Cơ sở lý luận và thực hiễn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật a Khái niệm khuyết tật
Theo Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật của Liên hiệp quốc (2006): Khuyết tật là một khái niệm đang phát triển và khuyết tật là kết quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người bị suy giảm chức năng và những rào cản về quan điểm và môi trường ngăn cản sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ vào xã hội một cách bình đẳng với những người khác.
Mặc dù định nghĩa về khuyết tật thay đổi theo thời gian và không gian, nhưng về cơ bản khuyết tật được xem là một tình trạng, hoặc một chức năng, được đánh giá là đã bị khiếm khuyết nghiêm trọng so với tình trạng bình thường của đại đa số dân chúng Khuyết tật thường được dùng để chỉ những khiếm khuyết chức năng cá nhân, bao gồm khiếm khuyết về mặt thể chất, khiếm khuyết về giác quan, khiếm khuyết về nhận thức, khiếm khuyết về trí tuệ hoặc những vấn đề tâm trí. Nhiều mô hình, khái niệm đã được đưa ra để giải thích khuyết tật, trong đó có hai mô hình chính là mô hình y học và mô hình xã hội về khuyết tật Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất của chính khuyết tật.
Trong mô hình y học của khuyết tật, khuyết tật là tình trạng thể chất của một cá nhân làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra những thiệt thòi cho cá nhân đó. Như vậy chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định, tìm hiểu, kiểm soát cũng như tác động lên khuyết tật Vì vậy, cần đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học, giúp những NKT có một cuộc sống bình thường
Ngược lại, mô hình xã hội của khuyết tật cho rằng những rào cản và định kiến cũng như sự không chấp nhận của xã hội (có chủ ý hoặc không chủ ý) là những yếu tố chính, xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết tật Mô hình này cho rằng, một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến các khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng xử tích cực Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội.
Ngoài hai mô hình khuyết tật nêu trên, còn có một số mô hình ít phổ biến hơn như: Mô hình đạo đức, NKT phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với khuyết tật của chính họ; mô hình chuyên nghiệp, theo đó nhà cung cấp dịch vụ tự quyết định cần phải làm gì để điều trị khuyết tật, còn người khuyết tật giữ vai trò là bệnh nhân thụ động; mô hình từ thiện
Kỳ thị người khuyết tật: Là thái độ kinh thường hoặc thiếu tôn trọng NKT vì lý do khuyết tật của người đó.
Phân biệt đối xử người khuyết tật: Là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của họ.
Các dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác (Luật người khuyết tật, 2010). b Khái niệm người khuyết tật Điều 1, Công ước quốc tế về người khuyết tật (2006), người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Điều 1 Pháp lệnh Người tàn tật (1998) định nghĩa: “Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. Điều 1, Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua (2010) nêu rõ: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Để phù hợp với tổng thể vấn đề nghiên cứu, tác giả lựa chọn khái niệm vềNKT theo Điều 1 của Luật người khuyết tật (2010).
2.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật a Khái niệm quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý.
Theo Aunapuff, 1994: “Quản lý là một hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một khoa học và là một nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý con người nhằm đạt được mục tiêu xác định Hệ thống đó vừa động vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, tổ chức”.
Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý) (Phan Huy Đường, 2015).
Theo Phan Văn Kha (2007): “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định”.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Phan Huy Đường, 2015).
Các khái niệm “Quản lý” tuy có khác nhau nhưng chúng có chung những điểm chủ yếu sau đây: Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội, chúng là những tác động có tính định hướng Những tác động đó được phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Một cách tổng quát nhất: Quản lý được xem là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, đó là sự kết hợp giữa trí thức và lao động trên phương diện điều hành Dưới góc độ chính trị, quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội, quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, lức là mục đích quản lý.
Tóm lại: Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của nhà quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. b Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước Quản lý nhà nước là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, quản lý nhà nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội (Phan Huy Đường, 2015).
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện lâm thao
Lâm Thao là huyện đồng bằng - trung du nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp Thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 2 thị trấn Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A; có tuyến đường sắt và cao tốc Nội Bài- Lào Cai chạy qua Ngoài ra, có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km Với vị trí địa lý, hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp và hấp dẫn các dự án đầu tư.
Lâm Thao nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Hồng Lâm Thao lại là huyện đồng bằng xen đồi thấp duy nhất của tỉnh Phú Thọ và là trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, địa hình thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt cho cây lúa, rau màu và một số loại đặc sản.
3.1.1.3 Điều kiện khí hậu thủy văn
Lâm Thao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm mưa nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Lượng mưa bình quân hằng năm 1.720 mm nhưng phân bố không đồng đều.
Mùa mưa: Bắt đầu từ thàng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 85% lượng mưa cả năm Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ rất lớn kèm theo gió bão từ 3-5 ngày, gây ngập úng cục bộ.
Mùa khô: Lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm, có những thời kỳ khô hanh kéo dài gây ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng trên địa bàn.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 13,10C.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530-1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
Nhìn chung Lâm Thao có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
Nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Lâm Thao mang những nét đặc trưng của các cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc. Đất đai ở Lâm Thao được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng Đất đai màu mỡ phù hợp cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, có khả năng đa dạng hoá sản phẩm Nhiều diện tích trồng luân canh
3 - 4 vụ một năm Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, việc dồn đổi ruộng đất gặp rất nhiều khó khăn do tính chất nguồn gốc đất đai của từng hộ gia đình (mỗi hộ có nhiều thửa ruộng nhỏ, quy mô hẹp, nằm rải rác), trong khi nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp (khoảng 40- 50 ha); đồng thời,hiện nay vấn đề sở hữu đất đai, cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư (chi phí hỗ trợ, giá đất, vấn đề bồi thường khi thu hồi đất) chưa cụ thể, dẫn đến việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện lâm thao
3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2018, toàn huyện có 29.056 hộ dân, dân số là 104.337 người, mật độ dân số trung bình 1.068 người/km 2 , cao nhất làxã Tứ Xã với 2.300,4 người/km 2 , thấp nhất làxã Xuân Lũng 823,13 người/km 2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,74% Trên địa bàn huyện có 100% người dân thuộc dân tộc kinh sinh sống (Chi cục thống kê huyện Lâm Thao, 2018).
Toàn huyện có 62.821 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,69% dân số, trong đó số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ 56,8% dân số Số lao động có việc làm là 57.377 người, chiếm tỷ lệ 97,6%, trong đó nữ chiếm 50,49% Cụ thể: Số lao động có việc làm trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp chiếm 25%; Công nghiệp xây dựng chiếm 45,2%; Thương mại dịch vụ chiếm 29,8% (Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao, 2018).
Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở Lâm Thao còn chậm, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn khó khăn; ngành nghề phát triển chậm, còn một bộ phận lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp.
