1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa Đạo Đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk 02

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động về an toàn lao động liên quan đến việc Chính phủ hỗ trợ ban hành các chính sách, các qui định về việc

Trang 1

Milp:| DHIONLSB | Sốbáo dmh| 218 |

Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp trong Lao dong

Mỗi quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Công Ty Co

Phân Sữa Việt Nam Vinamilk

Tiêu luận (hoặc tham luận): Š Cuỗi kì Giữa kì

Tiêu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 24/10/2022

Giám khảo 1 (Ky và ghi r6 ho tên)

HO

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 2

TP.HO CHI MINH, THANG 10 NAM 2022

Mở đầu

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) bao gồm: trách nhiệm xã hội liên quan đến việc minh bạch thông tin về doanh nghiệp của mình, trách nhiệm về việc cung cấp sản phâm một cách chất lượng, nghĩa vụ về tài chính và thuế, Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động về an toàn lao động liên quan đến việc Chính phủ hỗ trợ ban hành các chính sách, các qui định về việc sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nphiệp, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng có trách nhiệm hơn liên quan đến lĩnh

vực của mình

Khi tai nạn lao động xảy ra ngoài mong muốn, người bị tai nạn lao động là đối tượng bị tác động đầu tiên đến sức khỏe, thu nhập , tác động liền kề với người bị tai nạn là chính, doanh nghiệp có người bị tai nạn phải đối diện với việc xử phạt từ cơ quan chức năng, xã hội sẽ gánh trách nhiệm khi phải cưu mang những hậu quả do tai nạn lao động này tác động lên xã hội Nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra, Chính phủ đã đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thê đã ban hành Nghị định số

58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 và Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020

Lần đầu tiên một văn bản pháp quy mang tính khuyến khích áp dụng và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được Chính phủ hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm xã hột cho tai nạn lao động của doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn thông qua công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

1, cơ sở lý luận cho thực trạng công tác an toàn sức khỏe cho người lao dong trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thông các quy định về quản lý, bằng các phương pháp

quan ly thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thuur pháp luật hiện hành;

thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, cộng động, xã hội, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu phát triên bền vững

Trang 3

- Cac doanh nghiệp có thê thực hiện trách nhiễm xã hội của mình bằng các đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử ( Code of Conduct — Co€) Trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có liên quan đến các cam kết của doanh nghiệp

x À

ve:

* Quyén con HĐƯỜI;

* Dam bao hài hòa lợi ích của các bên (doanh nghiệp, người lao

động, khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội);

« Đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường ( thông

thường phải tốt hơn luật);

* Tuan thủ pháp luật của nước sở tại;

« Thực hiện, kiểm tra, giám sát và công khai thông tin;

Các bộ quy tắc ứng xử (CoC) chỉ là một công cụ đề thực hiệm trách nhiệm xã

hội trong phạm vi doanh nghiệp

1.1.2 khái quát cơ bản về Trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe cho

người lao động

An toàn, vệ sinh lao động là tông hợp các quy định của nhà nước về các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình, bảo vệ lợi ích của người lao động được thể hiện trên các nội dung:

Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toản vệ sinh lao dong, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người lao động, trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn nghề nghiệp

1.2 vai trò của về an toàn sức khỏe cho người lao động

Vấn đề an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao

Trang 4

động và nhân thân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe

và khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau đớn

về thê xác, tinh thần Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân của họ Ủy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân sây tai

nan, gay tam li lo lang Việc thực hiện trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động là nâng cao nang suất lao động, khi vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại

về nguyên vật liệu và các sự cổ cũng như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp piảm xuống thì khối lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phâm cũng được nâng cao Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền vững Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh tranh đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao/ chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài ra tạo

ra lòng trung thành, cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp, góp phần phát trién bền vững cho doanh nghiệp

Vấn đề an toàn sức khỏe của người lao động sẽ được doanh nghiệp chú trọng đầu tư, chế độ làm việc — nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực hiện, qua đó tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động

2 Thực trạng trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.1 Khái quát tình hình trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Vấn đề an toàn và bảo vệ sức khỏe luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và đã được đề cập khá chi tiết và rõ ràng trong Bộ Luật lao động (LĐ),

Pháp lệnh bảo hộ LÐ và Luật, Có thê khẳng định rằng, các quy định của pháp luật

Việt Nam về vấn đề an toàn và bảo vệ sức khỏe là khá chặt chẽ, phần lớn phủ hợp với quy định quốc tế

Trang 5

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có quan hệ với các đối tác nước ngoài Đề có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác này, các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện một số quy định về TNXH trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ sức khỏe do các đối tác nước ngoài dựng lên Một số bộ quy tắc ứng xử (CoC) quốc tế được áp dụng khá phô biến ở Việt Nam đã đề cập khá rõ về vấn đề an toàn và bảo vệ sức khỏe như Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và WRAP; Hệ thông quan trị môi trường ISO 14000; Hệ thống quản

lý an toàn và sức khoẻ OHSAS 18001 v.v

Có thể tóm tắt các quy định của TNXH trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ sức khỏe với một số điểm chính sau:

Doanh nghiệp cần có cam kết của lãnh đạo về vấn đề đảm bảo an toản va bao

vệ sức khỏe cho ngưởi lao động , thiết lập hệ thống chính sách đảm bảo thực hiện tốt van dé nảy, đưa ra yêu cầu với các nhà cung cấp, nhà thầu, nhà thầu phụ của mình nhằm thực hiện tốt các nội dung an toàn và bảo vệ sức khỏe và thiết lập cơ chế giám sát các đối tác nói trên trong việc thực hiện các quy định về an toàn và bảo vệ sức

khỏe

Doanh nghiệp cần đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh đề phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại đến sức khoẻ của người lao động Doanh nghiệp phải đảo tạo cho người lao động về an toàn lao động trong sản xuất, có những biện pháp và hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn cho người lao động

Doanh nghiệp phải phố biến kiến thức ngành và các nguy hiểm có thể xảy ra

cho người lao động, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp dé ngăn ngừa tai nạn lao động và hạn chế việc gay tôn hại đến sức khoẻ người lao động doanh nghiệp cần xây dựng và tô chức thực hiện các biên pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân sây nguy hiểm trong môi trường làm việc ở mức tối

đa

Doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về an toàn và

bảo vệ sức khỏe và chịu trách nhiệm đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động.

Trang 6

Doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả người lao động đều được huấn luyện về an

toàn, khám sức khoẻ định kỳ và thiết lập hồ sơ huấn luyện Việc huấn luyện phải được thực hiện đôi với tật cả nhân viên mới hoặc chuyên công tac từ nơi khác đền Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống theo dõi, phòng ngừa hoặc xử lý các nguy hiểm tiêm ân đôi với sức khoẻ và an toàn của người lao động

Doanh nghiệp phải cung cấp cho người lao động phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu có thê là các trang thiết bị hợp vệ sinh đề lưu trữ thức ăn Nếu doanh

nghiệp cung cấp chỗ ở cho người lao động thì phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toản và

đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ

Doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về môi trường trong lĩnh vực sản xuất của họ, phải có ý thức ở nơi hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lí nhằm Ngoài ra doanh nghiệp phải có hệ thống kiểm tra việc xả rac thải công nghiệp ra môi trường

Doanh nghiệp cần có kế hoạch chỉ tiết để xử lý các chất thải nguy hiểm đối với môi trường

Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xấu của

doanh nghiệp đến môi trường và cải tiến liên tục hoạt động đánh giá tác động xấu của doanh nghiệp đến môi trường

Nếu nghiên cứu kỹ các yêu cầu của các bộ quy tắc ứng xử (CoC) quốc tế và so sánh các yêu cầu đó với quy định của pháp luật Việt Nam, có thê thấy trong các quy định này có một số quy định cao hơn, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp, có những quy định mà pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến Tuy nhiên, đề thực sự hội nhập với khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không thể không cố gắng vượt qua Các rào can nay

2.1.1 Về công tác đo đạc các yếu tố có hại trong doanh nghiệp

Nhà nước đòi hỏi người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn

về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, âm, nhiệt độ, rung, ồn và các yếu tố có hại khác Các yếu tố đó phải được định kì kiểm tra đo lường Một số doanh nghiệp không trực

Trang 7

tiếp sản xuất mà hoạt động kinh doanh, tiếp thị, bán sản phâm nên cho rằng công việc của người lao động cũng như hoạt động của doanh nghiệp không liên quan nhiều đến

an toàn vệ sinh lao động, do vậy không cần phải tuyên truyền và đo đạc Việc doanh nghiệp không thực hiện đo đạc môi trường lao động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, từ đó làm giảm năng suất lao động của doanh nghiệp Đây là một điều

mà doanh nghiệp chưa tính đến Bản thân người lao động sẽ không được hướng kịp thời chế độ bồi dưỡng sau khi làm công việc độc hại, nặng nhọc

2.1.2 Về điều kiện làm việc của người lao động và việc trang cấp các thiết

bị bao hộ lao động cho người lao động

Theo quy định của Bộ luật lao động, đối với doanh nghiệp có lao động hiện làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ thích hợp, phải cung cấp đầy đủ

và đảm bảo chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, phải thức hiện các quy định về bồi dưỡng hiện vật, rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động làm việc trong, điều kiện này theo quy định của pháp luật Trong thực tế hầu hết doanh nghiệp có lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đều đã trang bị các phương tiện kỹ thuật vệ sinh cho người lao động Đây là một yếu tố tích cực hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra cho người lao động

Nhìn chung các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện các quy định về an toàn,

vệ sinh lao động tốt hơn Các doanh nghiệp nhỏ do người sử dụng lao động không đủ nguồn lực tài chính đề chỉ phí cho việc đầu tư cải tạo trang bi may moc, thiét bi, mét s6 doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhà xưởng, chật hẹp, thiếu ánh sáng dẫn đến điều kiện làm việc của người lao động không được đảm bảo

2.2.3 Về hướng dẫn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động

Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tô chức huấn luyện cho người lao động, đảm bảo cho mọi người lao động đều được huấn luyện đầy

đủ những nội dung về an toàn, vệ sinh, lao động cần thiết và phud hợp với công việc đảm nhiệm Trên thực tế, chỉ có 40% doanh nghiệp đã có tổ chức huấn luyện an toàn

vệ sinh lao động cho người lao động, số còn lại không thực hiện

Trang 8

Như vậy còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trong của công tác an toàn, vệ sinh lao động Qua đó cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước

về lao động cần tăng cường quản lý hơn nữa đối với các doanh nghiệp

2.2.4 Quy định nhà nước về công tác thực hiện các vẫn đề liên quan dén an toàn, vệ sinh và sức khỏe cho người lao động hiện nay

Thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở: Quy định tại Điều 75 Luật

an toàn vệ sinh lao động, Điều 38 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động

Bồ trí người làm công tác an toàn vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quan lý công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở:Quy định tại Điều 72 Luật an toàn

vệ sinh lao động, Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016

Bồ trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động: Quy định tại Điều 73 Luật an toàn

vệ sinh lao động, Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên: Quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động

Phân định trách nhiệm, quyền hạn về công tác an toàn vệ sinh lao động cho từng cấp, từng bộ phận quản lý quy định tại Điều 7 Luật an toàn vệ sinh lao động Xây dựng đây đủ nội quy, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 15 Luật an toàn vệ sinh lao động:

Hằng năm phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải

thiện điều kiện lao độngtheo quy định tại Điều 76 Luật an toàn vệ sinh lao động: Đối với doanh nghiệp hoạt động trong 11 ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) thì bắt buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro

về an toàn vệ sinh lao động: Quy định tại Điều 77 Luật an toàn vệ sinh lao dong , Thông tư số 07/2016/TT-BLDTBXH ngay 15/5/2016 của Bộ Lao động - TB&XH

Trang 9

Lập Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động

nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập: Quy định tại Điều 19

Luật an toàn vệ sinh lao động , Điều 8 NehI định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016

Thực hiện công tác tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: Quy định tại Điều 80 Luật an toàn vệ sinh lao động , Điều 9 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH

ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - TB&XH

Tổ chức công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:

Phân loại lao động trong doanh nghiệp theo 6 nhóm đối tượng:

Phân loại, thống kê số lượng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động (nhóm 3) theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT- BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động - TB&XH;

Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho từng nhóm theo quy định tại

Điều 14 Luật an toàn vệ sinh lao động, NehI định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016,

Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; Thông tư số

31/2018/TT-BLDTBXH ngay 26/12/2018 cua B6 Lao dong - TB& XH;

Phân loại lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc

biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Quy định tại Thông tư số 15/2016/QĐ-

LĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TB&XH ban hành danh mục, công việc nang nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nang nhọc, độc hại, nguy hiểm

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục nghề cho người lao động: Quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật an toàn vệ sinh lao động, Thông tư 04/2014/TT- BLĐTBXH ngày 12/02/2014 hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ

cá nhân

Thực hiện việc quan trắc môi trường lao động (đo đạc, kiểm tra môi trường lao động) hằng năm tại nơi làm việc: Quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật an toàn vệ sinh

lao động, Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ

Thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện

có yếu tố nguy hiểm, độc hại: Quy định tại Điều 24 Luật an toàn vệ sinh lao động,

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế đội

Trang 10

bôi dưỡng băng hiện vật đôi với người lao động làm việc trong điêu kiện có yêu tô nguy hiểm, độc hại

Tổ chức khám sức khỏe, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp: Quy định tại Điều 21, Điều 27 Luật an toàn vệ sinh lao động, Thông tư số

19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016cúa Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp

Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy

ra sự cô, tai nạn lao động (băng, nẹp, băng ca, túi thuốc cấp cứu ): Quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật an toàn vệ sinh lao động, Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

Kiểm định, khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm npặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định ky trong qua trinh su dụng: Quy định tại tại Điều 30, Điều 3l Luật an toàn vệ sinh lao động: Điều l6 Neghi

định 44/2016/ND-CP ngay 15/5/2016 của Chính phủ; Thông tư 53/2016/TT-

BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - TB&XH

Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ, BNN, sự cố kỹ thuật gây mắt an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng: Quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Luật an toàn vệ sinh lao động, Chương III NehI định 39/2016/ND-

CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày

15/5/2016 của Bộ Lao động - TB&XH

Thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN đối với người lao động: Quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao độnG, Thông tư số 04/2015/T1-BLĐTBXH ngay 02/02/2015 cua B6 Lao dong — TB& XH

Đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định tại Khoản 2

Điều 7 Luật

3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác về an toàn sức khỏe cho người lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 27/12/2024, 07:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN