Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội Như vậy, phát sinh từ những nhu cầu của người lao động và an toàn xã hội, BHXH đã trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, đồng thời tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế (Luật BHXH Việt Nam, 2014).
Theo tổng kết của ILO (công ước 102, năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồm 09 chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất Công ước cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất Việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lý có thể đáp ứng Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.
Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản,
136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội hiện nay được phân thành 02 loại gồm: BHXH bắt buộc vàBHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà NLĐ, NSDLĐ bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật Loại BHXH này được hình thành khi Nhà nước đã đứng ra lo liệu với tư cách là người tổ chức, quản lý BHXH Việc tổ chức BHXH bắt buộc chủ yếu để thực hiện mục đích ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ với NLĐ nhằm ổn định nguồn thu, chi để phát triển BHXH bền vững. Thông qua đó, có thể đảm đời sống cho NLĐ, đảm bảo an sinh xã hội nói chung.
BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức, trong đó người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất Do tính ưu việt vể mục đích của BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng, đó là bảo hiểm mức thu nhập khi NLĐ còn làm việc, khỏe mạnh để bảo đảm đời sống khi về già hoặc gặp rủi ro, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cộng đồng (Nguyễn Hiền Phương, 2016).
2.1.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cũng giống như các tổ chức về kinh tế - chính trị khác, BHXH muốn tồn tại và phát triển thì phải có nguồn tài chính riêng để dùng cho việc chi trả, giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động Do đó, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc luôn được chú trọng và là xương sống của ngành BHXH.
Quản lý thu BHXH bắt buộc có tính chất đặc thù như: đối tượng thu BHXH đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, độ tuổi, thu nhập, vị trí địa lý các vùng miền cũng có sự khác biệt Chính vì vậy, cần phải áp dụng pháp luật để bắt buộc người lao động khi tham gia làm việc, công tác thì phải đóng BHXH bắt buộc theo tỉ lệ nhà nước đã quy định Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động của ngành BHXH.
Theo Điều 4 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Theo mục tiêu của đề tài sẽ đi sâu vào khái niệm của 03 loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. a Doanh nghiệp nhà nước
Tại Khoản 22, Điều 4, của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.
Theo Khoản 8, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm đó và chủ trương của Đảng, ngành nghề lĩnh vực đó. b Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20/04/1995, luật doanh nghiệp sữa đổi được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999, và luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22/06/1994 có quy định: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và tổ chức quản lý Tài sản, vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp của chủ đầu tư không bị quốc hữu hóa trừ trường hợp thật sự cần thiết vì lý do quốc phòng hoặc an ninh quốc gia.
Như vậy, đứng dưới góc độ sở hữu thì có thể hiểu doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một người hay một nhóm người, chứ không phải của Nhà nước Quyền sở hữu này được xác định dựa trên quá trình huy động hình thành nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị kinh tế đó và được pháp luật thừa nhận Điều này khác cơ bản với các doanh nghiệp nhà nước, khi mà nguồn vốn hình thành nên các DNNN được ngân sách nhà nước cấp hay nguồn thu từ thuế.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay chính là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới các hình thức như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ sở thực tiễn 26 1 Thực tiễn công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở một số nước trên thế
2.2.1 Thực tiễn công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Thực tiễn quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức a Các chế độ bảo hiểm xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức
Năm 1850, Thủ tướng Bismack của nước Phổ (nay là Cộng hòa liên bang Đức) đã thiết lập hệ thống BHXH ở nước này, các quỹ ốm đau được thành lập do hội tương tế quản lý và công nhân bắt buộc phải đóng góp để phòng khi bị giảm thu nhập do ốm đau Mới đầu chỉ có giới thợ tham gia và chỉ có bảo hiểm ốm đau, sau đó đã thu hút mọi tầng lớp xã hội và mở rộng ra đối với các trường hợp khác. Luật bảo hiểm y tế được ban hành vào năm 1883 Vào năm 1884, ban hành luật bảo hiểm về rủi ro nghề nghiệp tức bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do hiệp hội giới chủ quản lý Đến thời điểm này, BHXH đã có bước phát triển mới: cơ chế đóng góp ba bên thực hiện, không chỉ người lao động mà cả giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp Tính chất cộng đồng và cùng chia sẻ đảm bảo ASXH đã được quán triệt (Nguyễn Văn Định, 2012).
Cho đến nay, chính sách BHXH ở Đức bao gồm 6 chế độ sau:
- Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho người già và người tàn tật;
- Bảo hiểm tai nạn lao động;
- Bảo hiểm hưu trí. b Hệ thống bảo hiểm xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức
Hoạt động BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện theo ba trụ cột chính là:
- Hệ thống BHXH bắt buộc;
- Hệ thống BHXH tư nhân;
- Hệ thống BHXH ở các xí nghiệp.
Trong đó hệ thống BHXH bắt buộc được tổ chức theo mô hình tự quản, bảo đảm tài chính theo phương pháp lấy thu bù chi Hệ thống BHXH tư nhân và hệ thống BHXH ở các xí nghiệp hoạt động theo Bộ luật Lao động của Liên bang Tự chịu là hình thức quản lí tương đối độc lập với sự chỉ đạo của cơ quan quản lí Nhà nước cao nhất Có thể hiểu rõ thông qua cơ chế quản lí chung của Quỹ hưu trí sau.
Cơ quan quản lí cao nhất là một hội đồng, hội động này bổ nhiệm Ban điều hành, từ Ban điều hành sẽ điều hành mọi hoạt động của tổ chức Hoạt động tài chính trong năm của Quỹ hưu trí viên chức Liên bang diễn ra như sau:
Vào mùa hè hàng năm, các chuyên gia của Chính phủ Liên bang, tổ chức BHXH, Tổng cục thống kê sẽ dự kiến nhu cầu tài chính của năm tới theo phương pháp ước tính Từ đó đưa ra dự kiến số thu, dự kiến số chi, trên cơ sở này xác định tỉ lệ thu cho năm tới và tiến hành đưa ra bằng một văn bản có hiệu lực pháp luật. Quỹ thu thường là đủ dùng chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ, chi hoạt động của bộ máy quản lí và còn một khoản để dự trữ gọi là khoản dự trữ trần Do sự ổn định của nền kinh tế mà khoản dự trữ này thường chỉ ở mức đủ chi cho các đối tượng do quỹ đảm bảo trong một tháng, từ năm 2001 đã rút xuống khoản 0,8 tháng Cách này có những ưu điểm như: hạn chế được những tác động của môi trường kinh tế, dễ dàng cân đối quỹ, giảm thiểu tình trạng bội chi, không hề gây gánh nặng cho NSNN,
Cộng hoà Liên bang Đức không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm thu, chi cho một loại chế độ nhất định Điểm đáng lưu ý ở nước này là những công chức Nhà nước (những người được đề cử vào bộ máy quản lí Nhà nước) không phải đóngBHXH, nhưng họ được nhận lương hưu khi hết tuổi lao động Khoản chi này được lấy từ nguồn thu thuế để trả Có nhiều tổ chức cùng tham gia thực hiện các chế độBHXH, đặc biệt là sự có mặt của các tổ chức BHXH tư nhân, có thể mang lại sự cạnh tranh giúp cho hoạt động ngày càng hiệu quả (Nguyễn Văn Định, 2012).
2.2.1.2 Thực tiễn quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc
Ngay sau khi thành lập nước, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng một hệ thống an toàn xã hội, chủ yếu bao gồm BHXH, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, trợ giúp xã hội Trong các chế độ đó BHXH giữ vai trò quan trọng nhất Đến năm 1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật Lao động, trong đó chương IX có những quy định cải cách hệ thống BHXH Các chế độ BHXH chỉ được áp dụng ở các khu vực thành thị và trong các doanh nghiệp Tại các địa phương ở Trung Quốc đã cụ thể hoá các chế độ, trong đó hai chế độ là hưu trí và thất nghiệp đã được xây dựng thành Điều lệ, các chế độ khác về cơ bản còn là quy định tạm thời song có hiệu lực khá cao.
Về nguyên tắc mỗi chế độ có một quỹ riêng Nguồn quỹ gồm hai khoản: Một khoản do chủ sử dụng lao động nộp và một khoản do người lao động đóng. Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì chỉ do chủ sử dụng lao động đóng NSNN sẽ hỗ trợ khi mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng, còn các trường hợp khác tự người lao động và người sử dụng lao động bảo đảm Các quỹ nhìn chung được chia làm hai phần: phần thứ nhất được đưa vào tài khoản cá nhân gồm toàn bộ số tiền do người lao động đóng và một phần do chủ sử dụng lao động đóng; phần thứ hai được đưa vào quỹ chi chung trong trường hợp cần thiết là phần đóng góp còn lại của chủ sử dụng lao động Qua đây chúng ta nhận thấy hiện nay có khá nhiều nước quản lí quỹ theo từng chế độ, đây là phương pháp quản lí mang tính mở dễ thích nghi với nhiều điều kiện của từng khu vực, từng tầng lớp lao động Đặc biệt việc hình thành tài khoản cá nhân, bản thân người lao động có thể nắm bắt được số dư cũng như họ được hưởng hoàn toàn nên có những sự điều chỉnh tránh tình trạng mất công bằng Cách quản lí quỹ như vậy đã phân định được rõ trách nhiệm của mỗi bên do vậy tránh tình trạng lẫn lộn giữa các quỹ, sử dụng sai mục đích hay thất thoát.
2.2.2 Thực tiễn công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội Bởi vì đất nước bị thực dân Pháp đô hộ Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói.
Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp rủi ro hoạn nạn Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).
2.2.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954
Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Tháng 12 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.
Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.
Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực chất là các chế độ bảo hiểm xã hội như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cá nhân và gia đình công nhân, viên chức khi qua đời, xây dựng các khu điều dưỡng, nhà trẻ, bệnh viện Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).
2.2.2.3 Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về BHXH được phát triển mở rộng nhanh để phù hợp với thực tế đời sống nhân dân. Tại Điều 32 Hiến pháp năm 1959 quy định rõ: quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, mất sức lao động, bệnh tật Năm 1960 Hội đồng Chính phủ có Nghị quyết trong đó đã xác định đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, cần cải tiến và ban hành các chính sách cụ thể về bảo hiểm xã hội và phúc lợi cho công nhân viên chức, cán bộ Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu xây dựng Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội trình Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quan đơn vị đóng góp Năm
1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân Riêng miền Nam, BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy (Cổng thông tin điện tử BHXHViệt Nam, 2017).
2.2.2.4 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995
BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung Cụ thể, những nội dung của các quy định trong Điều lệ tạm thời đã qua 8 lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội Nổi bật là Nghị định 236/HĐBT ngày 18/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách thương binh và xã hội khi Nhà nước thực hiện cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang.
Tóm lại: Trong suốt thời kỳ lịch sử của đất nước từ khi Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam ra đời đến hết năm 1994, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, công tác tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng cũng luôn thay đổi, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, song nhìn chung trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, việc tham gia bảo hiểm xã hội được xác định bằng thời gian công tác hay gọi là thời gian cống hiến thì việc xây dựng các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được lồng ghép cùng với các chính sách xã hội, chính sách kinh tế Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong một thời kỳ dài, nó đã góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức đang làm việc được yên tâm công tác, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc; hàng triệu người lao động khi già yếu được đảm bảo về vật chất và tinh thần, cũng như gia đình họ bằng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu, đồng thời góp phần to lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội và an toàn xã hội (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a Đặc điểm về địa lý
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Quyết định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.
Dưới đây là bản đồ hành chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ:
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (2008)
Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phốViệt Trì 75km Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 52.577,5 ha, diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha.
Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.
Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn,Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình
135 giai đoạn II. Đến ngày 28/04/2017, Chính phủ có ban hành Quyết định 582/QĐ-TTg thì huyện Tân Sơn rút xuống chỉ còn 6 thuộc khu vực III là xã đặc biệt khó khăn gồm các xã sau Xuân Sơn, Tân Sơn, Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Thu Ngạc, Vinh Tiền. b Giao thông vận tải
Trên địa bàn có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản nói riêng giữa huyện Tân Sơn với các địa phương lân cận như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình và các huyện trong tỉnh.
- Địa hình: Là huyện miền núi nên địa hình huyện Tân Sơn có đặc điểm là dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của huyện. c Về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.858,26 ha với 5 nhóm đất chủ yếu: đất phù xa, đất Glây, đất xám, đất tầng mỏng và đất đỏ, chủ yếu là đất xám và đất đỏ.
Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, diện tích sông suối và nước chuyên dùng của toàn huyện là 671 ha Trên địa bàn có hệ thống sông chính như: sông Bứa, sông Chôm, sông Giày Ngoài ra, còn có hệ thống suối như: suối Chiềng, suối Quả, suối Thân, suối Vường, suối Thang và suối Xuân.
Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Sơn có 23 điểm mỏ và điểm quặng như: đá vôi, quặng sắt.
Tài nguyên rừng và cảnh quan: tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 46.437,95 ha; chiếm 67,44% diện tích đất của toàn huyện, mật độ che phủ rừng là 77% Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất trong tỉnh, chiếm trên 30% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh, có nhiều tài nguyên rừng phong phú, trong đó nổi bật là Vườn Quốc gia Xuân Sơn với tổng diện tích là 15.048 ha, đây là vùng có hệ sinh thái với các hệ động thực vật đa dạng và phong phú Hiện tại trong rừng có 366 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi vào sách đỏ Việt Nam, 18 loài có trong sách đỏ thế giới, có 726 loài thực vật bậc cao thuộc 475 chi, 134 họ.
Dân số trung bình năm 2017 gồm có 20.636 hộ với 81.204 người Trong đó
7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm phần lớn với 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% và một số dân tộc khác như Tày, Thái, Hoa, Nùng chiếm 0,23%; dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,7% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%; năm 2017 ước 1,2% Mật độ dân số trung bình là 111 người/km 2
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu nhóm hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn năm 2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)Toàn huyện hiện có 53.782 lao động, trong đó có 45.394 lao động trong độ tuổi, chiếm 84,34% Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên đạt thấp so mục tiêu đề ra là lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; năm 2017, cơ cấu Nông lâm nghiệp 82,2%; Công nghiệp 8,4%; Dịch vụ 9,4% Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt trên
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương
Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo là 26,38% giảm 26,04% so với năm 2008 (52,42%), trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 95% tổng số hộ nghèo.
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tân Sơn năm 2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
Ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỉ trọng lớn lần lượt là: 45,83% - 42,53%, ngành công nghiệp chỉ chiếm 11,64%.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2016 là 17,1 triệu đồng/ người/ năm (ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 12,8 triệu đồng/người/năm), tăng 9,6 triệu đồng/ người/ năm so với năm 2008 (7,5 triệu đồng) Năm 2017 tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn đạt 1.451.813 triệu đồng, tăng
72.198 triệu đồng so với năm 2016, tăng 5,23% Trong đó, nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 665.340 triệu đồng, công nghiệp-xây dựng đạt 168.927 triệu đồng và
Dịch vụ: Dịch vụ thương mại là ngành có vị trí quan trọng của huyện Tân Sơn trong phát triển kinh tế chung Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trong huyện tương đối cao Tính bình quân giai đoạn 2016-2018 giá trị sản xuất đạt 610.000 triệu đồng Hiện tại số cơ sở kinh doanh dịch vụ là 1.250 với 1.600 lao động. Ngành du lịch của huyện đã được đầu tư phát triển, với khu du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn, được quy hoạch phát triển thành khu văn hóa và du lịch của tỉnh, gắn kết khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích xếp hạng đặc biệt Quốc gia.
Tỷ lệ xã có đường giao thông đến trung tâm và thông suốt bốn mùa là 11/17 xã bằng 64,7%.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Tân Sơn có 17 xã với nhiều doanh nghiệp đóng rải rác trên địa bàn từng xã, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè, lâm nghiệp Tuy nhiên đề tài sẽ chọn 6 điểm điều tra và nghiên cứu là 6 xã Tân Phú, Văn Luông, Minh Đài, Xuân Đài, Mỹ Thuận, Thu Cúc bởi vì phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, nhiều lao động đều đóng trên địa bàn huyện các xã này.
3.2.2 Phương pháp thu nhập thông tin
Nguồn thông tin thứ cấp được lấy trong sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thu thập thêm thông tin từ các cơ quan Nhà nước, những văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, báo cáo thu, báo cáo thu nợ của BHXH huyện Tân Sơn; các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể đối với công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam.
Liên hệ với cơ quan, đơn vị cung cấp số liệu, thông tin Tiến hành thu thập bằng ghi chép và kiểm tra trực tiếp tính thực tế của thông tin.
3.2.2.2 Thu thập thông tin và số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến của 03 đối tượng gồm: cán bộ BHXH huyện Tân Sơn, chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến BHXH bắt buộc Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 03 đối tượng trên bằng phiếu khảo sát đã xây dựng sẵn Mặt khác, tập trung điều tra nguyên nhân, lý do và các yếu tố ảnh hưởng tới việc không nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động và người lao động.
Thực hiển điều tra, phỏng vấn tất cả 15 cán bộ thuộc BHXH huyện Tân Sơn để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp.
Hàng năm, BHXH huyện Tân Sơn dựa vào danh sách doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế tỉnh Phú Thọ cung cấp để tiến hành rà soát doanh nghiệp Từ đó, cũng sẽ khảo sát ngẫu nhiên 20 chủ sử dụng lao động của các DN (gồm 11 doanh nghiệp đã tham gia BHXH và 09 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH). Chúng tôi khảo sát cả DN đã tham gia BHXH và chưa tham gia BHXH để có được những đánh giá đa chiều, mặt tốt và chưa tốt trong việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, lý do tại sao chưa tham gia BHXH Cụ thể, sẽ lấy ý kiến của:
02 doanh nghiệp nhà nước, 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 16 doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các doanh nghiệp chủ yếu thuộc lĩnh vực phổ biến trên địa bàn như lâm nghiệp, chế biến sản xuất chè, khai thác khoáng sản và thương mại dịch vụ.
Bảng 3.2 Kết quả chọn mẫu điều tra phỏng vấn của nghiên cứu
TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng mẫu (n)
1 Cán bộ BHXH huyện Tân Sơn 15
2 Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp
Doanh nghiệp đang tham gia BHXH 11
Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH 09
3 Người lao động tại các doanh nghiệp
Doanh nghiệp đang tham gia BHXH 100
Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH 50
Phỏng vấn 150 người lao động, trong đó có 100 người đang tham gia BHXH, 50 người chưa tham gia BHXH với 03 mức lương bình quân hàng tháng khác nhau là: mức lương tối thiểu vùng IV 2.953.200 đ (đối với lao động đã qua đào tạo nghề), mức từ 3 triệu đến 5 triệu, mức trên 5 triệu VNĐ Tiến hành phỏng vấn đối tượng này để đánh giá việc DN có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động không, lý do tại sao, nguyện vọng của người lao động là gì , ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua mức độ hiểu biết về BHXH có những quan điểm gì?
Ngoài ra, phỏng vấn để có được những số liệu liên quan như:
- Số liệu tình hình tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp và người lao động;
- Số liệu nguồn lao động trong doanh nghiệp: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân, hợp đồng lao động…;
- Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua, thủ tục tham gia và hưởng chế độ có những thuận lợi khó khăn gì?
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu.
Các thông tin sơ cấp có được sau khi điều tra, phỏng vấn trực tiếp sẽ được thống kế, kiểm tra lại Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác này.
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.
Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, ) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển của địa phương cũng như quản lý bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học.
3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này dùng để tính toán những chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau của từng năm, sau đó mang kết quả đạt được giữa các năm của đối tượng nghiên cứu, so sánh các chỉ tiêu để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian theo một số tiêu thức nhất định. Cuối cùng sẽ tìm ra những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra được các giải pháp phù hợp với thực trạng của địa phương.
3.2.4.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia KIP
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 54 1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối
4.1.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Tương tự, trong công tác quản lý thu BHXH, lập kế hoạch giữ vai trò rất quan trọng hàng đầu bởi nó đòi hỏi cơ quan BHXH phải nắm rõ tình hình thực tế, tốc độ phát triển của đơn vị, số lao động và quỹ lương dựa vào bảng lương và kiểm tra các đơn vị trên địa bàn quản lý; từ đó đưa ra kế hoạch thu cụ thể sát với tình hình thực tế sẽ giúp công tác thu BHXH thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa được tiềm năng, ngược lại công tác thu BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu đề ra quá cao, dẫn tới không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
Những năm qua, quy trình thu BHXH được cập nhật bổ sung đầy đủ và thường xuyên, mới nhất là Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 và Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/07/2018 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam giúp cho công tác thu BHXH được tinh giản đáng kể thủ tục hành chính và bám sát với thực tế, cũng như mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Hàng năm, BHXH huyện sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển kế hoạch năm sau của địa phương, từ đó lập kế hoạch thu dự kiến gửi BHXH tỉnh; BHXH tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu gửi BHXH Việt Nam Cuối cùng, BHXH Việt Nam đánh giá lại kế hoạch thu dự kiến của BHXH các tỉnh, tổng hợp, lập và giao dự toán thu cụ thể để giao ngược trở lại các đơn vị trực thuộc.
Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, cơ quan BHXH các cấp sẽ định lượng được khối lượng công việc phải làm trong thời gian tới Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quy định hay chưa Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng năm tiến hành công tác quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn.
Bảng 4.1 Tình hình lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Năm Năm So sánh (%)
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Lập kế hoạch thu BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ thu, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hàng năm, diễn biến lao động của khối DN… Dựa vào bảng số liệu 4.1, ta thấy tình hình tự lập kế hoạch của BHXH huyện Tân Sơn luôn thấp hơn so với kế hoạch được giao thực tế nhưng không đáng kể; tốc độ tăng trưởng bình quân là 109,15% Chính việc thực hiện tốt công tác lập kế hoạch thời gian qua đã giúp cho công tác thực hiện kế hoạch thu hàng năm rất thuận lợi, đều đạt từ 102% đến 103% đề ra Qua đó nhận thấy rằng công tác lập kế hoạch thu của
BHXH huyện Tân Sơn đã được chú trọng, bám sát với thực tiễn.
73,33 % về công tác lập kế hoạch thu
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Theo ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện Tân
Sơn vể công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện thì 73,33% số cán bộ cho rằng tình hình lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn đạt kết quả tốt, 20% đánh giá là đạt kết quả khá và 6,67% ý kiến đánh giá công tác lập kế hoạch chưa tốt chỉ đạt ở mức trung bình bởi họ cho rằng kế hoạch thu tự lập hàng năm ngày càng có sự chênh lệch cao hơn so với kế hoạch thực tế, tăng dần qua các năm Vì vậy, BHXH huyện Tân Sơn cần kiểm tra, đánh giá sát sao dựa trên nhiều yếu tố tác động đa chiều trong công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc tố như tỉ lệ thu, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hàng năm, diễn biến lao động của khối doanh nghiệp… để thực hiện tốt hơn nữa công tác này. a Quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp Đất nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô và hình thức kinh doanh đa dạng, đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội Số doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc cơ quan BHXH phối hợp với các ban ngành có liên quan để khai thác đối tượng thì các doanh nghiệp cũng đã tự giác đăng ký tham gia BHXH do nhận thức về chính sách BHXH của đơn vị ngày càng được nâng cao. Để đánh giá tình trạng lao động tham gia BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, chúng ta sẽ dựa vào bảng số liệu thống kê như sau:
Bảng 4.2 Số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Qua bảng số liệu 4.2 trên ta thấy rằng:
Tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp tăng dần qua các năm Cho thấy rằng việc việc chấp hành và tham gia BHXH đã có dấu hiệu tích cực, đến năm 2018 là 62 đơn vị tham gia, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
Số lượng đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc thuộc loại hình DN nhà nước có xu hướng giảm dần, năm 2016 là 05 đơn vị tham gia thì đến năm 2017 và 2018 còn 03 đơn vị Lý do ở đây là năm 2017 thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy đối với với 02 công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Tam Sơn chuyển dịch sang loại hình DN ngoài quốc doanh.
Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2016 không có doanh nghiệp nào đầu tư, nhưng đến năm 2017 đã có 02 đơn vị, năm 2018 đã tăng lên 03 đơn vị.
Những doanh nghiệp này có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, tuyển dụng liên tục trong thời gian qua, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động trên địa bàn huyện.
Khối DN ngoài quốc doanh được nhà nước khuyến khích, có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nên số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 141,42% qua các năm Năm 2016, có
28 đơn vị tham gia; đến năm 2017 là 41 đơn vị và năm 2018 là 56 đơn vị.
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Căn cứ theo Quyết định 275/QĐ-TTG ngày 07/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 –
2020 thì huyện Tân Sơn là một trong những huyện vừa đủ chỉ tiêu thoát nghèo cuối năm 2018 Vì vậy, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua các năm cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trên địa bàn huyện trong thời gian qua, góp phần thể hiện bộ mặt tương đối khả quan đối với huyện Tân Sơn.
Khối DN ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trên tổng số doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn Năm 2016 chiếm
84,85% thì đến năm 2018 tăng lên 90,32% Ngược lại, khối DN nhà nước tỉ trọng giảm dần, năm 2016 chiếm 15,15% nhưng đến năm 2018 thu hẹp chỉ còn 4,84%. Điều này cho thấy rằng tầm quan trọng của khối DN ngoài quốc doanh, đây là đối tượng tiềm năng để khai thác, phát triền nguồn thu quỹ BHXH.
Bảng 4.3 Số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hộ bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn giai đoạn
Doanh nghiệp đang tham gia 33 46 62 139,39 134,78 137,07
Doanh nghiệp chưa tham gia 30 45 52 150,00 115,56 131,66
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Theo bảng số liệu trên, số DN đang tham gia BHXH bắt buộc đều tăng dần qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 137,07% Việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn ngày càng được cải thiện, cũng như các đơn vị trên địa bàn đã tiếp cận và có ý thức thực hiện Luật
BHXH tốt hơn trong thời gian qua.
Tuy nhiên, đi kèm với mặt tích cực là những vấn đề còn tồn tại khi ngày càng nhiều DN không thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động làm việc đơn vị; đều chiếm tỉ trọng lớn trên 45% tổng số doanh nghiệp đang hoạt
58 công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân
Sơn Cơ cấu khối doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu khối doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018) Nguyên nhân của tồn tại trên, chủ yếu là do trên địa bàn huyện có rất nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ; số lao động của đơn vị rất ít và biến động thường xuyên, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, khả năng tài chính của những doanh nghiệp này cũng rất hạn chế nên việc tham gia BHXH theo ý kiến của họ là gánh nặng Ngoài ra các đơn vị này chưa có ý thức tự giác tham gia
BHXH cho NLĐ; mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
BHXH qua nhiều kênh thông tin Đa phần các DN trốn tránh trách nhiệm đóng
Kết luận
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, phát triền nền kinh tếthị trường đinḥ hướng xã hôịchủnghĩa; vì vậy vai trò của chı́nh sách BHXH ngày càng được khẳng đinḥ làtrụ côṭchính của hệ thống an sinh xa ̃hôịnước nhà Trong đó, nghiêp ̣vu ̣thu BHXH đươc ̣vı́như xương sống, cóảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành BHXH Viêc ̣quản lýthu tốt, đảm bảo tiêu chí thu đúng, đủ, kịp thời lànhiêṃ vu ̣quan trong ̣ hàng đầu đối với cơ quan BHXH các cấp; bởi vì có thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo chi trả chế độ cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động trong quá trình làm việc không may bị rủi ro, nghỉ hưu trí, cũng như khi về già Quản lý thu BHXH bắt buộc có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những lạm dụng của người sử dụng lao động đối với người lao động Nhất là trong thời gian qua, việc mở cửa kinh tế thị trường, thay đổi chính sách, khuyến khích doanh nghiệp phát triển thì việc sử dụng, thuê mướn lao động không kí hợp đồng, trả tiền lương, tiền công bất bình đẳng ngày càng xảy ra nhiều Vì vậy, công tác thu BHXH bắt buộc đối với khối doanh nghiệp sẽ xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia, đó là: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH Đảm bảo các quy định về thu BHXH bắt buộc với khối doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được tính bình quân nhưng vẫn bảo đảm tính xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro Và đặc biệt không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu BHXH được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXH hàng năm liên tục tăng trưởng.
BHXH huyện Tân Sơn trong những năm vừa qua đã có những thành tích quan trọng trong công tác thu BHXH bắt buộc khối DN trên địa bàn Sau khi nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Công tác lập kế hoạch thu BHXH hàng năm đã bám sát với thực tiễn, minh chứng là việc thời gian vừa qua BHXH Tân Sơn liên tục hoàn thành kế hoạch được giao.
- Công tác quản lý đối tượng thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp đã được chú trọng, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động, người lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH Số đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH bắt buộc thuộc khối DN hàng năm ngày càng tăng.
- Số thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, tăng đều qua các năm; số tiền thu của năm 2018 đã tăng gấp 2,06 lần so với năm 2016.
- Tiền thu BHXH bắt buộc được quản lý chặt chẽ qua tài khoản kho bạc và ngân hàng theo quy định của nhà nước, hạn chế tối đa thu nộp tiền BHXH bắt buộc bằng tiền mặt, nếu có phát sinh thì sẽ thu và nộp vào tài khoản ngân hàng ngay trong ngày làm việc Thực hiện thống nhất tiền thu được quản lý tại BHXH Việt Nam.
- BHXH huyện Tân Sơn đã có sự giám sát, phối hợp giữa các ban ngành liên quan trên địa bàn huyện trong công tác quản lý và kiểm tra liên ngành các DN, hạn chế phần nào tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, giúp cho hoạt động thu dần đi vào ổn định.
Bên cạnh những việc đã làm được, BHXH huyện Tân Sơn vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình quản lý công tác thu BHXH bắt buộc đối với khối
- Tồn tại lớn nhất ở đây là phần lớn các DN kê khai đăng ký không đúng số người tham gia và mức lương trích nộp BHXH bắt buộc dưới nhiều hình thức khác nhau như: không ký HĐLĐ; ký hợp đồng khoán công việc dưới 01 tháng; khai báo thấp hơn số lao động đang làm việc tại đơn vị; hoặc tham gia BHXH cho NLĐ với mức lương thấp hơn mức lương thực tế; không thực hiện việc nâng bậc lương thường xuyên mà tăng các khoản phụ cấp ngoài lương không phải đóng BHXH cho người NLĐ để giảm bớt chi phí vận hành DN
- Hạn chế trong việc thực hiện những quy định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH huyện Tân Sơn cũng như các phòng ban ngành chức năng chưa liên thông được dữ liệu nên không thể nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình nhân sự của các DN, nhất là các DN ngoài quốc doanh bởi diễn biến phức tạp của khối DN này.
- Đội ngũ cán bộ của BHXH huyện Tân Sơn có rất nhiều cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm thực tế; trong khi công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH yêu cầu sự chính xác, hiểu sâu rộng về luật Hơn nữa, BHXH huyện Tân Sơn gần như không có cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành về bảo hiểm nên năng lực còn
102 hạn chế trong quá trình công tác; đôi khi còn chưa linh hoạt và sáng tạo trong quá trong quá trình làm việc.
- Tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp diễn ra phổ biến và có chiều hướng gia tăng qua các năm về số tiền nợ BHXH bắt buộc, trong đó nợ tập chung chủ yếu ở loại hình DN ngoài quốc doanh Hiện nay nợ BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp đang diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức như: trốn đóng, đóng chậm, nợ thời gian dài với số tiền lớn; đơn vị nợ BHXH nhưng mất khả năng thanh toán.
- Sự phối kết hợp giữa BHXH huyện với các ngành mới chỉ tập chung ở khâu kiểm tra liên ngành; còn lại thiếu sự đồng bộ, chưa tạo được áp lực cần thiết để DN tự giác tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động đúng, đủ và kịp thời.
Nguyên nhân của những hạn chế đó chính là:
- Lao động làm việc trong các DN phần lớn có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu là lao động phổ thông không được đào tạo bài bản, làm việc vì lợi ích trước mắt do đó khi họ tham gia BHXH thì sự hiểu biết của họ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế.
- Công tác tuyên truyền chính sách BHXH chưa đem lại hiệu quả, còn rất nhiều người lao động không hiểu về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia Dẫn đến những hành vi tiếp tay cho chính chủ sử dụng lao động, không tham gia BHXH.
- Các DN hoạt động trên địa bàn huyện Tân Sơn hầu như là các DN nhỏ và siêu nhỏ, nên chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để kiếm lợi nhuận mà chưa chú trọng vào hoạt động tham gia BHXH Việc đóng BHXH cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến nguồn chi phí của DN.
Kiến nghị
5.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước Để đảm bảo hệ thống an sinh xã hôịđược thực hiện một cách công bằng, hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nước ta, Nhà nước cần sớm bổ sung, hoàn thiện một số nội dung như sau:
- Hoàn thiện văn bản hướng dẫn cụ thể về hình sự hóa các đối tượng vi phạm luật BHXH theo Bộ luật hình sự năm 2015 bởi tình trạng vi phạm hiện nay vẫn diễn ra tràn lan và phức tạp.
- Tăng cường sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa các ban ngành cùng cơ quan BHXH để giám sát tình hình tham gia và thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.
- Thực hiện liên thông dữ liệu về quản lý doanh nghiệp, hộ gia đình giữa các ban ngành để dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xác định mức tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của người lao động là mức tiền lương thực nhận mà đơn vị trả cho người lao động Đồng thời xây dựng cơ chế thu BHXH bắt buộc dựa trên mức tiền lương thực nhận này Có như vậy, khi DN thực hiện đóng BHXH bắt buộc trên tổng quỹ tiền lương thực tế, tức là không có điều kiện
104 gian lận BHXH bắt buộc nữa, thì cũng không còn tı̀nh trang ̣ trốn tránh việc ký kết HĐLĐ, để ghi hạ mức lương trong HĐLĐ, do vậy mức tiền lương ghi trong hợp đồng sẽ là mức tiền lương thực tế Khi đó, HĐLĐ mới thực sự trở thành căn cứ pháp lý để trả công cho người lao động và là căn cứ chính xác thực hiện việc đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
5.2.2 Kiến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam
- BHXH Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu BHXH đồng thời tạo sự tin tưởng cho doanh nghiệp và người lao động khi tham gia BHXH.
- BHXH Việt Nam cần ban hành văn bản hướng dẫn cu ̣thể,chăṭche ̃về các loại phu ̣cấp đóng BHXH đểhaṇchếtı̀nh trang ̣ người SDLĐ đóng BHXH cho NLĐ ởmức lương thấp hơn mức thưc ̣tế.
- Cần có kế hoạch phân bổ nhân sự ngành BHXH về làm việc tại cơ quan BHXH cấp huyện một cách hợp lý, tránh tình trạng vẫn có một số huyện thiếu cán bộ quản lý thu như hiện nay Thường xuyên có kế hoạch tổ chức, đào tạo cán bộ ngành BHXH từ trung ương đến địa phương để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện tối đa giao dịch điện tử trong công việc.
- Tiếp đục đổi mới tác phong làm việc năng động, sáng tạo, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng phục vụ công, tạo sự hài lòng cũng như hạn chế tối đa phiền hà và thời gian của người lao động.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền qua nhiều kênh hơn, thường xuyên có chương trình truyên truyền trực tiếp theo điểm, có quy mô, với nhiều ban ngành tham gia để đơn vị và người lao động tiếp nhận thông tin về các chính sách BHXH một cách dễ dàng, có được sự tin tưởng và thân thiện.
- Hiện này, số lao động ký HĐLĐ giao khoán mùa vụ, HĐLĐ dưới 01 tháng và không ký HĐLĐ thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Vì vậy, các DN đã lợi dụng điểm này để trốn đóng BHXH cho người lao động Đa số những đối tượng này là những người lao đông ̣ làm các công việc nặng nhọc, không ổn định nhưng rủi ro tai nạn lao động lại thường xuyên, cho nên những lao động này là đối tượng rất cần được đảm bảo quyền lợi Vì vậy, BHXH Việt Nam nên đưa các đối tượng này vào đối tượng thuộc diện tham gia BHXH trong thời gian tới.