Cở sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đường giao thông thông thôn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về sử dụng đường giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn là sự di chuyển người, phương tiện tham gia giao thông và hàng hoá trên các tuyến đường địa phương ở cấp huyện và cấp xã Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận chuyển và con người (Bộ Xây dựng, 2014). Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng Đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn Có thể nói đường giao thông nói chung, đường giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá (Bộ Giao thông vận tải, 2014). Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, được định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh, các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn.
Phân loại đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường từ thôn xóm ra cánh đồng (đường phục vụ sản xuất) Các tiêu chí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng chưa được phân cấp.
- Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:
+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:
+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
+ Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
Khái niệm quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị ) Chủ thể quản lý thực hiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu (Phạm Văn Kha, 2013).
Khái niệm quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
Chủ quản lý sử dụng đường GTNT là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng đường GTNT do nhà nước đầu tư; Chủ đầu tư đối với đường GTNT không do Nhà nước góp vốn đầu tư; cộng đồng dân cư đối với đường GTNT do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
- Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác đường GTNT (sau đây gọi chung là Đơn vị quản lý đường GTNT) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng đường GTNT giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
- Chủ thể quản lý đường GTNT là cơ quan quản lý nhà nước về giao thông nông thôn ở các cấp:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải.
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải.
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng.
- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau: Điều 4, Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT, ngày 08 tháng 8 năm 2014 của
Bộ Giao thông vân tải quy định:
“Điều 4 Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
1 Xác định Chủ quản lý sử dụng đường GTNT: a) Đối với đường GTNT do Nhà nước đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT được xác định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT trên địa bàn. b) Đối với đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường GTNT nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường GTNT thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT. c) Trường hợp đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
2 Chủ quản lý sử dụng đường GTNT chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3 Chủ quản lý sử dụng đường GTNT có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý đường GTNT để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT vẫn phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
4 Đơn vị quản lý đường GTNT chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng đường GTNT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT đúng với nội dung được giao và quy định tại Thông tư này”(Bộ Giao thông vận tải, 2014).
- Phạm vi Quản lý sử dụng đường GTNT, bao gồm: đường huyện, đường thôn xóm và đường sản xuất trên địa bàn huyện.
Quản lý bộ phận chủ đạo của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động xấu do điều kiện sử dụng đường giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội; tăng khả năng tiếp cận cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ; đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá đại hoá nông nghiệp - nông thôn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giao thông nông thôn.
2.1.2 Vai trò của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
2.2.1 Kinh nghiệm của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Hiện nay, hệ thống đường huyện và đường liên xã của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã cơ bản đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới (NTM) Toàn bộ các xã trong tỉnh đều có đường ô tô đến tận trung tâm Theo thống kê, 73% đường xã của huyện đã được nhựa hoá và xây dựng bằng bê tông xi măng, số còn lại cơ bản đã được cứng hóa bằng các loại vật liệu khác; trên 90% đường thôn xóm đó được cứng hóa dẫn theo (Phạm Văn Hùng, 2013). Để quản lý sử dụng đường GTNT, tỉnh Nam Định triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp chủ yếu về kế hoạch, cơ chế chính sách, quản lý Theo đó, Kế hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm trong đó ưu tiên đầu tư, cải tạo nâng cấp các đường trục xã, những tuyến quan trọng của huyện, các đoạn tuyến hư hỏng nặng
Có thể nói, ngoài hệ thống đường GTNT có tính chất “xương sống” đã và đang được quản lý, phương châm “Huy động nhân dân tự quản” đã thúc đẩy sự quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn một cách tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dẫn theo (Phạm Văn Hùng, 2013).
Mạng lưới giao thông nông thôn còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo chất lượng và còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam thông qua việc cải thiện sự lưu thông của người dân, hàng hoá và dịch vụ tại nông thôn, chương trình giao thông nông thôn cần rất nhiều yếu tố để phát triển, từ nguồn kinh phí, năng lực cán bộ dẫn theo (Phạm Văn Hùng, 2013).
2.2.2 Kinh nghiệm của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Triệu Sơn đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, từng bước tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các xã, qua đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Có được sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động là nhờ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Triệu Sơn đã đồng thuận, nhất trí cao từ chủ trương đến thực hiện Nếu hơn 10 năm trước, nhiều người tỏ ra ngán ngẩm những con đường “nắng bụi, mưa lầy”, thì đến hôm nay nhiều con đường liên thôn, liên xã ở Triệu Sơn đã được nâng cấp, mở rộng, phục vụ nhu cầu đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán Trong gần 5 năm qua, toàn huyện đã cứng hóa được 550 km, chiếm 45,8% tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn Đặc biệt, địa phương đã phát động chiến dịch toàn dân tham gia làm đường giao thông mùa khô năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010, qua đó có thêm gần 200 km đường được mở Nhiều xã đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa đường giao thông như: Tân Ninh, Nông Trường, Đồng Lợi, Thọ Vực,
Minh Dân và nhiều xã sẽ hoàn thành cứng hóa và bê tông hóa 100% đường giao thông trong năm 2010 dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Việc huy động đóng góp của nhân dân trong phong trào làm đường giao thông nông thôn được các xã, thị trấn công khai, minh bạch Qua đó giúp nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác này là mang lại lợi ích cho chính họ, từ đó bà con đồng lòng hưởng ứng, tự nguyện đóng góp sức người, sức của Sau khảo sát ban đầu, xã đưa ra họp và xin ý kiến nhân dân nhưng người dân không đồng tình. Sau đó xã, thôn khảo sát lại, hạch toán chi phí, đưa ra chi bộ thống nhất và tiếp tục họp dân Tiếp theo, xã giao cho các thôn làm chủ đầu tư, dân vừa là người giám sát, vừa tham gia lao động và được trả công theo quy định Đường được nâng cấp là do sức dân được huy động, đó là tài sản toàn dân, được bà con bảo vệ bằng hương ước, quy ước làng xã Cho nên, từ thực tế đi tới một khẳng định là huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng đường giao thông là cách làm “lợi cả đôi đường” dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Trong năm 2010, ban chỉ đạo giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị huyện phân công cụ thể từng thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách từng địa bàn để kịp thời cùng các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác làm đường giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị Các xã, thị trấn triển khai đến từng thôn, xóm, khu phố kế hoạch làm đường giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị để cán bộ thôn xóm, khu phố vận động nhân dân giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí thực hiện công trình ngay sau khi nhận chỉ tiêu được giao. Trong quá trình thi công, ban chỉ đạo đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu các cơ sở sớm nghiệm thu, quyết toán khi công trình hoàn thành và cần công khai trước nhân dân Triệu Sơn phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành toàn tuyến Quốc lộ 47; Tỉnh lộ 506; Tỉnh lộ 514; đường cầu Trầu - Nưa, Nưa - Am Tiên; đường 506 đi nhà máy Nam Việt; đường Thọ Tân - Thọ Thế và một số tuyến đường khác Phấn đấu 100% tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hóa, trên 80% đường thôn, xóm được bê tông hoặc rải cấp phối, 100% cầu lớn được làm mới hoặc tu sửa dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Triệu Sơn là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của chính quyền các cấp, nhằm hướng đến xây dựng một diện mạo mới cho những vùng đất thuần nông, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển theo hướng bền vững dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
2.2.3 Kinh nghiệm của huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc
Những năm qua, huyện Ea Kar là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác xây dựng giao thông nông thôn nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Những năm qua, huyện Ea Kar là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác xây dựng giao thông nông thôn nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Minh chứng cho kết quả trong công tác huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn, ông Nguyễn Tấn Lượng, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ea Kar cho biết: hệ thống đường giao thông nông thôn toàn huyện có hơn 857 km, những tuyến đường đất lầy lội đã được cứng hóa, trong đó tỷ lệ đường nhựa và bê tông xi măng đường huyện đạt 61%, đường xã 11%; đặc biệt, tất cả các tuyến đường đến trung tâm xã đều được cứng hóa… Có được điều này nhờ Ea Kar biết phát huy nội lực tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức mạnh toàn xã hội chung tay làm giao thông nông thôn từ huyện đến xã, thôn, buôn Cụ thể, từ đầu năm đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 8 tuyến đường giao thông nội huyện (tổng chiều dài hơn 30 km), với số vốn hơn 54 tỷ đồng Bên cạnh những dự án mới, các hạng mục công trình chuyển tiếp đều đang được khẩn trương thi công để sớm hoàn thành Điển hình như Dự án sửa chữa, nâng cấp đường giao thông Cư Ni - Ea Ô (các hạng mục nền, móng mặt đường và công trình thoát nước) dài 4,3 km theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi, nền đường rộng 6m, mặt láng nhựa rộng 3,5m, tổng đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng khởi công từ tháng 2-2012 Theo kế hoạch, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5-2012 nhưng do khó khăn về vốn, thời tiết nên phải gia hạn tiến độ đến quý 3 Để giảm bớt khó khăn trong đi lại, sản xuất của người dân, huyện đang đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh cường độ thi công sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường huyết mạch từ trung tâm huyện đến xã Ea Ô và các địa phương dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ea Kar cũng xác định giao thông là một tiêu chí quan trọng, nên bên cạnh đầu tư của Nhà nước, địa phương cũng kêu gọi người dân các xã và doanh nghiệp trên địa bàn chung sức xây dựng GTNT Có thể dẫn chứng một vài việc làm ấn tượng như đến thời điểm này, người dân các xã đã san ủi mở rộng và làm mới 120 km đường thôn, xóm; hiến 260 m2 đất, chặt bỏ 10.000 cây trồng các loại, ước tính giá trị trên 9 tỷ đồng;
150 hộ hiến đất làm đường giao thông, điển hình như ông Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Phương Đông (xã Ea Ô), Đặng Quang Lực (xã Ea Tyh), Bàn Tiến Thọ (xã
Ea Sar)…; các doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV cà phê 721, Công ty giày dép Việt Thắng, Công ty cổ phần Mía đường 333… đóng góp 2.000 m2 đất, 100 triệu đồng tiền mặt để hỗ trợ cùng địa phương làm đường giao thông… dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Ea Ô là một trong những xã điển hình về phong trào làm giao thông nông thôn ở Ea Kar, trong đó điều đáng ghi nhận là sự tham gia rất tích cực của người dân Thời gian này, đến Ea Ô dễ bắt gặp hình ảnh người dân phá bỏ tường rào chuẩn bị thi công khoảng 53 km đường liên thôn, trục thôn, xóm, rộng 7 đến 9 m. Ngoài nguồn vốn ngân sách xã, nhân dân đã hiến 120.331m2 đất khu dân cư, 5.549 cây cà phê, 3.476 cây điều… tổng trị giá gần 3,5 tỷ đồng Đặc biệt, có 30 hộ hiến đất từ 500 đến 1.000 m2 như ông Nguyễn Văn Tình thôn 6A (800m2), ông Nguyễn Đông Phương thôn 11 (800m2)… Hiện tổng số đường giao thông trên toàn xã có 183,58 km, trong đó đường liên xã 20,95km, liên thôn 42,1km, đường nội thôn là 114,35 km, với nhiều tuyến đã nhựa và bê tông hóa Ông Nguyễn Minh Chuyền, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Ea Ô cho biết: Xác định giao thông là tiêu chí rất quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới nên địa phương đã chỉ đạo sát sao, tranh thủ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của người dân để từng bước nâng cao hệ thống dường GTNT, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình
Thứ nhất, tăng cường vai trò định hướng của nhà nước, trước hết cần chú trọng công tác quy hoạch phát triển giao thông nông thôn Quy hoạch GTNT phải kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải đề cập đến khả năng mở rộng để tránh phải di dân, đền bù và giải toả sau này Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn huyện phải nằm trong quy hoạch phát triển GTNT của tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Kỳ Sơn là huyện vùng giữa của tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình;
- Phía Bắc giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kỳ Sơn là 21008,09 ha Thị trấn Kỳ Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, xã hội của huyện, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 12 km Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có tuyến quốc lộ 6 chạy qua nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, nên rất thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận Một đặc thù của Kỳ Sơn là có vị trí bao quanh thị xã Hoà Bình, một trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ của tỉnh và cả vùng Tây Bắc (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
Huyện Kỳ Sơn nằm ở vùng núi thấp của tỉnh Hoà Bình có độ cao từ 300 –
600 m so với mực nước biển Tuy nhiên, do cấu tạo địa chất nên tính chất địa hình có sự khác nhau, có thể chia địa bàn huyện Kỳ Sơn làm 2 vùng:
- Vùng ngoài địa hình thấp, độ cao trung bình từ 200 – 300 m, vùng này không có núi cao, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghĩa là thấp dần theo hướng hạ lưu sông Đà Ngoài địa hình núi, đồi thấp có chân vàn, vàn trũng và bãi nằm xen kẽ nhau.
- Vùng trong có độ cao tuyệt đối trên 300 m Toàn bộ địa hình vùng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Tuy địa hình vùng trong có độ cao tuyệt đối cao hơn vùng ngoài, song địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ đốc từ 10 – 15 0 hình thành nhiều đồi bát úp nối tiếp (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
3.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Huyện Kỳ Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm có mùa đông lạnh khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều Nhìn chung điều kiện giữa các vùng trong huyện có sự chênh lệch song không lớn lắm Khí hậu ở Kỳ Sơn có thể chia làm hai tiểu vùng khác nhau:
- Vùng ngoài là vùng có độ cao tuyệt đối thấp, nhiệt độ trung bình/tháng cao, lượng mưa thấp hơn mức bình quân chung, khí hậu khắc nghiệt hơn.
- Vùng trong có độ cao 300 – 400 m khí hậu mát mẻ hơn, lượng mưa cao hơn và điều hoà hơn.
Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ ràng là lượng nhiệt bình quân cao Theo số liệu của trạm thuỷ văn I, Hoà Bình nhiệt độ trung bình các năm dao động từ 21,8 – 24,7 0 C Trong năm, tháng nóng nhất vào tháng 6 từ 27 – 29,7 0 C và tháng nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 từ 15,5 – 16,5 0 C Có những ngày nhiệt độ có lên tới
40 0 C vào mùa hè và có ngày nhiệt độ xuống thấp đến 2 – 3 0 C vào mùa đông.
Kỳ Sơn thuộc khu vực có lượng mưa trung bình Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng gần 1800 mm, năm mưa nhiều khoảng 2200 mm, năm mưa ít khoảng 1.600 mm Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, có năm đến 90% Cá biệt có năm mùa mưa kết thúc muộn, tháng 11 còn có mưa lớn. Các tháng có mưa nhiều là tháng 7, 8, 9 Mưa nhiều, tập trung gây ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2 có tháng hầu như không có mưa Tuy nhiên những năm có mưa muộn đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng vụ đông, mưa sớm lại ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm.
- Kỳ Sơn có sông Đà chảy qua với lưu lượng nước lớn cho phép sử dụng vào việc tưới tiêu (đặc biệt các xã ven sông như thị trấn Kỳ Sơn, xã Dân Hạ, xã Hợp Thành, xã HợpThịnh, xã Phú Minh).
- Ngoài sông Đà, Kỳ Sơn có khoảng 20 con suối lớn nhỏ với lưu lượng nước hàng ngàn m 3 /giờ Tuy nhiên do việc chặt phá rừng ở đầu nguồn, cho nên có khoảng 30% số suối vào mùa cạn không có nước gây nên việc thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
Tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng có cấu trúc địa chất đa dạng và phức tạp bởi quá trình hình thành qua nhiều thời kỳ kiến tạo lớp vỏ nên
Kỳ Sơn có nhiều loại đất khác nhau chia làm 2 nhóm đất chính đó là: Đất đồi núi và đất ruộng.
* Đất đồi núi bao gồm các loại đất: Đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng đỏ trên đất sét, đất nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất vàng nhạt trên đá sa thạch, đất đỏ vàng trên đá biến chất. Đất đồi núi có đặc điểm sau: Do chịu ảnh hưởng của quá trình feralit trên đất thường chua, màu đỏ hay màu vàng, tích luỹ nhiều sắt, nhôm, địa hình dốc nên hay bị xói mòn Đá mẹ có nhiều loại khác nhau nên dẫn đến nhiều loại đất khác nhau về độ dày, thành phần cơ giới và hàm lượng chất dinh dưỡng Do vậy, nếu trồng trọt không đúng kỹ thuật đất thoái hoá rất nhanh, xói mòn mạnh, sỏi đá trơ lên mặt đất, đất chặt cứng, chua và nghèo dinh dưỡng.
* Đất ruộng bao gồm: đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi, đất phù sa feralit biến đổi do trồng lúa nước, đất thung lũng chua, đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ. Đất của huyện Kỳ Sơn nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ từ cát đến sét. Trong đó đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình chiếm tỷ trọng cao khoảng 60%, từ cát đến cát pha chiếm 20%, đất sét chiếm 20% Nhìn chung đất có độ chua cao, hàm lượng lân và kali phù hợp nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng với các hệ sinh thái có tưới và không tưới.
Hạn chế lớn nhất đối với huyện Kỳ Sơn là đất phù sa úng nước, lầy, lụt, đất vùng đồi tầng canh tác mỏng có hiện tượng xói mòn bị đá ong hoá Trong tương lai cần cải tạo bằng cách bố trí hệ thống cây trồng thích hợp nhằm khắc phục những yếu tố hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh tế các loại đất.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn huyêṇKỳ Sơn Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của tất cả các xã trong huyện để tìm hiểu thực trạng quả lý sử dụng đường GTNT Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thu thập thông tin sơ cấp về tình hình quản lý sử dụng đường GTNTtại 3 xã đại diện:
- Thị trấn Kỳ Sơn: Thị trấn Kỳ Sơn là một đơn vị có sử dụng đường giao thông nông thôn tương đối tốt, nhưng một số đoạn đã xuống cấp, cần đầu tư và cải tạo đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả.
- Xã Hợp Thịnh: Các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn xã do vốn và thiết kế của huyện thực hiện Sau khi xây dựng xong, các công trình này sẽ được bàn giao choUBND xã quản lý UBND xã có trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo dưỡng công trình Cho đến nay các công trình này đều bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.
- Xã Mông Hóa: Các công trình giao thông nông thôn của xã này được xây dựng dựa trên ngân sách của huyện và của người dân đóng góp Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, công trình sẽ được bàn giao cho xã, cho thôn tiếp nhận Và do vậy, việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng công trình cũng được giao cho thôn xóm trực tiếp thực hiện.
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp
Bảng 3.2: Thu thập các thông tin thứ cấp
Nội dung thông tin Nguồn thu thập thu thập
Thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn tình hình quản lý đường giao thông nông thôn ở Việt Nam và thế giới
Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bố đất đai, lao động Tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng
Thực trạng sử dụng đường GTNT huyện, tình hình quản lý sử dụng đường GTNT huyện
Sách, báo, nghiên cứu khoa học Tra cứu, chọn được công bố, Internet có liên lọc thông tin quan
Phòng thống kê, phòng nông Tìm hiểu và nghiệp của huyện, các websites tổng hợp từ của địa phương các báo cáo
Phòng Kinh tế - Hạ tầng UBND Tìm hiểu và huyện, Báo cáo chiến lược phát tổng hợp từ triển GTNT của Viện chiến lược các báo cáo phát triển giao thông vận tải, thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thông nông thôn
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Trong đề tài này chúng tôi sẽ thu thập, xử lý phân nhóm để sử dụng số liệu thứ cấp đã được công bố để phục vụ cho nội dung tổng quan tài liệu và tình hình thực tiễn của địa phương Trong đó, tài liệu của phần tổng quan tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn như internet, ấn phẩm sách báo, các nghiên cứu khoa học đã được công bố, các thảo luận minh chứng về tình hình quản lý sử dụng đường GTNT ở trong và ngoài nước, nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới vấn đề thực trạng quản lý GTNT Và thông tin về tình hình thực tế địa phương được thu thập từ các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý GTNT, báo cáo tổng kết và phương hướng quản lý GTNT của Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Kỳ Sơn trong những năm từ 2016 đến 2018.
3.2.2.2 Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là số liệu mới, chưa được công bố, được thu thập bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm để thu thập số liệu Để thu thập số liệu về quản lý sử dụng đường GTNT, chúng tôi tiến hành điều tra như sau: a Chọn mẫu điều tra
Bảng 3.3 Số lượng cán bộ và ngươi dân được phỏng vấn Đối tượng được phỏng vấn ̀š Số lượng mẫu
- Lãnh đạo huyện (Phòng Kinh tế - Hạ tầng) 1
- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông 2
- Lãnh đạo xã (Chủ tịch xã) 3
- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông 3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) b Xây dựng bảng hỏi Để có thể nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đa ̃đươc ̣thiết kếsẵn Nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu của đềtài, tôi đã xây dựng 2 mẫu phiếu cho hai đối tượng chính như sau:
- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông cấp xã: Những thông tin chung của người được phỏng vấn, một số chỉ tiêu thể hiện tình hình chung của xã như: Tổng diện tích đất, tổng số hộ/xã, tỷ lệ hộ giàu nghèo trong xã,…; Thực trạng sử dụng đường GTNTtrên địa bàn xã: Bao gồm những loại đường nào, số km các loại đường, tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường,… và tình hình quản lý sử dụng đường GTNTtrên địa bàn xã được thực hiện như thế nào trong thời gian qua.
- Mẫu phiếu dành cho người dân: Những thông tin chung của hộ được phỏng vấn, tình hình đóng góp trong xây dựng đường GTNT trong xã như thế nào, người dân tham gia quản lý, giám sát như thế nào đối với các công trình GTNT và đánh giá của người dân về công tác xây dựng cũng như khai thác sử dụng, bảo trì sử dụng đường GTNT trên địa bàn xã trong thời gian qua.
(c) Tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm
- Phỏng vấn theo bảng hỏi: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc với các bảng hỏi được xây dựng sẵn dành cho các đối tượng là: Cán bộ chuyên trách cấp xã và các hộ người dân Cách xây dựng bảng hỏi và nội dung cụ thể của bảng hỏi đã được thể hiện qua phần xây dựng bảng hỏi và phụ lục đính kèm.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Là một công cụ quan trọng của PRA với hình thức phỏng vấn có hướng dẫn và một vài câu hỏi được xác định trước để thu thập những thông tin mang tính đại diện, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.
Các đối tượng được đề tài tiến hành phương pháp phỏng vấn này là cán bộ lãnh đạo cấp huyện (Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện), và các cán bộ chuyên trách mảng giao thông cấp huyện; lãnh đạo cấp xã (Chủ tịch) Các thông tin được phỏng vấn là tình hình chung về sử dụng đường GTNT trong huyện, trong xã như thế nào, công tác quản lý sử dụng đường GTNT trong thời gian qua được triển khai như thế nào?
- Phương pháp thảo luận nhóm: Một nhóm ít người thảo luận một vấn đề quan tâm chung được gọi là thảo luận nhóm có trọng tâm Buổi thảo luận được định hướng bởi một loạt các câu hỏi chính Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận cho nhóm đối tượng là người dân, một số cán bộ trưởng thôn,… để nhằm lắng nghe những chia sẻ về mức độ đóng góp và đánh giá của họ về thực trạng các công trình GTNT, cũng như đánh giá về công tác quản lý sử dụng đường GTNT trong thời gian qua.
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu a Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ với mặt chất lượng ở thời gian và địa điểm cụ thể.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn
4.1.1 Khái quát về hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
4.1.1.1 Đặc điểm hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện
Kỳ Sơn đã chung tay, góp sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, Kỳ Sơn đã phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và trực tiếp người dân hưởng lợi” Mọi khoản đóng góp, quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân được công khai, minh bạch, đồng thời phát huy vai trò của chi bộ và ban quản lý bản; các tổ chức đoàn thể, tổ chức hội thực hiện hàng nghìn buổi tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã, bản luôn sâu sát, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết quả tổ chức triển khai thực hiện Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn của huyện thật sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ các công trình, hiến hàng trăm mét vuông đất, cây hoa màu, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn.
Hệ thống mạng lưới đường GTNT của huyện Kỳ Sơn được thể hiện ở sơ đồ 4.1 cho thấy, mạng lưới GTNT trên địa bàn huyện phân bổ tương đối hợp lý, huyện có những tuyến đường nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ tạo thành các trục dọc từ Bắc xuống Nam và các trục ngang từ Đông sang Tây tạo điều kiện thuận lợi cho mối giao lưu giữa các thôn, xã trong huyện, giữa huyện Kỳ Sơn với các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và với các huyện, tỉnh khác trong khu vực nhằm cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn.
Sơ đồ 4.1 Kết nối hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn
Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2017) Mạng lưới đường GTNT trong huyện Kỳ Sơn bao gồm:
4.1.1.2 Hiện trạng hệ thống đường giao thông huyện Kỳ Sơn
Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò quan trọng là vấn đề sống còn của nền kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện nói riêng. Nhìn chung trong những năm qua CSHT của huyện đều được nâng cấp và cải tạo phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội Đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô tới xã, có trạm y tế và bưu điện văn hóa.
Hệ thống giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, trong đó phát triển cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.
Trên địa bàn huyện có nhiều trục giao thông quan trọng và có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, như:
- Tuyến Quốc lộ 6 nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc đi qua địa bàn huyện với chiều dài 13,7 km và chiều rộng mặt đường là 28 m Đây là trục giao thông chính có ý nghĩa rất lớn tạo nên những điều kiện thuận lợi để Kỳ Sơn giao lưu với thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.
