/năm; điều đó cũng đồng nghĩa với việc các hộ phi nông nghiệp tăng lên, bình quân tăng 10,03%/năm.

Tổng số nhân khẩu của huyện năm 2014 là 114.102 người, có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 2012 – 2014 Khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn này, trong khi đó khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 5,30%/năm.

Về lực lượng lao động, qua bảng 3.2 cho thấy, lực lượng lao động có xu hướng giảm, bình quân giảm 0,32%/năm Trong đó, xu hướng lao động nông nghiệp có xu hưởng giảm, ngược lại lao động phi nông nghiệp lại tăng Đây là xu hướng chuyển dịch lao động tích cực trong thời gian qua tại Thanh Liêm.

3.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng

Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ lựa chọn điểm nghiên cứu:

- Dựa vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.

- Đặc điểm của hệ thống công trình thủy lợi: xã nghiên cứu bao gồm các xã với hệ thống các công trình thủy lợi đại diện ở các mức độ tốt, khá tốt và trung bình trên địa bàn huyện Đặc biệt ở các điểm nghiên cứu phải có những biểu hiện rõ nét về hiệu quả của công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi.

Vì những lý do trên tôi đã chọn 3 xã đại diện là Liêm Thuận, Thanh Thủy và Thanh Tâm Trên cơ sở các xã điểm để đề xuất định hướng và giải pháp cho công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên toàn huyện Thanh Liêm.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

3.2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các tài liệu đã công bố có liên quan tới tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Liêm, tài liệu về tình hình quản lý sử dụng các công trình thủy lợi Thông qua sách, báo, tạp chí khoa học, luận văn tốt nghiệp, thông tin từ Internet, các báo cáo đã công bố có liên quan của UBND huyện Thanh Liêm, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thanh Liêm, Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm, UBND các xã; các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp….

3.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp

+ Thu thập số liệu về các công trình thủy lợi có trong toàn huyện Số liệu về công ty, đơn vị đang quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trong huyện.

+ Thu thập số liệu về diện tích gieo trồng được tưới, tiêu chủ động và diện tích chưa được tưới, tiêu chủ động.

+ Chi phí cho quản lý, sửa chữa, tu bổ, vận hành khai thác các công trình.

Khảo sát 3 xã để đánh giá về thực trạng các công trình thủy lợi, điều tra, phỏng vấn các cán bộ thủy nông để nắm rõ hơn về địa bàn, tìm hiểu cách đánh giá của các hộ nông dân về công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi,… Điều tra, phỏng vấn được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và qua bảng hỏi. Đối tượng là các hộ nông dân được chọn ngẫu nhiên tại 3 xã nghiên cứu Đối tượng là cán bộ Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm, là giám đốc Xí nghiệp và các trưởng, phó phòng ban của huyện có liên quan Đối tượng là cán bộ xã, là những cán bộ trực tiếp phụ trách mảng nông nghiệp của xã.

Bảng 3.6 Tình hình phân bổ mẫu điều tra và phỏng vấn

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp các xã 3

Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm 1

3.2.3.1 Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

- Dùng phương pháp thống kê mô tả (số tương đối, tuyệt đối, số trung bình) để mô tả khai thác công trình thuỷ lợi Phương pháp này được sử dụng dưới dạng các bảng số liệu để mô tả hệ thống các công trình thủy lợi, thực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi cũng như hành vi thích ứng, ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý sử dụng công trình thủy lợi.

- Dùng phương pháp phân tích thống kê biến động để phản ánh động thái về tình hình quản lý, sử dụng các công trình thuỷ lợi, phân tích các yếu tố tác động đến việc khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn nghiên cứu Tiến hành so sánh số tương đối và số tuyệt đối để xác định hiệu quả trước và sau khi có công trình thủy lợi, trước và sau khi cứng hóa kênh mương cũng như hiệu quả do công tác quản lý sử dụng mang lại.

3.2.3.2 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập thông tin thông qua việc thảo luận nhóm các hộ dân về các vấn đề cần quan tâm, thông qua họ ta thu thập được thông tin về thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi những vấn đề bức xúc, khó khăn cần được giải quyết về công tác thủy lợi trong hiện tại và tương lai.

3.2.3.3 Phân tích ma trận SWOT

Phương pháp SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quá trình quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm Mô hình SWOT là công cụ lựa chọn phương án chiến lược nhằm đưa ra định hướng, giải pháp tăng cường quản lý sử dụng các công trình thủy lợi.

SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bên ngoài.

Sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các cơ hội có thể tận dụng và thách thức có thể phải đối mặt cùng với điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong, giúp ta nhận diện vấn đề một cách đầy đủ Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O; S-T; W-O; W-T.

Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, và WT) sẽ cho phép đề xuất các giải pháp.

Bên trong Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

O1………… Phối hợp (SO) Phối hợp (WO)

T1………… Phối hợp (ST) Phối hợp (WT)

Sơ đồ 3.1 Ma trận phân tích SWOT

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

● Nhóm chỉ tiêu về hệ thống công trình:

- Kênh mương cấp I, II, III IV: Kênh cứng hóa, kênh đất

● Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả trong quản lý sử dụng

- Mức tăng diện tích được tưới

- Mức tăng năng suất cây trồng, vật nuôi do thủy lợi mang lại

- Diện tích tăng vụ do tưới tiêu mang lại

- Tăng hệ số sử dụng đất

- Giảm chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình

- Giảm chi phí nạo vét

- Chiều dài, chiều rộng kênh tưới, kênh tiêu.

- Loại kênh mương đã được kiên cố hóa: cấp I, cấp II, III, IV

- Diện tích tưới tiêu chủ động.

- Diện tích tưới chủ động một phần

● Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

+ Tỷ lệ diện tích mặt nước được xây dựng bao phủ.

+ Vệ sinh công cộng và khắc phục nguy cơ môi trường sinh thái sau khi tăng diện tích kiên cố hóa kênh mương.

+ Tác động đến ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân cũng như xã hội.

● Một số chỉ tiêu khác Ý kiến của hộ về việc quản lý sử dụng các công trình thủy lợi bởi các cán bộ chức năng tại địa phương, những thuận lợi và khó khăn của hộ trong việc sử dụng các công trình thủy lợi, những đề xuất của hộ đối với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng và phát triển hơn nữa các công trình thủy lợi tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục và Lý Nhân Quá trình hình thành, phát triển quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi có thể tóm lược qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn: 1960 – 1980: là giai đoạn đầu, triển khai quy hoạch toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, trong đó khu vực 6 trạm bơm lớn Bắc Nam

Hà lần đầu tiên được triển khai (từ năm 1964 - 1972), xây dựng các trạm bơm Nhâm Tràng, Hữu Bị, Cổ Đam, Cốc Thành, Sông Chanh, Như Trác với các chỉ tiêu thiết kế qtưới = 0,81 l/s/ha, qtiêu = 2,9 l/s/ha (Chi cục Thủy lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn: 1974 – 1976: hệ thống Bắc Nam Hà được đầu tư thêm một bước để hoàn thiện hệ thống công trình nội đồng và bổ sung một số công trình đầu mối vừa và nhỏ như Quan Trung, Quỹ Độ, Sông Chanh, Triệu Xá,…;

Giai đoạn 1980 – 1990: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực tưới tiêu cho hệ thống (Chi cục Thủy lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn 1990 – 2000: Giai đoạn này có sự thay đổi lớn về cơ cấu cây trồng nên hệ số tưới nước được nâng từ qtưới = 0,81 l/s/ha lên 1,25 l/s/ha, hệ số tiêu nước từ qtiêu = 2,9 l/s/ha lên 4,5 l/s/ha đến 2010 và sau 2010 đạt 5,5 l/s/ha Đây là giai đoạn mang tính chiến lược xác định mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình thuỷ lợi, tạo ra tiền đề xây dựng trạm bơm Nhân Hoà, Vĩnh Trị II… (Chi cục Thủy lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn 2000 đến 2011: Quy hoạch thuỷ lợi sông Châu (2004) được phê duyệt đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn, hợp lý của các quy hoạch trước, đồng thời cũng chỉ ra các tồn tại để làm cơ sở tính toán, rà soát cho các bước đi kế tiếp nhằm hoàn thiện hệ thống, đảm bảo khai thác tài nguyên nước có hiệu quả và bền vững (Chi cục Thuỷ lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn 2011 – nay: Hệ thống công trình thuỷ lợi địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 51 trạm bơm do các Công ty KTCTTL của tỉnh quản lý với 295 máy bơm công suất từ 1.000- 27.000m3/h Trong đó Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý

5 trạm, 32 máy bơm công suất từ 4.000 - 30.600 m3/h; hàng trăm trạm bơm nhỏ và vừa do các HTX quản lý Hệ thống kênh mương hiện có hơn 3.800 kênh tưới, tiêu và hơn 1.700 cống đập, xi phông, cầu máng các loại Hàng năm hệ thống phục vụ tưới tiêu cho hơn 68.000 ha cây lúa và tiêu nước cho hơn 75.000 ha phục vụ dân sinh Hệ thống thủy lợi của huyện Thanh Liêm chia thành 4 vùng (Chi cục

- Vùng 1: Hệ thống Võ Giang - Đông Hà

- Vùng 2: Hệ thống Triệu Xá - Nga Nam

- Vùng 3: Hệ thống Nham Tràng - Kinh Thanh

- Vùng 4: Hệ thống Cổ Đam

4.1.2 Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi

4.1.2.1 Hệ thống trạm bơm, máy bơm

Theo một số chuyên gia cho rằng, số máy bơm trong một trạm tốt nhất từ 4 đến 6 máy Điều này có thể chỉ là kinh nghiệm được tổng kết dựa vào thực tế ở các giai đoạn trước đây và vào khả năng điều hành quản lý của con người khi mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế tạo máy bơm, tự động hoá trong việc điều hành quản lý máy bơm chưa thực sự phát triển Việc tính toán lưu lượng thiết kế một máy bơm còn phải được xem xét dựa vào khả năng đáp ứng các loại máy bơm của nơi cung cấp.

Bảng 4.1 Hệ thống trạm bơm, máy bơm của huyện năm 2015

STT Tên trạm bơm Số máy Công suất 1 máy/(m 3 /h) Công suất TB

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

Hệ thống công trình trạm bơm là tổ hợp các công trình thủy công và các trang thiết bị cơ điện nhằm đảm bảo lấy nước từ nguồn nước, vận chuyển và bơm nước đến nơi sử dụng hoặc cần tiêu nước thừa ra nơi khác Tổng số trạm bơm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý tính đến năm 2015 có 18 máy, với tổng công suất máy lên tới gần 86 nghìn m 3 /giờ.

Số máy bơm trong trạm bơm không những ảnh hưởng lớn đến quy mô, kết cấu công trình đầu mối, đến chi phí đầu tư và cả quá trình quản lý vận hành sau này Số máy bơm trong một trạm bơm nhiều, dễ phù hợp với biểu đồ lưu lượng yêu cầu, hiệu suất sử dụng thường kém hơn, chi phí đầu tư ban đầu nhỏ Nếu không có hỗ trợ vận hành bằng hệ thống điều khiển trung tâm thì phức tạp trong quản lý, vận hành khai thác Số máy bơm trong một trạm bơm ít, đơn giản trong quản lý vận hành nhưng khó phù hợp với biểu đồ lưu lượng yêu cầu, đầu tư lớn hơn nhưng hiệu suất sử dụng lâu dài cao hơn.

Như vậy, việc sắp xếp hợp lý đối với một quy mô tưới tiêu, cột nước yêu cầu xác định số máy trong trạm bơm lớn hay nhỏ sẽ làm thay đổi đáng kể đến chi phí xây dựng, quản lý vận hành khai thác của huyện Thanh Liêm.

4.1.2.2 Hệ thống kênh mương tính đến 2015

Hệ thống kênh mương của huyện ngày càng được kiên cố hoá, số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2 Tình hình kiên cố hoá kênh mương của huyện Thanh Liêm

Tổng chiều dài Chiều dài đã

Diễn giải được kiên cố hóa kênh mương (km) (%)

Nguồn: Xí nghiệp Thủy nông và Phòng NN & PTNT huyện Thanh Liêm (2016)

Bên cạnh hệ thống kênh mương của toàn huyện Từ nhiều năm nay, việc quản lý các công trình đầu mối và hệ thống kênh chính đều do Công ty KTCTTL quản lý, còn hệ thống kênh nội đồng do các HTXDVNN quản lý và khai thác.

Hiện nay các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm do xí nghiệp thủy nông quản lý được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.3 Hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý đến năm 2015

STT Hạng mục Chiều dài Đã kiên cố Tỷ lệ kiên cố hoá

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016) Qua bảng 4.3 cho thấy, hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm được chia thành kênh tưới và kênh tiêu.

- Kênh dẫn nước tưới: với tổng chiều dài là 90,180 km, trong đó kênh loại II là

55,15 km, chiếm tới 61,15% Tỷ lệ được kiên cố hoá khá cao, chiếm tới 83,50%, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nước tưới đến từng khu đồng của huyện Thanh Liêm.

- Hệ thống kênh mương tiêu: khác với hệ thống kênh tưới, kênh tiêu với tổng chiều dài lên tới 135,780 km Tuy nhiên, tỷ lệ kiên cố hoá rất thấp, chỉ chiếm 0,73% Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc chống úng ngập cho hoạt động trồng trọt Để giải thích điều này, do là hệ thống tiêu nên chưa được đầu tư xây dựng mà phần lớn kinh phí là để xây dựng và nâng cấp sửa chữa các kênh tưới trước sau đó mới đầu tư vào kênh mương tiêu.

4.1.2.4 Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng

Bảng 4.4 Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng

2 Xi phông, cầu máng Cái 13 13 13

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

Với hệ thống cống, đập, cầu máng, xi phông, hàng trăm trạm bơm nhỏ.

Hàng năm, hệ thống này phục vụ tưới tiêu cho hàng nghìn hecta đất canh tác.

Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm 49 1 Đặc điểm tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở Thanh Liêm

THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM

4.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở Thanh Liêm

Hệ thống CTTL ở tỉnh Hà Nam nói chung và ở huyện Thanh Liêm nói riêng hiện nay do hai đơn vị trực tiếp và gián tiếp quản lý, gồm:

- Quản lý nhà nước (quản lý gián tiếp) được giao cho Phòng NN & PTNT huyện.

- Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (quản lý trực tiếp) phục vụ sản xuất nông nghiệp: giao cho Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý từ đầu mối đến cống đầu kênh cấp III và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý các công trình từ sau cống đầu kênh về đến mặt ruộng (công trình thủy lợi nội đồng).

Quản lý nhà nước: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý khai thác CTTL hiện nay được chia thành 4 cấp:

- Cấp Trung ương: Do Bộ Nông nghiệp & PTNT mà trực tiếp là Tổng Cục Thủy Lợi;

- Cấp Tỉnh: Do Sở Nông nghiệp & PTNT mà trực tiếp là Chi cục Thủy lợi;

- Cấp Huyện: giao Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố;

- Cấp Xã: Giao cho HTX DVNN quản lý.

Mô hình quản lý nhà nước, quản lý CTTL tổng quát như sơ đồ sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT

UBND Tỉnh và PTNT (Chi Công ty

Huyện công trình Nông nghiệp hoặc thủy nông Phòng Kinh tế

Sơ đồ 4.1 Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước, quản lý khai thác, sử dụng CTTL

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Quy trình đánh giá Để đánh giá hiệu quả vận hành, cần có một quy trình thực hiện như trình bày ở sơ đồ dưới đây.

Trước khi bắt đầu vụ tưới, lập kế hoạch đánh giá gồm các yếu tố chính của công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống và diện tích các loại cây trồng

Kế hoạch đầu thời vụ : Đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu cho dịch vụ tưới Các loại cây trồng Đánh giá nhu cầu dùng nước và khả năng nguồn nước Chuẩn bị tài chính

Chuẩn bị kế hoạch duy tu bảo dưỡng

Kế hoạch trong thời vụ : Để vận hành tưới theo thời đoạn – hàng ngày, 7, 10, 15 ngày, :

Lịch phân phối nước Lịch vận hành kênh và công trình trên kênh Quan trắc/giám sát

Thu thập số liệu vận hành Bảo dưỡng thường xuyên/ định kỳ Thu phí sử dụng nước Giám sát vận hành thực tế so với kế hoạch đầu thời vụ Đánh giá cuối thời vụ Đánh giá vận hành của thời vụ so với kế hoạch đầu thời vụ

Sơ đồ 4.2 Chu trình quản lý tưới

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012) Các bước đánh giá hiệu quả vận hành

Quy trình đánh giá vận hành của hệ thống là quy trình quản lý hệ thống tưới hàng ngày Cụ thể là thu thập các số liệu, quy trình đánh giá và phân tích công tác vận hành phải dựa trên số liệu thu thập được và được sử dụng cho việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Để đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống có thể áp dụng các bước được thể hiện như sau:

• Lựa chọn các tiêu chí, chỉ số và chỉ tiêu đánh giá Ví dụ:

Nếu cấp nước theo kế hoạch đã lập thì chỉ số đánh giá là tổng lượng nước được nhận và thời gian có đúng theo kế hoạch.

Nếu cấp nước theo tổng lượng nước không đổi và lịch cấp nước không đổi thì chỉ số đánh giá là công trình trên hệ thống có làm việc tốt không?

• Thu thập số liệu: Duy trì một hệ thống quan trắc và thu thập số liệu là cần thiết để làm cơ sở tính toán các chỉ số và từ đó phản ánh với người sử dụng nước Các số liệu thu thập bao gồm: (i) diện tích được tưới, (ii) lưu lượng và mực nước đầu các kênh nhánh yêu cầu và thực tế cung cấp nước theo từng đợt tưới.

• Xử lý và phân tích số liệu:

Xử lý và phân tích số liệu quan trắc làm cơ sở phản ảnh tình hình vận hành của mạng lưới kênh Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hệ thống về trang thiết bị phục vụ giám sát đánh giá và điều kiện nhân lực, công tác đánh giá có thể thực hiện theo thời đoạn là hàng tuần, hoặc 10 ngày, hoặc nửa tháng hoặc sau mỗi đợt tưới, sau đó lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo kết quả sau mỗi đợt tưới cho các bên liên quan để đảm bảo tính trách nhiệm và mức độ vận hành cao Các chỉ số đánh giá có thể cung cấp thông tin giữa người cung cấp dịch vụ, người sử dụng và các bên liên quan Báo cáo kết quả các đợt tưới là bộ dữ liệu cơ sở để làm báo cáo 6 tháng, báo cáo năm.

Sau khi có báo cáo kết quả vận hành, thì người cung cấp dịch vụ cần có những điều chỉnh công tác vận hành, có thể rà soát lại năng lực công trình, nếu không đáp ứng được lưu lượng yêu cầu thì cần đề xuất sửa chữa, nâng cấp, hoặc nếu trường hợp không đủ nguồn nước thì có thể phải thỏa thuận giảm mức dịch vụ,

… Một ví dụ các chỉ tiêu vận hành không đạt được do nhân viên vận hành thiếu kiến thức về hiện đại hóa; giải pháp có thể thực hiện được là cho họ đi đào tạo.

4.2.2 Hiện trạng về phân cấp quản lý CTTL ở huyện Thanh Liêm

Hiện nay, tại tỉnh Hà Nam nói chung, huyện Thanh Liêm nói riêng đã có quyết định phân cấp quản lý CTTL Việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi được phân cấp theo mức độ phục vụ diện tích tưới, tiêu của công trình thủy lợi:

- Công ty Khai thác công trình thủy lợi quản lý các công trình từ cống đầu kênh cấp III về công trình đầu mối, bao gồm: trạm bơm đầu mối, kênh trục chính, kênh cấp I, cấp II, cấp III và các công trình trên kênh;

- Các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý các công trình từ sau cống đầu kênh về đến mặt ruộng.

Quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm không nằm ngoài những đặc điểm quản lý chung của tỉnh Hà Nam Việc quản lý sử dụng hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh được chia làm 2 vùng:

+ Phần trong vùng quy hoạch của các công ty KTCTTL quản lý, đây là vùng thuộc quy hoạch các hệ thống lớn như Bắc Nam Hà, sông Nhuệ.

+ Phần ngoài vùng quy hoạch của các công ty KTCTTL (thường gọi là phần ngoài vùng) Đây là các vùng bối bãi ven sông Đáy, hệ thống thủy lợi chủ yếu do các HTX tự xây dựng và quản lý.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm 75 1 Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội

Qua thực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi cùng với tìm hiểu, điều tra thực tế tại các địa phương nghiên cứu, tôi thấy một số ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng các công trình thủy lợi:

4.3.1 Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội

Cộng đồng trực tiếp hưởng lợi từ các công trình thủy lợi không được trao quyền quản lý và sử dụng một cách chính thức Mặc dù trong những năm gần đây, mô hình chuyển giao quyền quản lý cũng như khai thác các công trình thủy lợi đặc biệt là các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đánh giá là có hiệu quả ở nhiều nơi như Thanh Hoá, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi Xu thế này đến nay vẫn được khẳng định bằng một chính sách mang tính hệ thống Tuy nhiên các công trình thủy lợi ở các điểm nghiên cứu, quyền sở hữu thuộc về Nhà nước thông qua

Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, xí nghiệp Thuỷ nông Huyện và

HTXDVNN Mặc dù đã mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhưng dưới hình thức quản lý này cộng đồng vẫn xem công trình không phải là của mình Vì vậy đã có những hành động như đập phá, xẻ dãnh tháo nước, vứt đổ rác thải ra lòng mương, Đây là một cản trở cũng như một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.

Bảng 4.17 Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015

STT Nội dung ĐVT Khối lượng Giải toả Tỷ lệ vi phạm vi phạm (%)

2 Đăng, đó, vó bè cái 13 1 7,69

8 Lán trại, lều quán cái 79 0 0

9 Công trình xây dựng khác cái 99 0 0

10 Bè luồng, tre nứa bè 2 0 0

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

Hình 4.1 Ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa tốt của người dân huyện Thanh Liêm

Nguồn: chụp ngày 27/3/2016 tại xã Thanh Lưu, xã Thanh Thủy huyện Thanh Liêm Điều kiện tổ chức quản lý công trình thủy lợi

Hiện nay, việc phân chia lao động cho các cụm trạm trên toàn huyện thực hiện còn chưa cân đối, chưa phù hợp với quy mô, thực tế các công trình thủy lợi. Ngoài ra trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của các cán bộ thủy nông còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi Vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong vận hành công trình, không thường xuyên theo dõi thực trạng các công trình dẫn tới sửa chữa không kịp thời, hậu quả là các công trình giảm năng lực phục vụ, tiêu hao điện năng lớn, lãng phí nước tưới nhiều.

Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được phân cấp khá tốt, tuy nhiên còn thiếu sót là chưa có sự liên kết giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan Sự phân cấp quản lý, khai thác hiện nay chỉ dừng lại ở các tổ chức thủy nông cơ sở như UBND xã, xóm, HTX mà chưa có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng hưởng lợi. Mặc dù đã mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhưng dưới hình thức quản lý này cộng đồng vẫn xem công trình không phải là của mình Vì vậy, đã có những hành động như đập phá, xẻ rãnh tháo nước, vứt đổ rác thải ra lòng kênh mương… đây là một cản trở cũng như một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Mặc dù những công trình thủy lợi do Công ty quản lý đều là những công trình lớn, trọng điểm của huyện, lại có quy trình vận hành phức tạp người nông dân chưa đủ trình độ quản lý nhưng họ vẫn có thể tham gia qua hình thức đóng góp ý kiến trong thiết kế công trình sao cho phù hợp với địa chất của địa phương, như vậy sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng hơn.

4.3.2 Nhóm yếu tố về kĩ thuật

Từ khâu thiết kế cán bộ thiết kế chưa bám sát đặc điểm địa chất của địa phương, không có sự tham gia của cộng đồng tại địa phương, họ cho rằng những nông dân bình thường ít học thì không hiểu về kĩ thuật, không đóng góp được ý kiến gì, do vậy khi công trình đưa vào sử dụng thì nhanh chóng bị hư hỏng như lún, lở… và không phù hợp với nhu cầu sử dụng tại địa phương. Điều kiện kỹ thuật

Kỹ thuật có tác động rất lớn đến việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi Muốn nâng cấp và làm mới công trình cần phải áp dụng các công nghệ làm sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể của từng công trình từ đó việc nâng cấp, xây mới phục vụ hiệu quả và lâu dài hơn như việc phục vụ tưới tiêu chủ động, chủ động một phần hay tạo nguồn Nhiều hệ thống công trình đầu mối, kênh chính hoạt động tốt nhưng phần công trình nội đồng không có đầy đủ hoặc có nhưng hiệu suất sử dụng không cao dẫn đến hiệu quả nói chung của hệ thống không đạt như mong muốn.

4.3.3 Nhóm yếu tố về cơ chế, chính sách

Về phân cấp quản lý nhà nước: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô hình quản lý còn phụ thuộc vào nhu cầu, nhận thức của từng địa phương, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng, hệ thống quản lý rườm rà, phức tạp và mang nặng tính bao cấp. Không có sự thống nhất chung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, còn mang nặng tính chủ quan, chưa tuân theo khung thể chế quy định … từ đó làm cho việc quản lý sử dụng CTTL khó kiểm soát, chỉ đạo thống nhất về mặt tổ chức quản lý, chế độ chính sách, nhiều cấp trung gian hoạt động kém hiệu quả.

- Có sự lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước Chi cục Thủy lợi vừa làm chức năng quản lý nhà nước vừa quản lý vận hành công trình, một số Chi cục còn thực hiện thêm các hoạt động dịch vụ tư vấn về khảo sát, thiết kế dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước;

- Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện, còn thiếu chỉ có từ 1 ÷ 2 cán bộ và yếu về chuyên môn, trình độ chuyên môn không đều;

- Hình thức quản lý đa dạng, phức tạp và không đề cập đến các yếu tố khác nhau về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm công trình, tập quán canh tác, nhu cầu sử dụng nước của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, miền.

Về phân cấp quản lý CTTL: Việc phân cấp CTTL ở huyện Thanh Liêm hiện nay chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ và còn nhiều bất cập như:

- Cơ chế phân cấp quản lý chưa rõ ràng Việc quản lý hệ thống theo địa giới hành chính đã phá vỡ tính thống nhất liên hoàn của hệ thống công trình, làm cho tổ chức quản lý khai thác ở địa phương mất cân đối, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ;

- Quản lý hệ thống CTTL chưa tuân theo nguyên tắc quản lý hệ thống, không đồng bộ… làm cho việc quản lý, vận hành, khai thác giảm hiệu quả;

- Công tác duy tu, sửa chữa công trình chưa được quan tâm đúng mức Kinh phí duy tu, sửa chữa phụ thuộc vào ngân sách nên hạn chế trong việc tu sửa, nạo vét, nâng cấp công trình;

Chính sách quản lý khai thác tổng hợp còn cần bổ sung:

Các văn bản quy phạm pháp luật và việc triển khai thực hiện các quy định về quản lý công trình còn nhiều bất cập nên hiệu quả của các chính sách ít có tác dụng Ví dụ:

+ Điều 17 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL quy định doanh nghiệp quản lý khai thác CTTL và tổ chức HTX dùng nước có nhiệm vụ: “Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình” Như vậy người dân chỉ được tham gia vào xây dựng kế hoạch hoạt động chứ chưa được tham gia vào việc triển khai thực hiện, giám sát các hoạt động của Cty Khai thác và HTX dùng nước.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý (Trang 19)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam (Trang 48)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Liêm qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Liêm qua các năm (Trang 50)
Bảng 3.2. Tình hình các hộ và lao động tham gia nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012 - 2014 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 3.2. Tình hình các hộ và lao động tham gia nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 51)
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thanh Liêm (Trang 52)
Bảng 3.5. Năng suất một số cây hàng năm của huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 3.5. Năng suất một số cây hàng năm của huyện Thanh Liêm (Trang 54)
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (Theo giá so sánh 2010) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (Theo giá so sánh 2010) (Trang 54)
Sơ đồ 3.1. Ma trận phân tích SWOT - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Sơ đồ 3.1. Ma trận phân tích SWOT (Trang 57)
Bảng 4.1. Hệ thống trạm bơm, máy bơm của huyện năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.1. Hệ thống trạm bơm, máy bơm của huyện năm 2015 (Trang 60)
Bảng 4.3. Hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý đến năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.3. Hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý đến năm 2015 (Trang 62)
Bảng 4.4. Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.4. Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng (Trang 63)
Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước, quản lý khai thác, sử dụng CTTL - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước, quản lý khai thác, sử dụng CTTL (Trang 64)
Sơ đồ 4.2. Chu trình quản lý tưới - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Sơ đồ 4.2. Chu trình quản lý tưới (Trang 66)
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức QLCT thủy lợi của công ty - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức QLCT thủy lợi của công ty (Trang 69)
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý sử dụng CTTL của XN - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý sử dụng CTTL của XN (Trang 71)
Bảng 4.5. Hợp đồng và nghiệm thu tưới tiêu trên toàn huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.5. Hợp đồng và nghiệm thu tưới tiêu trên toàn huyện Thanh Liêm (Trang 73)
Bảng 4.6. Tình hình sửa chữa công trình hàng năm của huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.6. Tình hình sửa chữa công trình hàng năm của huyện Thanh Liêm (Trang 74)
Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2013 - 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2013 - 2015 (Trang 76)
Bảng 4.8. Tình hình chi cho hoạt động quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.8. Tình hình chi cho hoạt động quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm (Trang 78)
Bảng 4.9. Đơn giá thu thủy lợi phí của huyện giai đoạn 2013 - 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.9. Đơn giá thu thủy lợi phí của huyện giai đoạn 2013 - 2015 (Trang 79)
Bảng 4.10. Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.10. Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015 (Trang 81)
Bảng 4.11. Tình hình thu thuỷ lợi phí của các xã - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.11. Tình hình thu thuỷ lợi phí của các xã (Trang 82)
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương TT Diễn giải ĐVT Thiết kế Thực tế Lượng giảm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương TT Diễn giải ĐVT Thiết kế Thực tế Lượng giảm (Trang 85)
Bảng 4.14 Tình hình tiêu hao điện năng tại trạm bơm huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.14 Tình hình tiêu hao điện năng tại trạm bơm huyện Thanh Liêm (Trang 86)
Bảng 4.15. Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong nạo vét và tu bổ công trình thuỷ lợi địa bàn nghiên cứu - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.15. Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong nạo vét và tu bổ công trình thuỷ lợi địa bàn nghiên cứu (Trang 88)
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về kênh mương đã cứng hóa và chưa cứng hóa tại các hộ nghiên cứu - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về kênh mương đã cứng hóa và chưa cứng hóa tại các hộ nghiên cứu (Trang 90)
Bảng 4.17. Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Bảng 4.17. Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015 (Trang 95)
Hình 4.1. Ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa tốt của người dân huyện Thanh Liêm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Hình 4.1. Ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa tốt của người dân huyện Thanh Liêm (Trang 95)
Hình 4.2. Kênh bị sạt lở do chất lượng công trình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam
Hình 4.2. Kênh bị sạt lở do chất lượng công trình (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w