1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

122 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Hữu Huy
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Song
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 546,51 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
      • 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đóng góp mới của luận văn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Các khái niệm liên quan (19)
      • 2.1.2. Vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 8 2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (23)
      • 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (32)
      • 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (35)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài (37)
      • 2.2.1. Thực tiễn ở nước ngoài (37)
      • 2.2.2. Thực tiễn ở Việt Nam (46)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm (49)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (52)
    • 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu (0)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Bắc Ninh (52)
      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội (54)
      • 3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu (58)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (59)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (59)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (60)
      • 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (61)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (62)
    • 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (62)
      • 4.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (62)
      • 4.1.2. Tình hình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản, chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (74)
      • 4.1.3. Thực trạng đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (81)
      • 4.1.4. Thực trạng cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (83)
      • 4.1.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phạm vi ngành y tế thành phố (87)
      • 4.1.6. Thực trạng công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm . 75 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (91)
      • 4.2.1. Cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. 78 4.2.2. Nguồn lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (94)
      • 4.2.3. Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước (97)
      • 4.2.4. Nhận thức của người tiêu dùng (98)
      • 4.2.5. Kiến thức hành vi của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 84 4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (100)
      • 4.3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (102)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (111)
    • 5.1. Kết luận (111)
    • 5.2. Kiến nghị (112)
      • 5.2.1. Kiến nghị- ngành Y tế (0)
      • 5.2.2. Kiến nghị đối với ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (0)
      • 5.2.3. Kiến nghị đối với chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (0)
  • Tài liệu tham khảo (114)
  • Phụ lục (117)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm liên quan

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm (Quốc hội khóa XII, 2010).

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn CODEX thì thực phẩm là bất kỳ chất nào đó qua chế biến, sơ chế hay còn tươi sống, được sử dụng cho con người, bao gồm cả nước uống, kẹo cao su hay các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm nhưng không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và dược phẩm (Quốc hội khóa XII, 2010).

Thực phẩm được ăn và dưới nhiều dạng, dạng tươi sống tự nhiên như trái cây, rau sống hoặc dưới dạng nấu chín như cơm, cá, thịt và rất nhiều thực phẩm sau quá trình sơ chế, chế biến như bánh kẹo, đồ hộp Trong suốt quá trình từ sản xuất đến sử dụng, thực phẩm đều có thể có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học và vật lý nếu thực hành sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản không tuân thủ các qui định vệ sinh an toàn Khi đó thực phẩm có thể trở nên nguy hại đối với sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

2.1.1.2 Khái niệm an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người (Quốc hội khóa XII, 2010). Định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm: là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng (Trần Đáng, 2007).

Theo các chuyên gia của Tổ chức lương nông (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000) thì: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng để ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép”

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người Tuy nhiên, theo Luật an toàn thực phẩm Trung Quốc thì an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không độc hại, vô hại và tuân thủ các yêu cầu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo thực phẩm không gây ra bất cứ mối nguy hiểm cấp tính, tạm thời hoặc kinh niên nào cho sức khỏe con người (Quốc hội khóa XII, 2010).

Khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến hoặc ăn theo đúng mục đích sử dụng dự kiến.

An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khoẻ con người, ví dụ như thiếu dinh dưỡng.

2.1.1.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSATTP là sự đảm bảo chắc chắn thực phẩm đó trở thành nguồn thức ăn nuôi sống con người với thuộc tính vốn có của nó, sẽ không gây ra tổn hại tức thời hoặc lâu dài về sức khỏe cho người sử dụng VSATTP là việc đảm bảo cho thực phẩm không bị hư hỏng, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý vượt quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người (Ủy ban thường vụ quốc hội, 2004)

Theo định nghĩa của FAO và WHO từ năm 1983 là: “Tất cả các điều kiện và các biện pháp cần thiết trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, muốn vậy phải bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng” VSATTP là tiêu chuẩn đầu tiên của thực phẩm

Như vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đảm bảo thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người

Gồm 5 nhóm điều kiện: điều kiện về cơ sở; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ; điều kiện về con người; điều kiện chế biến, bảo quản thực phẩm và điều kiện về kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập vào.

2.1.1.4 Ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm

Theo luật ATTP: ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện các tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tuy nhiên, theo CODEX thì ô nhiễm thực phẩm là việc xâm nhập hoặc tồn tại của các tác nhân gây ô nhiễm trong thực phẩm.

Như vậy, các loại thực phẩm chúng ra ăn hàng ngày nói chung đều sạch, không có chất ô nhiễm Nhưng hầu như không có thực phẩm nào tuyệt đối tinh khiết mà ít nhiều đều có mang theo chất ô nhiễm Có chất ô nhiễm tự sản sinh trong thực phẩm, có chất ô nhiễm do con người đưa đến Ví dụ như trong những hạt lạc để lâu ngày bị mốc có chứa chất độc aflatoxin; trong dăm bông, cá hun khói, thịt lạp (thịt sấy, thịt khô), đều có chứa muối nitrat hoặc muối nitric là những chất độc hại Nếu hàm lượng những chất đó trong thực phẩm không nhiều hoặc chúng ta ăn ít thì không có vấn đề gì Nhưng nếu hàm lượng vượt quá tỉ lệ cho phép hoặc chúng ta ăn nhiều những thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, thậm chí đe hoạ tính mạng Lúc đó chúng ta sẽ nói rằng, những thực phẩm đó đã bị ô nhiễm và không nên ăn.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc (Quốc hội khóa XII, 2010) Có 2 loại ngộ độc thực phẩm gồm: ngộ độc thực phẩm cấp tính và ngộ độc thực phẩm mãn tính

Ngộ độc thực phẩm cấp tính: Là hội chứng bệnh lý cấp tính do ăn uống phải thực phẩm có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày- ruột (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) và các triệu chứng khác tùy theo các tác nhân gây ra ngộ độc với các biểu hiện đặc trưng của từng loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn, rối loạn vận động) Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể là chất độc hóa học (hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng), chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, do độc tố của vi khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng), hoặc do chất độc sinh ra từ thức ăn bị biến chất (Trần Đáng, 2008)

Ngộ độc thực phẩm mãn tính: Là hội chứng rối loạn cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ chức dẫn tới những hội chứng bệnh lý mạn tính hoặc các bệnh mãn tính do sự tích lũy dần của các chất độc bởi ăn uống (Bộ Y tế, 2012)

Như vậy, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc.

2.1.1.5 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân.

Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan được ban hành lần đầu tiên vào năm 1963, sau đó được sửa đổi vào năm 1978 Pháp lệnh gồm có 8 chương với 78 điều quy định vê; Hội đồng thực thẩm; xin cấp giấy phép và cấp giấy phép; trách nhiệm của người được cấp phép liên quan đến thực phẩm; việc kiểm soát thực; vấn đề đăng ký và quảng cáo thực phẩm; cán bộ có thẩm quyền về an toàn thực phẩm; việc đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép; các chế tài xử phạt Theo Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan, một số vấn đề về an toàn thực phẩm được quy định như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh

Theo quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh thực phẩm Thái Lan thì Pháp lệnh này điều chỉnh đối với những thứ có thể ăn được và duy trì sự sống, bao gồm: chất không kể hình dạng có thể dùng để ăn, uống, ngậm hoặc đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường khác nhưng không bao gồm thuốc, các chất an thần, chất gây nghiện; chất có ý định sử dụng hoặc xây dựng như thành phần trong sản xuất thực phẩm bao gồm phụ gia thực phẩm, chất tạo màu hay chất tạo mùi

- Về phân công cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan quy định rõ Bộ Y tế công cộng chịu trách nhiệm quản lý đối với công tác an toàn thực phẩm (Điều 5- Pháp lệnh Thái Lan) Theo đó, Bộ trưởng Bộ y tế công cộng được uỷ quyền quy định về: thực phẩm được kiểm soát và thực phẩm khác với thực phẩm được kiểm soát; tỷ lệ các thành phần được sử dụng trong sản xuất thực phẩm; nguyên tắc, điều kiện và phương pháp của việc sử dụng các chất bảo quản và các phương pháp bảo quản, pha trộn tạo màu hoặc các chất khác có trong thực phẩm; chất lượng và tiêu chuẩn bao bì và việc sử dụng bao bì; các phương pháp sản xuất, dụng cụ và thiết bị xây dựng trong sản xuất và bảo quản thực phẩm; thực phẩm bị cấm sản xuất, nhập khẩu hay bán; các nguyên tắc, điều kiện và phương pháp kiểm tra, bảo quản, lưu giữ và phân tích thực phẩm; yêu cầu về nhãn, nội dung ghi nhãn, điều kiện và cách trình bày nhãn, các nguyên tắc và phương pháp quảng cáo trên nhãn mác (Điều 6- Pháp lệnh Thái Lan)

- Về vấn đề kiểm soát thực phẩm

Theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan thì không ai được sản xuất, nhập để bán hoặc phân phối thực phẩm không sạch, thực phẩm giả mạo, thực phẩm không đủ tiêu chuẩn, thực phẩm khác với thực phẩm đã được Bộ trưởng Bộ y tế công cộng quy định (Điều 25) Trên cơ sở 4 loại thực phẩm này, pháp lệnh cũng đã mô tả đối với từng loại thực phẩm cụ thể Tuy nhiên, việc mô tả này chỉ dừng ở chỗ mô tả chung mà không quy định rõ các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể (các Điều 26, 27, 28 và 29 pháp lệnh Thái Lan)

- Về vấn đề thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm Để bảo đảm cho công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan trao cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm những thẩm quyền nhất định Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ, các cán bộ này được phép vào nơi sản xuất, khu vực lưu giữ bảo quản thực phẩm, nơi bán hoặc văn phòng của người sản xuất, người coi kho, người phân phối, người nhập khẩu để kiểm tra; vào nơi sản xuất hoặc phương tiện vận chuyển khi nghi ngờ có sự vi phạm để kiểm tra, bắt giữ hoặc tịch thu thực phẩm, dụng cụ có liên quan đến hành vi vi phạm; được lấy một lượng hợp lý thực phẩm để kiểm tra và phân tích; bắt giữ, tịch thu thực phẩm hoặc kiện hàng bị nghi ngờ có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ để phân tích; bắt giữ hoặc tịch thu những thực phẩm không sạch, thực phẩm giả mạo hoặc thực phẩm không đủ tiêu chuẩn (Điều 43 Pháp lệnh Thái Lan).

Từ trước khi Malaysia giành được độc lập, vào những năm 50 đã có các chương trình kiểm soát chất lượng thực phẩm do nhiều cơ quan, trong đó có

Bộ y tế và chính quyền địa phương thực hiện Luật thương mại dược phẩm và thực phẩm được ban hành năm 1952, Luật sức khoẻ công cộng được ban hành năm 1960, sau đó được sửa đổi năm 1962 Sau đó, để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phù hợp với sự tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật và đảm bảo triển khai có hiệu quả nhu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho công chúng trước những mối nguy hiểm về sức khoẻ do việc gian lận trong chế biến, bán, sử dụng thực phẩm và những chất khác có liên quan đến thực phẩm, pháp lệnh thực phẩm năm 1983 của Malaysia được ban hành (sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 1985) Theo pháp lệnh thực phẩm của Malaysia, một số vấn đề về an toàn thực phẩm được quy định như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh

Thực phẩm được điều chỉnh trong pháp lệnh này bao gồm các sản phẩm được sản xuất, bày bán cho nhu cầu ăn uống của con người hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến, bảo quản đối với thực phẩm, đồ uống, kể cả các loại mứt, kẹo, kẹo cao su và bất cứ một thành phần nào được sử dụng trong các loại thực phẩm, đồ uống, mứt, kẹo và kẹo cao su (Điều 2 Pháp lệnh Malaysia)

- Về phân công cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp lệnh thực phẩm của Malaysia thì Bộ y tế là cơ quan được giao trách nhiệm quản lý đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Bộ trưởng Bộ y tế có quyền ban hành quy định về yêu cầu trình độ chuyên môn, thẩm quyền và trách nhiệm của các nhân viên làm công tác về an toàn thực phẩm (Điều 3 Pháp lệnh Malaysia); xây dựng tiêu chuẩn, thành phần, độ đậm đặc, độ tinh khiết, chất lượng, trọng lượng, thời hạn bảo quản hoặc đặc tính khác của thực phẩm, thành phần của thực phẩm; quy định cách thức ghi nhãn thực phẩm, kích cỡ hoặc các yêu cầu về bao gói, phương pháp phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm; quy định các tiêu chuẩn và điều kiện đối với những phòng kiểm nghiệm thực phẩm (Điều 34 Pháp lệnh Malaysia)

- Về vấn đề kiểm soát thực phẩm

+ Theo quy định tại Điều 13 của pháp lệnh thực phẩm của Malaysia thì không ai được sản xuất hoặc bán bất kỳ loại thực phẩm nào mà có chất độc, có hại hoặc có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người; có chứa bất kỳ chất gây bệnh, chất lạ hoặc không phù hợp cho con người sử dụng; là sản phẩm của động vật bị bệnh hoặc động vật bị chết nhưng không phải là do bị giết mổ; là sản phẩm của rau quả bị bệnh; thực phẩm giả mạo (Khoản 1 Điều 13) Đồng thời cũng nêu rõ, việc đánh giá về việc thực phẩm không bảo đảm an toàn không chỉ đối với những ảnh hưởng trực tiếp xảy ra của thực phẩm đối với sức khoẻ của người xây dựng mà còn cần phải xem xét đến ảnh hưởng của việc tích tụ xảy ra đối với sức khoẻ của người xây dựng khi sử dụng với lượng bình thường (Khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Malaysia).

+ Đối với việc nhập khẩu thực phẩm vào Malaysia, pháp lệnh thực phẩm quy định rõ cấm nhập bất kỳ thực phẩm nào không phù hợp với những quy định của pháp lệnh này Cụ thể thực phẩm được nhập vào Malaysia phải là thực phẩm đã được chế biến ở dạng thực phẩm; đối với những thực phẩm ở dạng nguyên liệu hoặc bán thực phẩm chưa phù hợp với quy định của pháp lệnh này nhưng được nhập vào Malaysia với mục đích tái chế hoặc xử lý lại cho phù hợp với những quy định của pháp lệnh này (Khoản 3 Điều 29 Pháp lệnh Malaysia) Mặc dù pháp luật cho phép nhập khẩu thực phẩm ở dạng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm chưa phù hợp với quy định của pháp lệnh này nhưng được nhập vào Malaysia với mục đích tái chế hoặc xử lý lại cho phù hợp nhưng nếu trong thời hạn 3 tháng mà thực phẩm này vẫn chưa được xử lý lại thì buộc phải xuất khẩu thực phẩm đó ra khỏi Malaysia (Khoản 4 Điều

- Về vấn đề thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm

+ Việc thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm do các nhân viên về an toàn thực phẩm thực hiện Các nhân viên này do Bộ trưởng Bộ y tế chỉ định và được uỷ quyền để thực thi nhiệm vụ Trong khi thực hiện nhiệm vụ, các nhân viên này có quyền: ra vào bất cứ cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói, lưu giữ, vận chuyển, phân phối hoặc bán thực phẩm; kiểm tra hoặc lấy mẫu loại thực phẩm, dụng cụ chế biến để phân tích, kiểm tra; cho dừng để điều tra đối với các phương tiện chuyển chở thực phẩm không bảo đảm an toàn khi có cơ sở chắc chắn; mở và kiểm tra bất kỳ bao kiện nào mà cho rằng có chứa thực phẩm không bảo đảm an toàn; tịch thu hoặc đình chỉ trong một khoảng thời gian cần thiết đối với bất cứ một loại thực phẩm nào có nghi ngờ không bảo đảm an toàn (khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Malaysia); tạm giữ bất cứ cá nhân nào mà không cần có giấy phép khi có cơ sở chắc chắn rằng có xảy ra hành vi vi phạm (Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh Malaysia); có thể khởi tố hành vi vi phạm pháp lệnh này (Khoản 15 Điều 4 Pháp lệnh Malaysia).

+ Để bảo đảm cho nhân viên làm công tác an toàn thực phẩm có thể thực thi được nhiệm vụ của mình, pháp lệnh quy định rất rõ: mọi hành vi chống đối hoặc cản trở nhân viên thi hành nhiệm vụ của mình hoặc ngăn cản, cố tình ngăn cản việc thực thi nhiệm vụ của các nhân viên này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị kết án tù, bị phạt tiền hoặc bị xử phạt với cả hai hình thức này (khoản 4 Điều 4 pháp lệnh Malaysia); bất cứ một cá nhân nào cố tình tuyên bố sai đối với nhân viên có thẩm quyền đang thi hành công vụ đều bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị kết án tù, bị phạt tiền hoặc bị xử phạt với cả hai hình thức này (khoản 6 Điều 4 Pháp lệnh Malaysia); mọi cá nhân từ chối hoặc cố tình không đáp ứng yêu cầu của cán bộ có thẩm quyền đang thi hành công vụ theo mục này đều bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị kết án tù, bị phạt tiền hoặc bị xử phạt với cả hai hình thức này (Khoản 5 Điều 5, Khoản 3 Điều 8 Pháp lệnh Malaysia)

- Về vấn đề xử lý vi phạm

Pháp lệnh thực phẩm của Malaysia tuy không dành một chương quy định riêng về các chế tài xử phạt, nhưng các chế tài này lại được quy định rất cụ thể trong từng điều luật cụ thể ứng với từng hành vi vi phạm nên rất rõ ràng, mạnh bạch Các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm là rất mạnh mẽ bao gồm cả hình phạt tù và hình phạt tiền.

Nghiên cứu pháp luật về an toàn thực phẩm của Malaysia cho thấy, thường xuyên có sự rà soát lại các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng, đáp ứng với yêu cầu thương mại trong nước và quốc tế Là thành viên của WTO, đối với thoả thuận về hàng rào kĩ thuật và thoả thuận về các biện pháp an toàn thực phẩm, Malaysia đã tích cực hướng tới những qui định, tiêu chuẩn thực phẩm của mình theo Codex để tạo điều kiện cho giao lưu thương mại Thực hiện yêu cầu cải cách thể chế, năm

1999, Malaysia đã sửa đổi một số điều của pháp lệnh thực phẩm năm 1983, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn thực phẩm, thực phẩm mới, quy định nhãn mác, quy định sử dụng các chất phụ gia thực phẩm và đã soạn thảo quy định về thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen theo quy định của ASAEN và Codex Hiện nay, Malaysia vẫn đang tiếp tục xây dựng các chính sách lớn, xây dựng chiến lược, tiêu chuẩn thực phẩm, rà soát các văn bản pháp luật và đẩy mạnh thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi. Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học.

Thu thập qua các báo cáo tổng tổng kết năm, từ các nghiên cứu đã triển khai với các đánh giá trước đây của chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Thông tin sơ cấp: Thu thập qua các điều tra bằng bộ câu hỏi. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý VSATTP từ thành phố, cụ thể: Phòng Y tế thành phố (phòng nghiệp vụ y), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (cán bộ làm chuyên môn), trung tâm y tế thành phố (cán bộ khoa ATVSTP và; lãnh đạo tham gia công tác quản lý ATVSTP); Chuyên trách hoặc cộng tác viên ATVSTP các xã phường trong thành phố để thấy thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATVSTP trong kinh doanh ăn uống Diễn biến ATVSTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ăn uống, chế biến ở nhà hàng, quán ăn, thực hành, nhận thức của các đối tượng điều tra là, chủ cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng, chủ các cơ sở kinh doanh về vấn đề ATVSTP, mối quan tâm của họ đến vấn đề ATVSTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người tiêu dùng đến thực phẩm hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý nhà nước về ATVSTP hiện nay tại thành phố Bắc Ninh

Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Bảng 3.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu Loại mẫu

Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩmthuộc ngành y tế Đối tượng phỏng vấn

- Số lượng, trình độ cán bộ quảnlý.

- Hệ thống chế độ chính sách về VSATTP

3 - Việc Thanh, kiểm tra và xử lý NĐTP,

20 - Kinh phí bố trí cho việc đảm bảo

- Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về

- Người kinh kinh doanh doanh thực phẩm thực phẩm

3.Người sản xuất, chế - Người sản xuất biến, thực - Người chế biến phẩm

4.Người tiêu - Người tiêu dùng dùng

- Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chấp hành quy định về VSATTP.

- Đánh giá về công tác tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP

- Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chấp hành quy định về VSATTP.

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP

- Hiểu biết về Quy định VSATTP.

- Đánh giá về công tác tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,…nhằm mô tả tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh: bộ máy quản lý nhà nước, số lượng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý (kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, số lượng đơn vị vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và số vụ ngộ độc thực phẩm).

So sánh tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố: kết quả hoạt động của cơ quan quản lý, nguồn nhân lực trong 3 năm 2014-2016.

* Phương pháp phân tích thể chế Đánh giá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình vận dụng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản, chính sách pháp luật về VSATTP

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP

+ Hiệu quả công việc của cán bộ.

+ Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATVSTP, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP

+ Số lượng kênh thông tin tuyên truyền, số lượng bài viết, tin đưa.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đào tạo và cấp phép về

VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống.

+ Đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức.

+ Cấp phép về VSATTP: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện

VSATTP tại các cơ sở ăn uống, tiếp nhận công bố hợp quy.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra.

+ Công tác xét nghiệm: Số phòng xét nghiệm đạt chuẩn, số lượng chỉ tiêu làm xét nghiệm, số lượng mẫu làm xét nghiệm.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Bắc Ninh

Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm làm trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Cục An toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, khoa ATVSTP- TTYT các thành phố/thị xã/thành phố, cán bộ chuyên trách TYT, CTV ATVSTP

Cục An toàn thực phẩm

Sơ đồ 4.1 Mạng lưới về VSATTP trong ngành y tế

Nguồn: Chi cục VSATTP thành phố Bắc Ninh (2017) Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo sơ đồ 4.1, Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP thành phố Bắc Ninh đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật UBND thành phố chỉ đạo các phòng Y tế, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP Các chi cục dưới trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống bao gồm Đội Quản lý thị trường, Chi cục An toàn VSTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Dưới chi cục là các đơn vị tham gia vào công tác chuyên môn Mạng lưới quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện cụ thể:

Sơ đồ 4.2 Mạng lưới quản lý VSATTP cấp thành phố

Nguồn: Chi cục An toàn VSTP thành phố Bắc Ninh (2017)

Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP (trong ngành y tế) ở thành phố Bắc Ninh đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2009, đến nay bộ máy đã hoàn thiện Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp thành phố và cấp xã Được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP và các cơ quan chuyên môn đã thu nhiều kết quả tốt a Sự phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về ATTP cấp thành phố Phòng công thương, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Phòng y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả

Khi xảy ra NĐTP, Phòng Y tế có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP Các Phòng liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin, liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây NĐTP thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc. b Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP

Các Phòng y tế, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Công thương chịu trách nhiệm giúp UBND thành phố thanh tra về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và theo phân cấp của các thành phố

Phòng Y tế- Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.

Phòng Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trường hợp sau:

+ Theo chỉ đạo của UBND thành phố hoặc trưởng BCĐ liên ngành về VSATTP thành phố.

+ Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, đồ uống có chứa chất ethanot, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng

+ Theo đề nghị của cơ quan quản lý.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

BCĐ liên ngành về Phòng Y tế TTYT thành phố

BCĐ liên ngành về UBND xã, phường Trạm Y tế

Sơ đồ 4.3 Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ngành Y tế thành phố

Nguồn: Chi cục An toàn VSTP thành phố Bắc Ninh (2017)

4.1.1.2 Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Đội ngũ làm công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về VSATTP bao gồm tuyến thành phố và tuyến cơ sở.

Tại thành phố Bắc Ninh, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan chuyên ngành giúp phòng y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Trực tiếp thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật Tuyến cơ sở, cấp thành phố có khoa an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc trung tâm y tế tuyến thành phố, số lượng cán bộ có từ 2 đến 3 người/khoa, tuy nhiên số lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được những chức năng, nhiệm vụ được giao

Bảng 4.1 Trình độ chuyên môn của cán bộ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ

Kỹ sư công nghệ thực phẩm 4 26,67

Cử nhân y tế công cộng 2 13,33

Nguồn: Chi cục ATVSTP thành phố Bắc Ninh (2017) Tuyến xã có 1 chuyên trách VSATTP nhưng 100% cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm các chương trình khác nên không có chuyên môn sâu về VSATTP Ngoài ra, tại mỗi xã phường có 01 CTV ATVSTP hỗ trợ tuyên truyền VSATTP, phát hiện và khai báo NĐTP Tuy nhiên, tại các bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố chưa có CTV ATVSTP nên gặp nhiều khó khăn trong giám sát và thông tin về VSATTP.

Như vậy, bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng cụ thể, rõ ràng, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, phân cấp cụ thể cho từng đơn vị và quy định sự phối hợp cần thiết giữa các đơn vị trong công tác quản lý VSATTP Tuy nhiên, ở tuyến cơ sở, lực lượng cán bộ còn thiếu nhiều, làm việc kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn yếu là những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố. a Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP thực hiện các chức năng chủ yếu sau:

Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực VSATTP.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh ăn uống thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý Triền khai công tác phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn toàn thành phố Tổ chức thông tin và phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP, tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Cấp giấy, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến VSATTP theo quy định của pháp luật và phân cấp của ngành y tế.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Sở y tế Nghệ An (2014). Hội thảo về giải pháp đẩy mạnh quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Nghệ An. Truy cập ngày 12 tháng 06 năm 2016 tại http://soytenghean.gov.vn/ve-sinh-an-toan-thuc-pham/1940-hi-tho-v-gii-phap-y-mnh-qun-ly-cht-lng-v-sinh-an-toan-thc-phm-tren-a-ban-ngh-an.html Link
22. Tuấn Dũng (2010). Đà Nẵng: Thách thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Truy cập ngày 09 tháng 03 năm 2016 tại http://danangz.com/da-nang-thach-thuc-ve-van-de-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.html Link
2. Bộ Y tế (2004). Mối nguy Vệ sinh an toàn thực phẩm - Chương trình kiểm soát GMP, GHP và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Khác
3. Bộ Y Tế (2008). Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, trang 305-312 Khác
4. Bộ Y tế (2012). Thông tư 15/2012/TT- BYT, quy định về điều kiện an toàn thực phẩm Khác
5. Bộ Y tế, (2013). Tập hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP từ năm 2011-2013 Khác
6. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Bắc Ninh (2014). Báo cáo tổng kết an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố năm 2014 Khác
7. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Bắc Ninh (2015). Báo cáo tổng kết an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố năm 2015 Khác
8. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Bắc Ninh (2016). Báo cáo tổng kết an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố năm 2016 Khác
9. Chính phủ (2009). Báo cáo số 45/BC-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Khác
10. Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm (2011).Tài liệu Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh An toàn Thực phẩm giai đoạn 2006-2010 Khác
11. Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (2015). Báo cáo ngộ độc thực phẩm năm 2015, Hà Nội Khác
12. Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (2012). An toàn thực phẩm sức khỏe đời sống và kinh tế xã hội Khác
13. Đỗ Mai Thành (2010). Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của liên minh Châu Á và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí cộng sản điện tử, số 12 trang (204) năm 2010 Khác
14. Nguyễn Công Khẩn (2009). Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam - các thách thức và triển vọng. Kỷ yếu Hội nghị khoa học VSATTP lần thứ 5. Nhà xuất bản Y học, Hà Nôi Khác
15. Nguyễn Công Khẩn (2011). Chiến lược an toàn thực phẩm tại Việt NamY học dự phòng và y tế công cộng, thực trạng định hướng tại Việt Nam trường ĐHY Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nôi Khác
16. Quốc hội khóa XII (2010). Luật An toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học Hà Nội Khác
18. Sở y tế tỉnh Bắc Ninh (2013). Quyết định số 618/QĐ-SYT về việc Phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thưc phẩm thuộc lĩnh vực ngành y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Khác
19. Trần Đáng (2007). Thực trạng và giải pháp ATVSTP, Hội thảo An toàn thực phẩm năm 2007, Hà Nội Khác
20. Trần Đáng (2008). Ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm, an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nôi, trang 17 - 22 và 186 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Bản đồ thành phố Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Hình 3.1 Bản đồ thành phố Bắc Ninh (Trang 53)
Bảng 3.1. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của thành phố qua các giai đoạn 2006-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của thành phố qua các giai đoạn 2006-2016 (Trang 55)
Bảng 3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn 2006 -2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn 2006 -2016 (Trang 55)
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động (Trang 57)
Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Loại mẫu - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Loại mẫu (Trang 60)
Sơ đồ 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ngành Y tế thành phố Nguồn: Chi cục An toàn VSTP thành phố Bắc Ninh (2017) - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ngành Y tế thành phố Nguồn: Chi cục An toàn VSTP thành phố Bắc Ninh (2017) (Trang 64)
Bảng 4.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế (Trang 65)
Bảng 4.2. Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nướcvề ATVSTP tại TP Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2. Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nướcvề ATVSTP tại TP Bắc Ninh (Trang 72)
Bảng 4.3. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lý nhà nước về VSATTP ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.3. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lý nhà nước về VSATTP ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 73)
Bảng 4.5.Tình hình thực hiện mục tiêu Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện mục tiêu Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành (Trang 76)
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện các dự án, đề án do Sở Y tế chủ trì giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện các dự án, đề án do Sở Y tế chủ trì giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 78)
Bảng 4.7. Đánh giá các chính sách về VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7. Đánh giá các chính sách về VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 79)
Bảng 4.8. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức ATVSTP thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014– 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức ATVSTP thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014– 2016 (Trang 82)
Bảng 4.9. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP tại TP Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP tại TP Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 83)
Bảng 4.10. Thực trạng cấp giấy chứng nhận về VSATTP tại TP Bắc Ninh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10. Thực trạng cấp giấy chứng nhận về VSATTP tại TP Bắc Ninh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 84)
Bảng 4.11. Đánh giá về công tác tuyên truyền, cấp giấy chứng nhận Cán bộ quản lý Người sản xuất, chế Người kinh doanh thực - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11. Đánh giá về công tác tuyên truyền, cấp giấy chứng nhận Cán bộ quản lý Người sản xuất, chế Người kinh doanh thực (Trang 86)
Bảng 4.12. Tình hình thanh tra, kiểm tra VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014- 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.12. Tình hình thanh tra, kiểm tra VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014- 2016 (Trang 87)
Bảng 4.14. Các nội dung vi phạm chủ yếu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.14. Các nội dung vi phạm chủ yếu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 89)
Bảng 4.15. Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.15. Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm (Trang 90)
Bảng 4.16. Tình hình điều tra và xử lý NĐTP thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.16. Tình hình điều tra và xử lý NĐTP thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 92)
Bảng 4.17. Tình hình xét nghiệm VSATTP tại thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.17. Tình hình xét nghiệm VSATTP tại thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 93)
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về chất lượng cán bộ quản lý VSATTP Thành phố Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về chất lượng cán bộ quản lý VSATTP Thành phố Bắc Ninh (Trang 95)
Bảng 4.24 cho thấy, đa số các hộ điều tra biết đến các tiêu chí phải ghi trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.24 cho thấy, đa số các hộ điều tra biết đến các tiêu chí phải ghi trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn (Trang 99)
Bảng 4.25 cho thấy, tất cả các hộ điều tra đều có kiến thức tương đối tốt khi lựa chọn thịt, cá tươi - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.25 cho thấy, tất cả các hộ điều tra đều có kiến thức tương đối tốt khi lựa chọn thịt, cá tươi (Trang 100)
Bảng 4.27 cho thấy, trên 70% các hộ điều tra đều biết được các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm trong quá trình chế biến - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.27 cho thấy, trên 70% các hộ điều tra đều biết được các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm trong quá trình chế biến (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w