- Tỉnh lộ 445, tỉnh lộ 446 với tổng chiều dài là 29,5 km và chiều rộng mặt đường là 5,5 m Đây là trục đường giúp Kỳ Sơn thông thương với các huyện lân cận.
- Tuyến đường huyện lộ từ Dân Hạ - Độc Lập, đường Hợp Thịnh - Phú Minh và các tuyến đường huyện khác với tổng chiều dài là 41,0 km và chiều rộng đường từ 3 – 5 m Đây là các tuyến giúp các xã trong huyện có thể giao lưu, trao đổi và hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội.
- Sông Đà được coi là tuyến đường thuỷ quan trọng giúp huyện Kỳ Sơn có thể giao lưu với các vùng lân cận.Đường GTNT huyện Kỳ Sơn phân bố tương đối hợp lý, được kết nối với đường quốc gia, đường tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, hợp lý, thông suốt. Bao gồm các trục dọc từ Đông sang Tây và các trục ngang từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong huyện, giữa huyện Kỳ Sơn với các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và với các huyện, các tỉnh liền kề góp phần xóa dần sự ngăn cách giữa nông thôn và thành thị, đáp ứng nhu cầu GTNT của các phương tiện vận tải đường bộ.
- Đường huyện: có 04 tuyến đường, về cơ bản đã được láng nhựa và đổ bê tông nhựa, đáp ứng được nhu cầu giao thông của nhân dân.
Bảng 4.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn
STT Tiêu chí Đá dăm Bê tông Đá dăm
Gạch vỡ, Đất Tổng nhựa xi măng xỉ lò…
Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kỳ Sơn (2018) Các tuyến đường huyện đóng vai trò kết nối các trung tâm phát triển, các khu, các cụm công nghiệp hoặc khu đô thị, khu dân cư mới với thị trấn huyện lỵ và hệ thống giao thông đối ngoại Tiêu chuẩn kỹ thuật chung của đường huyện, cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn giao thông đường bộ, với cấp kỹ thuật đạt cấp
IV và cấp V; chiều rộng nền, mặt đường không đồng đều; bề rộng nền đường từ
3,5m – 7m và mặt đường cơ bản đạt 3m – 5m.
Bảng 4.2 Hiện trạng đường giao thông liên xã của huyện Kỳ Sơn năm 2018
Tên đường Tổng chiều dài (km) Tỷ lệ (%)
- Đường xã và đường thôn, xóm: Là tuyến đường chạy xuyên suốt làng, xã. Đường nối từ cổng làng đến đường cấp huyện hay tỉnh lộ Từ con đường xương sống này, các đường ngõ xóm được đầu nối vào như những xương cá hình thành mạng lưới đường ngõ xóm. Chính con đường trục của làng xã, ngày xưa để đi bộ, đi xe đạp, dần dần con đường làng thêm một chức năng phục vụ xe cải tiến chuyên chở thóc, lúa và các nông sản trong vùng, làng xã. Ngày nay nhiều hộ nông dân đã mua được ô tô vận tải để chuyên chở hàng hóa nông sản Với sự phát triển của CNH – HĐH nông thôn, ô tô và máy phục vụ nông nghiệp đã trở thành phổ biến.
Với tổng chiều dài hơn 75,96 km và nhiều tuyến đường gồm cả đường xã với đường thôn, xóm, đường thôn, xóm về cơ bản hiện chưa đạt các thông số kỹ thuật của đường nông thôn loại B với bề mặt nền đường là 3,5 m.
Các tuyến đường GTNT trong huyện có đặc điểm chung là chưa có hệ thống rãnh thoát nước, một số tuyến có hệ thống thoát nước nhưng không được khơi thông nên thường hay bị lấp Do không thoát được nước tốt, nên mặt đường bị hỏng tạo nên nhiều ổ gà đã gây trở ngại cho giao thông.
- Đường GTNT được đánh giá là đường loại tốt nếu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như khi mới được đầu tư xây dựng và đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện quanh năm, thường là đường được rải mặt nhựa, bê tông nhựa, hoặc bê tông xi măng.
- Đường loại trung bình là đường không còn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như khi mới được đầu tư xây dựng, việc bảo trì cũng chỉ khắc phục được khả năng phục vụ giao thông thuận tiện trong thời gian ngắn.
- Đường xấu là đường có xuất hiện nhiều ổ gà, mùa mưa thì lầy lội, bụi bẩn vào hanh khô gây trở ngại cho phương tiện và người tham gia giao thông.
- đường rất xấu là đường hầu như phương tiện vận tải không thể tham gia giao thông do mặt đường bị sụt lún, lồi lõm.
Tình trạng đường GTNT còn tốt chiếm tỷ lệ thấp 23,62% tỷ lệ đường đáp ứng nhu cầu giao thông trong hiện tại ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 39,14%, còn lại là đường xấu và rất xấu.
Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình 85 1 Cơ sở khoa học
4.3.1.1 Định hướng mục tiêu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn đến năm 2025
- 100% đường huyện, đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông xi măng hoá; đường huyện tối thiểu đạt cấp IV (nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m), đường xã tối thiểu đạt cấp VI (nền đường rộng 6,5m; mặt đường rộng 3,5m).
- Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.
- Tối thiểu 70% đường thôn, xóm được cứng hoá, đường thôn đạt loại A trở lên (nền đường rộng 5m; mặt đường rộng 3,5m), đường xóm đạt loại B trở lên (nền đường 4m, mặt đường rộng 3m).
- Tối thiểu 100% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện, đạt loại B trở lên.
- Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT: 100% đường huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.
GTNT do Nhà nước và Nhân dân cùng đầu tư xây dựng, được Nhà nước xem xét cấp kinh phí hỗ trợ trong các trường hợp: Đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp nhằm mở rộng quy mô, đưa các tuyến đường vào đúng cấp kỹ thuật theo dự án đầu tư xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Áp dụng các nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới (HBR), sử dụng vật liệu tại chỗ, hạ giá thành công trình, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn để xây dựng công trình GTNT theo quy định của Nhà nước và pháp luật; triển khai áp dụng các dự án đầu tư theo hình thức BT.
Khi xây dựng kế hoạch đề nghị xây dựng mới các công trình GTNT phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, những yếu tố môi trường (như miền núi, đồng bằng, điều kiện thuỷ văn ) và các yếu tố chính trị - hành chính (như: Nghị định, Quyết định, Hướng dẫn của Tỉnh). Người dân được tham gia vào các giai đoạn của dự án như: giai đoạn chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, thiết kế xây dựng, giám sát thi công và quản lý sử dụng Trước khi khởi công xây dựng công trình phải hình thành tổ chức quản lý sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình để người dân có thể làm chủ hoặc tham gia làm chủ đầu tư xây dựng.
Công trình xây dựng xong phải được nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật, về số lượng và thiết kế đường GTNT của
Bộ giao thông vận tải quy định, đồng thời bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác và bảo trì đường.
4.3.1.2 Định hướng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn huyện
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo định hướng phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới Tăng cường kiểm tra giám sát quá trình bảo trì các tuyến đường đảm bảo quản lý khai thác bền vững, có hiệu quả; bảo vệ hành lang giao thông nói chung và GTNT nói riêng; giữ gìn môi trường sinh thái xung quanh các con đường giao thông của huyện và của các xã.
- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông xã, thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã; tổ chức kiểm tra, quản lý và khai thác hợp lý, sử dụng các công trình giao thông đúng mục đích đảm bảo cho giao thông được thông suốt và không bị ách tắc.
- Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông hoặc Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã được sử dụng kinh phí đầu tư các công trình GTNT, từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, tiền hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có), nguồn huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng để đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp và bảo trì các công trình GTNT,đảm bảo phát huy hiệu quả và tính bền vững của công trình.
- Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm công trình, các hành vi lấn chiếm đường GTNT để sử dụng vào mục đích cá nhân.
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình thi công xong để đưa vào sử dụng ngay nhằm phát huy hiệu quả công trình.
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã về quy trình khai thác, bảo vệ, duy tu và bảo dưỡng công trình; đề xuất kế hoạch và biện pháp cụ thể để tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả các công trình giao thông.
4.3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
4.3.2.1 Tổ chức quản lý đường giao thông nông thôn
Cơ sở hạ tầng GTNT là tài sản có giá trị lớn, do cộng đồng và dân cư địa phương cùng khai thác sử dụng; xây dựng đã khó nhưng quản lý để sử dụng lâu dài, có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Để tổ chức đủ đảm đương nhiệm vụ quản lý mạng lưới, quản lý sử dụng đường GTNT, cần tiếp tục giải quyết hoàn thiện các nội dung:
- Bộ Giao thông vận tải: Với chức năng quản lý lĩnh vực chuyên ngành, có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách.
Hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các cán bộ quản lý ở địa phương Tăng cường năng lực quản lý GTNT từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.
- Sở Giao thông vận tải: là cấp trực tiếp chỉ đạo ở địa phương, cần đặc biệt quan tâm giúp các huyện trong khâu lập ban quản lý đường GTNT trên địa bàn.
- Cấp huyện: được coi là quan trọng nhất trong việc chỉ đạo thực hiện Vì vậy,cần phải tăng cường lực lượng quản lý ở cấp huyện, nâng cao năng lực trong quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường huyện Tốt nhất là có phong trào giao thông huyện, thực hiện việc quản lý sử dụng đường GTNT, kế hoạch quản lý và bảo trì Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tham mưu giúp lãnh đạo huyện ra quyết định về việc tổ chức việc huy động phòng trào toàn dân cùng bảo vệ đường GTNT Huyện nên cử Phó chủ tịch Huyện chuyên trách chỉ đạo công việc này. Để công tác quản lý GTNT trên địa bàn huyện ngày càng sát với thực tế, cần có sự theo dõi cập nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh giải pháp thực hiện cácc chính sách cho kịp thời, đồng thời nhất thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin về giao thông tại địa phương.
Kết luận
Nghiên cứu đề tài Quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi có các kết luận sau: Đề tài đã hệ thống được các khái niệm liên quan đến quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn, nội dung sử dụng đường giao thông nông thôn, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn là chủ trương chính sách, đặc điểm của người dân, trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ cơ sở… Đồng thời, đề tài đã tìm hiểu thực tiễn quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Kỳ Sơn.
Qua nghiên cứu thực trạng quá trình quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, tôi thu được kết quả sau: Tính đến năm 2018 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 37 công trình đường GTNT hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng trong đó đường huyện có 1 công trình với chiều dài 13 km, đường xã có 3 công trình với tổng chiều dài là 18,6 km, đường thôn xóm là 18 công trình với tổng chiều dài là 43,2km và đường trục nội đồng có 15 công trình với tổng chiều dài là 56,6 km UBND các xa,̃thi ̣trấn tổ chức thực hiêṇquản lý nhànước vềGTNT vàcótrách nhiêṃ tổchức thưc ̣hiêṇ các biêṇpháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bô,̣bảo vê ̣kếtcấu ha ̣ tầng GTNT đường bộ trong pha ̣m vi địa phương quảnlý.Số đợt kiểm tra của hạt quản lý đường huyện Kỳ Sơn năm 2018 là 58 lần, tiếp nhận, xử lý 72 đơn thứ tố cáo, số trường hợp vi phạm là 169 trường hợp trong đó thi công không đúng kĩ thuật năm 2018 là 05 trường hợp, Xe quá khổ, quá tải năm 2018 là 752 trường hợp, lấn chiếm đường giao thông năm 2018 là 62 trường hợp, phá hoại đường và các công trình liên quan năm 2018 là 12 trường hợp, gây ô nhiễm môi trường năm 2018 là 15 trường hợp Toàn huyện đã nâng cấp, cải tạo 237,59 km đường GTNT Trong đó kết cấu BTXM là 84,38 km, Nhựa, BTN là 21,42 km, cấp phối 34,76 km và đường đất 97,39 km.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý sử dụng đường GTNT huyện Kỳ Sơn bao gồm 4 yếu tố chính : (i) Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước: chính là hành lang pháp lý cho việc thực hiện quản lý sử dụng đường GTNT; (ii) Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương: huy động nguồn lực cho xây dựng, quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn có liên quan đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ ngân sách địa phương… (iii) Nhận thức của người dân, bao gồm: trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, thu nhập ; (iv) Yếu tố trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở.
Từ những kết quả nghiên cứu được, đề tài đưa ra một số giải pháp cho quản lý sử dụng đường GTNT ở huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới như sau: Tổ chức quản lý đường giao thông nông thôn; Phân công quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn; Huy động và sử dụng vốn cho các công trình giao thông nông thôn; Nâng cao trình độ cho người dân địa phương và tạo cơ chế để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đường giao thôn nông thôn; Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn;Nâng cao trình độ cho một số cán bộ địa phương huyện Kỳ Sơn
Kiến nghị
5.2.1 Đối với tỉnh Hòa Bình
Cần sớm thực hiện lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2019 - 2022 cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu sử dụng các huyện, để các địa phương triển khai có hiệu quả các quy hoạch đã được duyệt; có cơ chế, chính sách cho các địa phương được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹp để có nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
Cần kịp thời hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc xây dựng các công trình ở các địa phương, nhất là trụ sở làm việc ở các xã, nguồn xi măng cho xây dựng đường giao thông nông thôn, nâng mức hỗ trợ xây dựng xây dựng các phòng học, kênh mương, nhà văn hóa thôn Đồng thời tăng cường huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ, đầu tư cho các địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
Tích cực chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện xây dựng đường GTNT tại các địa phương đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra
5.2.2 Đối với huyện Kỳ Sơn
Cần tăng cường các giải pháp tuyên truyền về cách làm tốt, các cá nhân doanh nghiệp, con em xa quê có nhiều đóng góp (đất đai, tiền của, lao động, vật tư ) trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc huy động sự đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới để người dân biết, tham gia và chung tay cùng thực hiện.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, như: Phòng Kinh tế & Hạ tầng, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính & Kế hoạch và các phòng ban có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã trong việc lập kế hoạch, thanh quyết toán các công trình và tháo gỡ khó khăn cho các xã trong quá trình xây dựng đường GTNT.
Cần lựa chọn các địa phương có điều kiện, khả năng để tập trung hỗ trợ ngân sách và huy động nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê thành đạt tham gia đầu tư xây dựng các công trình “kiểu mẫu”, để từ đó nhân rộng mô hình trong toàn huyện, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
5.2.3 Đối với xã và cộng đồng dân cư
Tăng cường tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng đường GTNT tới từng người dân.
Cần chủ động thực hiện các đề án, quy hoạch, kế hoạch về xây dựng đường GTNT Xác định các công trình, hạng mục ưu tiên đầu tư xây dựng, phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hợp lý, hiệu quả.
Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, cần coi nguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực của người dân và do người dân làm chủ, người dân quyết định đầu tư xây dựng công trình Do đó, cần tăng cường các giải pháp huy động, phát huy nguồn nội lực của địa phương và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, con em xa quê để đầu tư xây dựng CSHT.
Cộng đồng cần đẩy mạnh các hoạt động tham gia tích cực hơn nữa vào việc xây dựng đường GTNT tại địa phương thông qua các phong trào hoạt động, tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai, trí tuệ