1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Buổi thảo luận chương 6 kỷ luật lao động trách nhiệm bồi thường thiệt hại

34 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Chương 6 Kỷ Luật Lao Động - Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại
Tác giả Lương Thụy Phương Anh, Nguyễn Đức Trâm Anh, Tạ Nguyễn Duy Lâm, Trần Ngọc Khánh Linh, Trần Thị Diễm Ngọc, Du Tấn, Châu Mỹ Uyên, Dương Tường Vy
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Chiến
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 354,7 KB

Nội dung

Trước nay, ôngchỉ nhận được 01 thư mời của Công ty yêu cầu tới tham dự phiên họp xem xét xử lýkỷ luật nhưng do ông bận nên không đến tham gia; tuy nhiên, ông có gởi thư phản hồigiải trìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Buổi thảo luận chương 6

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG-TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Bộ môn: Luật Lao động

Giảng viên: TS Đinh Thị Chiến

NHÓM 6 – CLCQTL46B

Trang 3

MỤC LỤC 1.Tình huống số 1: Tranh chấp giữa ông Lê Kỳ A (nguyên đơn) và Công ty

2 Tình huống số 2 : tranh chấp giữa ông Trần Văn U (nguyên đơn) và Công ty

3 Tình huống số 3 : tranh chấp giữa chị Phạm Thị H (nguyên đơn) và Công ty

Trang 4

CHƯƠNG 6: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG-TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT

24/02/2022 V/v tranh chấp lao động “xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”

Trang 5

Ngày 22/4/2020, ông làm thư phúc đáp gửi đến phía T theo Công văn sốCV.T.150420.02 để yêu cầu phía T làm rõ các căn cứ chứng minh ông vi phạm màphía Công ty đưa ra đối với ông Tuy nhiên, Công ty không phản hồi Trước nay, ôngchỉ nhận được 01 thư mời của Công ty yêu cầu tới tham dự phiên họp xem xét xử lý

kỷ luật nhưng do ông bận nên không đến tham gia; tuy nhiên, ông có gởi thư phản hồigiải trình cho Công ty là ông bận không tham dự được và giải trình những vấn đề choCông ty

Đến ngày 12/05/2020, Công ty ra quyết định sa thải ông với các nội dung saiphạm như sau:

- Thiếu trách nhiệm trong thực thi công việc gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích củaCông ty;

- Không kê khai mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp;

- Kê giá bán chanh nội địa để hưởng chênh lệch;

- Thành lập Công ty riêng và hợp tác xã kinh doanh cùng ngành nghề với Công tytrong thời gian bị đình chỉ công việc

Quyết định sa thải này Công ty không thông báo cho ông được biết và ra Quyếtđịnh sa thải trong khi ông đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Ngoài ra, vào ngày 17/04/2020, Công ty đã chiếm đoạt số điện thoại 0919159922 củaông đã sử dụng từ năm 2004 Bên cạnh đó, Công ty cũng tự ý đăng nhập và chiếmđoạt tài khoản Zalo của ông, lấy trộm các thông tin cá nhân của ông sau khi chiếmđoạt sim điện thoại

Câu hỏi:

Giả sử lời trình bày trên của nguyên đơn là đúng sự thật, anh chị hãy cho biết:

1 Với các hành vi sai phạm và công ty T cáo buộc ông A, thì công ty có thể xử lý

kỷ luật lao động đối với ông A được hay không? Vì sao?

Các hành vi sai phạm mà công ty T đưa ra cáo buộc ông A để xử lý kỷ luật lao động

đó là:

Thứ nhất, ông A đã không kê khai mối quan hệ với khách hàng và nhà cungcấp của Công ty để tránh các xung đột về lợi ích, vi phạm Điều 21 của Nội quy laođộng của Công ty Căn cứ theo Điều 25.3 của Nội quy lao động, hành vi vi phạm này

Trang 6

của Ông A có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải Cụ thể hành vi vi phạm củaông A đã không kê khai mối quan hệ với các nhà cung cấp của Công ty như sau:

1 Công ty Trách nhiệm hữu hạn G, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệplần đầu vào ngày 28 tháng 02 năm 2020, ông A là chủ sở hữu và người đại diện theopháp luật của công ty, có cùng ngành nghề kinh doanh với bị đơn, được thành lậptrong khoảng thời gian ông A bị tạm đình chỉ công việc tại Công ty nhưng vẫn còn làngười lao động của Công ty

2 Hợp tác xã O, được cấp giấy chứng nhận đăng ký lần đầu vào ngày 30/3/2020, ông

A là Phó Giám đốc của Hợp tác xã, thành lập trong khoảng thời gian ông A bị tạmđình chỉ công việc, có cùng ngành nghề kinh doanh với Công ty bị đơn, đại diện làmviệc trực tiếp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu G – một đối tác

mà ông A đã và đang làm việc dưới danh nghĩa của Công ty bị đơn

3 Công ty Cổ Phần D, được thành lập năm 2013, bà Trần Thị Kiều Nương là vợ hợppháp của ông A, cũng là cổ đông góp vốn công ty, tỷ lệ 10%, có cùng ngành nghềkinh doanh với Công ty bị đơn, được thành lập trong khoảng thời gian ông A là ngườilao động của Công ty

Thứ hai, ông A đã lợi dụng chức vụ để tư lợi, vi phạm nghiêm trọng Điều 21của Nội quy lao động quy định về “nghiêm cấm tất cả hành động lợi dụng chức vụcông việc để tư lợi”, cụ thể các vườn chanh ở các cồn Thủy Tiên, cồn Bần, cồn Lát,cồn Cái Gà, Nha Mân của Nhà vườn L, ông A đã lợi dụng chức vụ của mình làTrưởng phòng kỹ sư nông nghiệp đề nghị Công ty mua và cấp 12.000 cây giống chocác vườn này với tổng chi phí 180.000.000đ Ngoài ra, ông A còn chỉ đạo và điềuđộng nhân lực của Công ty tham gia dự án Cà Mau, một dự án hoàn toàn không phảicủa Công ty nhưng Công ty đã phải trả rất nhiều chi phí nhân công cho dự án này

Thứ ba, ông A đã có hành vi kê cao giá bán chanh của Công ty nhiều lần đểhưởng chênh lệch giá, vi phạm nghiêm trọng Điều 25.3 của Nội quy lao động Điềunày đã được chính ông A thừa nhận với người đại diện pháp luật của Công ty là ông S.Với các hành vi sai phạm và công ty T cáo buộc ông A, thì công ty không thể xử lý kỷluật lao động đối với ông A vì:

Trang 7

Về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minhđược lỗi của người lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 Bộ luật Laođộng 2012.

Xét thấy, Công ty cho rằng nguyên đơn vi phạm Nội quy lao động của Công tynên ngày 17/01/2020 có Quyết định Tạm đình chỉ công việc nhân viên để điều trahành vi vi phạm của ông A; tuy nhiên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn G được thànhlập ngày 28/02/2020; Hợp tác xã O được thành lập ngày 30/3/2020, ông A thành lậphai công ty trên sau thời gian ông A bị tạm đình chỉ công việc; còn đối với Công ty CổPhần D, được thành lập năm 2013, bà Trần Thị Kiều N là vợ hợp pháp của ông A; xétthấy, bà Nương và ông A đã ly hôn, ông A đã kết hôn với bà Nguyễn Thị Thúy A vàongày 10/01/2019; hơn nữa, bị đơn không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minhnhững Công ty nêu trên có mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp với Công ty bịđơn và nếu có mối quan hệ khách hàng, nhà cung cấp với Công ty bị đơn thì hành vi

vi phạm đó của người lao động xảy ra khi nào, có còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao độngtheo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động hay không Do đó, các căn cứ bị đơn đưa

ra để xử lý kỷ luật sa thải ông A là không có cơ sở, không được chấp nhận

Đối với việc bị đơn cho rằng ông A lợi dụng chức vụ để tư lợi, có hành vi kê cao giábán chanh của Công ty nhiều lần để hưởng chênh lệch giá nhưng không cung cấpđược chứng cứ chứng minh cho những hành vi này Do đó, các căn cứ bị đơn đưa ra

để xử lý kỷ luật sa thải ông A là không có cơ sở, không được chấp nhận

Đối với việc bị đơn cho rằng ông A lợi dụng chức vụ để tư lợi khi có quan hệ không

rõ ràng với nhà vườn L Xét thấy, mối quan hệ của ông A với nhà vườn L có quan hệkhông rõ ràng trong thời gian ông A đang làm việc tại Công ty thể hiện qua việc giaodịch chuyển khoản giữa ông A với ông G, ông L; việc ông A thuê mướn, trả tiền côngcho công nhân của nhà vườn L là có thật; tuy nhiên, bị đơn cũng chưa cung cấp đượcchứng cứ đầy đủ chứng minh việc ông A tư lợi và khoản tiền tư lợi là bao nhiêu Do

đó, căn cứ của bị đơn đưa ra để xử lý kỷ luật sa thải ông A là không có cơ sở, khôngđược chấp nhận

Bên cạnh đó, việc Công ty ra Quyết định xử lý kỷ luật ông A vào ngày12/5/2020 khi ông A đang có 01 con là Lê Nguyễn Quang Đ, sinh ngày 08/02/2020,dưới 12 tháng tuổi nên vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại

Trang 8

điểm d khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động và Điều 29 Nghị định 05/NĐ-CP ngày12/01/2015 của Chính phủ, cụ thể: “Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luậtlao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp phápđang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi” Do đó, Quyết định xử lý kỷ luật sa thải ông Angày 12/5/2020 của Công ty T là trái pháp luật.

2 Anh chị hãy xác định xem trình tự thủ tục mà công ty áp dụng để tiến hành việc xử lý kỷ luật đối với ông A có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Các bước thủ tục pháp lý Công ty đã tiến hành khi áp dụng biện pháp xử lý kỷluật sa thải đối với ông A:

1 Tổ chức cuộc họp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của Công ty để thảo luận vềviệc tạm ngừng công việc đối với ông A;

2 Ra Quyết định tạm đình chỉ công việc số CV.T.170120.01 ngày 17 tháng 1 năm

2020 đối với ông A, tạm đình chỉ công việc của ông A trong thời hạn 90 (chín mươi)ngày, kể từ ngày 20/01/2020 đến ngày 18/4/2020 để điều tra các hành vi vi phạm củaông A;

3 Gửi thư mời tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho ông A vào các ngày15/4/2020, 24/4/2020 và ngày 04/5/2020

4 Tổ chức ba (03) cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đối với ông A vào các ngày:24/04/2020; ngày 04/05/2020 và ngày 12/05/2020

5 Ban hành Quyết định về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải sốT.QDST.12052020.01 ngày 12/05/2020 đối với ông A, có hiệu lực kể từ ngày13/05/2020

Như vậy, trình tự thủ tục mà công ty áp dụng để tiến hành việc xử lý kỷ luậtđối với ông A trái với quy định của pháp luật hiện hành theo như quy định tại Điều 70

NĐ 145/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:

“Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao độngđược quy định như sau:

1 Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy

ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thôngbáo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên,

Trang 9

người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi Trường hợp người

sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi viphạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động

2 Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của

Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động nhưsau:

a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sửdụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷluật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luậtlao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báotrước khi diễn ra cuộc họp;

b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dựhọp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xácnhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động Trường hợp một trong các thànhphần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thìngười lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểmhọp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết địnhthời gian, địa điểm họp;

c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địađiểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này Trường hợp một trong cácthành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộluật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng laođộng vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

3 Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông quatrước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tạiđiểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không

ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nộidung biên bản

4 Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của

Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử

Trang 10

lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm

c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.”

Xét về các bước:

Đầu tiên, công ty không tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổchức đại diện người lao động tại cơ sở mà ông A là thành viên cũng như không đưa rađược bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm của ông A

Không thông báo cho ông A rõ các thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật

Ban hành quyết định xử lý kỷ luật nhưng không thông báo cho ông A biết

3 Công ty phải chịu trách nhiệm gì với hành động trên của mình hay không? Vì sao?

Công ty phải chịu trách nhiệm cho hành động trên của mình vì Quyết định kỷluật sa thải ông A là trái pháp luật Do Quyết định xử lý kỷ luật sa thải của bị đơn đốivới ông A là trái pháp luật nên theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao độngngười sử dụng lao động phải trả tiền lương cho người lao động trong những ngàykhông được làm việc; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cộng với ít nhất 02 thángtiền lương và trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Luật Lao động

Bồi thường do sa thải trái quy định làm gia đình ông lâm vào hoàn cảnh khó khăn dođang nuôi con nhỏ mới sinh theo Khoản 3 Điều 37 BLLĐ

2 Tình huống số 2 2 : tranh chấp giữa ông Trần Văn U (nguyên đơn) và Công ty

Cổ phần S Việt Nam (bị đơn)

* Theo đơn khởi kiện; bản tự khai; biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp,tiếp cận, công khai chứng cứ; biên bản hòa giải và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơnông Trần Văn U trình bày:

Ông Trần Văn U vào làm việc tại Công ty Cổ phần S Việt Nam (gọi tắt là Công ty Shoặc Công ty) từ năm 2018 với công việc chạy xe nâng bộ phận đúc Giữa ông U vàCông ty S có ký kết hợp đồng lao động: Lần 1 ký vào năm 2018 (hiện nay ông Ukhông giữ bản hợp đồng này) và Hợp đồng lao động ngày 24/6/2019 có thời hạn 24tháng kể từ ngày 24/6/2019 đến ngày 24/6/2021

2 Tham khảo: Bản án số 03/2022/LĐ-PT của tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương ngày

19/5/2022 V/v tranh chấp lao động “xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”

Trang 11

Theo Hợp đồng lao động ngày 24/6/2019 thì mức lương cơ bản của ông U là4.987.500 đồng, phụ cấp gồm phụ cấp chuyên cần 250.000 đồng, tiền nhà 300.000đồng, tiền xăng 200.000 đồng, độc hại 400.000 đồng Công ty có đóng tiền bảo hiểm

xã hội cho ông U từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2020

Ngày 23/3/2020, ông U nhận được Quyết định xử lý kỷ luật có nội dung sa thải ông U

kể từ 12 giờ 00 phút ngày 23/3/2020 Lý do sa thải: Công ty cho rằng vào ngày22/11/2019 và ngày 20/3/2020 ông U rời bỏ vị trí làm việc, nghe điện thoại trong thờigian làm việc, có thái độ thách thức, chửi tục cấp trên, bị xử lý lập biên bản Nhưngtrên thực tế, ông U chỉ vi phạm một lần vào ngày 22/11/2019 và Công ty tiến hành lậpbiên bản cùng ngày có sự tham gia của ông U Ngày 20/3/2020, bộ phận nhân sự Công

ty cho rằng ông U vi phạm nội quy và ký biên bản để chuyển vị trí làm việc và bộphận nhân sự có bảo ông U ra vị trí gần phòng bảo vệ ngồi đợi để sắp xếp công việckhác Như mọi hôm, ông U vẫn đi vào Công ty ngồi đợi thì bộ phận nhân sự gọi ông

U lên văn phòng Công ty để nhận quyết định xử lý kỷ luật và quyết định sa thải Ông

U liên hệ bộ phận nhân sự và được giao quyết định xử lý kỷ luật và Biên bản xử lý kỷluật cùng ngày 23/3/2020 Từ ngày 23/3/2020 Công ty S không cho ông U vào làmviệc nữa Ông U cho rằng, trong thời gian Công ty lập biên bản, họp xử lý vi phạm vàban hành quyết định xử lý kỷ luật ông U đều có đi làm Ông U khẳng định có vi phạmlần 1, nhưng không vi phạm lần 2 và lần 3 Công ty không có lập biên bản vi phạm lần

2, lần 3 và ông U không nhận được bất kỳ thông báo tham gia họp lần 2, 3 hay quyếtđịnh xử lý kỷ luật của lần 2

Như vậy, việc Công ty sa thải ông U là vi phạm quy định pháp luật về lao độngvì:

1 Về lý do áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với ông U:

Theo quy định tại khoản 4 mục C Điều 26 Nội quy lao động Công ty thì áp dụng hìnhthức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp: “Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dàithời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷluật cách chức mà tái phạm” Như vậy, Công ty chỉ được áp dụng hình thức xử lý kỷluật sa thải đối với người lao động trong trường hợp người lao động đang bị áp dụnghình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm Tuy nhiên, ông Uchỉ mới vi phạm một lần vào ngày 22/11/2019 và tại thời điểm vi phạm ông U chưa

Trang 12

từng bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương Do đó, Công tycăn cứ vào lý do trên để xử lý kỷ luật sa thải đối với ông U là không đúng, không cócăn cứ

2 Về trình tự xử lý kỷ luật sa thải đối với ông U:

Vào ngày 23/3/2020, Công ty tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật với ông U và lập Biênbản xử lý kỷ luật Tuy nhiên, Công ty không mời ông U tham gia vì vậy ông U khôngbiết và không được tham gia phiên họp xử lý kỷ luật đối với mình Do đó, ông Ukhông thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại phiên họp xử lý kỷ luật Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 28 Nội quy lao động của Công ty thì thẩm quyền

áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc về Tổng Giám đốc Công ty Trường họpTổng Giám đốc vắng mặt phải có văn bản ủy quyền cho người khác Nhưng tại Quyếtđịnh xử lý kỷ luật ngày 23/3/2020 của Công ty Casting, người ký quyết định xử lý kỷluật đối với ông U là ông Y – Chức vụ Giám đốc điều hành, không phải là Tổng giámđốc, đồng thời tại quyết định xử lý kỷ luật cũng không thể hiện việc ông Y được Tổnggiám đốc ủy quyền việc xử lý kỷ luật đối với ông U

Ông U yêu cầu Công ty phải trả cho ông U tổng số tiền 168.212.744 đồng, bao gồm:

- Tiền lương những ngày không được làm việc tính từ ngày 23/03/2020 đến ngày24/6/2021 là 01 năm 3 tháng x 7.533.500 đồng = 113.002.500 đồng;

- 02 tháng tiền lương sa thải trái pháp luật: 02 tháng x 7.462.000 đồng = 15.067.000đồng;

- Tiền bảo hiểm xã hội trong những ngày không được làm việc tính từ ngày23/03/2020 đến ngày 26/4/2021 là 01 năm 3 tháng x 5.865.788 đồng x 28,5% =25.076.244 đồng;

- Bồi thường 02 tháng tiền lương do người sử dụng lao động không muốn nhận ngườilao động trở lại làm việc: 02 tháng x 7.462.000 đồng = 15.067.000 đồng;

Hiện ông U đã được thanh toán xong tiền bảo hiểm xã hội và đã nhận lại Sổ bảo hiểm

xã hội

* Tại bản tự khai; biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, côngkhai chứng cứ; biên bản hòa giải và tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện theo ủyquyền của bị đơn Công ty Cổ phần S Việt Nam là ông Lương Thiện trình bày:

Trang 13

Bị đơn đồng ý với lời trình bày của nguyên đơn về việc ông Trần Văn U có làm việctại Công ty Cổ phần S Việt Nam từ năm 2018, công việc của ông U tại Công ty làchạy xe nâng bộ phận đúc Giữa Công ty và ông Trần Văn U có ký kết Hợp đồng laođộng; lần 1 ký vào năm 2018 thời hạn 01 năm từ 24/6/2018 đến 24/6/2019; lần 2 vàongày 24/6/2019, thời hạn 24 tháng kể từ ngày 24/6/2019 đến ngày 24/6/2021

Về mức lương: Theo Hợp đồng lao động ngày 24/6/2019 thì mức lương cơ bản củaông U là 4.987.500 đồng, phụ cấp gồm phụ cấp chuyên cần 250.000 đồng, tiền nhà300.000 đồng, tiền xăng 200.000 đồng, độc hại 400.000 đồng Đối với các khoản phụcấp, hỗ trợ thì khi nào người lao động đi làm và đáp ứng đủ điều kiện mới đượchưởng

Về xử lý kỷ luật sa thải đối với ông Trần Văn U: Quá trình làm việc tại Công ty, ông

U đã được phổ biến và hiểu rõ các quy tắc làm việc, nội quy lao động của Công tynhưng ông U nhiều lần vi phạm nội quy và thỏa thuận hợp đồng đã ký kết Công ty đãnhiều lần nhắc nhở cũng như lập biên bản vi phạm đối với ông U về việc không chấphành nội quy lao động nhưng ông U không có tinh thần thiện chí khắc phục mà còn cóthái độ thách thức, tiếp tục vi phạm nội quy lao động nên buộc Công ty phải thực hiệnbước xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với hành vi vi phạm của ông Ubằng Quyết định xử lý kỷ luật ngày 23/3/2020 Cụ thể như sau:

- Khi tiến hành ký lại hợp đồng lao động với ông U thì Công ty có đánh giá thái độlàm việc của ông U: Tính hợp tác chưa cao, thường xuyên sử dụng điện thoại, nhưngCông ty vẫn ký hợp đồng lao động với ông U và yêu cầu ông U khắc phục

- Ngày 12/01/2019, Công ty có lập biên bản về việc ông U nghỉ không phép và ông U

có cam kết sẽ khắc phục

- Ngày 22/11/2019, ông U vi phạm sử dụng điện thoại trong thời gian làm việc, rời bỏ

vị trí làm việc, vi phạm này đã được lập biên bản và ông U đã ký tên vào biên bản.Sau đó, Công ty có thông báo cho ông U về việc sẽ tiến hành họp xử lý hành vi viphạm của ông U nhưng ông U không nhận và cũng không tham gia Công ty đã tiếnhành họp và ra Quyết định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động ngày09/12/2019 đối với ông U theo hình thức khiển trách bằng văn bản Công ty tiến hànhgiao quyết định trên cho ông U nhưng ông U không nhận

Trang 14

- Ngày 12/12/2019, ông U tiếp tục vi phạm khi sử dụng điện thoại trong thời gian làmviệc Công ty đã lập biên bản vi phạm, nhưng ông U không ký tên Công ty gửi đếnông U thông báo mời họp, nhưng ông U không nhận Công ty tiến hành họp, nhưngông U không tham gia Ngày 19/12/2019, Công ty ra quyết định về việc áp dụng hìnhthức kỷ luật lao động đối với ông U theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương vàtiến hành giao cho ông U, nhưng ông U không nhận

- Ngày 20/3/2020, ông U tiếp tục có hành vi vi phạm sử dụng điện thoại trong thờigian làm việc Công ty đã lập biên bản vi phạm, nhưng ông U không ký tên Công tygửi đến ông U thông báo mời họp, nhưng ông U không nhận Công ty tiến hành họp,ông U có tham gia nhưng không có ý kiến, đến khi ký biên bản kết thúc cuộc họp thìông U lớn tiếng, thách thức và tự ý cầm 01 biên bản ra khỏi Công ty Sự việc nêu trên

có sự chứng kiến của những người tham gia cuộc họp và có chứng kiến của Côngđoàn cơ sở Ngày 23/3/2020, Công ty ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với ông

U theo hình thức sa thải và tiến hành giao cho ông U, nhưng ông U không ký nhận

Tất cả trình tự thủ tục xử lý vi phạm của ông U là phù hợp với nội quy Công ty

và quy định của pháp luật lao động Do đó, bị đơn không đồng ý với toàn bộ yêu cầukhởi kiện của nguyên đơn

xử lý kỷ luật đối với ông U làTổng giám đốc Công ty, thếnhưng trong quyết định xử lý

kỷ luật ngày 23/3/2020 của

Về xử lý kỷ luật ông Trần VănU:

+ Ông U đã nhiều lần vi phạmnội quy và thỏa thuận hợpđồng đã ký kết - Công ty đãnhiều lần nhắc nhỡ cũng nhưlập biên bản vi phạm đối vớiông

+ Ông U không có tinh thầnthiện chí khắc phục mà còn cóthái độ thách thức nên buộc

Trang 15

công Ty Casting, thì người kýquyết định xử lý kỷ luật làGiám đốc điều hành, và không

có sự uỷ quyền của TổngGiám đốc

+ Vào ngày 22/11/2019,12/12/2019 và ngày20/3/2019, Công ty đã lập biênbản vi phạm đối với ông U khiông vi phạm nội quy của công

ty và công ty đã tiến hành họp

để xử lý kỷ luật Thế nhưngcăn cứ vào điểm a khoản 2Điều 70 Nghị quyết 145/NĐ-

CP thì “Trong thời hiệu xử lý

kỷ luật lao động người sửdụng lao động tiến hành họp

xử lý kỷ luật lao động thì Ítnhất 05 ngày làm việc trướcngày tiến hành họp xử lý kỷluật lao động, người sử dụnglao động thông báo về nộidung, thời gian, địa điểm tiếnhành cuộc họp xử lý kỷ luậtlao động, họ tên người bị xử lý

kỷ luật lao động, hành vi viphạm bị xử lý kỷ luật lao độngđến các thành phần phải tham

dự họp quy định tại điểm b, ckhoản 1 Điều 122 Bộ luật laođộng 2019 bảo đảm các thànhphần này nhận được thông báotrước khi diễn ra cuộc họp”

Thế nhưng, công ty chỉ gửiđến ông U thư mời họp, chứkhông thông báo đến chonhững người tổ chức đại diệnngười lao động

+ Căn cứ vào khoản 3 Điều 70Nghị quyết 145/NĐ-CP thì

công ty phải thực hiện bước

xử lý kỷ luật lao động theohình thức sa thải bằng Quyếtđịnh xử lý kỷ luật ngày23/03/2020

+ Ngày 12/01/2019, Công ty

có lập biên bản về việc Ông Unghỉ không phép và ông U cócam kết sẽ khắc phục

+ Ngày 22/11/2019, ông U viphạm sử dụng điện thoại trongthời gian làm việc và rời bỏ vịtrí làm việc, vi phạm này đượclập biên bản và ông U đã kýtên vào biên bản

+ Sau đó, Công ty có thôngbáo cho ông U về việc tiếnhành họp xử lý hành vi viphạm của ông U nhưng ông Ukhông nhận và cũng khôngtham gia

+ Công ty họp và ra quyếtđịnh đối với ông U ngày09/12/2019 theo hình thứckhiển trách bằng văn bảnnhưng ông U không nhận+ Ngày 12/12/2019, ông Utiếp tục vi phạm khi sử dụngđiện thoại Công ty đã lập biênbản và thông báo mời họpnhưng ông U không ký tên vàkhông nhận họp

+ Ngày 19/12/2019, công ty raquyết định áp dụng hình thức

kỷ luật lao động theo hìnhthức kéo dài thời gian nânglương nhưng ông U khôngnhận

+ Ngày 20/03/2020, ông Utiếp tục vi phạm hành vi sửdụng điện thoại Công ty đãlập biên bản vi phạm nhưngông U không ký tên

+ Sau đó, họ tiến hành mởcuộc họp có ông U tham gia

Trang 16

“Nội dung cuộc họp xử lý kỷluật lao động phải được lậpthành biên bản, thông quatrước khi kết thúc cuộc họp và

có chữ ký của người tham dựcuộc họp quy định tại điểm b,điểm c khoản 1 Điều 122 của

Bộ luật Lao động, trường hợp

có người không ký vào biênbản thì người ghi biên bản nêu

rõ họ tên, lý do không ký (nếucó) vào nội dung biên bản” thếnhưng khi kết thúc cuộc họp

xử lý kỷ luật thì công ty không

hề trình nội dung cuộc họphoặc là có chữ ký của ngườitham dự cuộc họp Tuy có sựtham gia của người đại diện tổchức người lao động, nhưngkhi cuộc họp kết thúc thìkhông có chữ ký, cũng khôngtrình bày lý do vì sao người tổchức đại diện không ký

+ Và việc công ty thông báomời họp cho ông U khôngchứng minh được là thông báo

đó đã được gửi tới cho ông Uhay chưa Và được gửi quahình thức nào

Theo khoản 2 Điều 122 Bộluật lao động 2019 thì “khôngđược áp dụng nhiều hình thức

kỷ luật lao động đối với mộthành vi vi phạm kỷ luật laođộng Thế nhưng vào ngày22/11/2019 thì công ty ápdụng hình thức khiển tráchbằng văn bản khi ông U sửdụng điện thoại trong thời gianlàm việc Tiếp đến ngày12/12/2019 thì lại áp dụng

và cũng không nêu bất kỳ ýkiến nào Nhưng đến khi kýtên thì ông lại lớn tiếng và tự

ý cầm 1 biên bản ra khỏi công

ty (sự việc này có nhữngngười tham gia và Công đoàn

cơ sở làm chứng)+ Ngày 23/3/2020, Công tyđưa ra quyết định xử lý kỷluật lao động đối với ông Utheo hình thức sa thải

Trang 17

hình thức kỷ luật là kéo dàithời hạn nâng lương Và ngày20/3/2020 thì áp dụng hìnhthức sa thải.

2 Theo anh/chị tranh chấp trên sẽ được giải quyết như thế nào nếu anh/chị là người được phân công giải quyết tranh chấp trên theo quy định của pháp luật hiện hành?

Xét căn cứ xử lý kỷ luật lao động của Công ty Cổ phần S Việt Nam đối với ôngTrần Văn U:

Xét thấy bản tự khai của hai bên nguyên đơn và bị đơn có sự mâu thuẫn vớinhau, cụ thể:

Bị đơn - Công ty Cổ phần S Việt Nam đưa ra 3 lần vi phạm của nguyên đơn ông Ubao gồm: Lần 1 (22/11/2019) vi phạm sử dụng điện thoại trong thời gian làm việc, rời

bỏ vị trí làm việc; Lần 2 (12/12/2019) tiếp tục vi phạm khi sử dụng điện thoại trongthời gian làm việc; Lần 3 (20/3/2020) tiếp tục sử dụng điện thoại trong thời gian làmviệc

Nguyên đơn - ông U thừa nhận việc có vi phạm lần 1, nhưng không vi phạm lần 2 vàlần 3

Các tình tiết liên quan đến xử lý kỷ luật lao động đối với lần vi phạm thứ 2 và thứ 3của ông U mà phía Công ty đưa ra cần phải được xác thực vì sự mâu thuẫn trong lờikhai của hai bên

Xét theo lời khai của Công ty Cổ phần S Việt Nam cho thấy cả 3 lần họp xử lý

kỷ luật thì ông U đều không nhận quyết định xử lý kỷ luật của Công ty, cũng nhưtrong buổi họp xử lý kỷ luật lần 1 và lần 2 của ông U thì ông đều không có mặt

Căn cứ xử lý kỷ luật lao động của Công ty cần phải được làm rõ và xác minh tínhchính xác, do những tình tiết được cung cấp có sự mâu thuẫn, không rõ ràng đến từhai bên

Xét thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động bên phía Công ty Cổ phần S Việt Nam: Theođiểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

“Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng

lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động”

Theo quy định tại Điều 28 Nội quy lao động của Công ty thì thẩm quyền ápdụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc về Tổng Giám đốc Công ty, trong trường

Ngày đăng: 12/03/2024, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w