1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

132 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Giết Mổ Động Vật Trên Địa Bàn Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 2,33 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (17)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (19)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.5. Đóng góp mới của luận văn (20)
      • 1.5.1. Ý nghĩa khoa học (20)
      • 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (20)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật (21)
    • 2.1. Cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật theo quy định của pháp luật (21)
      • 2.1.1. Các khái niệm có liên quan (21)
      • 2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về giết mổ động vật (27)
      • 2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giết mổ động vật (28)
      • 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm (29)
      • 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giết mổ động vật (33)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật (36)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật của các nước trên thế giới 20 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật ở một số địa phương (36)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 27 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (43)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (45)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Tiên Du (45)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Tiên Du (46)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (59)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (59)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (61)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (63)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (63)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (65)
    • 4.1. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 41 1. Hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (65)
      • 4.1.2. Công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 44 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 68 4.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật (68)
      • 4.2.2. Số lượng và trình độ cán bộ quản lý (97)
      • 4.2.3. Trang, thiết bị phục vụ công tác quản lý (101)
      • 4.2.4. Nhận thức của các chủ sơ sở giết mổ (102)
      • 4.2.5. Nhận thức của người tiêu dùng......................................................................... 75 4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về giết mổ động vật (104)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (117)
    • 5.1. Kết luận (117)
    • 5.2. Kiến nghị (118)
      • 5.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh (118)
      • 5.2.2. Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT (118)
  • Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 90 (120)
  • Phụ lục............................................................................................................................. 93 (127)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

Cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật theo quy định của pháp luật

MỔ ĐỘNG VẬT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Hoạt động giết mổ động vật

Trong xã hội hiện nay thì việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm nói chung và giết mổ động vật nói riêng giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như toàn xã hội Do đó, việc làm tốt công tác này đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của mỗi một quốc gia Vì vậy, trong xã hội càng phát triển thì công tác bảo vệ và giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý nhà nước về giết mổ động vật bằng các biện pháp như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát hoạt động giết mổ động vật là vô cùng quan trọng.

Khái niệm về giết mổ động vật được hiểu một cách đơn giản đó là việc dùng các biện pháp để giết các động vật nói chung Tuy nhiên, xét trong quan hệ xã hội hiện nay thì cách hiểu như trên là không chính xác.

Trước hết xét dưới góc độ ngôn ngữ học: Thuật ngữ Giết mổ động vật là việc thực hành giết chết các loại động vật nói chung, thường đề cập đến việc giết mổ gia súc và gia cầm Nói chung, các con vật sẽ bị giết cho nhu cầu lấy thịt của con người, điển hình như giết mổ lợn, giết mổ bò, cắt tiết gà Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị giết vì những lý do khác như bị dịch bệnh (vật nuôi thải loại, tiêu hủy gà) và không phù hợp cho tiêu dùng hoặc nhiều loại bị giết mổ trên cơ sở giới tính, đặc biệt là gà Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan đó là những có đặc điểm chung là hoạt động trên tạo ra sản phẩm để phục vụ cho con người và chỉ ra rằng việc sử dụng những thực phẩm đó không gây hại cho con người Song, theo cách hiểu thông thường thì khái niệm về giết mổ động vật về một khía cạnh nào đó thì vẫn chưa toàn vẹn khi chưa toát lên được bản chất, mục đích của khái niệm này? Vì vậy, rất khó xác định được một định nghĩa hoàn chỉnh có thể dựa vào đó để thực hiện trên thực tế Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt trực tuyến và đại từ điển tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất mà còn mà còn chú trọng đến cả mục đích của 02 định nghĩa này để thông qua đó để áp dụng trong thực tiễn một cách sao cho hiệu quả (Viện chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, 2012).

Dưới góc độ pháp lý , hiện nay chưa có một khái niệm nào để định nghĩa về giết mổ động vật được quy định tại các văn bản pháp lý nào Tuy nhiên, dưới các góc độ khác nhau thì có thể nhìn nhận và đưa ra một khái niệm để hiểu thêm giết mổ động vật là gì Giết mổ động vật là quy trình kỹ thuật liên hoàn để cho ra sản phẩm phục vụ đời sống cho các đối tượng có nhu cầu Theo quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm thì hoạt động giết mổ động vật là hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và những động vật khác nhằm mục đích làm thực phẩm. Hoạt động giết mổ động vật là một quy trình khép kín, trong quy trình đó con người sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động giết mổ động vật, tác động đến động vật được giết mổ Kết quả của quy trình trên tạo ra sản phẩm thịt an toàn phục vụ cho nhu cầu con người.

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành đã quy định rõ về các đặc điểm có liên quan đến động vật thuộc diện giết mổ phải đáp ứng với các yêu cầu như thế nào, ví dụ: Động vật được giết mổ phải khỏe mạnh, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung hoặc cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.Các cơ sở này phải đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh thú y theo quy định.Với định nghĩa được xây dựng trên những hoạt động hoạt động giết mổ động vật được thực hiện trong thực tế để từ đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định để quản lý công tác này một cách có hiệu quả ở nước ta hiện nay Thông qua các quy định pháp lý về vấn đề này để hình thành các quan hệ pháp luật về giết mổ động vật được các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách có hiệu quả Trong quan hệ pháp luật về giết mổ động vật hiện nay quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm việc thực thi về quy trình giết mổ động vật một cách an toàn và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm mà hoạt động giết mổ mang lại Thông qua các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm mà hoạt động giết mổ động vật mang lại góp phần quan trọng trong việc nâng cao việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Với quy định như trên thì Luật an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến việc áp dụng những quy định về giết mổ động vật ở nước ta hiện nay góp phần hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ lý luận đến thực tiễn Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động có liên quan đến ATTP ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế. Bên cạnh làm rõ khái niệm về giết mổ động vật thì còn đề cập đến khái niệm kiểm soát giết mổ động vật Xuất phát từ đặc thù và vai trò của hoạt động giết mổ động vật thì các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này đã đưa ra khái niệm về kiểm soát giết mổ động vật Theo quy định của Luật thú ý năm

2016 quy định tại khoản 15 Điều 3 quy định về kiểm soát giết mổ động vật như sau: “Kiểm soát giết mổ động vật là việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện, xử lý, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường” Như vậy, với sự phát triển ngày càng hiện đại của các quan hệ xã hội nói chung cũng như nhận thức của con người thì việc đưa ra các khái niệm pháp lý như kiểm soát giết mổ động vật, thực tế những năm vừa qua việc xuất hiện các công tác có liên quan đến hoạt động này rất được quan tâm và đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chú trọng trong hoạt động quản lý nhà nước Hay nói cách khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã và đang có sự thay đổi nên việc quản lý nhà nước bằng các công cụ pháp luật luôn được quan tâm, chú trọng Hoạt động giết mổ động vật cần được quan tâm một cách đúng mức bởi vì hoạt động này có sự ảnh hưởng đến quyền lợi của toàn xã hội Hoạt động này còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp thực phẩm được pháp luật về an toàn thực phẩm điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật ở nước ta trong giai đoạn vừa qua.

Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) là một công việc quan trọng trong quá trình vận động của một Nhà nước của mỗi một quốc gia nói riêng Khi tìm hiểu về QLNN, trước tiên cần bàn về khái niệm QLNN Khái niệm QLNN được coi là một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý” Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:

- Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.

Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp Điều này là vô cùng hợp lý bởi, quản lý nói chung là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Xuất phát điểm của các ngành khoa học khác nhau thì sẽ có một định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội C.MÁC đã nói: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” (C Mác and Ph. Ăng-Ghen toàn tập, 2002).

Dưới góc độ nghiên cứu của Mác thì quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì Quản lý là sự tác động chỉ huy,điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý (khái niệm này được tiếp cận dưới góc độ là quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý nói chung) Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra” Hoặc tiếp cận thông qua mục đích thì quản lý được hiểu là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức (Nguyễn Hồng Sơn, 2013).

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

Dưới góc độ pháp lý: Thuật ngữ quản lý nhà nước là chức năng quan trọng trong vận hành thường xuyên bộ máy nhà nước bảo đảm hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đồi sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do NN đặt ra Đây là hoạt động thực thi quyền lực NN nhằm xác lập trật tự ổn định, phát triển theo mục tiêu mà giai cấp cầm quyền đề ra Có thể hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là việc hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện và đc đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế (Bộ Tư Pháp viện khoa học quản lý, 2006).

Thông qua khái niệm trên có thể hiểu hoạt động quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3 Quản lý nhà nước về giết mổ động vật

Như đã trình bày có thể hiểu quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về hoạt động quản lý trong công tác giết mổ động vật có thể hiểu sơ lược là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội , tổ chức kĩ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể do chủ thể là các cơ quan nhà nước tiến hành.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật

* Kinh nghiệm của Thái Lan

An toàn thực phẩm nói chung và hoạt động giết mổ động vật nói riêng đang ngày càng trở nên quan trọng trong nông nghiệp tới ngành chăn nuôi của Thái Lan do người tiêu dùng đặt ưu tiên lựa chọn sản phẩm của hoạt động giết mổ dựa trên tiêu chuẩn và ATTP Thông qua những quy định trong Luật giám sát hoạt động buôn bán thịt và giết mổ động vật mới cho biết tất cả các cơ sở giết mổ tại Thái Lan bắt buộc phải có thú y viên hoặc nhân sự đã tham dự các khóa tập huấn của Cục Phát triển chăn nuôi Nếu không tuân thủ quy định này, các cơ sở giết mô sẽ bị buộc phải đóng cửa Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát dịch bệnh trên động vật và dư lượng thuốc như betagonist và kháng sinh của động vật nói chung và tất cả các cơ sở giết mổ phải thông báo rõ ràng về xuất xứ động vật theo luật mới. Quá trình giết mổ động vật của Thái Lan tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về ATTP đang ngày càng quan trọng do người tiêu dùng và các đối tác thương mại rất quan tâm đến vấn đề ATTP và các tiêu chuẩn Theo sáng kiến này, các cửa hàng bán lẻ sẽ phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc từ nông trại, cơ sở giết mổ đến cơ sở bán lẻ không có dư lượng thuốc vượt tiêu chuẩn trên các sản phẩm chăn nuôi Hơn 2.500 cửa hàng bán lẻ đã tham gia chương trình của Cục phát triển chăn nuôi tại Thái Lan kỳ vọng số cửa hàng tham gia chương trình này sẽ đạt kết quả cao Cũng theo cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thái Lan đã khẳng định vai trò của hoạt động giết mổ động vật của Thái Lan đã có nhiều hành động nhằm kiểm soát tình hình này một cách cẩn thận, nghiêm ngặt Thái Lan cũng đã thành lập nên là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cạnh tranh có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Thái Lan cũng xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật nhằm quản lý hoạt động giết mổ động vật một cách quy củ Bên cạnh đó có quy trình giết mổ động vật và khép kín từ chăm sóc đến giết mổ nhằm tạo ra các sản phẩm sạch để đến tay người tiêu dùng Thái Lan, đảm bảo giữ gìn an toàn thực phẩm ở Thái Lan trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai (Trường Giang, 2011).

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là láng giềng của nước ta đã có nhiều quy định pháp lý quan trọng nhằm quản lý có hiệu quả về hoạt động giết mổ động vật Theo các quy định đó thì chủ lò mổ có giấy chứng nhận mới được tiến hành giết mổ lợn Quá trình cấp giấy chứng nhận thì các cơ sở kinh doanh này phải đáp ứng với một số điều kiện như:phải có trang thiết bị, chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu,chuẩn quốc gia, phải có chứng nhận của thanh tra và kiểm dịch… Các cơ sở trên phải có một số giấy tờ chứng minh cho việc giết mổ đối với động vật phải đáp ứng với các điều kiện như: phải có giấy chứng nhận tiêm phòng gia súc, có kế hoạch để hoạt động giết mổ không làm ô nhiễm môi trường nói chung…. Đối với các cá nhân làm việc ở trong các cơ sở giết mổ động vật trên thì phải có một số giấy tờ như: giấy chứng nhận khám sức khỏe, hợp pháp, cán bộ kiểm tra chất lượng thịt phải được đào tạo về chuyên môn kiểm tra chất lượng thịt của động vật được giết mổ….Đối với các đối tượng không đáp ứng với yêu cầu của hoạt động này thì có hai phương án xảy ra đó là: phải tuân thủ các quy định mới hoặc từ bỏ việc giết mổ động vật (trừ một số trường hợp cụ thể) Bên cạnh đó còn phải tuân thủ quy định về giết mổ nhân đạo đối với gia cầm Đây là lần đầu tiên nước này có quy định đối xử nhân đạo đối với động vật được đưa vào triển khai chính sách Việc quy định như trên nhằm đáp ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa tiếp thu các hoạt động của nước ngoài, đồng thời áp dụng một cách hiệu quả vào quá trình giết mổ động vật ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua Bên cạnh đó, việc giết mổ động vật như trên là một bước tiến quan trọng trong việc Trung Quốc đáp ứng với yêu cầu của quốc tế, vươn tầm trở thành đối tác với cá tập đoàn thực phẩm trên thế giới Hiệp hội thú y Trung Quốc đã bắt đầu soạn thảo các tiêu chí phúc lợi động vật trong đó: bao gồm phúc lợi cho lợn, gà, cừu và gia súc lớn với kỳ vọng nuôi ấp và giết mổ nhân đạo sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của hoạt động giết mổ động vật Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Canada là một trong nước rất quan tâm đến hoạt động ATTP nói chung và giết mổ động vật nói riêng Quá trình kiểm soát VSATTP trong khâu giết mổ tạiCanada rất chặt chẽ Cơ quan CFIA (cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ đăng ký cấp Liên bang của Canada) Bộ Nông nghiệp Thủy sản và thực phẩm các tỉnh chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ tại địa phương Để đáp ứng vào tình hình mới, Canada noi gương láng giềng Hoa Kỳ, cho đặt ra chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (Hazard Analysis and CriticalControl Points, có nghĩa là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm HACCP nhằm giúp kỹ nghệ có thể sản xuất ra những sản phẩm trong lành để đáp ứng nhu cầu xuất cảng càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi.

Các nhà máy thịt không ngừng được đầu tư những trang thiết bị vô cùng tối tân và hiện đại hơn xưa Nhờ đó, vận tốc dây chuyền hạ thịt được tăng lên rất nhiều để có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất Các nhà máy nhỏ lần lần biến đi để nhường chỗ cho những tập đoàn kỹ nghệ to lớn hơn thống trị thị trường thịt, chẳng hạn như Olymel Flamingo, Maple Leaf v,v Mặc dù khác nhau về cấp quản lý, cơ quan thanh tra kiểm soát, nhưng đối với bất kỳ cơ sở giết mổ nào cũng phải kiểm soát VSATTP theo một quy trình rất nghiêm ngặt và chặt chẽ dựa trên nguyên tắc HACCP Chương trình FSEP (Food Safety Enhancement Program, Chương trình tăng cường an toàn thực phẩm) được CFIA áp dụng bắt buộc đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Việc kiểm soát chất lượng ATTP được thực hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm soát tại cơ sở, đánh giá chứng nhận và nhận diện thương hiệu, đăng ký sử dụng Logo - Nhãn mác sản phẩm đảm bảo truy suất nguồn gốc dể dàng.

Trong quá trình diễn ra hoạt động giết mổ động vật thì người có thẩm quyền là bác sỹ thú y có mặt tại nhà máy ở các chuồng phía sau nhà máy và ký các phiếu nhập bò ở mỗi lô chuồng HACCP là một hệ thống rất khoa học áp dụng trong kỹ nghệ kiểm soát thực phẩm, nhằm bảo đảm một chất lượng tốt và một tính vệ sinh an toàn tối đa Việc kiểm soát bao gồm tất cả các khâu, từ nguyên liệu, nuôi trồng, sản xuất, hạ thịt, biến chế, bao bì, bảo quản và chuyên chở đến nơi tiêu thụ.

HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm Việc áp dụng thành công HACCP ở Canada đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao động Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà cố gắng này có thể bao gồm: sự hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học, y học, sức khoẻ cộng đồng, công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ thể Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.

Tại Canada thì hoạt động giết mổ động vật được đầu tư bằng phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại Việc canh tân nhà máy, cải tiến trang thiết bị: Có rất nhiều trang thiết bị mới đã xuất hiện trong các lò giết mổ để nâng công suất giết mổ lên gấp đôi Nhiều khâu, trước kia do công nhân làm, nay thì được thay thế bằng máy móc hay được thế bằng robot v,v Tất cả các điều kiện trên góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển một quy trình quản lý chất lượng về an toàn thực phẩm ở Canada trong những năm vừa qua (Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, 2012).

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật ở một số địa phương * Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, hiện vẫn tồn tại khoảng 1.500 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, đáp ứng khoảng 460 tấn thịt/ngày, tương đương 55% sản phẩm giết mổ chưa được kiểm soát Các điểm, hộ giết mổ thủ công nhỏ lẻ này đều lấy nguồn hàng từ các tỉnh và cung cấp phần lớn cho thị trường khi chiếm tới hơn 90% số thịt trâu bò, 70% số thịt lợn và 68% số thịt gia cầm Lượng thịt, phụ phẩm này đều được đưa thẳng tới chợ mà không qua khâu kiểm soát giết mổ dẫn đến tình trạng không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, UBND triển khai kế hoạch “Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” Kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn Cụ thể là:

Giai đoạn 1 (từ năm 2016 - 2018): , thành phố Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ sản phẩm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 60% Giảm 60% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2018 Đảm bảo 50% số lượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Giai đoạn 2 (từ năm 2019 - 2020): sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 80% Giảm 80% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2020 Đảm bảo 60% số lượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP.

Mở rộng hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn rộng khắp trong nội thành, nội thị.

UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm gia súc trên địa bàn Bên cạnh giảm các cơ sở nhỏ lẻ, Hà Nội cũng nâng cơ sở giết mổ tập trung, trong đó nhân rộng mô hình tập trung giết mổ gia súc, gia cầm đang hoạt động có hiệu quả như cơ sở giết mổ Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) từ 1.500 con lợn/ngày nâng lên 1.700 con/ngày hoặc như cơ sở giết mổ gia cầm Lan Vinh (Gia Lâm, Hà Nội) nâng sản lượng giết mổ từ 700 - 3.000 con/ngày Sự hình thành các cơ sở tập trung giết mổ sẽ quy tụ các điểm giết mổ ở gần nhau (trong một huyện hoặc một cụm xã) vào một cơ sở để giảm bớt số lượng cơ sở phải kiểm soát giết mổ ở các địa phương Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hà Nội xây dựng 10 cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp Các huyện, thị xã chủ động xây dựng và đưa vào hoạt động 1 đến 2 cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tiêu thụ nội huyện và đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào quản lý (Nguyễn Ngọc Sơn, 2016).

* Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

UBND thành phố Tuyên Quang chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng và các đơn vị xã, phường trên địa bàn giám sát chặt chẽ việc chăn nuôi, tổ chức giám sát đàn gia súc tới tận thôn xóm, hộ gia đình Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo hiệu quả trong tất cả các khâu thực hiện Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát giết mổ và các quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh rộng rãi đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh để các hộ có thể chủ động thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ cho lực lượng tham gia Đến nay, ở mỗi đơn vị xã, phường của thành phố có điểm giết mổ đều đã có các tổ kiểm soát giết mổ, thực hiện việc kiểm tra, giám sát giết mổ theo quy định UBND thành phố Tuyên Quang cũng đã yêu cầu Ban quản lý các chợ thành phố, Trung tâm thương mại chợ Phan Thiết phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, sản phẩm gia súc gia cầm mắc bệnh; thường xuyên tiêu độc khử trùng nơi buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.

Việc đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y trên địa bàn thành phố vừa góp phần hạn chế tình trạng phát sinh và lây lan dịch bệnh trong đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư vào chăn nuôi vừa đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn (Đoàn Thư, 2017).

* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc Trung Ương nên việc thực hiện các quy định có liên quan đến ATTP nói chung và giết mổ động vật ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Tuy vậy, bằng nhiều quyết sách mạnh mẽ, Đà Nẵng đã có kế hoạch và thực hiện thu hút để tạo nên vùng quy hoạch các lò mổ tự phát về một mối, đưa chăn nuôi ra khỏi nội thành Đến nay, các cơ sở giết mổ tại Đà Nẵng được xếp loại A Gom về một chỗ Trung tâm Chế biến gia súc - gia cầm Đà Sơn, ở khu phố Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, một trong tám lò mổ tập trung của thành phố Đà Nẵng.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Tiên Du

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc Diện tích: 95, 6 km² Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.

- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ.

- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. Địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng Gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm).

Trên địa bà huyện có các loại đất chính như sau:

+ Đất vàng nhạt trên cát đá

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc hội tụ Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao Đất có ưu thế trong thâm canh lúa và trông các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.2 Về khí tượng, thủy văn

Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Hằng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Theo thống kê của khí tượng thủy văn thì số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40C - 29,90C.

Nhìn chung huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, ngòi Tài Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá Sông Đuống cung cấp nguồn nước mặt chủ yếu, đoạn sông Đuống chảy qua phía Nam huyện Tiên Du từ xã Tri Phương đến xã Tân Chi sau đó chảy sang huyện Gia Bình, dài khoảng 10 km Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có khoảng 2,8 kg phù sa Lượng phù sa lớn này đã đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện.

Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.

3.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Tiên Du

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới suy giảm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành của tỉnh, cùng với sự đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong huyện đã ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16 với những kết quả nổi bật như: Kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

Tăng trưởng bình quân trong 03 năm từ 2015 – 2017 là 10,51%/năm; trong đó công nghiệp- xây dựng cơ bản tăng 11,10%; thương mại - dịch vụ tăng 11,18%; nông - lâm - thủy sản tăng 3,47% Cơ cấu kinh tế năm 2017 là công nghiệp - xây dựng cơ bản 76,1 %; thương mại - dịch vụ 16,8%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 7,1%.

Về nông nghiệp, huyện Tiên Du đã phân vùng quy hoạch thâm canh các giống lúa trà lúa theo vùng chuyên canh, đưa năng suất lúa bình quân lên 62,85 tạ/ha Mặc dù đất nông nghiệp giảm, song tổng sản lượng lương thực của toàn huyện vẫn đạt 56.390 tấn, giá trị sản xuất một ha canh tác đạt 96 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng/ha so với nghị quyết đại hội đề ra Các cây rau mầu có giá trị kinh tế cao như: đậu tương, lạc, rau xanh các loại cũng được quy hoạch sản xuất theo vùng chuyên canh, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị thu nhập kinh tế cao.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Tiên Du phát triển mạnh Các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề thu hút hàng trăm doanh nghiệp vào đầu tư, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trục nghìn lao động. Trên địa bàn huyện hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn Ngoài 2 KCN trên thì Tiên Du còn có 2 cụm công nghiệp (CCN) địa phương là CCN Phú Lâm và CCN Tân Chi cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp tại địa phương Cùng với đó, các ngành nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện được khôi phục và phát triển như nề, mộc, bếp than tổ ong, tơ tằm đã tạo nên bức tranh đa dạng phong phú ở các làng quê trong huyện, góp phần nâng cao thu nhập đời sống trong mỗi gia đình và nông thôn Tiên Du hôm nay.

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 đến 2017

7 So sánh (%) Chỉ tiêu Giá trị

111,1 8 Tổng giá trị sản xuất

Trong cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay, 5 năm qua, huyện Tiên Du luôn coi trọng phát triển thương mại - dịch vụ Hệ thống chợ nông thôn, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm cho nhân dân Tổng mức luân chuyển hàng hóa năm 2017 của huyện ước đạt 4.097 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2010.

Thực hiện gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Tiên Du đã tham mưu với Ban chỉ đạo công tác Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện giao chỉ tiêu kế hoạch về biến động dân số cho các xã, thị trấn Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động chương trình mục tiêu Công tác tuyên truyền được chú trọng với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông với hình thức phong phú Với sự quan tâm nỗ lực của địa phương, năm 2017 dân số trên địa bàn huyện là 125.891 người Mật độ dân cư:

1497 người/km² Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2015-2017 là 1,22%.

Dân số trong độ tuổi lao động là 78.591 người chiếm 62,79% dân số toàn huyện Số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 47,5%; nông nghiệp 24% và dịch vụ 28,5% Trong đó, lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp; số lao động được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, các trường chuyên nghiệp và đào tạo tại các doanh nghiệp truyền nghề tại các làng nghề là 38.762 người (đạt 49,32% tổng số lao động trên địa bàn) Nhìn chung, lao động trên địa bàn huyện có trình độ đại học, cao đẳng, chuyên môn kỹ thuật còn rất mỏng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện là 5,78% Trong thời gian tới, khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút được số lượng đáng kể lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.

Bảng 3.2 Cơ cấu dân số, lao động huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 – 2017

Nguồn: Phòng LĐ thương binh và xã hội (2017)

3.1.2.3 Đặc điểm văn hóa xã hội

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tiên Du là một trong hai huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có cơ sở giết mổ động vật tập trung được kiểm soát đó là Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Dabaco, cùng với đó là số lượng lớn cơ sở giết mổ nhỏ lẻ rải rác trong các khu dân cư chưa được kiểm soát chặt chẽ Bên cạnh đó, mặc dù thời điểm giữa năm 2017 giá thịt lợn giảm mạnh làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nhưng so với năm 2015 và 2016 số lượng cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn vẫn tăng lên Là địa phương có cả cơ sở giết mổ tập trung, cả nhỏ lẻ và số lượng cơ sở giết mổ giết mổ tăng qua các năm nên tác giả lựa chọn địa bàn huyện Tiên Du là địa phương nghiên cứu.

Tình hình phân bổ cơ sở giết mổ tại các xã trên địa bàn huyện từ 2015 –

2017 được thể hiện dưới bảng 3.3.

Bảng 3.3 Phân bố cơ sở giết mổ động vật tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du từ 2015 – 2017 ĐVT: Cơ sở

STT Xã, Thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du (2017)

Do hạn chế về nguồn lực, thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên các xã : Cảnh Hưng, Phú Lâm, Lạc Vệ, thị trấn Lim, Việt Đoàn, Nội Duệ, Đại Đồng là các xã thị trấn đại diện cho các xã có đông, trung bình và ít các cơ sở giết mổ động vật Cụ thể như sau:

- Xã Việt Đoàn, xã Đại Đồng, thị trấn Lim: là hai xã có số lượng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm số lượng lớn trên địa bàn huyện.

- Xã Cảnh Hưng, Phú Lâm, Lạc Vệ là các xã xã đại diện có số lượng cơ sở giết mổ trung bình.

- Xã Nội Duệ là xã đại diện cho các xã có số lượng ít các cơ sở giết mổ động vật.

Việc tiến hành nghiên cứu tại huyện Tiên Du với 07 xã, thị trấn điển hình này với mong muốn sẽ tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ động vật chưa cao, từ đó có thể đề xuất các kiến nghị nâng cao công tác quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu được thu thập trên các trang web, công trình nghiên cứu trước đây Các số liệu được các cơ quan quản lý tại địa phương tổng hợp nghiên cứu.

Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về tình hình giết mổ động vật, tình hình giết mổ động vật và kinh nghiệm quản lý giết mổ trên thế giới và các địa phương ở Việt Nam

Số liệu về tình hình chung của huyện Tiên Du và tình hình công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện

- Các giáo trình và bài giảng

- Các bài báo viết từ internet có liên quan tới đề tài.

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ của huyện.

- Báo cáo số liệu thống kê tổng đàn gia súc, các cơ sở kinh doanh giết mổ.

- Báo cáo thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh giết mổ.

- Thư viện Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, thư viện Khoa Kinh tế và PTNT

- UBND huyện, phòng công thương, phòng lao động, thương binh và xã hội, phòng địa chính.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Ninh, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du.

* Thu thập số liệu sơ cấp Để thu thập các số liệu sơ cấp cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và nhỏ lẻ; các cán bộ chính quyền cấp tỉnh,huyện, cấp xã Chi tiết số lượng mẫu điều tra, nội dung thông tin thu thập chủ yếu được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1.Cấp tỉnh 02 người (lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, lãnh đạo phòng Quản lý dịch bệnh) 2.Cấp huyện 03 người (Trạm trưởng, trạm phó Trạm Chăn nuôi và Thú y, cán bộ quản lý thị trường)

2 Cấp xã 7 người (07 nhân viên thú y xã, thị trấn)

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

3 Chủ sơ sở giết mổ động vật

4 Người tiêu dùng trên địa bàn huyện

100 chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi Nguồn: Tác giả (2017)

Cụ thể cách chọn chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm được điều tra tại các xã được thể hiện dưới bảng 3.4.

Nhận thức của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc thịt động vật

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý giết mổ động vật, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật.

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ động vật tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện.

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ động vật tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các cơ sở giết mổ trên địa bàn xã

Thực trạng hoạt động cơ sở giết mổ để phân tích tình hình hoạt động từ khâu giết mổ đến khâu tiêu thụ.

Bảng 3.4 Số lượng chủ cơ sở giết mổ được chọn làm mẫu điều tra tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du

Số cơ sở giết mổ 2017 Số chủ cơ sở được chọn

SL (cơ sở) CC (%) SL (cơ sở)

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, tổng hợp các phiếu điều tra sau đó tiến hành phân tích bằng các phướng pháp:

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,….bằng phần mềm Exel Để mô tả số lượng động vật, số lượng các cơ sở trên địa bàn huyện, số lần tuyên truyền về an toàn vệ sinh cho các cơ sở kinh doanh giết mổ

- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm của các cơ sở So sánh một số chỉ tiêu với các huyện khác trên địa bàn cùng tỉnh.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện đặc điểm của các cơ sở giết mổ động vật

- Số lượng cơ sở giết mổ động vật theo quy mô trên địa bàn huyện: số cơ sở giết mổ tập trung; số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ;

- Số lượng cơ sở giết mổ động vật theo loại hình giết mổ: cơ sở giết mổ gia cầm; cơ sở giết mổ trâu bò; cơ sở giết mổ lợn;

- Số lượng cơ sở giết mổ động vật theo hình thức giết mổ: giết mổ dưới sàn; giết mổ treo

- Số lượng cơ sở giết mổ động vật theo địa bàn giết mổ: giết mổ trong khu dân cư; giết mổ ngoài khu dân cư.

- Số lượng động vật và sản lượng thịt động vật giết mổ bình quân/cơ sở;

- Sản lượng thịt động vật giết mổ trên địa bàn huyện được tiêu thụ trên thị trường.

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

- Số lượng văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật;

- Số lượng cơ quan, đơn vị tham gia vào công tác quản lý giết mổ động vật;

- Số lượng cán bộ và trình độ cán bộ tham gia vào công tác quản lý giết mổ động vật.

- Số lượng năm kinh nghiệm làm việc của cán bộ tham gia vào công tác quản lý giết mổ động vật.

- Tình trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật.

- Chi phí dành cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ động vật.

3.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý nhà nước về giết mổ động vật

- Số lần tuyên truyền về an toàn vệ sinh cho các cơ sở kinh doanh giết mổ động vật;

- Số lượng chủ cở giết mổ động vật hiểu biết về các quy định của Nhà nước đối với hoạt động giết mổ;

- Số lượng người tiêu dùng hiểu biết về vấn đề an toàn thực phẩm;

- Số lượng và hình thức tuyên truyền về văn bản chính sách liên quan đến hoạt động giết mổ động vật;

- Số lượng các cơ sở giết mổ động vật đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y;

- Số lần thanh tra và tần suất thực hiện kiểm soát ở các đơn vị giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn;

- Số cơ sở giết mổ động vật vi phạm quy định về giết mổ động vật;

- Số tiền các cơ sở bị xử phạt về vi phạm quy định về giết mổ động vật.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 41 1 Hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1 Số lượng cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, toàn huyện Tiên Du có 189 cơ sở, điểm giết mổ động vật Trong đó có 109 cơ sở giết mổ lợn; 68 cơ sở, điểm giết mổ gia cầm và 12 cơ sở giết mổ trâu bò Cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện không chỉ cung cấp thực phẩm cho người dân trên địa bàn huyện mà còn cung cấp cho các các huyện lân cận, thậm chí cả các tỉnh thành phố lớn.

Bảng 4.1 Số lượng cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du

Loại 2015 2016 2017 So sánh (%) động Quy mô (Cơ (Cơ (Cơ 2016 2017 vật sở) sở) sở) /2015 /2016 BQ

Gia cầm Từ 50-199 con/ngày 2 2 2 100,00 100,00 100,00

Trâu bò Dưới 10 con/ngày 11 11 12 100,00 109,09 104,45

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du (2017) Nhìn chung tốc độ tăng trưởng các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện không nhanh, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 tốc độ chỉ rơi vào khoảng 2,19% Công suất giết mổ của hầu hết các cơ sở đều không lớn, 100% cơ sở giết mổ lợn, trâu bò có quy mô dưới 10 con/ngày; 95,58% cơ sở giết mổ gia cầm có quy mô giết mổ dưới 50 con/ngày, 2 cơ sở có quy mô giết mổ từ 50 đến 199 con/ ngày và chỉ có Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Dabaco là cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn với dây chuyền giết mổ tự động, hiện đại công suất giết mổ

2000 con/giờ bắt đầu hoạt động từ tháng 1/2010, năm 2017 công ty giết mổ trung bình 3.800 con gia cầm/tháng 188 cơ sở giết mổ quy mô nhỏ nằm trên địa bàn

08 chợ và rải rác trong các thôn xóm của 14 xã, thị trấn Nơi tập trung nhiều cơ sở giết mổ nhất là thị trấn Lim với 36 cơ sở giết mổ Xã Lạc Vệ là xã duy nhất có

1 cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Dabaco Xã có ít cơ sở giết mổ nhất là xã Nội Duệ với 02 cơ sở giết mổ Sự phân bố các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm năm 2017 trên địa bàn huyện được thể hiện dưới bảng 4.2.

Bảng 4.2 Phân bố các cơ sở giết mổ động vật tại các xã trêm địa bàn huyện

Số cơ sở giết mổ (cơ sở)

TT Xã, Thị trấn Cơ sở giết mổ Cơ sở, điểm tập trung giết mổ Tổng

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du (2017) Việc phân bố các điểm giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du hoàn toàn phù hợp với quy mô dân số cũng như hiện trạng giao thông.

4.1.1.2 Hình thức giết mổ của các cơ sở giết mổ động vật

Ngoài hình thức giết mổ công nghiệp hiện tại mà Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Dabaco hiện đang sử dụng thì toàn bộ các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du đều sử dụng hình thức giết mổ thủ công trên nền xi măng hoặc nền gạch, không có cơ sở nào sử dụng hình thức giết mổ treo So với hình thức giết mổ treo, hình thức giết mổ trên sàn làm giảm chất lượng thịt, không những thiếu sạch sẽ an toan toàn mặt khác khi bị giết thịt bằng hình thức thiếu nhân đạo (sử dụng dao, búa…) sẽ làm thịt bị chua do cơ chế giải phóng các enzim bất lợi vào thịt Điều này cũng là dễ hiểu bởi nếu sử dụng hình thức giết mổ treo, cơ sở sản xuất phải đầu tư trang thiết bị lớn (giá của một dây truyền giết mổ lợn hiện đại vào khoảng 1 triệu USD vì vậy chỉ có những công ty, doanh nghiệp chế biến thực phẩm lớn mới có kinh phí để đầu tư) và tốn kém chi phí nước để loại bỏ chất thải trong quá trình giết mổ. Địa điểm giết mổ động vật cũng chủ yếu được thực hiện trong khu dân cư, rất ít các cơ sở thực hiện giết mổ ngoài khu dân cư Địa điểm giết mổ động vật trên địa bàn huyện được thể hiện dưới bảng 4.3.

Bảng 4.3 Phân bổ địa điểm giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du

Hình thức (Cơ (Cơ (Cơ 2016 2017 sở) sở) sở) /2015 /2016 BQ

Giết mổ trong khu dân cư 177 179 184 101,13 102,79 101,96

Giết mổ ngoài khu dân cư 4 4 5 100,00 125,00 111,80

Tổng cơ sở giết mổ 181 183 189 101,10 103,28 102,19

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du (2017)

Trên 97% cơ sở, điểm giết mổ động vật nằm xen kẽ trong khu dân cư, mang tính chất hộ gia đình gây khó khăn trong việc kiểm soát Điều này còn ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật sang người Bên cạnh đó, nước thải của các cơ sở giết mổ động vật đổ tràn ra cống rãnh công cộng hoặc ao hồ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân khu vực xung quanh và là nguy cơ phát sinh mầm bệnh cho người và gia súc, gia cầm.

Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn huyện Tiên Du có 7 cơ sở giết mổ hoạt động tại chợ, vừa là người buôn bán, vừa kiêm luôn việc giết mổ Tất cả những người trực tiếp giết mổ không có kiến thức chuyên môn và chưa đuợc đào tạo về quy trình và các tiêu chuẩn vệ sinh trong khi giết mổ.

4.1.2 Công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1 Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Cũng giống như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên

Du tỉnh Bắc Ninh được tổ chức trên cơ sở nội dung của Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh về quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Theo đó, các cơ quan ban ngành tham gia công tác quản lý bao gồm:

- Sở Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của cơ sở giết mổ động vật Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở giết mổ động vật theo phân cấp Thường xuyên kiểm tra việc vận hành các công trình, thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở giết mổ động vật theo quy định Hướng dẫn các địa phương tạo quỹ đất cho việc xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường.

- Sở Y tế: chỉ đạo tổ chức khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho các cá nhân hành nghề giết mổ động vật theo quy định.

- Sở Công thương: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Công an tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

- Sở Tài chính: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ về tài chính để phục vụ công tác quản lý giết mổ động vật theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các chế độ, chính sách hiện hành Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động kinh doanh, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt về các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

- Sở Xây dựng: Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung.

- Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở

Công thương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với chính quyền các cấp xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành việc giết mổ động vật theo quy định.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, tỉnh  Bắc Ninh từ 2015 đến 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 đến 2017 (Trang 56)
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số, lao động huyện Tiên Du,  tỉnh Bắc Ninh từ 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số, lao động huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 – 2017 (Trang 58)
Bảng 3.3. Phân bố cơ sở giết mổ động vật tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du từ 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.3. Phân bố cơ sở giết mổ động vật tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du từ 2015 – 2017 (Trang 60)
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (Trang 61)
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (Trang 62)
Bảng 3.4. Số lượng chủ cơ sở giết mổ được chọn làm mẫu điều tra tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.4. Số lượng chủ cơ sở giết mổ được chọn làm mẫu điều tra tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 63)
Bảng 4.1. Số lượng cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1. Số lượng cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 65)
Bảng 4.2. Phân bố các cơ sở giết mổ động vật tại các xã trêm địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2. Phân bố các cơ sở giết mổ động vật tại các xã trêm địa bàn huyện Tiên Du (Trang 66)
Bảng 4.3. Phân bổ địa điểm giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.3. Phân bổ địa điểm giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 67)
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý nhà nướ c về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý nhà nướ c về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 71)
Bảng 4.4. Thông tin dự án nhà máy giết mổ lợn Dabaco - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4. Thông tin dự án nhà máy giết mổ lợn Dabaco (Trang 75)
Đồ thị 4.1. Ý kiến của cơ sở giết mổ về việc quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
th ị 4.1. Ý kiến của cơ sở giết mổ về việc quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 76)
Bảng 4.5. Kết quả cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5. Kết quả cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 81)
Bảng 4.8. Số lượng và hình thức tuyên tuyền về văn bản, chính sách liên quan đến giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8. Số lượng và hình thức tuyên tuyền về văn bản, chính sách liên quan đến giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 (Trang 85)
Bảng 4.11. Công suất giết mổ động vật của các cơ sở điểm giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11. Công suất giết mổ động vật của các cơ sở điểm giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 87)
Bảng 4.12. Sản lượng thịt động vật tiêu thụ bình quân giai đoạn 2015 -2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.12. Sản lượng thịt động vật tiêu thụ bình quân giai đoạn 2015 -2017 (Trang 88)
Bảng 4.13. Xếp loại các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13. Xếp loại các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 90)
Bảng 4.15: Chủ cơ sở giết mổ động vật đánh giá quá trình thanh, kiểm tra - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.15 Chủ cơ sở giết mổ động vật đánh giá quá trình thanh, kiểm tra (Trang 92)
Bảng 4.14. Tình hình kiểm tra, kiểm soát cơ sở giết mổ động vật - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.14. Tình hình kiểm tra, kiểm soát cơ sở giết mổ động vật (Trang 92)
Bảng 4.16. Lỗi và mức xử phạt các hành vi vi phạm của cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.16. Lỗi và mức xử phạt các hành vi vi phạm của cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2017 (Trang 93)
Đồ thị 4.2. Số tiền xử phạt các cơ sở giết mổ động vật vi phạm trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
th ị 4.2. Số tiền xử phạt các cơ sở giết mổ động vật vi phạm trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 94)
Bảng 4.19. Kinh nghiệm làm việc của cán bộ quản lý về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19. Kinh nghiệm làm việc của cán bộ quản lý về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 99)
Bảng 4.21. Kinh phí dự kiến xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn huyện Tiên Du - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.21. Kinh phí dự kiến xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn huyện Tiên Du (Trang 113)
4. Hình thức giết mổ của cơ sở - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh
4. Hình thức giết mổ của cơ sở (Trang 124)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w