Vai trò của quan hệ từ ở bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng chỉ mới bước đầu được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu lí thuyết về ngữ pháp dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng.. -
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Lan Anh
HẢI PHÒNG - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đào Thị Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp, đề tài “Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
của quan hệ từ trong “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng” là kết quả của quá trình học
tập và nghiên cứu của học viên Đào Thị Thủy tại trường Đại học Hải Phòng Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS TS Lê Thị Lan Anh - người đã giúp đỡ tôi rất tận tình, nghiêm túc trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Hải Phòng, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng Quản lí khoa học và đào tạo sau đại học trường Đại học Hải Phòng
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Đào Thị Thủy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1 Một số vấn đề về ngữ pháp chức năng và vấn đề ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng 8
1.1.1 Khái quát về ngữ pháp chức năng 8
1.1.2 Khái quát về ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng 9
1.2 Một số vấn đề cơ bản về từ loại tiếng Việt 17
1.2.1 Khái niệm từ loại 17
1.2.2 Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt 17
1.2.3 Hệ thống từ loại tiếng Việt 20
1.2.4 Hiện tượng chuyển loại từ 20
1.3 Một số vấn đề về quan hệ từ và vai trò của quan hệ từ trong tiếng Việt21 1.3.1 Khái quát về quan hệ từ trong tiếng Việt 21
1.3.2 Khái quát về vai trò của quan hệ từ trong tiếng Việt 25
1.4 Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ NGỮ PHÁP CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG “BỈ VỎ” CỦA NGUYÊN HỒNG 27
2.1 Khảo sát và xác lập danh sách quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng 27
2.1.1 Khảo sát các quan hệ từ trong một số giáo trình ngữ pháp 27
2.1.2 Kết quả khảo sát quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng 28
Trang 62.2 Vai trò nối kết các kết cấu ngữ pháp của quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ
vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng 36
2.1.1 Nối kết trong cụm từ 36
2.1.2 Nối kết trong câu 40
2.1.3 Nối kết trong đoạn văn 41
2.1.4 Nối kết trong văn bản 42
2.3 Vai trò của quan hệ từ trong việc đảm nhận và đánh dấu các chức năng cú pháp 43
2.3.1 Vai trò của quan hệ từ trong việc đảm nhận chức năng cú pháp 43
2.3.2 Vai trò của quan hệ từ trong việc đánh dấu các chức năng cú pháp 45
2.4 Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG TÁC PHẨM “BỈ VỎ” CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG 52
3.1 Vai trò ngữ nghĩa của quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng 52
3.1.1 Vai trò của quan hệ từ đối với nghĩa miêu tả 52
3.1.2 Vai trò của quan hệ từ đối với nghĩa tình thái 60
3.2 Vai trò ngữ dụng của quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng 64
3.2.1 Vai trò của quan hệ từ trong lập luận 64
3.2.2 Vai trò của quan hệ từ trong cấu trúc đề - thuyết 69
3.3 Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC
Trang 8Bảng thống kê về quan hệ từ đơn xuất hiện trong tác
phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng Bảng thống kê
về quan hệ từ đơn xuất hiện trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của
nhà văn Nguyên Hồng
28
2.2 Bảng thống kê các quan hệ từ cặp xuất hiện trong tiểu
thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
2.5 Quan hệ từ nối kết đoạn văn với đoạn văn trong tác
phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
43
2.6 Khảo sát quan hệ từ đánh dấu trạng ngữ trong tác phẩm
“Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
45
2.7
Khảo sát quan hệ từ đánh dấu bổ ngữ trong tác phẩm “Bỉ
vỏ” nhà văn Nguyên Hồng
khảo sát quan hệ từ đánh dấu bổ ngữ trong tác phẩm “Bỉ
vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
48
2.8 Tổng hợp quan hệ từ đánh dấu định ngữ trong tác phẩm
“Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
Trang 91.2 Quan hệ từ là một từ loại của lớp hư từ trong tiếng Việt Quan hệ
từ chiếm một số lượng không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao và có tác dụng quan trọng về cú pháp Tuy nhiên, trong ngữ pháp truyền thống, vai trò của quan hệ từ chỉ chủ yếu chỉ được nhìn nhận ở bình diện ngữ pháp Vai trò của quan hệ từ ở bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng chỉ mới bước đầu được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu lí thuyết về ngữ pháp dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng Thực tế cho thấy, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu vai trò ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của quan hệ từ trong một tác phẩm cụ thể
1.3 “Bỉ vỏ” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Hồng, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng chủ yếu dưới góc độ văn học Việc khai thác “Bỉ vỏ” dưới góc độ ngôn ngữ còn chưa được quan tâm đúng mức Đặc biệt là việc khai thác hệ thống các quan hệ từ trong tác phẩm dưới
góc nhìn của lí thuyết ba bình diện dường như còn bị "bỏ ngỏ" Cho đến nay,
chưa có công trình nào khảo sát riêng biệt về quan hệ từ
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: "Vai trò ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của quan hệ từ trong “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng"
cho luận văn của mình
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan hệ từ
2.1.1 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ trong ngữ pháp truyền thống
Kết quả khảo sát sơ bộ về quan hệ từ trong ngữ pháp truyền thống cho
Trang 10thấy chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt về quan hệ từ Quan hệ từ chủ yếu được bàn đến trong các chuyên khảo về ngữ pháp tiếng Việt (phần từ loại) hoặc các công trình nghiên cứu về từ loại tiếng Việt như:
- Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp
tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
- Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
- Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
- Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia
2.1.2 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ trong ngữ pháp chức năng
