1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương xvi các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản
Tác giả Lý Hoán Quyên, Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Trần Ngọc Như Quỳnh, Bùi Vũ Ngọc Sang
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 115,96 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Phụ lục

Trang 2

Cụm 3NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI – Các tội xâm phạm sở hữu

chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản 1

Câu 2: Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVIII

Câu 10: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS) 3

Trang 3

Cụm 3NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI – Các tộixâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.

 Nhận định: Sai.

Giải thích:

 Vì hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu không chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn có các dạng hành vi khách quan khác như:

 Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176)  Hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177) 

 Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)   Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180) 

Câu 2: Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế(Chương XVIII BLHS).

 Nhân định Sai.

 CSPL: Điều 232,233 BLHS 2015.

 Giải thích: Rừng không chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà còn có thể là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu Nếu trong trường hợp là rừng, nhưng là rừng thuộc tài sản của hộ gia đình, cá nhân, tức được các chủ thể trồng, thì có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu vì nó được xem là vật, có thể đáp ứng được nhu cầu của con người (trồng lên bán lấy tiền), nằm trong sự chiếm hữu, và là thước đo lao động của con người, đồng thời cũng là đối tượng của các giao dịch dân sự Rừng còn là đối tượng tác động của chương các tội phạm về môi trường cụ thể rừng là đối tượng tác động của Tội hủy hoại rừng Điều 243 BLHS năm 2015.

 Tùy từng trường hợp, rừng có thể là đối tượng xâm phạm của các tội về xâm hại môi trường.

Trang 4

Câu 3: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của cáctội xâm phạm sở hữu.

 Nhận định: Đúng.

 Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS 2015.

 Giải thích: Vì đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu là tài sản - là vật hữu hình mà con người có thể sở hữu nó một cách thông thường gồm: tiền, giấy tờ có trị giá bằng tiền và phải là giấy tờ có giá vô danh, vật có thực, quyền của tài sản Nhưng không phải mọi vật có thực đều thuộc đối tượng tác động của tội

phạm sở hữu mà chỉ vật có thực thỏa mãn hai điều kiện sau: là sản phẩm lao động

của con người và không có tính năng đặc biệt, phải là những tài sản thông thường, có giá trị và có chủ sở hữu Như vậy, nếu tài sản là vật có tính năng đặc biệt hoặc giấy tờ có giá hữu danh thì không là đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu Do đó, không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu Ví dụ hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).

 Vậy là đối tượng tác động của chương sở hữu (phải có thật, là sản phẩm lao động của con người, có giá trị, chưa bị từ bỏ bởi người sở hữu) Giấy tờ có giá (phải là giấy tờ có giá vô danh, chưa ghi tên chủ sở hữu)

tượng của chương sở hữu

Câu 5: Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tộicướp tài sản (Điều 168 BLHS).

 Nhận định sai

 Giải thích: Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan trong cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) Do đó, hành vi này không chỉ cấu thành Tội cướp tài sản mà còn có thể cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản tùy vào trường hợp cụ thể.

 Ở Tội cướp tài sản, hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc khiến người bị hại tê liệt ý chí, còn đối với Tội cưỡng đoạt tài sản thì hành vi đe dọa dùng vũ lực không

Trang 5

diễn ra ngay tức khắc, không khiến nạn nhân rơi vào tình trạng không thể chống cự ngay tức khắc

ảnh nóng, bí mật của A cho mọi người Trong trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vũ lực của A không diễn ra ngay tức khắc, nạn nhân là B cũng không rơi vào tình trạng không thể chống cự được ngay tức khắc, B chỉ bị tác động nhưng vẫn có quyền quyết định Trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của A cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).

Câu 10: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản dẫn đến hậu quả chết người là hành vicấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123BLHS).

 Nhận định: Sai Giải thích:

 Căn cứ vào quy định tại Điều 168 BLHS, Điều 134 và Điều 123 BLHS.

 Trường hợp người phạm tội dùng vũ lực trong quá trình cướp tài sản cũng như

trong quá trình tẩu thoát với lỗi cố ý là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng trái pháp

luật, bao gồm cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp gây ra hậu quả chết người thì xét

xử về Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người (Điều 123).

 Trường hợp người phạm tội cố ý dùng vũ lực gây thương tích trong quá trình cướp tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người thì xét xử về Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)

 Trường hợp người phạm tội gây thương tích, gây ra hậu quả làm chết người do lỗi

vô ý của người phạm tội thì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “làm chết

người” với Tội cướp tài sản tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS

BÀI TẬP

Bài tập 2:

Khoảng 8 giờ sáng ngày 07/10/2019 Lương Cao N ngủ dậy thì nhìn thấy xe máy của chị Hà Thị C (là thím của N) dựng ở gần cổng nhà nên biết chị C làm cỏ dứa trên đồi ở phía sau nhà

Trang 6

N và biết chị C thường đeo vàng trên người nên N nảy sinh ý định cướp vàng của chị C N đi bộ lên đồi đến chỗ chị C đang làm cỏ dứa, trên đường đi N nhặt 1 đoạn gậy gỗ dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 4 cm cầm trên tay, đến nơi N nói: “Thím làm cỏ dứa à”, chị C nhìn thấy N đến nên vừa làm cỏ vừa nói “Ừ”, rồi hỏi “ Mày đi đâu đấy” thì N nói “Cháu đi bắt rắn, đêm qua cháu đi bốc vác được 400 nghìn mệt quá nên ngủ dậy muộn” Lúc này chị C vừa làm cỏ vừa nói chuyện trong tư thế đang cúi về phía trước, N đi đến cách phía sau lưng của chị C khoảng 01 mét, N cầm đoạn gậy gỗ bằng tay phải vung lên vụt mạnh xuống trúng vào gáy của chị C, chị C quay người lại, N tiếp tục vung gậy vụt mạnh vào vai trái chị C làm đoạn gậy bị gãy làm đôi N vứt đoạn gậy còn lại xuống đất và dùng tay đẩy chị C ngã ngửa ra đồi dứa, chị C nói: “Mày làm gì đấy N” thì N nói: “Cháu cờ bạc nợ nhiều cháu phải cướp vàng của thím” đồng thời N dùng 2 tay bóp chặt vào cổ chị C, do chị C vùng vẫy nên cả hai cùng ôm nhau lăn xuống chân đồi dứa N tiếp tục bóp cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C, N nhặt hòn đá ở cạnh đó đập 2 phát liên tiếp vào vùng đỉnh đầu và thái dương trái của chị C N tiếp tục dùng 2 đầu gối đè lên 2 khuỷu tay chị C làm chị C không vùng vẫy thoát ra được, chị C nói: “Mày định cướp vàng của tao à, để tao tháo cho mày” thì N nói: “Để cháu tự tháo” và dùng 2 tay tháo hoa tai sau đó tháo dây chuyền trên cổ chị C cho vào túi quần bên trái N đang mặc trên người Lúc này chị C kêu: “Cướp, cướp” và hô to: “Cứu tôi” nên N đã dùng tay phải cầm hòn đá đập khoảng 3 đến 4 phát vào vùng đầu, mặt của chị C Khi thấy chị C nằm im, máu chảy nhiều ở vùng đầu, mặt, nghĩ chị C đã chết nên N đứng dậy và lên trên đồi gần nhà trốn Sau đó, N đến Ban công an xã L đầu thú, giao nộp toàn bộ tang vật mà N đã cướp của chị C Chị Hà Thị C được mọi người đưa đi Bệnh viện đã khoa tỉnh Lào Cai cấp cứu

Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 157/2019/TgT ngày 20/10/2019 của Trung tâm pháp y tỉnh Lào Cai kết luận: Tổn thương cơ thể của chị Hà Thị C tại thời điểm giám định là: 11% Tại bản kết luận định giá tài sản số 10/TBKL-HDĐG ngày 17/10/2019 của Hội đồng định giá tài sản huyện K kết luận: Giá trị của 01 dây chuyền vàng và 02 vòng vàng có trị giá là 28.000.000 đồng.

Trong vụ án này, Hội đồng xét xử xác định bị cáo Lương Cao N phạm tội “Giết người” theo điểm e, g khoản 1 Điều 123 và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 BLHS.

Theo Anh (chị), Tòa án dựa vào những tình tiết, lập luận nào để kết luận tội danh đối vớiN?

Trả lời

 Trong trường hợp trên, hành vi phạm tội thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

 Đối với tội “Giết người”:

 Khách thể: xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng của chị Hà Thị C  Mặt khách quan: cấu thành tội phạm vật chất:

 Hành vi: N cầm đoạn gậy gỗ bằng tay phải vung lên vụt mạnh xuống trúng vào gáy và vai trái chị C; dùng 2 tay bóp chặt vào cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị

Trang 7

C, N nhặt hòn đá ở cạnh đó đập nhiều phát vào vùng đầu, mặt và thái dương trái của chị C.

 Hậu quả: Tổn thương cơ thể của chị Hà Thị C tại thời điểm giám định là: 11%  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi cầm đoạn gậy gỗ bằng

tay phải của N vung lên vụt mạnh xuống trúng vào gáy và vai trái chị C; dùng 2 tay bóp chặt vào cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C, N nhặt hòn đá ở cạnh đó đập nhiều phát vào vùng đầu, mặt và thái dương trái của chị C dẫn đến tổn thương cơ thể cho chị C

 Chủ thể: Lương Cao N là chủ thể thường có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS (từ đủ 14 tuổi trở lên) theo Điều 12 BLHS 2015.

 Mặt chủ quan:

 Lỗi: Cố ý trực tiếp.

 Động cơ phạm tội: N cờ bạc nợ nhiều nên nảy sinh ý định cướp vàng của C.

 Đối với tội “Cướp tài sản”:

 Khách thể:

 Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chị Hà Thị C  Xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của chị Hà Thị C  Mặt khách quan: cấu thành tội phạm vật chất:

 Hành vi: N có hành vi dùng vũ lực tấn công chị C khiến chị C lâm vào tình trạng không thể chống cự.

Cụ thể, N cầm đoạn gậy gỗ bằng tay phải vung lên vụt mạnh xuống trúng vào gáy và vai trái chị C; dùng 2 tay bóp chặt vào cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C, N nhặt hòn đá ở cạnh đó đập nhiều phát vào vùng đầu, mặt và thái dương trái của chị C Dùng 2 đầu gối đè lên 2 khuỷu tay chị C làm chị C không vùng vẫy thoát ra được, dùng 2 tay tháo hoa tai sau đó tháo dây chuyền trên cổ chị C cho vào túi quần bên trái N đang mặc trên người.

 Hậu quả: Tổn thương cơ thể của chị Hà Thị C tại thời điểm giám định là: 11%; Giá trị của 01 dây chuyền vàng và 02 vòng vàng có trị giá là 28.000.000 đồng.

 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi cầm đoạn gậy gỗ bằng tay phải của N vung lên vụt mạnh xuống trúng vào gáy và vai trái chị C; dùng 2 tay bóp chặt vào cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C, N nhặt hòn đá ở cạnh đó đập nhiều phát vào vùng đầu, mặt và thái dương trái của chị C dẫn đến tổn thương cơ thể cho chị C

 Chủ thể: Lương Cao N là chủ thể thường có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS (từ đủ 14 tuổi trở lên) theo Điều 12 BLHS 2015.

Trang 8

 Mặt chủ quan:

 Lỗi: Cố ý trực tiếp.

 Động cơ phạm tội: N cờ bạc nợ nhiều nên nảy sinh ý định cướp vàng của C.

Bài tập 3:

Ông X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29 tuổi) Sau một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bàn bạc kế hoạch với anh trai là B Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong nhà nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của A và đánh ông X Ông X năn nỉ xin B tha, B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danh dự” Ông X không đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng Sau đó, B chụp hình ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ con ông X Ông X đồng ý và hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền Vụ việc sau đó bị phát giác.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?Tại sao?

Trả lời

 Hành vi của A và B có phạm tội Phạm tội: Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) và Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

* Căn cứ vào các yếu tố cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản Điều 170 BLHS A và B

là đồng phạm, trong đó, B là người thực hành và A là người giúp sức.

+ Khách thể: hành vi của A và B xâm phạm đến quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu của ông X Đối tượng tác động: ông X (ông X bị B uy hiếp tinh thần) và tài sản của ông X có giá trị 30 triệu đồng.

+ Chủ thể: chủ thể thường, A và B có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

+ Mặt khách quan: A và B có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần ông X: “B chụp hình

ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ conông X.” A và B có hành vi uy hiếp tinh thần ông X nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản A

và B đe dọa gây thiệt hại về danh dự, uy tín của ông X, đe dọa ông nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ tố giác hành vi phạm pháp của ông X và A cho vợ con ông X Xét thấy, lời đe doạ này đã khống chế ý chí của ông X, bắt ông X phải làm theo yêu cầu của B nếu không muốn những tấm hình bị lộ.

+ Mặt chủ quan: hành vi uy hiếp tinh thần của A và B là lỗi cố ý trực tiếp, mục đích của hành vi uy hiếp tinh thần này là để chiếm đoạt tài sản của ông X A và B nhận thức

Trang 9

được tính nguy hiểm của hành vi, và ý chí mong muốn hậu quả xảy ra (cả 2 đã bàn bạc kế hoạch và cùng nhau thực hiện).

Như vậy, đã đủ các yếu tố cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản Điều 170 BLHS Vì tội danh có CTTP hình thức nên chỉ cần có hành vi, thủ đoạn uy hiếp tinh thần ông X nhằm chiếm đoạt tài sản thì đã đủ cấu thành tội danh của A và B chứ không phụ thuộc vào kết quả có bị chiếm đoạt tài sản trên thực tế hay không.

* Căn cứ vào cấu yếu tố cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) A và B là

đồng phạm, B là người thực hành và A là người giúp sức.

+ Khách thể: hành vi của A và B xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu của ông X. Đối tượng tác động:  ông X và tài sản của ông X bao gồm điện thoại, đồng hồ của ông X, tổng trị giá là 30 triệu đồng. 

+ Chủ thể: chủ thể thường, A và B có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

+ Mặt khách quan: “B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường

danh dự” Ông X không đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điệnthoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng.” B dùng vũ lực - đánh ông X,

làm cho ông X lâm vào tình trạng không thể chống cự được và chiếm đoạt tài sản trị giá 30 triệu đồng của ông X…

Bài tập 6:

A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát truy hô Sau đó, cả hai bị bắt giữ.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Tại sao?

Trả lời:

 A và B phạm Tội cướp giật tài sản điều 171 BLHS 2015.   Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của người khác  Đối tượng tác động: Chiếc xe SUZUKI.

 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp (mục đích không phải dấu hiệu định tội 171 (chỉ có ở Điều 168-170 là phải chứng minh))

Trang 10

 Mặt khách quan: Hành vi chiếm đoạt tài sản là chiếm đoạt 1 cách công khai và nhanh chóng (làm nạn nhân không kịp ngăn cản).

 Chiếm đoạt công khai là khi hành vi chiếm đoạt xảy ra, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhận biết được hành vi đang xảy ra.

 Ý thức chủ quan của người phạm tội là công khai (biết rằng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết hành vi chiếm đoạt đang xảy ra)

Bài tập 8:

Ngày 13/3/2022, Công ty Y ký hợp đồng thuê công ty X vận chuyển một số container hàng hóa  từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y Chiều 14/3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà bông B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Trả lời:

2015 Trong đó B là người thực hành, A là người giúp sức.

 Đối tượng tác động: Container trị giá 400 triệu đồng. 

nhận là nhân viên công ty X đưa phiếu giao nhận nhằm làm cho nhân viên ở cảng tự nguyện để B lấy đi container hàng xà bông Hành vi lừa dối của B thể hiện ở việc B đưa thông tin gian dối cho thấy B là nhân viên công ty X và bên giao hàng tin vào thông tin gian dối của B. 

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w