1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá tác động của chương trình cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Của Chương Trình Cấp Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiếu Số Tại Xã Phong Phú, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận
Tác giả Vũ Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn Phạm Thị Nhiên
Trường học Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 23,62 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÁP ĐẤT SẲN XUẤT CHO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAP DAT

SAN XUAT CHO DONG BAO DÂN TỘC THIẾU SÓ

TẠI XÃ PHONG PHÚ HUYỆN TUY PHONG

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ TÁC

ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÁP ĐẤT SẲN XUẤT CHO DONG BAO DÂN

TỘC THIẾU SO TẠI XÃ PHONG PHU HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH

THUẬN” do Vũ Thị Bảo Ngọc, sinh viên khoá 29, ngành PTNT & KN, đã bảo vệ

thành công trước hội đồng vào ngày

PHẠM THỊ NHIÊNNgười hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng thành

kính đến Ba Mẹ, Anh Chị Em trong gia đình tôi đã phải vất vả và tận tụy trong suốt

thời gian nuôi tôi ăn học, những người đã ban cho tôi thêm sức mạnh để tôi có thể tiếp

tục bước trên con đường học vấn của mình Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đìnhthân thương của tôi.

Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông

Lâm Tp.HCM đã đạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá

trình học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn

tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo UBND huyện, UBND xã,

phòng NN&PTNT huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.

Đồng thời cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp, những người bạn đã cùng tôi học

tập trong 4 năm đại học, đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và

thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng xin kính chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc

sông.

Vũ Thị Bảo Ngọc

Trang 4

NỘI DUNG TOM TAT

VŨ THỊ BAO NGOC Tháng 7 năm 2007 “Đánh Giá Tác Động Của

Chương Trình Cấp Dat Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiéu Số Tại Xã PhongPhú, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận”

VU THI BAO NGOC July 2007 “Assessing The Impacts Of The Giving Production Land Programme For The Ethnic Minority In Phong Phu Commune,

Tuy Phong District, Binh Thuan Province”

Với mục tiêu phan ánh tac động của chương trình cấp đất sản xuất cho đồng

bào dan tộc thiểu số trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, đềtài tập trung vào nội dung sau:

1 Tìm hiểu tình hình cấp đất sản xuất tại xã Phong Phú trong 2 năm 2005

và 2006.

2 Đánh giá những thành công đã đạt được và yếu tố nào ảnh hưởng đến kết

quả thực hiện của chương trình.

3 Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chương trình.

4 Thông qua việc tìm hiểu tình hình đời sống kinh tế ở xã, đánh giá mức

độ hài lòng của người dân về chương trình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình đã đạt được những mục tiêu đề ra như: tăng thu nhập, điều kiện kinh tế - xã hội được nâng cao, đồng bào ổn định cuộc

sông.

Trang 5

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Phạm vi không gian 3

1.3.2 Pham vi thời gian 3

1.4 Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG 2 TONG QUAN 4

2.1 Điều kiện tự nhiên, 4

2.1.2 Khí hậu thời tiết 4

2.1.3 Thủy văn 5

2.1.4 Địa hình, thé nhưỡng 5

2.1.5 Các nguồn tài nguyên 6

2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 8

2.2.1 Dân số, lao động 8

2.2.2 Kinh tế - xã hội 8 2.2.3 Tinh hinh str dung dat dai 10 2.3 Hé théng co sé ha tang 12

2.3.1 Hệ thống co sở ha tầng kỹ thuật 12

2.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội 13

Trang 6

2.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên — kinh tế, xã hội

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội đung nghiên cứu

3.1.1 Tài nguyên đất đai, đất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp

3.1.2 Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số

3.1.3 Cấp đất sản xuất

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu3.2.2 Thu thập số liệu

3.2.3 Phương pháp phân tích

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về chương trình cấp đất sản xuất

4.1.1 Giới thiệu chung về chương trình cấp đất sản xuất

4.1.2 Mục tiêu của chương trình

4.1.3 Yêu cầu của chương trình4.1.4 Ý nghĩa của chương trình

4.2 Hoạt động của chương trình cấp đất sản xuất

4.2.1 Bối cảnh ra đời của chương trình cấp đất sản xuất

4.2.2 Cơ cầu tổ chức quản lý4.2.3 Các hoạt động hỗ trợ4.2.4 Tổ chức thực hiện chương trình cấp đất sản xuất4.2.5 Phương pháp tiễn hành

4.2.6 Kết quả sơ bộ sau khi thực hiện chương trình cấp đất sản xuất

4.3 Ảnh hướng của chương trình cấp đất sản xuất

4.3.1 Tình trạng chung của các hộ nông dân trước và sau cấp đất sản

xuất

4.3.2 Ảnh hưởng của chương trình cấp đất sản xuất đến thu nhập hộ

nông dan

14 16

16 16

18

19

19 19

20 21 29 25

25

26 27 27 28

28

30

32

32 33 34 35

35

38

4.3.3 Ảnh hưởng của chương trình cấp đất đến chi tiêu củaÐBDT 42

Trang 7

4.3.4 Ảnh hưởng của chương trình cấp đất sản xuất đến xã hội 42 4.4 Nhận thức của người dân về chương trình cấp đất sản xuất 45 4.5 Những khó khăn của người đân sau khi cấp đất 46

4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả của chương trình cấp đất 47

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA DE NGHỊ 50

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Tỷ Suất Lợi Nhuận

Tỷ Suất Thu Nhập

Ủy Ban Nhân Dân

Xóa Đói Giảm Nghèo

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Trang

Bang 2.1 Cơ Cấu Các Loại Dat của Xã 6Bảng 2.2 Sự Phân Bố Lao Động Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã 8Bang 2.3 Dién Tich, San Luong Cay Tréng Qua Cac Nam 8

Bảng 2.4 Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Xã Qua 3 Nam 9

Bảng 2.5 Tình Hình Công Nghiệp và Tiểu Thủ Công Nghiệp Qua Các Năm 19

Bang 2.6 Tình Hình Sử Dụng Dat Dai Qua Các Năm 10Bảng 2.7 Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Hàng Năm Trong Năm 2004 II

Bang 4.1 Kết Qua Sau Khi Thực Hiện Cấp Đất Sản Xuất Năm 2005 35

Bảng 4.2 Quy Mô Ruộng Dat và Lao Động Bình Quân/Hộ 35

Bảng 4.3 Thu Nhập của Hộ Trồng Trọt 38Bảng 4.4 Thu Nhập của Hộ Trồng Trọt + chăn nuôi 39Bảng 4.5 Thu Nhập của Hộ Làm Thuê + Hoạt Động Khác 40 Bảng 4.6 Thu Nhập của Hộ Làm Thuê + Chăn Nuôi 41Bang 4.7 Tình Hình Chi Tiêu của Hộ Nông Dân Trước và Sau Cấp Dat 42Bảng 4.8 Trình Độ Học Vấn của Đồng Bào Dân Tộc Trước và Sau Cap Dat 43

Bảng 4.9 Dụng Cụ Vật Chất Trong Gia Đình 44Bang 4.10 Điều Tra Mức Độ Hai Lòng của Người Dân Sau Cấp Dat 45

Bảng 4.11 Bảng Điều Tra Những Khó Khăn của Người Dân Sau Cấp Đất 46

1X

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước đang phát triển có truyền thống văn hóa phong phú, đa

dạng với 54 dan tộc sinh sống trên khắp mọi miền đất nước khoảng 9 triệu người Sự

chênh lệch về mức sống cũng như sự khác biệt về văn hóa, tư tưởng giữa các dân tộcvới nhau là vẫn đề bức xúc hiện nay

Thời gian gần đây do có nhiều chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta,

cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi nhưng phần lớn vanchưa thoát khỏi cảnh đói nghèo Trình độ dan trí thấp và còn nhiều tập tục nặng nề củangười dân tộc đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội Vì thế nghèo khổ luôn đeo bám

cuộc sống của họ trong khi đó mục tiêu chung của quốc gia là phải cải thiện mức sống

của dân cư, một nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Việt Nam, mục tiêu hàng đầu là vừaphát triển kinh tế vừa kết hợp hài hòa với công bằng xã hội

Trước tình hình đó, để cái thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc

thiểu số, Tỉnh Bình Thuận đã có Nghị quyết số 04NQ/TU ngày 27/5/2002 và kế hoạch

số 2085KH/UB-BT ngày 16/7/2002 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về xây dựng

và phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đếnnăm 2005, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giao đất sản xuất cho đồng bào các đân

tộc thiểu số tại huyện Tuy Phong Qua quá trình thực hiện đến nay trên các mặt kinh

tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt là đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu

số đã có nhiều chuyền biến tích cực

Sự thành công của chương trình cấp đất sản xuất phụ thuộc chu yếu vào sự phối hợp giữa kỹ thuật và chính sách, thé chế xã hội Dat là nguồn sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số Đứng về mặt phát triển cộng đồng, đất là nguồn lực quan trọng đối

với nông hộ Trong hoạt động sản xuất của mình, việc quản lý sử dụng đất của mỗidân tộc là biểu hiện sự thích ứng trước điều kiện sống của họ Vấn đề đặt ra là khi điều

Trang 12

kiện sống thay đổi thì các cộng đồng dân tộc thiểu số đã có sự thích ứng như thé nào, những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hệ thống quản lý đất đai và các phươngthức sử dụng đất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Để trả lời các câu hỏi trên, việc thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ TAC DONGCUA CHƯƠNG TRÌNH CAP ĐẤT SAN XUẤT CHO DONG BAO DAN TỘC

THIEU SO TẠI XÃ PHONG PHU HUYỆN TUY PHONG TINH BÌNH THUAN” là

cần thiết Thông qua đề tai, tac gid xác định ảnh hưởng của chương trình cấp dat sản

xuất đến cơ cấu cây trồng cũng như đời sống của đồng bào dan tộc thiểu sé

1.2 Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Ý nghĩa

Đê tài đánh giá tính khả thi của việc thực hiện chương trình câp đât sản xuât

cho đồng bào đân tộc thiểu số tại xã Phong Phú huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận với

mong muốn cải thiện hơn nữa điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội tại địa phương Đề

xuất với co quan ban ngành, các chính sách phù hợp để hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộcthiểu số, giúp họ tự tin phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và thúc đây nền kinh

tế cả nước phát triển

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Phân tích những tác động của chương trình cấp đất sản xuất đến tình hình đân

sinh kinh tế - xã hội nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn của chương trình, từ đó đềxuất một số biện pháp khắc phục nhằm tăng tính khả thi của chương trình cũng nhưnâng cao đời sống của người dân được cấp đất sản xuất

Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu tình hình cấp đất sản xuất tại xã Phong Phú trong 2 năm 2005 và

2006.

Đánh giá những thành công đã đạt được và yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả

thực hiện của chương trình.

Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chương trình

Trang 13

Thông qua việc tìm hiểu tình hình đời sống kinh tế ở xã, đánh giá mức độ hài

long của người din về chương trình.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi không gian

Tiến hành nghiên cứu tại xã Phong Phú của huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận

1.3.2 Phạm vi thời gian

Số liệu sơ cấp thu thập từ việc phỏng van nông hộ trước cấp đất sản xuất (năm

2004) và sau cấp đất sản xuất (năm 2005) nhằm tiến hành so sánh hiệu quả sản xuất từ

trước và sau khi cấp đất sản xuất

Số liệu thứ cấp thu thập từ các phương án, các báo cáo sau khi thực hiện

chương trình cấp đất sản xuất, niên giám thống kê huyện qua các năm.

1.4 Câu trúc luận văn

Luận văn gôm có 5 chương:

Chương 1: Trinh bày tính cần thiết của việc thực hiện dé tài và định hướng mụctiêu nghiên cứu của đề tài

Chương 2: Mô ta tổng quan về van đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

Chương 3: Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và

giới thiệu các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần này nêu các kết quả đạt được

trong quá trình nghiên cứu dựa trên các phương pháp được sử dụng ở trên

Chương 5: Dựa trên kết quả đã dat được ở trên, rút ra các kết luận về quá trình nghiên cứu đồng thời đưa ra các kiến nghị cho chính quyền địa phương để hoàn chỉnh

kết quả thực hiện và nâng cao tính khả thi của chương trình

Trang 14

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Diéu kién tu nhién

2.1.1 Vi tri dia li

Phong Phú là một xã dân tộc miên núi của huyện Tuy Phong, năm giáp thi tranLiên Hương và cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Nam.Có điện tích đất tựnhiên 8.260,2 ha, dân số năm 2005: 169 hộ/836 nhân khẩu Xã có 2 thôn dân tộc xen

ghép gồm:

Thôn 3: dân tộc Raclay, dan số 48 hộ/269 khấu

Thôn Tuy Tinh 2: dân tộc Chăm, dan số 121 hộ/567 khẩu

Phía Bắc giáp xã Phan Dũng

Phía Nam giáp thị tran Liên Hương và xã Bình Thạnh

Phía Tây giáp xã Phú Lạc.

Phía Đông giáp xã Vĩnh Hảo và xã Phước Thẻ

Với vị trí địa ly nằm giáp thị tran Liên Hương, là vùng động lực phát triển kinh

tế của huyện Tuy Phong và có sông Lòng Sông chảy qua nên xã có lợi thế về phát triển

kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nông — lâm - nghiệp, có quốc lộ 1A và huyện lộ

chảy qua Tat cả những đặc điểm trên sẽ là nhân tố góp phần vào sự phát triển kinh tế

-xã hội của -xã trong những năm tới.

2.1.2 Khí hậu thời tiết

Phong Phú là một vùng khô hạn, nhiệt đới gió mùa, được chia thành hai mùatương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 vàmùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau

Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,9°e

Trang 15

Lượng mưa: lượng mưa trung bình là 500-600mm/năm, số ngày mưa trung bình

trong năm là 40-50 ngày.

Gió: có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.280mm, cao hơn lượng

mưa tới 2 lần

Độ 4m không khí: độ âm không khí trung bình trong năm là 78%, không khí

khô nóng quanh năm.

Nhìn chung khí hậu xã Phong Phú khắc nghiệt với các đặc trưng gió nhiều, khô,

nóng và đặc biệt là ít mưa Những yếu tố đó đã làm hạn chế rất lớn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp nói chung, nhưng lại là điều kiện thuận lợi dé phát triển một số ngành

sản xuất đặc trưng là trồng nho, các loại đậu, khoai mỳ và bông vải

Có 2 dạng đất đai chủ yếu sau:

Nhóm đất đai được hình thành từ trầm tích sông biển bao gồm các loại đất cát

và đất mặn kiềm với diện tích 1.632 ha chiếm 19,76% tổng điện tích tự nhiên của xã.

Dat này được hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Phân bố từ địa hình từ

thấp trũng đến địa hình cao, độ dốc dao động từ 0° — 8° phân bố chủ yếu ở khu dân cư

và vùng sản xuất nông lâm nghiệp Tang đất này trên 100cm, kết cấu rời rac, thành

phần cơ giới là cát thô và cát mịn, khả năng giữ nước và giữ phân kém Phản ứng của

đất từ chua vừa ít chua đến không chua, các chất đỉnh dưỡng từ nghèo đến ít nghèo

Nhóm đất hình thành do sự phân hóa của đá mẹ Macma acid bao gồm đất đóvàng trên đất macma acid và đất xói mòn tro xói đá với diện tích 6.269 ha chiếm

5

Trang 16

75,89% diện tích tự nhiên của xã Đất này chứa nhiều sói sạn thạch anh, đá lẫn và đá

lộ đầu, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu rời rạc đến cực nhỏ, mức độ

khoáng hóa cao, khả năng giữ nước và giữ phân kém, đất chua, các chất dinh dưỡngkém Phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã giáp ranh với xã Phan Dũng và một phần nhỏgiáp xã Phú Lạc, có độ đốc dao động từ 3° đến hơn 25°,

Bảng 2.1 Cơ Cau Các Loại Dat của Xã

Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lê(%)Nhóm đất cát và đất mặn kiềm 1.632 19,76

Nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá 6.269 75,89

Đất giao thông, sông suối 359 435

Tổng 8.26 100,00

Nguôn tin: Phòng địa chính xã

Nhìn chung địa hình của xã Phong Phú đa dạng, phức tạp làm cho sản xuất vàđời sống gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc phát triển hệ thống giao thông thủylợi Nhưng địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi dé phát triển các ngành kinh tế như dulịch, nông lâm nghiệp

2.1.5 Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt chủ yéu của xã là hệ thống sông, suối và các ao, hé, tậptrung chủ yếu ở khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc của Huyện nơi có Sông LòngSông và suối Đá Bạc Phía nam xã nước mặt rất khan hiểm nhất là trong mùa khô mặc

dù có hạ lưu sông Lũy chạy qua nhưng là đoạn gần cửa biển nên thường bị nước mặn

thâm nhập, không có khả năng sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng do độ đốc

lòng sông lớn, mưa tập trung theo mùa nên mùa khô thường không đủ nước cung cấpcho sản xuất và sinh boạt Đã đầu tư xây đựng hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, Đập

Tà Uông để đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô

Nguồn nước ngầm

Qua tài liệu điều tra ban đầu của chương trình nước sinh hoạt nông thôn và thực

tế sử dụng nước của nhân dân trong xã qua các giếng đào, giếng khoan cho thấy trữ

Trang 17

lượng nước rất thấp, chất lượng không cao, vùng ven biển còn nhiễm mặn.

Nhìn chung tài nguyên nước của xã còn nghèo nàn, là một vùng khô hạn Do

đó cần phải có sự đầu tư lớn và sớm xây dựng các hồ chứa nước mặt nhằm cung cấp

đủ nước cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

b) Tài nguyên rừng

Theo số liệu tông kiểm kê đất đai năm 2005 toàn xã có 400 ha đất lâm nghiệp,đất có rừng Trữ lượng và chất lượng rừng tự nhiên của xã thấp, toàn xã chỉ có 150 ha

rừng giàu và trung bình, còn lại là rừng nghèo kiệt, cây lum bụi, chất lượng gỗ lại

không cao vì chủ yếu là rừng khộp Rừng trồng chủ yếu là keo lá tràm, phi lao, bạch

đàn Mục tiêu chính của rừng trồng là phòng hộ ven biển chống cát bay, cát lan và

tăng độ che phủ trên vùng dat trống, đồi núi trọc

Nhìn chung với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có nhiều yếu tố thuận

lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của xã Song bên cạnh đó không ít những khó khăngây ra bởi điều kiện tự nhiên như địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng

thảm thực vật bị suy giảm nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh

thái, hạn hán vào mùa khô, lũ quét kèm theo đất bị sạt lở xói mòn, rửa trôi mạnh vàomùa mưa, một số nơi xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa, cát bay

Với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên đây đặt ra

cho xã phải có các giải pháp cấp bách nhăm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu, phát

huy các yếu tố tích cực của thiên nhiên, khai thác có hiệu qua các nguồn tài nguyêngắn với bảo vệ môi trường sinh thái Bằng mọi nguồn vốn để đây nhanh tiến bộ đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào san

xuất, khai thác tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất gắn liền với việc bảo vệ,cải tạo,

bồi bố theo hướng lâu bén

Trang 18

2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Ngành khác if 205 5,62 Tong ff 3.605 100,00

Nguồn tin: Phòng thống kê xãNhìn chung lực lượng lao động của xã khá đồi dào, các ngành nghề đa dạng.

Tuy nhiên đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chủ yếu là lao động trong nông-lâm-nghiệp Vì thế, trong những năm tới cần có kế hoạch đào tạo nguồn lao động

phục vụ cho các cụm công nghiệp sẽ hình thành trong thời gian tới.

Rau /f 4 0,36 9 0,87 7 0,82

Bông vai // 10,5 0,94 15 1,47 27,5 3,25

Thuốc I 4 0,36 4 0,39 4 0,47

Téng / 1119,2 100,00 10237 100,00 848.8 100,00Sản lượng Tấn 3763 3906 3291

Nguồn tin: Số liệu thông kê UBND xãQua bảng cơ cấu tổng diện tích cây trồng của xã trong 3 năm ta thấy tổng diện

Trang 19

tích cây trồng giảm qua các năm Đặc biệt điện tích trồng lúa giảm đáng kể thay vào

đó là điện tích trồng bông vải tăng lên Nguyên nhân sự sụt giảm điện tích cây lúa là

đo tình trạng xuất hiện sâu bệnh làm thiệt hại 192 ha và thiếu nước Vì thế sản lượng

lương thực cũng giảm qua các năm Diện tích bông vải tăng lên là do từ năm 2005 khi

có chương trình cấp đất sản xuất cộng với sự hé trợ của công ty bông vải Bình Thuận

về giống cũng như bao tiêu đầu ra san phẩm cho nên diện tích bông vải tăng lên trong

Gia cam /f 1.650 570 420Tổng // 6.867 5.855 5.665

Nguôn tin : Số liệu thông kê UBND xã

Nhìn chung chăn nuôi trong những năm gần đây chưa có bước chuyển biến.

Dấu hiệu tut xuống về gia cầm và gia súc trong năm 2004-2005 rõ rệt bởi do dich bệnhHS5N1 và lở mồm long móng lây lan

b) Ngành lâm nghiệp

Xã Phong Phú nằm trong khu vực khô hạn, nang nóng nhất tỉnh Bình Thuận Vì

thế vấn đề phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ đã được quy hoạch và đã được tăng

cường quản lý tốt, trong năm 2005 xã đã trồng được trên 2800 cây phân tán Công tácquản lý bảo vệ rừng được tập trung tăng cường, không dé xảy ra cháy rừng, han chếnạn phá rừng hầm than

Trang 20

c) Công nghiệp và tiéu thủ công nghiệp

Bảng 2.5 Tình Hình Công Nghiệp và Tiểu Thủ Công Nghiệp Qua Các Năm

Khoản mục DVT 2003 2004 2005

Nước đá cây Tấn 4.380 4.532 2.500

Xây xát Tan 3.500 2.800 2.600

May cày, may xới Chiéc 25 26 26

Ô tô, vận tai Chiếc 4 5 5

Téng 7.909 7.363 5.131

Nguôn tin : Số liệu thông kê UBND xã

Bảng 2.5 cho thấy, tình hình công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng lên

không đáng kể Nhìn chung, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở xã không ngừngchậm phát triển qua các năm, chưa đủ sức đáp ứng nhu câu đa dạng của người dân

d) Thương mại — dịch vụ

Trong những năm gần đây ngành dịch vụ, thương mại của xã đang dần dần pháttriển Tình hình sản xuất kinh doanh các ngành nghề hoạt động én đình, một số cơ sở

kinh đoanh hộ cố định phát triển mé rộng như: dịch vụ ăn uống, thương nghiệp, sữa

chữa cơ khí, gia công đồ gỗ đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và thị hiếu tiêuding của người dân Nhìn chung sự chuyên dịch cơ câu kinh tê của xã còn chậm, chưatương xứng với yêu cầu phát triển và chưa khai thác được các tiềm năng và thế mạnh

của xã.

2.2.3 Tình hình sử dụng đất đai

Bang 2.6 Tình Hình Sử Dung Dat Dai Qua Các Nam

Loại đất Diện tích Cơ cấu(%)

Đất nông nghiệp 1.565,71 18,95

Dat phi nông nghiệp 722,85 8,75

Dat ở 56,19 0,68

Pat chuyên dùng 76,99 0,93

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,42 0,80

Đất sông suối, mặt nước s22 2 6,32

Trang 21

Diện tích đất toàn xã là 8.260,20 ha trong đó đất lâm nghiệp chiếm 51,89% diện tích đất toàn xã Đất nông nghiệp chỉ chiếm 18,95% diện tích toàn xã Trong khi đó đất

chưa sử dụng vẫn còn cao chiếm 20,40% so với diện tích toàn xã

Qua bảng 2.6 cho thấy, tình hình sử dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm 18,95%,

điều này thé hiện cần có sự quan tâm của huyện và xã về đất nông nghiệp mới phù hợpvới điều kiện kinh tế của xã Nguyên nhân là dân số ngày càng tăng đặc biệt ở đây lànơi sinh sống của đồng bao dân tộc thiểu số, thiếu đất dan đến họ sẽ du canh du cư Vìvậy trong những năm gần đây do có chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến

đồng bào dân tộc nên quỹ đất nông nghiệp của xã ngày càng tăng

Bên cạnh đó đất dùng vào lâm nghiệp ngày càng giảm, do đất lâm nghiệp chủ

yếu tập trung ở miền núi và vùng cao nên da số là đồng bào dân tộc sinh sống, với tập

quán du canh du cư, phá rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc nên dẫn đến diện tích đất

dùng vào lâm nghiệp giảm.

Dat khu dan cư tang dan cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng

nhà cửa và các công trình phục vụ sinh hoạt ngày một tăng.

Đất chưa sử dụng gồm điện tích sông suối dày đặc, các loại đất chưa được khaihoang hoặc đất bỏ không do bị bạc màu và phủ cát không thể tiếp tục sản xuất được.Diện tích đất qua số liệu trên ta thấy rằng địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng

đất đai hiện có

Bảng 2.7 Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Hàng Năm Trong Năm 2004

Chỉ tiêu Diện tích canh tác(ha) Năng suat(ta/ha) Sản lwong(tan)

Lua 32.5 31,72 1.031

Cây sắn(mỳ) 10 75 75

Đậu các loại 1 5 0:5

Đậu phộng 4 9 3,6

Nguồn tin: Phòng địa chính xã

Qua bảng 2.7 cho thấy cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nhờ ưu thế về diện

tích đất cát tơi xốp đọc theo Sông Lòng Sông thích hợp cho trồng lúa và các loại hoa

màu khác nhau Trong những năm qua, diện tích trồng lúa giảm dan do hiệu qua trồnglúa không cao, doanh thu từ lúa thấp nên người dân dan dần thu hẹp diện tích trồng lúa

l]

Trang 22

để trồng màu Ở những mảnh đất có thể trồng lúa người dân đã chuyển sang trồng

màu, do đó trong những năm qua diện tích trồng lúa đã giảm đi thay vào đó là trồng

các loại màu đem lại hiệu quả cao hơn.

Các loại đậu như : đậu phộng, đậu xanh là những cây trồng không thể thiếutrong kỹ thuật trồng xen canh vì đây là các loại cây rất thích hợp với điều kiện đất cát

và có tác dụng cố định đạm Ở đây, tất cả các loại màu đều được trồng xen canh vớicây họ đậu đặc biệt là đậu xanh và đậu phộng là hai cây trồng truyền thống ở địa

phương Hiện tại sản phẩm các loại đậu được tiêu thụ trong xã và huyện.

Nhìn chung xã cũng đã bắt đầu đưa vào sản xuất những cây màu có giá trị và

phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, tuy nhiên diện tích trồng các loại cây màu vẫn

chưa lớn, thị trường tiêu thụ còn hẹp chưa phát huy hết được tiềm năng đất đai tại đây.

2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng

2.3.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a) Mạng lưới giao thông

Xã được thừa hưởng một số công trình của tỉnh và huyện, đều là con đường

huyết mạch nên rất đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng (quốc lộ 1A, huyện lộ tuyến

Liên Hương — Phan Dũng) Đối với hệ thống giao thông trong khu dân cư thì đã cơ

ban hình thành các đường ngang dọc theo mạng lưới 6 bàn cờ với 3 loại đường chính:

6m, 4m và 3m Mạng lưới giao thông nội đồng này gồm những tuyến đường rộng từ

4-6m, có một số tuyến đã được trải sỏi đỏ

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của xã khá hoàn chính nhưng còn bị

chia cắt bởi sông Lòng Sông và gần như bị chia thành 2 mạng riêng biệt Điều này gây

trở ngại rất lớn cho việc liên hệ giữa khu dân cư và khu sản xuất của xã

b) Thủy lợi

Xã hiện nay có hệ thống kênh mương khá tốt đảm bảo dẫn nước đến địa bàn

canh tác, nhưng do diều kiện khách quan nên cũng thường xuyên thiếu nước phục vụ

sản xuất trong mùa khô Cơ bản hoàn thành việc xây dựng hồ Sông Lòng Sông vàtuyến đập của hồ đã phát huy tác dụng tưới của hồ Đá Bạc phục vụ sản xuất

Trang 23

c) Điện

Xã đã được sử dung điện quốc gia, hệ thống đường dây dẫn điện cũng như các

trạm hạ thế khá hoàn chỉnh, đường dây hạ thế đã được khép kín Đến nay đã có 98,8%

số hộ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, một số hộ chưa dùng điện vì chưa cókinh phí đẫn dường dây về nhà

d) Cấp thoát nước — vệ sinh môi trường

Hiện nay xã có hệ thống cấp nước tương đối hoàn chỉnh Việc thu gom và xử lí

rác thải được thực hiện và giải quyết được 70% lượng rác hàng ngày ở các nơi, số còn

lại dé ra biển hoặc sông rạch gây 6 nhiễm nặng

2.3.2 Cơ sé hạ tang xã hội

Là 1 xã chú yếu là người dân tộc nên xã rất quan tâm đến giáo duc, tình hình

giáo dục trong xã khá tốt Đội ngũ giáo viên cơ bản 6n định số giờ đứng lớp, bình quân

có 1 giáo vên mẫu giáo/1,4 lớp học, 1 giáo viên tiểu học/lớp học Tỷ lệ huy động học

sinh trong độ tuổi đến trường khá cao Mẫu giáo đạt 96%, tiểu học đạt trên 95%

Đến nay, xã đã có trường mau giáo, trường tiểu học ở các thôn, 1 trường trunghọc cơ sở Trường phổ thông trung học của xã chưa có vì số học sinh ít nên theo học ởcác trường cấp III Tuy Phong

Nhìn chung trong những năm qua tình hình giáo dục đã đi vào nề nếp, chấtlượng dạy và học khá tốt, số học sinh bỏ học giữa chừng ít, trường lớp xây dựng kiên

có Số lượng học sinh theo học của xã đều tang qua các năm, nhưng chất lượng đào tạochưa cao cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục chưa được quan tâm

đúng mức cùng với những khó khăn cúa các hộ gia đình đã làm ảnh hưởng không nhỏđến số lượng và chất lượng học tập của các em

13

Trang 24

c) Truyền thanh — truyền hình

Phát thanh truyền hình đã phủ sóng rộng khắp ở xã có hệ thống loa phát thanh, địa bàn đân cư được phủ sóng truyền hình, truyền thanh Xã có hệ thống loa truyền

thông không dây Chất lượng thiết bị phát sóng truyền hình được trang bị khá từng

bước mở rộng hệ thống truyền thanh hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ đời sống tỉnh thần

cho nhân dân.

Nhìn chung trong những năm qua cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đáp ứng

được một phần nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân Các công trình giao thông

điện, nước sinh hoạt, thủy lợi được chú ý, đã tạo được một bước chuyền biến tới bộmặt xã, thúc đẩy sản xuất và lưu thông, nâng cao một bước đời sống nhân dân trong

xã.

Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả bước dau Nhìn tổng quát, cơ sở hạ tầng của

xã còn hạn chế, chưa khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng như sản

xuất vào mùa khô Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhân dân như: y tế, giáo dục,

các khu vui chơi còn thiêu nhiêu.

2.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên — kinh tế, xã hội

a) Lợi thế

Tuy cách xa trung tâm Tỉnh ly, song xã Phong Phú nam ngay trên trục đườngquốc lộ 1A và đường sắt Bắc — Nam Xã được tỉnh và huyện chọn xây dựng thành khucông nghiệp va du lịch phát triển của Tinh Đây sẽ là những lợi thé lớn để thu hút sự

đầu tư của Nhà nước, các tổ chức nước ngoài sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã

hội của xã với nhịp độ cao.

Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đầu tư khá, nhưng chưa tập trung trọng điểm Nguồnlao động dồi dào, có kinh nghiệm sẽ là nhân tô và động lực thúc đây sự tăng trưởngkinh tế

b) Hạn chế

Xã cách xa trung tâm lớn, lại năm giữa tam giác kinh tê: Thành phô Hô Chí

Minh — Đà Lạt — Nha Trang, tuy lợi thế, song cũng bat lợi trong việc cạnh tranh thu

Trang 25

hút đầu tư nước ngoài.

Nền kinh tế đã có bước chuyển mình, nhưng quy mô quá nhỏ, khả năng tích lũy

từ nội bộ kinh tế thấp Việc huy động nguồn lực đưa vào đầu tư phát triển còn hạn chế.Thị trường tiêu thụ sản phẩm không 6n định thường bị chèn ép giá cả và mặt hàng

Lao động chưa có việc làm nhiều, trình độ chất lượng lao động bị hụt hang nên

kha năng bé sung lao động cho các ngành ngoài nông nghiệp rất khó Trình độ năng lực của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng theo kịp yêu cầu của quản lýtheo cơ chế mới

Cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội như giao thông, điện, nước sinh hoạt, y tế, thông tin được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và đang xuống cấp Yếu tố này sẽ hạn chế sự khai thác tiềm năng, thế mạnh của xã và sự hấp dẫn đối với

đâu tư nước ngoài.

15

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên ciru

3.1.1 Tài nguyên đất đai, đất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp

a) Đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại vàphát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, là tư liệu sản xuất cơ bản

trong nông lâm nghiệp.

Dat đai là một điện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đất chứa đựng tất cả các đặc

trưng của sinh khí quyền ngay bên trên và bên dudi của lớp đất mặt Lớp đất mặt bao

gồm khí hậu gần mặt đất và đạng địa hình nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông,đầm lay ) lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật

và động vật, mẫu định cư của con người và những kết quả tự nhiên của những hoạtđộng con người trong thời gian qua và hiện tại (cấu trúc hệ thống trữ nước, thoát nước,đường xá, nhà cửa )

Tầm quan trọng của tài nguyên dat đai

Dat dai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được đối với các

ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống Đồng thời đất đai lànguồn tư liệu sản xuất đầu tiên và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên môi trường và là nguồn tài

nguyên xã hội hay con người.

Đất đai là nền tảng cho hệ thống trợ giúp sự sống thông qua việc sản xuất sinh

khối để cung cấp lương thực, thực phẩm

Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật

Đất dai là nguồn hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xa mặt trời (chức năng

Trang 27

Đất đai là nơi chứa các vật liệu và vật khoáng thô cho việc sử dụng của conngười (chức năng tồn trữ).

Đất đai có khả năng chấp nhận lọc đệm và chuyền đổi những thành phan nguy

hại (chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm)

Đất đai còn là nơi chứa đựng bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của con

TEƯỜI.

Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người

Tuy nhiên với những chức năng quan trọng như vậy, nguồn tài nguyên đất đaihiện nay đang dần cạn kiệt đặc biệt là bởi sự suy thoái đất đai và trầm trọng hơn lànhững nơi sử dụng đất không quy hoạch, không có những tổ chức hay những lý do

khác về pháp chế hay tài chính dẫn đến đời sống của con người ngày càng xấu đi

b) Khái niệm đất nông nghiệp

Như trên đã nói đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu

sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, là một trong những yếu tố quantrọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bổ dân cư Như vậy đất đai được

dùng hầu hết vào các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống

Với ý nghĩa đó đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất củacác ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay sử dụng đểnghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp

Trong nông nghiệp đặc biệt là trong ngành trồng trọt, đất đai có vị trí hết sức

quan trọng Ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động như ở các

ngành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của

trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển Với ý nghĩa đó, trong nôngnghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của

cải vật chât cho xã hội.

c) Quỹ đất nông nghiệp

Quỹ đât nông nghiệp là một bộ phận của quỹ đât quôc gia, địa phương hay đơn

vị kinh doanh nông nghiệp, bao gồm tổng thể diện tích dùng cho hoạt động sản xuất

nông nghiệp Quỹ đất nông nghiệp có sự biến động là do sự vận động của đất đai theo

17

Trang 28

hướng chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác hay từ đất khác chuyên về đất

nồng nghiệp.

Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa nằm trong quỹ đất chưa sử dụng Vì vậy, Nhà nước cần phải đầu tư lớn về sức người và sức

của Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Nhà nước can phải tính toán kỹ dé đầu tư cho

công tác này thực sự có hiệu quả.

Vai trò của đất đai đối với nông hộ nhỏ

Dat đai luôn là vấn dé sống còn của bất kỳ một nông hộ lớn hay nhỏ Sở hữuruộng đất là quan trọng nhưng đối với các nông hộ nhỏ khả năng tiếp cận được ruộngdat và vấn dé an toàn của ruộng đất mà hộ đang khai thác lại quan trọng hơn nhiều

Ngoài những yếu tố thị trường và các yếu tô nông hộ kể ra trên đây, 2 vấn dé này xác

định thái độ của nông hộ đối với việc đầu tư và phát triển Trong điều kiện mất an toànruộng đất nông dân sẽ không đầu tư và sẽ áp dụng kỹ thuật quảng canh Nông hộ nhỏ

thường ít điều kiện để mua ruộng đất mà chủ yếu là thừa kế hay mượn đổi, lĩnh canh, hay do Nhà nước cấp Bởi vậy, nông hộ nhỏ ít quan tâm hơn đến sở hữu Ruộng đất

không an toàn là những ruộng đất khi tiến hành canh tác người nông dân có nguy cơ không thu lợi được trên mảnh đất mà họ đang canh tác Như vậy nguyên nhân mắt an

toàn ruộng đất có thể đến từ những rủi ro do thiên nhiên, đặc điểm của mảnh ruộng đó đem lại, từ sự không nhất quán về chính sách ruộng đất hay rủi ro về hợp đồng thuê mướn, kha năng bị chiếm đoạt bởi các thé lực xã hội khác nhau.

3.1.2 Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số được xác định là những người có quốc tịch va sinhsống tại Việt Nam song không có cùng ngôn ngữ và các đặc thù văn hoá khác với dân

tộc Kinh Các dân tộc thiểu số thường được coi là một nhóm đồng nhất, nhưng trong

thực tế 53 nhóm dân tộc thiểu số có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách làm nông nghiệp,

quan hệ gốc rễ, lối sống và tín ngưỡng Trong số 54 dân tộc thì dân tộc Kinh chiếm tới

86% dân số, các nhóm dân tộc thiểu số chiếm 14% Đó là một tỷ phan dan số đáng kể,nếu biết rằng với 10 triệu người thì dân số các dân tộc thiểu số của Việt Nam đã lớn

hơn dan số của Lào.(Phan Hùng Bạch Ngọc Trâm, 2005).

Trang 29

3.1.3 Cấp đất sản xuất

Diện tích rừng Việt Nam đã giảm tram trong trong các thập niên qua từ 45%diện tích của cả nước năm 1943 xuống còn 28% năm 1991, trong đó chỉ có 10% làrừng nguyên sinh (Võ Quý,1998) Do tình trạng phá rừng này, diện tích rừng tự nhiêngiảm liên tục trong suốt 25 năm qua với mức 350.000 ha mỗi năm

Trước tình hình đó, Chính phủ nhận thức được rang canh tác nương ray là tậpquán lạc hậu và không phù hợp Canh tác nương rẫy sẽ là vô ích, nếu nương ray saumột thời gian bỏ hoang dé cho dat phục hồi và rừng tái sinh lại bị khai phá cho chu kỳcanh tác mới.Nhà nước muốn bảo vệ và tạo điều kiện cho rừng được tái sinh và pháttriển cần phải hạn chế canh tác nương rẫy hay thay thế chúng bằng các hình thức khaithác bền vững hơn (Đặng Nghiêm Vạn,1991) Cấp đất sản xuất cho đồng bào là hìnhthức xác nhận quyền sé hữu về đất cho đồng bào Vì thế, cấp đất sản xuất cho đồngbào là tài sản của họ Như vậy, chương trình này đã gan người dân với trách nhiệm

phải bảo vệ chủ quyên và khai thác có hiệu quả trên mảnh đất của mình Bên cạnh việcxác định quyền sở hữu của mình, đồng bào sẽ yên tâm và đầu tư thâm canh cao hơn,

nhiều hơn để hạn chế nạn phá rừng và canh tác trên đất rừng một cách bừa bãi Nhưvậy, nguồn tài nguyên rừng sẽ được bảo vệ và dan dan sẽ được phục hồi

Thông qua việc cấp đất sản xuất cho đồng bào, Nhà nước hy vọng tới việc định

canh định cư hay nói cách khác Nhà nước hy vọng các hộ vẫn còn du cư sẽ chấm đứt

được tập quán phát nương làm rẫy và khuyến khích người dân đến các hệ thống canh

tác cô định.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện một số phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích chi phi và thu nhập

của hộ nông dân Phương pháp thực hiện nghiên cứu có liên quan đến các chỉ tiêu để

chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, thu thập, phân tích và xử lý số liệu được

trình bày sau đây:

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Xã Phong Phú được lựa chọn dựa trên đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa

19

Trang 30

Xã Phong Phú là một trong những xã thực hiện chương trình cấp đất sản xuất

và đã đi vào sản xuất ổn định Đây là xã có chương trình cấp đất bước đầu thực hiện

khả quan, thông qua đó biết được đời sống của người dân thay đổi như thế nào sau cấpđất

3.2.2 Thu thập số liệu

a) Thu thập số liện thứ cấp

Các tài liệu, số liệu thứ cấp, các thông tin tổng quan về tình hình sản xuất nông

nghiệp, kinh tế — xã hội có liên quan đến nội dung nghiên cứu được tác giả thu thập tại

Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã Phong Phú và các Phòng Ban của huyện như: Phòng

Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Dữ liệu thu thập được bao gồm các thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp

của những hộ nông dân tại xã Phong Phú, các thông tin về hiện trạng và xu hướng phát

triển nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2006

Các tài liệu, số liệu của những nghiên cứu có liên quan đến nội dung dé tài

được thu thập tại các thư viện trường, sách báo, tạp chí, và hệ thông internet.

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn 30 hộ trên địa bàn nghiên cứu, xã có thực hiện chương trình cấp đấtsắn xuất Do vậy, việc xác định số hộ điều tra được thực hiện theo các chỉ tiêu: thu

nhập, văn hóa, giáo dục

c) Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dung nhằm mục đích thu thập những thông tin đáp ứng

cho mục tiêu nghiên cứu Nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin sau:

Thông tin cơ bản về hộ điều tra (nhân khẩu, điều kiện sinh hoạt, đất đai )

Thông tin về hoạt động sản xuất của hộ bao gồm các thông tin về đầu vào, đầu

ra cua các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê

Những thông tin về nhận thức của người dân đối với chương trình cấp đất sản

xuât.

Trang 31

d) Các công cụ sử dung trong nghiên cứu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

Viết báo cáo đề tài bằng phần mềm Word.

3.2.3 Phương pháp phân tích

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau:

a) Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp khá thông dụng, là cách thức thu thập các thông tin số liệu

để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến tình

hình hiện tại của nông hộ.

Phương pháp thống kê mô tá phân tích, đánh giá, tình hình hoạt động sản xuất

trồng trọt và chăn nuôi Trong phần mô tả tác giả đùng một số chỉ tiêu như: số tuyệt

đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn và ước lượng khoảng tin cậy cho các

tiêu chí nghiên cứu nhằm giải quyết vẫn dé cơ bản của ngành và hộ nông dân

b) Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử là thu thập có hệ thống và đánh giá khách quancác số liệu của những hiện tượng xảy ra trước đó, nhằm mục đích kiểm tra giả thiết

liên quan đến các nguyên nhân, có ảnh hưởng hay tác động đến xu hướng phát triểncủa sự vật, hiện tượng trong quá khứ, làm cơ sở vững chắc cho việc dự báo xu hướng

trong tương lai.

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của hộ nông

dân trước khi cấp đất sản xuất

c) Phương pháp phân tích chi phí và thu nhập của hộ nông dan

Để đánh giá sự khác biệt về thu nhập giữa nhóm hộ trước cấp đất sản xuất vàsau cấp đất đồng thời việc cấp đất có tác động đến việc gia tăng thu nhập của hộ nông

dan, tác gia sử dụng phương pháp phân tích chi phí va thu nhập của hộ nông dân và so

sánh giữa hai nhóm hộ.

Phương pháp này nhằm phân tích kết quả — hiệu quả sản xuất ở cấp hộ, xem đó

là chỉ tiêu định lượng tác động của việc cấp đất sản xuất

21

Trang 32

Các khoản chỉ phí bao gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn, công chămsóc Tổng chi phí được tính gồm chỉ phí mua (thuê ngoài) và cả phần giá trị của lao

động gia đình và các chi phí vật chất khác của hộ nông dan được sử dụng trong quátrình sản xuất

Chi phí lao động gia đình và vần công được tinh bằng giá lao động tại thị

trường địa phương.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích

Thu nhập của hộ nông dân và cách tinh thu nhập của hộ nông dân

a) Thu nhập của hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp vàphát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông

thôn chủ yếu được thực hiện qua hoạt động của hộ nông dân.

Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà

hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản

xuất mở rộng nếu có Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sảnxuất kinh doanh mà hộ thực hiện Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 3 loại:

Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động trong sản xuất nông

nghiệp như trồng trọt (lúa, mau,rau ), từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm ) và nuôi trồng

thủy hải sản (tôm, cua, cá )

Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghềcông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vậtliệu xây dựng ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động

thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom

Thu nhập khác: đỏ là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm

công ăn lương từ các nguôn trợ cấp xã hội và sản xuất

b) Cách tính thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập: để đánh giá kết quả một cách day đủ ta phải sử dung chỉ tiêu lợi

nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thẻ chính xác vì lao động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chép trong các nông hộ không

Trang 33

chỉ tiết Trong chừng mực nhất định chúng ta sử dụng thu nhập là tổng doanh thu trừ

đi chỉ phí bằng tiền

Thu nhập của hộ trong năm = thu nhập từ nông nghiệp (rong năm + thu nhập

phi nông nghiệp trong năm + thu nhập khác.

Tông sô nhân khâu

Ý nghĩa: chỉ tiêu thu nhập của hộ dân là tổng các nguồn thu của từng người

trong cùng một hộ, tir tổng các nguồn thu đó chia cho tổng số người trong hộ ta được

thu nhập bình quân hộ, từ đó ta có thể biết bao nhiêu hộ vượt trên ngưỡng nghèo và

bao nhiêu hộ dưới ngưỡng nghèo.

Chỉ tiêu của hệ nông dân

Chỉ tiêu = tổng các nguồn chỉ tiêu của hộ (ăn uống, giáo dục, y tế, các điều kiện

sinh hoạt khác)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu thể hiện các khoản dành cho cuộc sống của họ nhiều hay ít.Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất như sau:

Kết quả sản xuất là một khái niệm dung để chỉ kết quả thu được sau những đầu

tư về vật chất, lao động cũng như tỉnh thần vào hoạt động sản xuất kinh doanh Kếtquả sản xuất cho thấy khái quát được tình hình chỉ phí, giá trị sản lượng, cũng như lợi

nhuận, thu nhập sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Tổng giá trị sản lượng: tổng giá trị sản lượng làm ra trong vụ, xác định bằng

tổng các tích số giữa số lượng sản phẩm (kế cả số lượng sản phẩm dùng tiêu thụ cho

gia đình) và giá của từng loại sản phẩm

Tổng doanh thu: tổng giá trị thu được trong một vụ, xác định bằng tổng giá trịsản lượng làm ra và giá trị sản phẩm phụ trong 1 vụ

Doanh thu = sản lượng * giá bán

23

Trang 34

Chi phí vật chất: trong sản xuất nông nghiệp thì chi phí vật chất gồm chi phí

giống, thuốc trừ sâu, chi phí các dụng cụ lao động, chi phí máy móc thiết bị hỗ trợ phục vụ sản xuất.

Chỉ phí lao động: là chỉ phí mà người sản xuất bỏ ra để trả công cho người lao

động Chi phí lao động có 2 hình thức: lao động nhà và lao động thuê mướn.

Lợi nhuận: phần giá trị thu được sau khi trừ đi các khoản chỉ phí bao gdm cá

phan chi phí quy đổi của lao động và yếu tố đầu vào sẵn có của hộ

Lợi nhuận = tổng doanh thu - tông chỉ phí

Trang 35

CHƯƠNG 4

KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về chương trình cấp đất sản xuất

4.1.1 Giới thiệu chung về chương trình cấp đất sản xuất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Đât đai là tư liệu sản

xuất cơ bản trong nông - lâm - nghiệp Bốn vấn đề thời sự đang được đặt ra trong sử

dụng đất nông nghiệp hiện nay: Một là, vấn đề khắc phục tinh trạng phân tán, manh

mun trong việc sử dụng đất dai giữa các hộ nông dân trong vùng Hai là, năm quyền sử

dụng ruộng đất phải được cụ thể hoá cho phù hợp với yêu cầu của CNH, HDH nông

nghiệp nông thôn Ba là, giải quyết tình trạng không có đất sản xuất đang có xu hướng

tăng lên và thúc day mở mang các trang trại sản xuất hàng hoá lớn ở các vùng nôngthôn trên cơ sở tích tụ ruộng đất Bốn là, các hộ nông dân thoát ra khỏi tình trạng sản

xuất tiểu nông, thực hiện đa dạng hoá sản xuất kinh doanh nông nghiệp và phát triển

kinh tế nông thôn, phân công lại lao động nông thôn, giải quyết du thừa lao động (PGS.TS Chu Hữu Quý, Kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam).

Tình trạng ĐBDTTS vẫn còn lối sống du canh du cư, phát nương làm rẫy, sống rất tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn Khi mưa thuận gió hoà, nông dân còn có cái ăn,cái mặc Khi mat mùa thiên tai, người đói trước là nông dân Lao động dư thừa ở đâunhiều nhất: nông nghiệp, thu nhập ở đâu thấp nhất: nông thôn Ai có cuộc sống bap

bénh nhat: nông dân Tat ca những điều này cho thấy cái vòng luấn quân của nghèo

thể nói miền núi giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều

quốc gia Trên thế giới, miền núi có một tỷ lệ lớn người nghèo (767 triệu người) và đa

số sinh sống ở các nước chậm phát triển Đối với nước ta, khu vực miền núi đã đạt

được những thành tựu quan trọng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống. vật chấttinh than Song miễn núi Việt Nam đang đứng trước HHữNg thách thức to lớn do sức

Trang 36

ép về tài nguyên không được khai thác và sử dụng hợp lý, thời tiết diễn biến khôngthuận lợi làm cho tài nguyên rừng, nước, đất bị suy kiệt nhanh, khoảng cách giàu

nghèo giữa miền núi và miền xuôi cũng như các vùng thuộc miễn núi đang có xu

hướng rộng thêm Việc phát huy khả năng hội nhập của miễn núi, xóa đói giảm nghèo

(XDGN) nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dan tộc thiểu số (DTTS) là

vấn đề cần phải làm hiện nay.

Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc biệt quan tâm

đến đời sống của ĐBDTTS và Nghị quyết 04 của tỉnh Bình Thuận đã ra đời đó là: xây

dựng phát triển toàn diện dan sinh kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS Nghị quyết 04 ra

cấp đất sản xuất cho ĐBDTTS Chương trình này đã đánh dấu một bước ngoặt trongsản xuất cũng như đời sống của người dân được cải thiện Cơ cấu cây trồng thay đốitheo hướng tiến bộ, giảm bớt tình trạng du canh du cư vì người dân đã có đất sản xuất,

đã ốn định chỗ ở Chương trình cấp đất sản xuất đã ra đời và bước đầu giải quyết van

đề nay

Nghị quyết 04 ra đời va thực hiện ở nhiều huyện và cũng đã đạt được những thành công nhất định Chương trình cấp đất sản xuất đã thực hiện ở huyện Tuy Phong

võngã Phong Phú là một trong những xã thực hiện Nghị quyết 04 Đây là một việc làm

hết sức thiết thực, đem lại lợi ích to lớn, thiết thực tạo điều kiện cho ĐBDTTS có đất

sản xuất, sản phẩm được phong phú da dang.

Chương trình CDSX là một trong những giải pháp kinh tế - xã hội tổng hợp.

Các chính sách hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, cấp đất cho ĐBDTTS, mớ rộng tín dụng ưu đãi, chăm sóc y tế miễn phí, đầu tư cơ sở hạ tầng, trợ giá cho ĐBDTTS,

hướng dẫn đồng bào cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư là những nỗ lực lớn rất

đáng được ghi nhận trong sự nghiệp XĐGN, phát triển kinh tế - xã hội ở miễn núi

trong những năm qua.

4.1.2 Mục tiêu của chương trình

Chương trình cấp đất sản xuất đảm bảo cho nhân dân trong xã đủ đất để sản

xuất, tạo ra nhiều hàng hoá, ôn định đời sống kinh tế, xoá bỏ tập quán làm ăn tự cung

Ngày đăng: 19/12/2024, 21:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN