5.1. Kết luận
Chủ trương thực hiện chương trình cấp đất sản xuất tại xã Phong Phú là rất cần thiết và kịp thời cho nông dân sản xuất nông nghiệp tại đây. Chương trình có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa bắt đầu hình thành tại địa phương.
Chương trình cấp đất sản xuất đã thực hiện tại xã Phong Phú bước đầu thu được kết qua khả quan:
Công việc tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng thích nghi cây trồng để giao đất cho nông dân sản xuất là công việc hết sức quan trọng và không đơn giản. Nhưng với quyết tâm tập trung chỉ đạo đến nay cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu theo tinh thần Nghị quyết 04 là bình quân mỗi h6/1ha, diện tích đất được giao đến nay cơ bản đồng bào đã sản xuất ổn định, bước đầu mang lại hiệu quả.
Cấp đất sản xuất cho đồng bào cũng tức là giúp cho đồng bào có đất để sản xuất én định, giảm dần tình trạng du canh du cư, phát nương làm rẫy. Công tác khuyến nông tại đây cũng được quan tâm đặc biệt là mở các lớp tập huấn thường xuyên cho đồng bào tham gia để phổ biến các mô hình cụ thé như trồng bông vải, mô hình trồng cỏ nuôi bò...áp dụng vào sản xuất và đời sống, góp phần thay đổi tập quán canh tác
cũ, lạc hậu trước đây.
Đời sống tinh thần của đồng bào cũng được nâng cao, các hoạt động văn hóa,
văn nghệ tại địa phương được quan tâm chú ý, nhà văn hóa, đài phát thanh mới đưa
vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả. Hệ thống điện, nước, hoc tập của con em cũng
được Nhà nước và đồng bảo quan tâm.
Tuy nhiên do điều kiện khách quan, chủ quan nên diện tích giao đất cho đồng
U
qua ở xã gặp phải han hán kéo dài nên gây không ít khó khăn cho quá trình sản xuất.
Đặc biệt ở xã chưa có hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới.
5.2. Đề nghị
Chương trình cấp đất sản xuất cần được lồng ghép vào một chiến lược phát triển nông thôn khái quát hơn. Cấp đất sản xuất không chỉ giới hạn trong việc cấp đất, mà còn hướng dẫn các hộ gia đình được cấp đất đi vào một quỹ đạo phát triển bền vững. Cần phải có sự hướng dẫn của cán bộ địa phương, cán bộ các ban ngành của huyện để tạo ra tiền đề vững chắc về đào tạo và xây dựng năng lực, cũng như thực hiện những khoản đầu tư bổ sung để biến đất đai thành nguồn lực có hiệu suất cao.
Việc thiết kế chương trình cấp đất sản xuất phải dya trên những quy tắc minh bạch, rõ ràng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, tạo động lực để tối đa hóa những thành quả thu được về năng suất, tránh tinh trạng cấp đất sản xuất cho đồng bào ở những khu vực không sản xuất được.
Cấp đất sản xuất cho đồng bào chủ yếu là ở miền núi. Đại bộ phận dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào tái định cư đi xây dựng vùng kinh tế mới, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tỉnh, huyện cần có các chính sách ưu tiên đặc biệt
cho vùng này, ngoài việc cấp đất bên cạnh đó cũng nên quan tâm đến đời sống tỉnh
thần, các lễ hội truyền thống của đồng bào...
Đối với ruộng đất đã canh tác én định, cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất để người dân yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài.
Các vùng đất khai hoang mới cần miễn giảm thuế nông nghiệp trong 3 năm đối với cây ngắn ngày và 6-7 năm cho cây trồng lâu năm khác.
Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra việc công ty Minh Hà làm đường giao thông và mương thoát nước trong các lô đã cấp đất sản xuất cho đồng bào, cần phải có hồ sơ thiết kế và được cấp thâm quyền cho phép. Điều nay đã dẫn đến các hộ có đất nhưng không sản xuất được.
Tỉnh cần quan tâm đầu tư nguồn vốn để xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất tại các khu vực cấp đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào
có nguôn nước tưới chủ động trong sản xuât, nguôn nước sử dụng quanh năm, không 51
còn trông chờ vào nước trời nữa.
Đối với những hộ có đất sản xuất có lẫn sỏi đá không sản xuất được, đề nghị rà soát lại quỹ đất của địa phương và cấp lại đất cho những hộ này để họ đi vào san xuất én định.
Hầu hết đồng bào còn nghèo, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất ngay cả việc mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống, các vật tư khác. Nhà nước nên sử dụng nguồn vốn xóa đói giám nghèo, vốn định canh định cư, xây dựng kinh tế mới... trong vòng 5-7 năm đầu sản xuất. Bên cạnh hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 1,5 triệu đồng/hộ để họ đầu tư xây dựng cơ bán (khai hoang, xây dựng đồng ruộng), cần kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, tránh tình trạng đồng bào nhận tiền mà không đi vào sản xuất.
Ngoài việc trồng bông vải được Nhà nước trợ giá 50% tiền giống, sản phẩm được công ty bao tiêu. Đầu ra cơ bản được ổn định. Cần phải có sự hướng dẫn hay tăng cường cán bộ khuyến nông xuống địa bàn tổ chức tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết cho nông dân, giúp năng suất được tăng lên.
Chương trình cấp đất sản xuất cơ bản đã thành công trong việc hạn chế canh tác nương rẫy và du cư. Nhưng việc trồng cây bông vải vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân địa phương. Trong nỗ lực để nuôi sống gia đình mình, người dân thử thời vận với các khả năng mới, từ đi cư cho đến thử nghiệm bat cứ kỹ thuật canh tác mới nào tỏ ra khả quan. Do vậy chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành
cũng nên quan tâm đên vân đê này.