1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác cảng Đường thủy giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng thông

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Theo “Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATAFederationInternationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes về dịchvụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa là

Trang 1

Bình Dương, tháng 10 năm 2023

Trang 3

Điểm tổng cộng 10

Bình Dương, ngày 1 tháng 11 năm 2023

Trang 4

Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng khai thác cảng thông qua giao nhận container

3.2 Đặc điểm của hàng hóa vận chuyển bằng container 10

Trang 5

3.4 Phương pháp gửi hàng bằng container 12

3.4.1 Gửi hàng nguyên container (FCL - Full container load) 12

3.6 Trách nhiệm của người chuyên chở container đối với hàng hóa 16

3.6.1 Phạm vi trách nhiệm của người chuyển chở 16

3.6.2 Điều khoản "không biết tình trạng hàng xếp trong container" 16

Trang 6

3.6.3 Xếp hàng trên boong 16

3.7 Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container 174.1 Quy trình chung về giao nhận hàng xuất nhập khẩu vận chuyển bằng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN CONTAINER TẠI

2.1.1 Sơ lược về Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn 23

2.2 Nhiệm vụ và chức năng của công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài

2.2.1 Nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn 29

2.2.2 Chức năng của công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn 29

3.1 Đánh giá các quy trình giao nhận container xuất nhập khẩu tại Cảng Cát Lái

513.2 Các nhược điểm, rủi ro trong quy trình giao nhận container tại Cát lái và biện

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan về công trình nghiên cứu này là riêng của em được thựchiện bởi em và dưới sự dẫn dắt của Thầy Các số liệu trong bài báo cáo tiểu luậnđược sử dụng một cách trung thực Kết quả trình bày nghiên cứu này của em chưatừng được công bố tại bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Nếu có bất kì sự sao chép bất hợp lệ nào thì em xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm

Bình Dương, tháng 10 năm 2023

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thủ DầuMột đã đưa môn Khai Thác Cảng Đường Thủy vào chương trình giảng dạy Hơnhết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn đã giảng dạy tận tình, chitiết để em có đủ kiến thức và vận dụng vào bài báo cáo tiểu luận này

Khai Thác Cảng Đường Thủy là một môn học thú vị có tính thực tế cao.Đảm bảo lượng kiến thức cần thiết cho sinh viên khi áp dụng vào công việc thực tếsau này Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về mặtkiến thức, trong bài báo cáo tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự nhận xét ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy đểbài báo cáo tiểu luận được đảm bảo hoàn thiện hơn

Lời sau chót, em xin kính chúc thầy nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh

phúc

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

FCL xếp hàng nguyên container Full container load

Cont Thùng chứa đựng hàng hóa Container

CFS Trạm đóng container Container Freight Station

L/C Thanh toán bằng tín dụng Letter of Credit

chứng từ

C/O Giấy chứng nhận xuất xứ Certificate of Origin

PGS TS Phó giáo sƣ tiến sĩ Associate Professor Ph.D

Government decree

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang hội nhập ngày càng nhanh chóng và sâu rộng với thế giới.Hoạt động xuất nhập khẩu vì thế cũng tăng lên nhanh chóng Cùng với đó, cảngbiển cũng đang phát triển nhanh chóng không kém để theo kịp tốc độ phát triểnngoại thương của đất nước Ngoài ra, cảng container chuyên dụng đã xuất hiệnnhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước

Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện nay ngày càng phát triển,

và được phổ biến, giao thương thuận tiện hơn nhờ hệ thống vận tải hàng hóa bằngcontainer Hàng hóa có thể được đóng bởi một người gửi trong một container FCL(container load), hoặc bằng nhiều container cho một lô hàng (Shipment), hoặc bởinhiều người gửi trong một container, được gọi là hàng gom hoặc LCL (less thancontainer load) Vận chuyển hàng hóa bằng container còn thuận tiện cho việc xếp

dỡ hàng hóa lên tàu hoặc chuyển tải hàng theo phương thức FI-FO (First In-FirstOut…)

Container được đóng theo tiêu chuẩn ISO là hệ thống phương tiện vậnchuyển hàng đa phương thức Hàng hóa được đóng trong container rất dễ dàng vàthuận tiện để xếp dỡ và sắp xếp trên tàu biển, xà lang, toa tàu và xe tải chuyên dụng.Container là bước đột phá trong cuộc cách mạng hóa ngành vận tải hàng hóa Hệthống vận tải hàng hóa này đã giúp thay đổi bộ mặt của ngành vận tải trong thế kỷ

20 Hiện nay, theo thống kê, khoảng 90% hàng hóa được đóng vào container và xếp

Trang 11

lên phương tiện chuyên chở Tầm quan trọng của container trong việc vận chuyểnhàng hóa nội địa cũng như vận chuyển hàng hóa quốc tế nói riêng và trong sự pháttriển kinh tế, thương mại của các nước nói chung là rất quan trọng.

Để thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu tại cảng, việc nắm rõ kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ cơ bản là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõhơn những quy định cụ thể của cảng biển cũng như những rủi ro có thể gặp phảitrong thực trạng giao nhận hàng tại cảng biển để tìm cách khắc phục, phục vụ tốthơn cho các công việc của doanh nghiệp

Vì những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao

hiệu quả khai thác cảng thông qua thực trạng giao nhận container tại cảng cát

lái" để có cái nhìn tổng quan về quy trình giao hàng tại cảng Trong bài viết này sẽ

1

Trang 12

giới thiệu về Cảng Cát Lái, một trong những cảng container lớn và hiện đại nhấtViệt Nam, đồng thời giới thiệu một số quy trình xuất nhập khẩu cũng nhƣ việc tiếpnhận và cấp container rỗng ở cảng Cát Lái Ngoài ra, sẽ đƣa ra một số rủi ro màdoanh nghiệp dễ gặp phải trong quá trình giao nhận container tại cảng và cách khắcphục những rủi ro này.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở những nghiên cứu và lý luận đã đề ra, từ đó hệ thống hóa những

cơ sở lý luận về quy trình giao nhận container và phát triển nghiên cứu, đi sâu vàotìm hiểu và phân tích quy trình giao nhận container, xác định các hoạt động trongquy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái Nắm bắt đƣợc thực trạng khai tháccảng hiện nay từ đó xác định những ƣu nhƣợc điểm trong quy trình giao nhậncontainer tại cảng, và những khó khăn, thách thức đang gặp phải tại cảng Cát Lái

Từ những nhƣợc điểm và hạn chế đó sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả khai thác cảng thông qua thực trạng giao nhận container tại cảng CátLái trong những năm tới, dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng giaonhận container tại cảng Cát Lái trong những năm qua

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng khai thác cảng thông qua giao nhậncontainer tại cảng Cát Lái

Trang 13

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2023 đếntháng 11 năm 2023.

Phạm vi không gian: Thị trường Việt Nam tại cảng Cát Lái

Nội dung: Phân tích quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái Xác địnhcác hoạt động trong quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái, từ đó nắm bắtđược hiệu suất khai thác cảng, qua đó nhằm xác định những ưu nhược điểm trongquy trình giao nhận container tại cảng và những khó khăn thách thức đang hiện hữu

từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cảng thông quaquy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái trong những năm tới

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài tiểu luận này, phương pháp nghiên cứu được sử dụngtrong bài:

2

Trang 14

Phương pháp thu thập dữ liệu, nghiên cứu thứ cấp: Những thông tin và sốliệu được sử dụng trong bài được thu thập qua thời gian đi thăm quan thực tế tạicảng, thông qua tìm hiểu các thông tin trên mạng internet, sách báo, các giáo trìnhtài liệu có liên quan đến đề tài, những bài viết và các công trình nghiên cứu trước,những tài liệu, kiến thức đã thu thập được trên trường học thông qua các giáo viênhướng dẫn.

Phương pháp tiếp cận thực tiễn: Quan sát thực tế hoạt động quy trình giaonhận container tại cảng Cát lái, nhìn nhận, lắng nghe, quan sát những cái khó khănthử thách đang diễn ra tại cảng, qua đó có thêm nhiều cái nhìn thực tiễn và tổngquan hơn về kiến thức đã được tiếp cận tại trường

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân chia các nguồn thông tin ra thànhtừng bộ phận để phân tích bộ phận đó áp dụng vào phân tích thực trạng hoạt độngquy trình giao nhận container tại cảng Cát lái, thông qua những thông tin và số liệuthu thập được.Từ đó, đánh giá, tổng hợp, thống nhất các bộ phận đã được phân tíchlại nhằm nhận thức toàn bộ các vấn đề, và nắm bắt được tình hình hiệu suất hoạtđộng của cảng hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khaithác cảng thông qua giao nhận container tại cảng Cát lái

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý thầy cô có chuyên môn trong lĩnhvực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, về nghiệp vụ kho cảng cho nội dung bàitiểu luận

5 Bố cục của bài báo cáo

Trang 15

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Thực trạng hoạt động khai thác cảng thông qua giao nhận container tại cảng Cát lái

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao các hoạt động khai thác cảng thông qua giaonhận container tại cảng Cát lái

3

Trang 16

Theo “Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA(FederationInternationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) về dịch

vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quanđến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóacũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đềhải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hànghóa [1]

Theo “Luật Thương Mại Việt Nam 2005 - điều 163” thì dịch vụ giao nhậnhàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóanhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy

tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác củachủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách

Trang 17

hàng) Như vậy, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đếnquá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (ngườigửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) [1].

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận

Là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang những đặcđiểm chung của dịch vụ, dịch vụ là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giáchất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồngthời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ Dịch

vụ giao nhận cũng có những đặc điểm riêng: Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sảnphẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng này thay đổi vị trí về mặt không gian chứkhông tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó, nhưng giao nhận vậntải có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời

4

Trang 18

sống nhân dân; Mang tính thụ động: đó là do dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhucầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về phápluật, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba); Mangtính thời vụ: dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩunên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Mà thường hoạt độngxuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởngcủa tính thời vụ Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước,người làm dịch vụ còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốcxếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vậtchất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận [2].

2.1 Khái niệm về cảng biển

2.1.1 Khái niệm

Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải Trước đây, cảng biểnchỉ được xem là nơi tránh và trú ẩn cho tàu thuyền khỏi gió to, bão mạnh nên trangthiết bị của cảng khi đó còn rất đơn giản, thô sơ Ngày nay, cảng biển không chỉ là nơibảo vệ tàu thuyền khỏi các hiện tượng thiên nhiên bất lợi mà còn là đầu mối giaothông, mắt xích quan trọng trong toàn bộ quá trình vận tải Cảng biển thực hiện nhiềuchức năng, nhiệm vụ khác nhau nên kỹ thuật xây dựng, trang thiết bị, cơ cấu tổ chứccủa cảng cũng rất khác nhau và ngày càng được hiện đại hóa Cảng biển được coi lànơi ra vào và neo đậu của các tàu biển, là nơi phục vụ tàu thuyền và hàng hóa vậnchuyển trên tàu, với nhiệm vụ chính là cung cấp các phương tiện, dịch vụ cần thiết choviệc trung chuyển hàng hóa từ tàu sang phương tiện vận tải nội địa và quốc gia vàngược lại hoặc trên các tàu khác trong trường hợp chuyển tải

Trang 19

Theo Điều 59, Chương 5 - Bộ Luật Hàng hải Việt Nam quy định: “Cảng biển làkhu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng vàlắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hànhkhách và thực hiện các dịch vụ khác; là một bộ phận quan trọng không thể thiếu chohoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, chế xuất; là nơitrong khu vực giao nhau giữa đất liền và biển Cảng biển đồng thời là mắt xích của vậntải đa phương thức, ở đó các phương tiện vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tảiđường sông hoặc đường hàng không đi qua, là nơi có sự thay đổi

5

Trang 20

hàng hoá từ phương tiện vận tải biển sang phương tiện vận tải khác và ngược lại do

đó hậu phương của cảng thường rộng lớn” [6]

Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 định nghĩa cảng biển là khu vực baogồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặttrang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách vàthực hiện dịch vụ khác [3]

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cầu cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầucảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà máy, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệthống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào cảng và các công trìnhphụ trợ khác Cầu cảng là công trình có kết cấu cố định thuộc bến cảng, được dùngcho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác

Theo từ điển Bách khoa năm 1995: “Cảng biển là khu vực đất và nước ởbiển, có những công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cậpbến, bốc dỡ hàng hoá, hành khách lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển,bảo quản hàng hoá và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình vận tải đườngbiển Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển, có thể là đường sắt, đường bộ, khohàng, xưởng sửa chữa” [5]

2.1.2 Các hoạt động của cảng biển

Các hoạt động dịch vụ chính của cảng bao gồm: Xếp dỡ hàng hóa cho tàu

biển: là xếp hàng xuống tàu và dỡ hàng ra khỏi tàu các thiết bị được sử dụng cho

Trang 21

hoạt động này phụ thuộc vào loại hàng hóa và phương án xếp dỡ hàng Ngoài cơ sở

vật chất thiết bị cảng, người ta còn sử dụng các thiết bị tàu Kho lưu trữ hàng hóa:

hàng hóa có thể lưu giữ bảo quản trong kho hoặc ngoài bãi tùy theo số lượng, loại

hàng hóa, thời gian ở cảng và loại phương tiện vận tải tiếp theo

Tái chế: Áp dụng đối với các hàng hóa yêu cầu tái chế trong phạm vi cảng đểđảm bảo tập trung, phân phối hoặc nâng cao hiệu quả vận tải Trong hầu hết các trườnghợp, các quá trình này được thực hiện trong kho bãi tại cảng như đóng gói,

Giao nhận hàng giữa các phương tiện vận chuyển

Phục vụ tàu: Đây là việc chuẩn bị cho chuyến hành trình tiếp theo của tàunhư cung ứng nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm Thực hiện công táchoa tiêu, lai dắt phục vụ tàu Duy trì hoạt động của tàu: có thể thực hiện sửa chữahoặc bảo trì, bảo dưỡng tàu ở cảng hoặc tại xưởng sửa chữa và hoạt động này

6

Trang 22

thường được thực hiện bởi các công ty khác Thực hiện các công tác cứu hộ, là nơilánh nạn, trú ẩn cho tàu.

Các dịch vụ khác: Quản lý hoạt động hàng hải: gắn với việc tuân thủ phápluật hàng hải và tuân thủ bảo vệ, kiểm soát các tuyến đường thủy trong phạm vicảng và khu vực lân cận

Kiểm soát an toàn và môi trường: gắn với các quy định, quy tắc loại bỏ mốinguy hiểm cho môi trường, cho con người, bao gồm cả phòng tránh cháy nổ, kiểmsoát ô nhiễm nguồn nước và không khí, kiểm soát tiếng ồn

Các hoạt động nhằm làm duy trì và bảo dưỡng thiết bị và các công trình tạođiều kiện để cảng hoạt động có hiệu quả, bao gồm: Nạo vét; Sửa chữa, bảo trì, bảodưỡng cầu tàu, kho bãi và đường giao thông; Sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị

An ninh cảng: Những điều kiện đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tài sản củacảng như hoạt động đặc biệt: Đôi khi các hoạt động quân sự cũng được thực hiệntại cảng như tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm và bốc xếp dỡ những hàng đặc biệt nguyhiểm

2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển

Ranh giới của cảng biển bao gồm: Vùng đất cảng và vùng nước cảng Mỗikhu vực diện tích của cảng đều có các công trình và trang thiết bị nhất định Trong

đó vùng đất cảng là diện tích vùng đất được giới hạn để xây cầu cảng, kho, bãi, nhà

Trang 23

máy, trụ sở chính, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,các công trình phụ khác và lắp đặt các trang thiết bị bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.

Cầu cảng là công trình có kết cấu cố định hoặc nổi thuộc bến cảng, được sửdùng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và các dịch vụkhác

Thiết bị xếp dỡ hàng hóa: Đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong cáchoạt động sản xuất tại cảng, nó quyết định năng lực xếp dỡ và năng lực thông quacảng Thiết bị chứa đựng, bảo quản hàng hóa, các trang thiết bị bên trong kho bãi

ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận hàng hóa và chất lượng dịch vụ củacảng

Hệ thống đường giao thông trong cảng và cách kết nối hệ thống vận tải nộiđịa để vận tải hàng hóa từ cảng về miền hậu phương và ngược lại Hệ thống thông

7

Trang 24

tin liên lạc, chiếu sáng, cung cấp nước Các thiết bị nổi như cần trục nổi, tàu lai, canô

Vùng nước cảng là vùng nước giới hạn để xác lập vùng nước trước cầucảng, khu vực quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, khu vựcđón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch hàng, luồng hàng hải và xây dựng các công trìnhphụ khác Khu neo đậu là vùng nước được thiết lập và thông báo cho tàu thuyềnneo đậu chờ cập bến, cập kho chứa nổi, chờ vào khu chuyển tải, chờ qua luồng hoặcthực hiện các dịch vụ khác

Khu chuyển tải là vùng nước được thành lập và công bố cho tàu thuyền neođậu tại đó thực hiện việc chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện các dịch

Trang 25

Luồng hàng hải là khu vực giới hạn vùng nước được hệ thống báo hiệu hànghải xác định và các công trình phụ khác bảo đảm an toàn khai thác cho các hoạtđộng của tàu biển và các phương tiện khác Luồng hàng hải bao gồm luồng hànghải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng Luồng hàng hải công cộng được đầu

tư xây dựng, quản lý và khai thác phục vụ cho các hoạt động hàng hải Luồng hànghải chuyên dùng được đầu tư xây dựng quản lý và khai thác phục vụ hoạt động củacảng chuyên dùng

Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị hướng dẫn đường, bao gồm cáctín hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và sóng vô tuyến điện tử,được thiết lập và vận hành để hướng dẫn tàu thuyền đi lại an toàn

3.1 Tổng quan về container

3.1.1 Khái niệm về container

8

Trang 26

Theo Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International StandarzingOrganization) (1964) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container như sau container

là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm: Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sửdựng nhiều lần; Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc bốc xếp, bảo quản, giaonhận và thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải,hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường; Có thiết bị riêng để thuận tiện choviệc xếp dỡ, bảo quản, sắp xếp hàng hóa trong cont và thay đổi từ công cụ vận tảinày sang công cụ vận tải khác; Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng

vào và dỡ hàng ra; Có dung tích chứa hàng không nhỏ hơn 1m3 ( 35,3 ft khối) [4]

3.1.2 Phân loại và đặc điểm của container

Được chia thành hai nhóm chính: Cont không theo tiêu chuẩn ISO: Contkhông theo tiêu chuẩn có thể giống với cont ISO về hình dạng và kích thước,nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán vì chưa được tiêu chuẩn hóa

Cont tiêu chuẩn: Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), cont vận chuyển đường biểnbao gồm 7 loại chính: Loại cont được biểu thị bằng ký hiệu trên vỏ cont: Cont báchhóa (General purpose cont) thường được sử dụng để vận chuyển hàng khô nên còngọi là cont khô, (dry cont, viết tắt là 20'DC hoặc 40'DC) Loại cont này được sửdụng phổ biến nhất trong vận tải biển; Cont hàng rời (Bulk cont) là loại cont chophép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách chế từ trên xuốngdưới qua miệng xếp hàng và dỡ hàng từ đáy lên hoặc từ bên cạnh Cont hàng rờibình thường có hình dáng bên ngoài tương tự như các container bách hóa, ngoạitrừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng

Trang 27

Cont chở hàng chuyên dụng (Named cargo conts): Loại cont được thiết kếđặt thù chuyên dùng để vận chuyển một loại hàng hóa nhất định nào đó như ô tô,động vật sống ; Cont chở ô tô: kết cấu gồm bộ khung liên kết với bề mặt sàn,không cần vách có mái che và có thể xếp chồng lên nhau bên trong 1 hoặc 2 tầngtùy theo chiều cao của xe; Cont chở động vật: Vách dọc hoặc vách mặt phía trước

có cửa lưới nhỏ để thông gió Phía dưới vách đứng có lỗ thoát bụi bẩn khi vệ sinh

Cont bảo ôn (Thermal cont): Được thiết kế để vận chuyển hàng hóa yêu cầukiểm soát nhiệt độ bên trong cont ở một mức nhất định Vách và mái nhà cont nàythường được phủ lớp cách nhiệt Sàn có chất liệu nhôm hình chữ T cho phép không

9

Trang 28

khí lưu thông dọc theo sàn và đi vào các khoảng trống không có hàng trên sàn Contloại này thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Cont hở mái (Open-top cont): Cont hở mái được thiết kế thuận tiện cho việcđóng rút hàng hóa qua mái cont Sau khi đóng hàng, mái cont sẽ được phủ bằng vảidầu Loại cont này thường dùng để vận chuyển máy móc, thiết bị hoặc gỗ thân dài

Cont mặt bằng (Platform cont): Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ

có mặt sàn kiên cố, vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa có trọnglượng, khối lượng cao như máy móc thiết bị, sắt thép Cont mặt bằng có nhiềuloại khác nhau như có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách có thể được giữ

cố định, gập xuống hoặc có thể tháo rời

Cont bồn (Tank container): Cont bồn cơ bản được làm bằng khung theo tiêuchuẩn ISO có gắn bồn chứa, dùng để vận chuyển hàng hóa dạng lỏng như rượu,hóa chất, thực phẩm Hàng hóa được chế vào qua miệng bồn, phía trên mái cont,

và được chế qua van xả dựa vào tác dụng của trọng lực hoặc được rút ra qua miệngbồn bằng cách bơm Trên thực tế, tùy theo mục đích sử dụng mà người ta còn phânloại cont theo kích thước (20';40' ), theo nguyên vật liệu sản xuất (nhôm, thép )

3.2 Đặc điểm của hàng hóa vận chuyển bằng container

Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp để vận chuyển bằng container Vìvậy, điều quan trọng là việc xác định được nguồn hàng phù hợp để vận chuyểnbằng container Xét về góc độ vận tải container, hàng hóa vận chuyển được chiathành 4 nhóm:

Trang 29

Nhóm 1: Hàng hoàn toàn phù hợp vận chuyển bằng container Bao gồm:Hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu, sản phẩm da, nhựa hoặc cao su,dụng cụ gia đình, lụa, vải, tơ sợi, sản phẩm kim loại, đồ chơi, Với các hàng hóađược vận chuyển bằng container thông thường Container thông gió hoặc containerbảo ôn tùy theo yêu cầu cụ thể về đặc tính của hàng hóa.

Nhóm 2: Hàng hóa phù hợp với điều kiện vận tải container Bao gồm: Than,quặng, cao lanh là những mặt hàng có giá trị thấp và số lượng, khối lượng giaodịch, buôn bán lớn Những hàng hóa này xét về đặc tính tự nhiên và kỹ thuật thì kháphù hợp để vận chuyển bằng container nhưng xét về mặt hiệu quả kinh tế lại chưaphù hợp (tỷ lệ cước vận chuyển và giá trị hàng hóa)

10

Trang 30

Nhóm 3: Các loại hàng hóa này có đặc tính, tính chất lý, hóa đặc biệt như: hàng

dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, động vật sống, hàng siêu trọng, siêu trường, hàng nguyhiểm, độc hại Các hàng hóa này phải được đóng bằng container chuyên dụng nhưcontainer bảo ôn, container thông gió, container phẳng, container chờ cho

3.3 Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container

Việc kiểm tra container rất cần thiết trước khi bàn giao container cho kháchhàng, nếu thiếu chu đáo và container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trìnhchuyên chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải

tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh

Nội dung kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra bên ngoài container: Quan sát và phát hiện các vết trầy xước, hưhỏng, nứt mẻ, các lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập Cần kiểm tra mái che vànóc lắp ghép của container vì đây là nơi thường xuyên bị bỏ xót nhưng lại là kếtcấu quan trọng của container liên quan đến an toàn vận tải

Kiểm tra bên trong container: Kiểm tra độ kín nước bằng cách đóng kín cửa

từ bên trong và quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện các lỗ thủng hoặc vết khe

Trang 31

nứt Kiểm tra đinh tán xem có hư hỏng hoặc nhô lên không Kiểm tra tấm bọc phủhoặc các thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn khí lạnh,…

Kiểm tra cửa container: Tình trạng hoạt động khi đóng mở cửa và chốt đệmcửa… đảm bảo cửa đóng mở an toàn, được niêm phong chắc chắn và kín nướckhông cho nước xâm nhập vào

Kiểm tra tình trạng vệ sinh của container: Container phải được làm sạch tốt,dọn dẹp vệ sinh, giữ khô ráo và không có mùi hôi Đóng hàng hóa vào containerkhông đạt tiêu chuẩn về vệ sinh sẽ gây hư hỏng, tổn thất cho hàng hóa và dễ bị từchối khi bị cơ quan y tế nước gửi hàng phát hiện

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container: Các thông số kỹ thuật củacontainer được viết trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an toàn Thông số kỹ thuậtbao gồm:

11

Trang 32

Trọng lượng tối đa hoặc tổng trọng tải toàn phần của container (MaximumGross Weight) khi container được chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép Nóbao gồm trọng lượng tối đa cho phép cộng với trọng lượng của vỏ container Trọngtải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng tối đa của hàng hóa đượcphép chứa trong container Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, vậtliệu dùng để chèn, lót và chóng đỡ hàng hóa trong container.

Trọng lượng của vỏ container (Tare Weight) phụ thuộc vào vật liệu làmcontainer và dung tích container (Container internal capacity) là sức chứa hàng tối

đa của container

3.4 Phương pháp gửi hàng bằng container

3.4.1 Gửi hàng nguyên container (FCL - Full container load)

Các hãng tàu định nghĩa khái niệm thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàngnguyên cont, người gửi hàng và người nhận hàng có trách nhiệm đóng gói và dỡhàng ra khỏi cont Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa đồng nhất đủ để lấpđầy một hoặc nhiều cont thì sau đó tiến hành cho thuê một hoặc nhiều cont để gửihàng

Theo phương thức vận chuyển FCL, trách nhiệm giao nhận, bốc xếp, bốc dỡ

và các chi phí khác được phân chia như sau:

a) Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)

Trang 33

Người gửi hàng FCL có trách nhiệm: Thuê và vận chuyển cont rỗng đến kho

hoặc địa điểm chứa hàng của mình để đóng hàng Đóng hàng hóa vào cont, bao gồm

cả việc chất xếp và chèn lót hàng ở trong cont Đánh dấu mã ký hiệu hàng hóa và

mã ký hiệu chuyên chở Làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì theo quy địnhcủa xuất khẩu

Vận chuyển và bàn giao container cho người chuyên chở tại bãi container,đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp phát Chịu các chi phí liên quanđến các hoạt động trên

Việc đóng hàng vào container cũng có thể được thực hiện tại trạm đóng hàngcủa người chuyên chở hoặc tại bãi container Người gửi hàng phải vận chuyển hànghóa của mình đến bãi container và tiến hành đóng hàng vào container

b) Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier)

12

Trang 34

Người chuyên chở có các trách nhiệm sau: Phát hành vận đơn cho người gửihàng Quản lý, bảo quản, điều phối hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhậncontainer tại bãi container cảng gửi cho đến khi hàng được giao cho người nhận tạibãi container cảng đích.

Bốc container từ bãi container cảng và gửi xuống tàu để vận chuyển bao gồm

cả việc bốc container lên tàu Dỡ container từ tàu lên bãi container của cảng đích.Bàn giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ ở tại bãi container Chịu tất

cả chi phí về các thao tác nói trên

c) Trách nhiệm của người nhận chở hàng

Người nhận chuyên chở hàng tại cảng đích có trách nhiệm: Thu xếp các giấy

tờ xuất nhập khẩu và hoàn thành tất cả các thủ tục hải quan cho lô hàng Xuất trìnhvận đơn (B/L) hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng tại bãi container Vậnchuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và trả lại containerrỗng cho người vận chuyển chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container) Chịumọi chi phí liên quan đến các hoạt động trên, bao gồm cả chi phí vận chuyểncontainer về bãi chứa container

3.4.2 Gửi hàng lẻ (Less than container load)

LCL là các lô hàng được đóng chung trong một cont mà người gom hàng(người vận chuyển hoặc người giao nhận) chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng vào và

ra khỏi container Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng vào nguyên mộtcontainer, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương thức hàng lẻ

Trang 35

Người kinh doanh chuyên vận chuyển hàng lẻ, gọi là người gom hàng(consolidator), sẽ tập hợp các lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp, phânloại, gộp các lỗ hàng lẻ đóng chung vào một container và niêm phong kẹp chì theoquy định xuất khẩu sau đó làm thủ tục hải quan, bốc dỡ cont từ bãi cảng rồi gửixuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận.

a) Trách nhiệm của người gửi hàng

Vận chuyển hàng hóa từ địa điểm chứa hàng của mình trong nội địa để giaocho người nhận tại trạm đóng container (CFS-Container Freight Station) của đơn vịgom hàng và chịu chi phí này Chuyển các chứng từ cần thiết liên quan đến hànghóa, vận tải, các quy chế về thủ tục hải quan cho người gom hàng Nhận vận đơn từngười gom hàng (Bill of Lading) và thanh toán cước vận chuyển hàng

13

Trang 36

b) Trách nhiệm của người chuyên chở

Người chuyên chở hàng lẻ (LCL) có thể là các hãng tàu và cũng có thể làngười tổ chức việc vận chuyển nhưng không sở hữu tàu

Người chuyên chở thực: Là người kinh doanh việc vận chuyển hàng hóa lẻlấy danh nghĩa người gom hàng Họ có trách nhiệm thực hiện hoạt động vận chuyểnhàng lẻ (LCL) như đã đề cập ở trên, cấp phát hành vận đơn thực tế (LCL LCL) chongười gửi hàng, bốc dỡ container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡcontainer khỏi tàu và vận chuyển container đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ chongười nhận hàng theo vận đơn mà mình đã phát hành tại cảng đi

Tổ chức vận chuyển hàng lẻ: Là người tổ chức việc chuyên chở hàng lẻ,thường do các công ty giao nhận kinh doanh lấy danh nghĩa người gom hàng Nhưvậy trên danh nghĩa đó họ là người vận chuyển chuyên chở chứ không phải là nhàđại lý Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng lẻ tạicảng gửi đến khi giao hàng đến cảng đích Vận đơn người gom hàng (House Bill ofLading) Nhưng họ không có phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động kinhdoanh vận tải nên người gom hàng thường phải thuê tàu của người vận chuyểnthực tế để vận chuyển các lô hàng lẽ đã được xếp vào container và được niêmphong, kẹp chì Mối quan hệ giữa người thu gôm hàng lúc này là mối quan hệ giữangười thuê tàu và người vận chuyển Người chuyên chở thực bốc dỡ container lêntàu, ký cấp phát vận đơn cho người gom hàng (Master Ocean of Bill Lading), vậnđơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đến bãi container và giao đại lý hoặc đạidiện của người gom hàng tại cảng đến

Trang 37

c) Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ

Thu xếp giấy phép nhập khẩu và hoàn tất thủ tục hải quan cho lô hàng Xuấttrình vận đơn hợp lệ cho người gom hàng hoặc người đại diện của người gom hàng

để nhận hàng tại bãi trả hàng tại cảng đích Nhận hàng nhanh chóng tại trạm trảhàng (CFS)

3.4.3 Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL - LCL/FCL)

Phương thức gửi hàng này là sự kết hợp giữa phương thức FCL và LCL Tùytheo từng điều kiện, chủ hàng có thể thương lượng với người chuyên chở để có thể sửdụng phương thức gửi hàng kết hợp Phương thức gửi hàng kết hợp là: Gửi nguyên,giao lẻ (FCL/LCL) và gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL) Khi giao hàng bằng

14

Trang 38

phương thức kết hợp, trách nhiệm của người gửi hàng và người vận tải cũng có sựthay đổi phù hợp Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL), trách nhiệm của ngườigửi hàng và người vận tải khi gửi hàng giống như phương thức gửi nguyên, nhưngkhi nhận hàng thì trách nhiệm của người nhận và người vận tải cũng giống nhưphương thức gửi hàng lẻ (LCL).

3.5 Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container

3.5.1 Vận đơn container theo FCL/FCL

Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container được gọi là vận đơncontainer, do người vận chuyển hoặc người đại diện của họ ký và cấp phát chongười gửi hàng sau khi nhận được container chứa hàng đã được niêm phong kẹpchì để vận chuyển Thông thường, vận đơn container được phát hành trước khicontainer được xếp lên tàu, vì nó ở dạng vận đơn nhận hàng để xếp (Received forBill ở Lading) Nói chung, đối với loại vận đơn này (trong trường hợp thanh toánbằng tín dụng chứng từ - L/C) thường thì ngân hàng không chấp nhận thanh toántrừ khi thư tín dụng ghi rõ “chấp nhận vận đơn để nhận hàng đã xếp hàng” Vì vậy,khi container đã được bốc xếp lên tàu, người gửi hàng nên yêu cầu người vậnchuyển ghi thêm trên vận đơn các ghi chú: “container đã được bốc dỡ lên tàungày " (Shipped on Board, ) và ký xác nhận Lúc này, vận đơn trở thành "vận đơn

đã xếp" và được ngân hàng chấp nhận cho làm chứng từ thanh toán

3.5.2 Vận đơn container theo LCL/LCL

Trang 39

Trong vận chuyển hàng lẻ, nếu người chuyên chở thực đảm nhiệm, họ sẽ cấpphát cho chủ hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL LCL) Vận đơn này có chứcnăng giống như vận đơn container theo cách gửi nguyên (FCL FCL) Nếu ngườigửi hàng lẻ được người gom hàng tổ chức và vận chuyển hàng thì sẽ được cấp pháthai loại vận đơn:

Vận đơn của người gom hàng (House Bill of Lading), người gom hàng lúc này

sẽ đứng trên danh nghĩa là người chuyên vận chuyển sẽ ký phát cho chủ hàng lẻ củamình Vận đơn này cũng có đầy đủ các thông tin cần thiết về người gửi hàng (ngườixuất khẩu) và người nhận hàng (người nhập khẩu) Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trìnhvận đơn của người gom hàng cho đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảngđích để nhận hàng Vận đơn người gom hàng vẫn có thể được sử dụng

15

Trang 40

trong thanh toán, mua bán và giao dịch Nhưng để tránh trường hợp ngân hàngkhông chấp nhận vận đơn của người gom hàng là chứng từ thanh toán thì ngườixuất khẩu phải yêu cầu người nhập khẩu ghi trong chứng từ tín dụng “vận đơnngười gom hàng đã được chấp nhận”.

Vận đơn thực của người chuyên chở: Người chuyên chở thực sau khi nhậncontainer hàng từ người gom hàng sẽ ký cấp phát vận đơn cho người gom hàngtheo phương pháp gửi hàng nguyên container (FCL FCL) Trên vận đơn, người gửihàng là người thu gom hàng Người nhận hàng là đại diện hoặc đại lý của ngườigom hàng tại cảng đích

3.6 Trách nhiệm của người chuyên chở container đối với hàng hóa

3.6.1 Phạm vi trách nhiệm của người chuyển chở

Người chuyên chở container có trách nhiệm "từ bãi container đến bãicontainer", điều này phù hợp với trách nhiệm của người vận chuyển trong quy tắcHamburg năm 1978 Đối với The Hague, trách nhiệm của người vận chuyển bắtđầu khi cần cẩu bốc hàng tại cảng đi và kết thúc khi cẩu rời hàng tại cảng đến”, ởđây trách nhiệm của người vận chuyển container rộng hơn

3.6.2 Điều khoản "không biết tình trạng hàng xếp trong container"

Khi vận chuyển hàng nguyên container (điều kiện FCL FCL), thì người gửihàng tự đóng hàng, chất xếp hàng, chèn lót hàng trong container sau đó giaocontainer đã được niêm phong, kẹp chì cho người vận chuyển để chở đi Vì vậy,

Ngày đăng: 23/12/2024, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w