Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của thị xã Từ Sơn
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình s
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn (Tỷ lệ 1:50.000)
Nguồn: UBND Thị xã Từ Sơn (2015)
Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Từ Sơn cũ Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa.
Vị trí địa lý: Từ Sơn nằm ở phía Bắc cách Thủ đô Hà Nội 18 km và cách
Thành phố Bắc Ninh 13 km Trên địa bàn có quốc lộ 1A, 1B và tuyến đường sắt chạy qua Những tuyến đường này đều là huyết mạch giao thông quan trọng từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn Về địa giới hành chính Từ Sơn có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp huyện Yên Phong – Bắc Ninh;
- Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm, TP Hà Nội;
- Phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Tây giáp với huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Đặc điểm địa hình: Từ Sơn có địa hình bằng phẳng Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu thời tiết của Từ Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa rõ rệt. Bao trùm là hai mùa: Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau và mùa mưa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
Ngoài ra ở Từ Sơn vào các tháng mùa hạ còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây ngập úng cho một số vùng trũng của Thị xã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của dân cư Vào mùa đông đôi khi có sương muối xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Với điều kiện khí hậu như trên Từ Sơn có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, nhưng lượng mưa lớn tập trung theo mùa là yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp.
Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm: sông Ngũ HuyệnKhê, ngòi Ba Xã và hàng trăm héc-ta mặt nước ao hồ.
Qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2- 5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
Thị xã Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6133,23 ha; chiếm 7,45% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh Tuy nhiên, diện tích phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính Toàn thị xã có 7 phường và 5 xã, phường có diện tích lớn nhất là phường Đình Bảng với 830,10 ha (chiếm 13,53% diện tích của Thị xã), phường Đông Ngàn có diện tích nhỏ nhất với 111,04 ha (chiếm 1,81% diện tích của thị xã).
Theo số liệu năm 2015, đất nông nghiệp chiếm 41,05% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 58,00%%, đất chưa sử dụng chiếm 0,95% diện tích tự nhiên của thị xã Trong những năm gần đây, do sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dẫn tới xu hướng giảm dần tỷ trọng điện tích đất đai sử dụng cho nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm dần qua các năm, thay vào đó là sự tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng qua các năm.
Trong diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất nhà ở và đất chuyên dùng tăng nhanh Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động trên đó là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ. Hiện tại ở thị xã có nhiều khu công nghiệp đang thu hút được vốn đầu tư và có xu hướng mở rộng diện tích bên cạnh đó là việc xây dựng và mở rộng các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm còn diện tích đất phi nông nghiệp lại tăng lên Trước tình hình sử dụng đất đai như hiện nay thì thị xã cần phải có những chính sách phân bổ và sử dụng đất một cách hợp lý để tạo điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế có thể phát triển ổn định và cân đối.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn
Tình hình dân số, lao động của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013 - 2015 được thể hiện qua bảng số liệu 3.2 Năm 2015, dân số toàn thị xã có 152.674 người với tốc độ tăng trưởng dân số bình quân đạt 1,23%/năm Tổng số hộ trong toàn thị xã là40.834 hộ, bình quân đạt 3.739 khẩu/hộ.
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ, sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn
So sánh (%) Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
1.1 Đất trồng cây hàng năm 2706,1 91,38 2521,0 93,29 2352,8 93,45 93,16 93,33 93,24
1.2 Đất trồng cây lâu năm 32,3 1,09 32,3 1,20 32,2 1,28 100,00 99,69 99,84
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 223,0 7,53 149,0 5,51 132,7 5,27 66,80 89,08 77,14
Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường thị xã Từ Sơn (2013, 2014, 2015)
Toàn thị xã có 80.735 lao động đang hoạt động trong tất cả các ngành trong đó số nhân khẩu và số lao động của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Do sự biến động về đất đai trong nông nghiệp, đất khu công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi lao động trong các ngành nghề sản xuất của thị xã Số hộ nông nghiệp năm 2013 là 5821 hộ (chiếm 15,57% tổng số hộ) thì đến năm 2015 là 4.299 hộ (chiếm 10,53% tổng số hộ ) Về số nhân khẩu nông nghiệp, năm 2013 tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp là 25,23%tương ứng với 37.591 người thì đến năm 2015 số nhân khẩu giảm xuống còn 25.072 người, chiếm 16,42% số nhân khẩu.
Là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thồng và nhiều khu công nghiệp phát triển nên Từ Sơn là nơi thu hút khá nhiều lao động trong và ngoài tỉnh Chỉ tính riêng lao động của thị xã năm 2015 đã có tới 80.753 lao động trong đó lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm nhiều nhất với 52.078 lao động, bình quân qua 3 năm lao động trong ngành này tăng lên 24,71%, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,00% trong cơ cấu giảm. Với đặc điểm dân số như trên, Từ Sơn có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, dân số trong độ tuổi lao động là 79.746 người chiếm 52,89% trong tổng số dân, là thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế cũng như phát triển sản xuất kinh doanh các làng nghề Tuy nhiên, với quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của thị xã Từ Sơn vẫn còn thấp, lao động chưa qua đào tạo nghề vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động chung của toàn thị xã Điều này phản ánh đa số các lao động ở Từ Sơn phù hợp với các công việc đòi hỏi về sức khoẻ là chính Vì vậy, Từ Sơn vừa phải lựa chọn phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đồng thời phải xây dựng chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động Đây cũng là đặc điểm chung của các đơn vị hành chính trong tỉnh Bắc Ninh.
3.1.2.2 Kết quả phát triển kinh tế xã hội
Từ Sơn được coi là nơi đất chật người đông vì thế từ xưa đến nay người dân nơi đây không bao giờ chỉ trông chờ vào thửa ruộng chịu đói, chịu nghèo Nhiều làng nghề truyền thống ở các xã đã được duy trì và phát triển, nhất là trong thời kỳ đổi mới như nghề mộc mỹ nghệ, nghề sắt thép, nghề dệt,
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015
So sánh % Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
I Tổng số nhân khẩu Người 148.972 100,00 150.819 100,00 152.674 100,00 101,24 101,23 101,23
II Tổng số hộ Hộ 37.390 100,00 38.968 100,00 40.834 100,00 104,22 104,79 104,50
III Tổng số lao động LĐ 75.745 100,00 77.684 100,00 80.753 100,00 102,56 103,95 103,25
1 Lao động nông nghiệp LĐ 11.319 14,94 7.772 10,00 4.842 6,00 68,66 62,30 65,40
2 Lao động CN, TTCN LĐ 33.491 44,22 43.179 55,58 52.087 64,50 128,93 120,63 124,71
3 Lao động ngành khác LĐ 30.935 40,84 26.733 34,41 23.824 29,50 86,42 89,12 87,76
IV Chỉ tiêu bình quân
1 Số khẩu/hộ Người/Hộ 3,98 - 3,87 - 3,74 - 97,24 96,64 96,94
2 Khẩu NN/hộ NN Người/Hộ 6,46 - 6,11 - 5,83 - 94,58 95,42 95,00
3 Lao động/hộ LĐ/hộ 2,03 - 1,99 - 1,98 - 98,03 99,50 98,76
4 Lao động NN/hộ NN LĐ/hộ 1,95 - 1,56 - 1,13 - 80,00 72,44 76,12
Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn (2013, 2014, 2015)
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu Căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn cũng như tình hình cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp tại địa phương Tác giả tiến hành chọn 3 xã, phường để nghiên cứu:
+ Phường Đình Bảng: Là nơi có diện tích nông nghiệp thấp, chịu sự tác động lớn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa;
+ Xã Hương Mạc: Có diện tích nông nghiệp trung bình của thị xã, có làng nghề truyền thống phát triển;
+ Xã Phù Chẩn: Là xã thuần nông, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kém phát triển;
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin, dữ liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, và các công trình có liên quan khác Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học Những thông tin này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
Các thông tin về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã
Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã và thông qua các phòng, cơ quan chức năng trên địa bàn thị xã như Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên & MT, Phòng Thống kê thị xã.
3.2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập thông qua điều tra trục tiếp, để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn tác giả tiến hành điều tra, khảo sát trên 3 nhóm đối tượng, nhóm đối tượng quản lý (cán bộ quản lý), nhóm đối tượng kinh doanh (cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp) và nhóm đối tượng sử dụng vật tư nông nghiệp (hộ dân, trang trại) Đối với nhóm đối tượng sử dụng vật tư nông nghiệp là các hộ dân, trang trại,tác giả chọn mẫu nghiên cứu tại các xã, phường mang đặc điểm chung trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn Số lượng phiếu điều tra được thể hiện qua bảng 3.4 cụ thể như sau:
Bảng 3.4 Số lượng phiếu điều tra
TT Đơn vị điều tra Số phiếu
1 Cán bộ quản lý các cấp 30 Đội Quản lý thị trường thị xã 5
Phòng Kinh tế thị xã 5
Trạm Khuyến nông thị xã 10
2 Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp 30
Cửa hàng kinh doanh Phân bón các loại 5
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 5
3 Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp 60 Đình Bảng 20
Do thời gian nghiên cứu và kinh phí tài chính có hạn nên chúng tôi lựa chọn điều tra 120 mẫu, trong đó có 30 cán bộ quản lý, 30 cửa hàng kinh doanh, 60 hộ dân sản xuất nông nghiệp Lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn là chủ thể của hoạt động quản lý đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp nên chúng tôi tiến hành điều tra 30 mẫu (chiếm trên 70% số cán bộ tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn) Tất cả các mẫu điều tra đều được chọn ngẫu nhiên theo các nhóm đối tượng (theo các phòng ban, các loại vật tư kinh doanh, các xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao tại thị xã Từ Sơn).
Tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo để thu thập dữ liệu cho đề tài Phương pháp này được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Đội quản lý thị trường, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú y,… một số chủ cửa hàng dịch vụ vật tư nông nghiệp, cán bộ thị trường của một số công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, một số hộ dân, chủ trang trại trên dịa bàn thị xã. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu;
- Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh, phân tổ theo các chỉ tiêu nghiên cứu và rút ra những kết luận từ thực tiễn.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân về số lượng các cửa hàng vật tư nông nghiệp, số lượng các vật tư nông nghiệp, tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn,… qua đó có những nhận định, đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn những năm qua;
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh thực trạng, kết quả quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt trong quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp;
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu a) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp
- Số lượng vật tư nông nghiệp tiêu thụ bình quân năm của các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp;
- Biến động giá cả các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã qua các năm;
- Nhu cầu vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã qua các năm; b) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý Nhà nước kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp: Số lượng, cơ cấu cán bộ làm công tác quản lý;
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp:
+ Số đợt thanh tra, kiểm hàng năm; số lượng cửa hàng vật tư nông nghiệp được thanh tra, kiểm tra hàng năm; Số lượng và tỷ lệ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp vi phạm;
+ Số lượng mẫu vật tư nông nghiệp được lấy mẫu gửi đi phân tích, tỷ lệ mẫu vật tư nông nghiệp vi phạm;
+ Hình thức xử lý vi phạm: phạt tiền, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, đình chỉ kinh doanh,…
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức, tuyên truyền cho người dân, chủ cửa hàng kinh doanh kiến thức trong quản lý, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp: Số lượng lợp tập huấn, số lượt người tham dự, các hình thức tuyên truyền,…
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa bàn thị xã Từ Sơn
TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN
4.1.1 Tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn
4.1.1.1 Mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Những năm gần đây do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nên diện tích đất nông nghiệp thị xã Từ Sơn đã bị thu hẹp rất nhiều, khiến đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn Để bám trụ trên mảnh đất quê hương, với diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, người nông dân nơi đây buộc phải sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng nông sản.
Bảng 4.1 Số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn phân theo các khu vực ĐVT: Đại lý, cửa hàng
TT Địa bàn Số lượng
Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2015)
Trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá cần phải có sự đầu tư cao về vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, và một yếu tố không thể thiếu đó là nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao Do đó, tuy diện tích đất nông nghiệp giảm, nhưng nhu cầu về vật tư nông nghiệp của các hộ dân tại thị xã Từ Sơn vẫn tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu về vật tư nông nghiệp hàng loạt các đại lý, cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp được mở ra tại địa bàn thị xã Từ Sơn Hiện nay toàn thị xã có 171 đại lý và cửa hàng bán lẻ vật tư nông nghiệp (bảng 4.1) Trong đó phân bố chủ yếu tại 4 xã: Phù Chẩn, Phù Khê, Tương Giang và Hương Mạc.
Bảng 4.2 Số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp phân trên địa bàn thị xã phân theo loại vật tư ĐVT: Đại lý, cửa hàng
STT Loại vật tư nông nghiệp Số lượng
Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2015)
Tuy nhiên, mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã vẫn còn khá hạn chế, toàn thị xã chỉ có 1 đại lý phân bón cấp 1 của Lâm Thao, 86 đại lý nhỏ và cửa hàng bán lẻ phân bón; 38 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và 31 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi có 18 đại lý cung cấp và 53 cửa hàng bán lẻ Về cung ứng giống: thóc giống và các loại hạt giống thường được bán kèm tại các cửa hàng thuốc BVTV, còn lại được cung ứng thông qua các Hợp tác xã dich vụ nông nghiệp Một số đại lý tại địa bàn kinh doanh tổng hợp nhiều loại vật tư như: kinh doanh phân bón vừa kinh doanh thuốc BVTV và giống, hoặc vừa kinh doanh thức an chăn nuôi vừa kinh doanh thuốc thú y Riêng đối với giống vật nuôi và cây giống của các loại cây trồng khác như giống cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát,… thì hiện tại trên địa bàn không có bất kỳ một cửa hàng kinh doanh nào, thi thoảng có thương lái từ nơi khác tới mang những loại cây con giống này bán cho bà con nông dân trong thị xã, hoặc bà con tự đi tìm mua từ nơi khác.
4.1.1.2 Biến động số lượng và giá cả các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn a) Số lượng vật tư nông nghiệp sử dụng tại thị xã Từ Sơn
Hoạt động kinh doanh bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng về số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp của người dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn Nhu cầu sử dụng của người dân về vật tư nông nghiệp cũng chính là lượng vật tư mà các đại lý, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn tiêu thụ được (một lượng nhỏ khác cung ứng cho các địa bàn lân cận, xong không đáng kể).
Số lượng các loại vật tư nông nghiệp cung ứng ra thị trường thị xã Từ Sơn những năm qua có sự biến động Qua bảng 4.3 ta thấy, về tổng lượng phân bón sử dụng tại thị xã Từ Sơn những năm qua biến động không lớn, giữ ở mức khoảng
3060 tấn/năm Tuy nhiên, có sự thay thế giữa các chủng loại phân bón với nhau, các hộ sản xuất đang ưu tiên sử dụng phân bón NPK thay cho các loại phân đạm, lân thông thường. Đối với thuốc BVTV, nhu cầu sử dụng của người dân tăng dần qua các năm, từ 5,08 tấn năm 2012 tăng lên 5,66 tấn năm 2014, bình quân 3 năm tăng 5,55%. Những năm gần đây, do tình hình thời tiết biến đổi khắc nghiệt, nên tình hình sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng cao, dẫn đến người dân phải tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, đặc biệt là thuốc trừ bệnh; lượng thuốc trừ sâu sử dụng tại thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2012-2014 tăng 2,41%, thuốc trừ bệnh tăng 15,88%.
Ngày nay, do đời sống người dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu về thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt, cá trong bữa ăn tăng lên, do đó sản xuất nông nghiệp có xu hướng chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi Từ đó nhu cầu các vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi như thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cũng tăng lên qua các năm, cám công nghiệp tăng từ 1530 tấn năm 2012 lên 1630 tấn năm 2014, thuốc thú y tăng từ 4,06 tấn lên 4,37 tấn năm 2014 (Bảng 4.3).
Trong chăn nuôi, các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn thị xã Từ Sơn đã quen với việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp như cám hỗn hợp, cám đậm đặc; tuy nhiên do giá cả các loại cám này cao nên hộ đã dùng bổ sung cám ngô, và các loại cám khác như cám gạo, bột cá để pha trộn thay thế cho các loại cám công nghiệp, điều này được chứng minh bởi qua 3 năm 2012-2014 lượng cám ngô sử dụng tăng 8,01%, lượng cám khác tăng 9,92%.
Bảng 4.3 Số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp sử dụng qua các năm tại thị xã Từ Sơn
Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2012, 2013, 2014)
Có thể thấy các hộ sản xuất tại thị xã Từ Sơn cũng ngày càng quan tâm đầu tư hơn cho hoạt động chăn nuôi, khi lượng thuốc thú y sử dụng trong chăn nuôi ngày càng tăng, đặc biệt là thuốc phòng bệnh và các loại thuốc khác như thuốc bổ; thuốc phòng bệnh tăng từ 1,43 tấn năm 2012 lên 1,59 tấn năm 2014, bình quân 3 năm tăng 5,45%, các loại thuốc khác tăng từ 1,01 tấn năm 2012 lên 1,31 tấn năm
Giống là yếu tố khá quan trọng quyết định cơ bản năng suất của hoạt động sản xuất nông nghiệp Hiện nay, khi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, các hộ sản xuất sử dụng các loại giống mua mới, không còn tự để giống như trước để tránh tình trạng giống bị thoái hóa, năng suất giảm.
Quan bảng 4.3 ta thấy lượng giống lúa sử dụng qua các năm ngày càng giảm, điều này được lý giải bởi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho phát triển các khu công nghiệp, đồng thời một phần là do sự chuyển dịch cây trồng trong sản xuất nông nghiệp: lượng lúa giống giảm trong khi đó lượng giống các loại rau màu khác không ngừng tăng lên từ 31,2 tấn năm 2012 lên tới 36,8 năm 2014.
Riêng đối với giống vật nuôi và giống các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát thì hiện tại mặc dù các hộ sản xuất có nhu cầu sử dụng do chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây, nhưng vẫn chưa có nhà cung cấp tại địa bàn nên việc thống kê con số gặp khó khăn. b) Biến động giá cả vật tư nông nghiệp tại thị xã Từ Sơn
Cùng với khối lượng thì giá cả của các loại vật tư nông nghiệp tác động không nhỏ tới khối lượng mua và sử dụng vật tư nông nghiệp của bà con nông dân. Giá cả thì luôn luôn biến động, sự biến động về giá sản phẩm vật tư nông nghiệp do nhiều yếu tố tạo nên: Giá cả trên thị trường quốc tế, giá xăng dầu, giá lương thực, giá hóa chất, nhu cầu của thị trường, mục tiêu lợi nhuận của cơ sở kinh doanh…Vì thế giá cả trên địa bàn thị xã cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Nhắc đến vật tư trong nông nghiệp là người ta nhắc đến ba loại vật tư chiếm chi phí cao trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, TACN và giống Đây là ba loại vật tư có số lượng sử dụng lớn nên biến động giá cả các loại vật tư này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và quyết định sản xuất của các hộ nông dân.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp của thị xã Từ Sơn
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp có ảnh hướng lớn tới hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, các văn bản này chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ cấp phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa bàn Vì vậy chủ trương, chính sách rõ ràng, và có hướng dẫn thực hiện cụ thể thì việc quản lý của các cơ quan Nhà nước mới nghiêm ngặt, minh bạch, xử lý đúng và triệt để các sai phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp có nhiều, nhưng vận dụng trực tiếp vào quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn hầu như là những văn bản được áp dụng trong toàn tỉnh Bắc Ninh Các văn bản của chính phủ, bộ, ngành đều áp dụng cho toàn tỉnh chứ chưa có văn bản riêng nào áp dụng cho thị xã Từ Sơn.
Những văn bản pháp luật trên thực tế quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn nổi lên những bất cập sau:
- Thiếu chế tài xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tế sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp, nhất là hiện tượng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng chưa được làm rõ Theo như cán bộ tham gia công tác thanh tra kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp cho biết: trong thực tế khi thanh tra đã phát hiện 01 vụ vật tư giả và 04 vụ vật tư kém chất lượng qua 3 năm 2013 – 2014, song do chế tài xử lý chưa rõ ràng cho từng mức vi phạm về số lượng vật tư giả bao nhiêu, mức độ nguy hại của vật tư giả như thế nào nên việc xử lý đạt được sự răn đe cho việc kinh doanh vật tư giả, vật tư kém chất lượng trên địa bàn;
- Việc áp dụng các chế tài quy định chung gặp nhiều khó khăn và không phù hợp với tính đặc thù riêng của kinh doanh mỗi loại vật tư nông nghiệp, một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện;
- Hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập.
Hộp 4.2 Quy định trong quản lý vật tư nông nghiệp
“ Vật tư nông nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại vật tư này thường xuyên có những sản phẩm mới trên thị tường, quy định về dư lượng thành phần của các vật tư cũng liên tục cập nhật, thông tư hướng dẫn cũng chưa rõ ràng nên còn gây ra lúng túng cho cán bộ xem xét hồ sơ, đồng thời việc thu xếp thanh tra địa điểm kinh doanh cần liên hệ với nhiều ban ngành nên việc thanh tra, kiểm tra thường chỉ diễn ra theo đợt, khi kết thúc các đợt thanh tra thì việc chấp hành các quy định trong kinh doanh của các cửa hàng vật tư nông nghiệp lại phụ thuộc vào ý thức tự giác của các chủ cửa hàng ”
Nguồn: Phỏng vấn sâu (Ông Lê Anh Tú - Cán bộ phòng Tài chính – Kế toán tại thị xã Từ Sơn) Để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong các văn bản cần phân loại những vi phạm để có chế tài phù hợp từ xử lý hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một nguyên nhân của những sai phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn là do nguồn thông tin cập nhật về những quy định mới đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp hạn chế, không đầy đủ, không chính xác.
Bảng 4.22 Nguồn thông tin cập nhật về quy định mới, vật tư nông nghiệp mới trong kinh doanh vật tư nông nghiệp
Nguồn thông tin Số ý kiến Tỷ lệ
1 Các phương tiện thông tin đại chúng 51 85,00
2 Cán bộ quản lý (Khuyến nông, BVTV, Thú Y, Phòng kinh tế) 46 76,67
3 Tiếp thị của các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp 54 90,00
5 Các buổi tập huấn, đào tạo 38 63,33
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Bảng số liệu trên cho thấy nguồn thông tin chủ yếu mà các cơ sở kinh doanh cũng như cán bộ quản lý có được là từ tiếp thị của các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp, sau đó là nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ có 38 cán bộ, chủ cơ sở điều tra, chiếm 63,33% trả lời nguồn thông tin có được từ các buổi tập huấn, đào tạo Điều này cho thấy việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến thông tin các thông tư, nghị định trong quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn có hiểu biết về vật tư nông nghiệp hay không rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quyết định của họ khi sử dụng vật tư nông nghiệp đồng thời ảnh hưởng tới kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Do đó nguồn thông tin để tìm hiểu về vật tư nông nghiệp khi có thắc mắc, hoặc gặp khó khăn trong sản xuất của hộ là rất quan trọng Hầu hết các hộ dân nơi đây được đánh giá là tìm hiểu qua các cửa hàng vật tư nông nghiệp, qua người quen và các phương tiện đại chúng Việc nhận được sự hỗ trợ từ các cán bộ quản lý, các bộ chuyên môn vật tư nông nghiệp tại địa phương còn rất hạn chế (Bảng 4.23).
Bảng 4.23 Nguồn tìm hiểu thông tin về khi có thắc mắc về việc sử dụng vật tư nông nghiệp, gặp khó khăn trong sản xuất của hộ sản xuất
Nguồn thông tin Số ý kiến Tỷ lệ
1 Các cửa hàng vật tư nông nghiệp 99 82,50
2 Cán bộ quản lý (Khuyến nông, BVTV, Thú Y, Phòng
3 Các phương tiện thông tin đại chúng 82 68,33
4 Liên hệ trực tiếp với nhà cung ứng, DN sản xuât 27 22,50
6 Tự tìm hiểu qua tài liệu kỹ thuật 22 18,33
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)
Trong thời gian tới, để người dân có thể tiếp cận với các thông tin chính thống trong quản lý và sử dụng vật tư nông nghiệp, thì các cơ quan quản lý như
Phòng Kinh tế thị xã, Trạm BVTV hay cơ quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật như
Trạm Khuyến nông cần đầy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, tập huấn cho người dân các kiến thức, kỹ năng sử dụng vật tư nông nghiệp, hiểu biết về các chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, khả năng phân biệt hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng,… Để từ đó người dân sẽ là một tác nhân quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
4.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý là một khâu có ảnh hưởng rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp Hiện tại, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động này còn chưa rõ ràng, chưa có bộ phận chuyên trách nên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, thực tế hiện nay chỉ có
18 cán bộ tham gia vào công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp một cách thường xuyên, song số cán bộ này cũng không phải là cán bộ quản lý chuyên trách mà kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác Ngoài ra, các cán bộ tham gia vào công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp không được ăn lương phụ trách riêng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp nên khó tạo động lực để cán bộ thực hiện tốt công việc.
78 nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Nhu cầu kinh phí bao gồm: kinh phí cho hoạt động của nhóm công tác, kinh phí tiền lương, thù lao cho các thành viên; cơ sở trang thiết bị cần thiết chi công tác kiểm tra, thanh tra; kinh phí lấy mẫu và phân tích mẫu Thực tế khi tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra cán bộ chỉ được trợ cấp thêm 150.000 đồng cho một ngày làm việc, do đó không khuyến khích được cán bộ làm việc tích cực và tỷ mỷ để phát hiện được các vi phạm.
Trong thời gian qua nguồn kinh phí chi tiền lương, thù lao cho đội quản lý thị trường thấp, lại phải kiêm nhiệm thêm công việc khác, nên các cán bộ không thể tập trung cao độ để làm việc hiệu quả.
4.2.3 Trình độ năng lực của các chủ thể, đối tượng trong Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp.
4.2.3.1 Trình độ năng lực của các chủ thể quản lý