3.1. Nội dung nghiên ciru
3.1.1. Tài nguyên đất đai, đất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp a) Đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, là tư liệu sản xuất cơ bản
trong nông lâm nghiệp.
Dat đai là một điện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đất chứa đựng tất cả các đặc trưng của sinh khí quyền ngay bên trên và bên dudi của lớp đất mặt. Lớp đất mặt bao gồm khí hậu gần mặt đất và đạng địa hình nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm lay...) lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu định cư của con người và những kết quả tự nhiên của những hoạt động con người trong thời gian qua và hiện tại (cấu trúc hệ thống trữ nước, thoát nước,
đường xá, nhà cửa...)
Tầm quan trọng của tài nguyên dat đai
Dat dai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được đối với các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống. Đồng thời đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đầu tiên và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên môi trường và là nguồn tài
nguyên xã hội hay con người.
Đất đai là nền tảng cho hệ thống trợ giúp sự sống thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm.
Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật.
Đất dai là nguồn hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xa mặt trời (chức năng điều hòa khí hậu)
Đất đai là nơi chứa các vật liệu và vật khoáng thô cho việc sử dụng của con người (chức năng tồn trữ).
Đất đai có khả năng chấp nhận lọc đệm và chuyền đổi những thành phan nguy hại (chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm).
Đất đai còn là nơi chứa đựng bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của con
TEƯỜI.
Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người.
Tuy nhiên với những chức năng quan trọng như vậy, nguồn tài nguyên đất đai hiện nay đang dần cạn kiệt đặc biệt là bởi sự suy thoái đất đai và trầm trọng hơn là những nơi sử dụng đất không quy hoạch, không có những tổ chức hay những lý do khác về pháp chế hay tài chính dẫn đến đời sống của con người ngày càng xấu đi.
b) Khái niệm đất nông nghiệp
Như trên đã nói đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bổ dân cư. Như vậy đất đai được dùng hầu hết vào các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống.
Với ý nghĩa đó đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Trong nông nghiệp đặc biệt là trong ngành trồng trọt, đất đai có vị trí hết sức quan trọng. Ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động như ở các ngành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của
cải vật chât cho xã hội.
c) Quỹ đất nông nghiệp
Quỹ đât nông nghiệp là một bộ phận của quỹ đât quôc gia, địa phương hay đơn
vị kinh doanh nông nghiệp, bao gồm tổng thể diện tích dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp có sự biến động là do sự vận động của đất đai theo
17
hướng chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác hay từ đất khác chuyên về đất
nồng nghiệp.
Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa nằm trong quỹ đất chưa sử dụng. Vì vậy, Nhà nước cần phải đầu tư lớn về sức người và sức của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Nhà nước can phải tính toán kỹ dé đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả.
Vai trò của đất đai đối với nông hộ nhỏ
Dat đai luôn là vấn dé sống còn của bất kỳ một nông hộ lớn hay nhỏ. Sở hữu ruộng đất là quan trọng nhưng đối với các nông hộ nhỏ khả năng tiếp cận được ruộng dat và vấn dé an toàn của ruộng đất mà hộ đang khai thác lại quan trọng hơn nhiều.
Ngoài những yếu tố thị trường và các yếu tô nông hộ kể ra trên đây, 2 vấn dé này xác định thái độ của nông hộ đối với việc đầu tư và phát triển. Trong điều kiện mất an toàn
ruộng đất nông dân sẽ không đầu tư và sẽ áp dụng kỹ thuật quảng canh. Nông hộ nhỏ thường ít điều kiện để mua ruộng đất mà chủ yếu là thừa kế hay mượn đổi, lĩnh canh, hay do Nhà nước cấp. Bởi vậy, nông hộ nhỏ ít quan tâm hơn đến sở hữu. Ruộng đất không an toàn là những ruộng đất khi tiến hành canh tác người nông dân có nguy cơ không thu lợi được trên mảnh đất mà họ đang canh tác. Như vậy nguyên nhân mắt an
toàn ruộng đất có thể đến từ những rủi ro do thiên nhiên, đặc điểm của mảnh ruộng đó đem lại, từ sự không nhất quán về chính sách ruộng đất hay rủi ro về hợp đồng thuê mướn, kha năng bị chiếm đoạt bởi các thé lực xã hội khác nhau.
3.1.2. Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số
Đồng bào dân tộc thiểu số được xác định là những người có quốc tịch va sinh sống tại Việt Nam song không có cùng ngôn ngữ và các đặc thù văn hoá khác với dân
tộc Kinh. Các dân tộc thiểu số thường được coi là một nhóm đồng nhất, nhưng trong
thực tế 53 nhóm dân tộc thiểu số có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách làm nông nghiệp, quan hệ gốc rễ, lối sống và tín ngưỡng. Trong số 54 dân tộc thì dân tộc Kinh chiếm tới 86% dân số, các nhóm dân tộc thiểu số chiếm 14%. Đó là một tỷ phan dan số đáng kể, nếu biết rằng với 10 triệu người thì dân số các dân tộc thiểu số của Việt Nam đã lớn hơn dan số của Lào.(Phan Hùng Bạch Ngọc Trâm, 2005).
3.1.3. Cấp đất sản xuất
Diện tích rừng Việt Nam đã giảm tram trong trong các thập niên qua từ 45%
diện tích của cả nước năm 1943 xuống còn 28% năm 1991, trong đó chỉ có 10% là
rừng nguyên sinh (Võ Quý,1998). Do tình trạng phá rừng này, diện tích rừng tự nhiên
giảm liên tục trong suốt 25 năm qua với mức 350.000 ha mỗi năm.
Trước tình hình đó, Chính phủ nhận thức được rang canh tác nương ray là tập quán lạc hậu và không phù hợp. Canh tác nương rẫy sẽ là vô ích, nếu nương ray sau một thời gian bỏ hoang dé cho dat phục hồi và rừng tái sinh lại bị khai phá cho chu kỳ canh tác mới.Nhà nước muốn bảo vệ và tạo điều kiện cho rừng được tái sinh và phát triển cần phải hạn chế canh tác nương rẫy hay thay thế chúng bằng các hình thức khai thác bền vững hơn (Đặng Nghiêm Vạn,1991). Cấp đất sản xuất cho đồng bào là hình thức xác nhận quyền sé hữu về đất cho đồng bào. Vì thế, cấp đất sản xuất cho đồng bào là tài sản của họ. Như vậy, chương trình này đã gan người dân với trách nhiệm phải bảo vệ chủ quyên và khai thác có hiệu quả trên mảnh đất của mình. Bên cạnh việc xác định quyền sở hữu của mình, đồng bào sẽ yên tâm và đầu tư thâm canh cao hơn, nhiều hơn để hạn chế nạn phá rừng và canh tác trên đất rừng một cách bừa bãi. Như vậy, nguồn tài nguyên rừng sẽ được bảo vệ và dan dan sẽ được phục hồi.
Thông qua việc cấp đất sản xuất cho đồng bào, Nhà nước hy vọng tới việc định canh định cư hay nói cách khác Nhà nước hy vọng các hộ vẫn còn du cư sẽ chấm đứt được tập quán phát nương làm rẫy và khuyến khích người dân đến các hệ thống canh
tác cô định.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện một số phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích chi phi và thu nhập
của hộ nông dân. Phương pháp thực hiện nghiên cứu có liên quan đến các chỉ tiêu để chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, thu thập, phân tích và xử lý số liệu được
trình bày sau đây:
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Xã Phong Phú được lựa chọn dựa trên đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa
19
phương.
Xã Phong Phú là một trong những xã thực hiện chương trình cấp đất sản xuất và đã đi vào sản xuất ổn định. Đây là xã có chương trình cấp đất bước đầu thực hiện khả quan, thông qua đó biết được đời sống của người dân thay đổi như thế nào sau cấp đất.
3.2.2. Thu thập số liệu
a) Thu thập số liện thứ cấp
Các tài liệu, số liệu thứ cấp, các thông tin tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp, kinh tế — xã hội có liên quan đến nội dung nghiên cứu được tác giả thu thập tại Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã Phong Phú và các Phòng Ban của huyện như: Phòng Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dữ liệu thu thập được bao gồm các thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp của những hộ nông dân tại xã Phong Phú, các thông tin về hiện trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2006.
Các tài liệu, số liệu của những nghiên cứu có liên quan đến nội dung dé tài được thu thập tại các thư viện trường, sách báo, tạp chí, và hệ thông internet.
b) Thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn 30 hộ trên địa bàn nghiên cứu, xã có thực hiện chương trình cấp đất sắn xuất. Do vậy, việc xác định số hộ điều tra được thực hiện theo các chỉ tiêu: thu
nhập, văn hóa, giáo dục...
c) Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dung nhằm mục đích thu thập những thông tin đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu. Nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin sau:
Thông tin cơ bản về hộ điều tra (nhân khẩu, điều kiện sinh hoạt, đất đai...)
Thông tin về hoạt động sản xuất của hộ bao gồm các thông tin về đầu vào, đầu ra cua các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê.
Những thông tin về nhận thức của người dân đối với chương trình cấp đất sản
xuât.
d) Các công cụ sử dung trong nghiên cứu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Viết báo cáo đề tài bằng phần mềm Word.
3.2.3. Phương pháp phân tích
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau:
a) Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp khá thông dụng, là cách thức thu thập các thông tin số liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến tình
hình hiện tại của nông hộ.
Phương pháp thống kê mô tá phân tích, đánh giá, tình hình hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Trong phần mô tả tác giả đùng một số chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn và ước lượng khoảng tin cậy cho các tiêu chí nghiên cứu nhằm giải quyết vẫn dé cơ bản của ngành và hộ nông dân.
b) Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là thu thập có hệ thống và đánh giá khách quan các số liệu của những hiện tượng xảy ra trước đó, nhằm mục đích kiểm tra giả thiết liên quan đến các nguyên nhân, có ảnh hưởng hay tác động đến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, làm cơ sở vững chắc cho việc dự báo xu hướng
trong tương lai.
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của hộ nông dân trước khi cấp đất sản xuất.
c) Phương pháp phân tích chi phí và thu nhập của hộ nông dan
Để đánh giá sự khác biệt về thu nhập giữa nhóm hộ trước cấp đất sản xuất và sau cấp đất đồng thời việc cấp đất có tác động đến việc gia tăng thu nhập của hộ nông
dan, tác gia sử dụng phương pháp phân tích chi phí va thu nhập của hộ nông dân và so sánh giữa hai nhóm hộ.
Phương pháp này nhằm phân tích kết quả — hiệu quả sản xuất ở cấp hộ, xem đó là chỉ tiêu định lượng tác động của việc cấp đất sản xuất.
21
Các khoản chỉ phí bao gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn, công chăm sóc.... Tổng chi phí được tính gồm chỉ phí mua (thuê ngoài) và cả phần giá trị của lao động gia đình và các chi phí vật chất khác của hộ nông dan được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Chi phí lao động gia đình và vần công được tinh bằng giá lao động tại thị trường địa phương.
Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích
Thu nhập của hộ nông dân và cách tinh thu nhập của hộ nông dân a) Thu nhập của hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua hoạt động của hộ nông dân.
Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 3 loại:
Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp như trồng trọt (lúa, mau,rau...), từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm...) và nuôi trồng
thủy hải sản (tôm, cua, cá...)
Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật
liệu xây dựng... ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom...
Thu nhập khác: đỏ là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn lương từ các nguôn trợ cấp xã hội và sản xuất...
b) Cách tính thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập: để đánh giá kết quả một cách day đủ ta phải sử dung chỉ tiêu lợi nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thẻ chính xác vì lao động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chép trong các nông hộ không
chỉ tiết. Trong chừng mực nhất định chúng ta sử dụng thu nhập là tổng doanh thu trừ đi chỉ phí bằng tiền.
Thu nhập của hộ trong năm = thu nhập từ nông nghiệp (rong năm + thu nhập phi nông nghiệp trong năm + thu nhập khác.
Tổng thu nhập của các hộ
Thu nhập bình quân/hộ/năm = `
Tông sô hộ
Thu nhập của các hộ dân điều tra
Thu nhập bình quân/người/năm =
Tông sô nhân khâu
Ý nghĩa: chỉ tiêu thu nhập của hộ dân là tổng các nguồn thu của từng người trong cùng một hộ, tir tổng các nguồn thu đó chia cho tổng số người trong hộ ta được thu nhập bình quân hộ, từ đó ta có thể biết bao nhiêu hộ vượt trên ngưỡng nghèo và
bao nhiêu hộ dưới ngưỡng nghèo.
Chỉ tiêu của hệ nông dân
Chỉ tiêu = tổng các nguồn chỉ tiêu của hộ (ăn uống, giáo dục, y tế, các điều kiện
sinh hoạt khác)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu thể hiện các khoản dành cho cuộc sống của họ nhiều hay ít.
Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất như sau:
Kết quả sản xuất là một khái niệm dung để chỉ kết quả thu được sau những đầu tư về vật chất, lao động cũng như tỉnh thần vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất cho thấy khái quát được tình hình chỉ phí, giá trị sản lượng, cũng như lợi nhuận, thu nhập sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Tổng giá trị sản lượng: tổng giá trị sản lượng làm ra trong vụ, xác định bằng tổng các tích số giữa số lượng sản phẩm (kế cả số lượng sản phẩm dùng tiêu thụ cho gia đình) và giá của từng loại sản phẩm.
Tổng doanh thu: tổng giá trị thu được trong một vụ, xác định bằng tổng giá trị sản lượng làm ra và giá trị sản phẩm phụ trong 1 vụ.
Doanh thu = sản lượng * giá bán
23