1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận thứ năm và sáu môn luật hình sự phần các tội phạm hành vi khách quan của các tội phạm Đã quy Định trong chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm Đoạt tài sản

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành vi khách quan của các tội phạm đã quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản
Tác giả Vũ Thị Minh Thu, Nguyễn Ngọc Thanh Trà, Hoàng Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thuỳ Trang, Lê Thị Phương Tuyền, Nguyễn Thị Như Ý, Bùi Đoàn Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Bài Thảo Luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 104,38 KB

Nội dung

Hành vi khách quan của các tội phạm đã quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.. Mà còn Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 BLHS nế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI THẢO LUẬN THỨ NĂM VÀ SÁU MÔN: LUẬT HÌNH SỰ- PHẦN CÁC TỘI PHẠM

LỚP: QTL43B2

Trang 2

I.NHẬN ĐỊNH

Câu 1 Hành vi khách quan của các tội phạm đã quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trả lời: Nhận định SAI

Cơ sở pháp lý: Điều 176,177,…BLHS

Giải thích: Hành vi khách quan của các tội phạm đã quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu không chỉ có hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn có các hành vi khách quan khác như hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS 2015), hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS 2015),…

Câu 3 Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

Trả lời: Nhận định ĐÚNG

Cơ sở pháp lý: Điều 168, 252 BLHS 2015

Giải thích: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu Vì để trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số điều kiện

Ví dụ: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật

đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng Lúc bấy giờ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm

sở hữu, mà cấu thành những tội riêng biệt Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS)

Câu 5 Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

Trả lời:Nhận định SAI

Giải thích: Nếu hành vi đe doạ dùng vũ lực nói trên không ngay tức khắc Có nghĩa

là chưa mạnh về cường lực cũng như ngay tức khắc về thời gian thì có thể là hành

vi khách quan của tội Cưỡng đoạt tài sản

Cơ sở pháp lý: Điều 170 BLHS

Trang 3

Câu 9 Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).

Trả lời: Nhận định SAI

Giải thích: Cần xem xét lỗi đối với từng hành vi

Tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều

168 BLHS) được áp dụng khi một người có mục đích cướp tài sản còn tình tiết làm chết người chỉ là do vô ý – Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi

Còn câu nhận định, nói rằng chủ thể đã có hành vi giết người (cố ý) rồi sau đó mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì khi này sẽ phạm hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản

Câu 13 Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người

Trả lời: Nhận định SAI

Giải thích: trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản

lý của người khác Do đó, hành vi khách quan của Tội trộm cắp tài sản theo điều

173 BLHS 2015 thì chỉ cần lén lút đối với người quản lý tài sản không cần tới tất cả mọi người

Câu 14 Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)

Trả lời: Nhận định SAI

Giải thích: Việc đưa ra các thông tin gian dối khiến cho nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ bị cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) Mà còn Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) nếu người phạm tội nhận được tài sản (từ 4 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 4 triệu trong trường hợp luật định) một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt

Câu 15 Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).

Trả lời: Nhận định SAI

Trang 4

Giải thích: Không phải mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015) Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản khi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn: Gian dối để không trả lại tài sản, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản,

cố tình không trả dù có điều kiện khả để trả, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại tài sản Do vậy, người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên sau khi đến hạn mà họ không có khả chi trả, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản không phải tội phạm mà

là quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự

Câu 17 Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều

176 BLHS).

Trả lời: Nhận định SAI

Giải thích: Căn cứ Khoản 1 Điều 176 BLHS 2015 thì một trong những hành vi khách quan của tội này là cố tình không giao trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị

từ 10 triệu đồng trở lên do bị giao nhầm sau khi chủ sở hữu, người quản lí hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu nhận lại tài sản đó Như vậy, trường hợp chủ

sở hữu tài sản chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không phải của chủ

sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm này

Câu 26 Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).

Trả lời: Nhận định SAI

Giải thích: Vì căn cứ theo Điều 188 BLHS 2015, đối tượng của tội buôn lậu là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý Câu này sai vì không nêu rõ đối tượng phạm tội của tội phạm, chỉ nêu chung chung là hàng hóa, trong khi đối tượng phạm tội của Tội buôn lậu được quy định rõ trong BLHS là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý

- Cơ sở pháp lý: Điều 188 BLHS 2015

Trang 5

Câu 27 Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.

Trả lời: Nhận định SAI

Giải thích: Vì: căn cứ vào điểm b Khoản 8 Điều 3 nghị định 185/2013/NĐ-CP:

“Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa” Như vậy, những chỉ tiêu chất lượng tạo nên giá trị sử dụng nếu thấp hơn 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng mới được coi là hàng giả

- Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP

28 Không phải mọi hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).

Trả lời: Đúng

Giải thích: Vì đối tượng tác động của tội này là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Điều 190 BLHS

2015 Như vậy, hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, nhưng một số loại đã là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 248, 251, 253, 254,

304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này thì không còn là đối tượng của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm nữa

Câu 37 Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều

226 BLHS)

Nhận định trên là sai

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 226 BLHS

Giải thích:

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam phải đàm bảo điều kiện đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới

300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý

Trang 6

từ 200.000.000 đồng đến dưới 5000.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm từ

200.000.000 đồng đến dưới đến dưới 500.000.000 đồng

Câu 34 Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định.

Trả lời: Sai

Giải thích: Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS không chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định

Bởi ngoài hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác thì còn các hành vi khác như:

+ Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hóa, dịch vụ đi kèm + Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết hạn sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa, dịch vụ

+ Mua, bán hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn

44) Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tôi gây ô nhiễm môi trưởng (Điều 235 BLHS)

- Nhận định trên là sai

Cơ sở pháp lý: Điều 235

Không phải mọi hành vi đổ xả chất thải nào vào môi trường cũng được xem là Tội gây ô nhiễm Theo Điều 235 của Bộ luật hình sự 2015 chỉ những hành vi đổ, xả trộm chất thải vượt ngưỡng quy định an toàn theo Phụ lục A Công ước Stockholm

và một số tiểu chuẩn về mức chất thải ra môi trường mới bị xem là Tội gây ô nhiễm môi trường

Trang 7

II.BÀI TẬP

Bài tập 1 Lúc 6 giờ sáng, T gặp cháu N (8 tuổi), đang đứng trong vườn mận thấy N đeo sợi dây chuyền vàng nên y chợt nảy ý định chiếm đoạt Quan sát chung quanh không có ai, T bước qua me mương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay Cầm khúc cây trên tay, T nhanh bước đến sau lung cháu N và vung tay đập mạnh vào đầu cháu N làm cháu N té xuống đất Cháu N la lớn kêu cứu thì T tiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ hai khiến N bất tỉnh T lấy sợi dây chuyền trên cổ của cháu N Kế đó, T ôm cháu N dìm xuống mương, nhận xác cháu xuống bùn Sợi dây chuyền T bán được 775.000 đồng Vụ việc được phát hiện nahnh chống, T bị bắt giữ

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T?

Trả lời: T phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) Vì T đã có động cơ mục đích là chiếm đoạt tài sản của cháu N và có hành vi khách quan là dùng vũ lực với cháu N Và lỗi ở trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp, đối tượng là sợi dây chuyền vàng và cháu N, chủ thể phạm tội là chủ thể thường

Bài tập 3: ông X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với

A (29 tuổi) Saumootj thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X

và bàn bạc kế hoạch với anh trai là B Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ với nhau trong nhà nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của A và đánh ông X Ông X năn nỉ xin B tha, B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để bồi thường danh dự Ông X không đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X

và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng Sau đó, B chụp hình ông X và A nói nếu không đưa 250 triệu còn lại thì sẽ gửi tấm hình đó cho vợ ông X Ông X hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền.

Vụ việc sau đó bị phát giác.

Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Hành vi của A và B đã phạm tội

Tội danh mà A và B đã phạm là Tội cưỡng đoạt tài sản ( Điều 170 BLHS)

Hành vi của A và B đã đủ các điều kiện pháp lí đặc trưng của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)

Dấu hiệu Khách thể - Khách thể: Quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân

Trang 8

của ông X

- Đối tượng: Ông X và tài sản (tiền, điện thoại, đồng hồ) của ông X

Mặt khách quan - Hành vi: A và B đã lên kế hoạch chiếm đọa tài sản của

ông X B dùng thủ đoạn là chụp lại ảnh trong nhà nghỉ của A và X để uy hiếp tinh thần, bắt X phải đưa 300 triệu

- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất

- Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại của ông X

Chủ thể A và B thõa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ

thể thường Mặt chủ quan Lỗi cố ý trực tiếp

* Riêng B còn phạm thêm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)

Hành vi của B đã đủ các điều kiện pháp lí đặc trưng của Tội cướp tài sản (Điều

168 BLHS)

Dấu hiệu Khách thể - Khách thể: Quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân

của ông X

- Đối tượng: Ông X và tài sản (tiền, điện thoại, đồng hồ) của ông X

Mặt khách quan - Hành vi: B dùng vũ lực bắt ông X đưa tiền và lấy được

đồng hồ trị giá 30 triệu

- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất và thể chất cho ông X

- Mối quan hệ nhân quả: hành vi B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại của ông X

Chủ thể B thõa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể

thường Mặt chủ quan Lỗi cố ý trực tiếp

Trang 9

Bài tập 6: Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát LÁi về kho của công ty Y Chiều 14/3, nhân viên công ty

X nhận được 13 phiếu giao nhận vận chuyển container đề thực hiện việc vận chuyển Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty

X đã trộm 1 phiếu giao nhận và đưa cho B Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái

và tự nhận mình là nhân viên công ty X điều động rồi dung phiếu giao nhận do

A đưa lấy đi một container hàng xà bông B bán container này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

A và B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)

Khách thể - Khách thể: Quan hệ sở hữu của công ty

Y

- Đối tượng tác động: Container hàng Mặt khách quan - Hành vi: Lợi dụng lúc vắng người, một

nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B Sau

đó B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dung phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà bông

- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất cho công ty X

- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

tội danh này – chủ thể thường (có năng lực trách nhiệm hình sự)

Trang 10

Bài tập 7 A là một thanh niên không có nghề nghiệp Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách kiếm tiền A đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của người khác Khi đèn xanh trên hệ thống bật lên, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của một phụ nữ và bỏ chạy B là người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đẹp của mình bên lề đường và chạy theo để đuổi bắt A Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng B và bỏ chạy, bị thương với tỉ lệ tổn thương cơ thể qua giám định là 27%.

Hãy xác định tội danh đối hành vi của A.

Trả lời: A phạm tội cướp tài sản (điểm c Khoản 2 Điều 168)

Giải thích: Hành vi phạm tội của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành Tội cướp tài sản

Khách thể Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản,

quyền nhân thân Đối tượng tác động: sợi dây chuyền của người phụ nữ và B

tuổi chịu TNHS Mặt khách quan Hành vi: A có hành vi dùng vũ lực ngay

tức khắc khiến B không thể chống cự nhằm mục đích lấy bằng được tài sản

Cụ thể: lúc đầu A nhanh chóng giật sợi dây chuyền của người phụ nữ và bỏ chạy B là người chứng kiến nên đuổi theo để bắt A Nhưng khi chạy vào con hẻm A hết đường chạy nên đã quay lại đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng

B và bỏ chạy Kết quả B bị thương với

tỷ lệ thương tật là 27% Ban đầu hành vi của A chỉ là hành vi cướp giật nhưng thời điểm hành vi cướp giật kết thúc là

kể từ lúc A quay mặt lại đối diện với B,

bỏ dây chuyền vào miệng cho thấy A rất

Ngày đăng: 10/10/2024, 18:35

w