1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành báo cáo khảo sát cơ bản lớp học và tiềm năng sinh viên trong quá trình góp sức xây dựng Đạo Đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: Khoa Quản trị kinh doanh      Đề tài: Thực hành báo cáo khảo sát cơ bản lớp học và tiềm năng sinh viên tr

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: Khoa Quản trị kinh doanh

  

Đề tài: Thực hành báo cáo khảo sát cơ bản lớp học và

tiềm năng sinh viên trong quá trình góp sức xây dựng Đạo

đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp.

GVHD: TS Phạm Văn Luân

Lớp: 13DHKDQT03-010110003802

Nhóm 10

Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 8 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: Khoa Quản trị kinh doanh

  

GVHD: TS Phạm Văn Luân

Lớp: 13DHKDQT03-010110003802 Nhóm 10: MSSV:

Trịnh Thuý Quỳnh 2040224107

Phạm Hoàng Mỹ Uyên 2040225741

Trần Thị Quế Trâm 2040225427

Nguyễn Thanh Sang 2040224144

Nguyễn Võ Hoài Nam 2040222788

Trần Phạm Yến Nhi 2040223356

Đỗ Cẩm Hằng 2040221232

Lê Thị Bảo Ngọc 2040223082

Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 8 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I Giới thiệu: 2

1.1 Mục đích và lý do thực hiện khảo sát: 2

II Phương pháp: 2

2.1 Đối tượng khảo sát: 2

2.2 Thiết kế khảo sát: 3

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu: 5

III Kết quả: 6

3.1 Trình bày kết quả khảo sát 6

VI Thảo luận: 9

4.1 Ý nghĩa của khảo sát: 9

4.2 Những hạn chế/ khó khăn của bài khảo sát: 11

4.3 Đưa ra giải pháp cho bài khảo sát khác trong tương lai: 11

V Kết luận: 13

PHẦN KẾT LUẬN 14

Tài liệu tham khảo: 15

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và cũng là vấn đè gây tranh cãi nhiều hiểu nhằm nhất trong xã hội kinh doanh hiện nay

Trong vòng hơn 20 năm qua, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều quan tâm Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp - từ hoạt động marketing đến bảo

vệ môi trường

Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp luật xã hội không cấm Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tính của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triền bền vững

Việc xây dựng đạo đức, trước hết là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội Xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là nhiệm vụ cần được quan tâm, côi trọng nhằm hình thành động lực thức đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chính vì điều này mà nên bài “Thực hành báo cáo khảo sát cơ bản lớp học và tiềm năng sinh viên trong quá trình góp sức xây dựng Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp” được thực hiện Trong quá trình làm bài không trách khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp bài để giúp bài trở nên hoàn thiện hơn

Trang 6

I Giới thiệu:

1.1 Mục đích và lý do thực hiện khảo sát:

Trong bối cảnh hiện đại, xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đã trở thành yếu tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các tổ chức kinh doanh Đạo đức kinh doanh không chỉ là việc tuân thủ các quy tắc, luật pháp mà còn bao hàm các giá trị nhân văn, trách nhiệm xã hội Và văn hóa doanh nghiệp, định hình các mối quan hệ nội

bộ và ngoại vi của doanh nghiệp, tạo ra môi trườưng làm việc tích cực và sự phát triển bền vững Do đó, xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp không chỉ là vấn đề cốt lõi của các doanh nghiệp mà còn là nội dung trọng tâm trong giáo dục tại các trường đại học

Tại Đại học Công Thương, môn học "Đạo đức Kinh doanh và Văn hóa Doanh nghiệp"

do tiến sĩ Phạm Văn Luân giảng dạy, đã giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các nguyên tắc và giá trị đạo đức trong kinh doanh, đồng thời chuẩn bị hành trang cho các em khi bước vào thị trường lao động với vai trò là những người kiến tạo văn hóa tổ chức trong tương lai Qua quá trình khảo sát cơ sở lớp học và tiềm năng sinh viên, chúng ta có thể đánh giá được sự hiểu biết và tiềm năng của họ trong việc xây dựng và phát triển các yếu tố quan trọng này

II Phương pháp:

2.1 Đối tượng khảo sát:

Qua mục đích và lý do thực hiện khảo sát đã nói trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát vào ngày 19 tháng 08 năm 2024 và kết thúc vào ngày 20 tháng 08 năm 2024 tức 1 ngày bắt đầu khảo sát

Đối tượng tham gia khảo sát là 64 bạn sinh viên (trong đó 14,1% nam và 85,9% nữ) và

có quê quán khác nhau ở khắp đất nước Việt Nam, đang theo học lớp 13DHKDQT03 bộ môn “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” do giáo viên TS Phạm Văn Luân giảng dạy tại trường Đại học Công Thương thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

2.2 Thiết kế khảo sát:

Chúng tôi đã sử dụng công cụ Google Forms (hay còn gọi là Google Biểu mẫu) là công cụ cho phép người dùng tạo biểu mẫu để thu thập thông tin, khảo sát, lấy ý kiến của người khác và do vậy, chúng tôi đã tiến hành tạo “Phiếu khảo sát cơ bản lớp học và tiềm năng sinh viên trong rèn luyện đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp năm 2024”

và gửi đường liên kết này thông qua nhóm lớp chung và đề nghị mọi người thực hiện Trong “phiếu khảo sát” này gồm có ba phần

 Phần một: Thông tin chung bao gồm, họ và tên sinh viên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, quê quán, nơi ở hiện nay, email, số điện thoại và “Bạn là sinh viên năm mấy?”

Ở phần này, ngoài giới tính và quê quán đã nhắc đến ở trên thì câu hỏi “Bạn là sinh viên năm mấy?” cho ta thấy kết quả khá là thú vị Kết quả là có 6,3% sinh viên năm 2 đang theo học môn Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp, có 7,8% là sinh viên

năm 4 và chiếm phần lớn là 85,9% sinh viên năm 3 đang theo học Việc trong một lớp gồm 64 sinh viên mà có đa dạng các khóa khác nhau cùng theo học điều này cho thấy môn "Đạo đức Kinh doanh và Văn hóa Doanh nghiệp" không chỉ dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp mà có vai trò quan trọng ở nhiều giai đoạn học tập khác nhau Điều này giúp sinh viên tiếp cận các giá trị và nguyên tắc đạo đức sớm, từ đó hình thành tư duy bền vững ngay từ những năm đầu đại học

 Phần hai: Nội dung câu hỏi

Ở phần này có bảy câu hỏi trắc nghiệm dành cho sinh viên, chúng tôi khảo sát nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và mức độ quan tâm của sinh viên về các khái niệm và nguyên tắc đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Từ câu 1 đến câu 3 sẽ chỉ được chọn một đáp án Câu 4 và câu 5, sinh viên được phép chọn nhiều hơn một đáp án và câu 6 và câu 7 sẽ là câu hỏi mở

Câu 1: Theo bạn, đạo đức doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp là gì?

Câu 2: Bạn quan tâm thế nào về đạo đức doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp?

Trang 8

Câu 3: Mức độ vận dụng thành quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, ý thức STKN của bạn?

Câu 4: Bạn đã/ thường làm những công việc gì dưới đây mà bạn cho rằng có liên quan đến đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp? (có thể chọn nhiều đáp án)

Câu 5: Những thuận lợi và khó khan của bạn trong quá trình tiếp cận doanh nghiệp để tìm hiểu/ học tập về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là gì?

Câu 6: Bạn hãy nêu tên các chương trình, đề tài dự án sáng tạo khởi nghiệp có liên quan đến đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp mà bạn biết hoặc đã tham gia Câu 7: Bạn có thông tin, nhận xét hay hiểu biết gì về các chương trình và dự án này? Bạn thấy các hoạt động này như thế nào?

 Phần ba: Tiềm năng thực hiện

Tiếp nối phần hai sẽ có thêm bảy câu hỏi được đánh số từ câu tám đến câu mười bốn

Và ở phần cuối này, chúng tôi đưa ra các tình huống thực tế và yêu cầu sinh viên đánh giá khả năng áp dụng các giá trị đạo đức kinh doanh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lai

Câu 8: Bạn có cảm nhận gì về môn đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp? Câu 9: Bạn đang quan tâm về vấn đề gì thuộc lĩnh vực đạo đức kinh doanh và văn hoa doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực khác có liên quan?

Câu 10: Để xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp thành công vấn đề bạn đang quan tâm, cần sự hỗ trợ gì từ phía giáo viên, bộ môn, khoa, nhà trường? Câu 11: Bạn có muốn tiếp cận và hiểu sâu hơn về môn đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp không?

Câu 12a: Nhóm “Sáng tạo trẻ” là một tổ chức nghiên cứu được hình thành từ phong trào Sáng tạo trẻ từ tư đoàn; có hoạt động chính như tham gia các diễn đàn sinh hoạt học thuật, giao lưu hợp tác nghiên cứu phát triển học thuật và cộng đồng vì sự phát triển bền vững trên nền tảng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp; … Bạn có muốn tiếp cận hay

dự định tham gia nhóm sáng tạo trẻ không?

Câu 12b: Nếu không được tham gia vào “sáng tạo trẻ”, để đáp ứng vấn đề thiif bạn có quan tâm không?

Câu 12c: Bạn có câu hỏi hay cần sự hỗ trợ gì và đề xuất gì cho nhóm “Sáng tạo trẻ”? Câu 13: Sau lớp học này theo bạn có cần học tập nghiên cứu them về đạo đức kinh doanh

và văn hóa doanh nghiệp không?

Trang 9

Câu 14: Bạn hãy nêu 3 ý tưởng/ đề tài, chương trình hay đề xuất cụ thể từ vị trí học tập theo bạn sẽ góp phần cùng cộng đồng đẩy mạnh xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp sau khi học tập và nghiên cứu học phần này

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Như đã nói trên, phiếu khảo sát được gửi đến các sinh viên bằng đường liên kết trang Google Forms vào nhóm lớp chung bằng phương tiện mạng xã hội (cụ thể là Zalo) và thời gian thực hiện khảo sát chỉ kéo dài trong 1 ngày Điều này đòi hỏi sinh viên tham gia trả lời một cách nhanh chóng và đầy đủ Mặc dù thời gian thực hiện ngắn, Google Forms vẫn

hỗ trợ thu thập dữ liệu hiệu quả, lưu trữ tự động và cung cấp các công cụ thống kê sơ bộ như biểu đồ và bảng tóm tắt ngay sau khi khảo sát kết thúc

Sau khi hoàn thành khảo sát, dữ liệu sẽ được thu thập và tự động lưu trữ trên Google Forms, cho phép dễ dàng truy cập và quản lý thông tin Phần mềm này cung cấp các công

cụ thống kê sơ bộ, như biểu đồ và bảng tóm tắt, để hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu Đảm bảo bảo mật thông tin: Các câu trả lời sẽ được xử lý ẩn danh, và thông tin cá nhân của sinh viên chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không tiết lộ ra ngoài để đảm bảo quyền riêng tư của người tham gia

III Kết quả:

3.1 Trình bày kết quả khảo sát

Đây là kết quả mà chúng tôi đã khảo sát và thu thập được

Trang 12

VI Thảo luận:

4.1 Ý nghĩa của khảo sát:

- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích:

+ Thu thập thông tin: Sinh viên được rèn luyện khả năng tìm kiếm, sàng lọc và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó hình thành tư duy phản biện

+ Phân tích dữ liệu: Qua việc phân tích kết quả khảo sát, sinh viên học cách diễn giải

số liệu, rút ra kết luận và đưa ra những gợi ý giải quyết vấn đề

+ Trình bày thông tin: Việc viết báo cáo giúp sinh viên rèn luyện khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, logic và thuyết phục

- Nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh:

Trang 13

+ Hiểu rõ các vấn đề: Qua việc khảo sát, sinh viên sẽ nhận thức rõ hơn về những vấn

đề đạo đức mà doanh nghiệp đang đối mặt như: đạo đức trong cạnh tranh, trách nhiệm

xã hội, bảo vệ môi trường, quyền lợi người lao động

+ Hình thành giá trị cốt lõi: Việc phân tích kết quả khảo sát giúp sinh viên hình thành những giá trị cốt lõi về đạo đức kinh doanh, từ đó định hình hành vi và thái độ của bản thân trong tương lai

- Phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề:

+ Đưa ra giải pháp: Sau khi phân tích kết quả khảo sát, sinh viên sẽ được khuyến khích đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình

+ Phát triển tư duy phản biện: Việc so sánh, đánh giá các giải pháp khác nhau giúp sinh viên rèn luyện tư duy phản biện và đưa ra lựa chọn tối ưu

- Đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp:

+Cung cấp thông tin hữu ích: Kết quả khảo sát có thể cung cấp những thông tin quý giá cho doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của khách hàng, đối tác

+ Đề xuất cải tiến: Những gợi ý, giải pháp của sinh viên có thể là nguồn cảm hứng cho doanh nghiệp thực hiện những cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động

- Chuẩn bị hành trang cho tương lai:

+ Nắm vững kiến thức chuyên môn: Việc thực hành báo cáo khảo sát giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học và trang bị thêm những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai

+ Tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động: Sinh viên sẽ tự tin hơn khi ứng tuyển vào các vị trí yêu cầu kỹ năng nghiên cứu, phân tích và giải quyết vấn đề

=> thực hành báo cáo khảo sát cơ bản lớp học là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp sinh viên không chỉ rèn luyện kỹ năng mà còn hình thành những giá trị cốt lõi, chuẩn

bị hành trang để trở thành những người làm kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm 4.2 Những hạn chế/ khó khăn của bài khảo sát:

- Tính khách quan:

Trang 14

 Ảnh hưởng của yếu tố xã hội: Quan điểm và hành vi của sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình, bạn bè, xã hội xung quanh, dẫn đến kết quả khảo sát không hoàn toàn phản ánh thực tế

 Áp lực trả lời: Sinh viên có thể đưa ra những câu trả lời mà họ cho là "đúng" hoặc

"mong muốn" hơn là câu trả lời thật lòng, đặc biệt khi các câu hỏi liên quan đến những vấn đề nhạy cảm

- Tính đại diện:

 Kích thước mẫu: Mẫu khảo sát quá nhỏ có thể dẫn đến kết quả không đại diện cho toàn bộ lớp học hoặc sinh viên của trường

 Thành phần mẫu: Nếu mẫu khảo sát không đa dạng về ngành học, năm học, nền tảng kinh tế xã hội, kết quả thu được có thể bị hạn chế

- Thiết kế câu hỏi:

 Câu hỏi không rõ ràng: Câu hỏi đặt ra không rõ ràng, mơ hồ hoặc quá dài dòng có thể gây khó khăn cho sinh viên trong việc hiểu và trả lời

 Tùy chọn trả lời hạn chế: Các tùy chọn trả lời có sẵn không đủ đa dạng để sinh viên lựa chọn, dẫn đến việc bỏ qua hoặc đưa ra câu trả lời không phù hợp

- Phân tích dữ liệu:

 Thiếu kỹ năng: Không phải tất cả sinh viên đều có kỹ năng phân tích dữ liệu thống

kê, dẫn đến việc giải thích kết quả khảo sát không chính xác

 Phần mềm hạn chế: Việc sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu chuyên dụng đòi hỏi chi phí và thời gian

4.3 Đưa ra giải pháp cho bài khảo sát khác trong tương lai:

- Thiết kế khảo sát khoa học:

 Xác định rõ mục tiêu: Trước khi thiết kế, cần xác định rõ mục tiêu của khảo sát để lựa chọn loại câu hỏi và nội dung phù hợp

 Lựa chọn hình thức khảo sát: Có thể sử dụng nhiều hình thức khảo sát như trắc nghiệm, mở, kết hợp cả hai để thu thập đa dạng thông tin

 Đặt câu hỏi rõ ràng, súc tích: Tránh sử dụng những câu hỏi quá dài, quá phức tạp hoặc có tính gợi ý

 Sắp xếp câu hỏi hợp lý: Câu hỏi nên được sắp xếp theo một trình tự logic, từ dễ đến khó, từ chung đến riêng

 Đảm bảo tính bảo mật: Thông tin cá nhân của sinh viên cần được bảo mật để khuyến khích họ trả lời trung thực

Trang 15

- Tăng tính hấp dẫn của khảo sát:

 Thiết kế giao diện thân thiện: Sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng

 Thêm các yếu tố tương tác: Có thể sử dụng hình ảnh, video, âm thanh để làm cho khảo sát trở nên sinh động hơn

 Đảm bảo tính ngắn gọn: Khảo sát không nên quá dài để tránh gây nhàm chán cho người tham gia

 Cung cấp phần thưởng: Có thể đưa ra những phần thưởng nhỏ để khuyến khích sinh viên tham gia

- Phân tích dữ liệu hiệu quả:

 Sử dụng phần mềm chuyên dụng: Các phần mềm như SPSS, Excel có thể giúp phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác

 Trực quan hóa dữ liệu: Biểu đồ, đồ thị sẽ giúp người đọc dễ dàng hiểu được kết quả khảo sát

 So sánh kết quả với các nghiên cứu khác: So sánh kết quả khảo sát với các nghiên cứu trước đó để đưa ra những nhận định khách quan hơn

- Tổ chức các hoạt động thảo luận:

 Tổ chức các buổi thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả khảo sát, tổ chức các buổi thảo luận nhóm để sinh viên cùng nhau phân tích và đưa ra ý kiến

 Mời chuyên gia tham gia: Mời các chuyên gia trong lĩnh vực đạo đức kinh doanh

và văn hóa doanh nghiệp đến chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc

- Xây dựng cộng đồng:

 Tạo ra một diễn đàn: Tạo ra một diễn đàn trực tuyến để sinh viên có thể thảo luận, chia sẻ thông tin và ý tưởng về đạo đức kinh doanh

 Tổ chức các sự kiện: Tổ chức các sự kiện như hội thảo, workshop để nâng cao nhận thức của sinh viên về đạo đức kinh doanh

- Liên kết với doanh nghiệp:

 Tổ chức các buổi tham quan doanh nghiệp: Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế và các vấn đề đạo đức mà doanh nghiệp đang đối mặt

 Mời đại diện doanh nghiệp đến chia sẻ: Mời các đại diện doanh nghiệp đến chia sẻ

về kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w