1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu việc học trực tuyến (online) có tác Động Đến sinh viên như thế nào

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Việc Học Trực Tuyến (Online) Có Tác Động Đến Sinh Viên Như Thế Nào?
Tác giả Lê Duy Gia Bảo
Người hướng dẫn Phạm Đình Phong
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Với những thực trạng từ việc đào tạo online trong suốt thời gian qua, nghiên cứu “Các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên các trường đại học tại TP.. Hồ Chí Minh”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Việc Học Trực Tuyến (Online)

Có Tác Động Đến Sinh Viên Như Thế Nào?

Giảng viên: Phạm Đình Phong

Sinh viên thực hiện: Lê Duy Gia Bảo

MSSV : 231230715 Lớp: CNTT 3 khóa 64

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2023.

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

NỘI DUNG 4

1.Những rào cản khi học onlinne 4

1.1.Nghiên cứu sưu tầm: 4

1.2.Mô hình nghiên cứu: 6

1.3.Các yếu tố ảnh hưởng 7

2.Đánh giá vấn đề 9

2.1.Ưu điểm 9

2.2.Nhược điểm 10

KẾT LUẬN 13

Trang 3

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Từ năm 2019 đến nay, cả thế giới phải gồng mình để chống lại đại dịch Covid-19 và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này Từ năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học nhằm hạn chế sự tiếp xúc và lây lan dịch bệnh Thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đồng bộ các giải pháp về dạy và học phù hợp với tình hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học online được xem là tối ưu nhất Với ưu thế là sự linh hoạt về mặt thời gian và tiện lợi về mặt địa lý, người học có thể học mọi lúc mọi nơi bất kỳ địa điểm nào thuận tiện, điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được Trước đó, để thích ứng với thời đại 4.0, các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh đã có sự tiếp cận, đầu tư phương thức học tập này Tuy nhiên, việc thay đổi từ hình thức giảng dạy truyền thống sang giảng dạy online trong bối cảnh hiện tại phần nào cũng gây ra những khó khăn cho sinh viên trong việc tiếp nhận tri thức Với những thực trạng từ việc đào tạo online trong suốt thời gian qua, nghiên cứu “Các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh” được thực hiện, nhằm xác định những rào cản mà sinh viên gặp phải trong quá trình học online, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để điều chỉnh việc học online hiệu quả hơn với người học

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

- Làm sáng tỏ những rào cản khi học online

- Giúp mọi người hiểu hơn về ưu nhược điểm của việc học online

Nội dung

1 Những rào cản khi học online

1.1 Nghiên cứu sưu tầm

Rào cản học online là những trở ngại gặp phải trong quá trình học online (khi bắt đầu, trong quá trình và khi đã hoàn thành khóa đào tạo), có thể tác động tiêu cực đến trải nghiệm học tập của người học (Mungania, 2004) Các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến học online rất đa dạng như: Renu Balakrishnan và cs (2012) chỉ ra 4 yếu tố rào cản chính ảnh hưởng đến việc học online, gồm: tâm lý, kinh tế, xã hội và kỹ thuật Trong đó, yếu tố công nghệ tác động mạnh nhất đến việc học online Cronje (2006) nhận thấy việc thiếu hỗ trợ tài chính từ gia đình và sự hợp tác giữa người học và giáo viên

là một trong những rào cản có ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình học online Berge (2003) cho rằng, rào cản kỹ thuật, rào cản tâm lý, rào cản

xã hội, rào cản văn hóa và các rào cản liên quan đến bối cảnh chính là những thách thức chính mà người học online phải đối mặt Với Rabiee và cs (2013), các yếu tố văn hóa xã hội, cấu trúc, giáo dục, kinh tế và luật pháp là những yếu tố nổi bật nhất gây trở ngại đối với việc học online Muilenberg

và Berge (2005) xác định các yếu tố chính đại diện cho các rào cản đối với

sự phát triển của học online là các vấn đề tâm lý, giảng viên, tương tác xã hội, kỹ năng học tập, kỹ năng kỹ thuật, động lực của người học, thời gian và

hỗ trợ cho nghiên cứu, chi phí và truy cập Internet và các vấn đề kỹ thuật

Trang 5

Trong số sự tương tác xã hội là rào cản đáng kể nhất; tiếp theo là các vấn

đề hành chính và người hướng dẫn, thời gian và hỗ trợ và động lực của người học Shirkhani, Zahra, Vahedi, Marjan, & Arayesh, Mohamad Bagher (2016) xác định 5 yếu tố rào cản của chương trình học trực tuyến bao gồm: rào cản về cơ sở hạ tầng, rào cản liên quan đến thái độ của người học, rào cản về chuyên môn kỹ thuật, rào cản con người (xã hội), rào cản về kỹ năng

và trình độ

Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến những rào cản của việc học online của sinh viên Một số nghiên cứu bắt đầu tập trung khám phá nhu cầu người học nhằm cung cấp các chương trình E-learning phù hợp và hiệu quả, bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về các vấn

đề liên quan đến đào tạo online nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp tài liệu để đưa ra những khó khăn của phương thức học online

1.2 Mô hình nghiên cứu

Thông qua sự so sánh các mô hình, kết quả nghiên cứu trước cùng với kết quả điều tra thử nghiệm, mô hình nghiên cứu chính thức được đề xuất như Hình 1

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố rào cản ảnh hưởng

đến việc học online của sinh viên đại học

Trang 6

(1) Rào cản công nghệ: Một trong những rào cản lớn đối với việc sử dụng chương trình học online theo Wong (2007) đó là yếu tố công nghệ Những rào cản này không những đến từ phía nhà trường mà còn từ phía người học Đối với người học, cần có các yêu cầu phần cứng cơ bản cho chương trình học online như máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay và máy in Do

đó, một trong những hạn chế lớn về công nghệ của việc sử dụng chương trình học online là có thiết bị để học Theo Renu Balakrishnan và cs (2012), công nghệ vẫn là rào cản chính đối với việc thúc đẩy học online và sự lan rộng của nó

(2) Rào cản xã hội: Liên quan đến những lo lắng về chất lượng của học online (Berge, 2003) Việc thay đổi từ các lớp học truyền thống tại các địa điểm trực tiếp sang các lớp học online sẽ gây ra nhiều cảm giác lo lắng cho người học

(3) Rào cản về tâm lý: Đề cập đến việc người học cảm thấy bối rối, lo lắng hoặc thất vọng và muốn nhận được các phản hồi nhanh hơn từ giảng viên

về nội dung, bài tập, nhiệm vụ của lớp học online (Sun và cs 2008) Cảm giác thiếu động lực khi học online, thiếu tự tin về năng lực và kỹ năng của

Trang 7

bản thân về công nghệ là các yếu tố gây cản trở về mặt tâm lý của người học khi tham gia chương trình học online (Muilenburg và cs 2005)

(4) Rào cản về kinh tế: Người học, thiếu sự hỗ trợ tài chính từ gia đình là rào cản đối với việc sử dụng chương trình học online (Cronje, 2006) Theo Ali và Magalhaes, (2008), công nghệ là yếu tố cốt lõi của việc học online và nó rất đắt tiền, vì vậy đây được xem là một trong những rào cản đáng kể

(5) Rào cản về tương tác xã hội: Theo Muilenburg and Berge (2005), tương tác xã hội liên quan mạnh mẽ đến sự thích thú khi học online, hiệu quả của việc học online và khả năng tham gia một lớp học online khác của người học Người học có thể gặp khó khăn khi giao tiếp trong các lớp học online, cảm giác thiếu sự kết nối và cảm xúc Sự khác biệt về tương tác xã hội diễn

ra online và trực tiếp trở thành mối quan tâm, là rào cản của người học đối với việc cách thức học này

1.3 Ảnh hưởng các yếu tố rào cản đến việc học online

Bảng 3 cho thấy:

Rào cản kinh tế:{Sinh viên đánh giá ở mức độ trung bình (2,90 đến 3,10), tức

là họ không thấy yếu tố kinh tế là rào cản quá lớn khi tham gia học online Cũng không có sự khác biệt trong việc đánh giá giữa sinh viên các trường

và các khóa học khác nhau đối với rào cản này

Rào cản tương tác:{Ảnh hưởng của nhóm rào cản này đến việc học online được sinh viên đánh giá khá cao (3,42 đến 3,90) Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá các yếu tố rào cản tương tác đối với những sinh viên các trường và khóa học khác nhau

