- Quy định này do sự thỏa thuận của các bên nhưng đồng thời phải đảm bảo rằngthời gian làm việc của người lao động không quá 48 giờ trong 01 tuần.Căn cứ vào khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
BÀI THẢO LUẬN BUỔI 4 MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
Giảng viên : T.S Nguyễn Thị Bích
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2023
Trang 2Tình huống 1 Điều x: Thời gian làm việc.
1 Thời giờ làm việc hàng ngày
- Đối với khối Văn phòng:
+ Từ 08 giờ 00 đến 17 giờ 00
+ Ngày làm việc hàng tuần: từ thứ Hai đến thứ Bảy (44 giờ/tuần) Riêng thứ Bảy làm việc buổi sáng Nếu nhu cầu công việc cần huy động người lao động làm việc buổi chiều ngày thứ Bảy, thì trong trường hợp này được xác định là thời giờ làm việc bình thường
- Đối với đơn vị sản xuất:
Căn cứ điều kiện khí hậu vùng miền, thủ trưởng đơn vị sản xuất có thể xây dựng thời giờ làm việc hàng ngày và hàng tuần cho phù hợp Trước khi áp dụng phải được sự chấp nhận của Giám đốc
Điều (x+1) Nghỉ trong giờ làm việc
Trong thời gian làm việc bình thường, người lao động được nghỉ 30 phút để đi vệ sinh, ăn uống và nghỉ ngơi theo nhu cầu
Nhận Xét:
Điều x:
Thời gian làm việc đối với khối văn phòng từ 08 giờ đến 17 giờ trong 01 ngày Ngày làm việc hàng tuần: từ thứ hai đến thứ bảy (44 giờ/tuần) Riêng thứ bảy làm việc buổi sáng
Đúng
- CSPL: khoản 1, 2 Điều 105 BLLĐ 2019 “Thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày 48 giờ trong 01 tuần” và người sử dụng lao động có
quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết
Trang 3- Theo như quy định trên mỗi ngày làm việc từ 8h đến 17h chiều và thời gian mỗi tuần làm việc từ thứ hai đến thứ bảy nhưng thứ bảy chỉ làm buổi sáng Mỗi tuần làm việc 44h thì có nghĩa là mỗi ngày chỉ làm 8h đồng hồ và 1h nghỉ trưa Thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng (8h đến 12h) => Do đó, quy định trên của công ty là đúng với quy định của pháp luật
Nếu nhu cầu công việc cần huy động người lao động làm việc buổi chiều ngày thứ bảy, thì trong trường hợp này được xác định là thời giờ làm việc bình thường
- Quy định này do sự thỏa thuận của các bên nhưng đồng thời phải đảm bảo rằng thời gian làm việc của người lao động không quá 48 giờ trong 01 tuần
Căn cứ vào khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
Thời gian làm việc đối với đơn vị sản xuất, căn cứ điều kiện khí hậu vùng miền, thủ trưởng đơn vị sản xuất có thể xây dựng thời giờ làm việc hàng ngày và hàng tuần cho phù hợp Trước khi áp dụng phải được sự chấp nhận của Giám đốc
- CSPL: khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 105, “NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông báo cho NLĐ biết”
Do đó quy định này là không đúng
Điều (x+1):
Trang 4Trong thời gian làm việc bình thường, người lao động được nghỉ 30 phút để đi vệ sinh, ăn uống và nghỉ ngơi theo nhu cầu
Đúng
- CSPL: khoản 1 Điều 109 BLLĐ 2019
- Căn cứ khoản 1 Điều 109 có quy định: “Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.” NLĐ làm việc tại công ty từ 8h đến 17h, đã đủ
điều kiện làm việc từ 06h trở lên trong 01 ngày nên quy định NLĐ được nghỉ 30p
để đi vệ sinh, ăn uống và nghỉ ngơi là đúng
Điều y: Làm thêm giờ
Làm thêm giờ được hiểu là thời giờ làm việc của người lao động vượt quá 48 giờ/tuần và chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo ca
Sai Theo khoản 1 Điều 107: “ Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.” thì làm thêm giờ không chỉ áp dụng với người lao
động làm việc theo ca mà có thể áp dụng với những người lao động khác theo hợp đồng lao động
1 Phụ trách các phòng, ban, đơn vị sản xuất, người lao động chủ động tổ chức làm thêm giờ trong các trường hợp cần thiết, sau khi cấp quản lý yêu cầu/phê duyệt
2 Tổng số giờ làm thêm không quá 04 giờ/ngày; 300 giờ/năm
Đúng về tổng số giờ làm thêm không quá 04 giờ/ngày
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 107 BLLĐ 2019 thì phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này Do đó khi quy định điều khoản số giờ làm thêm trong 1 năm, NSDLĐ nên ghi 200 giờ/năm, sau đó ghi cụ thể những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 khi làm thêm 300 giờ/năm đối với một số ngành, nghề, công việc, trường hợp nhất định:
Trang 5“a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử,
chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.”
Điều z Nghỉ hàng năm
1 Thời gian áp dụng:
a Tính theo năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12 dương lịch)
b Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên
Theo điểm a khoản 1 Điều 113 quy định đối tượng được nghỉ hàng năm là người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động chứ không quy định cụ thể loại hợp đồng lao động được giao kết giữa NLĐ và NSDLĐ
c Người lao động làm việc đủ sau 12 tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cơ bản: 14 ngày Cứ mỗi 5 năm làm việc liên tục tại công ty, người lao động được cộng thêm 2 ngày nghỉ phép
Sai Theo khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019:
“ 1 Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
Trang 6b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Theo Điều 114 thì cứ mỗi 5 năm làm việc liên tục tại công ty thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này người lao động được tăng thêm tương ứng 1 ngày
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 113: “2 Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.” Những người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng vẫn được nghỉ hàng
năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc
2 Tổ chức nghỉ phép:
a Số ngày nghỉ phép năm của người lao động được chia đều giữa các tháng trong năm, mỗi tháng người lao động nghỉ 1 ngày Những ngày chưa nghỉ hết sẽ được dồn và nghỉ một lần vào tháng 12 dương lịch
Theo khoản 4 Điều 113 BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến NLĐ Do đó, việc nghỉ mỗi tháng 1 ngày, những ngày chưa nghỉ hết sẽ được dồn vào tháng 12 âm lịch cần xem xét và tham khảo ý kiến người lao động, tránh trường hợp NLĐ tập trung nghỉ quá nhiều vào tháng 12 dẫn tới thiếu người lao động làm việc để sản xuất
b Không cho phép chuyển ngày nghỉ hàng năm từ năm này sang năm khác Trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm sẽ bị mất và không được trả lương, trừ trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do thôi việc hoặc chấm dứt quan hệ lao động dưới mọi hình thức
Sai quy định của khoản 4 Điều 113: “Người lao động có thể thỏa thuận với người
sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần nghỉ hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần” Vì vậy, NLĐ vẫn có quyền chuyển ngày nghỉ từ năm nay sang năm
khác (nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần) theo luật định
Trang 7Theo khoản 3 Điều 113 thì điều khoản trả lương của NSDLĐ khi NLĐ chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm do thôi việc hoặc chấm dứt quan hệ lao động dưới mọi hình thức cần phải quy định kỹ càng là do thôi việc hoặc mất việc làm mà chưa nghỉ hết ngày nghỉ hàng năm thì được NSDLĐ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ tránh trường hợp NLĐ hiểu nhầm
Tình huống 2 Tóm tắt
Nguyên đơn: bà H
Bị đơn: công ty C
Tranh chấp: về việc trả tiền lương rút ngắn thời gian làm việc
Nội dung:
Sau khi nghỉ hưu, bà H tiếp tục làm việc tại công ty C theo 2 hợp đồng lao động là HĐLĐ số 10092714/HĐ có thời hạn 2 năm (từ ngày 27/12/2010 đến ngày 26/12/2012) và HĐLĐ số 11092714/HĐ không thời hạn (từ ngày 27/12/2012) với công việc là chăm sóc sức khỏe và thời gian làm việc là 08 giờ/ngày Tới ngày 03/12/2018, công ty C ra quyết định thôi việc số 28-18/QĐTV chấm dứt hợp đồng lao động với bà H Tiền lương và phụ cấp của bà H trước khi nghỉ việc là 12.396.000 đồng/tháng Trong thời gian làm việc, ngày 3/10/2012 bà Ngọc tròn 55 tuổi, sau đó ngày 1/5/2013 BLLĐ 2012 có hiệu lực nhưng công ty C không rút ngắn thời gian làm việc cho bà H Nay bà H đòi công ty C bồi thường, trả tiền lương cho thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày cho người lao động cao tuổi theo quy định tại khoản 2 điều 166 bộ luật lao động 2012 và khoản 10, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP
Trả lời
1 Trong TH của bà H công ty ký hợp đồng lao động với thời gian làm việc 8 giờ/ngày có đúng quy định của pháp luật lao động không? Vì sao?
- Trong TH của bà H, công ty ký hợp đồng lao động với thời gian làm việc 8 giờ/ ngày là không đúng với quy định của pháp luật vì:
Trang 8+ Bà H là người lao động cao tuổi làm việc tại công ty C trong thời gian BLLĐ
2012 có hiệu lực
+ Khoản 2, Điều 166 BLLĐ 2012 có quy định: “Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Ngoài ra khoản 10, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP còn có quy định về việc
trả lương cho thời gian rút ngắn này
Bà H không được rút ngắn thời gian làm việc và hưởng lương cho quảng thời gian rút ngắn này trong thời gian BLLĐ 2012 có hiệu lực là vi phạm pháp luật lao động
2 Anh/chị hãy cho biết chế độ về thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành có gì khác so với quy định của pháp luật lao động trước đây? Ý nghĩa của quy định đó như thế nào?
Khái
niệm
Người lao động cao tuổi là
người tiếp tục lao động sau
độ tuổi được quy định: đối
với nam là đủ 60 tuổi, nữ là
đủ 55 tuổi
(khoản 1 Điều 166, khoản 1
Điều 187 BLLĐ 2012)
Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi được quy định như sau:
- Đối với lao động nam: đủ 62 tuổi vào năm 2028 => Kể từ năm 2021 phải đủ 60 tuổi 3 tháng và mỗi năm tăng thêm 3 tháng
- Đối với lao động nữ: đủ 60 tuổi vào năm 2035 => Kể từ năm 2021 phải
đủ 55 tuổi 4 tháng và mỗi năm tăng
4 tháng
(khoản 1 Điều 161, khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019)
Trang 9ngắn
thời giờ
làm việc
Người lao động cao tuổi được
rút ngắn thời giờ làm việc
hằng ngày hoặc được áp dụng
chế độ làm việc không trọn
thời gian
(khoản 2 Điều 166 BLLĐ
2012)
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc
áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian
(khoản 2 Điều 148 BLLĐ 2019)
- Có thể thấy, thay vì được áp dụng rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như BLLĐ 2012, BLLĐ 2019 quy định người lao động cao tuổi phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để được áp dụng một trong hai cách trên Việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý giữa các bên
- Ngoài ra, BLLĐ năm 2019 cũng đã bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 166 BLLĐ năm 2012 Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu
- Thay vào đó, khoản 3 Điều 148 BLLĐ năm 2019 khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Như vậy, theo BLLĐ 2019, người lao động cao tuổi muốn rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động
Với các điểm mới này sẽ bảo đảm về sự an toàn và sức khoẻ cho người lao động trong quá trình làm việc
Tình huống 3
Căn cứ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, anh (chị) hãy xác định số ngày nghỉ hàng năm của chị M, N, L trong năm 2022
Trang 10- Theo Điều 113, 114 BLLĐ 2019 quy định nghỉ hằng năm như sau:
“1 Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2 Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3 Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết
số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4 Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5 Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6 Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7 Chính phủ quy định chi tiết điều này.”
Điều 114 Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Trang 11Chị M Chị N Chị L Tình trạng Làm việc nặng nhọc (theo
danh mục do bộ
LĐ-XH-TB ban hành)
Làm việc trong điều kiện bình thường
Làm việc trong điều kiện đặc biệt độc hại
Số ngày nghỉ
theo quy định tại
điều 113 của
BLDS 2019
Theo quy định
tại điều 114
Làm việc thâm niên 6 năm cho công ty nên được thêm 1 vào ngày nghỉ hàng năm
Làm việc thâm niên 6 năm cho công ty nên được thêm 1 vào ngày nghỉ hàng năm
Làm việc thâm niên 6 năm cho công
ty nên được thêm 1 vào ngày nghỉ hàng năm
Vào năm 2017 Chị M có 2 tháng nghỉ
việc riêng không hưởng
lương (theo Khoản 4 Điều 65 NĐ
145/2020/NĐ-CP) thì chị
M chỉ có 1 tháng nghỉ việc k có lương đc coi là thời gian làm việc
Chị N có 1 tháng nghỉ
ốm đau có phép mà
theo Khoản 6 Điều 65
NĐ 145/2020/NĐ-CP
thì chị N vẫn được tính
đủ 12 tháng làm việc
Chị L làm việc đủ 12 tháng
Áp dụng công
thức theo Khoản
Số ngày nghỉ được tạm tính:
Số ngày nghỉ được tạm tính: 12+1=13
Số ngày nghỉ được tạm