Mục tiêu đề tài Phân tích tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúcđẩy x
Trang 1KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
HÓA TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI – 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện: Đoàn Thị Vân Anh
Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Kinh tế Tài Nguyên và Môi Trường
Năm thứ: 03 /Số năm đào tạo: 04
Ngành học: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
KHOA KINH TẾ TN&MT
Trang 3- Tên đề tài: Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến
xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Vân Anh, Lê Thị Duyên, Vũ Quang Dũng, Lê Đặng TốUyên, Phạm Hữu Việt Hòa
- Lớp: ĐH11LQ2, ĐH12LQ3 Khoa: Kinh tế Tài Nguyên và Môi Trường
- Năm thứ: 03 và 02 Số năm đào tạo: 04
- Người hướng dẫn: ThS Vũ Quang Hải
2 Mục tiêu đề tài
Phân tích tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP đến xuất
khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúcđẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp địnhthời gian tới
3 Tính mới và sáng tạo
Thứ nhất, phân tích tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sangTrung Quốc làm cơ sở để đưa ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hànghoá từ Việt Nam sang Trung Quốc đến năm 2030
Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa trong khuôn khổ RCEP, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngànhhàng có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của hànghóa, đồng thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham giavào RCEP
Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tác động củaRCEP đến xuất khẩu hàng hóa và cạnh tranh với các đối tác khác trong khu vực, điều nàycác doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và đối phó với thách thức từ RCEP từ đó tăngcường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu
4 Kết quả nghiên cứu
Nhóm tác giả phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang TrungQuốc, phân tích mức độ tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sangTrung Quốc dựa trên các chỉ số thương mại và mô hình trọng lực hấp dẫn, chỉ ra tác độngcủa RCEP đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Vệt Nam trước và từ khi RCEP có hiệulực Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từViệt Nam sang Trung Quốc đến năm 2030
Sản phẩm: Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên “Tác động của Hiệp định Đốitác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang TrungQuốc”
Trang 4năng áp dụng của đề tài
Nghiên cứu đã hệ thống hoá và góp phần bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xuất khẩu hàng hóa trong RCEP Vận dụng khung phương pháp phân tíchđịnh lượng và định tính để phân tích và đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đến xuấtkhẩu, qua đó đưa ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ ViệtNam sang Trung Quốc
Kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạt độngxuất khẩu hang hóa trong khuôn khổ RCEP, phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu hang hóa cho các doanh nghiệp, đồng thời, cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viêncác ngành thuộc khối kinh tế
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
MỞ ĐẦU v
Xác nhận của trường đại học
(ký tên và đóng dấu)
Người hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ThS Vũ Quang Hải
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu vi
3 Nội dung nghiên cứu vi
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu vi
5 Kết cấu của báo cáo vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) 1
1.1.1 Lý thuyết mô hình trọng lực Gravity model của Tinbergen (1962) 3
1.1.2 Lý thuyết hệ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA 5
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến tự do hóa thương mại 6
1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 6
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước 8
CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, CÁC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 10
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 10
2.2.2 Phương pháp phân tích 12
2.2.2.1 Phương pháp phân tích định tính 12
2.2.2.2 Phương pháp phân tích định lượng 13
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG KHÔN KHỔ RCEP 21
3.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa 21
3.1.1 Khái niệm vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa 21
3.1.1.1 Khái niệm 21
3.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa 22
3.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 23
3.1.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa 25
3.1.2.2 Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia 29
3.2 Tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại giữa các quốc gia 33
3.2.1 Hiệp định thương mại tự do 33
3.2.1.1 Khái niệm 33
Trang 73.2.1.3 Các khía cạnh pháp lý của FTA 36
3.2.1.4 Các khía cạnh về kinh tế của FTA 37
3.2.2 Tác động tĩnh của hiệp định thương mại tự do 38
3.2.3 Tác động động của hiệp định thương mại tự do 40
3.3 Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa trong khuôn khổ RCEP 43
3.3.1 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) 43
3.3.1.1 Tổng quan 43
3.3.1.2 Thiết chế vận hành 46
3.3.1.3 Đặc điểm chính 48
3.3.2 Quy định của RCEP đối với hàng hóa xuất khẩu 48
3.3.2.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa 48
3.3.2.2 Thuế quan và thủ tục hải quan 51
3.3.2.3 Biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật 52
3.3.3.4 Phòng vệ thương mại 53
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA RCEP ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 – 2023 55
4.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2023 55
4.1.1 Quy mô xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2023 55
4.1.2 Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2023 57
4.2 Phân tích tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng các chỉ số thương mại 60
4.2.1 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) 60
4.2.2 Chỉ số định hướng khu vực (RO) 61
4.2.3.Chỉ số cường độ xuất khẩu 62
4.2.4 Phân tích tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng mô hình trọng lực hấp dẫn 63
4.2.4.1 Lựa chọn mô hình: Kiểm định Hausman 63
4.2.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 64
4.2.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 64
4.2.4.4 Kết quả ước lượng mô hình 64
4.3 Đánh giá thực trạng tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc 66
Trang 84.3.1.1 Hiệp định thương mại giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và tạo thuận
lợi cho thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc 67
4.3.1.2 Thúc đẩy xuất nhập khẩu đối với các hàng hóa có lợi thế cạnh tranh giữa hai quốc gia 67
4.3.1.3 Hiệp định thương mại thiết lập rõ ràng, hài hòa về quy tắc xuất xứ, các yêu cầu về rào cản kỹ thuật trong thương mại, kiểm dịch thực vật nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa 69
4.3.1.4 Hiệp định RCEP phù hợp với chính sách đối ngoại của Trung Quốc và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới 70
4.3.2 Hạn chế 70
4.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 73
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) 75
5.1 Bối cảnh mới tác động đến thương mại Việt Nam và Trung Quốc 75
5.1.1 Bối cảnh quốc tế và xu thế tự do hóa thương mại 76
5.1.1.1 Bối cảnh quốc tế 76
5.1.1.2 Xu thế tự do hóa thương mại 80
5.1.2 Bối cảnh trong nước và triển vọng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc 81
5.1.3 Định hướng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc đến năm 2030 83 5.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trong khuôn khổ RCEP đến năm 2030 85
5.2.1 Tiếp tục đổi mới về tư duy và nhận thức trong thực thi RCEP, coi đó là giải pháp cơ bản và hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa 85
5.2.2 Tăng cường phối hợp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa các Bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp 87
5.2.3 Phát huy vai trò hỗ trợ thích hợp của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc 87
5.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng các yếu tố công nghệ trong hệ thống sản xuất hàng hoá, giảm bớt đi sự tham gia của con người, đảm bảo theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc .88
5.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa 89
5.3 Kiến nghị 90
5.3.1 Kiến nghị đối với doanh ngiệp 90
5.3.1.1 Trách nhiệm của doanh nghiệp 90
Trang 9KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa Tiếng Anh Từ nguyên nghĩa Tiếng Việt
1
AANZFTA ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Area
Hiệp định Khu vực mậu dịch
4 AIFTA ASEAN - India Free
TradeAgreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ
5 AIIB Asian Infrastructure
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản
7 AKFTA ASEAN - Korea Free
TradeAgreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
8 APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
9 ASEAN Associtation of South East
11 C/O Certificate of Origin Chứng nhận Xuất xứ
12 CGE Computable General
EU-MUTRAP Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của
Châu Âu
18 EVFTA EU - Vietnam Free
TradeAgreement Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam
19 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
21 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
Trang 1121 GATS General Agreement on Trade
in Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
23 GATT General Agreement on Tariffs
and Trade Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
24 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
25 GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia
26 GTAP The Global Trade Analysis
Project Mô hình Dự án Phân tích Thương mại Toàn cầu
27 ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế
28 MII Import intensity index Cường độ nhập khẩu
29
NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ
30 OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
31 OLS Ordinary Least Square Bình phương cực tiểu
32 PMI Purchasing Managers Index Chỉ số quản lý thu mua
34 RCA Regional Comprehensive
35 RCEP Regional Comprehensive
Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
37 RO Regional Orientation Chỉ số định hướng khu vực
38 SMART Specific; Measurable ;
Achievable; Relevant; bound
Time-Cụ thể; Có thể dánh giá được;
Có thể đạt được; Phù hợp; Có cột mốc thời gian
39 SPS Sanitary and Phytosanitary Kiểm dịch động thực vật
40 TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
41 TII Trading Intensity Index Chỉ số cường độ thương mại
42 TRQs Tariff Rate Quota Hạn ngạch thuế quan
43 TT-BCT Ministry of Industry and
Trade
Thông tư Bộ Công Thương
45 VKFTA Vietnam-Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc
46 WITS orld Integrated Trade Solution Thương mại Tích hợp Thế giới
47 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
48 XII Export intensity index Cường độ xuất khẩu
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2 Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập 11Nguồn trích dẫn 11Bảng 4.1 Mặt hàng xuất khẩu chính giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2013 và năm 2023 58Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp tác động cố định (FEM), biến phụ thuộc logarit của xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc 66
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 57
Hình 4.2 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) 62
Hình 4.3 Chỉ số định hướng khu vực (RO) 63
Hình 4.4 Chỉ số xuất khẩu XII của Việt Nam và Trung Quốc 64
Hình 5.1.3 Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu năm 2022 85
MỞ ĐẦU
Trang 141 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive EconomicPartnership - RCEP) là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN (trong
đó có Việt Nam) và 05 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, NewZealand, Nhật Bản và Trung Quốc, được ký kết vào ngày 15/11/2020 Hiệp định RCEPchính thức có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 01/01/2022 RCEP tạo ra một khu vực thươngmại tự do với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và 30% GDPtoàn cầu, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nước tham gia, trong đó có Việt Nam.Với việc tham gia RCEP, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan mức cơ bản 0% đốivới gần 90% hàng hóa giao dịch; quy tắc xuất xứ có giá trị trong toàn bộ khu vực địa lýRCEP (Lâm, 2023)
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường thị trườngxuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ (Lâm, 2023) Quan hệ thương mại giữahai nước đã phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên Hai nước đãthiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đạt được nhiều thành tựu đáng kể tronglĩnh vực thương mại Việt Nam – Trung Quốc cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại
và đầu tư, gần đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực(RCEP)
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn với dân số hơn 1,4 tỷ người.RCEP sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sangTrung Quốc Các khoản giảm thuế giúp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa từ Việt Namvào Trung Quốc và làm tăng sự cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trườngnày
Việc giảm thuế và ưu đãi thương mại cũng áp dụng cho các nước thành viên trongkhu vực , tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, việc tiêuthụ hàng hoá trên thị trường Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủcác quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn thực phẩm Việc cạnh tranh từhàng hoá nội địa Trung Quốc với quy mô lớn và giá cả cạnh tranh cũng là một thách thức
to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hoá từ ViệtNam sang Trung Quốc từ khi có hiệp định vẫn chưa toàn diện và sâu sắc trên cả phươngdiện định tính và định lượng Do đó, việc phân tích và đánh giá tác động của hiệp địnhnày đến xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc nhằm phát huy tác động tíchcực để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc và đẩy mạnhtrao đổi thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc là vô cùng cần thiết Xuất phát từ
thực tiễn đó, đề tài: “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP) đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc” được chọn để nghiên
cứu
Trang 152 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP đến xuấtkhẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúcđẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp địnhthời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích tác động của Hiệp định Đối tácKinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc Thứ hai, phân tích thực trạng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khuvực (RCEP) đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trước và từ khi cóhiệp định
Thứ ba, phân tích bối cảnh, định hướng và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trong bối cảnh thực thi RCEP
3 Nội dung nghiên cứu
Nhóm tác giả phân tích tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hoá từ Việt Namsang Trung Quốc thông qua các chỉ số thương mại và mô hình trọng lực hấp dẫn Nộidung nghiên cứu gồm 05 Chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa trong khuôn khổ RCEP
Chương 4: Thực trạng tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sangTrung Quốc giai đoạn 2013 – 2023
Chương 5: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt NamsangTrung Quốc đến năm 2030
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa trong khuôn khổ RCEP Thứ hai, vận dụng khung lý thuyết lợi thế so sánh và mô hình trọng lực hấp dẫn đểphân tích tác động của của hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu hàng hoá
Thứ ba, nghiên cứu này trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên thuộc khối kinh tế
và kinh doanh
Ý nghĩa thực tiễn:
Thứ nhất, phân tích tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sangTrung Quốc làm cơ sở để đưa ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hànghoá từ Việt Nam sang Trung Quốc đến năm 2030
Trang 16Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa trong khuôn khổ RCEP, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngànhhàng có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của hànghóa, đồng thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham giavào RCEP.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tác động củaRCEP đến xuất khẩu hàng hóa và cạnh tranh với các đối tác khác trong khu vực, điều nàycác doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và đối phó với thách thức từ RCEP từ đó tăngcường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu
5 Kết cấu của báo cáo
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được trình bày 05chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa trong khuôn khổ RCEP
Chương 4: Thực trạng tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Namsang Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2023
Chương 5: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sangTrung Quốc đến năm 2030
Trang 17CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Các lý thuyết thương mại quốc tế đã chỉ ra tự do hóa thương mại mang lại lợi íchcho các quốc gia (Ricardo, 1817; Heckscher & Ohlin, 1991) Thương mại tự do giúp cholưu thông hàng hóa, dịch vụ trong một nước và giữa các nước với nhau thuận lợi hơn,giúp phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đố
i mới và chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa chủng loại và tăng chất lượng của hàng hóacho người tiêu dùng, tối đa hóa hiệu quả thị trường trong nước và trên thế giới không có s
ự biến dạng của thị trường Các lý thuyết thương mại cũng chỉ rõ sự khác biệt về lợi thế của mỗi quốc gia như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và các yếu tố sản xuất (vốn và lao động) trong đó có cơ chế chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô tác động đến thương m
ại Ngoài ra, các quốc gia có lợi thế kinh tế nhờ quy mô với sự tập trung sản xuất lớn, gi
ảm chi phí sản xuất và lao động dồi dào sẽ có lợi thế trong trao đổi thương mại dưới tác động của thương mại tự do
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng có bằng chứng tốt cho thấy tự do hóa thương m
ại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo điều kiện cho tích lũy vốn,nâng cấp cơ cấu công nghiệp, tiến bộ công nghệ và tiến bộ thể chế Cụ thể, việc tăng nh
ập khẩu vốn và các sản phẩm trung gian, các yếu tố này không có sẵn trong thị trường n
ội địa, có thể làm tăng năng suất của ngành sản xuất (Lee, 1995) Bằng việc tự do hóa thương mại, các quốc gia tham gia tích cực hơn vào thị trường quốc tế thông qua thúc đẩy xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn và cải thiện năng suất (Wagner, 2007) Ngoài
ra, lợi ích của tự do hóa thương mại chủ yếu được tạo ra từ môi trường bên ngoài, chínhsách thương mại phù hợp và cấu trúc của mô hình thương mại Trước những năm 1960,các nghiên cứu về tác động thương mại chỉ giới hạn ở một số quốc gia cụ thể Tuy nhiên,với sự phát triển của lý thuyết thương mại và kinh tế lượng, nhiều phương pháp phức tạ
p dựa trên một mô hình toán học đã được đưa ra để phân tích tác động tương tác giữa tự
do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế Cho đến nay, các cuộc thảo luận trong lĩnh v
ực này thường được chia thành hai nhánh Các nhà nghiên cứu tập trung vào mối quan h
ệ nhân quả giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế để xem xét liệu tăng trưởng kinh tế có được thúc đẩy bởi thương mại tự do hay ngược lại Phần còn lại chủ yếu thảoluận về đóng góp của thương mại vào tăng trưởng kinh tế
Maizels (1963) đã thảo luận về mối quan hệ tích cực giữa tự do hóa thương mại vàphát triển kinh tế bằng phân tích thứ hạng tương quan giữa 7 nước phát triển Kavoussi(1984), sau khi nghiên cứu 73 nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp, pháthiện ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn có tương quan chặt chẽ với tốc độ tăng xu
ất khẩu cao hơn Ông chỉ ra rằng mối tương quan thuận chiều giữa xuất khẩu và tăng trư
Trang 18ởng phù hợp với cả các nước thu nhập trung bình và thấp, nhưng ảnh hưởng này có xu hướng giảm dần theo trình độ phát triển của nền kinh tế Trong khi đó, Balassa (1986) vàDollar (1992) lập luận rằng các nền kinh tế đang phát triển thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế pháttriển Sachs và Warner (1995) cũng đã xây dựng một chỉ số chính sách để phân tích tốc
độ tăng trưởng kinh tế với tự do hóa thương mại và nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởngbình quân trong thời kỳ sau tự do hóa thương mại cao hơn đáng kể so với thời kỳ trước kh
i tự do hóa Kraay (1997) đã điều tra xem liệu các công ty có “học hỏi” từ việc xuất khẩ
u bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 2105 doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc từ n
ăm 1988 đến năm 1992 hay không, và nhận thấy tác động “học hỏi” rõ rệt nhất ở các nhàxuất khẩu đã thành lập Keller (2001) đã thảo luận rằng tự do hóa thương mại liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa trung gian có chất lượng cao góp phần vào việc phổ biếncông nghệ
Frankel và Romer (1999) đã xây dựng các thước đo về khoảng cách địa lý của thươ
ng mại giữa các quốc gia và sử dụng các thước đo đó để có được các ước tính biến công c
ụ về tác động của thương mại tự do đối với thu nhập Kết quả cho thấy tự do hóa thươngmại có tác động tích cực về mặt số lượng và mạnh mẽ đối với thu nhập mặc dù nó chỉ có
ý nghĩa thống kê vừa phải Coe và Helpman (1995) đã nghiên cứu sự phổ biến của nghiêncứu và phát triển (R&D) quốc tế giữa 21 quốc gia OECD và Israel trong giai đoạn 1971-
1990 và phát hiện ra rằng tự do hóa thương mại là một kênh chuyển giao công nghệ quantrọng
Trong thực tiễn, thương mại tự do được tồn tại dưới hình thức phổ biến như (1) hi
ệp định thương mại tự do trên phạm vi toàn cầu, đại diện là Tổ chức thương mại thế giớ
i (WTO) và (2) hiệp định thương mại tự do giữa hai nước hay một nhóm nước Các quố
c gia tham gia các hiệp định thương mại tự do nhằm thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế Viner (1950) đã chỉ ra mối quan hệ của tự do hóa thươ
ng mại đến tăng trưởng kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại dựa vào 2 yếu tố sau: (1) t
ạo lập thương mại và (2) chuyển hướng thương mại Bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thươ
ng mại giữa các quốc gia, các thỏa thuận thương mại xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa cácdoanh nghiệp ở các nước thành viên và các doanh nghiệp trong nước (Lloyd&MacLaren,2004) Nếu một quốc gia thành viên, thay vì tự sản xuất hàng hóa thì thông qua thỏa thu
ận thương mại tự do, bây giờ có thể nhập khẩu hàng hóa từ một nước thành viên khác và
đó chính là tạo lập thương mại Còn chuyển hướng thương mại sẽ xảy ra khi một quốc giathành viên nhập hàng hóa từ một quốc gia thành viên khác thay vì nhập khẩu từ một nướ
c có chi phí thấp hơn nhưng không phải là thành viên của thỏa thuận thương mại tự do.Các tác động này dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn trong nền
Trang 19kinh tế, góp phần hình thành một cơ cấu kinh tế mới dựa vào các cam kết đã ký giữa cácthành viên.
Việc bảo hộ bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ dẫn đến sự méo mó c
ủa thị trường hàng hóa kèm theo các tiêu cực đến phân bổ nguồn lực, tiền lương và việc làm trong nền kinh tế (Krueger, 1983), các ngành có mức độ bảo hộ cao sẽ hoạt độngkém hiệu quả so với các ngành có sự bảo hộ thấp (Krueger và cộng sự, 1981) Krueger(1983) đã kiểm định mối quan hệ của tự do hóa thương mại và quá trình điều chỉnh cơ c
ấu giữa các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu và các ngành thay thế nhập khẩu
ở 10 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 - 1980, phát hiện từ nghiên cứu cho thấy vi
ệc tự do hóa thương mại và chính sách công nghiệp hóa trong quá trình cắt giảm hàng ràothuế quan sẽ nâng cao hiệu quả cho phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh c
ủa quốc gia
Cho đến nay, có rất nhiều các nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thực chứng về tác độ
ng của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế và thương mại của một quốc gia trênnhiều góc độ khác nhau Có sự thống nhất chung rằng tự do hóa thương mại sẽ tạo thuậ
n lợi cho dòng thương mại hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì sử dụng cáchàng rào thuế quan để bảo hộ (Winters, 2004; Ching, Hsiao, Wan&Wang, 2011) Ngoài
ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các minh chứng cụ thể về tác động tích cực của tự do hóathương mại đến các quốc gia phát triển (Greenaway, Morgan&Wright, 2002;Wacziarg&Welch, 2008)
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy những tác động tích cực của tự do hóathương mại đối với thương mại hàng hóa và tăng trưởng kinh tế Từ các tài liệu nghiên c
ứu tổng hợp, có thể tìm thấy cả lợi ích tĩnh và động từ tự do hóa thương mại Lợi ích tĩnh
từ tự do hóa thương mại đề cập liên quan đến sự cải thiện về sản lượng hoặc phúc lợi xãhội với lượng đầu vào hoặc nguồn cung cấp cố định từ các đối tác Còn lợi ích động của
tự do hóa thương mại mang lại chủ yếu là kết quả từ việc cải thiện năng suất, tăng dự tr
ữ ngoại hối và phúc lợi quốc gia Tự do hóa thương mại với các quốc gia bên ngoài sẽ mang lại cơ hội trao đổi theo giá quốc tế hơn là giá trong nước Cơ hội này mang lại lợi ích t
ừ trao đổi, vì người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn và cácnhà sản xuất có thể xuất khẩu hàng hóa với giá nước ngoài cao hơn Hơn nữa, có một lợ
i ích khác đó là chuyên môn hóa Thương mại tự do khuyến khích các ngành phân bổ lạ
i sản xuất từ hàng hóa mà nền kinh tế đóng cửa đang sản xuất với chi phí tương đối cao (b
ất lợi so sánh) sang hàng hóa mà nó đang sản xuất với chi phí tương đối thấp (lợi thế sosánh) Bằng cách tận dụng lợi thế so sánh của mình trong thương mại quốc tế, một quốc gia có thể tăng tổng sản lượng và phúc lợi xã hội
1.1.1 Lý thuyết mô hình trọng lực Gravity model của Tinbergen (1962)
Trang 20Mô hình trọng lực trong kinh tế quốc tế đã được tác giả (Tinbergen, 1962) sử dụng
từ những năm 1962 để dự đoán giá trị thương mại giữa hai nước, dựa trên định luật hấpdẫn của Newton Mô hình trọng lực cổ điển được mô tả bởi phương trình sau:
Y ij =φ X i ∗X j
D ij
Trong đó:
Yij là giá trị trao đổi thương mại giữa quốc gia i và quốc gia j
Xi là độ lớn về quy mô kinh tế của nước i (thường đo lường qua giá trị GDP hoặcGNP)
Xj là độ lớn về quy mô kinh tế của nước j (thường đo lường qua giá trị GDP hoặcGNP)
Dij là khoảng cách giữa nước i và nước j (thường đo lường bằng khoảng cách từtrung tâm thủ đô của nước i tới trung tâm thủ đô của nước j)
φ là hằng số
Các nghiên cứu sau này đã phát triển mở rộng thêm các biến số khác vào mô hìnhtrọng lực truyền thống ban đầu của Tinbergen, đã chỉ ra những hạn chế của mô hình lựchấp dẫn truyền thống, và bổ sung các biến số giúp lấp đầy khoảng trống cơ sở lý thuyếtcủa mô hình trọng lực cổ điển như: chính sách thương mại, vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài, tỷ giá hối đoái ((Anderson, 1979), (Bergstrand, 1985) và (Deardorff, 1995)).Nghiên cứu của (McCallum, 1995) cũng cho rằng biến số chi phí vận tải, đường biên giớichung cũng có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình dự đoán dòng chảy thương mại giữa haivùng Bên cạnh đó, nghiên cứu của (Harris & Matyas, 1998) đã chỉ ra các biến số như giátrị xuất khẩu năm trước cũng ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu hiện tại
Để ước lượng hệ số cho các biến số của mô hình trọng lực, các nhà nghiên cứutrước đây thường sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu (Ordinary Least Square -OLS), phương pháp đánh giá tác động cố định (Fixed effects - FE) hoặc phương phápđánh giá tác động ngẫu nhiên (Random effects - RE), mỗi phương pháp đều có những ưunhược điểm riêng Phương pháp OLS là phương pháp ước lượng đơn giản nhất vàthường không phù hợp với dữ liệu dạng bảng hỗn hợp, vì có thể làm ước lượng bị chệch
FE là phương pháp ước lượng đánh giá tác động của các biến giải thích lên biến phụthuộc khá tốt, tuy nhiên phương pháp này lại không thể ước lượng được các biến quantrọng trong mô hình lực hấp dẫn, có giá trị không thay đổi theo thời gian chẳng hạn nhưbiến số khoảng cách địa lý, hay đường biên giới chung Phương pháp RE có thể ướclượng hệ số cho các biến cố định theo thời gian, nhưng thường không đạt hiệu quả caokhi các mẫu lựa chọn trong mô hình không đồng nhất Vì thế, để lựa chọn ra phươngpháp ước lượng tốt nhất cho mô hình trọng lực mở rộng nghiên cứu của (Hausman &Taylor, 1981) đã xây dựng phương pháp kiểm định Hausman-Taylor, đây là phương
Trang 21pháp phù hợp nhất để so sánh và lựa chọn giữa phương pháp FE và RE (Egger, 2005) Ởnghiên cứu này, tác giả cũng kế thừa và sử dụng phương pháp kiểm định Hausman-Taylor để phân tích và đánh giá kết quả mô hình nghiên cứu
Mô hình lực hấp dẫn mở rộng có dạng như sau:
δij và εi là hệ số của các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trước đây, ở nghiên cứu nàykhi đánh giá tác động của hiệp định RCEP tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vớiTrung Quốc, tác giả đã lựa chọn các biến giải thích phù hợp nhất với mô hình nghiêncứu Việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế để phân tích đánh giá tácđộng của RCEP tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc được
kỳ vọng sẽ đem lại kết quả chính xác và có căn cứ khoa học cho các phân tích đánh giátiếp theo Tất cả các biến, ngoại trừ biến giả, ở dạng logarit tự nhiên trong phương trìnhlực hấp dẫn
1.1.2 Lý thuyết hệ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA
Liesner (1958) đã dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh và đưa ra ý tưởng đánh giá sảnphẩm có lợi thế so sánh của một quốc gia thông qua việc phân tích kim ngạch xuất khẩucủa sản phẩm đó Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một nước thường là mặt hàng mànước đó có lợi thế so sánh Balassa (1965) đã tiếp tục hoàn thiện cách đánh giá này vàđưa ra hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed comparative advantage - RCA) Hệ sốnày thể hiện lợi thế hoặc bất lợi tương đối của một quốc gia đối với một sản phẩm nào đóthông qua việc so sánh tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của một quốc gia với tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạchxuất khẩu của thế giới
Hệ số RCA được tính toán theo công thức sau:
Trang 22RCA là hệ số lợi thế so sánh biểu lộ trong xuất khẩu sản phẩm j của nước i;
Xij là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước i;
Xi là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i;
Xwj là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của toàn thế giới;
Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới
Nếu RCA > 1 thì nước i có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j Nếu RCA < 1 thìnước i không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j Để đánh giá cụ thể về mức độ lợi thế
so sánh, hệ số RCA được phân thành 4 nhóm như sau:
Bảng 1: Phân loại mức
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến tự do hóa thương mại
1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Carmen Estrades, Maryla Maliszewska, Israel Osorio-Rodarte, Maria Seara ePereira (2023), với nghiên cứu "Đánh giá tác động kinh tế của quan hệ đối tác kinh tếtoàn diện khu vực", liên kết mô hình cân bằng tổng thể có thể tính toán được ENVISAGEvới mô phỏng vi mô để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thực hiện Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); việc cắt giảm thuế quan và các biện phápphi thuế quan, thực hiện quy tắc xuất xứ, cùng với việc tăng năng suất nhờ cắt giảm chiphí thương mại sẽ củng cố thương mại khu vực giữa các thành viên RCEP
UNCTAD (2021), với nghiên cứu "Đánh giá về nhượng bộ thuế quan trong Hiệpđịnh Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), phân tích các ưu đãi thuế quan củaRCEP”, điều tra xem liệu tính không đồng nhất trong các nhượng bộ có phản ánh cácđộng lực kinh tế chính trị hay không
Rashmi Banga, Dr Kevin P Gallagher, Prerna Sharma (2021), với nghiên cứu
"RCEP: Ý nghĩa tiếp cận thị trường hàng hóa cho ASEAN", phân tích chi tiết tác động ởcấp độ sản phẩm của việc tự do hóa thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tếToàn diện Khu vực (RCEP) đối với BOT của các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Trang 23Á (ASEAN) Nó sử dụng Giải pháp Thương mại Tích hợp Thế giới (WITS) - mô phỏngSMART kết hợp các danh sách nhạy cảm (SLs) và hạn ngạch thuế quan (TRQs) đượcđàm phán bởi các quốc gia trong RCEP.
Petri & Plummer (2013), với nghiên cứu “ASEAN Centrality and the ASEAN-USEconomic Relationship” đã sử dụng mô hình dự án phân tích thương mại toàn cầu(GTAP) để đánh giá tác động của RCEP lên nền kinh tế của các nước thành viên theo cáckịch bản khác nhau
Heagney (2013), với nghiên cứu “The RCEP (Regional Comprehensive EconomicPartnership) and The Possible Impact of Lao PDR”, sử dụng lý thuyết tăng trưởng kinh
tế cùng với các dữ liệu kinh tế vĩ mô của Lào để chứng minh việc Lào gia nhập RCEPgóp phần cải thiện thương mại, dịch vụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này.Những cơ hội, lợi ích mà Lào nhận được khi ký kết Hiệp định được dự đoán bằng môhình dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) Ngoài ra, cũng chỉ ra những tháchthức mà Lào phải đối mặt khi gia nhập RCEP, các tác động tới nền kinh tế Lào còn phụthuộc vào các FTA khác mà Lào tham gia cũng như các thỏa thuận thương lượng cuốicùng của RCEP
Ganeshan Wignaraja (2014), với nghiên cứu “The regional comprehensiveeconomic partnership: An initial assessment”, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE)
để đánh giá tác động của Hiệp định RCEP lên các nền kinh tế khu vực châu Á
Dordi và cộng sự (2015), với nghiên cứu “Assessing the Impacts of the RegionalComprehensive Economic Partnership on Vietnam’s Economy” trong khuôn khổ Dự án
Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU – MUTRAP), sử dụng môhình cân bằng tổng thể (CGE) nhằm xác định các quan hệ tương tác trong toàn bộ nềnkinh tế bằng cách liên kết tất cả các ngành thông qua các bảng cân đối liên ngành và liênkết tất cả các quốc gia thông qua dòng lưu chuyển thương mại, đánh giá tác động củaRCEP đối với nền kinh tế Việt Nam và xác định các bước chuẩn bị ở cấp chính sách vàdoanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo việc thực thi RCEP sẽ mang tính lợi ích ròng tối
đa cho kinh tế Việt Nam ở các ngành Sử dụng mô hình GTAP để tập trung đánh giá tácđộng kinh tế của RCEP đối với Việt Nam theo hai kịch bản khác nhau, kết quả nghiêncứu đã chỉ ra những lợi ích RCEP mang lại gồm tăng trưởng GDP và gia tăng xuất khẩucủa Việt Nam
Ken Itakura (2015), với nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế của Hiệp định Đốitác kinh tế toàn diện khu vực đối với các nước thành viên ASEAN”, sử dụng mô hình dự
án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) để đánh giá tác động của RCEP lên nền kinh
tế của các nước thành viên ASEAN
Ken Itakura (2019), với nghiên cứu “Economic effects of East Asian integration onSoutheast Asia”, đánh giá tác động của RCEP với 15 nước thành viên còn lại sau khi Ấn
Trang 24Độ rút khỏi RCEP, kết quả nghiên cứu cho thấy Hiệp định vẫn mang lại lợi ích cho cácquốc gia thành viên cho dù quy mô đã thu hẹp hơn sau khi Ấn Độ rút.
Fukunaga và Isono (2013), với nghiên cứu “Taking ASEAN+1 FTAs towards theRCEP: A Mapping Study”, đánh giá về FTA của ASEAN và 5 FTA hiện có với 6 quốcgia đối tác đối thoại, để xác định những lợi ích và thách thức có thể có của RCEP Kếtquả cho thấy, 5 “FTA ASEAN+1” đưa ra mức độ tự do hóa chưa đầy đủ, cả về thuế quan
và thương mại dịch vụ, các quy tắc xuất xứ khác nhau giữa các FTA khiến việc sử dụngkém hiệu quả Từ đó, đề xuất kiến nghị đàm phán RCEP với các mục tiêu: Cắt giảm thêmthuế quan, quy định rõ ràng hơn về hàng rào thuế quan, về quy tắc xuất xứ và mức độ tự
do hóa thương mại
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Từ Thúy Anh, Lê Minh Ngọc (2015), với nghiên cứu “Thách thức đối với ViệtNam khi hội nhập toàn diện ASEAN+ 6: Phân tích ngành hàng”, sử dụng mô hình phântích cân bằng cục bộ (SMART) cho thấy mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam vàmức thất thu từ thuế nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn khi gia nhập RCEP, chỉ racác ngành tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEP dưới góc độ thị trường nhập khẩuViệt Nam Phân tích những ngành tiềm năng ảnh hưởng nhiều nhất từ Hiệp định RCEPdưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, rào cản thuế quan, thặng dư tiêu dùng và lợiích của các đối tác xuất khẩu sang Việt Nam
Kiều Nữ Mỹ Hảo (2022), với nghiên cứu “Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt maytheo quy định của hiệp định CPTPP và RCEP”, phân tích cơ sở khoa học về quy tắc xuất
xứ đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế, cơ chế chứng nhận xuất xứ và nhữngvấn đề pháp lý liên quan khi áp dụng trên thực tế
Nguyễn Bình Dương (2019), với nghiên cứu “Đánh giá tác động của các yếu tố địađiểm đầu tư tới FDI vào khu vực RCEP qua mô hình kinh tế lượng”, phân tích tác độngcủa các yếu tố với như thu nhập, lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách tự do hóathương mại của các nước thành viên tới FDI vào khu vực RCEP
Nguyễn Minh Trang (2022), với nghiên cứu “Tác động của hiệp định đối tác kinh
tế toàn diện khu vực đối với thương mại điện tử Việt Nam”, phân tích những quy định vềthương mại điện tử trong RCEP, đánh giá các tác động của RCEP đến thương mại điện tửcủa Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để vừa phát triểnthương mại điện tử theo quy định của RCEP, vừa bảo vệ được các doanh nghiệp trongnước trước bối cảnh mở cửa cho các đối tác nước ngoài
Nguyễn Tiến Dũng (2016), với nghiên cứu “Thương mại Việt Nam và các nướcRCEP: tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại”, đã chỉ ra xu hướng và thay đổi giữaViệt Nam và các quốc gia thành viên RCEP trong mối quan hệ thương mại Kết quả chothấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia thành viên RCEP có sự tăng
Trang 25trưởng đáng kể, đứng đầu là nông sản và các sản phẩm chế tạo Đồng thời, những thayđổi trong cơ cấu xuất khẩu cho thấy tính bổ sung thương mại lớn hơn và tiềm năng choviệc mở rộng thương mại giữa các nước thành viên.
Nguyễn Tiến Dũng (2018), với nghiên cứu “Tự do hóa thương mại trong Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): Tác động và các vấn đề chính sách đối vớiViệt Nam” cũng nhận định tự do hóa thương mại trong RCEP có thể mang lại nhiều lợiích đáng kể cho Việt Nam như: tăng trưởng GDP cao hơn, thúc đẩy tiêu dùng tư nhân vàxuất khẩu
Vũ Minh Nguyệt, Lê Nguyễn Thu Trang, Sầm Phạm An Bình (2022), với nghiêncứu “So sánh tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh Châu Âu(EVFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến xuất khẩu các mặthàng thủy sản chủ lực của Việt Nam”, phân tích định lượng: chỉ số thương mại, mô hìnhtrọng lực kết hợp với kịch bản cam kết cắt giảm thuế quan theo giai đoạn, mô hìnhSMART với kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA và RCEP có hiệu lực, từ đótác giả đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà EVFTA và RCEPmang lại, từ đó thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam
Theo Phan Thị Mai Ly (2019), với nghiên cứu “Tác động của hiệp định đối tác kinh
tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam” về tổng quan tìnhhình nghiên cứu, cơ sở lý luận từ đó có một số phương pháp nghiên cứu tác động củaHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thương mại hàng dệt may Việt Nam.Trần Thị Hồng Minh và cộng sự (2021), với nghiên cứu “Thực hiện hiệu quả Hiệpđịnh Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế:Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam”, nghiên cứu quy mô vàchất lượng hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với các đối tác trong khu vựcRCEP chỉ ra những vấn đề thể chế và cơ cấu đối với hoạt động thương mại và đầu tư, cóthể ảnh hưởng đến khả năng tận dụng cơ hội từ RCEP và đề xuất các kiến nghị cải cáchthể chế trong trung và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi RCEP, gắn với tăngcường mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam
Vũ Thị Yến (2023), với nghiên cứu “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh
tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tới giá trị thương mại của Việt Nam với các nước đối tácthuộc RCEP”, chỉ ra các yếu tố khác có tác động tới kim ngạch xuất nhập của Việt Namvới các nước RCEP gồm: quy mô dân số Việt Nam và các nước RCEP, giá trị tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam và các nước RCEP, tỷ giá hối đoái
Lê Sơn Tùng và cộng sự (2021), với nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của Hiệpđịnh RCEP đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam”, sử dụng phương phápDelphi để điều tra, dự đoán, đánh giá tác động của hiệp định RCEP đến hoạt động xuấtnhập khẩu các mặt hàng hóa quan trọng của Việt Nam đến các nước thành viên
Trang 26Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
về tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc Do
đó, đây là nghiên cứu góp phần lấp đầy khoảng trống trên về các tác động của Hiệp địnhRCEP đến xuất khẩu hàng hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc; từ đó, đề xuất giảipháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc
CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, CÁC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của RCEP đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc
Phạm vi nội dung: Quan niệm hàng hóa của WTO và Việt Nam có một số khácbiệt Trong đó, khái niệm hàng hóa của Việt Nam rộng hơn của WTO, bao gồm thêm cácloại tài sản như sức lao động, quyền tài sản trí tuệ, lợi ích, quyền lợi gắn liền với hànghóa Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO, Việt Nam phải đáp ứng cácquy định quốc tế Do đó, để phù hợp và đánh giá chính xác tác động RCEP đến xuất khẩuhàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc, nhóm tác giả áp dụng khái niệm hàng hóa củaWTO
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp Tài liệu thứ cấp lànhững tài liệu đã được công bố và qua xử lý Đây là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả cócái nhìn tổng quát và chung nhất về các vấn đề liên đến tác động của hiệp định RCEPđến xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2023
Để thực hiện nghiên cứu định tính, tính toán các chỉ số thương mại và ước lượngcác mô hình trên, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu từ các tổ chức uy tín của ViệtNam và thế giới Số liệu thu thập từ các nguồn sau:
- Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu được thu thập từ Bộ Công thương, Tổng cục Hảiquan Việt Nam, cơ sở dữ liệu thống kê của UN Comtrade
- Số liệu về GDP, thu nhập bình quân đầu người (INCGAP), dân số được thu thập t
ừ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (World Development Indicators)
Trang 27- Số liệu khoảng cách giữa các quốc gia được thu thập từ CEPII (Trung tâmnghiên cứu triển vọng và thông tin quốc tế Pháp), tỷ giá hối đoái thực tế được lấy từ dữ liệu Bruegel với năm cố định là năm 2007.
- Số liệu thuế quan (thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu) của Việt Nam và các nước đối tác là thuế bình quân giản đơn của các ngành trong một năm từ cơ sở dữ liệu Giảipháp Thương mại Tích hợp Thế giới (WITS)
Bảng 3.2 Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập
Tên biến Ý nghĩa của dữ
liệu
Đơn vị/
Dạng biến
UNComtrade databasehttp://comtrade.un.org/data/
UNComtrade databasehttp://comtrade.un.org/data/
GDPVNt và GDPjt
Tổng sản phẩmquốc nội của ViệtNam, nước j trongnăm t
1000USD
Worldbank databasehttps://data.worldbank.org/indicator
INCGAPVNjt
Chênh lệchthu nhập bình quânđầu người giữa ViệtNam và các đối tácthương mại j
1000USD
Worldbank databasehttps://data.worldbank.org/indicator
POPVNt và POPjt
Dân số của ViệtNam và nước jtrong năm t
1.000người
Worldbank databasehttps://data.worldbank.org/indicator
DISTVNj
Khoảng cách giữathủ đô của ViệtNam đến nước j
Km CEPII http://www.crpii.fTARSIMP ijt Thuế suất bình % WITS
Trang 28quân giản đơn củaViệt Nam áp dụngđối với hàng hóanhập khẩu/xuấtkhẩu từ nước j đốivới hàng hóa I tạithời điểm t
https://wits.worldbank.org/
REERVNjt
Tỷ giá hối đoái thực
tế giữa Việt Nam vànước j tại thời điểmt
ng mại giữa hai quốc gia kết hợp với sự quan sát thực tế về các yếu tố ảnh hưởng khác nh
ằm đưa ra các đánh giá, nhận xét cho các nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện phươngpháp phân tích này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và sosánh liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp đượ
c sử dụng chính, đó là việc thu thập thông tin qua ý kiến đánh giá về tác động của hiệp đị
nh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia trước và sau khi hiệ
p định ký kết Để nghiên cứu ảnh hưởng của các dữ liệu định tính như tình hình thế giới,mối quan hệ kinh tế - chính trị, ngoại giao hay các chính sách kinh tế và rào cản thươngmại của hai quốc gia,… sử dụng phương pháp phân tích định tính để phân tích
Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhóm tác giả vận dụng phươngpháp phân tích định tính để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn vềnội dung xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc
Thứ hai, phương pháp thống kê và so sánh: Nhóm tác giả sử dụng các số liệu, bảngbiểu đồ thị, hình vẽ, biểu đồ để phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu các nhóm hànghóa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc cũng như thực tiễn xuất khẩu hàng hóa từcác quốc gia khác Các chỉ tiêu thống kê như tỷ trọng, trung bình, tỷ lệ tăng trưởng, kimngạch, mặt hàng (cơ cấu, số lượng, giá cả) và thị trường xuất khẩu ở thời điểm/ giai đoạntrước và sau khi hiệp định thương mại tự do có hiệu lực Từ đó, có thể để đưa ra nhậnđịnh về tác động của Hiệp định
Trang 292.2.2.2 Phương pháp phân tích định lượng
Phân tích định lượng là phương pháp tìm ra các quy luật trong các nghiên cứu khoahọc xã hội - kinh tế Phương pháp này bao gồm: (1) phương pháp so sánh nhằm đánh giá
xu hướng biến động của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giữa hai quốc gia theo thời gian.Đồng thời, phương pháp này thực hiện tính toán các chỉ số thương mại để tìm ra mối tươ
ng quan cũng như lợi thế so sánh trong trao đổi thương mại giữa hai bên; (2) phươngpháp thống kê mô tả sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu như giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệ
ch chuẩn từ đó nhận xét khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia; (3) phương pháp phân tích hồi quy đó là tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) và một hoặc nhiều biến khác (biến độc lập) Phương pháp này là một dạng của phương pháp mô hình hóa, việc lựa chọn mô hình và các phương phápước lượng đã nêu ở trên
a) Mô hình trọng lực hấp dẫn
Mô hình trọng lực dựa trên ý tưởng về luật hấp dẫn của Newton và nó chiếm vị trí trung tâm trong các nghiên cứu thực nghiệm để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế giữa các quốc gia Mô hình này lần đầu tiên được giới thiệu bởiTinbergen (1962) và Poyhonen (1963) để đánh giá thương mại giữa các quốc gia Châu
Âu, các nghiên cứu đã giả định thương mại song phương là một hàm của tổng sản phẩmquốc dân và khoảng cách địa lý của hai quốc gia (như một biến đại diện cho những trở ng
ại trong thương mại quốc tế) Xuất khẩu từ một quốc gia này tới một quốc gia khác tươngquan tỷ lệ thuận với quy mô kinh tế (đo lường bằng GNP hoặc GDP) của quốc gia nhập khẩu i và quốc gia xuất khẩu j nhưng lại tương quan tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lýgiữa các quốc gia Mô hình trọng lực cơ bản cho thương mại giữa hai quốc gia (i và j) làhàm số của quy mô kinh tế và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia và được diễn giải nh
ư sau:
Xij = G M i M j
D jⅈ (1)Trong đó dòng thương mại giữa hai quốc gia (lực hấp dẫn), M là quy mô của nềnkinh tế (đo lường bằng GDP hoặc GNP) của mỗi quốc gia, D là khoảng cách giữa hai qu
ốc gia, G là hằng số
Luận điểm cơ bản của mô hình trọng lực là thương mại giữa hai quốc gia được giảithích tương tự lực hấp dẫn giữa hai đối tượng Nó phụ thuộc trực tiếp vào khối lượng củahai vật và khoảng cách giữa chúng Trên cơ sở đó, thương mại giữa hai quốc gia tỷ lệthuận với quy mô của hai nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa hai quốcgia
Và có thể được viết lại dưới dạng sau:
Trang 30Ln(Xij) = α + βLn(Mi) + γ Ln(Mj) + ρLn(Dij) + εijTrong các nghiên cứu gần đây của Feenstra (2002); Anderson & Van Wincoop(2003); Deardoff (2004) đã có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra cơ sở lý thuyết vữ
ng vàng cho mô hình trọng lực hấp dẫn, các nghiên cứu đã thực hiện phương pháp đo lường chi phí thương mại bằng việc sử dụng các biến như hiệu ứng đường biên giới và mứ
c kháng cự đa phương (multilateral resistance) Cụ thể, chi phí thương mại giữa hai quố
c gia không chỉ là chi phí trực tiếp mà còn đặt trong tổng thể chi phí thương mại mà haiquốc gia phải chi trả trong quan hệ thương mại với các quốc gia khác (phần còn lại của th
ế giới) Như vậy, các nghiên cứu này đã phát triển một mô hình trọng lực hấp dẫn mới (
gọi là mô hình trọng lực hấp dẫn cấu trúc) dựa trên nền tảng lý thuyết của hệ số co giãn thay thế không đổi của Armington (Armington - Constant Elasticity of Substitution), lý
thuyết này đã cung cấp lý thuyết nền tảng cho các mô hình trong lực hấp dẫn trongnghiên cứu thực nghiệm sau này với các giả định về phân biệt sản phẩm theo nguồn gốcxuất xứ và hệ số co giãn thay thế Mô hình này có lợi thế cho phép thực hiện đánh giá tác động của chính sách thương mại trong mối quan hệ thương mại ở cấp độ khu vực và đa phương (Piermartini và Yotov, 2016) Mô hình trọng lực hấp dẫn được coi là công cụ mạ
nh trong nghiên cứu thực nghiệm Trong các nghiên cứu truyền thống, mô hình trọng lự
c được ước lượng với số liệu ở cấp độ sản phẩm hoặc ngành nhưng thường bị giới hạn b
ởi số quan sát giữa các ngành của mỗi quốc gia Trường hợp đánh giá tác động đối với m
ột ngành, mặc dù phân tích có thể toàn diện về phạm vi bao phủ của ngành nhưng chỉ ph
ần nào giải quyết được các hạn chế nêu trên (Xiong và Beghin, 2010)
Từ các nghiên cứu về tác động của FTA, luận án sử dụng mô hình lý thuyết được phát triển bởi Anderson & Van Wincoop (2003)
Xij = Y Y i Y j
w
(P T ij
i P j )1σ (2)Trong đó Xij là kim ngạch thương mại giữa quốc gia i và quốc gia j Yi, Yj và Yw tương ứng là GDP của quốc gia i, j và thế giới Chi phí thương mại giữa 2 quốc gia là Ti
j Pi, Pj là chỉ số giá cân bằng tổng thể của quốc gia i và j3 Và > 1 là hệ số co giãn thay th
ế của tất cả các hàng hóa, thể hiện chi phí thương mại 2 quốc gia sẽ có ảnh hưởng tiêu c
ực đến kim ngạch thương mại song phương Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu thựcnghiệm trước đây thì việc thu thập số liệu chỉ số giá cân bằng tổng thể Pi, Pj là không th
ể, do đó nghiên cứu này sẽ coi các chỉ số giá này đưa vào hiệu ứng ngẫu nhiên (randomeffect) trong mô hình Dựa vào nghiên cứu Feenstra (2002); Anderson & Van Wincoop(2003) thì Yw sẽ đưa vào trong hệ số chặn (contant term)
Từ mô hình trọng lực tổng quát (2), có thể diễn tả thương mại giữa quốc gia i và j c
ó dạng như sau:
Xijt = Y1ⅈt Y2jt
DIST ij3F kijt k
ijt (3)
Trang 31Trong đó Xijt là dòng thương mại hoặc kim ngạch xuất nhập khẩu từ quốc gia i tới quốc gia j trong năm t, Yit là GDP của quốc gia i trong năm t, Yjt là GDP của quốc gia jtrong năm t, POPijt là dân số của quốc gia i, j tại năm t, DISTij là khoảng cách địa lý giữ
a 2 quốc gia i và j, Fkijt là các yếu tố khác như dân số, thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, thuế quan và FTA,… có thể thúc đẩy hay hạn chế dòng thương mại, ijt là bi
ến ngẫu nhiên
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trước đây, ở nghiên cứu nàykhi đánh giá tác động của hiệp định RCEP tới kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của ViệtNam với các nước đối tác thuộc RCEP, tác giả đã lựa chọn các biến giải thích phù hợpnhất với mô hình nghiên cứu Việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế đểphân tích đánh giá tác động của RCEP tới kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Namvới các nước đối tác thuộc RCEP được kỳ vọng sẽ đem lại kết quả chính xác và có căn cứkhoa học cho các phân tích đánh giá tiếp theo
Để đánh giá tác động của RCEP đến dòng thương mại song phương, tức là xem xétRCEP tác động đến “tạo lập thương mại” và “chuyển hướng thương mại”, chúng ta sẽđưa vào phương trình biến giả RCEP RCEP nhận giá trị 1 nếu cả hai quốc gia là thànhviên của RCEP tại thời điểm t, và ngược lại sẽ nhận giá trị 0 Mẫu dữ liệu để ước lượng
mô hình là dữ liệu bảng, do đó áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng sốcho tính không đồng nhất và tự tương quan thứ tự đầu tiên để có được kết quả cho điểmchuẩn Ngoài ra, áp dụng các mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên để ước tính Khicác giả thuyết không (null) nêu rõ rằng, các tác động riêng lẻ không tương quan với cácbiến hồi quy, sẽ bị loại bỏ bởi thử nghiệm Hausman, sau đó chọn kết quả ước lượng bằng
mô hình tác động cố định
Dựa trên các giả định và các biến giải thích đã nêu, lấy logarit phương trình (3), khi
đó ta có mô hình:
LnX ij = 0 + 1 lnY ijt + 2 lnINC ijt + 3 lnPOP ijt + 4 DIST ij + 5 lnREER ijt +
6 lnTAR ijt + 7 lnTAR ijt + 8 FTA ijt + ε ijt (4)
Theo lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm trước đây đối với mô hình trọng lực hấp d
ẫn thì trao đổi thương mại giữa hai quốc gia có mối tương quan thuận chiều với quy môkinh tế (biến đại diện là GDP, INC và POP) và tương quan ngược chiều với khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia Do đó, các hệ số 1, 2, 3 mang dấu dương, 4 sẽ mang dấu âm,
5 sẽ có dấu âm hoặc dương tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái giữa giá của đồng tiền của mộ
t quốc gia với với giá của nhóm đồng tiền ngoài tệ mạnh trên thế giới, tỷ giá này đo lườ
ng mức giá tương đối giữa hàng hóa của nước i và j, 6 và 7 sẽ có dấu âm hoặc dương tùythuộc vào tác động của việc cắt giảm thuế theo lộ trình của hiệp định thương mại đến thương mại giữa hai bên Từ phương trình (4) sẽ đánh giá tác động của RCEP đến thươngmại giữa hai quốc gia Nếu 8, mang dấu dương thì RCEP có tác động làm gia tăng xuấ
Trang 32t khẩu hay tác động của RCEP dẫn đến tạo lập thương mại của quốc gia đó, ngược lại thì
có tác động chuyển hướng thương mại (Urata và Okabe, 2007) Như vậy, mục đích của
mô hình trọng lực nhằm đánh giá tác động của RCEP đối với thương mại của một quốc g
ia thành viên với các thành viên khác trong hiệp định Sandberg (2004) sử dụng mô hìnhtrọng lực kết hợp với đặc điểm riêng của từng quốc gia mà không quan tâm tới quy mô c
ủa từng nước, ngoài các biến hấp dẫn như dân số, khoảng cách Từ đó, có thể điều chỉnhchính sách thương mại phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho hai quốc gia
Từ mô hình trọng lực do Tinbergen (1962) xây dựng đã được nhiều nghiên cứu sử dụng nhưng thiếu sự biện minh về mặt lý thuyết, các nghiên cứu đã cố gắng phát triển lý thuyết kinh tế của mô hình trọng lực Các nghiên cứu sâu hơn đã mở rộng mô hình trọn
g lực cơ bản và bổ sung các biến để đánh giá tác động của các yếu tố đến thương mại củ
a các quốc gia Linnemann (1966) thêm biến dân số làm đại diện cho quy mô thị trường,Rose và Van Wincoop (2003), và Rojid (2006) đo lường tác động của biến động tỷ giá h
ối đoái Lеamer (1988), Feenstra (1995) và Wang (2001) đã tìm thấy sự ảnh hưởng của th
uế quan trung bình đối với thương mại song phương Mô hình trọng lực cơ bản đã được
mở rộng bởi các biến giả khác nhau và các chỉ số khác nhau, Bergstrand (1989) đưa biế
n giả về sự tham gia của các quốc gia trong Hiệp định thương mại ưu đãi, Fratianni(2007) đã phát triển mô hình bằng cách đưa vào các biến gồm biên giới đất liền, mốiquan hệ thuộc địa và các yếu tố khác làm biến giả, Cheng và Wall (2005) đã đưa các biế
n giả thời gian và ngôn ngữ chung vào mô hình trọng lực, Abiad và cộng sự (2010) đãthêm biến giả thời gian để xác định tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đố
i với dòng thương mại, Green (2013) đã đưa vào mô hình một tập hợp các biến số nhị phâ
n, chẳng hạn như tiếp cận trực tiếp với biển, ngôn ngữ và văn hóa chung khi tham gia vàohiệp định thương mại tự do
Các vấn đề kinh tế lượng trong mô hình trọng lực hấp dẫn
- Vấn đề nội sinh và thiếu biến
Vấn đề thiếu biến: là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả ước lượng
mô hình trọng lực bị sai lệch Anderson và Wincoop (2003) đã cho rằng cần xem xétcác điều khoảng kháng cự đa phương trong xem xét tác động của hiệp định thươngmại song phương giữa hai nước Matyas (1997,1998) cho rằng dòng thương mại songphương nên được ước tính như một đặc điểm kỹ thuật ba chiều bao gồm: (i) tác độngthời gian; (ii) tác động cố định của nhà xuất khẩu; (iii) tác động cố định của nhànhập khẩu để tránh kết quả mô hình không nhất quán gây ra bởi sự thay đổi khôngquan sát được
Vấn đề nội sinh: mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và hiệu ứng cố định
(FEM) thường được sử dụng trong các nghiên cứu về thương mại song phương (đaphương) giữa các quốc gia Kepaptsoglou và cộng sự (2010) đã chứng minh mô hình
Trang 33hiệu ứng cố định (FEM) có xu hướng cung cấp kết quả tốt hơn mô hình hiệu ứng ngẫunhiên (REM) trong hầu hết các nghiên cứu Baier và cộng sự (2005) đã chỉ ra tại saonhóm tác giả lựa chọn mô hình hiệu ứng cố định (FEM) thay vì hiệu ứng ngẫu nhiên(REM), dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế và kinh tế lượng Các tác giả cho rằng:
Thứ nhất, nguồn gốc của ước lượng sai lệch nội sinh trong phương trình trọng lực
là không đồng nhất, không được quan sát Về mặt kinh tế học, các tác giả tin rằng có cácbiến số ngẫu nhiên, song phương bất biến theo thời gian (được gọi là Wij) ảnh hưởngđồng thời đến sự hiện diện của một FTA và khối lượng thương mại Mặc dù các biến này
là ngẫu nhiên nhưng chúng có thể được kiểm soát tốt để sử dụng hiệu ứng cố định (FEM)song phương vì phương pháp này cho phép tương quan tùy ý của Wij với các FTA.Ngược lại, giả định mối tương quan bằng 0 giữa Wij không quan sát được với FTA trong
mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), có vẻ ít hợp lý hơn
Thứ hai, đã có những đánh giá kinh tế lượng gần đây về phương trình trọng lực với
dữ liệu bảng, sử dụng Hausmans kiểm định các hiệu ứng cố định (FEM) so với ngẫunghiên (REM), tìm thấy bằng chứng áp đảo cho việc bác bỏ hiệu ứng ngẫu nhiên so vớicác hiệu ứng cố định theo cặp quốc gia song phương cụ thể Tuy nhiên, hiệu ứng cố định
bất biến theo thời gian (time-invariant fixed effects) thông thường không đủ để nắm bắt được các yếu tố không thể quan sát được trong phương trình trọng lực chẳng hạn như yếu
tố “kháng cự đa phương thay đổi theo thời gian” Để giải quyết vấn đề này Baier và
Bergstrand (2005) cho rằng, có thể thu được các ước tính không chệch về tác động trungbình (Average treatment effect) của FTA bằng cách đưa ra đồng thời tác động theo quốc
gia, thời gian và các tác động cố định theo cặp quốc gia Baldwin và Taglioni (2006)
cũng cho rằng biến giả quốc gia thay đổi theo thời gian có thể làm giảm sự sai lệch do chỉđịnh không chính xác hoặc bỏ qua yếu tố kháng cự thương mại đa phương Có chungquan điểm với Baier và Bergstrand (2009), Shanping Yang và cộng sự (2014) cho rằng
nếu chỉ sử dụng tác động cố định của quốc gia và tác động về thời gian thì chỉ tránh được
một phần sai lệch nội sinh được xác định bởi Anderson và Wincoop (2003) Các tác giả
cho rằng cần phải sử dụng dữ liệu bảng thay vì sử dụng dữ liệu chéo vì việc sử dụng dữ
liệu bảng cho phép kiểm soát cả các điều khoản kháng đa phương theo thời gian và tránh
sai lệch nội sinh của phương trình trọng lực bằng hiệu ứng theo quốc gia và thời gian trong khi vẫn duy trì hiệu ứng cố định (FEM) theo cặp quốc gia
- Thương mại bằng 0
Một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm thảo luận gần đây trong môhình trọng lực đó là làm thế nào để xử lý các số “0” trong biến phụ thuộc Giá trị “0”thống kê trong thương mại có thể xuất hiện bởi một số nguyên nhân như: (i) lỗi làm tròn
số do các quan sát bị thiếu được ghi sai ở mức “0”; (ii) kết quả của việc các công tyquyết định không xuất khẩu đến một điểm nhất định, đặc biệt là khi xử lý dữ liệu thương
Trang 34mại theo ngành… Để giải quyết vấn đề này, một số phương pháp đã được thử nghiệmnhư (1) chuyển đổi mô hình ban đầu thành mô hình Log-Log, các luồng thương mạibằng “0” hoặc thiếu dữ liệu sẽ bị loại khỏi ước tính của mô hình; (2) ước lượng khả năngxảy ra tối đa Pseudo Poisson (PPML) do Santos Silva và Fenreyro (2011) đề xuất Giảđịnh ngầm rằng các số “0” là kết quả của lỗi làm tròn và các quan sát bị thiếu được ghisai ở mức “0”, tuy nhiên cách tiếp cận này không cung cấp được một kết quả thực sựchính xác; (3) thực hiện phương pháp kiểm định mô hình ước lượng hai bước Heckmanđược đề xuất bởi Helpman và cộng sự (2008) gồm: Bước 1, thực hiện một mô hình hồiquy xác suất (probit) để xuất nhập khẩu là dương Bước 2, thực hiện hồi quy ước tính trênkim ngạch xuất nhập khẩu dương dựa trên 2 công cụ hồi quy: (i) hiệu chỉnh do sự lựachọn sai lệch, (ii) hiệu chỉnh cho sự không đồng nhất của các biến.
Nhược điểm của mô hình là khó tìm được biến loại trừ cho mô hình Probit ngoạisinh với giá trị thương mại Từ tổng quan nghiên cứu, cho thấy việc FTA Việt Nam -RCEP được ký kết ngoài mục tiêu thúc đẩy thương mại thông qua gia tăng kim ngạchxuất khẩu, giữa Việt Nam và Trung Quốc, FTA này cũng có thể phụ thuộc vào một sốyếu tố chưa được quan sát được trong bối cảnh mới như các cú sốc về kinh tế - chính trị,dịch bệnh hay mối quan hệ chính trị đặc biệt, lịch sử và văn hóa giữa hai bên Điều nàylàm nảy sinh vấn đề nội sinh do các biến bị bỏ sót trong mô hình trọng lực Do đó, nghiêncứu sẽ thực hiện ước lượng hai bước của Heckman để giải quyết vấn đề thương mại bằng
0 và kiểm soát sự không đồng nhất của các biến Ngoài ra, theo quan sát số liệu thống kêthu thập được, cho thấy trong danh mục mã sản phẩm xuất khẩu không phải lúc nào ViệtNam cũng xuất khẩu đủ hết các sản phẩm đó đến Trung Quốc và các nước trong hiệpđịnh, do vậy để giải quyết giá trị bằng 0 trong trao đổi thương mại, nghiên cứu xây dựng
số liệu thay vì cấp sản phẩm thì được chuyển về cấp ngành (từ mã HS sang mã ngànhISIC)
Để giải quyết vấn đề nội sinh quá mức, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng
mô hình trên với số liệu bảng nhằm khắc phục vấn đề thiếu biến và nội sinh của mô hình
Do vậy, số liệu bảng (panel data) sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu bảng không cânbằng nên mô hình không sử dụng ước lượng GMM (Geneneralized Method of Moment)trong ước lượng của mô hình động của các phương trình trên
b) Mô hình SMART của Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về thương mại của Ngânhàng thế giới
Nhóm tác giả sử dụng mô hình cân bằng cục bộ SMART để phân tích tác động củaRCEP đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc dựa trên dữ liệu trong hệthống cơ sở dữ liệu và phần mềm về thương mại WITS do Ngân hàng Thế giới phát hành
Trang 35Mô hình SMART (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) dựatrên lý thuyết cân bằng cục bộ, đặc biệt là trên giả định tạo lập thương mại và chuyểnhướng thương mại của Viner (1950) có thể dùng để đánh giá thương mại, doanh thu thuếquan và các tác động phúc lợi của một hiệp định thương mại tự do Mô hình SMART đikèm với công cụ mô phỏng là một phần của Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm vềthương mại WITS do Ngân hàng thế giới cung cấp.
Ưu điểm của mô hình SMART là dễ dàng tiếp cận và thực hiện cùng với cơ sở dữliệu WITS, mang lại các kết quả định lượng quan trọng về tác động thương mại, phúc lợi,doanh thu thuế quan của một ngành hàng khá chi tiết và phân tích ở cấp dữ liệu thươngmại tách biệt nhất Tuy nhiên, mô hình SMART có hạn chế là kết quả của mô hình bị giớihạn ở những ảnh hưởng trực tiếp khi có sự thay đổi chính sách thương mại của một thịtrường bởi mô hình dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ Do đó, mô hình bỏ qua các tácđộng gián tiếp của việc thay đổi chính sách thương mại ở các thị trường khác (tác độngliên ngành) và tác động phản hồi (tác động do sự thay đổi chính sách thương mại ở mộtthị trường cụ thể lan sang các thị trường liên quan và quay trở lại ảnh hưởng thị trườngđang xét)
Có hai hướng tiếp cận để đánh giá tác động của một FTA đến thương mại của mộtquốc gia, bao gồm đánh giá tác động tiềm tàng (ex-ante) và đánh giá tác động thực tế (ex-post) Đánh giá tác động tiềm tàng được sử dụng để đánh giá tác động có thể từ các thayđổi chính sách sẽ hoàn thành tại một thời điểm trong tương lai, thường được thực hiệntrước khi FTA được ký kết và có hiệu lực Đánh giá tác động thực tế được thực hiện vớicác thay đổi chính sách thương mại đã hoàn thành và thường được thực hiện sau khi FTA
đã ký kết và có hiệu lực Thông qua lý thuyết nền và các mô hình thực nghiệm, Hiệp địnhRCEP mới có hiệu lực vào ngày 01/01/2022, do đó việc đánh giá tác động thực tế củaRCEP sẽ rất khó khăn khi chưa có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết Do đó, việc lựa chọn môhình đánh giá tác động tiềm năng của RCEP đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sangthị trường Trung Quốc là phương pháp phù hợp nhất
Các mô hình được sử dụng khá phổ biến trong phân tích ex-ante gồm mô hình trọnglực, mô hình cân bằng tổng thể CGE, mô hình cân bằng cục bộ SMART, Mỗi phươngpháp đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau Xét về đề tài đánh giá tác động của RCEPđến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ở góc độ cắt giảmthuế quan là phân tích sâu ở cấp độ chi tiết của một ngành hàng thì mô hình SMART làphương pháp tối ưu
Mô hình SMART yêu cầu dữ liệu có thể được trích xuất từ WITS hoặc nhập từ cácnguồn thông tin thay thế để mô phỏng một FTA như sau:
(1) Giá trị nhập khẩu từ mỗi đối tác nước ngoài;
(2) Thuế quan mà mỗi đối tác nước ngoài phải đối mặt;
Trang 36(3) Mức thuế quan khi FTA có hiệu lực;
(4) Độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu đối với hàng hoá;
(5) Độ co giãn của cung xuất khẩu đối với hàng hoá;
(6) Độ co giãn thay thế giữa các loại hàng hoá
Thứ nhất, các yêu cầu đầu vào của mô hình SMART đơn giản phù hợp với bối cảnhViệt Nam khi RCEP mới chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 Do đó, cho đếnhiện tại, các dữ liệu có được rất hạn chế để đánh giá tác động thực tế của RCEP đến xuấtkhẩu hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Việc sử dụng mô hình SMARTphản ánh được hiệu ứng phân tách, các cơ chế chính sách phức tạp cùng với bộ dữ liệutrích từ WITS liên tục cập nhật từng ngày cho phép đánh giá tác động RCEP trong ngắnhạn Đây là điều các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm
Thứ hai, các giả định của mô hình SMART dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ phùhợp với Việt Nam khi đánh giá các ngành hàng Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đánh giá tácđộng của hiệp định thương mại nên mô hình SMART đáp ứng được yêu cầu trên.Thứ ba, Việt Nam là một nước nhỏ với kim ngạch xuất khẩu không đủ lớn để gây ra
sự thay đổi giá đến thị trường nội địa Trung Quốc Do đó, đường cung lúc này nằm ngangthể hiện nước chấp nhận giá trên thị trường, phù hợp với giả định cung xuất khẩu co giãn
vô hạn Đồng thời, theo giả định của Armington, hệ số co giãn của cầu nhập khẩu theogiá là -1,5
c) Chỉ số định hướng khu vực
Chỉ số định hướng khu vực cho biết xuất khẩu một quốc gia được định hướng theomột khu vực cụ thể hơn là điểm đến khác Hàng hóa của một quốc gia thường tập trungtiêu thụ ở một hay một số khu vực thị trường nhất định (Yamazawa, 1970; Yeats, 1998).Chỉ số định hướng khu vực (RO) sẽ đo lường được tầm quan trọng của xuất khẩu nộivùng so với xuất khẩu ngoài vùng từ đó xác định lợi thế so sánh ở từng thị trường cụ thể.Công thức của chỉ số định hướng khu vực (RO) như sau:
RO kij = X cgr / X cr
X cg −r / X c
−r
Trong đó: X cgr là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm g của nước c đến khu vực r, X cr là
tổng kim ngạch xuất khẩu của nước c tới khu vực r, X cg - r là kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm g của nước c đến các nước ngoài khu vực, X c - r la tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa
g tới các quốc gia bên ngoài khu vực r Nếu RO > 1 thì thương mại trong nội khối cao
hơn bên ngoài, RO < 1 thì thương mại nội khối thấp hơn bên ngoài
d) Chỉ số cương độ thương mại
Chỉ số cường độ thương mại (TII) phản ảnh mức độ phụ thuộc và trao đổi thươngmại giữa 2 nước Cường độ thương mại chỉ ra mức độ trao đổi giữa 2 quốc gia lớn hơn
Trang 37hay nhỏ hơn mức kỳ vọng tương ứng trong thương mại quốc tế (Chandran, 2010) Cường
độ thương mại bao gồm hai chỉ số là cường độ xuất khẩu (the export intensity index XII) và cường độ nhập khẩu (the import intensity index - MII) Trong đó cường độ xuấtkhẩu (the export intensity index - XII) được xác định bằng công thức như sau (Kojima,1964):
và j từ thế giới, Mw là tổng giá trị nhập khẩu của thế giới Chỉ số cường độ xuất khẩu (XII
ij) phản ánh mức độ trao đổi thương mại của hai quốc gia hoặc của một nhóm quốc giakhác Nếu XIIij > 1 thì quốc gia j là thị trường xuất khẩu quan trọng của quốc gia i vàngược lại (Bandara và Smith, 2002), nếu XIIij càng gần 0 thể hiện mối quan hệ thươngmại của hai quốc gia càng thấp Những ngành có cường độ xuất khẩu cao sẽ có thể xảy ra
“tạo lập thương mại” so với các ngành có cường độ xuất khẩu thấp (Evans và cộng sự,2006)
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG KHÔN KHỔ RCEP
3.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa
3.1.1 Khái niệm vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa
3.1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế Đây làhành vi buôn bán riêng lẻ mà cả là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thươngmại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trongnước ra nước ngoài thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơcấu kinh tế ổn định từng bước nâng cáo mức sống nhân dân
Khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 thì được nêu cụ thể tại Điều 28,khoản 1 như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêngtheo quy định của pháp luật.”
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của mộtquá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nướcnày với nước khác Nền sản xuất phát triển lớn mạnh hay sao sẽ phụ thuộc vào hoạt độngnày
Trang 38Một cách nôm na, Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho mộtquốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, ngườibán hoặc của một quốc gia thứ ba khác Chẳng hạn: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang
Mỹ, sử dụng đồng tiền thanh toán là USD Trong trường hợp này USD là ngoại tệ đối vớiViệt Nam nhưng là đồng tiền nội tệ của Mỹ Còn trong trường hợp Việt Nam xuất khẩuhàng hóa sang Trung Quốc, và cũng thành toán bằng USD thì đồng USD ở đây là ngoại
tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu
3.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Trong kinh tế quốc gia xuất khẩu giúp mở rộng thị trường, việc bán hàng cho kháchhàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia thôngqua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia Xuất khẩu thúc đẩy sản xuấttrong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế sosánh của các nước đem lại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, lợi ích nàymang tính vĩ mô và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt độngxuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán, tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ Thúc đẩy quan
hệ ngoại giao, giao lưu/hợp tác kinh tế với các nước Là tiền đề cho nhiều cuộc hợp tácgiao thương lâu dài với các quốc gia trên thế giới
Đối với cá nhân/tổ chức kinh doanh xuất khẩu giúp tăng doanh thu cho doanhnghiệp, tăng doanh số bán hàng, đa dạng và mở rộng thị trường đầu ra, việc bán hàng chokhách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia,góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa Đây cũng là một trong những lợi ích chínhyếu mà buôn bán quốc tế đem lại Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốcgia trên trường quốc tế Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thịtrường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty.Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chínhquốc gia đó Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thươnghiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung,Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc) … Đồng thời cũng tạo việc làmcho nhiều công nhân, nhân viên Tăng uy tín và sức ảnh hưởng lên các nơi nhập khẩu.Tóm lại xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với kinh tế của một quốc gia Mang lạidoanh thu lớn và nguồn ngoại tệ dồi dào qua đó gia tăng mối quan hệ giữa các quốc giavới nhau
3.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
a) Xuất khẩu trực tiếp
Trang 39Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanhnghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nướcngoài thông qua các tổ chức của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mạikhông tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn: Thứ nhất là thumua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước Thứ hai là đàmphán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vịbạn
b) Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trò là ngườitrung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làmcác thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiềnnhất định gọi là phí uỷ thác
Hình thức này bao gồm các bước: Bước 1 là Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác vớiđơn vị trong nước Bước 2 là Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàngbên nước ngoài Cuối cùng là nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước
c) Buôn bán đối lưu (Counter – trade):
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuấtkhẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng traođổi với nhau có giá trị tương đương Trong phương thức xuất khẩu này mục tiêu là thu vềmột lượng hàng hoá có giá trị tương đương Vì đặc điểm này mà phương thức này còn cótên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng
Các loại hình buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ, trong đó sớmnhất là hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng hànghoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời Tuy nhiên tronghoạt động đổi hàng hiện đại người ta có thể sử dụng tiền để thành toán một phần tiênghàng hơn nữa có thể thu hút 3-4 bên tham gia
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghitrị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối chiếu với giá trịgiao và giá trị nhận Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủnợ
Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase) một bên tiến hành của công nghiệpchế biến, bán thành phẩm nguyên vật liệu
Nghiệp vụ này thường được kéo dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để thanhtoán thường không đạt 100% trị giá hàng mua về
Trang 40Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiềnhàng cho một bên thứ ba.
Giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ
và ưu huệ (như ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao dịch này thường xảy ratrong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt tiền trong việc giao những chi tiết vànhững cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ mua lại(buy back) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật(know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm cho thiết bị hoặcsáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra
d) Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việtcủa nó đem lại
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giớiquốc gia mà khách hàng vẫn mua được Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhậpthị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hảiquan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày càng trởnên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên nhanh chóng Cácdoanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du lịch để tiếnhành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ Ngoài ra doanh nghiệpcòn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch trương sản phẩm của mình thông qua những dukhách
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là mộthình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa Việc thanh toán nàycũng nhanh chóng và thuận tiện
e) Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia côngnguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chếbiến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ, nguyên phụliệu và nhân công của nước nhận gia công
Đối với bên nhận gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làmcho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nướcmình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc như Nam Triều Tiên, Thái Lan,Singgapo…