Trang 8

Rào cản tâm lý:Yếu tố “Khó tập trung” được đánh giá cao nhất (3,87) Đây cũng là vấn đề chung mà hầu hết các đơn vị triển khai dạy online đều gặp phải Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá các yếu tố rào cản tâm lý đối với những sinh viên học ở các trường và khóa học khác nhau

Rào cản môi trường:{Một điểm hạn chế của việc học online là hoàn toàn phụ thuộc vào điện và kết nối Internet, vì vậy việc mất điện hay tốc độ đường truyền Internet không đảm bảo sẽ làm gián đoạn quá trình học và ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình dạy và học được xem là rào cản lớn nhất khiến sinh viên cảm thấy khó khăn khi học online (4,12)

Trang 9

Bảng 3 Kết quả khảo sát

2 Đánh Giá ưu nhược điểm

2.1 Ưu điểm

1 Linh hoạt thời gian và không gian học tập: Học online cho phép sinh viên

tự chọn thời gian và không gian học tập phù hợp với lịch trình cá nhân Sinh viên có thể xem các bài giảng, tham gia các hoạt động học tập và nộp bài tập mọi lúc, mọi nơi Điều này giúp sinh viên có thể tổ chức thời gian linh hoạt hơn và tiết kiệm thời gian di chuyển

Trang 10

2 Tiếp cận tài liệu và nguồn học phong phú: Với học online, sinh viên có thể truy cập đến các tài liệu và nguồn học trực tuyến phong phú từ khắp nơi trên thế giới Các khóa học trực tuyến thường cung cấp nội dung bổ sung, tài liệu tham khảo, sách điện tử và bài giảng ghi âm/video Điều này mở ra

cơ hội tiếp cận kiến thức đa dạng và sâu rộng hơn so với việc học truyền thống

3 Tương tác và hợp tác trực tuyến: Môi trường học online thường cung cấp các công cụ tương tác và hợp tác trực tuyến Sinh viên có thể tham gia vào diễn đàn trực tuyến, phòng chat, video họp trực tuyến và nhóm làm việc để trao đổi thông tin, thảo luận và hợp tác với giảng viên và sinh viên khác từ khắp nơi trên thế giới Điều này tạo ra một môi trường học tập đa văn hóa

và đa dạng, nơi sinh viên có thể học hỏi và chia sẻ ý kiến với những người

có nền văn hóa và quan điểm khác nhau

4 Tăng cường kỹ năng công nghệ: Học online đòi hỏi sinh viên sử dụng công nghệ thông tin và giao tiếp trực tuyến Sinh viên có cơ hội làm quen và nắm bắt các kỹ năng công nghệ, như sử dụng máy tính, truy cập internet, sử dụng phần mềm học trực tuyến, tạo và quản lý tài liệu số, và sử dụng các công cụ tương tác trực tuyến Điều này giúp cải thiện khả năng làm việc với công nghệ và chuẩn bị cho môi trường làm việc hiện đại

5 Tự quản lý và trách nhiệm cá nhân: Học online đòi hỏi sinh viên tự quản

lý thời gian, tổ chức công việc và tuân thủ nội quy học tập một cách độc lập Sinh viên phải có khả năng tự lập, tự điều chỉnh và tổ chức công việc

để đạt được mục tiêu học tập Điều này giúp phát triển kỹ năng tự học, trách nhiệm cá nhân và sự tự chủ trong việc học tập

Trang 11

6 Đa dạng hoá phong cách học tập: Học online cung cấp nhiều phương pháp học tập khác nhau, như xem video bài giảng, tham gia thảo luận trực tuyến, hoàn thành bài tập trực tuyến, tham gia các hoạt động tương tác và thực hành thực tế Sinh viên có thể lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với phong cách và nhu cầu cá nhân, từ đó nâng cao hiệu quả học tập

7 Tiết kiệm chi phí: Học online giúp sinh viên tiết kiệm chi phí di chuyển, ăn uống và cư trú Sinh viên không cần phải chi trả cho việc đi lại hàng ngày đến trường, không cần phải ăn ở xa hoặc thuê nhà trọ Điều này có thể giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tăng tính tiết kiệm của sinh viên

2.2 Nhược điểm

Mặc dù việc học online có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét:

1 Thiếu tương tác trực tiếp: Trong học online, sinh viên có ít cơ hội tương tác trực tiếp với giảng viên và các bạn cùng lớp Thay vào đó, giao tiếp thông qua email, diễn đàn hoặc các công cụ trực tuyến khác Điều này có thể làm giảm sự hứng thú và sự tương tác xã hội trong quá trình học tập

2 Đòi hỏi kỷ luật cá nhân cao: Học online yêu cầu sự tự quản lý cao Sinh viên phải tự điều chỉnh thời gian, tổ chức công việc và duy trì sự tập trung trong môi trường tự do Điều này có thể là một thách thức đối với những người thiếu kỷ luật cá nhân và tự điều khiển

3 Khó khăn trong việc giữ động lực: Với việc không có sự giám sát trực tiếp từ giảng viên và không có áp lực từ các bạn cùng lớp, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì động lực và sự cam kết với quá trình học tập Điều này có thể dẫn đến việc trì hoãn hoặc bỏ cuộc giữa chừng

Trang 12

4 Hạn chế truy cập vào thiết bị và mạng internet: Đối với những người sống

ở vùng nông thôn hoặc có điều kiện kỹ thuật hạn chế, việc truy cập vào thiết

bị và mạng internet đáng tin cậy có thể là một thách thức Điều này có thể gây gián đoạn trong quá trình học tập và làm giảm chất lượng trải nghiệm học tập

5 Thiếu phản hồi tức thì: Khi học trực tuyến, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc nhận phản hồi tức thì từ giảng viên Việc gửi email hoặc đăng câu hỏi trên diễn đàn có thể mất thời gian để nhận được phản hồi, đặc biệt khi số lượng sinh viên là lớn

6 Thiếu môi trường học tập truyền thống: Một số người thích môi trường học tập truyền thống, với sự tương tác trực tiếp với giảng viên và sinh viên khác, cảm giác lớp học

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Ali, G E and Magalhaes, R (2008) Barriers to implementing

e-learning: a Kuwaiti case study.{International journal of training and

development,{12(1), 36-53

2 Balakrishnan, R., Wason, M., Padaria,R N., Singh, P and Varghese, E (2012) An analysis of constraints in e-learning and strategies for promoting e-learning among farmers.{Economic Affairs,{59(186), 727-734

3 Berge, Z L (2003).{Barriers to communication in distance

education.{[Online] Avalabile at https://files.eric.ed gov/ fulltext/ED495699.pdf

Trang 13

4 Cronje, J C (2006).{Who killed e-learning.{[Online] Avalabile at https://www.academia.edu/ 48022459/Who_killed_e_learning

5 Muilenburg, L Y and Berge, Z L (2005) Student barriers to online learning: A factor analytic study.{Distance education, 26(1), 29-48

6 Mungania, P (2004).{Employees' perceptions of barriers in e-Learning:

the relationship among barriers, demographics, and e-Learning self-efficacy.{[Online] Avalabile at https://ir.library.louisville.edu/cgi/ viewcontent.cgi?article=2026&context=etd

Kết luận

Việc học online có nhiều lợi ích như tiện lợi, linh hoạt và đa dạng nguồn học Tuy nhiên, cũng có nhược điểm như thiếu tương tác trực tiếp và đòi hỏi kỷ luật cá nhân cao Việc có nên học online hay không phụ thuộc vào tình huống và ưu tiên cá nhân của mỗi người Nếu bạn có khả năng tự quản lý, thích sự linh hoạt và không gian học tập trực tuyến, thì học online

có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn Tuy nhiên, nếu bạn cần tương tác trực tiếp và hưởng lợi từ môi trường học tập truyền thống, hình thức học truyền thống có thể phù hợp hơn

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN