Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến quản lý và quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải pháp hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống và trong quá trình lao động BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người lao động trên toàn thế giới và an toàn xã hội, ILO ban hành Công ước số 102 ngày 04/6/1952 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội, có quy định 09 chế độ trợ cấp gồm: “chế độ chăm sóc y tế; chế độ trợ cấp TNLĐ-
BNN; chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ trợ cấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ cấp tiền tuất và chế độ trợ cấp gia đình” (Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, 1993). Ở nước ta hệ thống an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm từ rất sớm, đặc biệt chính sách BHXH Năm 1941, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, trong 10 chính sách của Việt Nam, thì chính sách BHXH được Người đề cập khá toàn diện, với việc ký hàng loạt Sắc lệnh: số 54 (03/11/1945) quy định điều kiện về hưu cho công chức các ngạch; số
58 (10/11/1945) về việc nghỉ gia hạn không lương cho công chức tất cả các ngạch; số 74 (17/12/1945) quy định chế độ hưu cho các nhân viên, công chức mắc bệnh lao, bệnh phong phải nghỉ việc dài ngày Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thể hiện trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định: "người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó".
Từ năm 1995, cơ chế quản lý BHXH được đổi mới toàn diện bằng việcChính phủ ban hành Điều lệ BHXH, đặc biệt Luật BHXH được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 Khi chưa có Luật BHXH, khái niệm vềBHXH được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau:
- Ở góc độ chính sách: BHXH là một chính sách xã hội, nhằm giải quyết các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và bảo vệ sự phát triển kinh tế
- xã hội, sự ổn định chính trị quốc gia.
- Ở góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước; thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.
- Ở góc độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Ở góc độ thu nhập: BHXH là sự bảo đảm thay thế một phần thu nhập khi người lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
Khi Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 thì khái niệm về BHXH được khái quát đầy đủ nhất như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo biểm xã hội”
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý
Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:
– Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định.
– Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ thì: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác”.
Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.
Khi bàn đến hoạt động quản lý và người quản lý cần khởi đầu từ khái niệm
“tổ chức” Do tính đa nghĩa của thuật ngữ này nên ở đây chúng ta chỉ nói đến tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó mà để đạt được mục đích gì đó một con người riêng lẻ không thể đạt đến Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình.
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan Xã hội càng phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao.
2.1.1.3 Khái niệm, đối tượng, mục tiêu của bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Khái niệm BHXH bắt buộc
- Hiện nay BHXH được phân loại ở hai hình thức phổ biến: BHXH bắt buộc, và BHXH tự nguyện
Hai hình thức đều đảm bảo bù đắp, thay thế một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro, giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, thất nghiệp, tử tuất
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2006).
* Đối tượng của BHXH bắt buộc
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.2.1 Kinh nghiệm của một số huyện trong nước
2.2.1.1 Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội huyện Quế Võ, Bắc Ninh
Năm 2013, số thu BHXH, BHYT, BHTN của Quế Võ, Bắc Ninh là 2.065,58 tỷ đồng, tăng 519,26 tỷ đồng so với năm 2012 Trong đó, thu BHXH bắt buộc là 1.362,72 tỷ đồng Tổng số số đơn vị tham gia BHXH, BHYT là 3.417 doanh nghiệp, đơn vị với 722.622 người, tăng 10,8% so với năm 2012 Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 188,558 người BHXH huyện Quế Võ, Bắc Ninh luôn nằm trong số 10 huyện, thành phố đạt tỷ lệ thu cao nhất cả nước.
Mặc dù vậy, số tiền nợ BHXH, BHYT năm 2013 là 159,8 tỷ đồng, chiếm6,5% so với tổng số phải thu; có 515 đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH từ 03 tháng trở lên với số tiền 84,78 tỷ đồng Do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các ngành chức năng, các sở chủ quản chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để quản lý, thúc đẩy sản xuất, do đó sản xuất ở một số ngành bị thu hẹp, khiến người lao động phải đối mặt với tình hình việc làm không ổn định, thu nhập thấp; người sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về trách nhiệm của mình và chưa tuyên truyền sâu, rộng về chế độ chính sách đối với người lao động; bản thân người lao động cũng thiếu hiểu biết về chính sách BHXH; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, coi đó là nhiệm vụ của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH; tổ chức công đoàn ở nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng tham gia BHXH, BHYT của người lao động; việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách BHXH, BHYT còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao (Minh Đức, 2013). Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quế Võ, Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị, ngay sau đó tiếp tục được các huyện, thị, thành ủy và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai sâu rộng Trong quá trình triển khai, BHXH huyện Quế Võ, Bắc Ninh với vai trò là cơ quan đầu mối tiếp tục tham mưu kịp thời, thường xuyên báo cáo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHXH, BHYT, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, vướng mắc Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc thanh, kiểm tra doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, kiên quyết xử phạt đơn vị, doanh nghiệp vi phạm Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BHXH, BHYT. Thường xuyên rà soát, tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN, tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam, giao bổ sung kế hoạch thu Tổ chức nợ BHXH, tích cực tăng cường kiểm tra hơn nữa, đôn đốc thu nộp BHXH, BHYT, BHTN thường xuyên báo cáo Giám đốc BHXH huyện để có biện pháp xử lý kịp thời (Minh Đức, 2013).
2.2.1.2 Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là đơn vị trực thuộc
BHXH tỉnh đóng trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Năm 2013 BHXH huyện Thái Thụy đã đạt được kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng "Bằng khen" đạt thành tích xuất sắc trong công tác thu BHXH, BHYT Qua nghiên cứu Báo cáo tổng kết công tác năm
2013 của BHXH huyện Thái Thụy cho thấy kết quả như sau: phát triển tăng mới
16 đơn vị với 1.008 lao động tham gia BHXH bắt buộc, nâng tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là 411 đơn vị với số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 9.975 người chiếm 87,5% số lao động trong các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn huyện; số thu BHXH đạt 185,4 tỷ đồng đạt 106,2% kế hoạch giao, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; Số nợ đọng BHXH chỉ còn 390 triệu đồng, tương đương 0,2% kế hoạch thu, giảm 4,18% so với cùng kỳ năm trước Có được kết quả trên là do: BHXH huyện Thái Thụy ngay từ đầu năm tổ chức cho cán bộ viên chức ký giao ước thi đua, phấn đấu 30% cán bộ, viên chức có sáng kiến kinh nghiệp áp dụng cải tiến trong công tác quản lý thu BHXH; Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh Thái Bình, UBND huyện, huyện uỷ Thái Thuỵ trong việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện; BHXH huyện định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ nghe chuyên đề về thực hiện chính sách BHXH và triển khai tới các cơ sở Đảng; Tham mưu Thường trực HĐND huyện tổ chức cùng với các ngành Công đoàn, Lao động TBXH, BHXH đi giám sát một số đơn vị trong việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, tập trung vào các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn để đôn đốc trong việc thu nộp BHXH bắt buộc; Tăng cường công tác tuyên truyền để chủ sử dụng và người lao động hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH từ đó tự giác chấp hành theo quy định (Trần Quốc Tuý, 2006).
2.2.1.3 Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Theo nguồn thống kê của Chi cục thống kê Thành Phố tỉnh Nam Định năm
2013, trên địa bàn Thành Phố có 415 đơn vị, tổ chức SXKD đang hoạt động sử dụng 12.112 lao động, nhưng thực tế mới có 365 đơn vị với 8.477 lao động tham gia BHXH, một số đơn vị doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 8 tỷ đồng chiếm 4% Năm 2014 BHXH Thành Phố đã đưa ra nhiều phương hướng, biện pháp để giải quyết, khắc phục có hiệu quả như tuyên truyền trên Báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa phương Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp An Xá, Hoà Xá về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH Thành Phố nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với Phòng LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động, tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước can thiệp Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài; tăng cường cán bộ xuống đơn vị để đôn đốc chủ sử dụng lao động, lập bản cam kết kế hoạch trả nợ, củng cố hồ sơ khởi kiện ra Tòa án đối với các đơn vị cố tình vi phạm luật BHXH Đến hết năm 2014 BHXH thành phố Nam Định tỉnh Nam Định đã phát triển mở rộng hầu hết các đơn vị và số lao động đang lao động trong doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác BHXH, Tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH giảm xuống còn 2,2% so với cùng kỳ năm trước (Phạm Trường Giang, 2006).
2.2.2 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.
- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.
- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
3.1.1.1 Vị trí địa lý Đông Sơn nằm giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, huyện Thiệu Hoá ở phía bắc, huyện Quảng Xương và Nông Cống ở phía Nam, huyện Triệu Sơn ở phía tây Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước.
Vĩ độ Bắc: Từ 19 o 43' (xã Đông Nam) đến 19 o 51' (xã Đông Thanh)
Kinh độ Đông: Từ 105 o 33' (Thị trấn Rừng Thông) đến 105 o 45' (xã Đông Hoàng)
Vị trí này đó tạo cho huyện một vị thế thuận lợi trong giao thương kinh tế, văn hóa Huyện là miền trung chuyển giữa các huyện miền núi như Triệu Sơn, Thiệu Hóa với các huyện ven biển như Quảng Xương, Nông Cống.
Huyện có vị trí địa lý khá đắc địa, thuận lợi cho phát triển kinh tế nhờ nằm gần thành phố và các khu kinh tế; có hệ thống đường giao thông quan trọng chạy qua huyện Nằm gần quốc lộ 1A, trên địa bàn huyện có các trục Quốc lộ 45, Quốc lộ 47; tỉnh lộ 517, 515B và đường sắt Bắc Nam đi qua; đồng thời nằm giáp với Thành phố Thanh Hoá - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và rất gần các khu kinh tế, thành phố du lịch biển, ở đó cú nhu cầu lớn về nhân lực và nông sản thực phẩm của cả tỉnh.
Theo Quốc lộ 47, về phía Đông nối huyện với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, thông với hầu hết các Trung tâm kinh tế lớn của tỉnh; về phía Tây, nối với Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh, thông với các huyện trung du-miền núi của tỉnh, với cửa khẩu Na Mèo và nước bạn Lào.
Theo Quốc lộ 45, về phớa Tây bắc, nối huyện với các huyện vùng Tây Bắc của tỉnh và tỉnh Ninh Bình; Về phía Nam nối huyện với các huyện vùng Tây Nam của tỉnh Tạo thông thoáng cho phát triển giao lưu kinh tế giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh, với cả nước và phát triển giao lưu quốc tế.
Là huyện đất chật người đông, nhưng có vị trí địa kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh của tỉnh; là cửa ngõ phía Tây của thành phố Thanh Hoá - địa bàn phân bố các công trình lớn có vị thế quan trọng trong phỏt triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh toàn tỉnh. Ðông Sơn có 16 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng thông và 15 xã: Đông Xuân, Đông Yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn, Đông Nam và Đông Quang
3.1.2 Điều kiện về đất đai
Tính đến năm 2018 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện có 8.240,62 ha, đã sử dụng 7.919,69 ha, chiếm 96,1% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: đất nông nghiệp 5.228,42 ha, chiếm 63,45% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 2.691,27 ha, chiếm 32,66% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 320,93 ha, chiếm 3,89% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp tăng và ngày càng được sử dụng có hiệu quả, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tuy đã đạt được một số kết quả đáng kể trên, công tác quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế như: Đất phi nông nghiệp 2.691,27 ha chiếm 32,66% diện tích tự nhiên, nhưng diện tích dành cho mục đích sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp là 300,31 ha chiếm 2,82% tổng diện tích tự nhiên.
3.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2018 ước đạt 15,7%, vượt mục tiêu đại hội 0,2% GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 37,43 triệu đồng, vượt 10,73 triệu đồng so với mục tiêu đại hội.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,2%; cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại, gia trại có sự chuyển dịch tích cực Diện tích vùng lúa thâm canh,năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt 4.000 ha, vượt 300 ha so với kế hoạch; cơ cấu lại bộ giống lúa phù hợp với từng vùng sản xuất, nhiều loại giống lúa cũ được thay bằng giống mới, đem lại hiệu quả cao; cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa được áp dụng ở hầu hết các địa phương; hình thành một số vùng sản xuất rau an toàn, mô hình trồng hoa cao cấp; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 58.647 tấn, dự kiến sản lượng năm 2018 cao hơn năm 2016 là 1.614 tấn; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2018 ước đạt 85 triệu đồng/ha, tăng 20 triệu đồng so với năm
2016, vượt mục tiêu đại hội Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 3,6%; con nuôi đặc sản như chim trĩ, chim bồ câu pháp, vịt trời, lợn rừng được nuôi ở nhiều địa phương. Duy trì bảo vệ tốt diện tích 65 héc ta rừng trồng, công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm ngặt, không để xảy ra vụ cháy lớn Giá trị sản xuất thủy sản hàng năm bình quân tăng 5,8%/năm; mô hình nuôi các loại thủy sản hiệu quả cao được phát triển ở nhiều địa phương.
- Sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21%, vượt mục tiêu đại hội; giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt 721,526 tỷ đồng Năm 2018, dự kiến có 250 doanh nghiệp, tăng 3,8 lần so với năm 2016, bình quân 315 dân/1 doanh nghiệp Trong 5 năm, đã hình thành thêm 190 cơ sở sản xuất mới; các sản phẩm chủ lực như đá ốp lát, đá xây dựng, đồ gỗ, thức ăn gia súc, gạch nung vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá; sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như gạch lát đường, đá ốp lát, sản phẩm từ nghề đúc đồng thủ công, các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm truyền thống phát triển ổn định; các sản phẩm mới được tạo ra như gạch Tezazzo; các sản phẩm bê tông, cấu kiện xây dựng đúc sẵn, thức ăn gia súc; du nhập mới một số ngành nghề nông thôn như sửa chữa máy móc cơ, điện nông nghiệp.
Hoạt động xây dựng phát triển khá; có 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thu hút và tạo việc làm cho 585 lao động, doanh thu trên 147 tỷ đồng; năng lực chuyên môn và trình độ kỹ thuật từng bước được nâng lên, một số doanh nghiệp có khả năng thi công nhà cao tầng và công trình có yêu cầu kỹ thuật cao; góp phần đáng kể vào đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện trong những năm qua.
- Các loại hình dịch vụ được duy trì và có bước phát triển khá Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,7%, vượt mục tiêu đại hội Dịch vụ thương mại được quan tâm mở rộng; tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 ước đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2016; một số tụ điểm kinh tế như thị trấn Rừng Thông, Cầu Thiều, Mộc Nhuận, Bôn, VănThắng, Rủn kết hợp với chợ nông thôn tạo thành mạng lưới thương mại rộng khắp trên địa bàn, tạo điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hoá, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Dịch vụ tín dụng phát triển, hoạt động ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụngnhân dân trên địa bàn ngày càng có hiệu quả Dịch vụ vận tải phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, số phương tiện vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đều tăng Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp, mở rộng ngày càng hoàn thiện Phát triển dịch vụ mới như internet, thông tin quảng cáo, dịch vụ sự kiện, sửa chữa các thiết bị truyền thông, thiết bị điện tử, tin học, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như đại lý xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, đồ gỗ gia dụng Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tuy gặp khó khăn về thị trường nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng khá: Từ 7,589 triệu USD (năm 2016) tăng lên 15,5 triệu USD (năm 2018), vượt mục tiêu đại hội 3,5 triệu USD.
3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động
Huyện Đông Sơn gồm 16 xã, thị trấn, tính đến tháng 12 năm 2018 tổng dân số của toàn huyện là 118.393 người trong đó nam là 58.425 người chiếm 49,3%. Năm 2018 toàn huyện có 33.618 hộ gia đình, trong số đó có tới 57,9% số hộ thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản Số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ lớn và tương đối ổn định qua các năm, điều này cho thấy phần lớn dân cư của huyện Đống Sơn đều tập trung sản xuất nông nghiệp và có đời sống phụ thuộc vào nông nghiệp Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của các năm lần lượt là 59,6%; 59,4%; và 59,3% Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn thấp.
Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn còn là vấn đề bức xúc cần được giải quyết, đặc biệt trong khi dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối còn năng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch chưa phát triển đa dạng đã gây ra hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này, đồng thời gây khó khăn trong việc quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
Bảng 3.1 Tình hình dân số, lao động của huyện Đống Sơn giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu ĐVT Số Cơ
Số Cơ cấu cấu cấu
Nông, lâm, thủy sản Hộ 19.393 60,9 19.421 59,4 19.465 57,9 100,1 100,2
Thương mại, dịch vụ Hộ 2.197 6,9 2.389 7,3 2.437 7,2 108,7 102
II Tổng dân số Người
100, 4 III Tổng lao động Người 62.144 100 62.417 100 62.748 100 100,2 100,4 100,
Nông, lâm, thủy sản Người 34.368 59,6 34.310 59,4 34.390 59,3 99,8 100,2 100 2.
Thương mại, dịch vụ Người 3.961 6,9 4.257 7,4 4.465 7,7 107,5 104,9
IV Một số chỉ tiêu
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Sơn (2018)
3.1.4 Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn, Thanh Hóa
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1 Thu thâp ̣ tài liêụthứ cấp
Số liệu liên quan đến số lượng các đơn vị sử dụng lao động, số lương lao động, tình hình tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH, mức đóng BHXH, tình hình thu BHXH và tình trạng nợ đọng BHXH tại địa bàn huyện Đông Sơn thông qua các số liệu báo cáo của cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan.
Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các báo cáo về tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị Tình hình trích nộp và tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa bàn Các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BHXH; các báo cáo và nghiên cứu, báo, tạp chí, website liên quan
3.2.1.2 Thu thâp ̣ tài liêụsơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn một số đơn vị doanh nghiệp với nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn đối tượng điều tra, gồm: Lãnh đạo và cán bộ quản lý thu BHXH, chủ doanh nghiệp và người lao động về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động, tình hình quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Đông Sơn.
Phương pháp điều tra chủ yếu là phát phiếu điều tra, thu thập phiếu và xử lý số liệu qua điều tra Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn Giám đốc BHXH huyện và cán bộ trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan.
Căn cứ vào cơ cấu, số lượng và tình hình hoạt động của các đơn vị, tác giả tiến hành điều tra như sau:
Bang 3.2 Mô tả đối tượng và mẫu điều tra ̉™ Đơn Số mẫu vị Nội dung điều tra Đối tượng điều tra điều tra tính
1 - Chủ sử dụng lao động 40 Điều tra bằng phương pháp gửi
– DN ngoài quốc doanh DN phiếu điều tra về các tiêu chí
– DN Nhà nước DN liên quan đến quản lý và sử
– Cơ quan HCSN CQ dụng lao động; chế độ tiền
– Các đơn vị khác ĐV lương và các phụ cấp lương;
2 – Người lao động 100 Chi trả chế độ cho người lao
– LĐ thuộc DN NQD Người động và sự tham gia của người
– LĐ thuộc DN NN Người lao động trong quá trình thực
– LĐ thuộc CQ HCSN Người hiện BHXH bắt buộc Ý thức
– LĐ thuộc các ĐV khác Người chấp hành luật BHXH; Vai trò của công đoàn
3 – Cán bộ cơ quan BHXH 12
– Cán bộ lãnh đạo BHXH Người 02 Phỏng vấn chuyên sâu
– Cán bộ thu BHXH Người 05
– Cán bộ phòng kiểm tra Người 05
Nguồn: Tác giả xây dựng (2018)
- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thah Hóa, Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn.
- Đối với thông tin sơ cấp: Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch và tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Thông tin ban đầu sau khi được thu thập là rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đấy chưa thể phát hiện được điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu Do vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp và trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu logic, dễ hiểu và thể hiện được tính chất của nội dung nghiên cứu.
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số.
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Sơn.
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.
- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
- Số tương đối kế hoạch: Số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.
- Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: Dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của DN đạt bao nhiêu phần so với gốc.
- So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh về dân số, lao động trên địa bàn
- Dân số và lực lượng lao động theo từng năm.
3.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh số đơn vị, người lao động:
- Số DN, đơn vị hoạt động trên địa bàn.
- Số DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ.
- Tổng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
- Số lao động thực tế tham gia BHXH bắt buộc.
3.2.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tỷ lệ DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
- Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc.
3.2.4.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Số tiền thu BHXHBB theo kế hoạch hàng năm
- Số tiền thu BHXHBB thực tế hàng năm
- Tỷ lệ hoàn thành thu BHXHBB so với kế hoạch
- Mức lương bình quân đóng BHXH theo quy định
- Mức lương bình quân thực tế người sử dụng lao động kê khai đóng BHXH cho người lao động.