3.1.2.2 Tình hình kinh tế xã hội
Lâm Thao là huyện có mật độ dân số tương đối cao, là huyện đồng bằng duy nhất của tỉnh Phú Thọ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Thọ nên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Huyện đã được công nhận là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Phú Thọ năm 2015, tạo đà cho Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong huyện phấn đấu sớm đưa Lâm Thao trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020 (Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020) Tình hình chính trị trên địa bàn huyện ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển, trình độ dân trí đồng đều, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Huyện có nguồn lao động dồi dào và còn tăng lên nhanh, điều đó vừa là lợi thế cho sự phát triển nhưng cũng là một áp lực về đời sống và việc làm Để nâng cao mức sống dân cư thì vấn đề cần thiết và cấp bách đặt ra là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, tạo nguồn thu nhập cho người lao động góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 3.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao
Diễn giải Đơn vị 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)
1 Giá trị tăng thêm (giá 2010) Tỷ đồng 2.598,30 2.665,00 2.689,90 102,57 100,93 101,75
2 Giá trị tăng thêm bình quân/người/năm Triệu 35,40 38,50 39,02 108,76 101,35 104,99 đồng
3 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 1.573,00 1.730,00 1.933,00 109,98 111,73 110,85
4 Tổng thu ngân sách nhà nước Triệu 379.374,00 408.688,00 484.183,00 107,73 118,47 112,97 đồng
5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,93 0,79 0,74
6 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng) % 13,17 12,43 11,40
8 Số lao động được giải quyết việc làm tăng thêm Người 1.306,00 1.325,00 1.320,00 101,45 99,62 100,53
Trong đó: Số lao động đi xuất khẩu Người 411,00 414,00 425,00 100,73 102,66 101,69
9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo Người 55,90 59,50 63,20 106,44 106,22 106,33
10 Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 80,00 83,00 85,30
11 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa % 94,70 94,90 93,00
12 Tỷ lệ trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia % 100,00 100,00 100,00
13 Tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 95,20 98,50 98,80
14 Tỷ lệ chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh % 75,00 75,00 78,60
3.1.2.3 Khái quát quá trình hình thành, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao được thành lập từ tháng 9/1999 (thời điểm huyện Lâm Thao được chia tách từ huyện Phong Châu cũ) với tên gọi là phòng Tổ chức - Xã hội; Từ tháng 01/2004 phòng được đổi tên là phòng Nội vụ - Lao động xã hội; Từ tháng 6/2008 đến nay gọi là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lâm Thao, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công với cách mạng, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, vì sự tiến bộ phụ nữ.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lâm Thao là một trong 13 huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ, sát với trung tâm tỉnh lỵ, có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn Đời sống dân cư của huyện ở mức khá so với bình quân chung của tỉnh nhưng còn gặp nhiều khó khăn do tác động suy giảm kinh tế những năm gần đây, bộ phận người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp dễ bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, số NKT tiếp tục tăng do di chứng của bệnh tật, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, di chứng chiến tranh và một số nguyên nhân khác Bên cạnh chú trọng thu hút đầu tư tăng trưởng kinh tế, huyện luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội, trong đó có công tác hỗ trợ NKT nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.
Theo số liệu thống kê, năm 2018 toàn huyện có 2.791 NKT (thuộc 2.572 hộ gia đình), chiếm tỷ lệ 2,67% dân số, trong đó:
- Theo mức độ khuyết tật: Có 2.308 NKT nặng và đặc biệt nặng đang hưởng lương hưu/trợ cấp ưu đãi người có công/trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, chiếm tỷ lệ 82,7%; có
483 NKT nhẹ, chiếm tỷ lệ 17,3%
- Theo dạng tật: Khuyết tật vận động 1.127 người, chiếm tỷ lệ 40,4%; Khuyết tật nghe, nói 424 người, chiếm tỷ lệ 15,2%; Khuyết tật nhìn 334 người, chiếm tỷ lệ 12%; Khuyết tật thần kinh, tâm thần 344 người, chiếm tỷ lệ 12,33%; Khuyết tật trí tuệ 404 người, chiếm tỷ lệ 14,5%; Khuyết tật khác 169 người, chiếm tỷ lệ 5,57%. Để phản ánh khách quan QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT ở huyện Lâm Thao, đồng thời để nắm bắt rõ tâm lý so sánh chế độ chính sách và sự quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ NKT giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các địa phương điều kiện kinh tế xã hội phát triển và các địa phương điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tác giả lựa chọn điều tra chọn mẫu theo vùng tại 06 điểm, đó là:
02 thị trấn, 02 xã: Xuân Lũng và Tiên Kiên đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, 02 xã: Cao Xá và Tứ Xã đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội phát triển để đánh giá, nghiên cứu Hơn nữa xã Xuân Lũng, thị trấn Lâm Thao cũng là một trong những đơn vị thời gian qua có một số yếu kém trong QLNN đối với công tác hỗ trợ đối với NKT như: Cấp chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác bảo trợ xã hội chung và người khuyết tật nói riêng, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động hình thức, năng lực, trình độ của cán bộ chuyên môn có nhiều mặt hạn chế, việc đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật đối với một số trường hợp thiếu khách quan khách quan, gây ý kiến dư luận không tốt, đây có thể cũng là khe hở của vấn đề QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện Lâm Thao hiện nay cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục triệt để.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.2.1 Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Tài liệu thu thập được từ: Tài liệu, số liệu phản ánh về NKT, công tác trợ giúp NKT, như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội); tài liệu từ các cơ quan: Thống kê, LĐ-TB&XH, Giáo dục & Đào tạo, Y tế, Kinh tế - Hạ Tấng, các tài liệu trên giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên ngành, internet, niên gián thống kê, báo cáo của các địa phương, cơ quan, ban ngành
3.2.2.2 Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp a Chọn mẫu điều tra
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quan bằng một số phương pháp như: Lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phỏng vấn sâu Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được, giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đang nghiên cứu, với hai nội dung chính cần tìm hiểu:
- Nội dung QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT Phương thức điều tra sử dụng mẫu phiếu như sau:
+ Cán bộ quản lý cấp huyện: chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở các cấp quản lý khác nhau về sự hỗ trợ đối với người khuyết tật gồm 1 phiếu Phó Chủ tịch UBND quản lý chung, tại phòng LĐTBXH là cơ quan quản lý trực tiếp công tác hỗ trợ cho NKT: 1 phiếu phỏng vấn Trưởng phòng, 01 phiếu phỏng vấn Phó Trưởng phòng và 01 phiếu phỏng vấn chuyên viên;
+ Cán bộ quản lý và trực tiếp làm việc với NKT cấp xã: Để đảm bảo mẫu phiếu đại diện cho tổng thể cả huyện chúng tôi chọn 6 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế khác nhau, 2 thị trấn là vùng thuộc thành thị, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH, như vậy tổng phiếu điều tra là 18 phiếu;
+ Cán bộ tại các cơ quan phối hợp: có 4 cơ quan phối hợp thực hiện công tác quản lý hỗ trợ NKT là Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế
- Hạ tầng, chính vì vậy, để có thông tin từ các cơ quan phối hợp chúng tôi tiến hành phỏng vấn mỗi đơn vị 1 phiếu đối với trưởng hoặc phó phòng;
+ Đối tượng thụ hưởng: Vì thời gian và nguồn lực không cho phép tác giả khảo sát số mẫu theo công thưc tính, chính vì vậy tác giả điều tra số mẫu đủ lớn là 84 phiếu (gồm: Người khuyết tật, hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng, hộ gia đình có NKT đã từ trần, NKT đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ…) Tác giả chọn 6 đơn vị hành chính để tiến hành phỏng vấn, 2 thị trấn, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn
Tổng số mẫu phiếu điều tra là 110 phiếu, nội dung của phiếu điều tra nhằm làm rõ các nội dung sau:
- Thông tin hệ thống văn bản hướng dẫn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ NKT;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách trợ giúp NKT;
- Thông tin, trình độ, năng lực bộ máy QLNN về công tác hỗ trợ NKT;
- Thông tin hướng dẫn trong thực hiện chính sách;
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT;
- Sự nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách hỗ trợ đối với NKT; chế độ được thụ hưởng đối với NKT; b Nội dung và phương pháp thu thập
Bảng 3.2 Thu thập số liệu thông tin sơ cấp
Loại mẫu Số lượng Nội dung
1 Cơ quan quản lý nhà nước
+ Cấp huyện: - Tổ chức bộ máy QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT
- Công tác tuyên truyền, phổ biến
- Năng lực, trình độ quản lý (Trưởng phòng, 01 phó Trưởng
- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện phòng và 01 chuyên viên)
- Kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo
+ Cấp xã (Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ 18 tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-
TB&XH, Cộng tác viên CTXH).
2 Người khuyết tật/gia đình
NKT (người được thụ hưởng chính sách) 84
3.Cơ quan phối hợp (Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông 04 tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng)
- Cơ chế hệ thống chính sách
- Công tác tuyên truyền, phổ biến
- Năng lực, trình độ quản lý
- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện
- Kiểm tra giám sát, đánh giá báo cáo kết quả
- Cơ chế hệ thống chính sách
- Công tác tuyên truyền, phổ biến
- Chế độ được thụ hưởng
- Đánh giá công tác quản lý NKT.
- Sự đồng tình, ủng hộ đối với công tác quản lý NKT
- Cơ chế hệ thống chính sách
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến
- Trình độ năng lực quản lý và thực hiện chính sách
- Phối hợp quản lý thực hiện chính sách
- Kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả
Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu mẫu điều tra theo vùng
Xã nông thôn huyện, thôn có điều
Thàn có điều kiện cơ Tổng
Nội dung kiện kinh tế h thị kinh tế xã hội quan cộng xã hội khó phát triển phối khăn hợp Đối tượng thụ hưởng 28 28 28 84
Công tác QLNN cấp xã 6 6 6 18
Công tác QLNN ở cấp 8 huyện
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích thông tin
45 cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra để xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel, Word thông qua bảng biểu, biểu đồ.
3.2.3.2 Phân tích thông tin Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp thống kê mô tả: Trong phần đánh giá thực trạng các đối tượng
NKT được hỗ trợ như NKT nặng, NKT đặc biệt nặng, hộ gia đình chăm sóc NKT đặc biệt nặng số tương đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với từng loại đối tượng, nhóm đối tượng và toàn huyện.
* Phương pháp so sánh: So sánh mức độ thực hiện chính sách hỗ trợ với quy định, dự toán, so sánh kết quả hỗ trợ từng năm, các năm với nhau và giữa nhu cầu và thực tế.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu a Chỉ tiêu đánh giá hệ thống văn bản, chính sách hỗ trợ đối với NKT
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 49 1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về người khuyết tật và công tác trợ giúp người khuyết tật 49 2 Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ người khuyết tật
HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ
4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về người khuyết tật và công tác trợ giúp người khuyết tật
Tại huyện Lâm Thao, Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn giúp
UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về hỗ trợ NKT, phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện như: Phòng Tài chính - Kế hoạch,
Phòng Giáo dục & Đào Tạo, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và UBND cấp xã thực hiện tốt chức năng tham mưu UBND cấp huyện chức năng QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT Ngoài ra, trực tiếp tham mưu
UBND huyện ký các quyết định tăng, giảm, truy thu và điều chỉnh mức hưởng trợ cấp xã hội đối với NKT theo quy định phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định.
UBND huyện Lâm Thao (Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách VH-XH)
Phòng Y tế huyện Thông tin huyện
Phòng Giáo dục & Phòng LĐ-TB&XH huyện Phòng Kinh tế - Hạ Đào tạo huyện tầng huyện
Phòng Tư pháp Phòng Tài chính - huyện Kế hoạch huyện
UBND các xã, thị trấn(Công chức LĐ-TB&XH)
Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn và các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện thực hiện QLNN đối với NKT, các chính sách hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện:
+ Thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện các quyết định TCXH thường xuyên tại cộng đồng, hỗ trợ mai táng phí, TGXH đột xuất, đề nghị cơ quan có thẩm quyền mua thẻ bảo hiểm y tế cho NKT; Đảm bảo việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng hưởng chính sách NKT theo đúng quy định hiện hành Theo dõi, phối hợp hỗ trợ các chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT.
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn như: Y tế, Tư pháp, Giáo dục & Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Kinh tế - Hạ tầng và các cơ quan khác thực hiện các chính sách hỗ trợ cho NKT về: Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tư vấn pháp lý, giáo dục hòa nhập Các phòng chuyên môn khác, đã bố trí 01 chuyên viên và 01 lãnh đạo phòng phụ trách công tác hỗ trợ NKT, thường xuyên phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH trong công tác hỗ trợ NKT.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác QLNN về NKT, công tác hỗ trợ NKT. Giải quyết nội dung đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã thực hiện QLNN về công tác hỗ trợ NKT.
+ Xây dựng kế hoạch hướng dẫn quản lý trường hợp, hỗ trợ sinh kế, thăm hỏi, tặng quà NKT nhân dịp lễ, tết Phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ NKT.
+ Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác QLNN đối với hỗ trợ NKT với UBND cấp huyện và Sở LĐ-TB&XH. Ở cấp xã: Có 01 công chức văn hóa- xã hội được giao phụ trách công tác lao động, người có công và xã hội (gọi tắt là cán bộ LĐ-TB&XH) và 01 cộng tác viên công tác xã hội hỗ trợ cho cán bộ LĐ-TB&XH 14/14 xã, thị trấn đều có phân công nhiệm vụ cho đồng chí đại diện lãnh đạo UBND cấp xã phụ trách công tác LĐ-TB&XH nói chung và công tác hỗ trợ NKT nói riêng.
Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao là 6 cán bộ, trong đó có 05 công chức,
01 viên chức trưng tập làm việc (không thuộc biên chế của phòng) Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của phòng nên cơ cấu tổ chức cán bộ như sau:
Phụ trách Việc Phụ trách Tài làm - chính sách chính - kế toán, lao động, Bảo trợ văn thư xã hội)
Viên chức Phụ trách NCC,
Sơ đồ 4.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao
Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH huyện Lâm Thao (2018)
Theo sơ đồ trên, bộ máy này hoạt động một thủ trưởng điều hành các cán bộ, bên cạnh đó có 01 phó phòng giúp đỡ để công việc hoàn thành tốt hơn Đây là cách quản lý đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với quy mô của phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao Với chế độ quản lý này, người lãnh đạo phải đưa ra nhiều quyết định quản lý ở các lĩnh vực khác nhau.
Phòng có 01 chuyên viên trực tiếp phụ trách giải quyết chuyên môn, vừa làm việc trực tiếp tại bộ phận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ sau khi đã hoàn thành các thủ tục hành chính, vào sổ theo dõi quản lý, nhập máy lưu trữ và đưa lên giá hồ sơ để quản lý và khai thác Chuyên viên này phối hợp với 01 chuyên viên Tài chính - Kế toán của Phòng phối hợp cập nhật chính sách hưởng, điều chỉnh, thôi hưởng của NKT đảm bảo đồng bộ, kịp thời Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý NKT, các lãnh đạo phòng và các chuyên viên của phòng phối hợp chặt chẽ với công chức văn hóa xã hội phụ trách LĐ-TB&XH các xã, thị trấn.
4.1.2 Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ người khuyết tật Để các chính sách hỗ trợ NKT được thực thi trong thực tế, phải làm tốt công tác đánh giá khuyết tật đối với từng NKT, các đối tượng trước khi được Hội đồng xác nhận khuyết tật phải được niêm yết công khai để người dân trên địa bàn được biết và sau khi được xác nhận thì phải được phân loại, quản lý Đây là bước đầu tiên nhưng quan trọng nhất làm căn cứ thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật sau này.
Kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
Không xác định thời gian
Tổ chức cuộc họp 30 ngày đánh giá khuyết tật
Niêm yết kết quả cuộc 05 ngày họp
Chủ tịch UBND cấp xã
Cấp Giấy xác nhận khuyết tật
Trả kết quả cho NKT/đại diện NKT
Không xác định thời gian
Sơ đồ 4.3 Quy trình xác định khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2018)
Việc xác định khuyết tật khách quan, chính xác, kịp thời, không bỏ sót đối tượng sẽ giúp cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo công bằng, đúng đối tượng, hạn chế các ý kiến thắc mắc, kiến nghị.
Việc xác định đối tượng khuyết tật tuân theo quy trình thủ tục quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, việc tiếp giải quyết thủ tục hành hành theo từng cấp độ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành theo hướng cải cách tối giản hóa thời gian,thủ tục hành chính nhằm đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân
Nhìn vào sơ đồ 4.3 ta thấy: Quy trình đánh giá tại các xã, thị trấn chưa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua bộ phận 1 cửa mà gửi trực tiếp cho cán bộ LĐ- TB&XH cấp xã Chính vì vậy, qua phỏng vấn sâu một số ý kiến NKT/đại diện NKT cho biết họ đã có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng quá thời hạn 30 ngày nhưng chưa được đánh giá khuyết tật.
Hôp ̣ 4.1 Ýkiến của đại diện lãnh đạo UBND cấp xã về công tác đánh giá khuyết tật ở địa phương
Kết luận
Nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” chúng tôi có các kết luận sau:
1 Chính sách đối với người khuyết tật và trợ giúp xã hội NKT trên địa bàn huyện Lâm Thao là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, được coi là một trong những chính sách cơ bản của hệ thống an sinh xã hội Trợ giúp NKT không chỉ là hoạt động của cộng đồng và xã hội mà còn là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ bản khác của NKT là nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong cuộc sống.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với người khuyết tật, nghiên cứu được những cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với người khuyết tật ở một số nước trên thế giới và ở nước ta, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
2 Chính sách hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện Lâm Thao nằm trong hệ thống chính sách an sinh xã hội chung của Nhà nước đã được triển khai từ những năm 1945 mới chỉ mang tính chất hỗ trợ, nhưng từ năm 1998 với việc ban hành Pháp lệnh về Người tàn tật và đặc biệt đến năm 2010 Luật Người khuyết tật ra đời, các chính sách hỗ trợ NKT đã được bao phủ khá đầy đủ các quyền của người khuyết tật Năm 2018 huyện Lâm Thao có tổng số 2.791 đối tượng người khuyết tật, chiếm 2,67% dân số, huyện đã có phân phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn phụ trách trực tiếp thực hiện các chính sách trợ giúp NKT như: Bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục đào tạo, trợ giúp pháp lý… một cách đồng bộ, phù hợp với nguyện vọng NKT và xu thế phát triển của xã hội, có tác động tích cực đến ổn định đời sống NKT trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng tiêu chı́ xác đinḥ đối tương ̣ quáchăt,̣ hoặc chưa thực sự chính xác, nhiều đối tương ̣ khuyết tật nhẹ có hoàn cảnh khókhăn chưa được thụ hưởng chı́nh sách; mức trợ giúp xa ̃hôịthấp, chưa phùhơp ̣ với thưc ̣tiễn; một số chính sách chưa được triển khai rõ nét ở địa phương như: Hỗ trợ NKT tham gia giao thông công cộng, nhà ở công cộng, dịch vụ văn hóa thể thao… nhiều văn bản dẫn đến khókhăn trong tổ chức thưc ̣hiên;̣ bô ̣máy thực thi chính sách ở cơ sở chưa đủmanḥ để đáp ứng với yêu cầu thưc ̣tiễn; nguồ tài chı́nh thiếu, cơ chếquản lýliên ngành dẫn đến khó khăn trong viêc ̣bảo đảm nguồn lưc ̣cho chı́nh sách; chưa xác đinḥ đươc ̣phương pháp, công cu ̣truyền thông phùhơp,̣ hiệu quả thực hiện chưa thường xuyên; quy đinḥ vềthủtuc ̣hành chı́nh, quy trı̀nh quyếtđinḥ chı́nh sách phức tap,̣ đặc biệt còn tình trạng đối tượng hưởng chưa đúng, để sót đối tượng…
3 Từ nghiên cứu những hạn chế trên cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là: Nhóm yếu tố chính sách và năng lực hoạch định, nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí hỗ trợ NKT trợ, năng lực của cán bộ và sự phối hợp, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
4 Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hỗ trợ NKT huyện Lâm Thao trong những năm tiếp theo cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Đổi mới quy trình xác định đối tượng khuyết tật, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc xác định đối tượng khuyết tật và nhóm đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức thực hiện quản lý nhà nước, tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới trình tự, thủ tục ban hành quyết định theo hước giảm bớt giấy tờ, rút gắn thời gian thực hiện, đề xuất thay đổi bổ sung bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật, đổi mới hoạt động trợ giúp xã hội cho NKT tại cộng đồng.
Thông qua việc tìm hiểu về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã phản ánh một cách khá đầy đủ sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà nước, chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội và của cán bộ quản lý các cấp đối với người khuyết tật Việc quản lý công tác hỗ trợ NKT đã và đang được thực hiện ở các cấp, các nội dung của chương trình, đề án và hoạt động trợ giúp người khuyết tật Thể hiện ở việc quản lý nhân lực làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật, quản lý về đối tượng NKT, quản lý việc xây dựng chính sách đối với NKT, quản lý về cơ sở vật chất Công tác quản lý đã giúp cho việc vận hành hệ thống trợ giúp NKT của huyện được thuận lợi và hiệu quả hơn Tuy nhiên, trong công tác này cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: việc bố trí và sử dụng cán bộ chưa thực sự hợp lý, công tác đánh giá cán bộ chưa thực sự khách quan, tính trách nhiệm của từng cán bộ chưa cao do phân công công việc chưa rõ ràng; sự phối kết hợp giữa các phòng chuyên môn có chức năng hỗ trợNKT còn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn hiện tượng “việc ai nấy làm”, việc điều tiết chung theo hệ thống chưa phát huy được tác dụng rõ nét, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, chế tài thực hiện còn nhiều nội dung chưa đủ mạnh Những hạn chế này là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật và ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyền của người khuyết tật chưa được đảm bảo một cách đầy đủ.
Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về công tác hỗ trợ NKT tại huyện Lâm Thao, tác giả cũng thấy rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác hỗ trợ đối với NKT như: Yếu tố về năng lực, trình độ của cán bộ quản lý; yếu tố về nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương; yếu tố về thể chế chính sách; yếu tố về cơ sở vật chất và ngân sách Thấy rõ được những tác động tích cực hoặc tác động chưa tốt của các yếu tố đến công tác quản lý ở địa phương.
Kiến nghị
5.2.1 Kiến nghị với Chính phủ
- Nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng và người khuyết tật nói chung;
- Bổ sung nhóm người khuyết tật nhẹ thuộc diện được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội như: trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng.
- Đề nghị các bộ, ngành liên quan được Chính phủ giao hướng dẫn thực hiện các chính sách trợ giúp đối tượng người khuyết tật cần ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời.
- Đề nghị các Bộ có liên quan đến việc xác định đối tượng bảo trợ xã hội là người khuyết tật cần có hướng dẫn cụ thể và khoa học hơn để việc nhận dạng, kết luận về mức độ khuyết tật của đối tượng, có sửa đổi, bổ sung bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật tại Thông tư 37/2012/TTLT_BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT về quy định, xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
5.2.2 Kiến nghị với Sở Lao động-TB&XH, UBND tỉnh Phú Thọ
- Tăng cường hơn nữa công tác huy động nguồn lực ngoài xã hội trợ giúp các đối tượng yếu thế, trong đó có NKT về vật chất, lẫn tinh thần, giúp họ hoà nhập với cộng đồng.
- Nên có các chính sách quy định cụ thể của tỉnh để thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm cho NKT.
- Có cơ chế cụ thể để khuyến khích mở các Trung tâm trợ giúp xã hội ngoài công lập trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc NKT có nhu cầu, giảm tải sự phụ thuộc vào các Trung tâm trợ giúp xã hội công lập.
- Kiến nghị UBND tỉnh, Chính phủ: Bổ sung một vị trí việc làm trong tổng số vị trí việc làm của Phòng Lao động-TBXH huyện Lâm Thao đối với công tác bảo trợ xã hội vì thực tế hiện nay phòng phải quản lý một lượng lớn đối tượng, công việc phát sinh hàng ngày rất nhiều nhưng trong Đề án của UBND tỉnh lại không có vị trí cho công tác này.
- Đề nghị Sở Lao động-TBXH tỉnh Phú Thọ tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cấp huyện và cấp xã, đặc biệt trong nghiệp vụ đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật.