1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2006

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2006
Tác giả Trịnh Kim Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Năm
Trường học Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 24,47 MB

Nội dung

Nhận thức được vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình CNH - HDH thời gian qua và nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì nhiệm vụ phát triển nền kinh tế nông nghiệp là hế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỖ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TINH HÌNH THỰC HIỆN CONG TÁC KHUYEN

NÔNG HUYỆN VĨNH CUU, TINH DONG NAI

GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

TRINH KIM ANH „x

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHAN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ TINH HÌNH THUC HIỆN CÔNG TÁC KHUYEN NÔNG HUYỆN VINH CUU, TỈNHĐÔNG NAI GIAI DOAN 2004 - 2006” do TRINH KIM ANH, sinh viên khoá 29,ngành PHÁT TRIEN NÔNG THÔN VÀ KHUYEN NÔNG, đã bảo vệ thành côngtrước hội đồng vào ngày

Nguyễn Văn NămNgười hướng dẫn,

Ngày 2¢ tháng £ năm r

Chủ tịch hội đồng chấm báo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

2

Lye KIÊN hse

Trang 3

LOI CAM TAThành kính ghi on cha me, những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và tạo

điều kiện tốt nhất cho con có được ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu trường cùng toàn thể thầy cô đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh

Tế trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thứcquý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Các cô chú, anh chị phòng Kinh Tế, Trạm Khuyến Nông đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.

Bà con nông dan đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu

Những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực

hiện khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên Trịnh Kim Anh

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRỊNH KIM ANH Tháng 7 năm 2007 “Đánh Giá Tình Hình Thực HiệnCông Tác Khuyến Nông Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai Giai Doan 2004 —2006”.

TRINH KIM ANH July 2007 “Evaluating Agricultural Extention in Vinh

Cuu District, Dong Nai Province Period 2004 — 2006”.

Nhận thức được vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình CNH - HDH

thời gian qua và nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì nhiệm vụ phát triển nền kinh tế nông nghiệp là hết sức quan trọng Đề tài thực hiện nhằm góp phần hệ

thống hóa những cơ sở lý luận về khuyến nông trong đó tập trung phân tích đánh giá

đúng tình hình thực hiện công tác khuyến nông huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai Đề tài tiến hành điều tra 90 hộ trong huyện Vĩnh Cửu, thu thập số liệu thứ, cấp từ phòng Kinh tế,

Trạm khuyến nông, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu

Qua đó đưa ra nhận xét đánh giá hiệu quả của từng chương trình khuyến nông

đã chọn, kết quả hoạt động của trạm khuyến nông Rút ra những khó khăn, thuận lợi

trong công tác khuyến nông và đề ra một số giải pháp chủ yếu để tiếp tục củng cố hoàn thiện công tác khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Vĩnh Cửu trong thời gian tới.

Cuối cùng dé tài đề xuất những kiến nghị đối với chính quyền các cấp nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới ở nông thôn.

Trang 5

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

1.2.2 Mục tiêu cụ thể1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4 Cấu trúc của đề tài

CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Trang viii ix

CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái quát về khuyến nông

3.2 Phương pháp nghiên cứu

24

Trang 6

3.2.1 Phương pháp điều tra nông hộ

3.2.2 Phương pháp mô tả giải thích

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá

3.2.5 Các chỉ tiêu kết quả

3.2.6 Các công thức 3.3 Đánh giá hiệu quả

3.3.1 Về kinh tế

3.3.2 Về xã hộiCHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Mô tả kết quả mẫu điều tra

24

25 25 25 26

26 26 26 26 27 Za

4.2 Thuc trang céng tac tổ chức hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông

4.3 Đánh giá công tác khuyến nông qua 3 chương trình khuyến nông

4.3.1 Chương trình khuyến nông cây bắp ăn tươi

4.3.2 Chương trình khuyến nông thâm canh cây bưởi

4.3.3 Chương trình nạc hóa đàn heo

4.4 Nhu cầu của nông dân

4.4.1 Nhu cầu về vốn san xuất 4.4.2 Nhu cầu về khuyến nông

4.4.3 Nhu cầu về thị trường tiêu thụ

4.5 Đánh giá của nông dân về công tác khuyến nông

4.5.1 Nhận định của người dan về khuyến nông 4.5.2 Đánh giá của người dân về phương pháp và nội dung

khuyến nông

4.6 Đánh giá chung về thực trạng công tác khuyến nông huyện Vĩnh Cửu

vi

29 37 37 39

4] 43

43

43 45 45

45

46 48

Trang 7

4.7 Định hướng phát triển của trạm khuyến nông Vĩnh Cửu và một số

52

52

53

55

Trang 8

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

CNH Công nghiệp hóa

HĐH Hiện đại hóa

WTO Tổ chức thương mại thế giới

UBND Ủy ban nhân dân

TTKN Trung tâm khuyến nông

KN-KL Khuyếnnông- khuyến lâm

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Trang

Bang 2.1: Diện Tích Dat Phân Theo Độ Déc và Tang Day Huyện Vĩnh Cửu 8

Bảng 2.2 Tình Hình Sử Dung Dat Huyện Vĩnh Cửu qua 3 Năm 2004 — 2006 10 Bảng2.3 Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Huyện Vĩnh Cửu qua 3

Năm 2004 — 2006 12

Bảng 2.4 Phát Triển Dân Số và Lao Động Huyện Vĩnh Cửu Thời Kỳ 1995-2005 14

Bảng 3.1 Bảng phân bổ mẫu điều tra theo chương trình khuyến nông 24

Bảng 4.1 Tình Hình Chung về Phiếu Phỏng Vẫn 27 Bảng 4.2 Thành Phần Tham Gia Trả Lời Phỏng Vấn 28

Bảng 4.3 Nguồn Nhân Lực của Trạm Năm 2006 29

Bảng 4.4 Hoạt Động Tập Huấn Kỹ Thuật và Tham quan Hội Thảo Đầu Bờ qua 3

Chương Trình Khuyến Nông Cây Bap An Tươi Tính Trên 1 Ha 39Bang 4.8 So Sanh Chi Phí và Thu nhập của các Hộ Trước và Sau khi Tham Gia

Chương Trình Khuyến Nông Thâm Canh Cây Bưởi Tính Trên 1 Ha 40Bảng 4.9 So Sanh Chi Phí và Thu Nhập của các Hộ Trước và Sau Khi Tham Gia

Chương Trình Nạc Hóa Đàn Heo Tính Trên 1 Con 42

Bảng 4.10 Nhu Cầu Vay Vốn của Người Dân 43

Bang 4.11 Nhu Cau của Người Dân về Công Tác Khuyến Nông Trên Địa Bàn

Bảng 4.12 Khó Khăn Trong Tiêu Thụ Sản Phẩm 45

Bảng 4.13 Đánh Giá của Nông Dân về Hiệu Quả Khuyến Nông 46 Bảng 4.14 Đánh Giá của Người Dân về Phương Pháp Khuyến Nông 47 Bảng 4.15 Đánh Giá của Người Dân về Nội Dung Khuyến Nông 47

1X

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Tổ Chức cúa Trạm Khuyến Nông Vĩnh Cửu 30

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Danh sách các hộ điều tra

Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

xi

Trang 12

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, nhất là hiện nay khi Việt Nam

đã gia nhập WTO thi nhiệm vụ phát triển nền kinh tế Việt Nam có vai trò hết sức quan

trọng.

Hiện nay với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và khoảng 60% dân số lao động

trong ngành nông nghiệp, Việt Nam vẫn được coi là một nước có nền kinh tế nông

nghiệp là chủ yếu Vì vậy phát triển nền kinh tế Việt Nam cần phải chú trọng phát

triển nông nghiệp.

Có thể thấy trong những năm qua nền kinh tế nông nghiệp có sự chuyên biến tích cực rõ rệt Nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và dự trữ trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu (xuất khẩu gạo đứng thứ hai thé giới, sau

Thái Lan).

Trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế trong đó

nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm,

thu nhập, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Có được kết quả như trên không thể phủ nhận đóng góp của nông dân, nông

dân làm chủ sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.Tuy nhiên, theo kết quả các cuộc điều tra kinh tế ở nông thôn, hiện nay nông dân Việt Nam vẫn còn trong tình trạng “đói” kiến thức trong cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, hạch toán kinh tế, Vì vậy họ cần được đào tạo, rèn luyện tay nghề để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho nông đân nhằm giúp họ sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới

Trước tình hình đó, ngày 2/3/1993 Chính Phủ ban hành nghị định số 13/CP về

công tác khuyến nông, tiếp theo là những thông tư liên bộ 02/LB hướng dẫn tế chức hệ

Trang 13

thống khuyến nông và hoạt động khuyến nông dé đáp ứng được những yêu cầu trên và hàng loạt các tổ chức khuyến nông ra đời từ đó Ở Bộ Nông Nghiệp& Phát Triển Nông

Thôn có cục khuyến nông, các sở nông nghiệp có chỉ cục khuyến nông, các huyện có

trạm khuyến nông , làng xã có khuyến nông viên.

Với mong muốn hiểu biết về tác động khuyến nông, tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài “Đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh

Đồng Nai”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nhằm tìm hiểu, đánh giá kết quả hoạt động, những khó khăn và thuận lợi

trong công tác khuyến nông của huyện Vĩnh Cửu-Đồng Nai từ đó đề ra một số giải

pháp chủ yếu để tiếp tục củng cố hoàn thiện công tác khuyến nông trong thời gian tới

của huyện đạt kết quả tốt.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Góp phần hệ thống hóa những co sở lý luận về khuyến nông

Đánh giá đúng tình hình thực hiện công tác khuyến nông ở huyện Vĩnh Cửu Đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác khuyến nông ở

huyện Vĩnh Cửu, giúp nông dân tăng cường áp dụng tiến bộ khoa bọc vào sản xuất để phát triển kinh tế xã hội nông thôn, góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống

người nông dân.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giai đoạn năm 2004 — 2006, trạm khuyến nông đã thực hiện nhiều chương trình

khuyến nông cho bà con trong huyện Đề tài nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của ba

trong số các chương trình khuyến nông đã thực hiện ở huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2004

— 2006 gồm:

Chương trình khuyến nông trồng bắp ăn tươi

Chương trình khuyến nông thâm canh cây bưởi

Chương trình khuyến nông nạc hóa đàn heo

Trang 14

1.3.2 Phạm vi nghiền cứu

a) Phạm vi không gian

Đề tài thu thập số liệu nghiên cứu từ phòng kinh tế huyện Vĩnh Cửu và trạm

khuyến nông huyện Vĩnh Cửu

b) Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiên khóa luận từ ngày 26/03/2007 — 23/06/2007 Dé tai sử dụng

số liệu của 3 năm 2004 — 2006 để nghiên cứu

1.4 Cau trúc của đề tài

Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu được sử dụng trong đề tài và tổng quan về

địa bàn nghiên cứu như đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu

Chương 3 Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu

Chương này trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu vàcác phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tàitốt nghiệp

Chương 4 Kết Quả và Thảo Luận

Thực trạng công tác tổ chức hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông

huyện Vĩnh Cửu.

Đánh giá của nông dân về công tác khuyến nông

Những khó khăn, thuận lợi của trạm khuyến nông

Những khó khăn và nhu cầu của nông dân

Định hướng và một số giải pháp đối với trạm khuyến nông huyện Vĩnh Cửu.Chương 5 Kết Luận và Đề Nghị

Kết luận: trình bày tóm lược các kết quả đạt được từ quá trình thực hiện đề tài

và những kết luận rút ra từ những kết quả đã đạt được

Dé nghị: nêu những ý kiến và các giải pháp nhằm hoan thiện hơn cho bộ máykhuyến nông từ TW đến cơ sở

Trang 15

CHƯƠNG 2

TỎNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Khóa luận nghiên cứu về tình hình thực hiện công tác khuyến nông huyện Vĩnh

Cửu, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 — 2006, từ đó đưa ra một số nhận xét, giải pháp,

kiến nghị để hoàn thiện công tác khuyến nông huyện Vĩnh Cửu Dé tài sử đụng một số

tài liệu của Trạm khuyến nông, phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòngThống kê như sau:

Báo cáo tham luận kết quả thực hiện chương trình khuyến nông của trạmkhuyến nông huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2004 — 2006

Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp của phòng Nông nghiệp và PTNT.

Quy hoạch tổng thể huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2000 — 2005 và định hướng pháttriển năm 2010

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của huyện.

Tổng quan về các tài kiệu nghiên cứu:

Báo cáo tham luận kết quả thực hiện chương trình khuyến nông của trạm

khuyến nông Vĩnh Cửu giai đoạn 2004 — 2006 gồm 3 phan:

Phần 1: những thuận lợi và khó khăn trong công tác khuyến nông của tram

khuyến nông huyện Vĩnh Cửu.

Phan 2: kết quả thực hiện công tác khuyến nông của trạm giai đoạn 2004 —2006.

Phần 3: kết luận, kiến nghị của trạm đưa ra nhằm thực hiện tốt hơn các chương

Trang 16

Kế hoạch sán xuất trong những năm tới trong đó nhấn mạnh công tác chỉ dao điều hành, phối hợp giữa phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông và các cơ quan có liên

quan.

Các giải pháp huyện đưa ra nhằm quản lý tốt tình hình sản xuất nông — lâm —

thủy sản của huyện.

Những khó khăn trong phát triển sản xuất và kiến nghị của phòng Nông nghiệp

và PTNT.

