1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận chương bảy, chương tám môn luật lao Động

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thảo Luận Chương Bảy, Chương Tám Môn Luật Lao Động
Tác giả Lê Trịnh Công Hưng, Nguyễn Trịnh Nam Hưng, Đào Tuấn Kiệt, Lưu Bá Lộc, Lê Tuấn Minh, Trần Công Minh, Y Thân MLô, Phan Thị Hà My, Nguyễn Thế Trí
Người hướng dẫn THS. Hoàng Thị Minh Tâm
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 82,18 KB

Nội dung

Như vậy, pháp luật không bắt buộc người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm mà người khởi kiện hoàn toàn có quyền b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG BẢY, CHƯƠNG TÁM

MÔN LUẬT LAO ĐỘNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS HOÀNG THỊ MINH TÂM

TÊN THÀNH VIÊN

LỚP: HS46A2 – NHÓM 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 10/10/2024

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1 Nhận định 3

1 Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện nếu kèm theo đơn khởi kiện người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm 3

2 Việc hòa giải chỉ được tiến hành một lần trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 3

3 Thời hạn chuẩn bị xét xử của tranh chấp lao động luôn là 2 tháng 3

4 Đương sự không có quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu khi vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý 4

5 Tòa án không trả lại đơn khởi kiện theo điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 nếu đương sự đã đóng tạm ứng án phí sơ thẩm 4

6 Nếu người khởi kiện ghi đúng địa chỉ của người bị kiện trong hợp đồng, giao dịch thì Tòa án không trả lại đơn khởi kiện theo điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 4

7 Trong một số trường hợp Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa sơ thẩm, nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa 5

8 Địa vị tố tụng của các đương sự chỉ có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm 5

9 Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm 5

10 Đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự nếu đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 5

11 Tòa án cấp sơ thẩm có quyền xét xử vắng mặt đương sự nếu đương sự vắng mặt lần thứ nhất và được Tòa án triệu tập hợp lệ 6

12 Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng phải được giải quyết chung trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết 6

Phần 2 Bài tập 7

Bài 1 7

Bài 2 9

Bài 3 11

Bài 4 12

Phần 3 Phân tích án 13

Bài 1: 13

Bài 2: 15

Trang 3

Phần 1 Nhận định

1 Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện nếu kèm theo đơn khởi kiện người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

- Nhận định sai

- Căn cứ theo khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015, đơn khởi kiện phải được nộp kèm với

tài liệu chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Tuy nhiên, cũng trong điều luật này nhà làm luật lại quy định theo hướng tạo điều kiện cho người khởi kiện Nó được thể hiện ở chỗ: “Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án” Như vậy, pháp luật không bắt buộc người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm mà người khởi kiện hoàn toàn có quyền bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án

- CSPL: khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015.

2 Việc hòa giải chỉ được tiến hành một lần trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

- Nhận định sai

- BLTTDS đã dành chương XIII quy định về thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử Về mặt nguyên tắc, thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Tuy nhiên, bản chất của việc hòa giải là quyền tự thỏa thuận, định đoạt của đương sự Quyền

tự thỏa thuận, định đoạt của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được thể hiện trong các điều luật

Đối với phiên tòa sơ thẩm, việc hòa giải được hiện hữu thông qua khoản 1 Điều 246 BLTTDS

2015: “Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết

được vụ án hay không” Việc Tòa án hỏi nhằm mục đích xác nhận xem các đương sự có thể tự hòa giải với nhau không

- CSPL: Chương XIII BLTTDS 2015; khoản 1 Điều 246 BLTTDS 2015.

3 Thời hạn chuẩn bị xét xử của tranh chấp lao động luôn là 2 tháng

- Nhận định sai

- Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử của các

tranh chấp lao động có thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý Tuy nhiên, đối với vụ án có tình tiết phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn

Trang 4

không quá một tháng Như vậy, nếu trong trường hợp có quyết định gia hạn, thời hạn chuẩn bị xét xử của tranh chấp lao động tổng sẽ là 03 tháng

- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015

4 Đương sự không có quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu khi vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý.

- Nhận định sai

- Đương sự có quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu khi vụ án dân sự đã được Tòa án thụ

lý nếu yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu

- CSPL: khoản 7 Mục IV Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC

5 Tòa án không trả lại đơn khởi kiện theo điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm

2015 nếu đương sự đã đóng tạm ứng án phí sơ thẩm.

- Nhận định sai

- Trường hợp đương sự đã đóng tạm ứng án phí sơ thẩm nhưng trong quá trình giải quyết

vụ án mà đương sự muốn rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện kèm án phí sơ thẩm

- CSPL: khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015; khoản 3 Điều 18 Nghị quyết

326/2016/UBTVQH14.

6 Nếu người khởi kiện ghi đúng địa chỉ của người bị kiện trong hợp đồng, giao dịch thì Tòa án không trả lại đơn khởi kiện theo điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.

- Nhận định đúng

- Theo điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện đã ghi đúng địa chỉ ghi

trong hợp đồng, giao dịch thì đơn khởi kiện vẫn được tòa án thụ lý và giải quyết

- Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng

mà không thông báo cho người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới

theo quy định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều 277 BLDS 2015 thì được coi là cố

tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung

- CSPL: điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ; điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.

Trang 5

7 Trong một số trường hợp Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa sơ thẩm, nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa.

- Nhận định đúng

- Trường hợp việc người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa sơ thẩm

- CSPL: khoản 2 Điều 229 BLTTDS 2015

8 Địa vị tố tụng của các đương sự chỉ có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm

- Nhận định sai

- Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện diễn ra trước phiên tòa sơ thẩm thì địa vị tố tụng của các đương sự có thể bị thay đổi, cụ thể là khi diễn ra thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử

- CSPL: khoản 1 Điều 245 BLTTDS 2015

9 Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm

- Nhận định sai

- Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn Tuy nhiên, thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Do vậy, Bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm

- CSPL: khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015

10 Đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự nếu đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

- Nhận định sai

- Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015, khi bên khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều

218 BLTTDS 2015 về hậu quả giải quyết vụ án dân sự như sau: “ Khi có quyết định đình chỉ

giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ

án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị

đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm

c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.” N

hư vậy, dựa vào quy định trên thì vụ án dân sự đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự, thì đương sự vẫn có thể khởi kiện lại vụ án dân sự đó

Trang 6

- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 27 BLTTDS 2015, khoản 1 Điều 218 BLTTDS 2015.

11 Tòa án cấp sơ thẩm có quyền xét xử vắng mặt đương sự nếu đương sự vắng mặt

lần thứ nhất và được Tòa án triệu tập hợp lệ.

- Nhận định sai

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 227 BLTTDS 2015, nếu đương sự vắng mặt lần thứ nhất và

được Tòa án triệu tập hợp lệ:

+ TH1: đương sự có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện tham gia thì Tòa án

tiếp tục xét xử

+ TH2: đương sự không có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc người đại diện:

- Vắng mặt lần thứ nhất mà không cần xét lý do thì Tòa án hoãn phiên tòa (không cần xét

lý do)

- Nếu vắng mặt lần thứ hai thì phải xét lý do:

+ Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa

+ Nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan: Nguyên đơn

mà vắng thì Tòa án đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn Bị đơn mà vắng, không có yêu cầu phản

tố thì Tòa án tiếp tục xét xử, có yêu cầu phản tố thì Tòa án đình chỉ yêu cầu của bị đơn Người

liên quan vắng không có yêu cầu độc lập thì tòa án tiếp tục xét xử, có yêu cầu độc lập thì Tòa

án đình chỉ yêu cầu của người có liên quan

12 Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

không đúng phải được giải quyết chung trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết.

- Nhận định sai

- Căn cứ khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015 quy định: "Người yêu câu Tòa án áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình;

trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho

người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường" Và

căn cứ khoản 11 Phần IV Về tố tụng dân sự, thi hành án dân sự tại Văn bản

01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định: Việc giải

quyết bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được

tiến hành trong cùng vụ án dân sự Trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường

Trang 7

thiệt hại này mà chưa có điều kiện chứng minh thì yêu cầu bồi thường đó có thể tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khác, như vậy yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng không hẳn được giải quyết chung trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết mà cũng có thể tách ra bằng vụ án dân sự khác

- CSPL: khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015, khoản 11 Phần IV Về tố tụng dân sự, thi

hành án dân sự tại Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định.

Phần 2 Bài tập

Bài 1.

Tháng 7 năm 2018, bà Nguyễn Thị Gấm (chồng là ông Võ Minh Đám, chết năm 1994) khởi kiện yêu cầu ông Trương Văn Bân (vợ là bà Nguyễn Hồng Thu), ông Nguyễn Văn Hạnh (vợ là bà Huỳnh Thị Nổ) (cùng cư trú tại địa chỉ: ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM) phải giao cho bà phần diện tích đất 15.246,9 m2 thuộc một thừa 82, một phần thửa

50 và một phần đường đi, tờ bản đồ số 21, bộ địa chính xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM (tài liệu đo năm 2004) theo hợp đồng mua bán đất ngày 15/2/2018 Bà Gấm đã ủy quyền cho con trai là ông Võ Minh Thái được toàn quyền thay mặt tham gia tố tụng trong vụ

án nêu trên

a Xác định quan hệ tranh chấp, tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

Quan hệ tranh chấp

Quan hệ tranh chấp trong vụ án này là quan hệ dân sự, cụ thể là tranh chấp về quyền sở hữu đối với bất động sản (đất đai) Bà Nguyễn Thị Gấm khẳng định mình đã mua phần đất

trên và yêu cầu các bị đơn giao lại đất cho bà theo hợp đồng đã ký kết Các bị đơn, theo thông tin ban đầu, có thể cho rằng họ có quyền sở hữu hợp pháp đối với phần đất đó hoặc có những lý

do khác để từ chối giao đất

Tư cách đương sự

- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Gấm Bà là người trực tiếp khởi kiện, yêu cầu được bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của mình (khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015)

- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Võ Minh Thái, con trai bà Gấm Ông

được bà Gấm ủy quyền để thay mặt bà tham gia tố tụng (khoản 1 Điều 85 BLTTDS 2015)

- Bị đơn: Ông Trương Văn Bân và ông Nguyễn Văn Hạnh Họ là những người bị bà

Gấm khởi kiện, yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ giao đất (khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015)

Trang 8

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tranh chấp về quyền sở hữu đối với bất động sản

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện tại địa phương nơi có đất tranh

chấp

Trong trường hợp này, đất tranh chấp nằm tại ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ

Chi, TP.HCM, do đó Tòa án nhân dân huyện Củ Chi là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ

án

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015

b Giả sử ngày 14/8/2018, Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Ngày 20/8/2018 bà Gấm có đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện Tòa án không chấp nhận với lý do yêu cầu sửa đổi bổ sung phải được đưa ra trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Anh chị hãy nhận xét về hoạt động tố tụng trên của Tòa án.

Phân tích:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nguyên đơn có quyền sửa đổi đơn khởi kiện trong quá trình tố tụng Mục đích của việc cho phép sửa đổi đơn khởi kiện là nhằm đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của các yêu cầu khởi kiện, góp phần làm sáng tỏ vụ án và đưa ra phán

quyết công bằng (khoản 4 Điều 70 BLTTDS 2015)

Tuy nhiên, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện phải được đưa ra trước khi Tòa án

mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu sửa đổi, bổ sung của bà Gấm sau phiên họp là phù hợp với quy định

pháp luật (khoản 7 Mục IV Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC)

Đánh giá quyết định của Tòa án:

Việc Tòa án từ chối yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện của bà Gấm với lý do yêu cầu này phải được đưa ra trước khi mở phiên họp kiểm tra chứng cứ có thể xem xét dưới góc độ sau:

+ Tính linh hoạt của tố tụng: Tố tụng dân sự là một quá trình động, các tình huống thực

tế có thể thay đổi, đòi hỏi các bên và Tòa án phải có sự linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ án

+ Mục đích của phiên họp kiểm tra chứng cứ: Phiên họp này nhằm mục đích xác minh

tính hợp pháp, tính xác thực của chứng cứ, tạo điều kiện cho các bên đối chất và làm rõ các vấn

Trang 9

đề liên quan Việc sửa đổi đơn khởi kiện tại thời điểm này có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chứng cứ

+ Quy định của pháp luật: Mặc dù pháp luật cho phép sửa đổi đơn khởi kiện, nhưng

nếu bà Gấm bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc bổ sung yêu cầu khởi kiện đó nếu yêu cầu này không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu

Kết luận:

Trong trường hợp này, mặc dù quyết định không chấp nhận yêu cầu của Tòa án là hợp lý theo quy định pháp luật, nhưng cần xem xét việc cung cấp thông tin và hướng dẫn cho đương

sự để đảm bảo quyền lợi của họ được bảo vệ một cách tốt nhất

CSPL: khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71 BLTTDS, khoản 7 Mục IV Văn bản

01/2017/GĐ-TANDTC.

Bài 2.

Chị Thành và anh Tuệ kết hôn hợp pháp năm 2000 Sau khi kết hôn, vợ chồng có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống chung Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên chị Thanh đã khởi kiện yêu cầu ly hôn, giải quyết vấn đề con chung

và chia tài sản chung Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện

a Xác định tư cách đương sự, biết rằng chị Thanh anh Tuệ có:

- Con chung: cháu Tiến (sinh năm 2001), cháu Nhi (sinh năm 2001) và cháu Quang (sinh năm 2014).

- Tài sản chung: quyền sử dụng đất tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Ninh; một ngôi nhà cấp bốn và một xưởng cưa mâm trên đất; một máy cưa mâm và các vật dụng gia đình khác.

- Nợ chung: nợ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh 12 triệu đồng và lãi phát sinh; nợ bà Khuê 55 triệu đồng; nợ bà Minh 30 triệu đồng; nợ bà Sa 04 chỉ vàng 24K

- Nguyên đơn: chị Thanh (khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015)

- Bị đơn: anh Tuệ (khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015)

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: (khoản 4 Điều 68 BLTTDS 20)

+ Cháu Tiến, cháu Nhi, cháu Quang: do chị Thanh yêu cầu giải quyết vấn đề con chung

nên căn cứ theo Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con

Trang 10

sau khi ly hôn, đối với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con trong khi cả 3 người con của chị Thanh và anh Tuệ tính đến thời điểm hiện tại đều đã trên

07 tuổi

+ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Ninh; bà Khuê; bà

Minh; bà Sa: do chị Thanh yêu cầu giải quyết về việc chia tài sản chung nên căn cứ theo

khoản 1 Điều 60 LHNGĐ 2014 quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

đối với người thứ ba khi ly hôn nên chị Thanh và anh Tuệ vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về

tài sản nợ theo khoản 2 Điều 27 LHNGĐ 2014

b Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải các đương sự thỏa thuận với nhau về toàn bộ vụ án Theo đó: các con chung do chị Thành nuôi dưỡng, không yêu cầu cấp dưỡng; chị Thành được nhận toàn bộ tài sản chung; chị Thành có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ chung Đồng thời, các bên cũng thỏa thuận được với nhau về án phí Nêu hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này?

Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải, nếu các đương sự

đã thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề liên quan đến vụ án (bao gồm con chung, tài sản chung, nợ chung và án phí) và sự thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của luật và đạo

đức xã hội, thì Tòa án sẽ căn cứ vào khoản 2 Điều 212 BLTTDS 2015 đưa ra quyết định công

nhận thuận tình ly hôn Quyết định này có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Trong trường hợp này:

- Chị Thành sẽ nuôi con chung, không yêu cầu cấp dưỡng

- Chị Thành nhận toàn bộ tài sản chung và có nghĩa vụ trả toàn bộ nợ chung

- Các bên đã thỏa thuận về án phí

Tòa án sẽ ghi nhận tất cả các nội dung này trong Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và vụ án sẽ được kết thúc

CSPL: khoản 2 Điều 212 BLTTDS, Điều 55 Luật HNGĐ 2014

c Giả sử sau khi có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự (ngày 01/11/2017), bà Ba là chủ nợ của anh Tuệ (theo nội dung của Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật ngày 25/7/2017) cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình

Trong tình huống trên, quyết định công nhận thuận tình ly hôn không ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Ba - người có quyền lợi trong bản án sơ thẩm đã có hiệu lực ngày 25/7/2017

Vì nghĩa vụ trả nợ của anh Tuệ đã được xác định trong bản án đó, bà Ba có thể yêu cầu thi hành

Ngày đăng: 20/12/2024, 22:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w