Thực tế cho thấy, gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về hư từ nói chung, quan hệ từ nói riêng dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng (cả dưới góc độ lí thuyết và vận dụng lí thuyết) Theo hướng nghiên cứu này, hư
từ (trong đó có quan hệ từ) đã bước đầu được xem xét về mặt nghĩa học và dụng học Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu sau đây:
- Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt - Từ
loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
Trang 11- Bùi Minh Toán (2017), Hư từ tiếng Việt trên các bình diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
Bên cạnh hai tài liệu có tính định hướng về lí luận, một số khóa luận, luận văn thạc sĩ và một số công trình gần đây cũng đã ứng dụng những lí thuyết ba bình diện vào nghiên cứu các quan hệ từ (một cách riêng biệt) hoặc quan hệ từ (trong mối quan hệ với các từ loại thuộc nhóm hư từ, trong mối quan hệ với các từ có bản chất đa từ loại) Có thể kể một số công trình tiêu biểu như:
- Lê Thị Lan Anh (2014), Câu quan hệ tiếng Việt dưới góc nhìn của
ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
- Đoàn Diệu Anh (2018), Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của
các quan hệ từ “vì, do, bởi, tại” trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm Hà Nội
- Bùi Thanh Hoa (2016), Về ý nghĩa của nhóm hư từ chỉ quan hệ liên
hợp, bổ sung trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, 4/2016
- Bùi Thanh Hoa (2016), Nhóm hư từ mang ý nghĩa mục đích trong
tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, 5/2016
- Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Các hư từ và, với, cùng trên ba
bình diện kết học - nghĩa học - dụng học, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
ngôn ngữ, Đại học Sư phạm, Hà Nội
- Bùi Minh Toán (2015), Hư từ tiếng Việt: bức tranh thu nhỏ trong
truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao”, Tạp chí Ngôn ngữ, 10/2015
- Tuy nhiên, theo hướng nghiên cứu này, cho đến nay, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu vai trò ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của quan hệ từ trong một tác phẩm cụ thể để thông qua đó thấy được bức tranh tổng quát về việc sử dụng hư từ trong một tác phẩm
Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi vừa kế thừa các kết quả của người đi trước nhưng đồng thời có những đóng góp mới
Trang 122.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác phẩm “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng
“Bỉ vỏ”là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyên Hồng và cũng là
một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán “Bỉ vỏ” được đánh giá là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội như nhân vật chính Tám Bính, Năm Sài Gòn Họ phải dời bỏ làng quê đi tha hương cầu thực, tranh giành miếng sống giữa chốn phồn hoa đô thị nhốn nháo Cuộc sống khốn cùng đã khiến những chàng trai quê bị tha hóa thành những tên lưu manh, những anh chị giết người không ghê tay như Năm Sài Gòn, Ba Bay và đồng bọn Và những người con gái chân chất, thật thà, trong trắng như Bính, Hai Liên… chỉ vì hoàn cảnh xô đẩy đã bị tha hóa trở thành gái điếm, trộm cắp,… Trong một góc thành thị ở Hải Phòng mà biết bao kẻ bị biến chất như vợ chồng Tư Khuyên, vợ chồng Tám Bính, rồi những Hai Liên, Ba Bay, Chín Hiếc,… Kẻ sau dữ dằn hơn kẻ trước Song cho dù hoàn cảnh, môi trường sống nghiệt ngã, chông gai đã đẩy nhân vật chính Tám Bính đến con đường tha hóa phải sống bằng lừa đảo, bằng tội ác, bằng máu và nước mắt của đồng loại nhưng
ta vẫn thấy Tám Bính là một cô gái xinh đẹp, có nhiều đức tính đáng quý: cô không lẳng lơ, không lười biếng, không buông thả Ta vẫn cảm nhận được những dằn vặt, cắn dứt trong lương tâm nhân vật Bính Tâm trạng day dứt, trăn trở của Bính là cách bộc lộ quan niệm của nhà văn Nguyên Hồng luôn nhiệt tình, cảm thông sâu sắc và có quan niệm tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và những khát vọng tình cảm của người phụ nữ lao động Tác phẩm
“Bỉ vỏ” không chỉ có ý nghĩa là một giải thưởng văn chương danh giá của
“Tự lực văn đoàn, 1937”, mà điều quan trọng tác phẩm đã xác lập vị trí, uy
tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại Vì những lí do trên mà tiểu thuyết “Bỉ vỏ”cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như:
- Lê Hải Anh, Cảm quan công giáo của Nguyên Hồng qua “Bỉ vỏ”,
Trang 13tạp chí văn học nghệ thuật số 395, tháng 5/ 2017
- Nguyễn Thị Phương Huyền (2017), Cảm quan hiện thực và con
người trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng, Khóa luận Tốt nghiệp
ĐHSP Hà Nội 2
- Nguyễn Thị Linh (2016), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Bỉ
vỏ” của Nguyên Hồng, Khóa luận Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2
- Hoàng Thị Thơ (2015), Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Bỉ
vỏ” của Nguyên Hồng, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Bỉ vỏ” chủ yếu
đi vào tìm hiểu dưới góc độ văn học Nghiên cứu tác phẩm “Bỉ vỏ”dưới góc
độ ngôn ngữ nói chung dường như còn là “khoảng trống”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các quan hệ từ trong tác phẩm "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng theo hướng nghiên cứu của ngữ pháp chức năng Thông qua đó, có thể giúp người đọc hiểu biết phần nào về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của nhà văn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tập trung nghiên cứu các vấn đề lí thuyết liên quan (lí thuyết về ba bình diện, lí thuyết về từ loại)
- Khảo sát các quan hệ từ xuất hiện trong tác phẩm "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng
- Làm rõ đặc điểm kết học, nghĩa học, dụng học của các quan hệ từ này trong phạm vi khảo sát
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quan hệ
Trang 14từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ nói chung và các quan hệ từ trong tác phẩm văn học nói riêng có thể được khai thác dưới nhiều góc nhìn, nhiều lí thuyết khác nhau Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, tập trung làm rõ vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng trong tác phẩm
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này dùng để tập
hợp ngữ liệu và phân loại các quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
- Phương pháp miêu tả: phương pháp này dùng để làm rõ vai trò ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của các quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này
được dùng để phân tích vai trò nối kết các kết cấu ngữ pháp của quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng thủ pháp so sánh
để thấy được vai trò của các quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng trên các phương diện khác nhau
6 Đóng góp của luận văn
Trang 15xem xét chúng dưới góc độ của ngữ pháp truyền thống
6.2 Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp người đọc nắm chắc được bản chất từ loại, đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của quan hệ từ và biết cách sử dụng chúng một cách hợp lí trong giao tiếp, giúp cho câu văn trở nên chặt chẽ, mạch lạc hơn Do vậy, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm đến từ loại tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung theo lí thuyết ba bình diện
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Vai trò ngữ pháp của quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
Chương 3: Vai trò ngữ nghĩa, ngữ dụng của quan hệ từ trong tác phẩm
“Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số vấn đề về ngữ pháp chức năng và vấn đề ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
1.1.1 Khái quát về ngữ pháp chức năng
Trước đây, với ngữ pháp học truyền thống, “ngôn ngữ được xem là
một đối tượng trừu tượng, gồm tập hợp các câu, và ngữ pháp được hiểu như
là cố gắng để đặc trưng hóa đối tượng này dưới dạng các quy tắc hình thức
cú pháp độc lập với nghĩa và cách sử dụng” [S.C.Dik(2005) Ngữ pháp chức
năng (Bản dịch của nhóm tác giả: Nguyễn Vân Phổ, Trần Thuỷ Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong), Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, [tr.13] Hệ luận là, với cách tiếp cận hình thức, ngữ pháp được xem là các quy tắc nội tại của ngôn ngữ, “võ đoán” với nghĩa và cách sử dụng
Để khắc phục những bất cập đó, ngữ pháp chức năng ra đời Với cách tiếp cận chức năng, ngôn ngữ được xem như công cụ tương tác xã hội, với mục đích tối hậu là thiết lập mối quan hệ giữa người với người để tổ chức xã hội Những người theo quan điểm chức năng tự đặt cho mình nhiệm vụ hàng đầu là khám phá tính chất công cụ của ngôn ngữ như ở dạng nó được sử dụng trong giao tiếp Họ ưu tiên chức năng giao tiếp và cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như là các phương tiện để biểu nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp
Theo đường hướng chung này, các nhà ngữ pháp chức năng đã đề xuất những quan điểm riêng của mình Phải kể đến các tác giả tiêu biểu như L.Tesnière với lí thuyết diễn trị (valence); C.Fillmore với lí thuyết về hình thái cách (case forms), Van Valin với lí thuyết ngữ pháp vai và quy chiếu (Role and Reference grammar); S.C Dik với lí thuyết vị từ - tham thể,
Trang 17Halliday với lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống …Tuy nhiên trong số này, S.C Dik và M.A K Halliday được coi là hai đại diện tiêu biểu và cũng
là hai tác giả có tác động và ảnh hưởng lớn đến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ theo đường hướng ngữ pháp chức năng ở Việt Nam
Quan niệm của Dik và Halliday dù có những điểm khác nhau nhưng tựu trung lại, cả hai ông đều quan niệm: ngữ pháp chức năng là một lí thuyết
và một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một công cụ thực hiện sự tương tác xã hội giữa người với người Ngữ pháp chức năng đã tỏ rõ ưu thế so với ngữ pháp hình thức khi không chỉ chú ý đến mặt hình thức mà còn chú ý đến mặt chức năng của ngôn ngữ Với ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngôn ngữ đã được xem xét trên cả ba bình diện vừa độc lập vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Ngữ pháp chức năng đã nhanh chóng được các nhà ngôn ngữ học vận dụng vào nghiên cứu các hiện tượng, đơn vị ngôn ngữ cụ thể
1.1.2 Khái quát về ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Để có được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay, ngôn ngữ học
đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, liên tục và vô cùng mạnh mẽ Nếu như trước đây, ngành khoa học này chỉ nghiên cứu các đơn vị của ngôn ngữ ở bình diện ngữ pháp mà cụ thể là mới chỉ chỉ ra được mối quan hệ giữa các tín hiệu với nhau trong hệ thống ngôn ngữ thì vào nửa giữa của thế kỉ XX, ngữ pháp hiện đại đã có thêm những khám phá tiến bộ và vô cùng thú vị Ở đó, người ta đã chỉ ra được mối quan hệ qua lại, ràng buộc, chi phối lẫn nhau giữa các bình diện ngôn ngữ: bình diện kết học, nghĩa học, dụng học
Người đưa ra những lí thuyết ban đầu về mô hình ba bình diện là Ch Morris (1938) Quan điểm của ông như sau:
Kết học (syntactics) (hay cú pháp như đã quen dùng đối với hệ thống
kí hiệu ngôn ngữ): nghiên cứu các kí hiệu trong mối quan hệ kết hợp với các
kí hiệu khác
Trang 18Nghĩa học (simantics): nghiên cứu các kí hiệu trong những mối quan
hệ với các sự vật ở bên ngoài hệ thống kí hiệu
Dụng học (pragmatics): nghiên cứu kí hiệu trong những mối quan hệ
Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng đây là bình diện nghiên cứu mặt hình thức của ngôn ngữ Ở bình diện này, những vấn đề thường được quan tâm nghiên cứu là các quy tắc, cách thức liên kết các từ thành cụm từ (cú pháp cụm từ) và thành các câu (cú pháp câu)
Cú pháp cụm từ: nghiên cứu tổ chức hình thức của từ theo quan hệ cú
pháp: quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị, quan hệ chính phụ
Cú pháp câu: nghiên cứu cách tổ chức của các kiểu câu khác nhau trong
một ngôn ngữ cụ thể, nó thuộc về cấu trúc nội tại của hệ thống ngôn ngữ Cú pháp câu tập trung vào hai vấn đề chính: các thành phần câu và các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp Cấu trúc cú pháp sẽ phân biệt với cấu trúc nghĩa biểu hiện trên bình diện nghĩa và cấu trúc đề thuyết trên bình diện ngữ dụng
Tóm lại, bình diện ngữ pháp là bình diện quan trọng Nó cho ta biết
Trang 19mặt hình thức của ngôn ngữ
1.1.2.2 Bình diện nghĩa học
Trong ngôn ngữ học hiện đại bình diện nghĩa học của từ được đặc biệt quan tâm Nghiên cứu bình diện nghĩa học, người ta đã chú ý tới hai thành phần nghĩa cơ bản: nghĩa biểu hiện (còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật, nghĩa mệnh đề, nghĩa quan niệm) và nghĩa tình thái của câu
a Nghĩa tình thái
Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa vô cùng phức tạp Chính sự phức tạp này đã dẫn đến rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chúng Nhìn chung, các định nghĩa đều đề cập tới quan hệ giữa thực tế được phản ánh với người phát ngôn và nội dung được miêu tả trong phát ngôn Trong các định nghĩa, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan niệm của tác giả Nguyễn Văn
Hiệp về nghĩa tình thái: “Phạm trù ngữ nghĩa này bao gồm những quan
điểm, thái độ khác nhau của người nói, được biểu hiện như là những thông tin kèm theo, có tác dụng định tính cho nội dung được miêu tả trong câu, xét trong mối quan hệ với người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp” [32, tr.84]
Không chỉ có các quan niệm khác nhau về nghĩa tình thái mà trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, ta thấy cũng xuất hiện những ý kiến không đồng nhất về cách phân loại loại nghĩa này Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đồng tình với cách phân loại của tác giả Nguyễn Thị Lương trong cuốn
Câu tiếng Việt (2013) Theo tác giả, có bốn loại nghĩa tình thái thường gặp
sau đây:
- Tình thái khách quan: nêu nhận xét, đánh giá về sự việc được phản
ánh trong câu nhưng ở góc độ khách quan (có thể kiểm tra tính đúng / sai của sự đánh giá)
Ví dụ:
Đúng là có chuyện đó (khẳng định)
Tôi đâu có đến muộn (phủ định bác bỏ)
Trang 20- Tình thái chủ quan: thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối
với sự việc được nêu trong câu Đây là loại tình thái phong phú về ý nghĩa,
đa dạng về phương tiện biểu hiện
- Tình thái của hành động nói
Hành động nói là một hoạt động nói năng, được thực hiện bằng cách nói ra câu nói biểu thị mục đích / ý định của người nói [16, tr.180] Do được
dùng để thể hiện thái độ, mục đích, ý định của người nói nên hành động nói chính là một loại ý nghĩa của câu - ý nghĩa tình thái
Ví dụ:
Tôi nhất định không lùi bước trước khó khăn (hành động khẳng định) Tôi có nói điều đó đâu (hành động phủ định - bác bỏ)
- Tình thái liên cá nhân: thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ giữa
người nói với người nghe Nó thường được thể hiện qua cách dùng các đại
từ nhân xưng, các từ hô gọi và các tình thái từ…
Trang 21hiện của câu
b Nghĩa miêu tả
* Khái niệm nghĩa miêu tả
Nghĩa miêu tả còn được gọi là nghĩa sự vật, nghĩa biểu hiện, nghĩa
mệnh đề [16, tr.149]
Câu là đơn vị cơ bản và tối thiểu có thể sử dụng vào việc giao tiếp Thường khi hiện thực hóa một câu, người nói muốn trao đổi hoặc truyền đạt đến người nghe một thông tin nào đó về một sự vật, sự việc, hiện tượng (gọi
là sự tình hay sự thể) đang diễn ra trong thực tế khách quan bên ngoài ngôn ngữ Lúc này, sự việc hoặc hình ảnh của sự việc ấy trở thành nghĩa biểu hiện của câu diễn đạt nó Do đó, nghĩa biểu hiện của câu có thể được hiểu là thành phần nghĩa phản ánh vật, việc, hiện tượng nào đó của hiện thực Sự phản ánh này là sự phản ánh thông qua quá trình nhận thức của con người và
sự chi phối của logic Tác giả Nguyễn Thị Lương cho rằng: “Nghĩa miêu tả
của câu là một phần nghĩa tạo nên nội dung của thông tin là các vật, việc,
hiện tượng (gọi chung là sự việc hay sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào câu – một trong những đơn vị của ngôn ngữ.” [39, tr.149]
* Cấu trúc nghĩa miêu tả
Cấu trúc nghĩa miêu tả của câu là cấu trúc nghĩa của sự việc được phản ánh vào câu gồm nội dung sự tình và các yếu tố tham gia vào sự tình
Nội dung của sự tình có thể là một đặc trưng hay quan hệ có tính động hoặc tính tĩnh làm thành cái cốt lõi của sự tình Các nhà ngữ pháp chức năng
thường gọi yếu tố này là vị tố (vị từ) Ở trong câu, nó thường được diễn đạt
bằng động từ, tính từ, từ chỉ quan hệ không dùng độc lập hoặc danh từ
Ví dụ:
Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong (vị tố là động từ)
Đó là một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh (vị tố là từ chỉ quan
hệ không dùng độc lập)
Trang 22Bên cạnh vị tố, còn có các yếu tố tham gia vào sự tình với một chức
năng nghĩa nhất định được gọi là các vai nghĩa Các vai nghĩa thường được
phân biệt thành hai loại là tham thể bắt buộc (tham thể cơ sở, diễn tố, tham
thể, tham tố) và tham thể mở rộng (cảnh huống, chu tố,chu cảnh)
Tham thể bắt buộc và cấu trúc vị tố - tham thể
Tham thể bắt buộc là những vai nghĩa xuất hiện trong sự tình do sự đòi hỏi, ấn định trực tiếp của vị tố Mỗi vị tố cụ thể sẽ quy định số lượng và các chức năng nghĩa khác nhau của các tham thể đi cùng với nó tạo nên một
sự tình nhất định Chính vì vậy, sự có mặt của các tham thể bắt buộc sẽ xác định bản chất của từng loại vị tố và từng loại sự tình cụ thể Nếu thay đổi số lượng tham thể bắt buộc và chức năng nghĩa của chúng, ta sẽ có một sự tình khác và một vị tố khác
Vị tố cùng các tham thể bắt buộc sẽ làm thành cấu trúc vị tố - tham thể (cấu trúc nòng cốt của các sự tình) Khi sự tình được phản ánh vào trong câu, nó sẽ trở thành phần cốt lõi trong cấu trúc nghĩa biểu hiện
Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy các loại hình sự tình khác nhau sẽ
có cấu trúc vị tố - tham thể khác nhau Mỗi loại sự tình trong hiện thực được đặc trưng bởi một cấu trúc vị tố - tham thể nhất định Chúng khác nhau về các đặc trưng / quan hệ cũng như về số lượng và các kiểu loại tham thể
Trong các sự tình nêu đặc trưng, ta thường gặp một số tham thể là:
động thể, đương thể, cảm thể, phát ngôn thể, đích thể, tiếp thể…
Trang 23Ví dụ:
Họ đến đây lúc năm giờ chiều
Ta thấy, việc tồn tại của tham thể mở rộng thời gian “lúc năm giờ
chiều” giúp chúng ta xác định được thời điểm mà hành động của các nhân
vật diễn ra
Xuất hiện trong sự tình, không do sự chi phối trực tiếp của vị tố nhưng các tham thể mở rộng cũng không hoàn toàn không liên quan tới chúng Tham thể mở rộng phải được vị tố chấp nhận Ta không thể ghép nó vào bất
kì loại sự tình nào một cách tùy tiện Một số nhóm chu cảnh thường gặp trong sự tình là: không gian (vị trí, hướng, điểm đến), thời gian (thời điểm,
thời hạn, tần số), phương tiện, cách thức, nguyên nhân, hệ quả, mục đích
điều kiện, vai diễn, mức độ, khoảng cách…
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu một cách khái quát nhất bình diện ngữ nghĩa của câu với hai vấn đề cơ bản là nghĩa tình thái và nghĩa biểu hiện Trong câu, các thành phần nghĩa này không tồn tại một cách riêng rẽ mà phối hợp, bổ sung cho nhau tạo nên bình diện ngữ nghĩa của câu
1.1.2.3 Bình diện dụng học
Bình diện ngữ dụng là bình diện của mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ với người sử dụng Ở bình diện này, đối tượng xem xét là câu trong hoạt động giao tiếp, tức là câu với tư cách là một thông điệp
Nguyễn Thị Lương cho rằng: “Bình diện này nghiên cứu mối quan hệ
giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử dụng trong tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu - phát ngôn trong tình huống cụ thể đó” [39, tr.24]
Khi xem xét các vấn đề dụng học, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến nhiều vấn đề như: cấu trúc thông tin (cấu trúc tin cũ, tin mới; cấu trúc đề thuyết); chiếu vật, chỉ xuất; hành động ngôn ngữ; lập luận, nghĩa ngữ dụng của câu…Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày 2 vấn đề làm cơ
Trang 24sở cho việc triển khai đề tài của chúng tôi là lập luận và cấu trúc đề thuyết:
- Lí thuyết lập luận: lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn đến một
kết luận nào đó Để làm được điều này, theo Đỗ Hữu Châu, người nói phải
sử dụng những chỉ dẫn lập luận: các tác tử lập luận và các kết tử lập luận Một lập luận thường có hai thành phần: luận cứ và kết luận Các luận cứ trong lập luận có thể nối kết với nhau theo quan hệ đồng hướng hoặc nghịch hướng với kết luận tạo nên lập luận đồng hướng và lập luận nghịch hướng
- Cấu trúc đề thuyết:
Phần đông các nhà Việt ngữ học quan niệm cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc thông báo của câu, nó thuộc về lĩnh vực phân đoạn thực tại câu Cấu trúc này tồn tại song song cùng cấu trúc chủ - vị vì đây là hai cấu trúc thuộc hai bình diện khác nhau (cấu trúc chủ - vị thuộc bình diện ngữ pháp, cấu trúc
đề - thuyết thuộc bình diện dụng học) Trong cấu trúc đề - thuyết, đề là phần
từ ngữ được chọn làm xuất phát điểm cho câu nói Phần câu còn lại được dùng để phát triển phần đề (giải thích cho vật, việc, hiện tượng nêu ở phần đề) được gọi là thuyết Nghiên cứu cấu trúc đề - thuyết, các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm đến việc phân loại đề Tuy còn nhiều cách phân loại đề khác nhau nhưng thực hiện đề tài này chúng tôi quan tâm đến cách phân loại
đề được tác giả Diệp Quang Ban ứng dụng trong nghiên cứu câu tiếng Việt
Diệp Quang Ban cũng phân biệt ba loại đề trong câu: đề - đề tài, đề tình
thái, đề văn bản Trên thực tế, có những câu chỉ có một loại đề thì đó là đề đơn Trường hợp khác, các loại đề có thể cùng tồn tại trong một câu làm
thành một bội đề
* Mối quan hệ giữa ba bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa và ngữ dụng
Như chúng ta đã biết, ngữ pháp chức năng là một khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại chủ trương nghiên cứu ngôn ngữ trên cả ba bình diện ngữ nghĩa - ngữ pháp và ngữ dụng Tuy nhiên, với ngữ pháp chức năng, ba bình diện này không được nghiên cứu độc lập, tách biệt nhau mà chúng được
Trang 25nhìn nhận trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau Tuy nhiên, trên thực tế, ba bình diện này chỉ có quan hệ với nhau chứ không hoàn toàn đồng nhất và không có sự tương ứng một đối một với nhau bởi vì chúng thuộc về ba bình diện khác nhau Chính vì thế, chỉ khi được soi chiếu ba bình diện trong mối quan hệ tương hỗ thì chức năng của từ khi tham gia hoạt động giao tiếp mới được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện nhất Vì vậy, khi nghiên cứu thì không được xem xét một bình diện một cách riêng lẻ, tách biệt hoàn toàn khỏi các bình diện khác mà phải đồng thời phải xem xét chúng trên ba bình diện vừa độc lập, vừa tương tác này
1.2 Một số vấn đề cơ bản về từ loại tiếng Việt
1.2.1 Khái niệm từ loại
Mỗi một ngôn ngữ đều có một hệ thống từ loại riêng biệt và vô cùng phong phú Tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ Khái niệm về từ loại được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam định nghĩa như sau:
Lê Biên quan niệm: “Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ
cụ thể thành những loại, những hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp
Sự quy loại của một lớp từ nào đó vào một loại từ nhất định được xác định bởi những đặc trưng về ngữ pháp, về hoạt động ngữ pháp của nó trong việc thực hiện một chức năng cú pháp nhất định” [8, tr.8]
Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại cho rằng:
“Từ loại là lớp từ có cũng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu” [26, tr.23]
Như vậy, có thể hiểu, từ loại là lớp các từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau
1.2.2 Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt Nhưng có một quan điểm khá thống nhất là khi phân định từ loại, có thể dựa vào một tập hợp các tiêu chí sau:
Trang 26a Dựa vào nghĩa khái quát của lớp từ
Là ý nghĩa phạm trù, có tính chất khái quát cao Nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể có mặt trong thực tại, được người Việt nhận thức, phản ánh qua các khái niệm Thực chất nói đến nghĩa khái quát của từ cũng là nói đến một loại ý nghĩa ngữ pháp Phân định
từ loại, không thể căn cứ vào ý nghĩa từ vựng của từ, bởi vì nghĩa từ vựng cụ thể của từng loại sẽ làm mờ đi sự đồng nhất của các từ và nổi rõ lên nét nghĩa loại biệt, đối lập giữa các từ Bức tranh phân loại, do đó, sẽ vô cùng rườm rà, phức tạp mà thiếu bao quát Và trong đó không tìm thấy lớp hư từ (lớp từ không có nghĩa từ vựng chân thực), một bộ phận chiếm số lượng từ không nhỏ, lại có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với từ và ngữ pháp tiếng Việt
Có thể thấy, tiêu chí “ý nghĩa khái quát” là một tiêu chí quan trọng để phân định từ loại Căn cứ vào tiêu chí này chúng ta có thể phân loại từ thành các từ loại khác nhau Ví dụ: tất cả các từ có ý nghĩa sự vật và sự vật tính
(quần, áo, hoa, lá,…) được tập hợp thành từ loại danh từ
b Dựa vào khả năng kết hợp
Xem xét, đánh giá khả năng kết hợp của từ là việc phân tích mối quan
hệ của từ với các thành tố xung quanh nó Từ mối quan hệ này, chúng ra xem xét từ đang xét có thể đảm nhận vai trò ngữ pháp làm thành tố chính hay thành tố phụ trong câu, nó có thể kết hợp với những từ nào, có thể thay thế và bị thay thế ra sao trong những bối cảnh ngôn ngữ nhất định do chính
từ tạo ra Qua việc phân tích trên, chúng ta có thể sắp xếp từ vào một lớp từ loại nhất định
Cụ thể cho vấn đề nêu ở trên có thể thấy rằng, lớp từ có khả năng làm trung tâm của tổ hợp là thực từ Sau đó, chúng ta dựa vào sự chi phối của từ giữ vai trò trung tâm để nhận diện các từ ở vị trí thành tố phụ và có thể dựa vào khả năng kết hợp của các từ làm thành tố phụ để xác định xem các từ
Trang 27trung tâm thuộc từ loại gì và chúng ta cũng có thể dựa vào đặc điểm của lớp
từ làm thành tố phụ này để nhận ra đặc điểm của lớp từ làm thành tố phụ khác trong một tổ hợp đang xét
Trong những tiêu chí dùng để phân định từ loại nói trên thì có thể nói khả năng kết hợp chính là một đặc trưng chủ yếu về ngữ pháp, có vai trò quyết định trong việc phân định từ loại tiếng Việt
c Dựa vào chức vụ cú pháp
Đặc tính ngữ pháp của từ còn được thể hiện ở khả năng cấu tạo câu của từ Ta thấy rằng trong một hoạt động ngôn ngữ, trong cấu trúc của mỗi phát ngôn, các từ thường đảm nhiệm những chức năng ngữ pháp rõ ràng, riêng biệt Việc phân tích cụ thể chức vụ cú pháp của từ trong câu sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn đặc điểm ngữ pháp, bản chất từ loại của một lớp từ nào đó Mỗi từ loại (nhất là các từ loại cơ bản) có khả năng đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau ở cấu trúc câu Nói một cách khác, một chức vụ cú pháp cụ thể có thể do những từ thuộc các từ loại khác nhau đảm nhiệm
Trong “chùm chức năng” mà mỗi từ loại có thể đảm nhiệm, xem xét
và lựa chọn chức vụ cú pháp nào có tác dụng làm rõ đặc tính ngữ pháp của
từ và giúp cho việc phân biệt phạm trù từ loại này với phạm trù từ loại khác Chẳng hạn cả danh từ, động từ, tính từ đều có khả năng làm vị ngữ Nhưng điểm khác biệt giữa chúng là động từ, tính từ có khả năng làm vị ngữ trực tiếp, còn danh từ thì không có khả năng này
Chức vụ cú pháp cũng là một tiêu chí quan trọng để nhận diện từ loại Tuy nhiên, khi phân định từ loại, cần kết hợp đặc điểm này với đặc điểm ngữ pháp khác để tìm ra bản chất ngữ pháp của từ
Điều quan trọng nhất khi phân định từ loại của một từ tiếng Việt thì ta cần đặt từ đang xem xét vào hoàn cảnh cụ thể kết hợp với những tiêu chí đã được nêu ở trên để có sự phân định hợp lí, đầy đủ và thuyết phục nhất
Trang 281.2.3 Hệ thống từ loại tiếng Việt
Trong khoa học nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có rất nhiều quan điểm khác nhau để phân chia hệ thống từ loại Chúng ta có thể điểm qua một vài quan điểm của các tác giả như sau:
Lê Biên lại cho rằng có 9 loại trong hệ thống từ loại tiếng Việt Đó là: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ (thuộc nhóm thực từ) và phụ từ, quan
hệ từ, tình thái từ, thán từ (thuộc nhóm hư từ)
Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (2013) thì chia hệ
thống từ loại tiếng Việt thành 10 loại như sau: danh từ, động từ, tính từ, số
từ, đại từ, mạo từ, phó từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái, thán từ
Theo quan điểm của Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương thì từ loại tiếng Việt có các nhóm sau: danh từ, động từ, số từ, tính từ, đại từ, phụ từ (phó từ, từ kèm), quan hệ từ, tình thái từ
Có rất nhiều ý kiến khác của các tác giả về vấn đề này Tuy nhiên, mỗi tác giả lại căn cứ vào những tiêu chí phân loại khác nhau để đưa ra quan niệm của mình Qua khảo sát những nghiên cứu gần đây của các tác giả, chúng tôi thấy rằng, xét về mặt ngữ pháp, cách phân chia sau đây nhận được
sự đồng tình của các nhà nghiên cứu hơn cả Hệ thống từ loại tiếng Việt được sắp xếp thành các nhóm theo bảng phân loại sau:
Bảng 1.1 Hệ thống từ loại tiếng Việt
Quan
hệ từ (kết từ)
Tình thái
từ (trợ từ, thán từ)
1.2.4 Hiện tượng chuyển loại từ
Từ trong tiếng Việt không có hình thức ngữ âm riêng cho từng từ loại, cũng không biến đổi hình thức ngữ âm để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp
Trang 29khác nhau và quan hệ ngữ pháp khác nhau Do đó có nhiều trường hợp vẫn cùng một hình thức ngữ âm nhưng khi thì mang những đặc điểm ngữ pháp của từ loại (tiểu loại) này, khi thì mang các đặc điểm ngữ pháp của từ loại (tiểu loại) khác Hiện tượng đó được gọi là sự chuyển loại của từ
Trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ cũng như trong thực tế sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, có thể diễn ra sự chuyển hóa của một thực từ sang hư từ và có thể ngược lại
Sự chuyển loại có thể diễn ra giữa các từ loại và cả giữa các tiểu loại của một từ loại Khi có sự chuyển tiểu loại thì cũng diễn ra sự thay đổi cả ý nghĩa khái quát vŕ cả ở đặc điểm hình thức
Có những sự chuyển loại đã ổn định, được cả xã hội sử dụng và được ghi nhận trong từ điển theo hình thức một từ ngữ âm nhưng là nhiều từ loại khác nhau
Trái lại, có sự chuyển loại lâm thời diễn ra trong từng hoàn cảnh giao tiếp của mỗi cá nhân Nó chưa phổ biến trong xã hội và chưa được ghi nhận trong từ điển Mặc dù vậy, sự chuyển đổi đó vẫn phải diễn ra theo quy luật: chuyển đổi về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức kết hợp Hiện tượng chuyển loại của từ trong tiếng Việt là một hiện tượng phổ biến, hết sức đa dạng và thú vị
1.3 Một số vấn đề về quan hệ từ và vai trò của quan hệ từ trong tiếng Việt
1.3.1 Khái quát về quan hệ từ trong tiếng Việt
1.3.1.1 Đặc điểm của quan hệ từ
Quan hệ từ chiếm một số lượng từ không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao và có tác dụng quan trọng về cú pháp Quan hệ từ bao gồm những từ
như: và, với, cùng, của, bằng, ở tại, do bởi, vì, thì, mà, tuy, nhưng, song, dù,
mặc dầu, hay, hoặc, nếu, hễ, giá, như, không những… mà còn, cho, tuy…nhưng,…
Quan hệ từ là những hư từ, không có nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là những từ
có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy
Trang 30Quan hệ từ là những hư từ cú pháp Chúng không có khả năng làm thành tố (trung tâm hoặc thành tố phụ) trong cấu trúc một ngữ, mà chỉ có thể kết hợp với ngữ để dạng thức hóa một tổ hợp cú pháp, bổ sung cho cấu trúc ngữ Nói cách khác đi, quan hệ từ có chức năng diễn đạt quan hệ giữa thực
từ với thực từ Cho nên, quan hệ từ là phương tiện để nối kết các từ, các ngữ, các vế câu (thành phần câu)
Ví dụ:
- sách của thư viện
- đi bằng máy bay
Quan hệ giữa các từ “sách, thư viện; đi, máy bay” trong tổ hợp trên được xác lập nhờ quan hệ từ Quan hệ từ “của”, “bằng” đã làm rõ mối quan
hệ cú pháp chính phụ trong các tổ hợp trên, đồng thời chỉ rõ ý nghĩa của mối
quan hệ đó (“của” chỉ quan hệ sở thuộc, sở hữu; “bằng” diễn đạt quan hệ về
phương tiện, phương thức, ) Nhờ có quan hệ từ, các mối quan hệ trong các
tổ hợp cú pháp được bộc lộ rõ hơn So sánh:
Thơ của thiếu nhi
Thơ về thiếu nhi
Thơ cho thiếu nhi
với: Thơ thiếu nhi
Điều cần chú ý là, với chức năng nối kết, các quan hệ từ có thể tham gia vào các tổ hợp cú pháp có quan hệ ngữ pháp khác nhau, tổ hợp đó (có quan hệ từ) có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau, nhưng nét nghĩa quan hệ vẫn không thay đổi
Ví dụ:
1/ - Tôi mượn quyển sách của thầy Hà (của dẫn nhập định ngữ)
và - Quyển sách này của thầy Hà (của làm vị ngữ)
(cả hai tổ hợp cú pháp có quan hệ từ “của” vẫn biểu thị ý nghĩa quan hệ sở thuộc, sở hữu)
Trang 312/ - Chậu nước này để rửa tay (để làm vị ngữ)
và - Để học giỏi, chúng ta phải chăm chỉ (để dẫn nhập trạng ngữ)
(cả hai tổ hợp cú pháp có quan hệ từ “để” đều chỉ quan hệ mục đích, mặc dù chúng khác nhau về chức vụ cú pháp.)
1.3.1.2 Phân loại quan hệ từ
Quan hệ từ là lớp hư từ cú pháp, có hoạt động ngữ pháp rất đa dạng trong các tổ hợp cú pháp khác nhau Đó là những khó khăn cho việc chia từ loại quan hệ từ thành các tiểu loại Vì vậy, có một số giáo trình đã không chủ trương phân loại giáo trình
Tuy nhiên, trong một số giáo trình, các tác giả vẫn cố gắng đưa ra cách phân loại quan hệ từ Cách phân loại quan hệ từ phổ biến nhất là cách phân loại dựa vào quan hệ ngữ pháp mà quan hệ từ biểu thị Theo cách phân
loại này, người ta chia quan hệ từ thành hai loại: liên từ và giới từ Liên từ là những quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp đẳng lập như: và, với, nhưng,
song, mà, hay, hoặc…Giới từ là những quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp
chính phụ Đó là các quan hệ từ đơn như: của, bằng, để, cho, vì …hoặc các cặp quan hệ từ như: vì…nên, hễ…thì…
Bên cạnh cách phân loại dựa vào quan hệ ngữ pháp, còn có cách phân loại quan hệ từ dựa vào quan hệ ngữ nghĩa Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa, có thể chia quan hệ từ thành các tiểu loại như:
- Nhóm quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả (chỉ quan hệ nhân -
quả): gồm các hư từ như: vì, do, bởi, tại ….hoặc các cặp quan hệ từ như:
vì/do/bởi/ tại…nên
Ví dụ:
(1) Vì người ta hiểu rằng: Trai là một đứa xỏ xiên chỉ phá hoại trinh tiết
người đàn bà, còn kẻ theo nó phải là một con đĩ thõa vô cùng [tr.104]
- Nhóm quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ gồm các cặp quan hệ từ
như: tuy…nhưng, mặc dầu/dù…cũng
Trang 32Ví dụ:
(2) Tuy ngả lưng xuống giường, nhƣng Bính vẫn lắng tai nghe bên ngoài
chuyện trò và bàn tán [tr.157]
- Nhóm quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện - kết quả, gồm các cặp quan
hệ từ nhƣ: nếu…thì, giá mà…, miễn là…thì (mà)…
Ví dụ:
(3) Nếu chị không bằng lòng tôi, muốn bỏ tôi đi lấy người khác thì cứ nói
phăng ngay với tôi việc gì chị lại lừa dối tôi, giết tôi một cách từ từ độc ác như thế [tr.212]
(4) Hễ Bính chực nhấc tay lên thì người Bính lại càng run, trống ngực lại
càng đập mạnh, hình như đâu đấy có mấy người mật thám cầm xích lăm lăm
và người lính kia cũng giả vờ chờ Bính động túi là chộp ngay [tr.211]
(5) Giá người khác thì bị chết tự bao giờ, nhưng hình như số mệnh muốn
cho Năm sống mãi sự sống gian ác tàn bạo này nên cho Năm một sức khỏe
lạ thường, thêm một sự gan góc ít ai bì kịp [tr.140]
- Nhóm quan hệ từ thể hiện quan hệ mục đích gồm các quan hệ từ
nhƣ: để, cho, vì…hoặc các cặp quan hệ từ nhƣ: để… thì, cho….thì…
(8) Bằng sự lần hồi buôn bán tần tảo các chợ xa, rồi đây Bính sẽ nuôi
được đứa con sắp đẻ, sẽ nuôi Năm để Năm khỏi phải làm điều gian ác, dần
dà Bính trở về quê chuộc đứa con đầu lòng đầy ải kia, và giúp đỡ cha mẹ gây dựng cho anh em [tr.170]
(9) Với món tiền bán con Bính, bố mẹ Bính còn làm ăn sinh sôi nảy nở,
Trang 33trong khi Bính càng héo hắt trong lòng [tr.173]
1.3.2 Khái quát về vai trò của quan hệ từ trong tiếng Việt
Ngữ pháp truyền thống với chủ trương chỉ xem xét các đơn vị, yếu tố ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp, thường chỉ tập trung vai trò của quan hệ
từ trên bình diện ngữ pháp Theo đó, vai trò của quan hệ từ chỉ là vai trò nối kết các đơn vị ngữ pháp như từ, cụm từ, câu, đoạn văn
Ngữ pháp chức năng ra đời đã đem đến cách tiếp cận mới với ngôn ngữ Dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng, các yếu tố, đơn vị ngôn ngữ được xem xét đồng thời trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Vì vậy, vai trò của quan hệ từ cũng được nhìn nhận ở cả ba bình diện
Các tác giả của công trình “Hư từ tiếng Việt trên các bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng” [48, tr.73] đã chỉ ra một cách khái quát vai trò của quan hệ từ trên ba bình diện Cụ thể:
- Ở bình diện ngữ pháp, quan hệ từ có những vai trò nổi bật như: thể hiện các quan hệ ngữ pháp, đánh dấu các chức năng cú pháp trong câu, vai trò nối kết trong câu (nối kết từ, nối kết cụm từ, nối kết các vế câu, nối kết văn bản)
- Ở bình diện ngữ nghĩa, quan hệ từ có vai trò nhất định đối với nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu Đối với nghĩa miêu tả, quan hệ từ có thể trong vai trò vị tố (trong các câu quan hệ) nhưng có thể chỉ giữ vai trò đánh dấu một loại vị tố đặc trưng nào đó hay dẫn nhập các tham thể Đối với nghĩa tình thái, quan hệ từ có thể giúp người nói/ người viết biểu thị tình thái chủ quan hoặc khách quan
- Ở bình diện ngữ dụng, quan hệ từ thực hiện chức năng của kết tử lập luận, đánh dấu quan hệ đề thuyết hoặc liên kết các lượt lời, các tham thoại Như vậy, dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, vai trò của các quan hệ từ đã được xem xét, nhìn nhận trên cả ba bình diện
Trang 341.4 Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi đã trình bày các vấn đề lý thuyết như sau:
Thứ nhất, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu lí thuyết ba bình diện (ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng) dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng Ở mỗi bình diện, chúng tôi đã khái quát những tri thức liên quan đến luận văn Những vấn đề lí thuyết về bình diện ngữ pháp, về từ loại sẽ là cơ sở cho chương 2, còn những vấn đề lí thuyết về bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng sẽ giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu chương 3
Thứ hai, chúng tôi bước đầu đã khái quát về hệ thống từ loại tiếng Việt
(khái niệm từ loại, tiêu chí phân định từ loại) cũng như những nội dung liên quan đến đặc điểm của quan hệ từ trong tiếng Việt để từ đó làm nền tảng giúp chúng tôi tìm hiểu những vấn đề cần nghiên cứu ở các chương tiếp theo
Thứ ba, chúng tôi đã cung cấp một cái nhìn sơ bộ về vai trò, tính chất
đa chức năng của quan hệ từ tiếng Việt được thể hiện trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng theo quan điểm của ngữ pháp chức năng Những tri thức nền tảng đó chính là cơ sở giúp chúng tôi tiến hành miêu tả chi tiết vai trò của quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng theo lí thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năngng ở các chương tiếp theo
Trang 35CHƯƠNG 2 VAI TRÒ NGỮ PHÁP CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG “BỈ VỎ”
CỦA NGUYÊN HỒNG
2.1 Khảo sát và xác lập danh sách quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
2.1.1 Khảo sát các quan hệ từ trong một số giáo trình ngữ pháp
Để có cơ sở khảo sát và xác lập danh sách các quan hệ từ trong tác
phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi đã khảo sát hệ thống các quan hệ từ trong một số tài liệu tiêu biểu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và
Nhân văn quốc gia, trong phần trình bày về quan hệ từ (kết từ, từ dùng trong
giáo trình, tr 101) có nhắc tới: 25 quan hệ từ đơn gồm: mà, nhưng, nên, bởi,
nhờ….và 13 cặp quan hệ từ gồm: vì nên, tuy nhưng, càng…càng Ngoài
ra, trong phần trình bày về cấu tạo của ngữ, các tác giả cũng đề xuất thêm 10
quan hệ từ nữa gồm: bằng, cho, là, rằng, ở, trên, trong, như, xuống, giữa
Khảo sát Từ loại tiếng Việt hiện đại của tác giả Lê Biên, cũng trong
phần trình bày về quan hệ từ (từ tr 161 -167) chúng tôi thu được kết quả: 27
quan hệ từ ân gồm vì, do, tại, hay, hoặc…và 12 cặp quan hệ từ gồm giá thì,
vừa vừa, càng càng…
Khảo sát Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Đinh Văn Đức, phần trình
bày về quan hệ từ (từ tr 207 – 215), kết quả thu được: 23 quan hệ từ đơn gồm
của, cho, để, do, thì, là, mà và 6 cặp quan hệ từ gồm vì…nên, tuy nhưng; nếu thì Sau này trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại I&II, tác giả lại
công bố 25 quan hệ từ đơn gồm của, mà, rồi, song,… và 14 cặp quan hệ từ gồm hễ thì, nếu thì, …
Tiếp tục khảo sát Ngữ pháp Việt Nam của tác giả Diệp Quang Ban, phần
trình bày về quan hệ từ (từ tr 338 - 342), chúng tôi thu được: 27 quan hệ từ đơn
gồm bởi, tại, vì, nếu… và 12 cặp quan hệ từ gồm giá….thì, nếu thì;
Trang 36Đặc biệt trong cuốn “Cách dùng hư từ tiếng Việt”, tác giả Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra danh sách 25 quan hệ từ Đó là các quan hệ từ: dưới,
bằng, còn, với…
Trên đây là số lượng các quan hệ từ mà các công trình đi trước đã đề cập tới Tuy nhiên, đây mới chủ yếu là các quan hệ từ đích thực và tồn tại ở trạng thái tĩnh Khi đi vào hoạt động hành chức, số lượng các quan hệ từ này
sẽ tăng lên bởi trong hoạt động hành chức, bên cạnh những quan hệ từ đích thực còn xuất hiện hiện nhiều quan hệ từ lâm thời do các từ loại khác chuyển hóa mà thành Điều đó sẽ được thể hiện rõ ở số lượng quan hệ từ chúng tôi khảo sát được trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
2.1.2 Kết quả khảo sát quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng
2.1.2.1 Nhóm các quan hệ từ đơn
Các quan hệ từ đơn ở đây được hiểu là các quan hệ từ xuất hiện riêng lẻ,
không theo cặp trong kết cấu
a Kết quả khảo sát
Khảo sát tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi thu được 54 quan hệ từ đơn
Bảng 2.1 Bảng thống kê về quan hệ từ đơn xuất hiện trong tác phẩm
“Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng STT Quan hệ từ đơn Số lần xuất hiện Tỉ lệ
Trang 38Qua bảng thống kê số liệu khảo sát về quan hệ từ đơn trong tiểu thuyết
“Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Về phương diện cấu tạo: quan hệ từ đơn trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của
nhà văn Nguyên Hồng có thể có cấu tạo là một từ đơn như: vì, là, mà, nên,
song, rồi, dù, để, nhờ, nhưng cũng có thể có cấu tạo là một từ ghép như:
là vì, mà vì, mà còn, nhưng mà, Trong đó quan hệ từ có cấu tạo là từ đơn
chiếm số lượng nhiều hơn Trong số 54 quan hệ từ khảo sát được, có 29 quan hệ từ là từ đơn và 25 quan hệ từ là từ ghép
- Về bản chất từ loại:
Kết quả khảo sát trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng cũng cho thấy, quan hệ từ đơn vừa bao gồm các quan hệ từ đích thực như:
Trang 39vì, do, bởi, tại, song, mà, thì, là… vừa bao gồm các quan hệ từ lâm thời do
các từ loại khác chuyền loại mà thành như: cho, đến, về, ở, vừa, trên, dưới,
trong, của…Phần lớn các quan hệ từ lâm thời này là kết quả của quá trình
hư hóa mà theo Bùi Minh Toán “hư hóa là sự chuyển hóa của một thực từ
(đôi khi – cụm thực từ) về ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng để trở thành hư từ hay một yếu tố ngữ pháp trong cấu tạo từ Trong sự chuyển đổi đó, hình thức ngữ âm của từ vẫn giữ nguyên, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng có thể thay đổi, nhưng còn lưu giữ được mối liên hệ nhất định (tuy có thể chỉ là mờ nhạt) với đơn vị xuất phát” [48, tr70] Cũng theo Bùi Minh
Toán, có thể phân biệt hai mức độ hư hóa: hư hóa hoàn toàn và hư hóa
không hoàn toàn Hư hóa hoàn toàn là trường hợp “trước đây là thực từ, nay
chỉ được dùng với tư cách hư từ” [48, tr71] Còn hư hóa chưa hoàn toàn là
trường hợp “cùng một hình thức ngữ âm vẫn còn được sử dụng theo hai khả
năng: lúc như một thực từ, lúc như một hư từ và hai dạng đó có mối liên hệ ngữ nghĩa” [48, tr72]
Theo khảo sát của chúng tôi, trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng chủ yếu các quan hệ từ được hư hóa theo mức độ thứ hai Đó
là trường hợp, các danh từ chỉ vị trí như trên, dưới, trong, ngoài, giữa…, danh từ chỉ của cải của được hư hóa thành các quan hệ từ
Ví dụ:
(10) Bóng trăng chỉ còn dài bằng cái thước kẻ trên tường xám ngắt, nhắc
Năm đêm khuya lắm, gian xà lim sắp tối như mực [tr.239]
(11) Cái chết của Bính thật giống hệt cái chết của hạng người ăn mày khốn
cùng không thân thích, chết đường, chết chợ [tr.128]
(12) Chợt tiếng gà gáy trong mấy xóm rải rác đằng xa vẳng lên [tr.284]
Các quan hệ từ trong tác phẩm “Bỉ vỏ”của nhà văn Nguyên Hồng còn
là kết quả của quá trình hư hóa các động từ như: đến, ở, cho, về, vào, để,
qua, nhờ…
Ví dụ:
Trang 40(13) Qua những giọt nước mắt đầm đìa, Bính thấy hiện vụt ra một cảnh mịt
mù, buồn tẻ trong lớp tre xanh rì ở đằng tít xa… [tr.262]
(14) Ở Hải Phòng từ “yêu tạ” đến “vỏ lỏi” đều phởn phơ sung túc tha hồ
tung hoành [tr.191,192]
(15) Nhờ ánh đèn vặn to, Bính nhận rõ từng nét mặt Năm [tr.161]
(16) Trong cái giây phút ấy, Bính đặt mình vào một giấc mộng như gian
hàng [tr.102]
Kết quả khảo sát cũng ghi nhận một vài trường hợp tính từ được hư
hóa thành quan hệ từ Đó là trường hợp quan hệ từ hay, quan hệ từ bằng
Ví dụ:
(17) Bằng sự lần hồi buôn bán tần tảo các chợ xa, rồi đây Bính sẽ nuôi
được đứa con sắp đẻ, sẽ nuôi Năm để Năm khỏi phải làm điều gian ác, dần
dà Bính trở về quê chuộc đứa con đầu lòng đầy ải kia, và giúp đỡ cha mẹ gây dựng cho anh em [tr.170]
(18) Rồi thì Bính không sao ngủ được nữa, khi tiếng gà gáy im bặt, những
nhịp thở đều đều không biết của người vợ hay người chồng hay đứa con thơ
ở giường ngoài buồng đưa lại, như rót vào tai Bính [tr.285]
Đại bộ phận các quan hệ từ lâm thời là kết quả của quá trình hư hóa Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng thấy có một số trường hợp quan hệ từ lâm thời là kết quả của quá trình chuyển loại từ các từ thuộc
từ loại phụ từ Chẳng hạn từ vừa, rồi, còn vốn là phụ từ chỉ thời gian, phụ từ
chỉ kết quả, phụ từ chỉ sự tiếp diễn được lâm thời dùng như các quan hệ từ
Ví dụ:
(19) Năm còn từng làm cai trại trong đề lao Hải Phòng, Nam Định, Hải
Dương, Thái Bình, hơn bốn năm [tr.140]
(20) Vừa nói Hiếu vừa bắt chước những cử chỉ của Bính ngồi bên cái bị
tiền [tr.189]
(21) Rồi đến ngày nay vì ốm yếu nghiện ngập, vì tình thế khó khăn, Năm
phải rời Hải Phòng về Nam Định thì lại bị bắt [tr.238]