1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ Đề Đáp Án Đọc hiểu ngữ văn lớp 9 theo thể loại, thể loại thơ

48 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ Đề Đáp Án Đọc Hiểu Ngữ Văn Lớp 9 Theo Thể Loại, Thể Loại Thơ
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 97,75 KB

Nội dung

- Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàuhình ảnh và nhất là có nhịp

Trang 1

MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ 3

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

4 Đặc điểm cơ bản của thơ tự do, thơ tám chữ, thơ song thất lục bát 4

II KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

III CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ THỂ LOẠI THƠ

Trang 2

I VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm về thơ

- Có rất nhiều định nghĩa, quan điểm về thơ

- Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh

cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàuhình ảnh và nhất là có nhịp điệu”

2 Các yếu tố cơ bản của thơ

- Về nội dung:

+ Cái thực trong thơ: Cuộc sống mênh mông vô tận sẽ là nơi cung cấp chất liệucho Thơ Cuộc sống với hơi thở ấm nóng sẽ tô điểm cho những câu thơ, cho nghệ

thuật: “Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên trang” (Chế Lan Viên) Thơ ca khơi nguồn

từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời, bóng dáng conngười Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹnbóng hình cuộc sống

+ Nhưng quan trọng hơn, thơ là biểu hiện của tâm hồn người Thơ ca bao giờcũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm con người, những rung động của

trái tim trước cuộc đời “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn), “Thơ

là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt” (Ban zắc), “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuybray), “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân

Diệu)

++ Tư tưởng trong thơ là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống

Tư tưởng gắn liền với cảm xúc, tình tự

++ Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức Nó đòi hỏi nhà thơ phải

có sự rung động mạnh mẽ từ bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn, buộc tácgiả phải sống rất sâu vào thế giới nội tâm của mình Thiếu tình cảm chân thành, sâusắc, nhà thơ không thể làm được thơ, họa chăng chỉ có những câu vần vè, chắp nối

- Về hình thức:

+ Hình ảnh thơ: là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong mộthoàn cảnh, trạng thái nào đó Cũng như văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống bằng hìnhtượng Nhưng hình tượng trong thơ không phải được xây nên từ óc quan sát, chiều sâunhận thức, tư duy lôgic của lý trí, mà nó gắn với cảm xúc, với tâm hồn

+ Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu nhịp điệu, tính nhạc; ngôn ngữ hàm súc “ý tạingôn ngoại” và là ngôn ngữ giàu tính truyền cảm

- Chủ thể trữ tình

+ Khái niệm: Là chủ thể phát ngôn, thường là tác giả hoặc người đại diện cho

quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống; đây là

Trang 3

con người có cảm xúc, suy tư trong tác phẩm nhưng không nên đồng nhất đơn giảngiữ chủ thể trữ tình và tác giả.

+ Phân loại: Hai dạng

++ Xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tôi, anh, em, chúng ta,

chúng tôi, )

++ Chủ thể ẩn, không có ngôi (nhân danh cái chung, đại diện cho một bộ phận

xã hội)

- Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình): Là người trực

tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,… trong bài thơ nhưng không đồng nhất với tác giả

- Hình thức trong thơ trữ tình là tổng hòa của thể thơ, câu thơ, lời thơ, giọng

điệu, nhịp, vần, hình ảnh, trong thơ trữ tình

- Từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ ngữ trong thơ là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, được chọn lọc, trauchuốt

+ Hình ảnh trong thơ thường được tạo nên bằng việc sử dụng từ ngữ (tượng

thanh, tượng hình, từ láy,…) và các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,…),… giúp nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ.

=> Cả từ ngữ và hình ảnh thơ đều mang sức gợi cảm lớn, có khả năng chứađựng nhiều tầng ý nghĩa

++ Nhịp thơ chẵn: Trong loại nhịp thơ này, các âm tiết được phân bố đều nhau

và đều nhấn nhá, tạo thành một sự cân bằng và ổn định

++ Nhịp thơ lẻ: Trái ngược với nhịp chẵn, nhịp thơ lẻ có sự sắp xếp không đều của các âm tiết Một số âm tiết sẽ được nhấn mạnh hơn so với các âm tiết khác, tạo thành một sự không đều và không thường xuyên

++ Nhịp thơ tự do: Đây là loại nhịp thơ không ràng buộc bởi các qui tắc nhịp điệu cụ thể Các đoạn trong nhịp thơ tự do có thể không tuân thủ các qui tắc nhịp thơ truyền thống, cho phép sáng tạo và tự do biểu đạt của nhà thơ

- Vần:

Trang 4

+ Là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng

để tạo âm điệu trong thơ Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau.Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ

+ Ý nghĩa: tạo cho lời thơ sự kết dính âm vang đầy ấn tượng; làm cho thơ dễthuộc, dễ nhớ hơn

+ Phân loại:

++ Xét về vị trí: vần chân (cước vận) là vần thường được gieo vào cuối

dòng thơ; vần lưng (yêu vận) là vần thường được gieo ở giữa dòng thơ

++ Xét về thanh điệu: vần thanh bằng (T) là những chữ không dấu hoặc dấu huyền, vần thanh trắc (T) là những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng.

- Theo nội dung biểu hiện, có:

+ Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, những chiêm nghiệm về cuộc đời”+ Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

+ Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai)

- Theo cách tổ chức bài thơ, có:

+ Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước: Đường luật, lục bát, song thất lụcbát…)

+ Thơ tự do (không theo luật)

+ Thơ văn xuôi (câu thơ gần như câu văn xuôi nhưng vẫn có nhịp điệu)

4 Đặc điểm cơ bản của thơ tự do, thơ tám chữ, thơ song thất lục bát

Trang 5

+ Câu song thất kể lại sự việc và câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày.

+ Thường chỉ có một nhân vật trữ tình trong khung cảnh thời gian và không gian hẹp.+ Thiên về diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khảnăng biểu lộ những dòng suy cảm dồn nén

+ Giàu nhạc điệu

II KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THƠ CA THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

1 Kĩ năng trả lời các câu hỏi nhận biết

2 Xác định thể thơ - Số câu, số chữ của VB

3 Xác định nhân vật trữ tình - Đặc trưng của NVTT:

+ NVTT là nhân vật bộc lộ cảm xúc+ NVTT có thể xuất hiện trực tiếp hoặc không

4 Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong

- Đặc trưng, dấu hiệu nhận biết của từng biện pháp tu từ

5 Xác định phong cách ngôn ngữ

- Đặc trưng ngôn ngữ (PCNN nghệ thuật)

Nhận biết nội 1 Xác định các cụm từ ngữ, - Căn cứ yêu cầu đề bài

Trang 6

dung hình ảnh chứa thông tin - Tìm vị trí của cụm từ ngữ, hình ảnh

2 Xác định thông tin chính - Căn cứ yêu cầu đề bài

- Tìm vị trí của câu văn/ câu thơ chứa thông tin

3 Xác định đề tài - Căn cứ nhan đề VB

- Căn cứ nội dung VB

2 Kĩ năng trả lời câu hỏi thông hiểu

- Nêu hiệu quả: Biện pháp tu từ đãđem lại hiệu quả thẩm mĩ cho câu thơ/ đoạn thơ/ bài thơ:

+ Về nội dung (trả lời các câu hỏi):++ Nhằm nhấn mạnh/ khắc họa điều gì? (ý khái quát)

++ Điều đó được diễn tả cụ thể như thế nào qua các từ ngữ, hình ảnh chứa biện pháp tu từ? (ý cụ thể)++ Thể hiện tâm trạng, thái độ, cảm xúc gì của tác giả?

+ Về hình thức nghệ thuật:

++ Với các biện pháp điệp: Tạo nhịpđiệu ; giọng điệu ; tăng tính liên kết cho đoạn thơ/văn (chỉ rõ nhịp điệu gì, giọng điệu gì);

++ Với các biện pháp ẩn dụ, so sánh,nhân hóa, hoán dụ : Khiến câu thơ/văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn

2 Nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ

- Chỉ rõ thể thơ được sử dụng trong văn bản

- Nêu hiệu quả: Việc sử dụng thể thơ đem lại hiệu quả nghệ thuật đặc

Trang 7

sắc cho văn bản+ Về nội dung:

++ Góp phần khắc họa/ thể hiện chủ

đề của VB (chỉ rõ chủ đề)++ Bộc lộ/ Diễn tả rõ nét tâm trạng, thái độ, tình cảm của tác giả/ nhân vật trữ tình (chỉ rõ tâm trạng, thái độ,tình cảm của tác giả)

+ Về hình thức nghệ thuật: Tạo nhịp điệu thơ, giọng thơ, tính nhạc cho VB

- Giải thích từ ngữ, hình ảnh (nếu cần)

- Diễn giải nội dung của câu thơ/ câuvăn bằng ngôn ngữ cá nhân theo từng vế, từng ý của câu thơ/ câu văn

2 Từ nội dung câu thơ/ câu văn , anh/chị hiểu gì về

- Khái quát nội dung câu thơ/ câu văn

- Từ nội dung câu thơ làm rõ vấn đề được nêu trong câu hỏi

3 Kĩ năng trả lời câu hỏi vận dụng

1 Từ nội dung văn bản/ câu thơ ,

anh/chị có suy nghĩ gì ?

- Khái quát nội dung câu thơ/ câu văn

- Khẳng định câu thơ/ câu văn đã gợi cho mỗi chúng ta những suy nghĩ sâu sắc:

+ Nhận thức: Nhận thức được những điều gì

từ nội dung của câu thơ/ câu văn?

+ Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm gì?

+ Hành động: Từ đó, giúp bản thân ta ý thứcđược cần phải làm gì?

2 Câu thơ/ câu văn có ý nghĩa gì với

anh/chị?

- Khái quát nội dung câu thơ/ câu văn

- Khẳng định câu thơ/ câu văn có ý nghĩa sâu sắc với bản thân mỗi chúng ta:

Trang 8

3 Nhận xét về giọng điệu văn bản - Chỉ rõ giọng điệu của văn bản (cảm xúc,

thái độ của NVTT/tác giả thể hiện trong vănbản)

- Nhận xét Trả lời các câu hỏi:

+ Có đa dạng phong phú hay không? Có linh hoạt hay không?

+ Có góp phần thể hiện rõ nét nội dung, tư tưởng chủ đề của văn bản hay không?

+ Có đem lại những xúc cảm mới mẻ cho bạn đọc hay không?

- Chỉ rõ biểu hiện của vẻ đẹp trong tâm hồn NVTT

- Nhận xét:

+ Tâm hồn có cao đẹp hay không?

+ Có lan tỏa những giá trị tích cực đến bạn đọc hay không?

5 Anh/chị có đồng tình với quan niệm

của tác giả được thể hiện trong câu thơ/

câu văn/ văn bản hay không? Vì sao?

- Chỉ rõ quan điểm của bản thân: đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần

- Lí giải: 03 lí lẽ (nhận thức, thái độ, hành động)

6 Thông điệp/ bài học ý nghĩa nhất mà

a/c rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?

- Nêu thông điệp/ bài học bằng một câu đơn, bám sát vào nội dung chính của VB

- Lí giải: 03 lí lẽ (nhận thức, thái độ, hành động)

2 Minh hoạ kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu về thơ ca

Trang 9

Đọc văn bản sau:

TUỔI THƠ

Trong giấc ngủ của con

Đỏ ối trời hoa gạo

Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão

Mùi rơm rạ huây hoai

Mùi bùn non ngây ngái

Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi

Cho chuồn ngô cắn rốn

Tưởng sông Hồng hẹp hơn

Thân chuối lạc đã vớt con lúc đuối.

Trong giấc ngủ của con

Đỏ rát trời đạn lửa

Thương mẹ thương bà những năm chiến

tranh

Tất tả gánh gồng xuôi ngược

Cháu con một đầu, nồi chảo một đầu

Con ngồi hát giữa chập chèng xoong

chậu

Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết

Nhưng bom đạn dường như không cần biết.

Trong giấc ngủ của con Không có bà Tiên, cô Tấm Chỉ có u u những hồi còi báo động

Và chiếc chạc xoan muốn được hóa

nỏ thần Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin

Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống

Đất nước trường tồn từ chắt chiu hy vọng

Trong mỗi căn hầm Có tiếng dế tuổi thơ con!

(Trương Nam Hương, Viết tặng những mùa xưa, NXB Thanh

niên 1999)

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1 Chỉ ra sự khác biệt về cách gieo vần giữa thể thơ được sử dụng trong bài thơ

và thể thơ lục bát

Câu 2 Những câu thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tuổi thơ của người con?

Mùi rơm rạ huây hoai Mùi bùn non ngây ngái Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi Cho chuồn ngô cắn rốn

Câu 3 Câu thơ “Trong giấc ngủ của con” được lặp lại 3 lần có tác dụng gì?

Câu 4 Từ những câu thơ:

Trang 10

Trong giấc ngủ của con Không có bà Tiên, cô Tấm Chỉ có u u những hồi còi báo động

anh/chị có suy nghĩ gì về tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến tranh

Câu 5 Theo anh/chị, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những

khó khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?

GỢI Ý Câu 1 Chỉ ra sự khác biệt về cách gieo vần giữa thể thơ được sử dụng trong bài thơ

+ Thơ lục bát quy định về cách gieo vần: tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng

số 8; theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo

Câu 2 Những câu thơ giúp em về tuổi thơ của người con: Tuổi thơ nhọc nhằn, cơ cực

nhưng cũng không kém phần thú vị

Câu 3 Câu thơ “Trong giấc ngủ của con” được lặp lại 3 lần có tác dụng:

- Nhân vật trữ tình hồi tưởng những kí ức về tuổi thơ vất vả, lam lũ nhưng cũng đầythú vị, tình yêu thương của bà và mẹ

- Bộc lộ nỗi nhớ về tuổi thơ; tình yêu thương, biết ơn với người bà, người mẹ

- Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ

Câu 4 Từ những câu thơ:

Trong giấc ngủ của con Không có bà Tiên, cô Tấm Chỉ có u u những hồi còi báo động

Em thấy tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến tranh:

- Tuổi thơ không có chỗ cho những điều kì diệu, mộng mơ

- Tuổi thơ không yên bình, đầy những biến động

Từ đó em thấy cảm thương cho những đứa trẻ sống trong thời chiến; lên án chiếntranh

Câu 5 Theo anh/chị, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những khó

khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?

- Nêu được quan điểm của mình

- Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn

Trang 11

Ví dụ:

- Theo em “cái khao khát thơ ngây”giúp con người vượt lên những khó khăn,thử thách trong cuộc sống

- Vì “Cái khao khát thơ ngây” giúp con người có niềm tin vào cuộc sống, từ đó

có động lực vượt lên những khó khăn, thử thách

III CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ THƠ CA

1 Nghị luận về một ý kiến bàn về thơ

1.1 Lí thuyết

- Yêu cầu: Nghị luận về một ý kiến bàn về thơ đòi hỏi phải hiểu biết cách giải thích,

bình luận, chứng minh một vấn đề Người viết phải đưa ra quan điểm của bản thân về

ý kiến và chứng minh cho quan điểm đó một cách thuyết phục

- Nghị luận về một ý kiến bàn về thơ thường là những ý kiến về tác phẩm, tác giả và

phổ biến nhất là các ý kiến về lí luận văn học thuộc các phạm trù kiến thức như: đặctrưng thơ, chức năng của thơ, đặc điểm của thơ, tiếp nhận thơ…

- Cách viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về thơ.

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận; trích dẫn ý kiến.

+ Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận

++ Giải thích ý kiến: Giải thích từ, cụm từ then chốt; rút ra ý nghĩa của cả câu ++ Bàn luận: Ý kiến ấy đúng hay sai, nó xuất phát từ đặc trưng/ giá trị…nàocủa thơ?

++ Chứng minh: Chọn dẫn chứng phù hợp để phân tích, chứng minh làm sáng tỏvấn đề

++ Đánh giá, mở rộng: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến; tác động của ýkiến đối với văn học…

Nói về thơ, Nguyễn Đình Thi cho: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất

của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.

Anh/Chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bằng một bài thơ mà anh/chị yêu thích,hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

GỢI Ý

Trang 12

- Tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn: những tình cảm, cảm xúc

nảy nở tự nhiên trong tâm hồn người

- Câu nói của Nguyễn Đình Thi: Thơ là những tình cảm tự nhiên nảy nở trongtâm hồn khi nhà thơ bắt gặp bức tranh hiện thực đời sống

2.2 Bàn luận:

- Ý kiến nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ

- Thơ là sản phẩm có được từ tình cảm mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ

- Nhưng những cảm xúc trong thơ dù mãnh liệt đến đầu cũng phải có điểm tựa

từ hiện thực cuộc sống Nó là những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất cất lên từ mộthoàn cảnh cụ thể của đời sống mà nhà thơ là người nếm trải

- Vì vậy, thơ là tiếng nói tâm hồn nhà thơ nhưng vẫn là hiện thực đời sống đượcphản ánh

2.3 Chứng minh: HS lấy một/ một số bài thơ để chứng minh Cần phải làm nổi bật:

- Là những cảm xúc mãnh liệt của mỗi nhà thơ;

- Đây là những cảm xúc, tình cảm chân thành này nở từ những cảnh ngộ cụ thểcủa bản thân mỗi nhà thơ

- Cái hay của những bài thơ này là những tình cảm ấy đều mang tính thẩm mĩ

và được chuyên chở trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc

Ví dụ bài thơ “Mùa hạ” của Xuân Quỳnh:

MÙA HẠ (Xuân Quỳnh)

(1) Đó là mùa của những tiếng chim reo Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả Đất thành cây, mật trào lên vị quả Bước chân người bỗng mở những đường đi

(2) Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

Trang 13

(3) Đó là mùa của những ước mơ Những dục vọng muôn đời không kể xiết Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu

(4) Đó là mùa của những buổi chiều Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

(5) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

(Trích Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr 34)

- Giới thiệu khái quát về Xuân Quỳnh (Là nhà thơ nữ trưởng thành trong cuộckháng chiến chống Mỹ Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ vừa hồnnhiên, tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúcbình dị đời thường), bài thơ “Mùa hạ” (Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dungchính…)

- Bài thơ là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về bức tranh mùa hạ Từ đó thểhiện những suy nghĩ và triết lí về cuộc sống của nữ thi sĩ

+ Bức tranh mùa hạ: Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh,của nắng vàng rực rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồmtrắng tinh khiết

+ Cảm xúc của nhân vật trữ tình: yêu quý, gắn bó với mùa hạ; thảng thốt, tiếcnuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những khát khao, ước mơ vẫncòn mãi…

- Đó là cảm xúc chân thành, mãnh liệt của Xuân Quỳnh

Trang 14

- Thơ là những tình cảm tự nhiên, nảy nở từ đời sống, nhưng đó phải là nhữngtình cảm mang tính thẩm mĩ và phải được chuyên chở trong một hình thức nghệ thuậtđặc sắc mới có sức lay động cho thơ

- Đó là lời nhắc nhở quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, nhữngngười yêu thơ muốn thâm nhập thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca

3 KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề.

………

ĐỀ LUYỆN 02

Bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải

thuộc về “ngôi thứ nhất” và luôn cần ở “thì hiện tại” Đó là sức mạnh để những câu thơ ra đời cách đây hàng ngàn năm vẫn còn song hành với thời đại của chúng

ta và những câu thơ của ngày hôm nay sẽ còn làm bạn mãi mãi với mai hậu”.

Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ sau:

HOA MỘC MIÊN BIÊN GIỚI

Nguyễn Linh Khiếu

chẳng hiểu sao lần nào qua biên giớihoa mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâmcan

mộc miên đỏ một trời biên viễnnhư máu tươi ròng rã ngàn năm

dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chénngười xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông

thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tãkhuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông

có ai trồng mộc miên biên giớihay biên cương cây tìm đến mọc lênhoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê táicây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương

Hà Giang, 27 2 2009

Trang 15

Tri thức cơ bản về tác giả, tác phẩm:

Tác giả

Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình Ông là PGS.TS triết học, hiệnđang sống và làm việc tại Hà Nội Ông đã từng đoạt giải thưởng thơ Báo Văn nghệ(1995) và Tạp chí Văn nghệ quân đội (2010)

Tác phẩm

Bài thơ Hoa mộc miên biên giới tôi viết trong dịp lên tặng quà đồng bào và

chiến sĩ Biên phòng ở Mèo Vạc, Đồng Văn Đó là những rung động chợt đến khi mình đứng ở nơi biên cương địa đầu Tổ quốc với hoa đỏ, cột mốc biên giới và người lính biên phòng […] Đối với tôi, nhà thơ bao giờ cũng là người trong cuộc

và anh ta nói tiếng nói của người trong cuộc (Nguyễn Linh Khiếu)

Bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ được trao giải Nhất của cuộc thi thơ do Tạpchí Văn nghệ quân đội tổ chức vào năm 2008 – 2009

Hoa mộc miên: còn gọi là hoa gạo, hoa pơ lang…

- Khái niệm “thơ”: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể

hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình

ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999).

- Tình cảm, cảm xúc: Yếu tố căn cốt nhất của thơ, làm nên bản chất của thơ ca

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất”: Nghĩa

là trước hết phải thuộc về cá nhân của người nghệ sĩ, phải được cá thể hoá cao độ

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ cũng luôn ở “thì hiện tại”: Nghĩa là luôn tươi

mới, luôn có thể song hành với mọi thời đại

=> Mượn cách nói hình ảnh với những thuật ngữ của văn học và ngôn ngữ học, câunói muốn khẳng định tính chất cá thể hoá và tính điển hình, tính khái quát vươn tớitầm nhân loại của tình cảm, cảm xúc trong thơ Chính điều đó đã làm nên sức sống từngàn xưa cho tới ngàn sau của thơ ca đích thực

2 Bàn luận

* Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có tính cá thể hoá cao độ, độc đáo

Trang 16

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải bắt nguồn từ tiếng nói chân thành,trực tiếp trong trái tim cá nhân người nghệ sĩ, đó không bao giờ là những cảm xúc vay

mượn, chung chung mà nó phải rất riêng biệt tới mức độc đáo (chỉ có niềm vui của

chính anh, nỗi buồn trong chính trái tim anh mới khiến anh cầm bút R Gamzatop) Có

điều đó là vì mỗi nhà thơ luôn viết thơ từ nỗi niềm riêng, cảnh ngộ riêng… Ngay cảnhững tình cảm lớn lao chung của cả dân tộc, đất nước thì cũng phải thông qua trảinghiệm riêng, cảm nhận riêng của người nghệ sĩ…

- Điều này rất có ý nghĩa: Làm cho mỗi thi phẩm là một thế giới mênh mangcủa cảm xúc riêng tư, cho người đọc hiểu được nhiều nỗi lòng, nhiều tâm tư…và thơ

ca muôn đời là những điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu), thơ ca chẳng

bao giờ là sự lặp lại nhàm chán

* Cảm xúc, tình cảm trong thơ cần phải luôn tươi mới, luôn song hành được với mọi thời đại

- Bản thân người nghệ sĩ khi gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình vào thơ làmong gặp được sự đồng cảm, tri ngộ bất tận, vượt cả thời gian, không gian

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ thường có xu hướng vươn lên tính chất điểnhình; có tính chất khái quát thành quy luật tâm trạng; có khả năng đúng với nhiều thời,

nhiều đời và vươn lên trở thành nét tâm lí chung của nhân loại, trở nên vĩnh cửu (Thơ

đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả P E lya)

- Ý nghĩa : thơ là tiếng nói của tình cảm riêng tư nhưng không bao giờ lạc lõng

mà có thể là bạn với đông đảo mọi người của muôn đời Làm cho thơ ca có sức sốnglâu bền và luôn còn cần thiết như người bạn tinh thần nâng giấc tâm hồn cho conngười bao nhiêu thế kỉ…

3 Chứng minh nhận định qua bài thơ “Hoa mộc miên biên giới” của Nguyễn

Linh Khiếu

Thí sinh lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để chứng minh, phân tích, làm rõ hai luận điểm cơ bản, có thể triển khai theo hướng khác nhưng phải đảm bảo tính lôgic

và thuyết phục Sau đây là một số gợi ý:

- Tình cảm, cảm xúc chủ đạo trong bài thơ: Tình cảm, cảm xúc gắn với chủ thểtrữ tình, được cá thể hoá cao độ

+ Gắn với kỉ niệm cá nhân và niềm xúc động không nguôi của tác giả (chẳng

hiểu sao…; dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén; người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông….)

+ Tình yêu, niềm ám ảnh khôn nguôi đối với loài hoa hoang dã nơi biên cương

Tổ quốc (hoa mộc miên rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can, ròng rã

ngàn năm, hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái …)

Trang 17

+ Niềm cảm phục, sự biết ơn sâu sắc đối với những người lính biên phòng nóiriêng, những người lính nói chung đã hi sinh xương máu bảo vệ biên giới lãnh thổ

- Tình yêu thiên nhiên; tình yêu Tổ quốc; sự trân trọng, biết ơn của tác giả làtình cảm có tính phổ quát, gợi niềm xúc động sâu xa trong lòng độc giả nhiều thế hệ

- Tình cảm sâu lắng, tha thiết được thể hiện qua những đặc sắc nghệ thuật: hìnhảnh xuyên suốt, ám ảnh (mộc miên); nghệ thuật ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ…; thể thơ tựdo…

III KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề

………

ĐỀ LUYỆN 03

“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.” (Xuân Diệu).

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Ví dụ: Nhà phê bình Hoài Thanh khi bàn về giá trị của thơ ca đã cho rằng: “Từ bao

giờ cho đến bây giờ, Từ Hômerơ đến “Kinh thi” đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” Sở dĩ thơ ca có vai trò to lớn như vậy vì thơ ca không chỉ phản ánh cuộc sống, thể hiện cảm xúc tâm hồn của nhà thơ mà còn mang vẻ đẹp hình thức rất riêng Bàn về đặc điểm của thơ ca, Xuân Diệu cho rằng: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.”

2 THÂN BÀI

2.1 Giải thích

Trang 18

- Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời: đề cập đến khía cạnh nội dung thơ ca Xuân

Diệu khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa thơ và hiện thực – bao gồm cảhiện thực khách quan (thế giới thiên nhiên, tạo vật, con người…) và hiện thực chủquan (hiện thực trong tinh thần, tâm hồn nhà thơ) Thơ ca có khả năng biểu hiện cuộcđời với muôn màu muôn vẻ Thơ ca nói lên được những vấn đề lớn lao sâu sắc, thuộc

về bản chất của hiện thực, của đời sống con người

- Thơ còn là thơ nữa nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật của thơ: tính chất tinh tế,

huyền diệu, khó nắm bắt của thơ

=> Xuân Diệu là một nhà thơ, vì vậy những nhận định về thơ của ông không chỉ là hệquả của quá trình chiêm nghiệm, suy tưởng mà còn là sự trải nghiệm thực tế sáng tạo.Nhận định của Xuân Diệu chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa thơ ca với hiện thựccuộc sống, đồng thời nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật riêng biệt của thơ ca – một loạihình nghệ thuật thăng hoa từ cuộc sống và tâm hồn con người

2.2 Chứng minh: HS chọn dẫn chứng để chứng minh

Ví dụ bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bính (là một nhà thơ nổi tiếng trongphong trào Thơ mới Đó là nhà thơ chân quê, nhà thơ của hương đồng, gió nội, cảunhững cảm xúc tình yêu gắn với không gian đồng quê Việt Nam), bài thơ “Chân quê)(Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính…)

- Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy mối quan hệ không thể tách rời giữa thơ và

cuộc sống: “Tất cả những vấn đề trọng đại của loại người có thể đem ra bàn cãi bằng

những câu thơ” (A De Vigny), “Cả một thế giới trong một con người, đó là nhà thơhiện đại” (Max Jacob)… Nội dung của bài thơ cũng không nằm ngoài hiện thực củathời đại nó ra đời

+ Hiện thực khách quan: Xã hội thuộc địa nửa phong kiến, văn hóa phương Tâyđang du nhập một cách mạnh mẽ vào nước ta nhất là ở thành thị Cô gái “đi tỉnh” về

đã thay đổi rất nhiều trong cách ăn mặc, không còn mặc những trang phục của nhữngngày trước đó không xa, không còn vẻ quê mùa, hương đồng gió nội đã “bay đi ítnhiều”…

+ Hiện thực chủ quan trong thế giới tinh thần, tâm hồn nhà thơ: Nguyễn Bínhlui về cuộc sống thuần hậu, đậm chất chân quê nhưng lại đau đớn khi nhận ra cái hồnquê đang phôi phai Nhà thơ ra sức níu giữ những nét văn hóa truyền thống Điều đóbộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước thầm kín, thiết tha; khát vọng giải phóng cánhân, khát vọng tự do… (Bi kịch trong tâm hồn thi sĩ)

- Cái đẹp trong ý tưởng, trong nội dung của thơ luôn gắn với sự hài hòa tronghình thức nghệ thuật Vì thế những câu thơ, bài thơ thể hiện một cách trọn vẹn vẻ đẹp

Trang 19

của đời sống, tâm hồn con người cũng là những bài thơ, câu thơ đạt đến giá trị nghệthuật tinh tế, kì diệu “Chân quê” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính– nhà thơ chân quê, nhà thơ của hương đồng gió nội:

+ Thể thơ lục bát truyền thống

+ Ngôn ngữ cá thể hóa cao độ - ngôn ngữ giản dị, gần gũi: các từ ngữ gần gũi

(thầy bu mình, chúng mình, van, …), cách nói quen thuộc (hoa chanh nở giữa vườn

- Cái đẹp trong Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung là sự tổng hòa của nhạc,của ý, của lời, là nghệ thuật tinh túy, huyền diệu được con người sáng tạo để tôn vinhnhững giá trị tinh thần cao quý thăng hoa từ cuộc sống muôn màu, muôn vẻ

- Nhận định của Xuân Diệu cũng đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ và độcgiả: phải trau dồi năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật để những áng thơ bất hủtrong đời sống tâm hồn của loài người

3 KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề Nên kết bài bằng lí luận văn học.

Ví dụ: Xuân Diệu cho rằng: “Thơ không chỉ là hiện thực, là cuộc đời mà còn là

thơ nữa”, điều đó được chứng minh qua “Chân quê”, khi Nguyễn Bính không chỉ viết

về sự thay đổi của các giá trị văn hóa truyền thống mà còn thể hiện tâm trạng nuối tiếc, nỗ lực níu kéo những giá trị ấy Đồng thời bài thơ giản dị, tự nhiên như lời nói hàng ngày vậy Cứ thế nó đi vào tâm thức của người đọc, và vì vậy bài thơ “ nằm ngoài quy luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Xantưkhôp Sêđrin)

ĐỀ LUYỆN 04

Lê Quý Đôn nói: “Làm thơ có 3 điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc…”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Nêu cảm nhận về mối quan hệ giữa cảnh

và tình trong bài thơ sau:

TỰ TÌNH THÁNG BA

Mùa xuân ơi

Trang 20

Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm Tháng ba sương khói như lòng

Tôi thả tình tôi trên một dòng sông Chiều đồng giao nhức màu hoa bèo tím

Mặc năm tháng ngày đêm Kí ức xanh một vùng bến bãi Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải Dáng con đò gầy như dáng chị tôi

Vàng đi nắng ơi Cho nỗi buồn tôi rạng ngời hy vọng Tôi mặc lòng tôi lang thang đầu con sóng Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình

Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh Cho bài hát hoài niệm về quê cũ

Dẫu tháng năm chưa bao giờ yên ngủ

Và trong tôi hoa gạo vẫn nhọc nhằn

Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm Nỗi đau đáu của một người viễn xứ Ngày đang mới trong một chiều đã cũ Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh

(Tự tình tháng ba, Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết,

NXB Văn học 2003, tr.16 - 17)

Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, sinh ngày 17-5-1977 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định Chị đã từng là một thành viên trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò; là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm

2013 Rất nhiều người đọc và thuộc thơ chị

Thơ Bình Nguyên Trang ý vị, đậm nữ tính, giàu nội tâm, đôi khi man mác nỗi u hoài xa vắng Chị khá nhạy cảm và tinh tế những cung bậc cảm xúc; sâu sắc mà không buồn đau vô vọng Sống chân thành, viết chân thành, thơ như chính con người chị, tinh khôi mà da diết nỗi người, nỗi đời.

GỢI Ý

Trang 21

+ Ý kiến của Lê Quý Đôn cũng là một khái quát mang tính lịch sử, phù hợp vớinhận thức về thơ trong khuôn khổ cũ Thơ trung đại, dưới ảnh hưởng của thi pháp thơĐường thường được viết theo đúng cấu trúc: Cảnh/ sự/ tình Đó như thể một công thứcchung Tuy nhiên cá nhân nhà thơ trong quá trình sáng tạo luôn phá vỡ cấu trúc, chínhđiều đó làm nên sức hấp dẫn của thơ, đồng thời thể hiện sự vận động của chính lịch sửthi ca.

2 Chứng minh: HS lấy dẫn chứng minh.

* Giới thiệu về tác giả Bình Nguyên Trang, bài thơ “Tự tình tháng ba”: Bình NguyênTrang là nhà thơ khá nổi tiếng, được nhiều người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ Thơchị ý vị, đậm nữ tính, giàu nội tâm, đôi khi man mác nỗi u hoài xa vắng Chị khá nhạycảm và tinh tế những cung bậc cảm xúc; sâu sắc mà không buồn đau vô vọng Sốngchân thành, viết chân thành, thơ như chính con người chị, tinh khôi mà da diết nỗingười, nỗi đời Đặc biệt, bài thơ “Tự tình tháng ba” in trong tập thơ “Chỉ em và chiếcbình pha lê biết”, NXB Văn học 2003 đã khơi lên trong lòng độc giả những nỗi niềmđồng cảm sâu xa

* Bài thơ miêu tả cảnh tháng ba, cảnh mùa xuân với bằng những sắc màu phong phú:

“Chiều đồng giao thức màu hoa bèo tím”, là “Kí ức xanh một vùng bến bãi”, là “Vàng

đi nắng ơi”; “Dáng con đò gầy như dáng chị tôi” ; và cả màu đỏ rực của hoa gạo, dùkhông được gọi thành tên;

Trang 22

*/ Bài thơ là lời tự tình của tác giả về tháng Ba, về mùa xuân Qua đó, ta nhận ra tấmlòng gắn bó với quê hương của chị Bình Nguyên Trang mượn hình thức tâm tình, cấtlên tiếng gọi thân thương, nhân hóa mùa xuân như một “người gieo hạt trên cánh đồng

kỉ niệm”, đưa nhà thơ về với một vùng kí ức trong lòng mình, kí ức về tháng Ba

“sương khói như lòng”, để mặc kỷ niệm tuôn trào theo hồi tưởng

- Đó là kí ức về miền quê, kí ức về mùa hoa gạo: “Và trong tôi hoa gạo vẫn

nhọc nhằn”, kí ức về miền hoa cải: “Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải”.

- Kí ức về những miền hoa đã theo biết bao người đi suốt những con đường hoaniên như một ám ảnh, như một vùng kí ức bền lâu, gọi về những hoài niệm quê cũ,

người xưa: Dáng con đò gầy như dáng chị tôi” Hình ảnh so sánh thật lạ mà cũng rất

gợi cảm: “Dáng con đò gầy như dáng chị tôi” Câu thơ trở nên có hồn, con đò đượctạo dáng, được ví như dáng chị, cần mẫn, quen thuộc nơi làng quê thuở nào Bao yêuthương đọng lại nơi dáng đò, dáng chị thân thương ấy

- Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ tha thiết, sâu nặng Đó là tìnhyêu, là sự gắn bó, trở thành máu thịt nên “tiếng chuông nguồn cội” luôn vọng về trong

tâm thức, để nhắc nhớ, để hướng về cội nguồn, về quê cũ:“Tôi mặc lòng tôi lang

thang đầu con sóng/ Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình” Trong nỗi nhớ da

diết của người đi xa, có nỗi buồn đọng lại nhưng toát lên trên những vần thơ vẫn là

niềm hi vọng, tin tưởng: “Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh/ Cho bài hát hoài

niệm về quê cũ” Thơ về tháng ba của Bình Nguyên Trang thường đau đáu hoài niệm,

mang nỗi buồn man mác của người con xa quê nhưng luôn chứa chan màu xanh củaniềm tin Trong bài thơ “Mỗi tháng ba về”, chị từng viết: “Ôi nỗi buồn, hãy luôn làmàu xanh nhé!/ Để mỗi tháng ba về cuộc sống lại bắt đầu”

- Bài thơ khép lại bằng tứ độc đáo: “đi xa để trở về”, đi xa để thêm gắn bó: “Tôi đi xa

để gần gũi ngàn năm/ Nỗi đau đáu của một người viễn xứ/ Ngày đang mới trong mộtchiều đã cũ/ Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh”

*/ Tình, cảnh, việc trong bài thơ được thể hiện bằng thể thơ tự do; bằng các biện phápnhân hóa, so sánh…; bằng giọng thơ tâm tình, thủ thỉ từ đầu đến cuối bài thơ, đọc lênnhư bắt gặp chính tâm hồn mình mỗi độ tháng ba về Đó là nỗi nhớ bồi hồi, là kí ứcchẳng thể nhạt phai, là màu của quê hương vẫn vẹn nguyên như thuở nào Nhớthương, bồi hồi, luyến tiếc, tất cả chỉ còn là hoài niệm nhưng chính những hoài niệm

về tháng ba trong một khúc tự tình giàu suy tư đã góp phần làm đẹp tâm hồn ta, tiếpthêm cho ta nguồn động lực về một “ngày đang mới”

Trang 23

4 Đánh giá, mở rộng:

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định

- Tình và cảnh trong bài thơ phụ thuộc vào hoàn cảnh, tâm thế của người làm thơ “Tựtình tháng ba” là tâm tình của người con xa quê Vì vậy bài thơ nghiêng về thơ tâmtình

- Xử lí mối quan hệ cảnh – sự - tình như thế nào phụ thuộc tài năng, bản lĩnh sáng tạocủa nhà thơ

III Kết bài Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.

ĐỀ LUYỆN 05

Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc.

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằngviệc phân tích bài thơ sau:

MÙA XUÂN XANH

Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

(Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục,

Trang 24

- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ: Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học” Nhà thơ Trần Dần gọi các nhà thơ là “phu chữ”

+ Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ chỉ lựachọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm Đó là quá trình khổ luyện, tìmtòi, tích lũy vốn sống mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ,làm cho bài thơ “nổi gió”, “cất cánh” Nhà thơ Nga Maiacopxki đã viết:

Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Những chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.

Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng và biểu cảm.Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa mang tínhthẩm mỹ Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạctrong thơ Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị

- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ là

toàn bộ hình thức nghệ thuật biểu đạt: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,những yếu tố như thanh, vần, dấu câu,…

- Nội dung tư tưởng: Tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh

của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời

2 Bàn luận:

- Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức tácphẩm Đó là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dungtác phẩm Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm có hai chứcnăng: vẽ ra bức tranh đời sống và biểu hiện thái độ, cái nhìn của chủ thể lời nói bằngphương tiện ngôn ngữ

- Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nộidung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo Do đó,tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung Bỏ qua hìnhthức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm,biến nó thành những cái “tương đương xã hội học” Về mặt triết học, nội dung luônluôn quyết định hình thức, hình thức phù hợp nội dung

- Trong văn học, hình thức văn bản và hình tượng là một tổ chức mang tính kíhiệu, là cái biểu đạt, còn nội dung là cái được biểu đạt, tức là ý nghĩa Do đó các yếu

tố nội dung của tác phẩm, như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, tính cách, về thựcchất đều là các lớp ý nghĩa của cái biểu đạt, do người đọc cảm nhận và khái quát nên

Ngày đăng: 14/11/2024, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w