Quy hoạch tổng thể huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2000 — 2005 và định hướng phát

triển đến năm 2010 bao gồm:

Các điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, thé nhưỡng, tài nguyên

Tinh hình sử dụng đất của huyện và định hướng năm 2010

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của huyện bao gồm:

Tình hình phát triển kinh tế cụ thé các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dich

Tình hình dân số, lao động, y tế và giáo dục của huyện.

2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Vĩnh Cửu là huyện vùng trung du miền núi của tỉnh, nằm ở phía Tây Bắc tỉnhĐồng Nai Ranh giới địa lý huyện được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng tỉnh Bình Phước.

Phía Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom.

Phía Đông giáp huyện Định Quán và Trảng Bom.

Tổng diện tích tự nhiên là 109.255,82 ha và tổng dân số hiện nay là 109.995

người.

Huyện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm: Thị trấn Vĩnh An và 11 xã: Trị An,

Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã

Trang 17

thu hút vốn đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai cũng như toàn

vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

b) Địa hình

Huyện có 2 dang địa hình chính: Đồi và đồng bằng ven sông.

Địa hình đồi: Phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc với diện tích tự nhiên

83.351 ha, chiếm 77,7% tổng điện tích toàn huyện Cao trinh cao nhất ở khu vực phía

Bắc khoảng 340m, thấp dần về phía Nam và Tây Nam Cao trình ở khu vực giữa

khoảng 100 — 120m, trong khi đó ở khu vực phía Nam khoảng 10 — 50m Diện tích có

độ dốc đưới 3° chiếm 17,1%, từ 39— 8° chiếm 33,8%, từ 8° — 15” chiếm 22,6% và trên 15° chỉ chiếm 4,2% Dạng địa hình này tương đối thích hợp với phát triển Lâm — Nông

nghiệp và xây dung cơ sở hạ tầng.

Địa hình đồng bằng: Diện tích 5.994 ha, chiếm 5,5% tổng diện tích, trong đó

cao độ trung bình 10 — 20m, nơi thấp nhất 1 — 2m Đất khá bằng, thích hợp với sản

xuất nông nghiệp, nhưng đo nền đất hơi yếu nên ít thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạtầng

c) Khí hậu thúy van

Huyện Vĩnh Cửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với

những đặc trưng chính như sau:

- Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600 — 2.700 giờ/ năm Nhiệt độ cao đều

trong năm, trung bình 26°C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12(25°C ), các tháng

có nhiệt độ trung bình cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ 28°C — 29°C Tổng tích ôn

trung bình hàng năm khoảng 9.490°C, rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và

tăng vụ cây trồng như: lúa, đậu xanh, bắp.

- Lượng mưa lớn nhưng phân hóa khá rõ theo không gian:

Khu vực phía Bắc: Lượng mưa trung bình trên 2.800mm, số ngày mưa: 150 —

Trang 18

- Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa từ thang 5 đến tháng 10, chiếm trên 85%

tổng lượng mưa cả năm Lượng bốc hơi trung bình 1.100 — 1.300mm/ năm Mùa khô

lượng bốc hơi thường chiếm 64% - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ âm trong mùa khô, nhất là trong các tháng cuối

mùa Nếu điều kiện sản xuất dựa vào nước trời chỉ có thể tiến hành trong mùa mưa,

nhưng nếu có nước tưới sản xuất trong mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.

d) Tài nguyên nước

Nước mặt

Nguồn nước mặt chủ yếu của Huyện là hệ thống sông Đồng Nai, bao gồm sông

chính Đồng Nai và sông nhánh là sông Bé Theo số liệu quan trắc nhiều năm, lưu lượng trung bình 312m//s, lưu lượng tháng cao nhất (tháng 9: 1.083m’/s) Nguồn nước

sông Đồng Nai hiện được tích trong hồ Trị An có diện tích trên 31.000 ha, dung tích 2.542 tỷ m” nước, với mục đích chính là thủy điện Ngoài hồ Trị An, còn có các hồ Mo

Nang, Bào Hào.

Nhìn chung, nguồn nước mặt trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu khá phong phú, đã

sử dụng vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng do ảnh hưởng của

địa hình nên việc sử dụng nguồn nước này cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế.

Hiện nay hệ thống tưới bơm từ nguồn nước sông Đồng Nai chỉ mới sử dụng đượckhoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện

Nước ngầm

Theo Liên Đoàn Địa Chất 8, nước ngầm tại huyện Vĩnh Cửu khá phong phú, nhưng phân bố không đều, có khả năng khai thác nước ngầm từ độ sâu 10 - 15m (nước mach) và 30 — 35m (nước ngầm) Trữ lượng nước tinh dat 788.800m’, tổng trữ lượng 1.090.000m/ ngày Chất lượng nước tốt với tổng khoáng hóa 0,07 — 0,6g/1,

thuộc loại nước nhạt có chứa bicarbonat-natri và có hàm lượng sắt cao Hiện đã được

khai thác để sử dụng eh sinh hoạt va tưới cho khoảng 191 ha.

2.2.2 Tình hình phân bố và sử dung đất đai của huyện Vinh Cửu qua 3 năm 2004

— 2006.

a) Đặc điểm đất đai

- Phân loại và điện tích các loại đất

Trang 19

Theo kết quả điều tra đất theo phương pháp FAO-UNESCO của Trung tâmNghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Đất Phân Trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu có 5nhóm đất:

Dat tương đối bằng phẳng (<3) chỉ chiếm 29,32%, đất ít dốc (3-8°) chiếm

41,03%, đất đốc (8-15) chiếm tới 24,81%, đất rất đốc chiếm 4,84% Vì vậy, trong quá

trình sử dụng cần coi trọng biện pháp chống rửa trôi và xói mòn đất

Bang 2.1: Diện Tích Đất Phân Theo Độ Doc và Tang Day Huyện Vĩnh Cửu

Độ dốc Tổng DT Phân theo tang dày (cm)

(ha) < 30 30-50 50-70 70-100 >100

Cấp I (<3”) 27.438 6,984 966 2.015 17.473Cấp II (3-8°) 38404 26.228 6.663 2.688 50 2.775 Cấp III (8-15°) 23.221 15.844 1.191 2.222 3.964Cấp IV (715°) 4.531 4.531

Trang 20

còn lại thích hợp với phát triển lâm nghiệp và sẽ rất nguy hại khi rừng ở các loại đất

dốc, tầng mỏng bị tàn phá

Về độ phì: Đất phù sa có độ phì cao nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng, kế đến là đất phát triển trên đá Bazan, các loại đất còn lại có độ phì thấp Riêng đất có

tang day dưới 30 cm có độ phì rất thấp.

b) Tình hình phân bé và sử dụng đất đai của huyện Vĩnh Cửu qua 3 năm

2004 — 2006.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 109.255,82 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng khá cao, năm 2004 chiếm 66,76%, năm 2005 chiếm 68,10%, năm 2006 chiếm 68,18% tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất lâm nghiệp

tăng bình quân qua 3 năm là 1,05% Phần diện tích đất lâm nghiệp tăng là do diện tích

đất hoang hóa được khai thác trồng rừng.

Cùng với sự gia tăng đất lâm nghiệp, diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng có

sự tăng lên đáng kể Năm 2004 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 908,12 ha, năm

2005 có 992,18 ha, năm 2006 có 996,73 ha Bình quân tăng 3 năm là 4,77% Điều này

cho thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện đang được quan tâm và đầu tư phát triển, nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản như nuôi Lươn, nuôi cá Lăng Nha, nuôiÉch được nhân rộng trong huyện

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng có sự tăng giảm qua 3 năm Năm 2004

diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 15.185,25 ha chiếm 13,9% tông diện tích đất tự nhiên Năm 2005 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên là 15.519,9 ha chiếm 14,21% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng đến năm 2006 diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại giảm còn 15.493,20 ha chiếm 14,18% tổng diện tích đất tự nhiên Bình quân

3 năm tăng 1,05%.

Trong những năm tới khuyến nông huyện cần phối hợp với các phòng ban, các

tổ chức giúp nông dẩn chuyển dịch cơ cau cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra nhiều sản

phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế và thu nhập cao trên một đơn vị điện tích.

Trang 21

n2 YULA u$Án g3 8uod J, SugY ‘uN UQNSN

ol

essp 10001 E207 O10 /60I O10 96y0I 9ÿ“0 [€ˆy0€ Surip ns enyo 1ÿŒ'9

81°66 0000I[ Z898 £00 £65 g00 €6 t00 — 89 93 NN Id wa

96°66 Z000I1 1666 Z6Z8 bŠ0006I1 I92Z8 SS/66l €/08 O9TIOSI 8upp ugdnyo

0n Jeu “tons Bugs 1ÿŒ

8II0I SZZ0I £I00I1 ISO 8£l6 6y0 — LE68 80 — S768 vip erysu “Suen elysu wa

S6L6 £666 10°96 910 $9°8Z 910 L987 90 = 986% Sugnsu uy} ovis uọ1 1ÿ

66°68 S896 798 SOIT /019IlZ 671 0ÈlIEfZZ SEPl Sỳ899£ Sunp ugdnyo wq

£ZI0I £E00I £IZ0I1 ty — €S£08 Irv — S6008 cv — SÉt8L owG

59°86 S966 99/6 969I 0I1608I Z99I 98£SI8I I0/1 9ÿ68ÿ81 NN Id1yŒ€

9/Z 00001 EFL 800 SS Es 800 SSf€8 01 86'Z1'I 2 NN a'r

LUy0L 9F00T 97601 160 £/966 160 — 8IZ66 €s0 — ZI806 S.LLN WEESOTO! II00I1 00201 81°89 /998yy/ OT'89 0810yb¿ 91°99 02£t6ZL đặr8u wy] 1Œ £

I0I0OI £866 0ZZ0I 8II 0ZE6SI[ lếPI 98°6IS'ST OGEI SữS8IS] NN1ÿnX ues Teg"

001 001 001 001 £86SØ60I 001 £896Ø60I1 001 £8'€€Z60I wạrqu ä 3gp 2g uặtp SugT,

og S090 0/0 (%)22 (#I@ (%)22 (ŒWI@đ (%)22_ (Œ)1q

(%)uat1) 1yqd Op 20.1, 9007 S007 6007 nay myo

9007 — F007 WEN ¢ wnb n2 yUIA ugAny JÿŒ Sung Ag {01H YULY, 77 Sueg

Trang 22

2.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vĩnh Cửu qua 3 năm 2004

— 2006.

Trong công cuộc thực hiện CNH —- HĐH nông nghiệp và nông thôn

theo định hướng XHCN, cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế huyện Vĩnh Cửu cũng có sự tăng trưởng nhất định Cơ cấu kinh tế

đã và đang có bước chuyên đổi tích cực giữa các ngành nghề.

Bảng 2.3 cho thấy giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng qua 3

năm 2004 — 2006 Năm 2004 tổng giá trị sản xuất đạt 5.149,18 tỷ đồng, năm

2005 đạt 5438,33 tỷ đồng, năm 2006 đạt 6038,56 tỷ đồng Bình quân 3 nămtổng giá trị sản xuất của huyện tăng 8,33%

a) Ngành nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng tương đối đều qua

3 năm Tốc độ tăng trưởng năm 2005 so với 2004 đạt 3,39% và năm 2006 so

với 2005 là 3,95%, bình quân tăng trưởng qua 3 năm đạt 3,67%.

Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trên 60%.

Trong 3 năm qua, ngành đã thực hiện chuyển đổi theo hướng ổn định diện

tích cây lương thực và phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như

cây bưởi Tân Triều Từng bước định hình những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung và đã quan tâm nhiều hơn đến nâng cao năng suất, chất lượng sản

phẩm để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên đơn vị diện tích canh tác.

Lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản hàng năm có bước phát triển mạnh về qui mô Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 3 năm ngành chăn nuôi

là 5,61%, ngành thủy sản là 16,25% Trong đó tổng đàn bò tăng 12,69%, heo 22,71%, điện tích nuôi trồng thủy sản năm 2006 dat 397 ha Đã có nhiều mô hình kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao và được nhân rộng Phương thức chăn nuôi chuyển dần theo hướng bán công nghiệp

và công nghiệp Công tác cải tạo giống, thú y, phòng chống dịch được chú trọng nên đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chănnuôi khi có dịch bệnh xây ra.

11

Trang 23

n2 YULA u$Án 9} YOY đuoqq[ “UN ugNsN

EL‘6I 86°81 9E81 NN 8uộp ob] /NN 1ÿ1X ues in BID '€

100 Iữ0 100 NN TẸP E1/NN 1ÿnX ues in) BID 'ÿ

| £//S1I 0601 5°66 Suộp ov] ANX Uys i1 BID '€

i LẠN7Z4 BSLV z6'y£6 OY /ÿ8X tgS iy BIE) "6

9y“19 IL‘ss 98°ZS IIEU ARN URS j1 BID ']

ugnb yurq net 1Y9 9s JO “I

ITIL 6Z011 8LSII 6Œ€ 9Z9ữ2 6€ S]'S0£ Ore IỨ8/I AŒ¬NI tuE8N '€

L801 00211 Z6S01 69/2 8£I8IS Z69/ tl90y — cy9L S$6“€8€' A OCX-NO.LI-NO tưE8N 'z

66YII /I66 Eceel 681 6TI §6'1 0021 Es‘T 006 ups Ang],

LLZOL £9E0IL «= THIOL = @Z'T tee ETT bV'L vl 0€ NNAC

I9€0I 89/01 8501 /S9E 9/'0€G 0£c€ O£ VIZ 41313 68906 Ignu ueyD

L7ZOl 6101 «= LS'ZOT c£09 €908€ 0€”T9 0€ €¿€ 66°19 £6£9CE 30.9 8u01],

/9€0I1 S6£0I 6E£01 96 c01£9 0/01 0/09 v01 TITLES darysu Sugn \t?N 'J

| 00001 00001 00001 00001 §S6999 00001 (S09 — 00001 0£9E/'6 yenx ups iy #8 Sug], 'J

oq S0/90 P0/SU (%)22 đuôngg (%)22 uỏm0s (%)22 5uổnos

(%⁄4)ugI) yeyd Op 20.1, 9007 S00z 7007 nay I2

sugp 41, -LAG

9007 — P00£ WEN € Enb nND qUIA HŠÁNH 802 yuLog Yury 1ÿ8X HS END 3331 '€'£2uÿg

Trang 24

b) Ngành CN — TTCN — XDCB

Đã tập trung khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của huyện nên đã đạtđược nhiều tiến bộ vượt bậc Nhịp độ giá trị sản xuất CN ~ TTCN tăng bình quân qua

3 năm 8,71% Đây là ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trên 85% trong

tổng giá trị sản xuất của huyện

Hầu hết các ngành sản xuất quan trọng ở địa phương đều tăng trưởng hàng năm

ở mức khá cao như khai thác cát, đất, sỏi, đá trên 40%, đúc gang tăng 27%, sản xuấtgiày thể thao tăng 30,26%, sản xuất gạch các loại tăng 10,76%

c) Ngành thương mại dịch vu

Đây là ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng giá trị sản

xuất nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 3 năm giá trị sản xuất tăng

12,71%.

Được sự quan tâm đầu tư phát triển, huyện đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới

chợ, các điểm bán xăng dầu, phát triển vườn bưởi Tân Triều gắn với du lịch dịch vụ.Đồng thời chú trọng củng cố, sắp xếp bố trí hợp lí hơn mạng lưới thương mại hiện có

nên đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng tăng của nhân

dân Đến năm 2005 tổng số hộ kinh doanh thương mại — dich vụ trên địa bàn có trên

3000 cơ sở, tăng bình quân 12,7% / năm, với tổng mức bán lẻ 128 tỷ đồng, tăng bình

quân hàng năm 12%.

2.2.4 Tình hình dan số và lao động của huyện

a) Dân số

Huyện Vĩnh Cửu khá thành công trong công tác kế hoạch hóa gia đình nên tốc

độ tăng dân số giảm dần Tính đến năm 2005 dân số toàn huyện là 108.516 người Tốc

độ tăng dân số giai đoạn 2000 — 2005 giảm còn 1,53%/ năm so với giai đoạn 1995 —

2000 là 2,3%/ năm.

Do tác động của quá trình đô thị hỏa đã tạo ra sự dịch chuyển cơ học từ nông

thôn sang đô thị làm cho dân số khu vực đô thị tăng nhanh hơn nhiều so với khu vực

nông thôn.

Mức độ đô thị hóa còn thấp, dân cư phân bố không đều giữa các khu vực Các

xã phía Nam có mật độ dân số trung bình từ 400 — 700 người/ km”, các xã phía Bắc từ

33 — 60 người/ km” Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 58 người/ km?, |

13

Trang 25

b) Lao động

Bảng 2.4 Phát Triển Dân Số va Lao Động Huyện Vĩnh Cứu Thời Kỳ 1995 — 2005

Hạng mục Đơn vị Các năm Tốc độ tăng BQ(%)

Tỷ lệ % 3,62 21,68 29,50 0,02 0,03 Khu vực dich vụ Ng 4516 6696 7231 7,46 7,19

Tỷ lệ % 11,74 15,03 15,00 0,02 0,01

Nguồn tin: Phong Kinh tế huyện Vinh Ci

-Tuy mật độ dân số trung bình có sự chênh lệnh lớn giữa các khu vực các xã ởphía Nam và phía Bắc, nhưng do sức ép về việc làm cho khu vực phía Bắc lại lớn hơn

nhiều so với khu vực phía Nam vì thiếu đất canh tác và công nghiệp kém phát triển.

Lao động trong độ tuổi chiếm 51,96% dân số Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang

làm việc trong các ngành kinh tế có biểu hiện tăng trong giai đoạn 1995 — 2000 và tiếptục tăng trong giai đoạn 2000 — 2005 Do công nghiệp phát triển mạnh, nên cơ cấu lao

động xã hội chuyển đổi nhanh theo xu hướng tích cực

14

Trang 26

Số lượng và tỷ lệ lao động trong khu vực nông — lâm nghiệp liên tục giảm, từ84,6% năm 1995 xuống 63,3% năm 2000 và 55,5% năm 2005.

Số lượng và tý lệ lao động khu vực công nghiệp tăng nhanh, từ 3,6% năm 1995

lên 21,68% năm 2000 và 29,5% năm 2005.

Số lượng và tỷ lệ lao động khu vực địch vụ tăng trong giai đoạn 1995 — 2000 vàhầu như én định trong giai đoạn 2000 — 2005

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo và có trình độ kỹ thuật chiếm tỷ lệ rấtthấp năm 2000 là 5%, đến năm 2005 đã tăng lên khoảng 25%, riêng cán bộ có trình độ

từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 0,73% so với lao động xã hội Đây là một trong nhữngđiểm yếu trong phát triển nguồn nhân lực của huyện Vĩnh Cửu nói riêng và của cấphuyện nước ta nói chung Trong những năm gan đây, huyện Vĩnh Cứu đã có nhiều nỗlực trong công tác đào tạo, bồi đưỡng nguồn nhân lực và là một trong những điểmsáng về giáo dục ở cấp huyện nhưng vẫn còn rất thấp so với yêu cầu của sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.5.Giải quyết việc làm và mức sống dân cư

Năm 2005 có 56.385 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51,96% dân số Laođộng làm việc trong khu vực kinh tế là 48.209 người, chiếm 85,5% lao động trong độtuổi, lao động chưa có việc làm chiếm 14,5% Giải quyết việc làm trung bình hàng

năm trong giai đoạn 1995 — 2005 khoảng từ 2.000 — 4.000 lao động, riêng năm 2005

giải quyết việc làm cho 4.000 lao động

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá thực tế): năm 2000 đạt 13,46 triệuđồng, năm 2005 đạt 19,02 triệu đồng Nhưng GDP tinh theo đầu người trong phạm vihuyện quản lí còn ở mức rất thấp (5,73 triệu đồng/ năm 2005) Vì vậy, giải quyết công

ăn việc làm gắn liền với nâng cao thu nhập, nhất là thu nhập cho lao động nông nghiệphiện chiếm số đông trong lao động xã hội toàn huyện là một trong những nhiệm vụtrọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của huyện

Với sự quan tâm của Tỉnh và TƯ, cùng với những nỗ lực của huyện, chươngtrình xóa đói giảm nghèo đã đạt được hiệu quả cao Đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo chỉcòn đưới 3% Tỷ lệ hộ dân có điện 95%, dùng hé xi hop vệ sinh 85%, có ti vi 96%, córadio, cassete 98%, số máy điện thoại trên 100 người dan dat 7,16%

15

Trang 27

2.2.6 Điều kiện cơ sé vật chat ha tầng.

a) Thủy lợi và cấp nước

- Thủy lợi

Huyện có nguồn nước mặt dồi dao Toàn huyện có 3 đập dâng hiện tưới cho 280 ha

và 25 trạm bơm (16 trạm bơm điện và 9 trạm bơm dầu) tưới cho 860 ha

Ngoài ra huyện còn có hệ thống kênh Vĩnh Tân tưới cho 40 ha, các giếng khoan

tưới cho 191 ha Tổng diện tích đất được tưới toàn huyện khoảng 1.371 ha

- Cấp nước

Hiện tai nhà máy nước thị trấn Vĩnh An công suất khoảng 3.000 m”/ngày cấp

cho các cơ quan trong khu vực huyện li.

Hiện ở xã Phú Lý có một hệ thống cấp nước sạch bao gồm giếng khoan vàtuyến ống chính với công suất 30m”/ngày cho 100 hộ dan Nhà máy nước Thiện Tân

đã xây dựng xong trạm bơm cấp 1 có công suất 100.000 mỶ/ngày đêm và tuyến ốngdẫn nước thô đưa về xử lý tại Long Bình

b) Giao thông vận tải

Hiện nay, đi lại của nhân dân trong vùng chủ yếu bằng đường bộ Tuy nhiên

huyện còn thiếu những điều kiện thuận lợi về đường giao thông cũng như một cơ sở hạtầng hoàn chỉnh Toàn huyện không có đường quốc lộ, chỉ có hai tuyến đường chínhlà: Đường 768 đọc sông Đồng Nai và đường 767 dẫn từ QL1 vào nhà máy thủy điệnTrị An Hiện tại ngoại trừ đường Đồng Khởi nối dài đang được xây dựng (nối từThành Phố Biên Hòa băng qua KCN Thạnh Phú) và đường Nhà máy nước Thiện Tân,còn lại trên suốt ca hai tuyến: 767 và 768 vẫn còn thiếu vắng các tuyến đường “xuongcá” dan đến nhiều vùng nên rất khó phát trién

Vận tải thủy chủ yếu hiện nay là một vài bến đò ngang qua sông Đồng Nai và trênlòng hồ Trị An, giải quyết giao lưu giữa thi tran Vĩnh An và các huyện kế cận

Trang 28

- Lưới điện

Từ trạm Hiếu Liêm có các tuyến dây nổi 15KV như sau:

Tuyến Hiếu Liêm đi đọc theo đường 768 cấp điện cho các xã Trị An, Tân An,

Thiện Tân, Thạnh Phú

Tuyến Cây Gáo cấp điện cho trạm Cây Gáo và các phụ tải đọc tuyến

Tuyến Suối Rộp cấp điện cho trạm Cây Gao và các phụ tải đọc tuyến có rẽ

nhánh đến xã Phú Lý

Từ trạm Cây Gáo có các tuyến:

Tuyến Mỏ Đá cấp điện cho các xã Vĩnh An, Vĩnh Tân và xã Sông Mây của

huyện Thống Nhất

Tuyến Đập Tran cung cấp điện cho khu vực tran của hồ Trị An

Tuyến Sóc Lu cấp điện cho các xã Cây Gáo, Thanh Bình của huyện ThốngNhat và được nối với trạm 35/15KV Kiệm Tân,

Đến nay, tất cả các xã trong huyện đã có điện lưới đi đến trung tâm xã Tỷ lệ số

hộ có điện trên địa bàn chiếm 95% tổng số hộ toàn huyện.

Đã hình thành lưới 15KV trên các trục đường chính với tổng chiều dài là 146,5

km và tổng dung lượng của các máy biến áp 15/04KV là 14.823KVA

Những năm tới dự kiến phát triển mạng lưới điện đến các vùng sâu vùng xa, về

đến tận các thôn ấp nhằm đáp ứng yêu cầu điện khí hóa nông thôn của huyện

d) Thông tin bưu điện

Trong những năm qua, ngành bưu điện đã có những cố gắng đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu về thông tin liên lạc của nhân dân Ngành đã đổi mới nâng cấp và khép

kín hệ thống điện thoại tự động ở trung tâm huyện lị và 10/10 xã, thị tran Chat lượng

thông tin đảm bảo nhanh chóng và kịp thời.

Đã lắp đặt được tổng đài điện tử LinCa UT960 số tại huyện lị và một tổng đài

điện tử Starex-IMS 384 số ở xã Thạnh Phú.

e) Giáo dục.

Công tác giáo dục đã được chú trọng và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.

Chất lượng giáo dục được duy trì và từng bước được nâng lên, hiện ở mức khá trong

Tinh và mức cao trong mặt bằng cấp huyện ở Nam Bộ Số lượng học sinh đến lớp ngày một tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư xây dựng mới và nâng

17

Trang 29

cấp Tính đến năm 2005 có 28.093 học sinh, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng2,28% Bình quân hàng năm học sinh lên lớp đạt tỷ lệ 98 - 99%, tỷ lệ tốt nghiệp: tiểuhọc 98 — 100%, cấp II 96 — 98%.

Năm 2005 toàn huyện có 43 trường: (15 trường mẫu giáo, 17 trường cấp I, 9

trường cấp II, 2 trường cấp IIT) với 548 phòng học (147 phòng kiên cố, 390 phòng bánkiên cố, 8 phòng tạm), số lớp học là 752 lớp

Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa hàng năm theo tiêu chuẩn của Bộ, cụ thểmầm non 84,2%, tiểu học 98%, trung học cơ sở 97,6%, phổ thông trung học trên 95%.Tuy nhiên số lượng giáo viên còn thiếu so với yêu cầu nhất là với các môn học mới

g) Y tế

Đã có nhiều tiến bộ trong thực hiện nghị quyết 4/TW, thực hiện chương trình y

tế Quốc gia, chương trình ngành như: Tiêm chủng mở rộng phòng sáu bệnh cho trẻ

em, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh đưỡng, củng cố cơ sở y tế

Đến nay huyện đã có một bệnh viện, 2 phòng khám khu vực, 12 trạm y tế, tổng

số giường là 140 giường, trong đó trạm y tế có 60 giường, bệnh viện huyện có 80giường Số cán bộ y tế là 154 người, trong đó bác sĩ 20 người Số cán bộ y tế trên một

vạn dân là 14,7; tỷ lệ phường xã có bác sĩ phục vụ 70% Công tác chăm sóc bà mẹ và

trẻ em, kế hoạch hóa gia đình cũng được quan tâm từ huyện đến các xã, ấp nên tỷ lệ trẻ

em, bà mẹ mang thai suy dinh dưỡng và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đáng khích lệ,phong trào nuôi con khỏe, day con ngoan đạt hiệu qua thiết thực Tuy nhiên cơ sở vật

chất kỹ thuật còn thiếu và xuống cấp, nhất là ở tuyến cơ sở, một số cơ sở kinh doanh

dịch vụ y tế, thương mại — dịch vụ, sản xuất kinh doanh còn vi phạm quy định, gây ônhiễm môi trường

18

Trang 30

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái quát về khuyến nông

a Khái niệm về khuyến nông

“Khuyến nông” là một thuật ngữ rất rộng và khó định nghĩa chính xác vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ mục đích có tầm

hẹp hay rộng Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, cá nhân khác nhan có quan niệm về khuyến

nông khác nhau:

Theo nghĩa hẹp:

Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông — lâm — ngư nghiệp như các trường

học — ngư học để giới thiệu các kết quả nghiên cứu đã đạt được với các phương pháp

thích hợp cho nông dân nhằm giúp họ có thể áp dụng các thành tựu tiến bộ mới tạo ranhiều lợi ích cho họ và cho nhu cầu xã hội Nếu hiểu theo nghĩa hẹp ngành khuyến

nông chỉ là chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp thuần túy.

Theo nghĩa rộng:

Khuyến nông ngoài mục đích tăng hoa lợi bằng cách áp dụng những thành tựu

kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, còn phải chỉ vẽ cho họ cách tổ chức để chống

thiên tai, để có vật tư kỹ thuật, để tiêu thụ sản phẩm, để thực hiện những chính sách đã ban hành, để gop y kiến với Nha Nước ở các cấp, xây dựng những chính sách mới

thích hợp, kích thích nhu cầu và giúp người dân thực sự trở thành những người có

năng lực trong việc giải quyết những nhu cầu của chính cộng đồng nơi họ đang sống Tắt cả đều nhằm mục đích phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Trang 31

Theo định nghĩa của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc(FAO) thì: Khuyến nông là hệ thống các biện pháp giáo dục nông nghiệp nhằm đâymạnh sản xuất phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống vật chất tỉnh thần cho nông

dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới

Còn theo định nghĩa của Cục khuyến nông, khuyến lâm Việt Nam thì: khuyến

nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương chính

sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý sảnxuất, những thông tin về thị trường giá cá và rèn luyện tay nghề cho nông dân để họ có

đủ khả năng giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống của bản thân họ và cộng đồng,góp phan phát triển san xuất cải thiện đời sống, nâng cao dân trí và phát triển nôngthôn.

Từ các định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm khuyến nông như sau:

Khuyến nông là cầu nối giữa nhà nghiên cứu và nhà sản xuất, là kênh chuyểntải tốt nhất tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất, những thông tin vềthị trường giá cả đến với nông dân, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu của Nhànước giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng và phát triển

nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần cho nông đân Như

vậy nội dung của việc thực hiện công tác khuyến nông phải khoa học, phải kịp thời và

thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân.

b) Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông

Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng

Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lýkinh tế cho nông dân để họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả Trọng tâm là góp phần

nâng cao năng lực của nông dân trong quá trình ra quyết định và thực biện sản xuất

trên cơ sở khoa học sao cho tối ưu hóa trong quản lý, kỹ thuật và lợi nhuận

Hoạch định và thực hiện các chương trình

Hoạch định và thực hiện các chương trình của địa phương phù hợp với định

hướng phát triển nông nghiệp của quốc gia Định hướng thông qua hoạch định kếhoạch, chương trình khuyến nông, chuẩn bị trước một bước để đón đầu và như vậyngười nông dân mới phát huy được năng lực sản xuất của chính họ

20

Trang 32

Cung cấp thông tin

Cung cấp thông tin về thị trường giá cả nông sản để nông dân bố trí kinh doanh

hiệu quả hơn, điều chỉnh sản xuất phù hợp Thông tin về thị trường giá cả sẽ tạo điều

kiện cho nông dân có cơ sở ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tuyên truyền, phố biến

Tuyên truyền những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựngnông thôn mới của Đảng và Nhà nước

Phổ biến những kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến

bảo quản nông, lâm, thủy sản và những kinh nghiệm điển hình tiên tiến tới nông dân.

Đề xuất và tham gia xây dựng các chính sách

Đề xuất và tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến san xuất và tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp của nông dân

Như vậy nội dung hoạt động của công tác khuyến nông là rất rộng, bao gồm tất

cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với mục đích giúp người nông dân pháttriển trên mọi lĩnh vực của cuộc sống Tuy nhiên để hoạt động có hiệu quả thì khuyến

nông cần xem xét, bám sát địa bàn nghiên cứu để đưa được những tiến bộ kỹ thuật mới

phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân, làm cho người nông dân tự nguyện chấp nhận đổi mới va áp dụng vào sản xuất.

c) Các phương pháp khuyến nông

Thăm viếng nơi canh tác và cư ngụ của nông dân

Thăm viếng ruộng vườn nông dân là hoạt động giáo dục theo nhu cầu cao,

nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa nông dân và nhân viên khuyến nông Đây

là hoạt động có tính hợp tác.

Công tác tập huấn

Tập huấn bao gồm cả cung cấp kiến thức và kỹ năng cho nông đân, thông qua

các lớp tập huấn nhằm giúp nông dan tiếp cận với kiến thức mới da dang, phong phú

và huấn luyện những kỹ năng cần thiết cho nông dân để họ có thể nhìn nhận, phán

đoán, giải quyết những vấn đề bức xúc của chính họ.

Tập huấn thực chất là lớp học đặc biệt được tổ chức ngoài học đường Lớp

được tổ chức xuất phát từ nhu cầu của nông dân và do tổ chức khuyến nông địa

21

Trang 33

phương thu thập các nhu cầu cần cung cấp kiến thức để đứng ra tổ chức lớp học cho

Tham quan giúp cho nhóm nông dân tiếp xúc với môi trường bên ngoài gia đình

họ, nhìn thấy những kỹ thuật mới, những kinh nghiệm mới trong sản xuất sinh hoạt,điều đó làm thay đổi nhận thức thái độ của nông dân về tiến bộ mới trong sản xuất

nông nghiệp.

Hội thao đầu bờ

Là cuộc gặp gỡ giữa cán bộ khuyến nông và hộ nông dân về kế hoạch thực hiện

mô hình và trao đối thông tin những TBKT tiên tiến đến hộ nông đân

Thông qua các điểm trình điễn có kết quả tốt, các cán bộ khuyến nông tổ chứccác buỗi hội thảo với những nội dung chính:

Đại điện nông dân tham gia mô hình báo cáo lại kết quả đã đạt được trong thờigian qua, rút ra những kinh nghiệm thực tế dé di đến kết luận chung về tính hiệu qua

và các kết quả mà mô hình đã tạo ra

Đồng thời cũng tập hợp những thắc mắc của người dân phản ánh lên các cấplãnh đạo, các cơ quan nghiên cứu để họ định hướng và có kế hoạch phù hợp hơn chonhững chương trình sau.

Tọa đàm

Đây cũng là phương pháp khuyến nông, nó diễn ra trong phạm vi hẹp của

những nhóm nhỏ từ 10 — 15 người nhằm giải đáp và thảo luận những nội dung sau cáclớp tập huấn, các hội nghị đầu bờ, tọa đàm về một kỹ thuật mới nào đó Tọa đàm cótính chất thảo luận bàn tròn những vấn dé thiết thực trong sản xuất và có thể tổ chứcnhiều lần trong vụ

22

Trang 34

Liên lạc thông tin với nông dân bằng thư điện thoại

Phương pháp giáo đục khuyến nông này nhằm đạt được các mục đích thỏa mãn

nhu cầu giải đáp thắc mắc, hướng dẫn kỹ thuật mới của một số nông dân có nhu cầu

trong sản xuất

Các phương tiện thông tin đại chúng

Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: báo chí, truyền thanh, truyền hình, panel, tờ bướm, tập san tranh ảnh Các phương tiện này sẽ hỗ trợ cho các

phương pháp khuyến nông khác như lớp tập huấn, hội thảo, tham quan, triển lãm và hoàn thiện công tác giáo dục khuyến nông.

d) Hệ thống những chỉ tiêu đánh giá hoạt động khuyến nông

Các yếu tố đầu vào:

Số lượng các hoạt động, chương trình khuyến nông, các lần tập huấn, trình điễnkết quả, trình diễn phương pháp, tổ chức hội thảo, tọa đàm, số lượng tài liệu in ấn đã

Số lượng người tham dự các hoạt động kế cả hoạt động huấn luyện, trình diễn

và áp dụng Tính toán phần trăm về người tham gia đối với các hoạt động khuyến

nông.

Những phản ứng:

Số lượng người tán thành lợi ích của hoạt động khuyến nông

Những thay đổi về KASA

Những thay đối về kiến thức, thái độ, kỹ năng và mong muốn của nông dân do các hoạt động khuyến nông mang lại ˆ

Những thay đi trong thực hành

Số lượng nông dân áp dụng, làm theo những TBKT mới trong sản xuất và sinhhoạt do khuyến nông cung cấp

23

Trang 35

Kết quả cuối cùng

Những thay đổi về chất lượng đời sống cũng như những tiêu chuẩn sống của

nông dân được nâng lên, sự thỏa mãn của nông dân về các hoạt động khuyến nông mà

họ áp dụng.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp điều tra nông hộ

Đây là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng phỏng van nông hộ Bảng câu hỏi được in sẵn bao gồm các vấn đề: tình hình sản xuất của nông hộ, tham

gia khuyến nông, nhu cầu, mong muốn cũng như những khó khăn của nông dân trongsản xuất, tham gia khuyến nông Đối tượng phóng vấn là những nông hộ đã tham giavào 3 chương trình khuyến nông sau:

Chương trình khuyến nông thâm canh cây bưởi

Chương trình khuyến nông cây bắp ăn tươi

Chương trình khuyến nông nạc hóa đàn heo

Bảng 3.1 Bang phân bé mẫu điều tra theo chương trình khuyến nồng

STT Xã, Thị trấn Các chương trình khuyến nông

Bap ăn tươi Thâm canh cây bưởi Nac hóa đàn heo l1 Vinh An - - 3

Trang 36

Tổng số mẫu điều tra là 90 phiếu được phân bổ đều cho mỗi chương trìnhkhuyến nông là 30 phiếu Bang điều tra nhằm đánh giá tình hình trước và sau khi thamgia các chương trình khuyến nông của các nông hộ được phỏng vấn.

3.2.2 Phương pháp mô tả giải thích

Phương pháp mô tả: là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật,cầu trúc, trạng thái sự vận động của sự vật Qua phương pháp này các sự vật được mô

ta một cách chính xác phù hợp Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ théng tri thức về

sự vật, giúp cho con người một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt bản chất giữa

một sự vật này với một sự vật khác.

Phương pháp giải thích: là việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành vàquy luật chỉ phối quá trình vận động của sự vật Mục đích là nhằm đưa ra những thôngtin về thuộc tinh ban chất cia sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiệnbên ngoài mà cả những thuộc tính bên trong của sự vật.

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn từ phòng kinh tế, thống kê và trạm khuyến nông huyện Vĩnh Cửu Thuthập các báo cáo về tình hình san xuất nông hộ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,giáo dục, y tế của huyện

Thu thập báo cáo về nội dung, phương pháp và số lượng các chương trìnhkhuyến nông của trạm khuyến nông Vĩnh Cửu qua 3 năm 2004 — 2006

Sau đó tiến hành phân tích và sử lí số liệu bằng phần mềm excel:

Các báo cáo cia huyện

Thông tin từ bảng hỏi phỏng vấn nông hộ

3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá

Đề tài đánh giá dựa vào hệ thống các chi tiêu đánh giá hoạt động khuyến nông

Đó là các chỉ tiêu cần thiết để phản ánh kết quả, hiệu quả đạt được của hoạt độngkhuyến nông huyện Vĩnh Cứu Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

Các yếu tố đầu vào

Trang 37

Những thay đối trong thực hành

Kết quả cuối cùng

3.2.5 Các chỉ tiêu kết quả

Năng suất, sản lượng tăng lên do áp dụng khuyến nông

Hiệu quả sản xuất tăng lên

Sản phẩm thu được có tính cạnh tranh cao hơn do áp dụng khuyến nông

Thu nhập tăng lên do áp dụng giống mới, kỹ thuật mới |

Các tỷ suất đo lường kết quả đạt được so với chỉ phí ban đầu bỏ ra do áp dungtiến bộ mới

3.2.6 Các công thức

TN trồng trot = DT * NS * giá bán — (Tổng CP — Lao động nhà)

TN chăn nuôi = Sản lượng *giá bán - (Tổng CP — Lao động nhà).

Tỷ suất TN/ Tổng CP = TN/ Tổng CP

3.3 Đánh giá hiệu quả

3.3.1 Về kinh tế

Thông qua việc phân tích và xử lí số liệu đề tài tiến hành đánh giá các chương

trình khuyến nông về các khía cạnh đo lường sau:

Năng suất từ chương trình khuyến nông mang lại

Tăng năng suất và thu nhập của các hộ từ chương trình khuyến nông so với khi

chưa tham gia các chương trình khuyến nông

3.3.2 Về xã hội

Từ kết quả thu thập qua phân tích xử lí ngoài việc đánh giá về mặt kinh tế cònđánh giá về mặt xã hội với các khía cạnh sau:

Tác động của hoạt động khuyến nông đến nhận thức của người nông dân

Khả năng nhận thức và áp dụng KHKT thay đổi khi tham gia hoạt động khuyến

nông.

26

Ngày đăng: 19/12/2024, 21:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN