pháp luật chủ thể kinh doanh thảo luận chương iv công ty trách nhiệm hữu hạn

24 0 0
pháp luật chủ thể kinh doanh thảo luận chương iv công ty trách nhiệm hữu hạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

=>Do đó, không phải là người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên công ty.- Nhận định Sai- Theo khoản 3 điều 46 Luật DN 2020: “Cô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC

Lớp HC46B -🙥🙧🕮🙥🙧

-PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH

THẢO LUẬN CHƯƠNG IV CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

1 Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó.

2 Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán 3 Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

4 Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu làm Chủ tịch HĐTV.

5 Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp ( Điều 17.2) đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.

6 Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.

7 Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.

8 Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi 9 Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.

10 Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc

Trang 3

I.CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

- Nhận định SAI

- Vì căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định :“ Trường hợpthành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theopháp luật của thành viên đó là thành viên công ty”

- Tuy nhiên, trừ một số trường hợp thì người thừa kế không trở thành thành viên công ty:

● Theo điểm a, khoản 4, Điều 53 thì người thừa kế không muốn trở thành thành viên

● Theo khoản 5 Điều 53 thì người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp được giải quyết theo quy định luật Dân sự =>Do đó, không phải là người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên công ty.

- Nhận định Sai

- Theo khoản 3 điều 46 Luật DN 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổithành công ty cổ phần”.

- Theo khoản 3 điều 74 Luật DN 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành côngty cổ phần”

=> Tóm lại, cả hai công ty TNHH 1tv và công ty TNHH 2tv trở lên đều không thể phát hành cổ phần nhưng có thể phát hành trái phiếu hoặc các chứng khoán khác.

- Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định Nên nhận định trên là sai.

Trang 4

- Nhận định Sai

- Vì theo khoản 3 điều 17 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 “3 Tổ chức, cá nhâncó quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, côngty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừtrường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dânsử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơquan, đơn vị mình; b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theoquy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chốngtham nhũng.” do đó tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản

lý doanh nghiệp thuộc khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vẫn có trường hợp được góp vốn sau thời gian thành lập để trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Theo khoản 4 điều 51 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 “4 Trường hợp công tykhông thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tạikhoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốngóp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên côngty.”

- Nhận định sai

- Theo khoản 1 Điều 56: “Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủtịch Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốccông ty.” Do đó, chủ tịch HĐTV là thành viên của Hội đồng thành viên và

được các thành viên còn lại bầu Nhưng không phải thành viên nào của HĐTV cũng được bầu vì theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ tịch HĐTV là người quản lý doanh nghiệp Do đó, để chủ tịch Hội đồng thành viên thì thành viên đó phải không thuộc đối tượng bị cấm trở thành người quản lý

doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

- Nhận định Đúng

Vì căn cứ Điều 17 LDN thì tổ chức cá nhân có quyền thành lập doanh và quản lý doanh nghiệp nếu không thuộc trường hợp cấm quy định tại khoản 2 điều này.

- Nhận định Sai ( điều 49.2 , điều 57 LDN )

- Theo khoản 2 điều 49 có quy định thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% VĐL hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định hoặc thuộc khoản 3 điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV

- 2 TH dưới 10% vẫn có quyền yêu cầu triệu tập họp hđtv: + Điều lệ cty có quy định 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn 10%

+ Khi công ty có 1 tv sh trên 90% VĐL, nhóm TV còn lại sh dưới 10% vẫn có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV

+ CSPL: khoản 2, 3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Nhận định Sai.

- Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc tăng vốn điều lệ có thể bằng cách tăng vốn góp của các thành viên Theo khoản 2 Điều

68 thì tăng vốn góp của các thành viên: “Trường hợp tăng vốn góp của thànhviên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng vớiphần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.” Tức là các thành viên hiện

hữu của công ty sẽ góp thêm vốn vào công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty, trong trường hợp này thì tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên trong vốn điều lệ của công ty sẽ không thay đổi.

Trang 6

- Đây là nhận định đúng.

- Căn cứ theo khoản 3,4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

"3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hànhcổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành tráiphiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 vàĐiều 129 của Luật này."

- Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phép phát hành trái phiếu và việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên áp dụng Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020 Tuy nhiên đối với trái phiếu chuyển đổi có thể hiểu là một loại trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai, do đó việc phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng đồng nghĩa với việc phát hành cổ phần Mà theo khoản 3 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần vì vậy Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.

- Nhận định sai

- Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2020: “Hợpđồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữuvới chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phảiđược ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty” Như vậy, hợp

đồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở hữu

Trang 7

công ty không cần phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh mà chỉ cần ghi chép và lưu giữ thành hồ sở riêng của công ty.

- Nhận định: SAI.

- Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 86: “Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quyđịnh khác, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốchoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợpđồng, giao dịch trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo theonguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có liên quan đếncác bên không có quyền biểu quyết.”

=> Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV chấp thuận với 2 điều kiện là trong thời hạn 10 ngày và theo nguyên tắc đa số.v

I TÌNH HUỐNG

Chế độ tài chính công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH X (Công ty X) có 04 thành viên với tỷ lệ vốn góp như sau: A (10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D (40% vốn điều lệ) Giá trị vốn điều lệ công ty là 02 tỷ đồng

(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng thì có những cách thứctăng vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 nhưsau:

- Tăng vốn góp của các thành viên hiện hữu:

+ Vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty => tỷ lệ vốn góp không thay đổi

Trang 8

+ Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 Luật này

+ Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại qua phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác

- Tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới: trong trường hợp này, số lượng thành viên của công ty sẽ tăng thêm và tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên hiện hữu trong công ty có thể thay đổi.

Giả sử Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệtương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì có phù hợp với quy định củaLuật Doanh nghiệp không? Giải thích

=> Không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 Vì khi thành viên góp vốn bằng một tài sản cố định nào đó thì tài sản này sẽ trở thành tài sản của công ty kể từ ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn Khi giá trị tài sản này tăng lên thì được xác định là tài sản của công ty tăng lên và công ty không được điều chỉnh tăng vốn điều lệ, thành viên công ty không được điều chỉnh tăng phần vốn góp của mình theo mức tăng lên của phần giá trị tài sản đã góp vốn trước đó Nghĩa là chỉ có giá trị tài sản tăng lên, và tài sản này đã thay đổi chủ sở hữu Phần vốn góp của A vẫn không đổi, vì vẫn là tài sản đó, nên vốn điều lệ của công ty cũng không thay đổi (tăng lên).

(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phảilàm gì?

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 về chuyển

nhượng phần vốn góp như sau: “Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51,khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty TNHH hai thànhviên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp củamình cho người khác theo quy định sau đây:

Trang 9

a) Chào bán phần vốn góp đó cho thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phầnvốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán Như vậy, điều này cónghĩa, thành viên muốn chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp, trướchết phải chào bán cho tất cả các thành viên còn lại của công ty với cùng điều kiệntheo tỷ lệ tương ứng cho những thành viên còn lại.

b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại theoquy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viêncòn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngàychào bán”.

- Theo đó, việc A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải tuân theo các quy định nêu trên.

A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồnghoặc 100 triệu đồng hay không? Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệcủa công ty có thay đổi không?

- A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng hoặc 100 triệu đồng theo thỏa thuận với người mua trước đó hoặc căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm đó Việc A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty không thay đổi Do cái ta quan tâm trong trường hợp này là việc A chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, nghĩa là việc chuyển từ chủ sở hữu phần vốn góp này qua chủ sở hữu khác Phần vốn góp đó chỉ đổi chủ sở hữu chứ không tăng thêm hay mất đi Nên vốn điều lệ của công ty không thay đổi.

(3) B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV, thì B có thể yêu cầuCông ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty hay không?

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 LDN 2020 như sau: “Thành viên cóquyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏphiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viênvề vấn đề sau đây:

Trang 10

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền vànghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty”.

- Theo đó, bên cạnh điều kiện B đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên thì đồng thời quyết định mà B đã bỏ phiếu không tán thành phải có nội dung thuộc các vấn đề được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật này.

Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, Bcó thể bán phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng hay không?

- Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tạikhoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đótheo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điềulệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá…” Như vậy, trong

trường hợp trên, B có thể bán phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng trong trường hợp hai bên đã có thỏa thuận về giá, theo giá thị trường hoặc Điều lệ công ty có quy định.

Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thayđổi không?

- Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi Vì căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì một trong các phương thức làm giảm vốn điều lệ là: Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật này khi thành viên đó yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về một số vấn đề theo quy định Như vậy, nếu Công ty mua lại phần vốn góp của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ của công ty sẽ bị giảm 20% tức 400 triệu, tổng tài sản giảm 1 tỷ.

Trang 11

(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viêncông ty X không?

● M được tặng toàn bộ phần vốn góp của A?

- Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trườnghợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tạicông ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công tytheo quy định sau đây:

a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản nàythì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viênchấp thuận”.

- Theo đó, nếu M muốn trở thành thành viên của Công ty thì M phải thỏa mãn các điều kiện được nêu ở quy trên.

● N được thừa kế phần vốn góp của B?

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp thànhviên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luậtcủa thành viên đó là thành viên công ty” Như vậy, N có thể trở thành thành

viên của công ty, ngoại trừ các trường hợp sau đây:

+ Người thừa kế không muốn trở thành thành viên (điểm a k4 Đ53) + Người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần

vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự (khoản 5 Điều 53)

+ Thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17

● Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C

- Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trườnghợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán cóquyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:

a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

Trang 12

b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52của Luật này”.

→ Như vậy, nếu Y muốn trở thành thành viên của công ty thì phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Cuộc họp HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Công ty TNHH X (Công ty X) có 05 thành viên, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng.

(1)A sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X thì A có quyền triệu tập họpHĐTV không?

- A không có quyền triệu tập họp HĐTV mà chỉ có quyền yêu cầu CT HĐTV triệu tập họp Nhưng theo điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp năm

2020 “2 Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thànhviên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệcông ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyềnsau đây: a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đềthuộc thẩm quyền; 3 Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốnđiều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tạikhoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tạikhoản 2 Điều này.” thì trong trường hợp CT HĐTV sau 15 ngày không triệu tập

HĐTV theo yêu cầu chính đáng của thành viên thì thành viên có quyền đứng ra triệu tập họp HĐTV.

CSPL: điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, khoản 1 Điều 57 Luật DN

A sở hữu 10% vốn điều lệ của công ty nên chỉ được quyền yêu cầu triệu tập mà không có quyền triệu tập Đồng thời, theo quy định của Luật DN nếu Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp HĐTV theo yêu cầu của A trong thời hạn 15 ngày thì lúc này A mới có quyền đứng ra triệu tập họp HĐTV (quyền triệu tập họp HĐTV là quyền đương nhiên của Chủ tịch, nhưng nếu Chủ tịch vi phạm quyền đó thì A mới có

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan