3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái quát về khuyến nông a. Khái niệm về khuyến nông
“Khuyến nông” là một thuật ngữ rất rộng và khó định nghĩa chính xác vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ mục đích có tầm
hẹp hay rộng. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, cá nhân khác nhan có quan niệm về khuyến nông khác nhau:
Theo nghĩa hẹp:
Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông — lâm — ngư nghiệp như các trường
trung học, đại học nông lâm, các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông học — lâm học — ngư học để giới thiệu các kết quả nghiên cứu đã đạt được với các phương pháp thích hợp cho nông dân nhằm giúp họ có thể áp dụng các thành tựu tiến bộ mới tạo ra
nhiều lợi ích cho họ và cho nhu cầu xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp ngành khuyến
nông chỉ là chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp thuần túy.
Theo nghĩa rộng:
Khuyến nông ngoài mục đích tăng hoa lợi bằng cách áp dụng những thành tựu
kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, còn phải chỉ vẽ cho họ cách tổ chức để chống thiên tai, để có vật tư kỹ thuật, để tiêu thụ sản phẩm, để thực hiện những chính sách đã ban hành, để gop y kiến với Nha Nước ở các cấp, xây dựng những chính sách mới thích hợp, kích thích nhu cầu và giúp người dân thực sự trở thành những người có năng lực trong việc giải quyết những nhu cầu của chính cộng đồng nơi họ đang sống..
Tắt cả đều nhằm mục đích phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Theo định nghĩa của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) thì: Khuyến nông là hệ thống các biện pháp giáo dục nông nghiệp nhằm đây
mạnh sản xuất phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống vật chất tỉnh thần cho nông
dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Còn theo định nghĩa của Cục khuyến nông, khuyến lâm Việt Nam thì: khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cá và rèn luyện tay nghề cho nông dân để họ có đủ khả năng giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống của bản thân họ và cộng đồng, góp phan phát triển san xuất cải thiện đời sống, nâng cao dân trí và phát triển nông
thôn.
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm khuyến nông như sau:
Khuyến nông là cầu nối giữa nhà nghiên cứu và nhà sản xuất, là kênh chuyển tải tốt nhất tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả... đến với nông dân, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng và phát triển nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần cho nông đân. Như vậy nội dung của việc thực hiện công tác khuyến nông phải khoa học, phải kịp thời và
thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân.
b) Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng
Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trọng tâm là góp phần nâng cao năng lực của nông dân trong quá trình ra quyết định và thực biện sản xuất trên cơ sở khoa học sao cho tối ưu hóa trong quản lý, kỹ thuật và lợi nhuận.
Hoạch định và thực hiện các chương trình
Hoạch định và thực hiện các chương trình của địa phương phù hợp với định
hướng phát triển nông nghiệp của quốc gia. Định hướng thông qua hoạch định kế hoạch, chương trình khuyến nông, chuẩn bị trước một bước để đón đầu và như vậy người nông dân mới phát huy được năng lực sản xuất của chính họ.
20
Cung cấp thông tin
Cung cấp thông tin về thị trường giá cả nông sản để nông dân bố trí kinh doanh hiệu quả hơn, điều chỉnh sản xuất phù hợp. Thông tin về thị trường giá cả sẽ tạo điều kiện cho nông dân có cơ sở ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tuyên truyền, phố biến
Tuyên truyền những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
Phổ biến những kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản và những kinh nghiệm điển hình tiên tiến tới nông dân.
Đề xuất và tham gia xây dựng các chính sách
Đề xuất và tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến san xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân.
Như vậy nội dung hoạt động của công tác khuyến nông là rất rộng, bao gồm tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với mục đích giúp người nông dân phát
triển trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên để hoạt động có hiệu quả thì khuyến nông cần xem xét, bám sát địa bàn nghiên cứu để đưa được những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân, làm cho người nông dân tự nguyện chấp nhận đổi mới va áp dụng vào sản xuất.
c) Các phương pháp khuyến nông
Thăm viếng nơi canh tác và cư ngụ của nông dân
Thăm viếng ruộng vườn nông dân là hoạt động giáo dục theo nhu cầu cao, nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa nông dân và nhân viên khuyến nông. Đây
là hoạt động có tính hợp tác.
Công tác tập huấn
Tập huấn bao gồm cả cung cấp kiến thức và kỹ năng cho nông đân, thông qua các lớp tập huấn nhằm giúp nông dan tiếp cận với kiến thức mới da dang, phong phú và huấn luyện những kỹ năng cần thiết cho nông dân để họ có thể nhìn nhận, phán đoán, giải quyết những vấn đề bức xúc của chính họ.
Tập huấn thực chất là lớp học đặc biệt được tổ chức ngoài học đường. Lớp được tổ chức xuất phát từ nhu cầu của nông dân và do tổ chức khuyến nông địa
21
phương thu thập các nhu cầu cần cung cấp kiến thức để đứng ra tổ chức lớp học cho
nông đân.
Trình diễn
Trình diễn là phương pháp để chứng minh một kết quả cụ thể ở địa phương, về
lợi ích của kỹ thuật mới hoặc trình bày từng bước áp dụng kỹ thuật mới đó nhằm kích thích sự quan tâm, ham muốn của nông dân và giúp nông dân có thể thực hành phương pháp mới một cách dé dàng.
Tham quan
Tham quan giúp cho nhóm nông dân tiếp xúc với môi trường bên ngoài gia đình họ, nhìn thấy những kỹ thuật mới, những kinh nghiệm mới trong sản xuất sinh hoạt, điều đó làm thay đổi nhận thức thái độ của nông dân về tiến bộ mới trong sản xuất
nông nghiệp.
Hội thao đầu bờ
Là cuộc gặp gỡ giữa cán bộ khuyến nông và hộ nông dân về kế hoạch thực hiện mô hình và trao đối thông tin những TBKT tiên tiến đến hộ nông đân.
Thông qua các điểm trình điễn có kết quả tốt, các cán bộ khuyến nông tổ chức các buỗi hội thảo với những nội dung chính:
Đại điện nông dân tham gia mô hình báo cáo lại kết quả đã đạt được trong thời gian qua, rút ra những kinh nghiệm thực tế dé di đến kết luận chung về tính hiệu qua và các kết quả mà mô hình đã tạo ra.
Đồng thời cũng tập hợp những thắc mắc của người dân phản ánh lên các cấp lãnh đạo, các cơ quan nghiên cứu để họ định hướng và có kế hoạch phù hợp hơn cho
những chương trình sau.
Tọa đàm
Đây cũng là phương pháp khuyến nông, nó diễn ra trong phạm vi hẹp của những nhóm nhỏ từ 10 — 15 người nhằm giải đáp và thảo luận những nội dung sau các lớp tập huấn, các hội nghị đầu bờ, tọa đàm về một kỹ thuật mới nào đó. Tọa đàm có tính chất thảo luận bàn tròn những vấn dé thiết thực trong sản xuất và có thể tổ chức nhiều lần trong vụ...
22
Liên lạc thông tin với nông dân bằng thư điện thoại
Phương pháp giáo đục khuyến nông này nhằm đạt được các mục đích thỏa mãn nhu cầu giải đáp thắc mắc, hướng dẫn kỹ thuật mới của một số nông dân có nhu cầu trong sản xuất.
Các phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: báo chí, truyền thanh, truyền hình, panel, tờ bướm, tập san tranh ảnh... Các phương tiện này sẽ hỗ trợ cho các phương pháp khuyến nông khác như lớp tập huấn, hội thảo, tham quan, triển lãm...và hoàn thiện công tác giáo dục khuyến nông.
d) Hệ thống những chỉ tiêu đánh giá hoạt động khuyến nông Các yếu tố đầu vào:
Số lượng các hoạt động, chương trình khuyến nông, các lần tập huấn, trình điễn kết quả, trình diễn phương pháp, tổ chức hội thảo, tọa đàm, số lượng tài liệu in ấn... đã
thực hiện.
Hoạt động:
Xây dựng môi trường học tập, chủ đề, nội dung giáo dục khuyến nông áp dung
như thế nao?. Công tác nào đã thực hiện và thực hiện ở mức độ nào?...
Người tham dự:
Số lượng người tham dự các hoạt động kế cả hoạt động huấn luyện, trình diễn
và áp dụng. Tính toán phần trăm về người tham gia đối với các hoạt động khuyến
nông.
Những phản ứng:
Số lượng người tán thành lợi ích của hoạt động khuyến nông Những thay đổi về KASA
Những thay đối về kiến thức, thái độ, kỹ năng và mong muốn của nông dân do các hoạt động khuyến nông mang lại. ˆ
Những thay đi trong thực hành.
Số lượng nông dân áp dụng, làm theo những TBKT mới trong sản xuất và sinh hoạt do khuyến nông cung cấp.
23
Kết quả cuối cùng
Những thay đổi về chất lượng đời sống cũng như những tiêu chuẩn sống của nông dân được nâng lên, sự thỏa mãn của nông dân về các hoạt động khuyến nông mà
họ áp dụng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra nông hộ
Đây là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng phỏng van nông hộ.
Bảng câu hỏi được in sẵn bao gồm các vấn đề: tình hình sản xuất của nông hộ, tham
gia khuyến nông, nhu cầu, mong muốn cũng như những khó khăn của nông dân trong sản xuất, tham gia khuyến nông. Đối tượng phóng vấn là những nông hộ đã tham gia vào 3 chương trình khuyến nông sau:
Chương trình khuyến nông thâm canh cây bưởi Chương trình khuyến nông cây bắp ăn tươi Chương trình khuyến nông nạc hóa đàn heo
Bảng 3.1. Bang phân bé mẫu điều tra theo chương trình khuyến nồng.
STT Xã, Thị trấn Các chương trình khuyến nông
Bap ăn tươi Thâm canh cây bưởi Nac hóa đàn heo l1 Vinh An - - 3
2 PhúLý - 3 6 3 MaDbDa - o - 4 Vinh Tân - - 4
5 HiếuLiêm - - -
6 TriAn - - - 7 Tan An 7 - 5 8 Thiện Tân 12 - 3 9 Thạnh Phú 3 - 4 10 Tan Binh 8 15 5 II Binh Loi - 7 - 12 Binh Hòa - - -
Tổng 30 30 30
Nguôn tin: Kết quả điều tra và TTTH
24
Tổng số mẫu điều tra là 90 phiếu được phân bổ đều cho mỗi chương trình khuyến nông là 30 phiếu. Bang điều tra nhằm đánh giá tình hình trước và sau khi tham gia các chương trình khuyến nông của các nông hộ được phỏng vấn.
3.2.2. Phương pháp mô tả giải thích
Phương pháp mô tả: là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cầu trúc, trạng thái sự vận động của sự vật. Qua phương pháp này các sự vật được mô ta một cách chính xác phù hợp. Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ théng tri thức về sự vật, giúp cho con người một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt bản chất giữa
một sự vật này với một sự vật khác.
Phương pháp giải thích: là việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chỉ phối quá trình vận động của sự vật. Mục đích là nhằm đưa ra những thông tin về thuộc tinh ban chất cia sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện
bên ngoài mà cả những thuộc tính bên trong của sự vật.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn từ phòng kinh tế, thống kê và trạm khuyến nông huyện Vĩnh Cửu. Thu thập các báo cáo về tình hình san xuất nông hộ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế của huyện.
Thu thập báo cáo về nội dung, phương pháp và số lượng các chương trình khuyến nông của trạm khuyến nông Vĩnh Cửu qua 3 năm 2004 — 2006.
Sau đó tiến hành phân tích và sử lí số liệu bằng phần mềm excel:
Các báo cáo cia huyện
Thông tin từ bảng hỏi phỏng vấn nông hộ
3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá
Đề tài đánh giá dựa vào hệ thống các chi tiêu đánh giá hoạt động khuyến nông.
Đó là các chỉ tiêu cần thiết để phản ánh kết quả, hiệu quả đạt được của hoạt động khuyến nông huyện Vĩnh Cứu. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
Các yếu tố đầu vào
Hoạt động Người tham dự
Những phan ứng
Những thay đổi về KASA
Những thay đối trong thực hành Kết quả cuối cùng
3.2.5. Các chỉ tiêu kết quả
Năng suất, sản lượng tăng lên do áp dụng khuyến nông.
Hiệu quả sản xuất tăng lên
Sản phẩm thu được có tính cạnh tranh cao hơn do áp dụng khuyến nông.
Thu nhập tăng lên do áp dụng giống mới, kỹ thuật mới. |
Các tỷ suất đo lường kết quả đạt được so với chỉ phí ban đầu bỏ ra do áp dung tiến bộ mới.
3.2.6. Các công thức
TN trồng trot = DT * NS * giá bán — (Tổng CP — Lao động nhà).
TN chăn nuôi = Sản lượng *giá bán - (Tổng CP — Lao động nhà).
Tỷ suất TN/ Tổng CP = TN/ Tổng CP
3.3. Đánh giá hiệu quả
3.3.1. Về kinh tế
Thông qua việc phân tích và xử lí số liệu đề tài tiến hành đánh giá các chương trình khuyến nông về các khía cạnh đo lường sau:
Năng suất từ chương trình khuyến nông mang lại
Tăng năng suất và thu nhập của các hộ từ chương trình khuyến nông so với khi chưa tham gia các chương trình khuyến nông.
3.3.2. Về xã hội
Từ kết quả thu thập qua phân tích xử lí ngoài việc đánh giá về mặt kinh tế còn đánh giá về mặt xã hội với các khía cạnh sau:
Tác động của hoạt động khuyến nông đến nhận thức của người nông dân.
Khả năng nhận thức và áp dụng KHKT thay đổi khi tham gia hoạt động khuyến nông.
26
CHƯƠNG 4