1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận thứ bamôn họcpháp luật về chủ thể kinh doanh

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài thảo luận thứ ba: Môn học Pháp luật về chủ thể kinh doanh
Tác giả Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thanh Ngọc, Phạm Linh Nhi, Lê Thành Phát, Huỳnh Nguyễn Tuấn Phi, Lê Văn Sĩ, Nguyễn Hữu Tài
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật về chủ thể kinh doanh
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thànhviên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó.Nhận định sai.CSPL: khoản 4 và khoản 5 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 sđ

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN THỨ BA

Trang 3

MỤC LỤC

I CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO? 4 1 Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó 4 2 Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán… 4 3 Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

4 Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu làm Chủ tịch HĐTV 5 5 Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.5 6 Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV 5 7 Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu 6 8 Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi……… 6 9 Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh 7 10 Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số 7

II TÌNH HUỐNG 7

Trang 4

1 TÌNH HUỐNG 1 7 2 TÌNH HUỐNG 2 12 3 TÌNH HUỐNG 3 15

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 4 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I.CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

1 Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thànhviên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 4 và khoản 5 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Vì có trường hợp người thừa kế không muốn, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì người này sẽ không trở thành thành viên của công ty.

2 Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hànhchứng khoán.

Nhận định sai

CSPL: khoản 3, khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022) Vì công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phát hành trái phiếu (trừ trái phiếu chuyển đổi: chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành), và được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần.

3 Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lýdoanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2thành viên trở lên.

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 và khoản 3 Điều 17, Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Trang 6

Vì không phải mọi thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở đều là người thành lập và quản lý công ty Họ chỉ trở thành người quản lý khi được bầu, bổ nhiệm vào chức danh quản lý của công ty Nên các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 17 LDN hoàn toàn có thể góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên sau thời gian thành lập công ty để trở thành thành viên góp vốn.

4 Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều cóthể được bầu làm Chủ tịch HĐTV

Nhận định sai

CSPL: khoản 4 Điều 24, khoản 2 Điều 17, khoản 1 Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Vì Hội đồng thành viên chỉ được bầu một thành viên không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 17 làm Chủ tịch Hội đồng thành viên vì đây là chức danh quản lý công ty.

5 Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quảnlý doanh nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1thành viên.

Nhận định đúng

CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 17

Vì công ty TNHH 1 thành viên là 1 loại hình doanh nghiệp Nên nếu không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 17 LDN thì cá nhân, tổ chức sẽ được thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.

Trang 7

6 Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công tyTNHH 2 thành viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không cóquyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 và khoản 3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Vì trường hợp thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên theo Luật Doanh nghiệp quy định hoặc có thể một tỉ lệ khác nhỏ hơn 10% theo Điều lệ công ty quy định thì thành viên, nhóm thành viên này đã có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV Ngoài ra trong trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ thì thành viên, nhóm thành viên còn lại sẽ đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.

7 Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viêntrở lên đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Vì trong trường hợp tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên (mọi thành viên đều góp thêm vôn) theo tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp mà họ đã góp vào trong công ty thì tỉ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu không thay đổi.

8 Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếuchuyển đổi.

Nhận định đúng

CSPL: khoản 3 và khoản 4 Điều 74 LDN, khoản 3 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP

Trang 8

Vì công ty TNHH 1 thành viên chỉ được phát hành trái phiếu và chỉ được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần Còn trái phiếu chuyển đổi là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành và sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành.

9 Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân vớichủ sỡ hữu công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinhdoanh.

Nhận định sai

CSPL: khoản 6 Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Vì hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty chứ không phải cần được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.

10 Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải đượcHĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyếtđịnh theo nguyên tắc đa số.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 và khoản 6 Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

Vì trường hợp mà câu nhận định nêu ra chỉ đúng với hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với chủ sở hữu trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác Còn đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì không phải làm điều này.

Trang 9

II.TÌNH HUỐNG

1 TÌNH HUỐNG 1

Chế độ tài chính công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH X (Công ty X) có 04 thành viên với tỷ lệ vốn góp như sau: A (10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D (40% vốn điều lệ) Giá trị vốn điều lệ công ty là 02 tỷ đồng

(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng thì có những cách thức tăng vốn điều lệ nào?

Trả lời:

Nếu công ty này muốn tăng vốn điều lệ lên thêm 1 tỷ đồng cho công ty thì theo khoản 1 Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022) có 2 cách như sau:

- Cách 1: Tăng vốn góp thành viên trong công ty Cụ thể trong trường hợp này thì các thành viên A, B, C, D sẽ cần phải góp thêm số tiền là:

+ A (10% VĐL): cần góp thêm 100 triệu đồng + B (20% VĐL): cần góp thêm 200 triệu đồng + C (30% VĐL): cần góp thêm 300 triệu đồng + C (40% VĐL): cần góp thêm 400 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc góp vốn này sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra: Thứ nhất, các thành viên góp vốn thêm góp đúng phần tỷ lệ phần vốn góp của mình như trước đó, khi đó tỷ lệ phần vốn góp của thành viên sẽ không bị thay đổi (tức là A vẫn có vốn điều lệ trong công ty là 10%, tương tự với B, C, D); thứ hai, các thành viên góp vốn khi góp vốn thêm sẽ không góp đúng phần tỷ lệ vốn góp của mình như trước đó dẫn đến tỷ lệ phần vốn góp của thành viên sẽ bị thay đổi, ở đây nguyên nhân chủ yếu là do có thành viên không góp vốn hoặc là thành viên góp không đủ tỷ lệ.

Trang 10

- Cách 2: Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới tức là gia tăng số lượng thành viên công ty Khi đó, tỷ lệ vốn góp của các thành viên sẽ có sự thay đổi Giả sử Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp không? Giải thích.

Trả lời:

Nếu công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay Vì cách tăng vốn điều lệ này hiện này đã được bãi bỏ trong Luật Doanh nghiệp hiện nay, trước kia đây là một trong những cách tăng vốn điều lệ được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng hiện nay chỉ còn ghi nhận 2 cách để tăng vốn điều lệ mà thôi đó là: Tăng vốn góp thành viên và tiếp nhận thêm góp vốn của thành viên mới (2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải

làm gì? Trả lời:

CSPL: khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022).

Nếu A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải tiến hành theo thứ tự như sau:

+ Trước hết, A phải chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.

+ Sau đó, khi hết thời hạn 30 ngày thì nếu phần vốn góp của A mà không thành viên còn lại nào mua hoặc mua không hết thì A sẽ có quyền chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người không phải là thành viên công ty, tuy nhiên phải cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại của công

Trang 11

ty (Ở đây, có thể chào bán với giá cao hơn với giá chào bán cho các thành viên còn lại của công ty)

A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hoặc 100 triệu đồng hay không? Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không?

Trả lời:

- A hoàn toàn có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng hoặc 100 triệu đồng vì thực tế thì giá chuyển nhượng phần vốn góp là do hai bên thỏa thuận với nhau (bên bán và bên mua).

- Nếu A chuyển nhượng với giá đó (1 tỷ/100 triệu đồng) thì vốn điều lệ của công ty vẫn không thay đổi nếu A chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty, khi đó bản thân thành viên mua vốn điều lệ này là họ dùng tiền của mình để mua chứ không phải dùng vốn điều lệ công ty và bản chất việc chuyển nhượng này chỉ làm gia tăng tỷ lệ phần vốn góp của thành viên mà bỏ tiền ra để mua phần vốn góp của A chứ không ảnh hưởng gì đến vốn điều lệ công ty Còn nếu các thành viên còn lại không mua hay mua không hết phần vốn góp mà A chào bán thì sau 30 ngày A sẽ bán ra bên ngoài (tức là bán cho người không phải thành viên công ty), lúc này vốn điều lệ công ty sẽ có sự thay đổi (giảm vốn điều lệ).

(3) B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV, thì B có thể yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty hay không?

Trả lời:

CSPL: khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022).

Khi B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Trang 12

+ Nếu nội dung mà B bỏ phiếu không tán thành với quyết định của HĐTV thuộc 1 trong 3 nội dung quy định tại khoản 1 Điều 51 thì B có thể yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty.

+ Nếu nội dung mà B bỏ phiếu không tán thành với quyết định của HĐTV lại không thuộc 1 trong 3 nội dung quy định tại khoản 1 Điều 51 thì B không có quyền yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty - Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, B có thể bán phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hay không? Trả lời:

Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, B có thể bán phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng, vì bản chất việc bán phần vốn góp hay mua lại phần vốn góp là do đôi bên thỏa thuận, thương lượng về giá nên ở đây B hoàn toàn được bán với giá 1 tỷ, còn việc có ai mua hay không thì là chuyện khác.

- Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 01 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không?

Trả lời:

Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 01 tỷ đồng thì vốn điều lệ của công ty sẽ thay đổi, vì công ty dùng tiền của chính công ty, nói cách khác là vốn điều lệ công ty để mua lại vốn bán của B Khi đó, công ty dùng tiền của công ty mua phần vốn góp của B với giá 1 tỷ đồng (phần vốn góp của B trong công ty sẽ không còn và nó trở thành vốn điều lệ của công ty), dẫn đến việc vốn điều lệ công ty sẽ bị giảm.

(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công ty X không?

- M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A? - N được thừa kế phần vốn góp của B?

Trang 13

- Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C? Trả lời:

- Trường hợp M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A:

+ Nếu M thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật: M đương nhiên trở thành thành viên của công ty mà không cần sự chấp thuận của HĐTV.

+ Nếu M thuộc đối tượng còn lại: M chỉ trở thành thành viên khi được HĐTV chấp thuận => HĐTV không chấp thuận thì chuyển nhượng theo Điều 52 hoặc yêu cầu công ty mua lại theo Điều 51.

CSPL: khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022) - Trường hợp N được thừa kế phần vốn góp của B:

+ N đương nhiên trở thành thành viên của công ty mà không cần HĐTV chấp thuận

+ N không trở thành thành viên của công ty khi:

N không muốn trở thành thành viên của công ty: Chuyển nhượng theo Điều 52 và yêu cầu công ty mua lại Điều 51.

N bị truất quyền thừa kế hoặc N từ chối nhận thừa kế: khoản 5 Điều 53, điểm a khoản 4 Điều 53 và khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022)

- Trường hợp Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C:

Y nhận trả nợ bằng toàn bộ PVG của C chỉ trở thành thành viên của công ty nếu được HĐTV chấp thuận => HĐTV không chấp thuận thì chuyển nhượng PVG theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022).

2 TÌNH HUỐNG 2

Cuộc họp HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Công ty TNHH X (Công ty X) có 05 thành viên, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng

Trang 14

Do A sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X thì A chỉ có thể yêu cầu quyền triệu tập họp HĐTV để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền Tức là A có quyền yêu cầu CTHĐTV tổ chức hợp Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của A trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì A đó có mới quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.

(2) Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không?

Trả lời:

CSPL: Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020 (sđ, bs 2022).

Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ vì trong cuộc họp đầu tiên được triệu tập số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định), trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì tiến hành họp lần 2 khi này phải có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên Nếu lần 2 này không đủ điều kiện thì lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp, tức chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ (lưu ý mỗi lần triệu tập phải đúng quy trình theo pháp luật và phải mỗi lần triệu tập phải cùng nội dung).

(3) Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên đại diện cho 10% vốn điều lệ dự họp thì có thể hợp lệ không?

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w