Ngoài ra, Doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”.1Theo quy tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội là
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI
TIỂU LUẬN VAI TRÒ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Giảng viên: Lê Nhật Bảo
Thành viên bài tiểu luận – Lớp QTL46A
2 Phạm Trần Nhật Ly MSSV: 2153401020146
3 Lê Ngọc Bảo Khanh MSSV: 2153401020111
4 Võ Trần Đăng Khoa MSSV: 2153401020115
5 Vũ Lê Tuyết Kha MSSV: 2153401020109
6 Nguyễn Ngọc Thùy Linh MSSV: 2153401020132
7 Nguyễn Đỗ Khánh Linh MSSV: 2153401020130
8 Lâm Vũ Gia Mẫn MSSV: 2153401020151
Năm học 2021-2022
Trang 2Mục Lục
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 2
2.1 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội: 102.1.1 Quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội: 102.1.2 Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội tại
2.3.1 Tổng quan vai trò của doanh nghiệp xã hội 132.3.2 Doanh nghiệp xã hội tại một số quốc gia trên thế giới: 16
2.5.1 Rào cản cho sự thành lập của doanh nghiệp xã hội: 21
2.5.1.4 Hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ phát triển: 24
2.5.2 Chính sách doanh nghiệp xã hội ở việt nam các chính sách hiện hành: 252.5.3 Kiến nghị về chính sách để hỗ trợ danh nghiệp xã hội: 272.5.3.1 Thúc đẩy tinh thần kinh doanh xã hội: 27
Trang 32.4.3.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định và tài chính cho phép: 27
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội phải đối mặt với rất nhiều thách thức liênquan đến các lĩnh vực như luật pháp, kinh tế, xã hội…; bên cạnh đó là nhưng khókhăn như thiếu kinh phí, khả năng mở rộng quy mô, thiếu chiếc lược kinh doanhphù hợp,… Đặc biệt vì đây là doanh nghiệp với mục đích mang lại lợi ích cho xãhội nên sẽ nên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệptruyền thống Về mặt kinh tế doanh nghiệp xã hội không mang lại nhiều hiệu quả,nhưng đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội Vì vậy “Vai trò doanh nghiệp xã hội” vôcùng quan trọng
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Hiểu rõ “Vai trò doanh nghiệp xã hội” đối với lợi ích cộng đồng; các khókhăn, thách thức của doanh nghiệp này, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn,phát triển doanh nghiệp
3 Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài “Vai trò doanh nghiệp xã hội” gồm cácdoanh nghiệp xã hội ở Việt Nam và ở nước ngoài, các chính sách hỗ trợ của chínhphủ đối với doanh nghiệp này
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Doanh nghiệp xã hội xuất hiện từ rất lâu đời, vì vậy ta cần xem xét “vai trò doanhnghiệp xã hội” từ đó đến bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài dựa trên cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam quy định và cơ sở thực
tế về các doanh nghiệp xã hội Đồng thời từng bước thu nhập và chọn lọc thông tin
để có thể hiểu rõ và có góc nhìn khách quan nhất về doanh nghiệp xã hội cũng nhưvai trò của nó trong nền kinh tế hiện nay và sự đóng góp của doanh nghiệp này cho
xã hội
6 Kết cấu đề tài:
Nội dung bài tiểu luận gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và haichương, chương những vấn đề chung về doanh nghiệp xã hội, chương vai trò củadoanh nghiệp xã hội
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 1.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội:
Mặc dù Doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên, cho đến nay,khái niệm Doanh nghiệp xã hội vẫn chưa có sự thống nhất chung, do vậy có nhiềukhái niệm về Doanh nghiệp xã hội khác nhau trên Thế giới Hai định nghĩa thườngđược tham khảo, trích dẫn đó là trong Chiến lược phát triển Doanh nghiệp xã hội
2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanhđược thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu
tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đônghoặc chủ sở hữu” Một định nghĩa khác được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) phát biểu: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiềuhình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùnglúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế Doanh nghiệp xã hội thường cung cấp cácdịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn Ngoài
ra, Doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáodục, văn hóa, môi trường”.1
Theo quy tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội làdoanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộngđồng; phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp
để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký và duy trìmục tiêu, điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động
Trên Thế giới, “Doanh nghiệp xã hội xà phòng tái chế (Soap Cycling) Biến xà phòng thành hy vọng” Soap Cycling là một doanh nghiệp xã hội tại HồngKông chuyên thu gom và tái chế xà phòng đã qua sử dụng, giúp nâng cao vệ sinh vàsức khỏe cho trẻ em tại những khu vực kém phát triển Soap Cycling có mô hìnhkinh doanh độc đáo Công ty không bán những bánh xà phòng tái chế cho ngườitiêu dùng Thay vào đó, họ nhận được những khoản hỗ trợ hảo tâm, vốn là nguồnthu chính của doanh nghiệp Nguồn hỗ trợ tài chính này đến từ nhiều tổ chức từthiện cũng như các tổ chức phi chính phủ khác nhau trên khắp Hồng Kông
-1 Thảo khảo phần “1 Khái niệm và đặc điểm của DNXH”, tr12 sách “Điển hình doanh nghiệp Việt Nam”
Trang 61.2 Đặc điểm doanh nghiệp xã hội:
Như đã đề cập ở trên, khái niệm về doanh nghiệp xã hội khá phong phú vàchủ yếu nó được thành lập để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường cũng như sửdụng lợi nhuận để tái đầu tư Chính vì vậy doanh nghiệp xã hội có những đặc điểmnổi bật sau:
- Hoạt động kinh doanh: đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu
Có thể thấy doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp sử dụng các hoạtđộng kinh doanh như một công cụ mang lại lợi nhuận rồi tái sử dụng phần lợi nhuận
đó với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng.Chính sứ mệnh cao cả này của doanh nghiệp xã hội, đã làm cho nó khác hẳn với cácdoanh nghiệp thông thường và cũng không giống với các tổ chức từ thiện, có thểnói doanh nghiệp xã hội mang đặc tính “lai” giữa doanh nghiệp thông thường và các
Doanh nghiệp truyền thống = phát hiện nhu cầu - Sản phẩm - Lợi nhuận Doanh nghiệp xã hội = Phát hiện vấn đề XH - Mô hình kinh doanh - Giải
quyết vấn đề XH
Rõ ràng, hai quy trình cũng như cách tiếp cận này tương phản nhau về bảnchất Do đó, Doanh nghiệp xã hội có thể có lợi nhuận, thậm chí cần lợi nhuận đểphục vụ mục tiêu xã hội, nhưng không ‘vì - lợi nhuận’ mà ‘vì - xã hội’
Đối với các tổ chức từ thiện họ hoạt động bằng cách kêu gọi nguồn viện trợ
là chủ yếu với mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các chương trìnhmang lại phúc lợi cho người dân Mục đích chính của họ là tạo ra giá trị xã hộigiống như doanh nghiệp xã hội nhưng cách thức hoạt động lại khác nhau vì họ phụthuộc mọi mặt vào nhà tài trợ từ mục tiêu cho đến lựa chọn dự án, còn doanh nghiệp
xã hội tạo ra giá trị từ chính mô hình kinh doanh của họ
Doanh nghiệp xã hội vừa có hoạt động kinh doanh vừa có mục tiêu xã hội đây là điều mà các doanh nghiệp thông thường và các tổ chức từ thiện không thể có.Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội có thể không bù đắpđược hết các chi phí cho mục tiêu xã hội nhưng ít nhất việc bù đắp một phần,
Trang 7-thường là từ 50-70% nguồn vốn (phần còn lại các doanh nghiệp xã hội vẫn có thểdựa vào nguồn tài trợ), sẽ giúp doanh nghiệp xã hội độc lập hơn trong quan hệ vớicác nhà tài trợ để theo đuổi sứ mệnh xã hội của riêng mình và quan trọng hơn là tạođiều kiện để doanh nghiệp xã hội mở rộng được quy mô các hoạt động xã hội củahọ.
- Tái đầu tư lợi nhuận
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môitrường như đã đăng ký Con số 51% này thể hiện mục đích tạo điều kiện và cơ hộicho doanh nghiệp xã hội huy động vốn từ các nhà đầu tư, cổ đông khác bằng việcbảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư từ đó góp phần phát triển bềnvững cho doanh nghiệp xã hội
Mô hình doanh nghiệp xã hội đòi hỏi lợi nhuận phải được tái phân phối trởlại cho hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng là đối tượng hưởng lợi Thựcchất, hai đặc điểm ở trên về hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội là những nét
cơ bản nhất về doanh nghiệp xã hội Yêu cầu tái phân phối lợi nhuận chỉ là tiêu chí
để giúp phân định rõ đặc điểm “vì - lợi nhuận” hay “vì - xã hội” mà thôi Nguyêntắc cơ bản của doanh nghiệp xã hội là không được phân phối lợi nhuận cho cá nhân.Doanh nghiệp xã hội không thể được coi là một con đường làm giàu Muốn làmgiàu cá nhân phải tìm kiếm ở mô hình kinh doanh truyền thống
- Phục vụ nhu cầu của nhóm đáy tháp xã hội
Nhóm đáy xã hội bao gồm nhóm đối tượng bị lề hóa bao gồm người dân ởvùng sâu vùng xa, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi,…vàmột trong những sứ mệnh đặc thù của doanh nghiệp xã hội là phục vụ nhu cầu củanhóm đáy tháp xã hội Bởi trên thực tế kể cả các tổ chức từ thiện hay khu vực chínhphủ cũng không kham nổi gánh nặng phúc lợi xã hội của nhóm đáy và tất nhiên hầuhết các doanh nghiệp tư nhân cũng bỏ qua nhóm này, thay vào đó doanh nghiệp tưnhân lựa chọn các nhóm có khả năng chi trả cao hơn làm khách hàng mục tiêu.Chính vì vậy, doanh nghiệp xã hội đóng vai trò rất quan trọng để lấp đầy khoảngtrống mà cả “thất bại của nhà nước” và “thất bại của thị trường” để lại
Hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp sinh ra để phục vụ chonhững người ở nhóm đáy xã hội, chẳng hạn như:
- Công ty TNHH Thủ công Mai (Mai Vietnamese Handicrafts - MVH) làmột doanh nghiệp xã hội đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho những người thợ thủcông, trong đó phần lớn là phụ nữ nghèo tại các vùng quê hẻo lánh Mục tiêu củaMVH là tạo thu nhập và nâng cao khả năng tự lập của người nghèo và chịu thiệtthòi thông qua thương mại công bằng.2
- Một ví dụ nữa là Doanh nghiệp xã hội Tò he với mục tiêu tạo ra cơ hội chotrẻ em thiệt thòi, khuyết tật cơ hội sáng tạo nghệ thuật độc đáo, từ đó chọn lọc tạo ra
2 Nguồn “http://www.maihandicrafts.com/about.html”
Trang 8các sản phẩm quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng, văn phòng phẩm,…phân phối tại thịtrường Việt Nam và quốc tế.3
1.3 Các loại doanh nghiệp xã hội:
Quá trình nâng cao nhận thức cũng như làm chính sách liên quan đến doanhnghiệp xã hội đều đòi hỏi phải phân biệt rõ ràng doanh nghiệp xã hội với các tổchức lợi nhuận, phi lợi nhuận và các trào lưu xã hội khác nhau
Định vị doanh nghiệp xã hội trong mối tương quan với doanh nghiệp truyềnthống và NGO (Các tổ chức phi chính phủ) Có thể thấy, doanh nghiệp xã hội nằm
ở chính giữa các doanh nghiệp và tổ chức NGO truyền thống, là hai tổ chức gần gũinhất đối với doanh nghiệp xã hội Nếu ở một cực là các doanh nghiệp hoạt động vìmục đích tối đa hóa lợi nhuận tài chính, thì ở cực còn lại là các NGO được thành lậpnhằm theo đuổi lợi ích xã hội thuần túy Ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhậnthức tốt hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và gắn kết các yêu cầu doanhnghiệp vào hoạt động của mình
Doanh nghiệp xã hội được chia ra làm 3 loại chính mặc dù chúng khôngngừng phát triển và có thể thay đổi theo thời gian khi các lĩnh vực mới được tạo ra.Bất chấp những khác biệt cá nhân, tất cả các loại hình doanh nghiệp xã hội đều cốgắng hoạt động trong khi cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và đạt được các mụctiêu xã hội của mình và ta có thể chia doanh nghiệp xã hội thành 3 loại điển hình đólà:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận
- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, định hướng xã hội
Ngoài ra một số nước có nhiều cách phân chia các loại doanh nghiệp xã hộikhác như: 1 Trading Enterprises, 2 Financial Institutions, 3 CommunityOrganizations, 4 Non - Governmental Organizations (NGOs) and Charities và cũng
có nhiều cách chia khác
a Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: (Non-profit Social Enterprises)
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới cáchình thức như: Trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của ngườikhuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành,… Hầu hếtcác doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển lên từ nền tảng NGO(Các tổ chức phi chính phủ) và các tổ chức từ thiện, bên cạnh đó cũng có một
số xác định được mô hình ngay từ khi thành lập Do vậy, tuy rất giống vớicác tổ chức NGO truyền thống, nhưng điểm khác biệt ở các doanh nghiệp philợi nhuận là khả năng đưa ra được những giải pháp mới và sáng tạo để giảiquyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm Nói cách khác, họ đưa ranhững giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội
3 Nguồn “https://www.tohe.vn/pages/mo-hinh-hoat-dong”
Trang 9cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chứcđầu tư vì tác động xã hội.
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận làm tốt với vai trò là chất xúc tácnhằm kêu gọi nguồn lực từ cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội giúp cải thiện đáng
kể đời sống cho những tổ chức, câu lạc bộ, cộng đồng hay cổ đông chịu thiệt thòitrong xã hội Lợi nhuận mà họ thu về được sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu xã hộihoặc môi trường của tổ chức hoặc trả lương cho những người cung cấp dịch vụmiễn phí cho các nhóm người cụ thể
Có thể chia doanh nghiệp xã hội loại này thành ba nhóm dựa trên phươngthức hoạt động, mục tiêu, hiệu quả xã hội và nguồn tài trợ:
- Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trongviệc giải quyết các vấn đề xã hội và được một một bên thứ ba thường là cộng đồng,hoặc nhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động đó Nói cách khác, doanh nghiệp xãhội loại này như một người làm thuê độc lập, tự chủ, đóng vai trò xúc tác, kết nốinguồn lực và mục tiêu xã hội
- Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ công tới nhữngngười chịu thiệt thời và dễ bị tổn thương nhất về kinh tế, những người không đượctiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ theo mức giá thông thường.Mục tiêu của những doanh nghiệp này là đáp ứng yêu cầu và quyền của người dânđang bị những mô hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua
- Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hộinhư những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù…phần lớncác doanh nghiệp xã hội thuộc loại này đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách thànhlập thêm một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức, hoặc thành lập một doanh nghiệpkinh doanh, với lợi nhuận được sử dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức
b Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: (Not - for - profit Social Enterprises)
Đa số các doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận do các doanh nhân xã hộisáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng Ngay từ đầu, doanh nghiệp đãxác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đómục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội Lợinhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội củadoanh nghiệp, tức là họ thường là các tổ chức thành viên tồn tại vì một mục đích cụthể và giao dịch thương mại với mục tiêu hoạt động để tái đầu tư lợi nhuận vàocộng đồng Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường đểgiải quyết vấn đề xã hội và các thách thức trong lĩnh vực môi trường là điểm khácbiệt so với các tổ chức xã hội từ thiện hay các doanh nghiệp thông thường Phần lớncác doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt độngkinh doanh và dịch vụ của họ Có thể nói, đây là lực lượng “tinh túy” của khốidoanh nghiệp xã hội
Trang 10Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận thường đăng ký hoạt động dưới cáchình thức Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanhnghiệp Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp này đăng kýdưới hình thức công ty là họ không muốn xã hội nhìn nhận như đơn vị “đi xin” lòng
từ thiện của cộng đồng Họ nhìn thấy cơ hội tạo giá trị vật chất từ những hàng hóa
và dịch vụ giàu nhân văn mà họ cung cấp cho cộng đồng Bên cạnh đó, việc hoạtđộng như những công ty giúp họ tiếp cận những nguồn vốn và cơ hội kinh doanh đadạng hơn là một tổ chức từ thiện đơn thuần Tuy nhiên, do sứ mệnh xã hội mà họtheo đuổi, các doanh nghiệp xã hội loại này đối mặt với một số thách thức đặc thù
so với các doanh nghiệp thông thường khác:
- Mục tiêu xã hội không cho phép họ “tối đa” hóa lợi nhuận bằng mọi cách.Thay vào đó, phương châm của họ là “tối ưu” hóa lợi nhuận
- Bên cạnh đó, những chi phí kinh doanh như những doanh nghiệp thôngthường, doanh nghiệp xã hội phải chi những “chi phí xã hội” rất lớn
- Do bản chất “hỗn hợp” của mình, doanh nghiệp xã hội thường có nguồnvốn đầu tư khá đa dạng Bên cạnh vốn đầu tư thương mại thông thường, có thể tiếpnhận các nguồn vốn ưu đãi dưới dạng vay dài lãi suất thấp, vốn cổ tức xã hội, hayvốn tài trợ không hoàn lại Mặc dù vậy, việc hiện chưa có quy định rõ ràng trongviệc tiếp nhận các khoản vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đanglàm cho các doanh nghiệp lúng túng trong giải trình thuế và hạch toán kinh doanh
- Doanh nghiệp xã hội áp dụng thước đo hiệu quả khác với doanh nghiệpthông thường Nên cạnh giá trị vật chất, giá trị xã hội mà nó mang lại cho cộngđồng là giá trị tối đa và cần được đo lường và ghi nhận cụ thể
c Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, định hướng xã hội: (Social Business
Ventures)
Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví dụnhư Grameen Bank và BRAC ở Bangladesh, SKS Microfinance ở Ấn độ, BinaSwadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ…Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổchức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM) Các dự án xãhội có xu hướng tận dụng sứ mệnh của họ trong việc xây dựng thương hiệu sảnphẩm của họ Nó cũng có xu hướng tận dụng thị trường, cho nó cái mác “gây ra chủnghĩa tư bản” Một số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:
- Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, cácdoanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội vàchủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạođộng lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường
- Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanhnghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận Nói cách khác mục đích chínhcủa nó không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông, thay vào đó là
Trang 11mục tiêu xã hội/môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung Một phầnđáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư
có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi íchcho nhiều người hơn
- Doanh nghiệp phải tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh để có thể
tự tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối là nhằm để tái đầu tư đối với các mục tiêu về môitrường, xã hội Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi íchvật chất và lợi ích xã hội Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ không hoàn lại cho cáchoạt động chính của doanh nghiệp Các doanh nghiệp xã hội loại này thường hoạtđộng dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mô…
- Các doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận đã nhìn ra cơ hội và chủ trương xâydựng mình với vai trò tạo động lực cho sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo
vệ môi trường Đó cũng là khác biệt lớn của loại hình doanh nghiệp này với các môhình khác Vẫn tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức nhưng doanh nghiệpnày không bị chi phối bởi lợi nhuận.4
1.4 Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp xã hội:
Người chủ sở hữu, người quản lý doanh
nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và
hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và
giấy chứng nhận có liên quan theo quy định
của pháp luật (điểm b Khoản 2 Điều 10 Luật
Doanh nghiệp 2015)
Doanh nghiệp xã hội được nhận viện trợ từ
các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính
phủ và các tổ chức khác của Việt Nam để giải
quyết các vấn đề môi trường, xã hội Ngoài ra,
doanh nghiệp xã hội còn được tiếp nhận viện
trợ phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức
nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt
Nam (điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh
nghiệp 2015; Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định
96/2015/NĐ-CP) Doanh nghiệp xã hội được
hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
được quy định trong Thông tư
96/2015/TT-BTC
Một số cá nhân, tổ chức lợi dụngdoanh nghiệp xã hội để trục lợiriêng Bên cạnh đó, có các cá nhân,
tổ chức lợi dụng sự ủy quyền củacác nhà hảo tâm, các tổ chức việntrợ để kêu gọi tài trợ, quyên góplàm giảm uy tín, sự tin cậy củadoanh nghiệp xã hội
Các quy định pháp lý liên quan đếndoanh nghiệp xã hội còn quá ít vàchưa được chặt chẽ nghiêm ngặt do
đó một số doanh nghiệp khi muốnchuyển đổi mô hình doanh nghiệpcòn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡtrong vấn đề vận hành
Việc tiếp cận và huy động vốn củadoanh nghiệp xã hội còn nhiều hạnchế Do doanh nghiệp xã hội đượcthành lập không vì mục tiêu lợinhuận nên khó khăn trong việc thu
4 Nguồn “Jamviet.com và British council”
Trang 12hút các nhà đầu tư thương mại.
Tiểu kết chương 1:
Trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, mô hình Doanh nghiệp xã hộiđang ngày càng được quan tâm và hỗ trợ phát triển Thông qua các quan điểm đượcnêu về khái niệm Doanh nghiệp xã hội, chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn địnhnghĩa của Doanh nghiệp xã hội ở các khía cạnh khác nhau Một số các doanhnghiệp xã hội tại Việt Nam nói riêng và nước ngoài nói chung đang hoạt động tíchcực như Solar Serve, Soap Cycling giúp chúng ta hình dung dễ hơn về loại hìnhdoanh nghiệp này
Doanh nghiệp xã hội hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạtđộng không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu giải quyết vấn
đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuậnhằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môitrường như đã đăng ký
Doanh nghiệp xã hội được chia làm 3 loại:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Có khả năng đưa ra được những giải
pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm và thuhút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: Lợi nhuận thu được chủ yếu để
sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp Phần lớn cácdoanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt độngkinh doanh và dịch vụ của họ
- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, định hướng xã hội: Mặc dù có tạo ralợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không
bị chi phối bởi lợi nhuận Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tưhoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xãhội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn
Bên cạnh đó, chúng ta cũng bàn về các ưu nhược điểm của mô hình này Chủ
sở hữu doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp xã hội và các nhà đầu tư cần hiểu
rõ những điểm vượt trội để đem lại lợi ích tích cực họ muốn hướng đến cũng nhưnắm vững những thử thách mà họ cần phải đối mặt khi vận hành loại hình doanhnghiệp này
5 Nguồn “https://luatvn.vn/thu-tuc-thanh-lap-dnxh-va-uu-nhuoc-diem-cua-dnxh/” và
“https://luathoangsa.vn/nhung-thong-tin-co-ban-ve-doanh-nghiep-xa-hoi-la-gi-nd78333.html”
Trang 13Chương II: Vai trò của doanh nghiệp xã hội
2.1 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:
2.1.1 Quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:
Theo quy định tại Điều 10 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xãhội phải đáp ứng đủ các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Doanh nghiệp xã hội cũng được lựa chọn loại hình doanh nghiệp như cácdoanh nghiệp khác bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh,Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần… theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
2020 Vì vậy, doanh nghiệp xã hội cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này Ngoài ra, do một số đặc thù nên quyền vànghĩa vụ khác của doanh nghiệp xã hội còn được quy định tại khoản 2 Điều 10 LuậtDoanh nghiệp 2020
a Quy định về quyền của Doanh nghiệp xã hội:
Một là, chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạothuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liênquan theo quy định của pháp luật Đặc biệt, theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệpnhỏ và vừa”, tại khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 14 còn
có những quy định hỗ trợ chi phí về các khoản như giá trị hợp đồng tư vấn hay cáckhóa đào tạo học viên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội.Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thànhlập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội,môi trường vì lợi ích cộng đồng Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗtrợ đầu tư theo quy định của pháp luật
Hai là, doanh nghiệp xã hội được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanhnghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắpchi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 4 Nghịđịnh số 47/2021/NĐ-CP về “Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp”cũng đã khẳng định và hướng dẫn cho quyền này của doanh nghiệp xã hội: (1)Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mụctiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếpnhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài (2) Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tàitrợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn
đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nướcngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sáchkhuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội
Các quy định về quyền này sẽ đi đôi với quy định về nghĩa vụ của Doanhnghiệp xã hội sẽ được nêu dưới đây theo đúng quy định của pháp luật
b Quy định về nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội:
Trang 14Một là, doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyếtvấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợinhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu
đã đăng ký trong suốt quá trình hoạt động (điểm b, c khoản 1 Điều 10 Luật Doanhnghiệp 2020) Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ-CP “Hướngdẫn chi Tiết thi hành Luật Doanh nghiệp” thì trường hợp nội dung Cam kết thựchiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thôngbáo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 05 ngàylàm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu
xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung Theo đó Cơ quan đăng ký kinh doanhthực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thôngtin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngàynhận được thông báo theo các khoản 1 và 2 Điều này Và theo khoản 3 Điều 10Luật Doanh nghiệp 2020 kết hợp với khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 47/2021/NĐ
- CP quy định về “Quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp” thì trườnghợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp
xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xãhội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môitrường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
Hai là, doanh nghiệp xã hội không được sử dụng các khoản tài trợ huy độngđược cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giảiquyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký với Cơ quan có thẩmquyền được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020
Ba là, theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 vàkhoản 2 Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ - CP thì trường hợp được nhận các ưuđãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩmquyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và lập Văn bản tiếp nhận tài trợgồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sảnhoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhậntài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có) Trong thờihạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho
cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèmtheo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ
Trường hợp Doanh nghiệp xã hội vi phạm các nghĩa vụ trên thì sẽ bị xử phạthành chính, cụ thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo khoản
1 Điều 60 của Nghị định số 122/2021/NĐ-CP về “Quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”
Trang 152.1.2 Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam:
Theo Báo cáo nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm,bối cảnh và chính sách” ngày 16/5/2012, ở nước ta gần 200 tổ chức được xem cóđầy đủ các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội Còn theo số liệu từ hệ thống của CụcQuản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4 năm
2020, nước ta có khoảng 114 doanh nghiệp xã hội và chi nhánh, văn phòng đại diệncủa doanh nghiệp xã hội đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh.Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đã và đang hỗ trợ việc xóađói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, đào tạo nghề và tạo cơ hộiviệc làm cho người dân và xã hội Ngoài ra, các doanh nghiệp xã hội còn đang theođuổi mục tiêu vì môi trường như cung cấp các dịch vụ thân thiện với môi trường,nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề môi trường…
Những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp xã hội nhưng số lượng doanhnghiệp xã hội còn quá nhỏ về quy mô cũng như là nguồn lực, các doanh nghiệp xãhội luôn gặp khó khăn do những quy định chồng chéo, chưa rõ ràng trong các vănbản pháp luật
a Thực trạng thực hiện quyền của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam:
Thứ nhất, các doanh nghiệp xã hội khó tiếp cận với các nguồn hỗ trợ Theokhảo sát của Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM) thì hầu hếtcác doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam được thành lập từ vốn đầu tư ban đầu đa phần
là vốn tự đóng góp của các thành viên với quy mô vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, huy độngvốn vay của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong giaiđoạn mới thành lập, quy mô nhỏ Theo nghiên cứu cho thấy thì lãi suất cho vay củangân hàng sẽ cao hơn với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xã hội, thời gianhoàn vốn kéo dài hơn so với dự tính của chủ doanh nghiệp xã hội Trong khi đối vớicác doanh nghiệp thương mại, vốn vay thương mại là nguồn vốn lưu động quantrọng thúc đẩy phát triển kinh doanh thì đối với doanh nghiệp xã hội nguồn tài chínhnày không có ý nghĩa thật sự quan trọng
Mặc dù đã có những văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
xã hội nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận vốn đểkinh doanh, đạt mục tiêu duy trì phát triển doanh nghiệp bền vững và vì mục tiêucộng đồng mà doanh nghiệp đặt ra
Thứ hai, khó khăn về nguồn nhân lực Tuy đã có những chính sách để doanhnghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định, được tiếp nhậnviện trợ phi chính phủ nước ngoài, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân cả trong
và ngoài nước để thực hiện mục tiêu xã hội nhưng những quy định vẫn chưa đầy đủ
và cụ thể nên các doanh nghiệp xã hội vẫn còn gặp khó khăn về thủ tục khi tiếp
Trang 16nhận viện trợ và tài trợ Các quy định này nên được bao quát và cụ thể trong tất cảcác lĩnh vực như thuế, đấu thầu, đầu tư…
b Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam:
Thứ nhất, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận các chính sách hỗ trợ củaChính phủ, các khoản tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để tiếnhành các mục tiêu xã hội Theo Nghị định số 93/2009/NĐ - CP ngày 22/10/2009của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nướcngoài và Thông tư số 07/2010/TT - BKH ngày 30/03/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ - CP thì đối với mỗi khoản tài trợphi Chính phủ, doanh nghiệp xã hội phải thành lập một ban quản lý dự án bao gồmcác bộ phận như bộ phận hành chính, tổ chức hỗ trợ, bộ phận chức năng như kếhoạch, đấu thầu… để quản lý nguồn tài trợ Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các nhàquản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi cũng như minh bạch trong việc tiếpnhận nguồn tài trợ từ tổ chức phi Chính phủ Nhưng đối với doanh nghiệp xã hội,khi áp dụng các điều khoản này sẽ khiến bộ máy quản lý của doanh nghiệp trở nênphức tạp đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều nguồn tài trợ khác nhau Ngoài raviệc tự chủ trong quản lý nguồn vốn của chủ doanh nghiệp xã hội bị giảm đi và phụthuộc vào nhà tài trợ
Thứ hai, các doanh nghiệp xã hội gặp rất nhiều trở ngại, lúng túng trong việcvận hành mô hình kết hợp giữa mục tiêu xã hội với hoạt động kinh doanh trong môitrường pháp lý chưa hoàn thiện Do đặc thù của doanh nghiệp xã hội là kết hợp giữacác hoạt động để đạt mục tiêu xã hội và kinh doanh tạo nguồn doanh thu nên có rấtnhiều khoản chi phí doanh nghiệp không được xem là khoản chi phí hợp lý khấu trừkhi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.6
2.3 Vai trò của các doanh nghiệp xã hội
2.3.1 Tổng quan vai trò của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọngtrong việc giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường Thúc đẩy tăngtrưởng toàn diện, tăng cường gắn kết xã hội, hỗ trợ sự tham gia dân chủ và cung cấpnhững dịch vụ với chất lượng tốt Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiền được chi để
hỗ trợ việc tạo việc làm hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp xãhội đại diện cho một cách sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn so với các phương phápthay thế
Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốtđẹp mang bản sắc chung của toàn xã hội thông qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợnhững người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng Cácvấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ
xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giảiquyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã
6 Nguồn 2218240.html”
Trang 17“https://tailieu.vn/doc/quyen-va-nghia-vu-cua-doanh-nghiep-xa-hoi-theo-phap-luat-viet-nam-hội Trong khuôn khổ này, doanh nghiệp xã hội đã nổi lên như một công cụ hiệuquả để thực hiện các mục tiêu chính sách trong hai lĩnh vực chính của chính sáchkinh tế và xã hội: cung cấp dịch vụ và hòa nhập xã hội, cụ thể:
- Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trongviệc giải quyết các vấn đề xã hội và được một bên thứ ba thường là cộng đồng, hoặcnhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động đó Nói cách khác, doanh nghiệp xã hộinhư một người làm thuê độc lập, tự chủ, đóng vai trò xúc tác, kết nối nguồn lực vàmục tiêu xã hội
Ví dụ: Nhận thấy phương tiện vận chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế củatỉnh Yên Bái quá thô sơ và cũ kỹ dẫn đến cái chết của nhiều người bệnh không đượcđưa đến bệnh viện kịp thời, anh Hiệp lúc đó đang là nhân viên lái xe trong Bệnhviện tỉnh, quyết định cùng hai người nữa góp vốn thành lập Công ty cổ phần dịch vụTrí Đức Họ mua xe cứu thương, đào tạo nhân viên lái xe và đã được Bệnh viện Đakhoa tỉnh Yên Bái cho mượn địa điểm trong Bệnh viện để doanh nghiệp có điểmgiao dịch thuận lợi trong khuôn viên của Bệnh viện Nhận thấy được sự ý nghĩa vàhiệu quả của dịch vụ, Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia sáng đã hỗ trợanh Hiệp Từ kỹ năng lái xe, kế toán, thu thập dữ liệu, phản hồi đến giao tiếp và tiếpthị, chúng tôi đều có thể trợ giúp Trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu tintưởng vào chất lượng và giá cả của Trí Đức và bắt đầu coi trọng Trí Đức hơn Kếtquả là số người sử dụng dịch vụ tăng 160% Sau một năm (2013-2014), doanh thutăng hơn gấp đôi và lợi nhuận tăng 30% Trung tâm Tia Sáng đã giúp Trí Đức quản
lý đào tạo và mở rộng phạm vi dịch vụ vận chuyển cấp cứu tại Yên Bái Ngoài ra,các nhà quản lý và nhân viên của công ty đã được đào tạo thêm, các trường hợpkhẩn cấp ngoài bệnh viện đã được thực hiện và một hệ thống quản lý thông tin bệnhnhân đã được thiết lập
- Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ công tới nhữngngười chịu thiệt thời và dễ bị tổn thương nhất về kinh tế, những người không đượctiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ theo mức giá thông thường.Mục tiêu của những doanh nghiệp này là đáp ứng yêu cầu và quyền của người dânđang bị những mô hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua
Ví dụ: Công ty phục vụ năng lượng mặt trời (Solar Serve), Anh Nguyễn TấnBích - chủ doanh nghiệp Solar Serve cùng với 15 lao động toàn thời gian trong đómột nửa là người khiếm thích, khuyết tật và bốn người thuộc dân tộc Ka Tu ở ĐàNẵng đã liên tục cải tiến những chiếc bếp tiết kiệm điện là nhằm phục vụ cộng đồngnghèo và người dân tại các vùng có nạn phá rừng nghiêm trọng, góp phần làm giảmtập quán sử dụng cây rừng làm củi đun, giảm ô nhiễm không khí trong nhà và manglại lợi ích kinh tế thiết thực cho dân nghèo Hiện tại, Solar Serve đã ủng hộ hàngnghìn hộ gia đình với nhiều loại bếp năng lượng Mặt Trời khác nhau Bên cạnh việcsản xuất, doanh nghiệp còn làm các dịch vụ tư vấn cho các dự án lắp đặt hệ thốngnăng lượng Mặt Trời Được biết đây là thế mạnh của doanh nghiệp và là nguồnmang lại lợi nhuận phục vụ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm
Trang 18- Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hộinhư những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù…phần lớncác doanh nghiệp xã hội đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách thành lập thêm mộtnhánh kinh doanh bên trong tổ chức, hoặc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh,với lợi nhuận được sử dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức.
Ví dụ: Những tấm chăn mang việc làm cho phụ nữ nghèo nông thôn Mụctiêu chính của dự án chính là tạo việc làm bền vững cho phụ nữ nghèo nông thôn.Câu chuyện của những chiếc chăn ấy bắt đầu khi ba người bạn thực hiện một số dự
án làm thầu phụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông quaviệc thành lập tổ chức phi chính phỉ Mekong Plus Nhưng họ nhanh chóng nhận ranhiều trường hợp mà ở đó, người sản xuất trực tiếp - phần lớn là phụ nữ nghèo nôngthôn - không được trả công vì nhiều lí do khác nhau Bên cạnh đó, các sản phẩmcũng không ổn định về chất lượng Sau đó vài năm, họ hợp tác với nha sĩ TrươngDiễm Thanh thành lập doanh nghiệp xã hội Mekong Quilts với mục tiêu tạo việclàm ổn định cho phụ nữ nghèo nông thôn và dùng lợi nhuận có được để hỗ trợ cácchương trình cộng đồng nơi những người phụ nữ này sinh sống
Trong khi cung cấp dịch vụ và hòa nhập xã hội vẫn là những lý do chính để
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xã hội, một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp
xã hội có thể đại diện cho một công cụ khả thi để củng cố sự tham gia của xã hộidân sự trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ
Phát triển xã hội dân sự: Doanh nghiệp xã hội có thể hỗ trợ tính bền vững
về tài chính và quy định của các sáng kiến xã hội dân sự nhằm hỗ trợ các nhóm thiệtthòi Doanh nghiệp xã hội có thể đại diện cho một chiến lược cho các tổ chức xã hộidân sự để huy động các nguồn lực cộng đồng, thúc đẩy quyền công dân tích cực vàphát triển quan hệ đối tác để đổi mới xã hội.7
Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điềuhay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từthiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy Lấy việc mang lại những giá trị tốtđẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản chất của doanh nghiệp cũng nhưlợi thế so với các doanh nghiệp khác Những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thểhiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, nhữngquy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuânthủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảmhọa thiên nhiên…
Ví dụ: Để thấy rõ được vai trò của doanh nghiệp xã hội, ta sẽ tìm hiểu xemviệc có mặt của những doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia có ý nghĩa như thếnào?
2.3.2 Doanh nghiệp xã hội tại một số quốc gia trên thế giới:
Doanh nghiệp xã hội Italy
7 Nguồn “https://unece.org/fileadmin/DAM/ceci/documents/KBD_Newsletter/Issue_4/Noya_OECD.pdf”