1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng, tác Động của việc làm thêm Đối với sinh viên trường Đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

26 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thực Trạng, Tác Động Của Việc Làm Thêm Đối Với Sinh Viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Pham Van Cuong, Dang Dong Chi, Le Minh Chien, Nguyen Thanh Huy, Le Tien Dung, Nguyen Tong Xuan Huy
Người hướng dẫn TS. Phan Thi Tuyet Nga
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Theo nghiên cứu của Ngô Sách Thọ và Nguyễn Xuân Trãi 2018 cho thấy kết quả phỏng vẫn xác định được 172/572 sinh viên chiếm tỷ lệ 30,07% tham gia các công việc làm thêm có liên quan đến c

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHÔ HỎ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

vo

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÈ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Dé tai:

NGHIEN CUU THUC TRANG, TAC DONG CUA VIEC LAM THEM DOI VOT SINH VIEN TRUONG PAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO

HO CHI MINH

Lop hoc phan: 422000362314 - DHKTKTI7ATT

Nhóm: Nhóm 3 GVHD: TS PHAN THI TUYET NGA

Thanh phố Hồ Chí Minh, 14 tháng 03 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHÔ HỎ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

âu

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÈ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Dé tai:

NGHIEN CUU THUC TRANG, TAC DONG CUA VIEC LAM DOI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH

PHO HO CHI MINH

GV hướng dẫn: TS PHAN THỊ TUYẾT NGA

Trang 3

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lí đo chọn đề tai

Bộ Giáo dục và đào tạo - Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2021 - 2022,

(2022) Cho rằng nguồn nhân lực “thế hệ trẻ”, nguồn lao động trí thức cao của lực lượng trong tương lai để hội nhập với công nghiệp hóa — điện đại hóa đất nước Trong một số

lĩnh vực nghề nghiệp, sinh viên được xem là một nguồn nhân lực có sức khỏe tốt và có

kiến thức đề tham gia vao các công việc một cách linh hoạt Một khía cạnh khác, dựa vào trình độ học vấn và sự năng động, sinh viên thường được coi là lực lượng lao động

“không chính thức” hay gọi một cách khác “làm thêm” có khả năng được tìm kiếm dễ dàng và sinh viên có thể thích nghi, học hỏi một cách nhanh chóng Điều nảy làm cho một số nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn sinh viên để làm việc thay vì các nhân viên chính thức Thực tế hiện nay, việc làm thêm rất phố biến trong tầng lớp trí thức sinh viên lỗi diễn đại Nghiên cứu của Đặng Đức Trọng và cộng sự (2018) khi Việc làm bản thời gian của sinh viên đã phát hiện ra răng yếu tố thu nhập là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên khi chọn công việc thêm và loại hình công việc đó Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra răng không ít sinh viên, kể cả những người có điều kiện kinh tế gia đình tốt, vẫn chọn làm việc bán thời gian với nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là muốn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã phân tích chi

phí sinh hoạt trung bình mà một sinh viên phải chí trả để sống và học tập tại Thành phố

Hồ Chí Minh, ước tính là khoảng 2.500.000 đồng (không tính học phí) Kết quả từ cuộc điều tra cho thấy chỉ có một phần nhỏ các sinh viên (32,5%) nhận được hỗ trợ từ gia đình vượt qua mức nảy Do đó, khoảng 67,5% sinh viên không thể chỉ trả đủ chỉ phí sinh hoạt nếu chỉ dựa vào trợ cấp từ gia đình, và họ thường phải tìm kiếm công việc thêm dé bu dap

Theo nghiên cứu của Ngô Sách Thọ và Nguyễn Xuân Trãi (2018) cho thấy kết quả phỏng vẫn xác định được 172/572 sinh viên chiếm tỷ lệ 30,07% tham gia các công việc làm thêm có liên quan đến các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường và 400/572 sinh viên chiếm tỷ lệ 69,03% tham gia các công việc làm thêm không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn Để làm rõ hơn nữa những công việc làm thêm của sinh viên với đề tài tiếp tục phỏng các sinh viên, cho thấy, sinh viên trường Đại học Bắc Ninh tham gia dạy bơi

và cứu hộ bơi đông nhất với 96/172 sinh viên chiếm ty lệ 55,81%, tiếp đến là tham gia

mở các lớp phong trào và giảng dạy môn võ thuật có 39/172 chiếm tỷ lệ 22,67% Đây là

Trang 4

2 môn thể thao hiện nay có phong trào phát triển mạnh và nhu cầu tập luyện cao vì vậy

mà thu hút được phần lớn các em tham gia giảng dạy các môn thể thao này kê các em không phải là sinh viên chuyên sâu Các môn thể thao khác có tỷ lệ thấp hơn chiếm tỷ lệ

từ 1,74 - 5,81% Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia bán hàng và làm nhân viên phục

vụ chiếm tỷ lệ đông nhất với 42% và 33,5%

Nguyễn Thị Linh (2024) cho rằng việc làm thêm cũng không thiếu những rủi ro và thách thức Có những trường hợp sinh viên đo thiếu hiểu biết về thị trường lao động hoặc

bị lừa đảo và mắc phải các cạm bẫy Mặt khác, ngày càng nhiều sinh viên nhận thức được rằng việc học không chỉ tổn tại trong những cuốn sách và giảng đường mà còn xuất hiện

ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó việc đi làm thêm đóng vai trò quan trọng Điều này không chỉ đem lại thu nhập thêm cho sinh viên mà còn giúp họ tích luỹ kinh nghiệm thực tế và học hỏi được nhiều điều hơn từ cuộc sống hàng ngày

Từ những vấn đề trên, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu vẻ vấn để làm thêm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt, sự tác động của việc làm thêm đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập và đời sống cá nhân của mỗi sinh viên của trường Từ đó, đây cũng là nguồn tư liệu nghiên cứu một cách rõ ràng nhằm làm có một cái nhìn cụ thể và trực quan đề Nhà trường phối hợp cùng với xã hội, chính quyền địa phương sở tại để có những chính sách, biện pháp vả tuyên truyền nhằm tạo điều kiện sinh viên vừa cân bằng việc làm thêm và học tập cũng như đời sống một cách hiệu quả Với những lý do trên, nhóm em chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng, tác động của việc làm thêm đối với sinh viên Trường Đại học Công

Trang 5

c Xác định tác động của việc làm thêm đối với sinh viên trường Đại Học Công

Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng của việc làm thêm đối với sinh viên trường Đại học Công Nghiệp thành

phố Hồ Chí Minh như thế nào?

2 Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm thêm của sinh viên trường Đại Học Công

Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh?

3 Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp thành

phố Hồ Chí Minh như thế nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về thực trạng, tác động việc làm thêm đối với sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Ngày bắt đầu từ 4/2024 đến 11/2024

- Không gian: Đề tài được thực hiện tại trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chi Minh

- Nội dung: Thực trạng, tác động của việc làm thêm đối với sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hỗ Chí Minh

- Đối tượng thu thập thông tin: Sinh viên từ năm học thứ nhất đến năm học thứ tư đang học tại trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :

5.1 Y nghia khoa hoc chữa việt được

Nghiên cứu đã chỉ ra được những tác nhân mới nhằm làm rõ và bỗ sung các yếu tô làm ảnh hưởng đến việc quyết định việc làm thêm của sinh viên Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào hệ thống khảo sát điều tra về lực lượng lao động và những biến đổi của việc nâng cao hiệu quả học tập — đời sống đối với sinh viên trường Đại Học

Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Trang 6

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu về thực trạng, tác động việc làm thêm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả học tập - đời sống đối với sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Từ đó giúp cho sinh viên nhìn rõ những vấn đề về việc làm thêm ảnh

hưởng đến việc học tập và đời sống của mình Đồng thời, tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả học tập - đời sống của sinh viên và giúp cho sinh viên quản lý tốt thời gian

và chọn công việc phù hợp với đời sống của mình Điều này không chỉ đem lại thu nhập thêm cho sinh viên mà còn giúp họ tích luỹ kinh nghiệm thực tế và học hỏi được nhiều điều hơn từ cuộc sống hàng ngày Sự kết hợp giữa kiến thức từ sách vở và kinh nghiệm thực tế Hơn nữa, đề tài này cung cấp nguồn thông tin đáng giả để Phụ huynh sinh viên nam được những ưu và nhược điểm của việc làm thêm đề có những khuyên bảo, tư van cho con cái của mình

Ngoài ra, là nguồn tài liệu tin cậy cho Nhà trường và địa phương đề tham khảo nhằm

có những giải pháp, chế độ, chính sách và tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiểm việc làm thêm một cách hiệu quả, đáp ứng tốt việc học tập cũng như đời sống của sinh viên theo chiêu tích cực hơn

Trang 7

TONG QUAN TAI LIEU

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm việc làm thêm

Lưu Chí Danh và cộng sự (2023) cho răng Việc làm thêm có thê được định nghĩa như một hoạt động ngoài công việc chính thức, thường là không định kỳ và không cổ định, nham tăng cường thu nhập hoặc thỏa mãn sở thích cá nhân Đây là cơ hội để mở rộng kỹ năng, mở rộng mạng lưới quan hệ, hoặc đơn giản là trải nghiệm những công việc mới ngoài lề đời sống hàng ngày (tr.2-3)

1.2 Khái niệm học tập

Theo Ngô Thị Huyền (2019), Học tập là một quá trình mang lại những thay đổi liên tục trong hành vi hoặc nhận thức của mỗi cá nhân Quá trình này bao gồm nhiều yếu tố như động lực bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài, đối chiếu và điều chỉnh dựa trên các phản hồi và học thông qua hành động dựa trên việc tương tác với đồng nghiệp và các thành viên trong cộng đồng học tập (tr 11-16)

1.3 Khái niệm hiệu quả học tập

Theo Vũ Trọng Rÿ (2021) hiệu quả học tập là khả năng học và tiếp thu kiến thức một cách tối ưu, đạt được mục tiêu học tập cũng như phát triển kỹ năng và hiểu biết Nó liên quan đến việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật học tập hiệu quả nhất đề tăng cường khả năng học của một người Các yếu tố quan trọng của hiệu quả học tập bao gồm quản

lý thời gian, việc lập kế hoạch, sự tập trung, phân tích và tổng hợp thông tin, cũng như việc áp dụng kiến thức vào thực tế Điều này giúp cá nhân tiết kiệm thời gian và năng lượng, đồng thời đạt được kết quả học tập tốt nhất (tr 22-35)

1.4, Khai niệm sinh viền

Theo Trần Linh Phong (201 L) sinh viên là người học của một cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Có thể phân loại sinh viên đại học theo những phạm trù khác nhau Sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung Khái niệm sinh viên được sử dụng

rộng rãi với nghĩa: Sinh viên là đại biêu của một nhóm xã hội, đặc biệt gồm những người

đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề nghiệp, để trở thành các chuyên gia hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội” (tr 14).

Trang 8

2 Thực trạng của việc làm thêm đối với sinh viên lỗi diễn đạt

Phạm Thị Ngọc Anh và cộng sự (2020) khi nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng dến

quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại cho thay rang cuộc điều tra vào ngày 4/11/2020, trường Đại học Thương Mại Thành phố Hồ Chí Minh đã tô chức một

sự kiện "Ngày hội việc làm bán thời gian" phối hợp với hơn 30 doanh nghiệp Kết quả của

cuộc khảo sát cho thấy hơn 93% sinh viên đã tham gia vào khảo sát này có ý định đi làm thêm, với nhiều mục đích khác nhau Trong số này, có 69,7% sinh viên mong muốn làm thêm để kiếm thêm thu nhập, trong khi số còn lại có nguyện vọng làm thêm để có trải nghiệm thực tế, cải thiện kỹ năng và mở rộng mối quan hệ

Ngô Sách Thọ và cộng sự (2018) với bài nghiên cứu Thực trạng việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Thể dục Thé thao Bắc Ninh cho thay trong tong số 922 sinh viên, có 572 sinh viên làm thêm, chiếm tỷ lệ 62,04%, trong khi 350 sinh viên còn lại, tỷ lệ 37,96%, chưa từng tham gia công việc làm thêm Trong số sinh viên làm thêm, có thể nhận thấy rằng số lượng sinh viên tham gia làm thêm nhiều nhất ở năm thứ 4, tiếp theo là

năm thứ 3 và năm thứ 2, và tỷ lệ thấp nhất ở năm đầu tiên khi sinh viên mới bắt đầu nhập

học Trong tông số 572 sinh viên làm thêm, có I72 sinh viên, tỷ lệ 30,07%, tham gia các công việc phù hợp với chuyên ngành của mình, bao gồm: cứu hộ, dạy bơi, dạy võ, bóng

rỗ, và cờ vua

Lê Thúy Hường và cộng sự (2021) khi thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2019 cho thấy tỷ lệ sinh viên là 41,4% Muốn có thêm thu nhập là 42.2%, Trang trải cho nhu cầu học tập, sinh hoạt của ban thân là 9,11% Tận dụng thời gian rảnh rỗi là 6.1%, Rèn luyện kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm

cho nghề nghiệp hoặc tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp là 1%-3,9% Thời gian làm

thêm là khoảng 4 đến 6 giờ/ngày Có 54.5% sinh viên đi làm thêm cho răng việc đi làm thêm khiến ảnh hưởng tới quá trình học tập và khiến kết quả học tập giảm sút

3 Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên

Nghiên cứu của Nguyễn Trí Dũng (2016) đã chỉ ra rằng 60% sinh viên cho rằng việc

đi làm thêm mang lại cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập, trong khi hơn

38% sinh viên có quan điểm ngược lại Các công việc như phát tờ rơi, dạy thêm, và phục

vụ bàn chiếm hơn 50% trong số các ngành nghề mà sinh viên hiện nay thường lựa chọn Bản báo cáo đã sử dụng phương pháp bảng hỏi để thu thập thông tin chính xác về mục đích, lợi ích, khó khăn và tác động của việc làm thêm đôi với sinh viên ngảy nay

Trang 9

Nghiên cứu của Furr và Elling (2000) đã chỉ ra rằng sinh viên dành khoảng thời gian làm việc từ L đến I5 giờ mỗi tuần thường có điểm trung bình cao hơn đáng kế so với những sinh viên làm việc 16 giờ trở lên và sinh viên không làm việc Điều này ngụ ý rằng

việc làm việc với một thời gian hợp lý có mối liên hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất học tập tốt

của sinh viên

Nghiên cứu của Lyn và Robinson (1999) về “Những ảnh hưởng của công việc bán thời gian đến học sinh trung học” đã đi sâu vào chi tiết về những tác động, đặc biệt là những tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với việc học và cuộc sống của thanh thiếu niên Nghiên cứu này chỉ ra rằng, mặc dù đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học chứ không phải sinh viên đại học, nhưng việc làm thêm vẫn có ảnh hưởng đáng kê đến hiệu suất học tập và tâm trạng của họ Khoảng 41% sinh viên-công nhân đã đồng ý hoặc hoàn toàn đồng

ý răng nêu họ không phải làm việc, họ sẽ có thêm thời gian cho việc học, trong khi 31% tin rằng kết quả học tập của họ sẽ cải thiện hơn Đồng thời, 25% đã thừa nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và học tập, và 20% cho biết họ đã bị tụt hậu trong việc học do ảnh hưởng của công việc thêm

Theo thống kê của Công ty CareerBuilder (2021) có 23% nhà tuyển dụng cho biết khả năng và kinh nghiệm của ứng viên liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng Trong số đó, có 63% nhà tuyên dụng đánh giá cao những kinh nghiệm mà sinh viên học được thông qua các hoạt động tỉnh nguyện, thực hành ở trường

và làm thêm bán thời gian.Khi sinh viên chọn công việc liên quan đến ngành học của mỉnh, họ sẽ có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, từ đó hiểu rõ hơn về bài giảng ở trường Ngoài ra, thu nhập từ việc làm thêm giúp sinh viên tự chủ hơn về tài chính và tập trung hơn vào việc học

Tuy nhiên, việc làm thêm cũng mang đến nhược điểm Sinh viên thường mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm công việc và phải hy sinh một số thói quen cá nhân Nếu không cân nhắc kỹ, việc làm thêm cũng có thê ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên do căng thắng và áp lực từ việc kết hợp giữa học và làm

Theo nghiên cứu cua Furr va Elling (2000) thời gian làm việc của sinh viên có ảnh hưởng đáng kê đến thành tích học tập Cụ thể, sinh viên làm việc từ l đến 15 giờ mỗi tuần thường có điểm trung bình cao hơn so với sinh viên làm việc nhiều hơn hoặc không làm việc Điều nảy cho thay rang việc có một lịch làm việc hợp lý có thê tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập

Trang 10

4 Nguyên nhân dẫn đến việc làm thêm của sinh viên

Các yếu tố tác động đến quyết định của sinh viên khi chọn tìm việc làm thêm có thể được phân chia thành hai loại: yếu tố chủ quan (tức là các yếu tố có nguồn gốc từ bên trong sinh viên) và yêu tố khách quan (tức là các yêu tô bên ngoài tác động lên sinh viên) Một số yếu tô chủ quan dẫn đến việc quyết định tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên như nhu cầu tài chính, sở thích, yếu tổ học hỏi kỹ năng, yếu tố điều kiện tài chính Theo nghiên cứu Fưrr và Eling (2000) cho thấy yếu tổ tài chính là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến quyết định của sinh viên tham gia vào các công việc làm thêm Không chỉ đơn giản là muốn kiếm thêm thu nhập cá nhân, mà còn vì nhu cầu phụ giúp gia đình và trang trải cuộc sống hàng ngày Sinh viên thường phải đối mặt với các chi phí sinh hoạt, như tiền thuê nhà, chỉ phí ăn uống, sách vở và các khoản chi phí khác Việc làm thêm cung cấp một nguồn thu nhập bố sung, giúp sinh viên giảm bớt áp lực tài chính và tự mình trang trải cuộc sống Hơn nữa, trong một số trường hợp, việc tham gia vào các công việc bán thời gian cũng là cách đề sinh viên phụ giúp gia đình trong việc trả các chị phí cơ bản hoặc hỗ trợ tài chính cho gia đình Có thé có những trách nhiệm gia đình hoặc áp lực từ phía gia đình khiến cho sinh viên cảm thấy cần phải đóng góp một phân thu nhập để giúp đỡ

Theo ghiên cứu của Manthei và Gilmore (2005) cho thấy ngoài yếu tổ tài chính, kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên tham gia vào công việc làm thêm Việc làm thêm mang lại cơ hội cho sinh viên phát triển các kỹ năng liên quan đến ngành nghề, từ việc quản lý thời gian đến kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm Điều này giúp họ chuẩn bị cho sự nghiệp sau này và có thêm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực mà họ quan tâm Bên cạnh đó, một số sinh viên cũng chọn làm thêm dé lấp đầy

sơ yếu lý lịch của mình Kinh nghiệm làm việc thêm cung cấp cho họ cơ hội để trải

nghiệm và học hỏi các kỹ năng quản lý thời gian và nhân văn Điều này có thể giúp họ

phát triển nhân cách và trở thành những người tự tin hơn trong cuộc sông Ngoài ra, việc làm thêm cũng mở ra cánh cửa cho sinh viên khám phá thêm kiến thức và kinh nghiệm từ cuộc sống ngoài học tập Gặp gỡ những người mới, xây dựng mối quan hệ, và trải nghiệm các tình huống thực tế cũng là một phần không thẻ thiếu trong việc phát triển cá nhân và xã hội của sinh viên

Kết quả nghiên cứu của Staniewski và Szopiñski (2015) đã cho thấy răng sự lựa chọn khởi nghiệp của sinh viên có thê phụ thuộc vào ngành học mà họ theo đuôi cũng là một

Trang 11

tác nhân khiến họ đi làm thêm để có một chiến lược cho việc họ khởi nghiệp trong tương lai Các ngành học khác nhau có thể ảnh hưởng khác biệt đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Ví dụ, sinh viên trong các ngành học như kinh doanh và kỹ thuật có thể có xu hướng cao hơn trong việc có ý định khởi nghiệp so với sinh viên trong các ngành học khác như Y học hay Luật Các ngành học liên quan đến kinh doanh thường đòi hỏi kỹ năng quản lý, sáng tạo và khởi nghiệp Do đó, sinh viên trong các ngành này có thê có ý định khởi nghiệp cao hơn, vì họ đã được trang bị các kỹ năng cần thiết để tự mình khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp

Vũ Xuân Tường và cộng sự (2022) đã nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định làm thêm củasinh viên Trường Đại học Văn Lang Trong bài nghiên cứu này cho thấy một yếu tô quan trọng nhất đóng vai trò quyết định trong việc sinh viên quyết định tham gia làm thêm là mỗi quan hệ vả kiến thức xã hội Mối quan hệ của sinh viên trong cộng đồng và sự hiểu biết về xã hội có thê tác động sâu đến quyết định của họ về việc tham gia vào các hoạt động làm thêm Do đó, khi xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên làm thêm, các khoa và nhà trường cần tập trung vào việc hiểu và đáp ứng các nhu cầu của sinh viên trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội tích cực Tuy nhiên, đồng thời cũng không nên bỏ qua các yếu tổ khác như tài chính, nhu cầu học tập và thời gian

Sự kết hợp của những yếu tố nảy mới có thể tạo ra một tác động toàn diện và mạnh mẽ

đến quyết định của sinh viên khi đi làm thêm

Vương Quốc Duy và cộng sự (2015) đã nghiên cứu Xác định các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ Họ đã phân tích một loạt các yếu tô gây ảnh hưởng đến quyết định này Cụ thể, các yêu tố bao gồm chu kỳ kinh doanh,

tổ chức thị trường lao động, cũng như yếu tố biến đôi cấu trúc xã hội như sự phân chia trách nhiệm trong gia đình và mô hình gia đình Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác gia

đã nhân mạnh mỗi liên kết giữa các yếu tô kinh tế, thị trường lao động và các yếu tố văn hóa - xã hội với quyết định của sinh viên khi quyết định tham gia vào các hoạt động làm thêm Điều này làm nỗi bật sự phức tạp và đa chiều của quyết định này, cũng như sự ảnh hưởng của môi trường xã hội và kinh tế đối với sinh viên trong quá trình ra quyết định của mình

Vũ Thị Thu Hà (2023) với Các yếu tổ ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên:

nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đắng, đại học trên địa bàn Hà Nội Thông qua cuộc khảo sát trên 480 sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia

Trang 12

Hà Nội đã chỉ ra các tác nhân ảnh hưởng bao gồm: rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ (33,1%), thu nhập của sinh viên (31,3%), tận dụng thời gian rảnh rỗi (12,1%), khăng định năng lực bản thân mình (7,7%), mở rộng giao tiếp, tìm kiếm cơ hội việc làm khi ra trường (8,4%)

5 Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu

Một số khía cạnh chưa được làm rõ trong các nghiên cứu trước đây như sau:

Tác động tính thần và tâm lý: Nghiên cứu có thể chưa tập trung đầy đủ vào các tác động tinh than va tam lý của việc làm thêm đối với sinh viên, bao gồm stress, áp lực vả

sự cảm thấy kiệt sức do phải cân nhắc giữa công việc và học tập

Tác động đến hiệu suất học tập: Mặc dù một số nghiên cứu đã đề cập đến mối liên hệ giữa việc làm thêm và hiệu suất học tập, nhưng có thể cần phải xem xét thêm về cách làm thêm ảnh hưởng đến khả năng học tập và kết quả học tập của sinh viên

Tác động xã hội: Việc làm thêm có thê ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của sinh viên, bao gồm thời gian dành cho bạn bè và gia đình, cũng như sự tham gia vào các hoạt động xã hội và văn hóa

Phát triển nghề nghiệp: Việc làm thêm có thê cung cấp cơ hội cho sinh viên phát triển

kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ quan tâm và có thê muốn theo đuôi sau này, nhưng điều này có thể chưa được nghiên cứu đây đủ

Tác động lâu dài: Nghiên cứu có thể tập trung quá nhiều vào tác động ngắn hạn của việc làm thêm, trong khi tác động lâu dài của nó đối với sự phát triển và sự nghiệp của sinh viên cũng là một khía cạnh quan trọng cần xem xét

Su da dang trong loại hình công việc thêm: Tài liệu nghiên cứu có thể chưa thảo luận đầy đủ về sự đa dạng trong loại hình công việc thêm mà sinh viên tham gia, cũng như ảnh hưởng của từng loại công việc này đối với sinh viên

Tác động đến quan hệ gia đình: Việc làm thêm có thể tạo ra sự căng thắng hoặc thay đôi trong mỗi quan hệ gia đình của sinh viên, nhưng điều này có thê chưa được nghiên cứu sâu rộng

Tác động đến quyết định nghề nghiệp: Việc làm thêm có thê có ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai Tuy nhiên, điều này có thể chưa được tập trung nghiên cứu đủ sâu trong các tài liệu hiện có

Trang 13

NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã chọn những thiết kế nghiên cứu với những lí do như sau: Thiết kế nghiên cứu định lượng: Thông qua việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi giúp cho ta rút ngắn thời gian thu thập thông tin và không tốn quá nhiều chi phí và nhân lực, đồng thời có thê thu thập thông tin có độ đáng tin cậy cao với số lượng lớn Thiết kế cắt ngang: Thiết kế này chỉ cần thu thập thông tin một lần mà không cần phải quan sát trong thời gian dài, vì vậy có thé rút ngắn thời gian nghiên cứu và không tốn quá nhiều chỉ phí và công sức của nhóm

Thiết kế nghiên cứu phi thực nghiệm: Thiết kế này sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hay tác động nào dẫn đến sự thay đổi thái độ và môi trường trong quá trình nghiên cứu Vì vậy, sẽ giúp đối tượng nghiên cứu đưa ra những dữ liệu có độ đáng tin cậy cao

2 Chọn mẫu

Dân số nghiên cứu: Sinh viên từ năm một đến năm tư tại trường Đại học Công

Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nguồn théng tin???

Kích cỡ mẫu: 5¡nh viên từ năm một đên năm tư tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 30000 sinh viên, do số lượng mẫu hon 10000 nên nhóm nghiêm cứu đã chọn pháp tính theo:

Áp dụng phương pháp tính theo công thức Cochran (1977)

e: sai số cho phép (e= 0,05)

Từ kết quả cho thấy kích cỡ mẫu tối thiêu là 421,891 Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu không tránh khôi bị hao hụt, vì vậy cho nên nhóm nghiên cứu đã chọn kích cỡ mẫu cho bai nghiên này là 500 sinh viên từ năm một đến năm tư tại trường Đại học Công

Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 31/12/2024, 18:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN