Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở việt nam

25 0 0
Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Trang 3

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

• Mục tiêu: Nâng cao, cập nhật kiến thức DT, văn hóa DTTS, nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm CTDT; góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phát triển KT-XH theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết DT

• Nội dung:

- Nhóm đối tượng 1, đối tượng 2: Các chuyên đề về kiến thức DT, văn hóa DTTS và chính sách DT của Đảng và Nhà nước.

- Nhóm đối tượng 3, đối tượng 4: Các chuyên đề lý thuyết về kiến thức DT, văn hóa DTTS, chính sách DT của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối khóa.

QUYẾT ĐỊNH 771/QĐ-TTg NGÀY 26/6/2018

Trang 4

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Chuyên đề 1 Tổng quan về các DTTS ở Việt Nam

Chuyên đề 2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề DT và CTDT

Chuyên đề 3 Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển KT-XH vùng DTTS

Chuyên đề 4 Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng DTTS vững mạnh

Chuyên đề 5 Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS

Chuyên đề 6 Công tác quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS và miền núi

TỔ CHỨC HỘI THẢO

• Tháng 12/2018, UBDT đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến của các bộ, ngành về biên soạn chương trình, tài liệu cho nhóm đối tượng 1 và đối tượng 2, hoàn thiện chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức DT cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 Tại hội thảo, các đại biểu đã nhất trí đề xuất 6 chuyên đề giảng dạy cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 như sau:

Trang 5

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Tại Hội thảo, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phân công lãnh đạo UBDT trực tiếp tham gia, làm tổ trưởng các tổ biên soạn 6 chuyên đề như sau:

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng, tổ trưởng tổ biên soạn chuyên đề 1.Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến, tổ trưởng tổ biên soạn chuyên đề 2 Quan

điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, tổ trưởng tổ biên soạn chuyên đề 3

Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn, tổ trưởng tổ biên soạn chuyên đề 4 Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng DTTS vững mạnh

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh, tổ trưởng tổ biên soạn chuyên đề 5 Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông, tổ trưởng tổ biên soạn chuyên đề 6 Công

tác quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS và miền núi

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BIÊN SOẠN

Trang 6

Toàn bộ thời gian của Chương trình là 40 tiết (5 ngày);trong đó:

- Thời gian học trên lớp: 24 tiết

• Số tiết học lý thuyết: 12 tiết.

• Số tiết trao đổi, thảo luận nhóm: 12 tiết.

- Nghe báo cáo, tìm hiểu thực tế: 10 tiết.

- Số tiết kiểm tra: 4 tiết.

- Số tiết khai giảng, bế giảng: 2 tiết

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

THỜI GIAN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Trang 7

Mỗi chương trình gồm 6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo (với đối tượng 3);

8 chuyên đề tham khảo (với đối tượng 4)

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Trang 8

ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN

• 2 chương trình được biên soạn theo nguyên tắc đồng tâm:

1 Mỗi chương trình gồm 6 chuyên đề giảng dạy, cấu trúc tương đối giống nhau nhưng cách xử lý khác nhau.

2 Với đối tượng 3 tập trung vào các kiến thức cơ bản, với đối tượng 4 có mở rộng và nâng cao, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng.

Hai chương trình bảo đảm sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, thảo luận, phần lý thuyết chú trọng những kiến thức chung, phần thảo luận gắn với thực tiễn công tác dân tộc của bộ, ngành và địa phương

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Trang 9

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phần I KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

• 2 chương trình quy định: Đảm bảo sự cân đối

giữa giảng lý thuyết và trao đổi, thảo luận

 Lý thuyết (2 tiết): Tóm lược những vấn đề chung

 Thảo luận nhóm (2 tiết): Chia nhóm thảo luận – trình bày

Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy học viên làm trung tâm, hạn chế sử dụng phương pháp thuyết trình độc thoại, 1 chiều

Sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học

Trang 11

Cùng nhau thảo luận các vấn đề sau

•1 Anh chị hiểu như thế nào về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở Việt nam?

•2 Đặc điểm cơ bản của các dân tộc Việt nam?•3 Quan hệ dân tộc ở Việt nam hiện nay?

•4 Công tác quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc hiện nay như thế nào Cơ quan chủ quan được tổ chức thế nào?

Trang 12

Chuyên đề 1 Tổng quan về các DTTS ở VN

1 Một số khái niệm liên quan

2 Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng các DTTS

3 Đặc điểm cơ bản của cộng đồng các DTTS4 Công lao, đóng góp của cộng đồng các

DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Trang 13

Phần II

Chuyên đề 1 Tổng quan về các DTTS ở VN NỘI DUNG CƠ BẢN

(Với cả hai nhóm đối tượng)

I Một số khái niệm liên quan (dân tộc, DTTS, DTTS rất ít người, vùng DTTS, quan hệ dân tộc)

1) Khái niệm dân tộc:

1a) Tộc người (ethnic) - Nghĩa hẹp: Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hóa; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tôc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư tộc người đó

Trang 14

1) Khái niệm dân tộc:

1b) Quốc gia (national)- Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành cư dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

2) Khái niệm Dân tộc thiểu số: Theo Nghị định 05/NĐ-2011/ NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, khái niệm dân tộc thiểu số được định nghĩa như sau: “Dân tộc

thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trang 15

3) Khái niệm Dân tộc thiểu số rất ít người: Theo Nghị định

05/NĐ-2011/NĐ-CP, khái niệm “Dân tộc thiểu số rất ít người”

được hiểu là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

4) Khái niệm Vùng dân tộc thiểu số: Theo Nghị định

05/NĐ-2011/NĐ-CP, khái niệm “Vùng dân tộc thiểu số” được định nghĩa “là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống

ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

5) Khái niệm Quan hệ dân tộc: Quan hệ dân tộc là mối quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia và xuyên quốc gia, và mối quan hệ giữa tộc người với cộng đồng dân tộc - quốc gia.

Trang 16

II Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc cùng sinh sống), trong đó dân tộc thiểu số (53 dân tộc) 14.119.526 người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước (Dân số Việt Nam có 85.846.997 người)

Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc.

Có thể coi là các dân tộc thuở xa xưa như Việt, Mường, Tày, Thái, Mông, Dao, Jarai, Bana, Dần dần, cùng với các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi và sự di cư của các dân tộc bởi các biến động lịch sử - kinh tế - xã hội, số lượng dân tộc nước ta ngày càng được bổ sung thêm, thành 54 dân tộc như bây giờ.

Trang 17

SỐ DÂN PHÂN THEO THÀNH PHẦN DÂN TỘC (sắp xếp theo số dân) Ở VIỆT NAM NĂM 1999

(Đơn vị: nghìn người)

Trang 18

2 Một số vấn đề lý luận rút ra từ quá trình hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam

- Có thể khẳng định rằng, dù các DT cư trú trên lãnh thổ nước ta có nguồn gốc lịch sử khác nhau (chỉ có một số ít là cư dân tại chỗ, còn đa số là di cư từ nơi khác đến) nhưng trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, dựa vào nhau để đấu tranh thiên nhiên và chống kẻ thù bên ngoài, tồn tại và phát triển, những cư dân khác nhau cả về nguồn gốc, tiếng nói và văn hóa đã quần tụ nhau lại, hình thành nên một mối liên kết bền vững, cơ sở của truyền thống đoàn kết được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử

- Dựa trên yếu tố lịch sử nước ta từng phải trải qua suốt gần một

nghìn năm Bắc thuộc, thế nhưng, nhờ cốt lõi vững chắc của nền văn minh sông Hồng, sông Mã, nhờ truyền thống đoàn kết, ý chí quật cường, DT Việt Nam không những không bị đồng hóa mà còn ngày càng lớn mạnh thêm

Trang 19

3 Đặc điểm cơ bản của cộng đồng các DTTS

• Các DTTS nước ta sinh sống chủ yếu ở miền núi, trên địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược về KT-XH và quốc phòng, an ninh

• Các DTTS nước ta cư trú đan xen lẫn nhau, không có vùng lãnh thổ riêng

• Các DTTS ở nước ta đa dạng về ngôn ngữ và ngữ hệ

Hiện nay các dân tộc thiểu số ở nước ta được chia thành 4 nhóm ngữ hệ

Ngữ hệ Nam Á: bao gồm nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (4 dân tộc), nhóm ngôn ngữ Môn -Khmer (21 dân tộc),

Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (3 dân tộc).

Ngữ hệ Nam Đảo (còn gọi là Malayo Poninedieng): gồm 5 dân tộcNgữ hệ Thái - Ka đai: gồm 12 dân tộc

Ngữ hệ Hán Tạng: 9 dân tộc

Trang 20

III Đặc điểm cơ bản của cộng đồng các DTTS

• Quy mô dân số các dân tộc thiểu số nước ta khác nhau *

• Trình độ phát triển các dân tộc thiểu số nước ta không đều nhau • Mỗi dân tộc thiểu số nước ta có nền văn hoá truyền thống đặc

sắc, góp phần làm nên văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất• Các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết trong thích ứng

với điều kiện tự nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm

IV Công lao, đóng góp của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(Trình bày công lao, đóng góp của cộng đồng các DTTS qua các

Trang 21

V Quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay

• Quan hệ giữa các dân tộc với quốc gia/dân tộc • Quan hệ giữa các DTTS với dân tộc Kinh

• Quan hệ giữa các DTTS với nhau • Quan hệ trong nội bộ các DTTS

• Quan hệ giữa các tộc người với tôn giáo • Quan hệ tộc người xuyên biên giới

VI Một số vấn đề đặt ra với cộng đồng các DTTS hiện nay

• Các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề lịch sử nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết DT, chống phá Nhà nước và chế độ XHCN • Vấn đề xác định thành phần, tên gọi một số DT ở nước ta hiện nay • Một số vấn đề về tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc,

định kiến, phân biệt, kỳ thị và chia rẽ dân tộc

• Vấn đề thực hiện công tác dân vận ở vùng dân tộc thiểu số

Trang 22

NỘI DUNG MỞ RỘNG, NÂNG CAO

(Với nhóm đối tượng 3)

• Trong nội dung 1 Một số khái niệm liên quan, diễn giải

sâu hơn về các khái niệm.

• Trong nội dung 2 Lịch sử hình thành và phát triển cộng

đồng các DTTS, c) Một số vấn đề lý luận rút ra từ quá

trình hình thành và phát triển cộng đồng các DTTS

• Trong nội dung 3 Đặc điểm cơ bản của cộng đồng các

DTTS, GV có thể phân tích sâu thêm về những đặc điểm

tâm lý, tính cách đồng bào các dân tộc thiểu số Những đặc điểm tâm lý, tính cách ấy tác động, ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hấp thụ chính sách, khả năng thích ứng với những biến đổi của tự nhiên, xã hội và khả năng tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để phát triển, vươn lên?

Trang 23

• Trong nội dung 3 Đặc điểm cơ bản của cộng đồng các

DTTS, Phân tích sâu thêm về những đặc điểm tâm lý, tính

cách đồng bào các dân tộc thiểu số

• Những đặc điểm tâm lý, tính cách ấy tác động, ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hấp thụ chính sách, khả năng thích ứng với những biến đổi của tự nhiên, xã hội và khả năng tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để phát triển, vươn lên?

• Trong nội dung 4 Quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay,

GV trình bày thêm ý * Quan hệ dân tộc đang đối mặt với

những khó khăn, thách thức

Trang 24

Thảo luận tại lớp

Câu 1 Ở địa phương, nơi anh (chị) công tác có những dân tộc thiểu số nào? Hãy nêu đặc điểm của các dân tộc đó Trong quá trình công tác hoặc trực tiếp tham mưu xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn, anh (chị) có căn cứ vào các đặc điểm của các dân tộc thiểu số không?

Câu 2 Ở địa phương hoặc ở đơn vị công tác của anh (chị) có hiện tượng hay biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti, định kiến, phân biệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc không? Nếu có, thì theo anh (chị) nên đề xuất giải pháp như thế nào để giải quyết vấn đề trên?

Câu 3 Quan hệ dân tộc trên địa bàn anh (chị) công tác hiện đang có những vấn đề gì? Với cương vị là lãnh đạo cấp phòng, anh (chị) có những giái pháp gì để tăng cường quan hệ dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, trong thời gian tới?

Câu 4 Trong cộng đồng dân tộc nơi anh (chị) công tác hiện đang có những vấn đề gì? Với cương vị lãnh đạo cấp phòng, anh (chị) có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?

Trang 25

Thank You !

Ngày đăng: 09/04/2024, 11:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan